Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận thiết kế 1 đề cương nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.31 KB, 10 trang )

Họ và tên : …………………..
Lớp : ……………..
Đề Bài: Trên cơ sở nội dung, kiến thức đã học qua học phần An sinh xã hội –
CTXH, anh chị hãy lựa chọn 1 đề tài nghiên cứu ứng dụng (cấp độ 1) và thiết kế 1
đề cương nghiên cứu ở trình độ cao học.

Bài làm: Đề tài: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên các trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Kinh Môn, tỉnh
Hải Dương”

1. Lí do chọn đề tài
Đội ngũ giáo viên là lực lượng cơ bản, trung tâm thực hiện các mục tiêu GDĐT của các trường THCS, là nhân tố trực tiếp quyết định chất lượng GD-ĐT. Luật
Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm
bảo chất lượng giáo dục”. Những năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã tích cực
thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X. Tuy
nhiên, hiện nay trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trung học trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục THCS vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đó là: Chất lượng giáo
viên không đồng đều, cơ cấu giáo viên không cân đối giữa các môn học, ngành nghề
đào tạo; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên có mặt chưa theo chuẩn nghề
nghiệp, ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của
nhiều giáo viên chưa cao. Thực trạng trên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Chỉ thị 40 của Ban bí thư
TW Đảng (khóa IX) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục đã xác định “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương
tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và
có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực,
đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước”.



1


Trong trường THCS, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc
đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Chỉ có đội ngũ giáo viên đủ mạnh mới có
thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và nâng cao được chất lượng giáo dục của
trường THCS. Bởi vì giáo viên là người kích thích hứng thú, hình thành động cơ và
thái độ của người học; giáo viên vừa là người tổ chức và điều khiển hoạt động học
của học sinh vừa là người luôn hợp tác giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập, rèn
luyện. Người giáo viên THCS, trước hết phải yêu nghề; phải có trình độ chuyên
môn giỏi, có tài năng sư phạm, biết ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các phương
tiện hỗ trợ dạy học. Song thực tế hiện nay nhiều giáo viên ở các trường THCS
huyện Kinh Môn còn một số hạn chế như chưa cập nhật thường xuyên kiến thức
chuyên môn hiện đại, năng lực sư phạm chưa tương xứng với trình độ đào tạo,
phương pháp giảng dạy chưa kích thích được hứng thú học tập của học sinh, lòng
yêu nghề yêu tẻ. Đặc biệt trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực chuyên môn nghiệp
vụ của nhiều giáo viên còn hạn chế. Từ thực tế cho thấy vẫn còn nhiều giáo viên
chưa đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chuẩn nghề nghiệp quy định tại Thông tư
30/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Và đây chính là vấn đề bức thiết
hiện nay.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp ở
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát làm rõ thực trạng đội ngũ giáo viên
các trường THCS trên địa bàn, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THCS huyện Kinh Môn, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục toàn diện ở bậc giáo dục trung học.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa lý luận
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS
huyện Kinh Môn.
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các
trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Kinh Môn.
2


4.3. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng đội ngũ GV
THCS và công tác quản lí đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Kinh Môn.
+ Phạm vi khảo sát: Đề tài chỉ khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên và các
biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THCS từ năm 2008 đến 2012, từ
đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
THCS của huyện Kinh Môn đến năm 2020.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề
nghiệp.
+ Làm rõ thực trạng việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường
THCS ở huyện Kinh Môn theo chuẩn nghề nghiệp.
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THCS ở
huyện Kinh Môn theo chuẩn nghề nghiệp.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp luận
6.1.2. Chủ nghĩa Mác- Lê Nin
6.1.3. Các lý thuyết xã hội học.
6.2 Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài người

nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sau:
6.2.1. Phương pháp quan sát.
Đây là phương pháp được người nghiên cứu sử dụng xuyên suốt trong quá
trình thực hiện đề tài. Tác dụng của phương pháp này là thực hiện quá trình quan sát
và ghi chép lại mội yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với nội
dung phiếu quan sát được chuẩn bị cho việc phân tích dựa trên một số đặc trưng,
hành vi có tính hệ thống, kế hoạch và mục đích.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.

3


Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ những
vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tai nghiên cứu. Tuy nhiên, người phỏng vấn tự
do hoàn toàn trong cách dẫn đắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp đặt trình tự các câu
hỏi và ngay cả cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn.
Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng
thể mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định.
6.2.3 Phương pháp bảng hỏi cấu trúc.
Đây là phương pháp sử dụng bảng hỏi cấu trúc nhằm thu thập thông tin định
lượng cho đề tài nghiên cứu. Người nghiên cứu tiến hành phương phpas này theo
các trình tự các bước sau:
6.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.
Sau khi thu thập xong những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề
tài, tùy vào đặc điểm của từng loại dữ liệu mà người nghiên cứu đã tiến hành phân
tích và xử lý những dữ liệu có được bằng nhiều phương pháp khác nhau.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Trường trung học cơ sở
1.1.2. Giáo viên và đội ngũ giáo viên THCS
1.1.2.1. Giáo viên
1.1.2.2. Đội ngũ giáo viên
1.1.3. Chất lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên
1.1.3.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên
1.1.3.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên
1.1.4. Quản lý và quản lý trường học
1.1.4.1. Khái niệm quản lý
1.1.4.2. Khái niệm quản lý trường học

4


1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG THCS
1.2.1. Giáo viên trường THCS
1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
1.3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
THCS THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.3.1. Nội dung công tác quản lý đội ngũ giáo viên
1.3.2. Ý nghĩa của việc quản lý đội ngũ GV trường THCS theo chuẩn
nghề nghiệp
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ GV THCS theo chuẩn
nghề nghiệp .
Kết luận chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN KINH MÔN THEO

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
2.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Về vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa
học, các nhà giáo dục, nhà quản lý trong và ngoài nước.
Trên thế giới:
- Vào thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX ở phương Tây có nhiều nhà nghiên cứu
về quản lý tiêu biểu như: Robet Owen (1717 - 1858), trong quản lý ông chú ý đến
nhân tố con người trong tổ chức và cho rằng nếu chỉ quan tâm đến thiết bị, máy móc
mà quên yếu tố con người thì xí nghiệp không thu được kết quả; Chales Babbage
(1792 - 1871), người đầu tiên đề xuất phương pháp tiếp cận có khoa học trong quản
lý, ông rất quan tâm đến các mối quan hệ giữa người quản lý và công nhân; F.
Taylor (1856 -1915) ông được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”. Ông
cho rằng quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó
khiến được họ hoàn thành công việc tốt nhất và rẻ nhất; H.Fayob (1841 – 1925), ông
là người đầu tiên đưa ra 5 chức năng của quản lý: Dự tính (gồm dự báo và lập kế
hoạch), tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra [3,13]
- Đến khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự
có sự biến đổi về lượng và chất. Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển
của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục là các quy luật về
5


“Sự hình thành cá nhân con người” về “ tính quy luật về kinh tế - xã hội đối vớigiáo
dục…”.
Và từ những năm cuối của thế kỉ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành chuẩn bị và
triển khai cải cách giáo dục, tập trung vào giáo dục phổ thông mà trọng điểm là cải
cách chương trình và sách giáo khoa. Chương trình của các nước đều hướng tới việc
thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phục tình
trạng học tập nặng nề căng thẳng, hiệu quả thấp. Tăng trưởng kinh tế và sự phát

triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đã làm biến đổi nội dung, phương pháp
giáo dục; quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng thay đổi. Giáo viên từ chỗ là
người cung cấp thông tin duy nhất, chuyển sang chủ yếu là tổ chức, hướng dẫn,
khuyến khích, tư vấn để học sinh tham gia vào quá trình học tập, giáo dục, tự chiếm
lĩnh tri thức. Quá trình giảng dạy, giáo dục cũng có thêm những phương tiện hiện
đại hỗ trợ cho phương pháp dạy học. Do đó, yêu cầu về đào tạo, cơ cấu lại đội ngũ
giáo viên để thích ứng với sự thay đổi trở thành áp lực thường xuyên.
Có 5 điều kiện cơ bản để phát triển giáo dục: Môi trường kinh tế của giáo
dục; Chính sách và công cụ thể chế hoá giáo dục; Cơ sở vật chất kỹ thuật và tài
chính giáo dục; Đội ngũ giáo viên và người học; Nghiên cứu lý luận và thông tin
giáo dục. Trong 5 điều kiện cơ bản trên, hầu hết các nước trên thế giới đều khẳng
định giáo viên là một trong những điều kiện cơ bản nhất, quyết định sự phát triển
của giáo dục. Vì vậy, nhiều nước đi vào cải cách giáo dục, phát triển giáo dục
thường bắt đầu bằng phát triển đội ngũ giáo viên. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về
vấn đề này của các nước có nền giáo dục phát triển. Có thể kể:
- R.R. Singh, nền giáo dục của thế kỷ XXI – những triển vọng của Châu á Thái Bình Dương, Hà Nội 1994 (tài liệu dịch).
- Thực hiện chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học trong khu vực
Đông Nam á, SEAMEO 2002.
- Hệ thống quy trình đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học tại một
số nước Châu Âu, tạp chí giáo dục số 29.
Những công trình trên là cơ sở để các nhà nghiên cứu Việt Nam học tập, nghiên
cứu và ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam.
Ở Việt Nam:
- Các cấp quản lý giáo dục và toàn xã hội có trách nhiệm chăm lo nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên để họ đáp ứng yêu cầu và theo kịp với sự thay đổi, phát
triển của thực tiễn giáo dục. Đội ngũ giáo viên là bộ phận quan trọng của nguồn
6


nhân lực xã hội, là nguồn lực cơ bản của ngành GD&ĐT, của một nhà trường; nó

thừa hưởng tất cả những ưu tiên của quốc gia về phát triển nguồn nhân lực và cũng
đòi hỏi phải được nghiên cứu đổi mới theo những thay đổi của nền giáo dục. Trong
những năm qua đã có nhiều công trình nghiên
cứu khoa học về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo như:
- Trần Hồng Quân, về vai trò của giáo viên và vị trí của hệ thống sư phạm,
(Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 3/1996, tr 1).
- Trần Bá Hoành, người giáo viên trước thềm thế kỷ XXI, (Tạp chí nghiên cứu
giáo dục số 11/1998, tr 1).
- Nguyễn Đăng Tiến, những nhân tố cơ bản của động lực sư phạm, (Tạp chí
nghiên cứu giáo dục, số chuyên đề quí IV/1999, tr 6).
- Nghiêm Đình Vỳ, kinh tế tri thức và vấn đề đặt ra trong việc đào tạo giáo
viên ở nước ta…, (Tạp chí giáo dục số 16/2001, tr 8-9).
- Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội 2002).
- Nghị quyết TWII khoá VIII, (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997).
- Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, (Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002).
- Về chất lượng giáo dục: Thuật ngữ và quan niệm, (Tạp chí Thông tin khoa
học giáo dục số 100, tr 7-12).
- Bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới – Thực tiễn và quan niệm,
(Tạp chí Giáo dục số 41).
Các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề chất lượng, phát triển
giáo dục và giáo viên THCS hoặc quản lý nhà trường. Đến nay có rất ít các công
trình nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp và chưa
có công trình nào nghiên cứu về quản lý đội ngũ GV các trường THCS huyện Kinh
Môn theo chuẩn nghề nghiệp.
2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN KINH MÔN
2.3. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG THCS Ở
HUYỆN KINH MÔN
2.3.1. Đặc điểm chung

2.3.2. Tổng quan về tình hình giáo dục THCS huyện Kinh Môn
2.3.2.1. Về công tác phát triển trường lớp THCS huyện Kinh Môn.
2.2.1.2. Quy mô phát triển.
2.2.1.3. Về chất lượng đào tạo
7


2.4. THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KINH MÔN THEO CHUẨN NGHỀ
NGHIỆP
2.4.1. Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Kinh Môn
theo chuẩn nghề nghiệp
2.4.2. Công tác quản lý của các cán bộ quản lý
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KINH MÔN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
Kết luận chương 2
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
THCS Ở HUYỆN KINH MÔN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KINH MÔN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ giáo
viên trường THCS về thực hiện chuẩn nghề nghiệp
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng và quản lý thực hiện kế hoạch phát
triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác quản lý tuyển dụng, lựa chọn và bố
trí đội ngũ giáo viên ở các THCS
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng nội dung và hình thức phù hợp để tổ chức
bồi dưỡng sử dụng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ
giáo viên các trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp.
....3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nâng cao
đời sống và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học
3.2.7. Biện pháp 7: Duy trì việc kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp
vụ đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Thực hiện tốt các biện pháp quản lý nhằm nâng cao ch ất lượng đội ngũ
giáo viên trường các THCS ở huyện Kinh Môn. Các biện pháp này có mối liên
quan chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau mà ngược lại, chúng có quan hệ
8


tương tác gắn bó với nhau, móc xích vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau; thực hiện tốt
biện pháp này là cơ sở, động lực giúp biện pháp kia thành công; kết quả của
biện pháp này là yếu tố thành công cho các biện pháp khác.
Thực hiện tốt chức năng quản lý, xây dựng kế hoạch sẽ là cơ sở cho việc
tuyển dụng và sử dụng đội ngũ hợp lý. Mỗi nhà giáo có nhận thức đúng đắn
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước sẽ có ý thức tôn vinh
nghề nghiệp, từ đó không ngừng học tập, tự bồi dưỡng hoàn thiện bản thân
mình. Sử dụng đội ngũ hợp lý sẽ có tác dụng động viên người lao động, kính
thích tính gương mẫu, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm tra
đánh giá bên cạnh là thực hiện chức năng quản lý còn giúp cho người giáo viên
nâng cao nhận thức và trách nhiệm nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá cũng là
hình thức tự học, tự bồi dưỡng bản thân...
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau:
- Luận văn bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên, làm điểm tựa để phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các
giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS ở
huyện Kinh Môn trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, đánh giá
công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS ở huyện Kinh
Môn. Những biện pháp mà các trường đã thực hiện trong việc nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên trong những năm qua đã phần nào góp phần quan trọng nhằm
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS trên toàn
huyện, tuy nhiên còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch và hệ thống.
2. Khuyến nghị.
a) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có quy hoạch về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đảm bảo đáp ứng đủ nhu
cầu về số lượng và chất lượng giáo viên ở các địa phương, nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.

9


- Có những văn bản quy định cụ thể đối với trường THCS, về các vấn đề sau:
Tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên; Chế độ lao động, lương và phụ cấp của cán bộ,
giáo viên phù hợp với thực tế hiện nay là cán bộ, công chức làm việc giảm số
giờ/tuần; Cơ sở vật chất tối thiểu cần có của trường THCS.
b) Đối với UBND tỉnh Hải Dương.
- Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hoá phát triển giáo dục.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên giỏi, sớm có cơ
chế hợp lý thu hút nhân tài, ban hành thêm chính sách địa phương.
- Tạo điều kiện tăng cường cơ sở, vật chất cho nhà trường để phục vụ tốt hoạt

động giảng dạy và học tập.
- Có chính sách cụ thể và ưu tiên trong việc tuyển chọn giáo viên giỏi tỉnh.
- Liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu mở các lớp đào tạo sau
đại học tại tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ của
giáo viên.
c) Đối với UBND huyện Huyện Kinh Môn .
- Tham mưu với Huyện uỷ, UBND huyện trong công tác chỉ đạo thực hiện,
tạo cơ chế hợp lý trong quá trình quản lý và sử dụng con người.
- UBND huyện cần chỉ đạo sát hơn nữa trong việc tăng cường và xây dựng
cơ sở vật chất trường học trong các trường THCS.
- Phòng GD&ĐT chủ động đề xuất các giải pháp giúp UBND huyện chỉ đạo
thực hiện đề án về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” trong huyện. Nâng cao
hiệu quả trong quản lý chỉ đạo đối với các trường THCS.
d) Đối với các trường THCS trong huyện:
- Hiệu trưởng giữa các trường trong huyện cần có sự liên kết, thống nhất kế
hoạch trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV trình kế hoạch lên
phòng Giáo dục & Đào tạo phê duyệt và cùng nhau thực hiện.
- Cán bộ quản lý các trường THCS luôn quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo
điều kiện để mọi người GV tham gia các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng. Phấn
đấu trong thời gian tới chất lượng đội ngũ GV không ngừng được nâng cao, đáp ứng
nhu cầu mong mỏi của nhân dân, học sinh huyện nhà.

10



×