Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu hàm lượng Lipit, thành phần và hàm lượng các Axit béo có trong một số loại rong điển hình ở Việt Nam (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.29 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN BÁ HUY

NGHIÊN CỨU HÀM LƢỢNG LIPIT, THÀNH PHẦN VÀ HÀM
LƢỢNG CÁC AXIT BÉO CÓ TRONG MỘT SỐ LOẠI RONG ĐIỂN HÌNH
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

:

Chính quy

Chuyên ngành

:

Công nghệ Thực phẩm

Khoa

:

CNSH-CNTP

Khóa học

:



2013-2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CNSH – CNTP

NGUYỄN BÁ HUY
NGHIÊN CỨU HÀM LƢỢNG LIPIT, THÀNH PHẦN VÀ HÀM
LƢỢNG CÁC AXIT BÉO CÓ TRONG MỘT SỐ LOẠI RONG ĐIỂN HÌNH
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

:

Chính quy

Chuyên ngành

:

Công nghệ Thực phẩm

Khoa


:

CNSH-CNTP

Lớp

:

K45 – CNTP

Khóa học

:

2013-2017

Giáo viên hƣớng dẫn:

1. TS. Lê Tất Thành
Viện Hóa học các hợp chất Thiên

nhiên. Viện Hàm Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2. ThS. Đinh Thị Kim Hoa
Khoa CNSH-CNTP. Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguuyên
Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.
Phạm Quốc Long – Viện trƣởng Viện Hóa học các hợp chất Thiên nhiên đã tạo
điều kiện cho tôi đƣợc thực tập tại Viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Tất Thành – Phó viện trƣởng Viện Hóa học
các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn KS. Nguyễn Văn Tuyến Anh cùng các cán bộ
nhân viên phòng Hóa sinh hữu cơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn ThS. Đinh Thị Kim Hoa cùng các thầy cô giáo trong
khoa Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, cùng các thầy cô cán bộ trong
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình, những ngƣời đã
giúp đỡ, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt thời gian
qua.
Thái Nguyên, ngày 1 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Bá Huy


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm hình thái và cấu tạo của rong biển..............................................6
Bảng 2.2: Đặc điểm sinh sản của rong biển ................................................................7
Bảng 2.3: Tên gọi của một số axit béo thƣờng gặp nhất trong tự nhiên ...................18
Bảng 2.4: Các axit béo đa nối đôi trong tự nhiên phân bố theo họ cấu tạo ..............20
Bảng 3.1: Danh sách các mẫu rong nghiên cứu ........................................................23
Bảng 4.1: Hàm lƣợng nƣớc và tro tổng số ................................................................30

Bảng 4.2: Hàm lƣợng lipit tổng của các mẫu nghiên cứu .........................................31
Bảng 4.3: Bảng kết quả phân tích thành phần và hàm lƣợng các axit béo trong rong
biển ...................................................................................................................33
Bảng 4.4: Chỉ số n3/n6 ..............................................................................................35
Bảng 4.5: Chỉ số PUFA/SFA ....................................................................................36
Bảng 4.6: Hệ số đánh giá tiềm năng nguyên liệu......................................................37
Bảng 4.7: Thành phần các axit béo trong mẫu cá nục sau khi làm giàu bằng phƣơng
pháp kết tinh trong ure ......................................................................................39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh về rong biển .................................................................................3
Hình 2.2. Hình ảnh rong nâu .....................................................................................11
Hình 2.3. Hình ảnh rong đỏ .......................................................................................12
Hình 2.4. Hình ảnh rong lục ......................................................................................12
Hình 2.5: Cấu tạo phân tử lipit ..................................................................................16
Hình 2.6: Cấu tạo lipit trên cơ sở glyxerol ................................................................16
Hình 2.7: Cấu tạo lipit trên cơ sở sphingozin ...........................................................17
Hình 3.1: Máy sắc ký khí GC-MS...........................................................................25
Hình 3.2: Tủ sấy........................................................................................................26
Hình 3.3: Lò nung .....................................................................................................26
Hình 3.4: Máy siêu âm ..............................................................................................26
Hình 4.1: Phổ GC-MS của hỗn hợp axit béo đã đƣợc làm giàu bằng phƣơng pháp
kết tinh với ure ..................................................................................................39
Hình 4.2: Quá trình lọc màu lipit và Làm giàu các axit béo không no bằng phƣơng
pháp kết tinh ure ...............................................................................................40
Biểu đồ 1: Hàm lƣợng lipit tổng của các mẫu ..........................................................32
Biểu đồ 2: Hàm lƣợng các nhóm axit béo quan trọng ..............................................37



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. PUFA

Axit béo chƣa bão hòa

2. SFA

Axit béo no


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2
1.3. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..............................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..............................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3

2.1. Tổng quan về rong biển........................................................................................3
2.1.1. Định nghĩa rong biển .........................................................................................3
2.1.2. Sự phân bố .........................................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm hình thái của rong biển .....................................................................6
2.1.4. Vai trò của rong biển .........................................................................................7
2.1.5 Phân loại rong biển.............................................................................................9
2.1.6. Tình hình khai thác rong biển thế giới ............................................................13
2.1.7. Tình hình khai thác rong riển ở nƣớc ta và khả năng cung cấp cho sản xuất ...........14
2.2. Lipit và axit béo .................................................................................................15
2.2.1 Lipit và phân loại lipit ......................................................................................15
2.2.2. Axit béo và phân loại axit béo ........................................................................17
2.3. Lipit và các axit béo có chức năng sinh học .........................................................20
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........23
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................23
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25


vi

3.3. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất nghiên cứu ..........................................................25
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................26
3.4.1. Xác định hàm lƣợng nƣớc ...............................................................................26
3.4.2. Xác định hàm lƣợng tro ..................................................................................27
3.4.3. Xác định hàm lƣợng lipit tổng ........................................................................28
3.4.4. Xác định thành phần và hàm lƣợng các axit béo ............................................28
3.4.5. Làm giàu các axit béo không no tạo chế phẩm PUFAs phục vụ mục đích chăn
nuôi ...................................................................................................................29
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................30
4.1. Kết quả xác định hàm lƣợng nƣớc và tro tổng số của 10 mẫu rong biển ..........30
4.2. Kết quả xác định hàm lƣợng lipit tổng của 10 mẫu rong biển ...........................31

4.3. Kết quả nghiên cứu thành phần và hàm lƣợng các axit béo trong lipit có trong
10 mẫu rong biển ..............................................................................................32
4.4. Kết quả nghiên cứu làm giàu các axit béo đa nối đôi để sản xuất chế phẩm
PUFAs ..............................................................................................................37
PHẦN 5:KẾT LUẬN ................................................................................................41
5.1. Kết luận ..............................................................................................................41
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................43


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rong biển từ lâu đã quen thuộc với đời sống của con ngƣời và càng ngày
chúng càng đƣợc con ngƣời quan tâm để ứng dụng trong lĩnh vực đời sống. Hiện
nay, rong biển không chỉ sử dụng để làm thực phẩm mà chúng còn đƣợc sử dụng
vào nhiều ngành công nghiệp khác nhƣ mỹ phẩm, y tế,… Sản lƣợng rong biển hàng
năm trên thế giới hiện nay đạt khoảng hơn 4 triệu tấn tƣơi. Trong đó gần 80% sản
lƣợng này đƣợc sản xuất ở các nƣớc thuộc châu Á Thái Bình Dƣơng nhƣ Trung
Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippine, Malaysia...
Việt Nam có hệ động, thực vật rất phong phú, có nhiều nguồn gen quý hiếm
đặc trƣng cho vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những nguồn tài nguyên
phong phú chính là rong biển. Rong biển thuộc vào loại những tài nguyên có sản
lƣợng lớn và có vai trò quan trọng trong việc phát triển các nguồn lợi thủy hải sản.
Tuy nhiên, cho tới nay, việc sử dụng để chế biến các sản phẩm phục vụ cho đời
sống con ngƣời ở nƣớc ta vẫn còn hạn chế. Một số loài rong có giá trị kinh tế chỉ
đƣợc sơ chế rồi xuất khẩu thô sang các nƣớc trong khu vực, một số loài khác có sản
lƣợng lớn nhƣng chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu nên chỉ đƣợc sử dụng làm phân

bón, thức ăn gia súc, hay sản phẩm có giá trị kinh tế thấp. Một số rất ít các loài rong
đƣợc dùng để chế biến trực tiếp chiếm chƣa tới 0,3 % tổng sản lƣợng.
Với tổng số gần 1000 loài rong đƣợc tìm thấy ở vùng biển Việt Nam, rong
biển ngày càng trở thành một đối tƣợng kinh tế quan trọng tại các tỉnh ven biển
nƣớc ta. Với công nghệ khai thác hiện nay, rong biển có khả năng cung cấp nhiều
sản phẩm quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế nhƣ polysacarit, alginat,
agar, carrageenan,… trong đó lipit và các lớp chất của nó cũng ngày càng đƣợc
quan tâm bởi chúng có chứa nhiều axit béo có hoạt tính sinh học cao.
Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có trên 100 công trình khoa học công bố liên
quan tới rong biển, nhiều trong số đó đã cung cấp những thông tin thú vị về hàm
lƣợng lipit và các axit béo của rong biển. Một số khác đã công bố các công trình


2

ứng dụng và chế biến rong biển thành các dạng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ
sung hay dùng làm các loại dƣợc liệu phục vụ đời sống. Có thể nói việc nghiên cứu
rong biển vẫn đang là chủ đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, trong đó việc
nghiên cứu về lipit và axit béo của đối tƣợng này cũng thu hút đƣợc nhiều sự chú ý
của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc.
1.2. Mục tiêu đề tài
+ Phân tích hàm lƣợng nƣớc, hàm lƣợng tro tổng số trong một số đối tƣợng
rong biển điển hình ở Việt Nam
+ Đánh giá hàm lƣợng lipit
+ Phân tích thành phần và hàm lƣợng các axit béo
+ Định hƣớng tạo sản phẩm PUFA (axit béo chƣa bão hòa) có giá trị cao
1.3. Mục tiêu tổng quát
Phân tích đƣợc kết quả hàm lƣợng nƣớc và hàm lƣợng tro của 10 mẫu rong
biển cần nghiên cứu;
Phân tích đƣợc hàm lƣợng lipit, thành phần và hàm lƣợng axit béo có trong 10

mẫu rong cần nghiên cứu;
Nghiên cứu làm giàu axit béo đa nối đôi để sản xuất chế phẩm PUFA
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bổ sung cơ sở dữ liệu về thành phần và hoạt chất lipit và axit béo của một số
ngành rong biển ở Việt Nam.
Sàng lọc và lựa chọn đƣợc các đối tƣợng phù hợp cho quá trình nghiên cứu và
các quá trình sản xuất tiếp theo.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tìm ra đƣợc những nguồn nguyên liệu mới, dễ kiếm, rẻ tiền để làm làm sản
phẩm PUFA.
Tận thu nguồn nguyên liệu từ các nhà máy sản xuất agar, carrageenan để tận
dụng nguồn lipit rẻ tiền, dễ kiếm.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về rong biển
2.1.1. Định nghĩa rong biển
Rong - tảo (algae) là một trong số những sinh vật xuất hiện sớm nhất trên trái
đất, có loài đã xuất hiện hơn 3 tỷ năm. Rong-tảo là các thực vật dạng tản (Thallus),
cơ thể gồm một hay nhiều tế bào tập hợp lại. Rong biển phân bố ở vùng cửa sông,
các đầm nƣớc lợ, vùng triều hay các vùng biển sâu. Rong biển là các sinh vật tự
dƣỡng, có khả năng hấp thụ các chất dinh dƣỡng từ trong môi trƣờng thuỷ vực tạo
thành chất hữu cơ nuôi dƣỡng cơ thể, chúng có khả năng hô hấp hay quang hợp trên
toàn bộ bề mặt cơ thể. Quá trình phát sinh cũng không trải qua giai đoạn phôi mà
chỉ dừng ở hợp tử, hợp tử tách ra khỏi cơ thể mẹ và phát triển thành cơ thể mới [9].


Hình 2.1: Hình ảnh về rong biển
Địa bàn sinh trƣởng là nơi để rong sống hay để rong bám trong quá trình phát
triển ở một quần thể sống trong một tầng nƣớc nhất định đảm bảo ánh sáng và các
chất dinh dƣỡng [13].
Rong biển có hai hình thức sống là sống bám hay cài quấn. Rong sống bám
thƣờng có cơ quan bám, còn các rong cài quấn không có cơ quan bám, chúng sống
vùi mình hay cài quấn vào các vật bám. Cơ quan bám là một bộ phận của rong biển
dùng để bám vào vật bám.


4

Vật bám là một bộ phận của địa bàn sinh trƣởng, ví dụ: đá tảng, đá san hô, các
động vật khác, vỏ của động vật thân mềm…
Các rong biển phân bố ở vùng triều thƣờng có cơ quan bám vì ở đây sóng gió
nhiều, bắt buộc phải có vật bám để giữ cho chúng cố định trong quá trình sống.
Các rong biển sống ở vùng nƣớc lợ hay các vùng cửa sông không có cơ quan
bám hay cơ quan bám yếu ớt thì sống vùi mình hay cài quấn [14].
2.1.2. Sự phân bố
* Phân bố theo chiều ngang (Phân bố theo vị trí địa lý)
Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sự phân bố của rong biển theo chiều ngang,
ánh sáng ảnh hƣởng tới sự phân tầng theo chiều ngang tới các sinh vật, ở các vị trí
địa lý. Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phân bố các quần thể thực vật
(Humberman) [13].
Căn cứ vào mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự phân bố của rong biển, Sberkof và
Kjeman đã phân ra các khu hệ rong biển theo các bậc thang sau:
- 00C – 50C : Khu hệ rong hàn đới,
- 50C – 150C ( 100C ) : Khu hệ rong á hàn đới,
- 100C – 200C ( 150C ) : Khu hệ rong ôn đới,
- 150C – 250C ( 200C ) : Khu hệ rong á nhiệt đới,

- Trên 250C: Khu hệ rong nhiệt đới,
*Quy luật phân bố của rong biển theo vĩ độ (nhiệt độ):
- Thành phần loài giảm từ xích đạo cho đến vùng cực. Vùng nhiệt đới là cái
nôi của sự sống, nhiệt độ ở đây có ảnh hƣởng đến sự biến động thành phần loài rong
biển phân bố.
- Trọng lƣợng và kích thƣớc của loài tăng từ xích đạo đến vùng cực. Ở các
vùng lạnh, quá trình trao đổi chất xảy ra chậm, do đó tiêu hao năng lƣợng không
nhiều, đời sống của các loài rong kéo dài hơn, thêm vào đó lƣợng thức ăn đƣợc
cung cấp chủ yếu là ở tầng đáy lên tới tầng mặt, lƣợng dinh dƣỡng nhiều hơn nên
trọng lƣợng và kích thƣớc của chúng lớn hơn so với các loài rong phân bố ở vùng
nhiệt đới [15].


5

- Chu kỳ sinh sản kéo dài từ vùng xích đạo đến vùng cực.
- Có những loài phân bố rộng (loài rộng nhiệt) nhƣ Cladophora, nhƣng cũng
có những loài hẹp nhiệt chỉ phân bố trong một vùng nhiệt độ nhất định nhƣ ở vùng
nhiệt đới thì có Pandina, Colpomenia; vùng ôn đới có Laminaria, Undaria,
Porphyratenera; vùng hàn đới nhƣ Macrocystis.
Xác định đƣợc quy luật phân bố của rong biển, sẽ xác định đƣợc đặc tính thích
nghi của từng loài rong, từ đó có kế hoạch bảo vệ và khai thác nguồn rong biển hợp
lý. Bên cạnh đó, còn đề ra các biện pháp di giống thích hợp đảm bảo cho năng suất
cao trong nuôi trồng thuỷ sản [19].
*Phân bố theo chiều thẳng đứng (tuyến triều)
Ánh sáng là yếu tố quyết định sự phân bố của rong biển theo chiều thẳng
đứng. Theo Ivanop, ánh sáng tán xạ là ánh sáng có tác dụng lớn đối với sự quang
hợp của thực vật, Có từ 50 – 60% tia sáng tác dụng đến quang hợp [13].
Do những tia sáng có bƣớc sóng khác nhau nên nó xuyên suốt xuống vùng
triều khác nhau: ở các vùng cao triều là ánh sáng đỏ, vùng trung triều là ánh sáng da

cam, vàng, ở vùng hạ triều là ánh sáng xanh, tím.
Rong lục có chứa chlorophil a thích hợp với cƣờng độ ánh sáng mạnh, ngoài
ra còn có chứa Xantophin (sắc tố quang hợp), Carotene nên cũng có khả năng hấp
thụ ánh sáng màu đỏ. Cơ thể rong lục có màu xanh và phân bố ở vùng triều cao.
Rong nâu có chứa sắc tố Chlorophil a, b, ngoài ra còn có các sắc tố
Fucoxanthin nên thích hợp hấp thụ ánh sáng vàng, da cam [14].
Rong đỏ ngoài sắc tố Chlorophil a còn có sắc tố phụ Fucoerythrin và
Phicocyanin hấp thụ ánh sáng xanh, tím nên phân bố ở vùng hạ triều.
Theo Gaidukop, màu sắc của tảo ngoài do các sắc tố tạo ra thì những màu sắc
không đƣợc rong hấp thụ mà phản quang lại cũng chính là màu sắc của rong.
Cũng có thể thấy một số rong phân bố ngƣợc với quy luật, đó là do sự thích
ứng lâu đời của cơ thể môi trƣờng sống hoặc do trình tự sắp xếp của các sắc tố trong
cơ thể và tỉ lệ sắc tố khác nhau làm cho chúng có khả năng phân bố không theo quy


6

luật. Ví dụ nhƣ Caulerpa nếu theo quy luật sẽ phân bố ở vùng cao triều nhƣng lại
phân bố ở vùng trung triều vì có màu xanh [13].
Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học và Môi trƣờng thuộc Đại học Nha
Trang, trong 800 loại rong biển có ở Việt Nam thì rong đỏ Rhodophyta chiếm hơn 400
loại, rong lục Chlorophyta chiếm 180 loại và rong nâu hơn 140 loại và gần 100 loại
rong lam. Ngoài ra, còn có các loại nhƣ rong sụn, rong nho chiếm số lƣợng ít hơn,
Những loại rong này sống chủ yếu ở các tỉnh khu vực Nam Trung bộ nhƣ Ninh Thuận,
Bình Thuận vì nơi đây có những mô đá để rong bám vào trong quá trình sinh trƣởng,
đồng thời tính chất nƣớc biển ở đây đủ độ mặn cho cây rong phát triển.
2.1.3. Đặc điểm hình thái của rong biển
Bảng 2.1: Đặc điểm hình thái và cấu tạo của rong biển
Đặc điểm


Hinh dạng,
cấu tạo

Chlorophyta

Phaeophyta

Rhodophyta

Đơn bào, đa bào,

Đa bào,

- Đơn bào, đa bào,

-Dạng sợi 1 hàng tế bào,

-Dạng bản giả,

-Trụ tròn,

-Dạng sợi chia nhánh,

-Dạng bản thật,

-Trụ dẹp,

-Dạng bản,

-Dạng đai,


-Đai dẹp,

-Dạng ống

-Dạng phiến, sợi,

-Dạng phiến,

Chlorophil a, b
Sắc tố

Xanthophin
Caroten,

Thể sắc tố

Sản phẩm
đồng hóa

Dạng sao, đai, mạng lƣới,
dấu chân ngựa

Chlorophil a,b
Fucoxanthin

Cholorophil a,d
Phycocyanin
Phycoenrythrin


Dạng sao, cầu

Dạng đĩa, thấu kính,

Tinh bột tảo nâu

Tinh bột tảo đỏ

Tinh bột tảo lục
Lipit
Protein

Nguồn: Bài giảng sinh vật thủy sinh của Lê Tất Uyên Châu [2]


7

Bảng 2.2: Đặc điểm sinh sản của rong biển
Hình thức
Sinh

sản

Chlorophyta

dinh Đứt đoạn

dƣỡng

Bò lan


Sinh sản vô tính

Phaeophyta
Đứt đoạn

Rhodophyta
Đứt đoạn

Nảy chồi

Bào tử động, một Bào tử động, bào Bào tử bốn, bào tử
số hình thành bào tử bất động, bào tử đôi, bào tử đơn,
tử màng dày,

Sinh sản hữu tính

bốn,

bào tử kép,

Đẳng giao, dị giao Dị giao, noãn giao, Chu yếu noãn giao
một số ít noãn một số ít đẳng
giao,

giao,

Nguồn: Bài giảng sinh vật thủy sinh của Lê Tất Uyên Châu [2]
2.1.4. Vai trò của rong biển
*Đối với tự nhiên

Mặt lợi: Rong biển là bộ phận quan trọng cuả thế giới tự nhiên, vì nó chính là
tác nhân chính hấp thụ CO2 và thải O2trong các thuỷ vực, Trong một năm, lƣợng
chất hữu cơ đƣợc tổng hợp từ tảo biển là 13,5,1010 tấn, thực vật ở cạn tổng hợp
đƣợc 1,9,1010 tấn.
Rong biển hấp thụ chất dinh dƣỡng trên toàn bộ bề mặt cơ thể chúng, do đó nó
có khả năng làm sạch môi trƣờng thuỷ vực nơi nó sinh sống.
Rong biển không những là thức ăn cho các động vật thuỷ sinh mà còn là nơi
cƣ ngụ của rất nhiều sinh vật nhỏ khác. Rong biển phân bố ở các vùng thềm lục địa
sẽ giúp thềm lục địa không bị bào mòn, tàn phá bởi sóng gió.
Mặt hại: Trên đƣờng giao thông biển, sự phát triển mạnh mẽ của rong biển sẽ
cản trở sự lƣu thông của thuyền bè. Vào mùa tàn lụi rong biển, môi trƣờng dễ bị ô
nhiễm bởi một lƣợng lớn rong chết đi.


8

Một vài loài rong thuộc các chi nhƣ Ectocarpus, Chaetomorpha,
Polysiphonia, Ceranium có khả năng tiết độc tố (caulerpa toxifolia) gây chết các
sinh vật phân bố trong thuỷ vực.
Trong các quốc gia châu Âu, sự tăng của Sargassum muticum một loài rong
biển màu nâu, trên mặt nƣớc có thể gây cản trở giao thông thuyền và bơi lội, nó
cũng làm giảm thâm nhập ánh sáng cho hệ sinh thái phía dƣới nƣớc. Việc giảm ánh
sáng và không gian ở đáy biển có thể dẫn đến giảm địa hoá trong các loài bản địa
nhƣ Laminaria saccharina f, latifolia, Himanthalia elongate,…
*Trong thực phẩm: Từ rất lâu, con ngƣời đã sử dụng trực tiếp rong, tảo biển
làm thức ăn, rong đƣợc trộn với cơm và cá, dùng trong canh, gia vị hoặc dùng ăn
tƣơi nhƣ rau xà lách. Bữa ăn của ngƣời Nhật thƣờng ngày có đến 25% là rong biển,
ở Anh ngƣời ta bổ xung rong vào bánh mỳ và cũng đƣợc sử dụng nhƣ mứt ở Trung
quốc và Triều tiên. Hiện nay, sản phẩm thuỷ phân các loài rong biển đƣợc sử dụng
nhƣ thức ăn bổ dƣỡng cao cấp đƣợc ƣa chuộng nhiều ở các nƣớc Âu, Mỹ [17].

*Trong y dược: Rong biển là đối tƣợng có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính
sinh học cao nhƣ các sắc tố của hệ quang tổng hợp, các polysaccharid, lipit dự trữ,,,
có tiềm năng ứng dụng cao trong lĩnh vực y dƣợc. Các nhà khoa học trên thế giới đã
tìm ra nhiều hoạt chất từ rong biển có khả năng ứng dụng cao trong lĩnh vực này
điển hình nhƣ: Curacin-A chiết từ một loài rong tại bờ biển vùng Curacao, chất này
thể hiện hoạt tính chống ung thƣ vú cao hơn cả taxol chiết từ cây thông đỏ [19].
Chất fucan, một loại sulphat polysaccharid hay fucan sunphat hoá (fucoidan) chiết
từ rong Nâu, có khả năng ngăn ngừa di căn của ung thƣ, điều trị và hỗ trợ điều trị
một số bệnh nan y nhƣ ung thƣ, viêm loét dạ dầy, rối loạn đƣờng tiêu hoá, viêm
nhiễm; Phloroglucinnol có tác dụng trung hoà các gốc tự do làm giảm cơ chế hình
thành khối u,,,[19] Ngƣời ta còn sử dụng rong biển trong vấn đề khử độc, loại bỏ
các nguyên tố kim loại nặng độc hại hay các nguyên tố phóng xạ nhƣ strontium
khỏi cơ thể. Trong y học dân tộc, tuy không có một lịch sử lâu dài nhƣ các sinh vật
trên cạn nhƣng các sinh vật biển trong đó có rong biển ngày càng đƣợc sử dụng
rộng rãi. Ngƣời Nhật: sử dụng rong Digenea để trị giun sán (các loài rong này chứa


9

một lƣợng lớn axít kainic); dùng rong Laminaria để chữa bệnh cao huyết áp hay
phụ nữ Nhật sử dụng nhiều rong biển Kelp (Chlorella và Spirulina) trong bữa ăn để
phòng ngừa ung thƣ, tỷ lệ ung thƣ vú chỉ bằng 1/3 so với phụ nữ Mỹ, Y học Trung
Quốc sử dụng rong biển trong điều trị viêm hoặc sử dụng phối hợp với thuốc tân
dƣợc, đặc biệt trong điều trị u tuyến giáp, ngoài các loại thuốc tân dƣợc, đơn thuốc
bao giờ cũng sử dụng rong Laminaria và Sargassum.
2.1.5 Phân loại rong biển
Phân loại trên thế giới
Dựa vào thành phần cấu tạo, sắc tố, đặc điểm hình thái, sinh sản mà rong biển
đƣợc chia thành 9 ngành: Bài giảng sinh vật thủy sinh của Lê Tất Uyên
Châu[2]

1- Ngành Rong Lục (Chlorophyta)
2- Ngành Rong Trần (Englenophyta)
3-Ngành Rong Giáp (Pyrophyta)
4- Ngành Rong Khuê (Bacillareonphyta)
5- Ngành Rong Kim (Chrysophyta)
6- Ngành Rong Vàng (Xantophyta)
7- Ngành Rong Nâu (Phacophyta)
8- Ngành Rong Đỏ (Rhodophyta)
9- Ngành Rong Lam (Cyanophyta)
Các ngành rong chính phân bố ở vùng biển Việt Nam
Có ba ngành rong chính phân bố ở vùng biển Việt Nam
+ Rong biển đỏ (Rhodophyta)
+ Rong biển nâu (Phaeophyta)
+ Rong biển lục (Chlorophyta)
 Sự phân bố của ba ngành rong biển này trên thế giới
Xét về số lƣợng các loài rong, thì rong lục (Chlorophyta) trên thế giới chủ yếu
phân bố tập trung tại Philipin, tiếp theo là Hàn Quốc, kết là Indonesia, Nhật Bản và
ít hơn là Việt Nam với các loài Caulerpa racemosa, Ulva reticulata, Ulva lactuca.


10

Ngoài ra, rong lục còn phân bố rải rác ở các nƣớc bao gồm: Achentina, Bangladesh,
Canada, Chile, Pháp, Malaysia, Bồ Đào Nha…[13,2]
Rong đỏ (Rhodophyta) phân bố nhiều ở Việt Nam bao gồm một số loài nhƣ:
Betaphycus gelatinum, Calaglossa leprieurii, Gelidiella acerosa, Gigartina
intermedia, Gloiopeltis spp,, Gracilaria spp,,Gracilaria asisatica, Gracilaria
coronopifera, Gracilaria salicornia, Gracilaria tenuistipitata var,liui, Gracilaria
eucheumoides, Gracilaria firma, Gracilaria heteroclada, Hypnea muscoides,
Hypnea


valentiae,

Kappaphycus

cottonii,

Porphyra

crispata,

Porphyra

suborbiculata, Acanthophora spicifera [19], Sau đó cùng với số lƣợng loài tƣơng
đƣơng nhau ở Nhật Bản, Chile, Indonesia, Philippin, Canada, Hàn Quốc tiếp theo
sau là Thailan, Brazil, Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hawaii, Myanmar, Nam
Phi, ít hơn nữa là Anh, Bangladesh, Caribbe, Ireland, Peru, Tây Ban Nha,
Achentina, Ấn Độ, Italy, Malaysia, Mexico, New Zealand, Mỹ sau hết là rải rác có
mặt ở Iceland, Alaska, Kenya, Madagascar, Kiribati, Ai Cập, Israel, Ma rốc,
Namibia, Tanzania.
Rong biển nâu (Phaeophyta) phân bố nhiều nhất ở Nhật Bản, tiếp theo là
Canada, Việt Nam, Hàn Quốc, Alaska, Ireland, Mỹ, Pháp, Ấn Độ, tiếp theo là Chile,
Achentina, Brazil, Hawaii, Malaysia, Mexico, Myanmar, Bồ Đào Nha. Trong đóbộ
Fucales, đối tƣợng phổ biến và kinh tế nhất của rong nâu đại diện là họ
Sargassaceae với hai giống Sargassum và Turbinaria phân bố chủ yếu ở vùng cận
nhiệt đới [14].
 Đặc điểm của ba ngành rong chính phân bố ở vùng biển Việt Nam
* Rong biển nâu (Phaeophyta)
Đặc điểm: Rong nâu có khoảng 265 chi và 1,500 - 2,000 loài, rong nâu chủ
yếu sống ở biển. Từ những năm 1920, rong nâu đã đƣợc sử dụng làm nguyên liệu

tƣơi để sản xuất alginat. Những rong nâu đƣợc tập trung khai thác là Macrocytis,
Nereocystis, Laminaria và Ascophyllum. Lớp rong nâu khác biệt khá rõ với các lớp
còn lại của ngành Heterokontophyta do tất cả các loài rong nâu có cấu trúc đa bào


11

và hình dạng tản thay đổi từ dạng sợi có nhánh kích thƣớc hiển vi đến tản có kích
thƣớc lớn hàng mét. Chỉ tế bào sinh sản có roi và roi gắn phía bên tế bào [13,15],
Vách tế bào cấu tạo bởi một hệ thống vi sợi cellulose đƣợc làm vững chắc bởi
calcium alginat cùng với phần cơ chất nhầy không định hình. Lục lạp chứa
chlorophyll a, c1, c2, Sắc tố fucoxanthin lấn át chlorophyll làm cho tảo có màu nâu,
Sản phẩm quang hợp là chrysolaminarin [19].

Hình 2.2. Hình ảnh rong nâu
Đa số các loài rong nâu có cấu tạo đa bào, các loại đơn giản nhất có dạng
nhánh, thallus sợi (Trần Đình Toại, Châu Văn Minh, Tiềm năng biển Việt Nam,
NXB Khoa học & Kỹ thuật [14]).
*Rong biển đỏ (Rhodophyta)
Rong đỏ là những sinh vật quang tự dƣỡng thuộc ngành Rhodophyta. Phần lớn
các loài rong đều thuộc nhóm này. Các thành viên trong ngành có đặc điểm chung
là màu đỏ tƣơi hoặc tía. Màu sắc của chúng là do các hạt sắc tố phycobilin tạo
thành, Phycobilin là sắc tố đặc trƣng cho rong đỏ và vi khuẩn lam. Ngƣời ta cho
rằng lục lạp của rong đỏ có nguồn gốc từ vi khuẩn lam cộng sinh với tảo mà thành.
Hiện nay đã phân loại đƣợc gần 2500 loài, 400 chi phần lớn sống ở biển, chỉ
có một số ít sống ở nƣớc ngọt. Mặc dù rong đỏ có mặt ở tất cả các đại dƣơng nhƣng
chúng chỉ phổ biến ở các vùng biển ấm nhiệt đới nơi chúng có thể phân bố sâu hơn
bất kỳ một sinh vật quang hợp nào. Rong đỏ là các sinh vật đa bào và cơ thể phân
nhiều nhánh. Tuy nhiên, cơ thể chúng lại không có sự biệt hóa thành các mô riêng



12

biệt. Thành tế bào rong đỏ có một lớp cứng bằng cellulose ở bên trong và một
lớp gelatin ở bên ngoài. Tế bào của chúng có thể có một hay nhiều nhân tùy thuộc
vào từng loài. Tế bào phân chia bằng cách nguyên phân, rong đỏ hoàn toàn không
có roi bơi, không có các tế bào có khả năng di chuyển ở bất kỳ dạng nào.

Hình 2.3. Hình ảnh rong đỏ
Rong tƣơi có màu hồng lục, hồng tím, hồng nâu. Rong khô: tùy theo phƣơng
pháp sơ chế chuyển sang màu nâu hay nâu vàng đến vàng. Rong đỏ là đối tƣợng để
sản xuất các chất keo rong: Agar, Carrageenane, Furcellaran.
*Rong lục (Chlorophyta)
Ở rong lục có màu xanh từ chất diệp lục a và b, beta-carotene (một sắc tố màu
vàng) và các đặc tính xanthophylls (màu vàng hoặc màu nâu). Thực phẩm dự trữ
trong rong lục là tinh bột và một số chất béo hoặc dầu nhƣ thực vật bậc cao.

Hình 2.4. Hình ảnh rong lục
Rong lục có thể là đơn bào (một tế bào), đa bào (nhiều tế bào), colonial (sống
nhƣ một tập hợp lỏng lẻo của các tế bào) hoặc coenocytic (bao gồm các tế bào lớn


13

nhất, những tế bào có thể đƣợc uninucleate hoặc multinucleate). Chúng có lục lạp
màng và nhân. Hầu hết các màu xanh lá cây là thuỷ sản và đƣợc tìm phổ biến ở
nƣớc ngọt (chủ yếu là charophytes) và các sinh cảnh biển (chủ yếu là chlorophytes),
Sinh sản vô tính có thể là do sự phân hạch (chia tách), nảy chồi, phân mảnh
hoặc bằng zoospores (di động hơn các bào tử.
2.1.6. Tình hình khai thác rong biển thế giới

Trên thế giới, vấn đề khai thác bền vững rong biển cũng đã đƣợc một số nƣớc
quan tâm. Về quản lý nguồn lợi rong biển, một số nƣớc ở bờ Tây Bắc châu Mỹ đã
có một số điều luật trong quản lý khai thác rong biển, ví dụ ở Alaska, rong biển chỉ
đƣợc khai thác qua các công cụ sử dụng bằng tay, hạn chế chỉ một số vùng đƣợc
khai thác với một số loài và theo phƣơng pháp đƣợc chỉ định, Ở British columbia,
Canada thì chỉ cho ngƣời dân trong địa phƣơng khai thác, không khai thác quá 20%
tổng sinh lƣợng của bãi rong, đối với rong Macrocystis integrifolia không đƣợc khai
thác gốc bám, không khai thác ở độ sâu dƣới 1,5m dƣới mặt nƣớc [9]. Ở California,
phí khai thác thƣơng mại 100USD/năm, và phải đóng nghĩa vụ đối với địa phƣơng 5
cent/tấn rong tƣơi. Về phƣơng pháp khai thác, đối với loài Chondracanthus
chamissoi ở Bắc Chi lê, thu hoạch vào mùa xuân nhƣng phải để lại 1 kg/m2 tƣơng
đƣơng với sinh khối nhỏ nhất trong năm và chỉ nên thu 4kg/m2…aq [11].
Bên cạnh các biện pháp chế tài, một số nƣớc cũng đã có các dự án phát triển
rong biển công nghiệp.
Đầu tháng 11/2008 một dự án hợp tác đƣợc ký giữa Hàn Quốc và Indonesia
nhằm trồng rong ở các đảo Maluku, Belitung và Lombok để sản xuất biodiesel theo
công nghệ Italia.
Tháng 3/2007 là dự án của Nhật Bản bắt đầu triển khai, theo đó họ sử dụng
tổng cộng 10,000km2 mặt nƣớc để trồng loài rong mơ Sargassum hondawara nhằm
sản xuất mỗi năm 20 triệu mét khối bioethanol, nghĩa là tƣơng đƣơng với 1/3 nhu
cầu tiêu thụ nhiên liệu của nƣớc này.
Rong lục chủ yếu là của Nhật Bản khoảng 4,000 tấn khô với các chi nhƣ
Enteromorpha, Monostroma, Ulva, trong đó nuôi trồng khoảng 2,500 tấn, kế tiếp là


14

Hàn Quốc khoảng 1,000 tấn chi Enteromorpha, Philippines, khoảng 800 tấn chi
Caulerpa, gần nhƣ toàn bộ do nuôi trồng.
Rong đỏ chủ yếu là Pháp khoảng 600,000 tấn, chi Maerl, tiếp theo là Anh

khoảng 200,000 tấn, chi Maerl (t ww), ít hơn là Chile khoảng 75,000 tấn gồm các
chi Gracilaria, Gigatina, Gelidium, Nhật Bản khoảng 65,000 tấn, trong đó khoảng
60,000 tấn là do nuôi trồng, gồm các chi Porphyra và Gelidium, Philippines khoảng
40,000 tấn do nuôi trồng bao gồm các chi Euchuema và Kapaphycus, Hàn Quốc
cũng có sản lƣợng tƣơng đƣơng với chi Porphyra, tiếp đến là Trung Quốc với
khoảng 31,000 tấn chủ yếu lad Porphyra, Indonesia khoảng 26,000 tấn chi
Euchuema và Gracilaria… Việt Nam khoảng 2,000 tấn chi Gracilaria [19].
Sản lƣợng rong nâu lớn nhất thế giới tập trung tại Trung Quốc với trên
667,000 tấn khô, tập trung vào 3 chi

Laminaria, Udaria, Ascophyllum,Korea

khoảng 96,000 tấn với 3 chi Udaria, Hizakia, Laminaria, Nhật Bản khoảng 51,000
tấn Laminara, Udaria, Cladosiphon, Na Uy khoảng 40,000 tấn, Chile khoảng
27,000 tấn [14].

2.1.7. Tình hình khai thác rong riển ở nước ta và khả năng cung cấp cho sản xuất
Rong biển hiện là sản phẩm quý hiếm, có loại đạt sản lƣợng thu đƣợc rất ít, mà
đơn vị tính là theo tờ mỗi năm. Loại này chủ yếu dùng để làm món ăn sushi kiểu
Nhật hay kimbap kiểu Hàn Quốc.
Trong năm 2015, cả nƣớc có hơn 10,000 ha sản xuất rong biển, trong đó rong
cau chiếm 8,200 ha và rong sụn chiếm 1,500 ha, rong guột và rong mứt chỉ chiếm
400 ha.
Tuy nhiên, hiện nay ngành rong biển chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ tƣơng xứng
với giá trị của nó. Sản lƣợng rong biển thu hoạch tự nhiên của cả nƣớc chỉ đạt
56,000 tấn tƣơi, tƣơng đƣơng 8,000 tấn rong khô [4] .
Sản lƣợng rong biển nuôi trồng tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện
năng suất chƣa cao do chƣa chú trọng đầu tƣ, có nơi chỉ đạt 3,5 tấn tƣơi/ha/năm. Vì
vậy, ngành rong biển cần có giải pháp riêng để phát triển mạnh hơn nữa trong thời
gian tới.



15

2.2. Lipit và axit béo
2.2.1 Lipit và phân loại lipit
2.2.1.1. Lipit
Lipit (có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ - Lipos nghĩa là mỡ hay là chất béo) là
những hợp chất hữu cơ tự nhiên rất phổ biến trong tế bào các cơ thể sống, trong
động vật, thực vật và vi sinh vật. Chúng có thành phần hoá học và cấu tạo khác
nhau nhƣng có tính chất chung là không hoà tan trong nƣớc mà thƣờng hoà tan
trong các dung môi hữu cơ nhƣ: ete, clorofom, benzen, ete dầu hỏa,,, Lipit là hợp
phần cấu tạo quan trọng của các màng sinh học tế bào, là nguồn cung cấp năng lƣợng (37,6,106 J/kg), nguồn cung cấp các vitamin A, D, E, F, K và F cho cơ thể
sống [11].
Trong tự nhiên, những hợp chất thuộc về lớp chất lipit tồn tại rất đa dạng nhƣ:
các hydrocacbon bậc cao, các ancol, các aldehyde, các axit béo, các dẫn xuất của
chúng nhƣ glyceride, sáp, phospholipit, glucolipit, sulfolipit,,, Lipit có nhiều kiểu
cấu trúc khác nhau, tuy nhiên cấu tạo lipit thƣờng có chung một nguyên tắc trong
thành phần phân tử lipit bao gồm hai phần: đầu phân cực ƣa nƣớc và đuôi
hydrocacbon kị nƣớc (hình 2.5). Hai phần của phân tử lipit đƣợc liên kết với nhau
bởi mắt xích liên kết ở giữa, Thƣờng ngƣời ta dùng nguồn gốc tự nhiên của mắt
xích liên kết, giữa phần phân cực và phần không phân cực để làm cơ sở phân loại
lớp chất lipit [7].
Chất béo cần thiết cho sự sống của động vật và thực vật trong nhiều mặt.
Chúng thƣờng đƣợc biết đến nhƣ năng lƣợng từ thức ăn, Rất nhiều cơ quan trong cơ
thể dự trữ thức ăn dƣới dạng chất béo. Điển hình nhƣ các loại thực vật chứa đựng
chất béo nhƣ một loại thức ăn trong thời kỳ phôi/mầm. Ở ruột non nhờ tác dụng xúc
tác của các enzyme lipza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành các acid béo và
glyxerol rồi đƣợc hấp thụ vào thành ruột, Mỗi dạng chất béo thể hiện một phần
quan trọng trong màng tế bào của cơ thể, giúp bảo vệ các tế bào sống [15].



16

Hình 2.5: Cấu tạo phân tử lipit
Lipit thƣờng đƣợc chia làm 2 nhóm chính là lipit đơn giản và lipit phức tạp:
lipit đơn giản là este của axit béo và alcol, bao gồm triacylglycerol (dầu, mỡ thực
vật), sáp, sterol; lipit phức tạp là trong phân tử của chúng ngoài axit béo và ancol
còn có các thành phần khác nhƣ: gốc axit phosphoric, cholin, saccharide, ví dụ nhƣ
glycolipit và phospholipit [18].
Trong thực tế đa phần lipit tồn tại dƣới dạng este của glyxerol với các axit béo (gọi
là glyxeride), khi mà cả ba nhóm hydroxyl (OH) của glyxerol đều đƣợc este hóa thì gọi
là triglyxeride hoặc là triaxylglyxerol, công thức cấu tạo chung (hình 2,6).

1

1 CH OH
2
2
HO

CH2

OCOR1

2

C

H


3 CH OH
2

Glyxerol

R2OCO

C
3 CH2

H
OCOR3

Triglyxeride (2)

(1)
Hình 2.6: Cấu tạo lipit trên cơ sở glyxerol
Nhóm chất lipit khác cũng phân bố rộng rãi trong lớp màng tế bào, đặc biệt ở
não là các sphingolipit, chúng đƣợc cấu tạo trên cơ sở liên kết nhóm amin của
sphingosine với các axit béo. Các sphingolipit đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền dẫn tín hiệu và nhận biết tế bào, chúng có tác động đặc biệt vào mô thần
kinh, Một trong những dẫn xuất phổ biến trong động vật biển là ceramide và có
công thức (hình 2,7):


17

CH2OH
H


C

NH2

H

C

OH

HO CH
CH

NH

HO CH2

CH

O

CH

Ceramide (4)

(CH2)12
CH3

Sphingosine (3)

Hình 2.7: Cấu tạo lipit trên cơ sở sphingozin
2.2.1.2. Phân loại lipit
Có nhiều quan điểm phân loại lipit:
Nếu dùng bản chất tự nhiên của mắt xích liên kết giữa phần phân cực và phần
không phân cực để làm cơ sở phân loại lớp chất lipit (Obtinnhikov, 1987) thì thực tế
đa phần mắt xích liên kết là triancol (glyxerol) trong đó có chứa ba nhóm hydroxy
(-OH), khi đó lipit cấu tạo trên cơ sở là este của glyxerol với axit béo gọi chung là
glyxerit, Còn nếu lớp lipit màng đƣợc xây dựng trên cơ sở mắt xích liên kết là
sphingozin, thì các amin của sphingozin với axit béo đƣợc gọi chung là các
sphingolipit (Obtinnhikov, 1987) [19].
Dựa vào phản ứng xà phòng hóa, có thể chia các lớp lipit ra hai nhóm (Lê
Ngọc Tú, 2000):
Nhóm thứ nhất là lipit xà phòng hóa đƣợc: nhóm này bao gồm các glyxerit,
glyxerolphospholipit và sáp (cerit) nghĩa là những lipit mà trong hân tử có chứa este
của các axit béo cao phân tử.
Nhóm thứ hai là lipit không xà phòng hóa đƣợc: tức là những lipit mà trong
phân tử không chứa nhóm este, nhóm này gồm các hydrocacbon, các chất màu và
các sterol [17].
2.2.2. Axit béo và phân loại axit béo
2.2.2.1. Axit béo
Một axít béo là axit cacboxylic với một đuôi không vòng (chuỗi), và có thể
là no hoặc không no. Hầu hết các axit béo trong tự nhiên bao gồm một chuỗi các số


×