Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Rèn luyện kĩ năng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.53 KB, 5 trang )

Tuần 05, 06, 07

Giáo án tự chọn

Tiết 05, 06, 07

GV: Nguyễn Thị Kim Sương

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
A. Mục tiêu cần đạt
I. Kiến thức
Củng cố kiến thức về dạng văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, nắm vững nội
dung các kĩ năng nghị luận cho dạng đề này
II. Kỹ năng
Biết cách và vận dụng thành thạo các kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài
thơ, đoạn thơ
III. Thái độ
Bồi dưỡng khả năng cảm thụ thơ và tư duy logic khi viết bài văn nghị luận về bài
thơ, đoạn thơ
B. Phương tiện và cách thức thực hiện
I. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên: Thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Vở ghi chép, vở soạn, vở nháp
II. Cách thức thực hiện
Sử dụng kết hợp các phương pháp quan sát, gợi mở, nêu vấn đề… theo cách tích
hợp kiến thức cũ, phân tích lý thuyết, hướng dẫn thực hành
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, nề nếp
II. Kiểm tra bài cũ: nhắc lại kiến thức về dạng văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
theo hiểu biết của em
III. Vào bài mới


1. Lời vào bài: Cùng với kiểu bài nghị luận xã hội, kiểu bài nghị luận văn học
được coi là kiểu bài đóng vai trò quan trọng, chiếm tổng số điểm lớn nhất trong các bài
thi Ngữ văn. Trong đó, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là một trong số ít các dạng đề
tiêu biểu nhất ở kiểu bài này. Nhằm giúp các em nắm thêm về kiến thức cũng như kĩ năng
làm văn đối với dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, hôm nay chúng ta cùng khai
thác bài học mới.


2. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Ôn tập chung

Nội dung cần đạt
I. Ôn tập chung

TT1: Khái niệm và yêu cầu

1. Nội dung và yêu cầu

- GV: Theo em, nội dung, yêu cầu của - Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là phân tích, đánh
dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, giá, bàn luận nhằm phát hiện, khám phá những biểu hiện
bài thơ là gì?

cô đọng nhất về cảm xúc, suy tư của cái tôi trữ tình được

- HS trả lời, bổ sung

bộc lộ trong bài thơ, đoạn thơ thông qua hình thức nghệ

- GV nhận xét, kết luận


thuật mang tính đặc thù
- Yêu cầu: cần thể hiện khả năng cảm thụ và nhận thức
cái hay, cái đẹp về nội dung cũng như hình thức của bào
thơ, đoạn thơ trông qua việc phân tích, giảng bình, lý giải
và thẩm định văn bản

TT2: Các kĩ năng nghị luận

2. Các kỹ năng nghị luận

- GV: Để nghị luận về một bài thơ, - Căn cứ vào đặc trưng thể loại của thơ. Thơ là biểu hiện
đoạn thơ, cần căn cứ vào tiêu chí nào? của tâm hồn. Do đó, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Hướng tới mục đích gì?

cũng có nghĩa là khám phá cảm xúc của cái tôi trữ tình

- HS trả lời, bổ sung

trong thơ.

- GV nhận xét, kết luận

- Việc phân tích, bình giảng, đánh giá, bàn luận về một
bài thơ, đoạn thơ, cũng như sử dụng các dẫn chứng để đối
chiếu, so sánh làm sáng tỏ thêm cần có một sự suy luận
logic, chặt chẽ nhưng tất cả đều hướng tới một mục đích
làm nổi bật các giá trị về tư tưởng và nghệ thuật của bài
thơ, đoạn thơ.


- GV: Để nghị luận về một bài thơ, - Có 5 kĩ năng nghị luận:
đoạn thơ cần triển khai theo các kĩ + Kỹ năng tìm hiểu đề
năng nào?

• Xác định đúng yêu cầu của đề (vấn đề nghị luận)

- HS trả lời, bổ sung

• Dự kiến thao tác lập luận được sử dụng trong bài

- GV nhận xét, kết luận

• Xác định phạm vi tư liệu dẫn chứng
+ Kỹ năng lập dàn ý:
Muốn lập dàn ý, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài, sau đó
tìm hệ thống luận điểm, luận cứ và sắp xếp, triển khai hệ
thống ý đó theo một trật tự hợp lý, có trọng tâm


+ Kỹ năng lập luận:
• Xác định luận điểm chính xác, rõ ràng
• Tìm luận cứ xác đáng, thuyết phục
• Vận dụng các thao tác lập luận hợp lý, sắp xếp luận
điểm luận cứ sao cho chặt chẽ, thuyết phục
+ Kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận:
Có 4 thao tác thông dụng: giải thích, phân tích kết hợp
chứng minh, bác bỏ, bình luận
+ Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận:
Mỗi đoạn văn nghị luận thường là một đoạn ý, làm rõ cho
một luận điểm trong bài văn nghị luận. Do đó, cần xác

định các khâu: lựa chọn luận điểm, luận cứ và hình thức
lập luận để bài viết đạt hiệu quả
TT3: Dàn ý chung cho bài văn NL về 3. Dàn ý chung cho bài văn NL về một bài thơ, đoạn thơ
một bài thơ, đoạn thơ
- GV: Dàn ý chung cho dạng đề NL về - Mở bài: giới thiệu chung vấn đề
một bài thơ, đoạn thơ có mấy phần? Có thể tham khảo một số cách sau:
Yêu cầu về mặt nội dung của từng Cách 1:
phần là gì?

+ Vài nét về tác giả

- HS trả lời, bổ sung

+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ hoặc xuất xứ đoạn thơ

- GV nhận xét, kết luận

+ Dẫn bài thơ, đoạn thơ và nêu ngắn gọn về chủ đề tư
tưởng
Cách 2: giới thiệu khái quát từ đề tài, chủ đề, hình tượng
thơ, dẫn dắt vào bài thơ, đoạn thơ cần nghị luận, nhấn
mạnh đôi nét về tác giả.
- Thân bài:
+ Phân tích nội dung của bài thơ, đoạn thơ:
• Xác định mạch tâm trạng chính của bài thơ, đoạn thơ
• Xác định tứ thơ
• Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ, đoạn thơ
• Làm rõ giá trị nhận thức của bài thơ, đoạn thơ. Phân
tích rõ từng phần, từng ý bài thơ, đoạn thơ để hiểu được



tác giả viết về điều gì? Có ý nghĩa như thế nào từ trong
cuộc sống, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người
• Thấy được giá trị tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ: điều
mà nhà thơ muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm là gì? Sự
rung động của người viết đối với tác phẩm thơ...
+ Phân tích nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
• Xác định thể thơ
• Các phương thức sử dụng ngôn ngữ tạo nên hình tượng
thơ: chất liệu (hình ảnh), các biện pháp tu từ…
• Phân tích nhạc điệu thơ: tiết tấu (số tiếng, phép điệ,
phép đối, phối thanh…)
+ Đánh giá về giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật
của bài thơ, đoạn thơ; nhận định vị trí của bài thơ, đoạn
thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả cũng như những
đóng góp cho nền thơ ca dân tộc
- Kết bài:
+ Tổng quát lại ý vừa trình bày ở phần thân bài
+ Liên hệ giá trị chung của tác phẩm trong thời đại mới
Hoạt động 2: Thực hành rèn luyện kĩ II. Thực hành rèn luyện kĩ năng nghị luận về một bài
năng nghị luận một bài thơ, đoạn thơ

thơ, đoạn thơ

- GV ra đề và yêu cầu HS lần lượt tiến Đề 1: Cảm nhận của anh chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
hành thực hiện các kĩ năng làm bài của Hàn Mặc Tử
văn NL về một bài thơ, đoạn thơ vừa Đề 2: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
ôn tập lại

Đề 3: Bình giảng đoạn thơ sau:


- HS thực hiện

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

- GV hướng dẫn các em chỉnh sửa, bổ

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

sung

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

- HS lắng nghe, hoàn thiện, rút kinh

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

nghiệm

Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Tiếc làm chi rằng xuân mãi tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lầm thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi


Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
(Vội vàng – Xuân Diệu)
IV. Củng cố
Nhắc lại các kĩ năng nghị luận về một hiện tượng đời sống
V. Dặn dò

- Học bài, xem lại các bài tập, hoàn thiện bài làm và rút kinh nghiệm
- Thường xuyên đọc sách, nghiên cứ để làm phong phú kiến thức, tạo chiều sâu
khi làm văn nghị luận về dạng đề này
D. Rút kinh nghiệm



×