Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Vật lý 7 bài 18: Hai loại điện tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.03 KB, 3 trang )

SOẠN GIÁO ÁN BÀI

Mục tiêu
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu
được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các
êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử
trung hòa về điện.
I.
Chuẩn bị
3 mảnh nilon, 2 thanh nhựa sẫm màu, 1 thanh thuỷ tinh, 1 bút chì vỏ gỗ, 1 mảnh
len, 1 trục quay có mũi nhọn, 1 kẹp giấy, 1 mảnh lụa.
II.
Phương pháp dạy – học
Phương pháp thực nghiệm
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
?1: Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách nào? Lấy VD?
?2: Vật nhiễm điện có những đặc điểm gì?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS nghiên cứu
TN1, cho biết các dụng cụ để
tiến hành thí nghiệm? Các
bước tiến hành thí nghiệm?
Quan sát gì?
- Phát dụng cụ thí nghiệm và
hướng dẫn HS làm TN.
- Yêu cầu đại diện các nhóm


Hoạt động của HS
- Nghiên cứu thí
nghiệm 1.

Nội dung kiến thức

I. Hai loại điện tích
Nhận xét 1: Hai vật giống
nhau, cùng chất liệu, cùng
được cọ xát như nhau nên
chúng nhiễm điện cùng loại
và khi đặt gần nhau thì
- Nhận dụng cụ và tiến
chúng đẩy nhau.
hành thí nghiệm.
- Đại diện nhóm báo Nhận xét 2: Hai vật mang
cáo kết quả.
điện tích khác loại nhau khi
- Hoàn thành nhận xét.


báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Yêu cầu HS làm việc cá
nhân hoàn thành nhận xét.
- Yêu cầu HS nghiên cứu
TN2.
- Phát dụng cụ thí nghiệm và
hướng dẫn HS làm TN.
- Yêu cầu đại diện các nhóm
báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Yêu cầu HS làm việc cá
nhân hoàn thành nhận xét.

- Nghiên cứu TN 2.

đặt gần nhau chúng sẽ hút
nhau.

- Nhận dụng cụ và tiến
hành thí nghiệm.
- Đại diện nhóm báo
cáo kết quả.
- Hoàn thành nhận xét.

Kết Luận: Có hai loại điện
tích. Các vật mang điện tích
cùng loại thì đẩy nhau, mang
điện tích khác loại thì hút
nhau.

- Rút ra kết luận.

Quy ước: Điện tích của
thanh thuỷ tinh khi cọ sát
vào lụa là điện tích dương( +
); điện tích của thanh lụa sẫm
màu khi cọ sát vào vải khô là
điện tích âm (-).

- Hướng dẫn học sinh rút ra

kết luận từ hai thí nghiệm
trên.
- Trình bày quy ước về dấu.
Đặt vấn đề:Các vật nhiễm
điện là các vật mang điện
tích. Vậy những điện tích này
do đâu mà có?
- Yêu cầu HS quan sát hình
vẽ 18.4 và đọc SGK & trình
bày sơ lược về cấu tạo
nguyên tử.
- Gọi học sinh trình bày, bổ
sung và thống nhất kết quả.
- Gọi HS nhắc lại sơ lược về
cấu tạo nguyên tử.

II. Sơ lược về cấu tạo
nguyên tử
- Ở tâm mỗi nguyên tử có
- Quan sát hình vẽ một hạt nhân mang điện tích
18.4 và đọc SGK, dương.
thảo
luận
theo
- Xung quanh hạt nhân có
nhóm.
các electron mang điện tích
âm chuyển động tạo thành
lớp vỏ của nguyên tử.
- Trình bày sơ lược - Tổng điện tích âm của

cấu tạo nguyên tử.
electron có trị số bằng điện
tích dương của hạt nhân.
- Electron có thể chuyển từ
nguyên tử này sang nguyên


tử khác, từ vật này sang vật
khác.
III. Vận dụng
C2: Trước khi cọ sát trong mỗi vật đều có điện tích âm và điện tích dương. Các điện
tích này tồn tại ở hạt nhân và electron.
C3. Trước khi cọ sát các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì khi đó chưa có sự thay đổi
về điện tích ( vật trung hoà về điện )
C4: Mảnh vải mất electron nên nhiễm điện dương.thước nhựa nhận thêm electron nên
nhiễm điện âm.
4. Củng cố
?1: Nêu dấu hiệu chứng tỏ có hai loại điện tích? Trình bày qui ước về dấu các loại
điện tích?
?2: Trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử? Dựa vào sơ lược cấu tạo nguyên tử, hãy
giải thích sự tạo thành điện tích âm, điện tích dương?
 Vật nhiễm điện dương khi nó bị mất đi electron ở lớp vỏ còn vật nhiễm điện
âm khi nó nhận thêm electron.
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập SBT & đọc phần "Có thể em chưa biết"
- Chuẩn bị bài 19.
IV. Rút kinh nghiệm




×