Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH một thành viên xi măng Lâm Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.94 KB, 66 trang )

GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
2- BB: Biên bản.
3- HĐQT: Hội đồng quản trị.
4- LN: Lợi nhuận.
5- DT: Doanh thu.
6- DTT: Doanh thu thuần.
7- LNST: Lợi nhuận sau thuế.
8- đ: Đồng.
9- GVHB: Giá vốn hàng bán.
10- CPQL: Chi phí quản lý.
11- CPBH: Chi phí bán hàng.
12- HĐKD: Hoạt động kinh doanh.
13- TS: Tài sản.
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán


14- TSDH: Tài sản dài hạn.
15-VCSH: Vốn chủ sở hữu.
16- NVL-CCDC: Nguyên vật liệu-Công cụ dụng cụ.
17- NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp.
18- NCTT: Nhân công trực tiếp.
19- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
20- BHYT: Bảo hiểm y tế.
21- KPCĐ: Kinh phí công đoàn.
22- BH: Bảo hiểm.
23- TK: Tài khoản.
24- GTGT: Giá trị gia tăng.
25- SXC: Sản xuất chung.
26- XDCB: Xây dựng cơ bản.
27- TSCĐ: Tài sản cố định.

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình


Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

LỜI NÓI ĐẦU
Sau 20 năm đổi mới và phát triển, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội. Nhất là trong lĩnh vực kinh tế, tốc
độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định đã chứng tỏ chủ trương, chính sách
của Đảng và nhà nước ta trong lĩnh vực này. Có được những kết quả ấy có
một phần đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ
phần nói riêng, vì đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế
quốc dân. Đại hội Đảng lần thứ X, với những chủ trương lớn sẽ tạo ra cơ hội
cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển lớn mạnh hơn nữa trong quá trình
hội nhập.
Thời cơ lớn song thách thức không nhỏ đang là mối quan tâm lo lắng của
các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH một thành viên xi măng Lâm
Nghiệp nói riêng. Muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường như hiện
nay thì một trong những điều kiện tiền quyết là việc phải sắp xếp, tổ chức bộ
máy quản lý có trình độ chuyên môn cao có nhiều kinh nghiệm giúp Công ty
có được nhiều lợi nhuận, nâng cao đời sống CBCNV, để doanh nghiệp không
những đứng vững trên thị trường mà còn đi lên. Muốn vậy Công ty TNHH
một thành viên xi măng Lâm Nghiệp cần phải chú trọng quan tâm đúng mức
đến khâu sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý cũng như tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán là một khâu quan trọng cần được quan tâm. Hiện nay,
mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là đáp ứng tốt nhất nhu

cầu thị trường giành lợi nhuận cao nhất. Quá trình sản xuất kinh doanh trong
bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là một quá trình sử dụng các yếu tố sản
xuất như lao động, vật tư, tiền vốn để tạo ra được sản phẩm, dịch vụ hoàn
thành. Nhiệm vụ cơ bản của công tác kế toán không những chỉ hạch toán đầy
đủ chi phí sản xuất mà còn tìm cách kiểm soát chặt chẽ chi phí phát sinh và

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

1


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, phục vụ tốt cho công tác hạ giá thành sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ; Đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh
đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định quản lý.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó Em đã tìm hiểu tổng quát
về đặc điểm kinh tế- kĩ thuật, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty
TNHH một thành viên xi măng Lâm Nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp được sự giúp đỡ tận tình của
cán bộ quản lý Công ty TNHH một thành viên xi măng Lâm Nghiệp. Đặc biệt
là sự hướng dẫn và sự chỉ đạo nhiệt tình của cô giáo PGS.TS. Phạm Thị Bích
Chi. Nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình tìm

hiểu em không tránh khỏi sự sơ suất, thiếu sót. Em rất mong cô và các thầy cô
khác thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Đoàn Thanh Bình

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

2


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG LÂM NGHIỆP
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG LÂM NGHIỆP.
1.1.1. Các mốc lịch sử cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển
của Công ty.
Công ty TNHH một thành viên xi măng Lâm Nghiệp tiền thân là Nhà
máy xi măng Bố Hạ (từ ngày 13/11/1979 đến ngày 28/02/2002); Xí nghiệp xi
măng Lâm Nghiệp (từ ngày 28/02/2002 đến tháng 10/2008). Được xây dựng

và đi vào hoạt động từ năm 1979. Công ty có diện tích được thuê là 52.195m2
và nằm trọn trong thôn Tân Xuân- Xã Bố Hạ- Huyện Yên Thế- Tỉnh Bắc
Giang.
Công ty được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Xí nghiệp xi măng Lâm
Nghiệp đơn vị thành viên Công ty cổ phần xây dựng đầu tư phát triển Nông
Lâm Nghiệp Việt Nam (gọi tắt là Công ty FCC) thành Công ty TNHH một
thành viên xi măng Lâm Nghiệp từ tháng 10/2008. Và hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Tên gọi, trụ sở chính,chi nhánh của Công ty.
1.1.2.1. Tên gọi của Công ty.
Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên Xi măng Lâm Nghiệp.
Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty TNHH một thành viên Xi măng
Lâm Nghiệp.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Forestry Cement Company Limited.
Tên viết tắt: CFC.Co.,Ltd.
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

3


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

Điện thoại: 0240 3877 322.
Số Fax: 0240 3877 322.

1.1.2.2. Giám đốc Công ty.
Trần Văn Sơn.
1.1.2.3. Trụ sở chính của Công ty.
Thôn Tân Xuân- Xã Bố Hạ- Huyện Yên Thế- Tỉnh Bắc Giang.
1.1.2.4. Chi nhánh của Công ty.
Công ty có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài
nước khi có nhu cầu và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
1.1.3. Cơ sở pháp lý của Công ty.
Trước khi chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Xi măng
Lâm Nghiệp, Công ty tiền thân là Xí nghiệp Xi măng Lâm Nghiệp được thành
lập vào ngày 28/02/2002 là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty FCC. Nhưng
do sự thay đổi của nền kinh tế để đáp ứng và hội nhập được với nền kinh tế
thị trường từ Tháng 10/2008 Xí nghiệp xi măng Lâm Nghiệp chuyển thành
Công ty TNHH một thành viên xi măng Lâm Nghiệp theo quyết định Số
33/BB/FCC/HĐQT ngày 27/03/2008 và được phép hạch toán độc lập với
Công ty chủ quản.
Giấy phép hoạt động kinh doanh Số: 2004000205
Vốn điều lệ: 4.200.000.000 VNĐ.
Thời hạn hoạt động của Công ty 20 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Công ty có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn
hoặc kéo dài thêm thời gian hoạt động theo quyết định của chủ sở hữu và theo
quy định của pháp luật.
1.1.4. Các thành tựu cơ bản của Công ty.
Công ty là một doanh nghiệp phụ thuộc vào Công ty FCC như một
thành viên có nhiệm vụ sản xuất xi măng phục vụ nhu cầu của nhân dân và
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9


4


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

các công trình của địa phương. Với tổng diện tích mặt bằng sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh là: 2.540m2. Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn
phát triển khác nhau, ban đầu Công ty có 300 CBCNV hiện nay chỉ còn 136
CBCNV. Do thiếu vốn đầu tư sản xuất nên từ ngày đi vào sản xuất (giai đoạn
1980-1987) sản lượng chỉ đạt 1.000 tấn/năm, năm cao nhất là năm 1989 chỉ
đạt 2.200 tấn/năm. Chất lượng xi măng đạt tiêu chuẩn PC 30, song cũng tại
thời điểm này giống như hầu hết các Công ty khác Công ty TNHH một thành
viên Xi măng Lâm Nghiệp cũng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN. Từ đây Công ty thực
hiện việc tự chủ trong sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập: “ Tự trang trải
và có doanh lợi ”. Điều đó tưởng là đơn giản nhưng thực tế lại là một khó
khăn rất lớn.
Cùng với những biện pháp tổ chức tích cực Công ty không ngừng cải
tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng xi măng của Công
ty. Cụ thể: Năm 1997 Công ty đã đầu tư áp dụng đề tài 264 cải tạo và nâng
cấp dây chuyền sản xuất xi măng với tổng số vốn là 1.490 triệu đồng để nâng
công suất lên 10.000 tấn/năm, chất lượng đạt tiêu chuẩn PC 30. Sản phẩm của
Công ty phần nào đã đáp ứng được nhu cầu xi măng cho các nghành kinh tế
và nhân dân.
Công ty hiện có:
- 1 phòng kế toán tài chính kinh doanh.
- 1 phòng tổ chức hành chính.

- 1 phòng kĩ thuật công nghệ.
- 1 phân xưởng sản xuất xi măng với dây chuyền sản xuất: 40.000
tấn/năm.
- 1 phân xưởng cơ điện.
Công ty đã trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau, hoạt động sản
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

5


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

xuất kinh doanh của Công ty đã có lúc tưởng trừng không thể đứng vững
nhưng nhờ vào sự nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV
trong Công ty mà Công ty đã vượt qua mọi được khó khăn giữ vững được
Công ty. Hiện nay, Công ty đã ổn định, sản xuất có lãi, thu nhập của người lao
động được nâng cao, các khoản nộp ngân sách nhà nước ngày một tăng.
Dưới đây là một số thành tựu mà công ty đã đạt trong một số năm trở lại đây:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu đạt được của Công ty.
(Đơn vị tính:
1,000đồng)
STT
01
02


Chỉ tiêu
Tổng giá trị sản lượng
Lãi

03

Nộp ngân sách

04

Thu nhập bình quân

Năm 2006
14,631,000
73,263

Năm 2007
18,534,000
92,992

Năm 2008
19,950,000
105,091

Năm 2009
21,214,000
125,480

765,477


962,805

846,589

178,659

1,580

1,700

1,960

2,054

(1.000đ/người/tháng)

(Nguồn: Phòng Kế toán_Tài chính kinh doanh)
Đây là thành tựu vượt bậc của Công ty, Công ty đã ngày càng tự chủ
về tài chính, nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được bổ sung từ hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh. Song song với sự phát triển không ngừng về hoạt
động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý Công ty cũng có nhiều tiến bộ
đáng kể qua từng giai đoạn. Đặc biệt là sự tiếp thu những tiến bộ khoa học –
kĩ thuật công nghệ áp dụng cho dây chuyền sản xuất xi măng, nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm tốt.

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp


Lớp: KT1-K9

6


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG LÂM NGHIỆP.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu tiêu thụ xi măng của thị trường, qua quá
trình hoạt động Công ty không ngừng đầu tư cải tạo nâng cấp dây chuyền
thiết bị công nghệ, hiện nay công suất tối đa của nhà máy có thể đạt được là
40.000 tấn/năm.
Nghành nghề kinh doanh chính của Công ty:
- Sản xuất mua bán: xi măng, clinker.
- Sản xuất, khai thác, mua bán cát đá sỏi (không khai thác tại cơ sở).
Công ty tự chủ kinh doanh; Chủ động lựa chọn nghành nghề, địa bàn, hình
thức kinh doanh đầu tư; Chủ động mở rộng quy mô nghành nghề kinh doanh.
Lựa chọn hình thức phương thức huy động, phân bổ vốn và sử dụng vốn. Chủ
động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Công ty tuyển
dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. Chủ động ứng dụng
khoa học- công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng
cạnh tranh. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
Công ty chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng nghành nghề đã ghi trong giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo
cáo tài chính chung thực, chính xác, đúng thời hạn theo sự quản lý thống nhất

của chủ sở hữu và quy định của pháp luật. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế,
nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật.
Công ty cần đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động theo quy định
của pháp luật về lao động. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng
hóa, dịch vụ theo tiểu chuẩn đã đăng ký và công bố. Thực hiện chế độ thống
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

7


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

kê theo quy định của pháp luật về thống kê. Định kỳ báo cáo đầy đủ các thông
tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với công ty chủ
quản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định. Khi phát hiện các
thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp
thời sửa đổi, bổ xung các thông tin đó.
Công ty tiếp nhận và sử dụng có hiệu của vốn, tài sản do chủ sở hữu
giao để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh doanh, sản xuất xi măng phục vụ
nhu cầu của nhân dân và các công trình xây dựng của ngành Lâm nghiệp ở
trong và ngoài tỉnh.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Tên sản phẩm: Xi măng PCB 30.

Công ty sản xuất và kinh doanh mặt hàng chủ yếu là xi măng một
nguyên vật liệu quan trọng trong xây dựng. Sản phẩm của Công ty đang phục
vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân và các công trình xây dựng của ngành
Lâm nghiệp. Ngoài ra Công ty còn đăng ký kinh doanh thêm các sản phẩm,
mặt hàng khác như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất xi măng, vật
liệu xây dựng khác.
Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nhóm B, C, cầu
đường nông thôn. Sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc,
gia cầm.
* Địa bàn kinh doanh sản phẩm:
Công ty tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở thị trường các tỉnh thành phía Bắc
như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội…
* Thị phần của Công ty:
Là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, Sản xuất kinh doanh xi măng là
nguyên liệu xây dựng quan trọng và không thể thếu hiện nay khi mà nền kinh
tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

8


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

đất nước. Các khu công nghiệp, khu quy hoạch cơ sở hạ tầng, khu đô thị…

Đang được đẩy mạnh tiến độ xây dựng. Hiện nay, Công ty mặc dù có quy mô
nhỏ nhưng mặt hàng sản xuất của Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên do nguồn lực hạn hẹp, máy móc, thiết bị
còn thô sơ và thủ công nên sản phẩm của Công ty sản xuất ra chưa được biết
tới ở nhiều địa phương lớn của đất nước. Để có thể hội nhập với nền kinh tế
thị trường Công ty cần phải cải tiến và áp dụng những thành tựu khoa học- kĩ
thuật tiên tiến vào dây chuyền thiết bị sản xuất. Nhận thức được điều đó vào
giữa năm 2008 Công ty đã tiến hành xây dựng 01 lò nung liên hoàn để thay
thế 03 lò nung hiện tại và đưa vào hoạt động trong quý II/2009 với công suất
40.000 tấn/ năm. Dây chuyền đưa vào hoạt động đã nâng cao năng suất lao
động, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của
thị trường và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Khẳng định vị trí, tên tuổi của
doanh nghiệp trên thị trường.
* Quan hệ của Công ty với các bên liên quan:
- Khách hàng: Công ty đã và đang từng bước cải tiến máy móc, thiết bị
nhằm nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Sản phẩm của
Công ty đã được biết tới ở nhiều tỉnh thành phía Bắc, sản phẩm đáp ứng được
nhu cầu xây dựng của nhân dân và các công trình xây dựng khác. Nên khách
hàng của Công ty không bó hẹp trong phạm vi địa phương mình mà còn được
các khách hàng ở nhiều tỉnh thành lân cận biết tới và tin dùng như: Công ty
TNHH Minh Chương; Doanh nghiệp Hòa Phú; Nhà máy tấm lập Thái
Nguyên; Công ty Nông Lâm Nghiệp Việt Nam; Công ty cổ phần bê tông Bắc
Giang; Công ty xây dựng 17; Nhà máy xi măng Sông Cầu; Công ty TNHH
Trường An- Thanh Trì- Hà Nội…
- Nhà cung cấp:
+ Nguồn cung cấp đá vôi: Từ khi đưa vào sản xuất năm 1979 đến nay
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp


Lớp: KT1-K9

9


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

Công ty vẫn hợp đồng mua của mỏ đá vôi Đồng Tiến thuộc Công ty xi măng
Hương Sơn có địa chỉ tại Xã Đồng Tiến – Huyện Hữu Lũng – Tỉnh Lạng Sơn.
+ Nguồn cung cấp đất sét: Công ty khai thác khai thác đất sét từ các
nguồn như: Cải tạo mặt bằng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy
hoạch.
+ Quặng sắt: Hiện nay Công ty đang mua quặng sắt của các chủ tư nhân
được chính quyền cho phép khai thác.
+ Thạch cao: Công ty đang dùng thạch cao Trung Quốc và được cung
cấp bởi các đơn vị chuyên kinh doanh vật tư xi măng.
+ Than: Công ty mua than cám 3a và cám 4a của Tập đoàn than khoáng
sản Việt Nam cung cấp theo kế hoạch hàng năm. Ngoài ra Công ty còn mua
than của Công ty Hóa chất – Khoáng sản Bắc Giang; Chi nhánh công nghiệp
hóa chất mỏ Bắc Ninh.
+ Phụ gia xi măng: Công ty sử dụng 2 loại phụ gia là xỉ nhiệt điện phả
lại và đá ôlivin đen.
+ Vật tư: Công ty mua vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhà cung
cấp vật tư chính là Công ty TNHH Cơ giới đúc Yên Lợi.
+ Hóa chất: Mua của Công ty Hóa chất Lâm Thao.
+ Nhiên liệu: Nhiên liệu như: Dầu Diezel, dầu Duzel 0.25%S được cung
cấp bởi Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Bắc Giang; Công ty TNHH Quỳnh
Mai Km4-Song Mai-TP.Bắc Giang.

* Quan hệ với ngân hàng:
Là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa các giao dịch qua ngân hàng của
Công ty xảy ra không thường xuyên nhưng để thuận lợi cho một số khách
hàng ở xa trụ sở Công ty có thể thanh toán thuận lợi Công ty đang quan hệ
với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bố Hạ- Yên thế- Bắc
Giang.
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

10


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

* Quan hệ với cơ quan thuế:
Công ty kê khai và nộp thuế tại Cục thuế Bắc Giang.
* Phương hướng, chiến lược phát triển của Công ty.
Không ngừng phát triển, mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh, sử
dụng nguồn vốn có hiệu quả, phát huy tối đa khả năng sinh lời cho Công ty.
Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo
lợi ích cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. Công ty đã thực hiện
dự án xây dựng dây chuyền nung luyện clinker liên hoàn công suất 40.000
tấn/năm và đã đưa vào hoạt động. Dây chuyền mới đưa vào hoạt động đạt
hiệu quả như mong muốn, năng suất tăng lên, chất lượng sản phẩm sản xuất
tốt đảm bảo tiêu chuẩn mà vẫn hạn chế tối đa bụi, khí thải, chất thải đến môi

trường đã được Phân viện phòng chống vũ khí NBC - Viện hóa học - Bộ
Quốc Phòng kiểm tra ngày 09/05/2008.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty.
Xi măng là 1 trong những nguyên vật liệu có thể nói là rất quan trọng
của nghành xây dựng. Trong những năm gần đây do sự phát triển mạnh của
nền kinh tế nước ta, nhu cầu xây dựng tăng nhanh, yêu cầu về xi măng ngày
càng lớn. Do vậy công nghệ sản xuất xi măng phát triển vượt bậc với đầy đủ
các loại hình doanh nghiệp nhà nước, đầu tư nước ngoài, liên doanh, tư nhân
và Công ty cổ phần.
Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp cũng phát triển đi lên. Không
đứng ngoài xu thế đó Công ty TNHH một thành viên Xi măng Lâm Nghiệp
mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty đã tiến hành thay thế dần các thiết
bị trong dây chuyền nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển. Giữa năm
2008 Công ty đã tiến hành xây dựng 01 nung liên hoàn để thay thế 03 lò nung
hiện tại nâng công suất lên 40.000 tấn/năm. Dưới đây là quy trình công nghệ
sản xuất xi măng của Công ty TNHH một thành viên Xi măng Lâm Nghiệp.
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

11


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

Than

Phụ gia

Đất

Đá

Điều chỉnh

KT3

KT4

KT2

Phơi sấy

Kẹp đập

Phơi sấy

Kẹp đập

SL
3
Định lượng

KT1


SL
4
Định lượng

Kẹp đập

Kẹp đập
Nghiền & đồng
SL nhất
2

Hồi quy
SL
1

Định lượng

Định lượng

KT8

SL
5
Bể chứa
Đồng nhất 2

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp


Lớp: KT1-K9

12


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

Lò nung

Nước

Clinker
KT10

Gầu
Hồi quy

KT9

Thạch
cao

Sàng tuyển
kẹp hàn

Xỉ nhiệt điện



viên

KT6

Kh
o

Kho
chứa
KT5

Định lượng

Kẹp đập

Định lượng

Định lượng
Nghiền

Ký hiệu
: Tồn trữ
: Hoạt động
KT

: Kiểm tra

KT11

Vỏ

bao

KT12

Sl
6
Đóng bao

KT7

K
ho

Vận
chuyển

KT13

: Vận chuyển

(Nguồn: Phòng kĩ thuật công nghệ)

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

13



GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mặt bằng của Công ty
Đá vôi

Đât sét

Kẹp hàm

Máy cán

Đập búa
Xi lô chứa

Than

Xỉ Pirit

Sấy

Sấy

Xi lô chứa

Xi lô chứa

Đá vôi


Sấy
Xi lô chứa

Xi lô chứa

Cân bằng định lượng
Máy nghiền bi

Thiết bị phân ly

Xi lô phối liệu
Trộn ẩm

Tro xỉ

Thạch cao
Máy vê viên
Kẹp hàm

Bunke chứa

Xi lô chứa

Lò đứng nung clinker
Kẹp hàm

Bunke chứa

Máy nghiền bi


Xi lô xi măng

Thiết bị phân ly

Sàng quay
Đóng bao
Kho sản phẩm
Xuất

(Nguồn: Phòng kĩ thuật công nghệ)
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

14


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

Nguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất xi măng bao gồm:
- Đá vôi Đồng Tiến; Đất sét phù sa sông Thương; Than cám antraxit và
phụ gia.
- Quặng diatomit, xỉ phả lại, thạch cao, quặng sắt, quặng barium.
Xi măng mác PC 30 của Công ty được sản xuất bằng công nghệ lò đứng
theo phương pháp thô gồm các công đoạn được thể hiện trên sơ đồ 1.1 và sơ

đồ 1.2
* Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất chính:
- Công nghệ đồng nhất đất: Đất đủ tiêu chuẩn kĩ thuật được mua về tập
kết tại kho dự trữ ngoài trời. Sau đó được đảo trộn để đồng nhất nguyên liệu.
Đất sau khi được đồng nhất qua phơi tự nhiên và cưỡng bức bằng máy xấy
thùng quay Φ2,2x 14m để đảm bảo độ ẩm ≤ 3% , được đưa vào xi lô phục vụ
cho công đoạn nghiền nguyên liệu. Tại công đoạn sấy đã có hệ thống lọc bụi
tĩnh điện hoàn chỉnh hoạt động tốt.
- Than: Than dùng cho sản xuất xi măng lò đứng là than Hòn gai (Hàm
lượng chất bốc thấp, ít lưu huỳnh) được cung cấp bởi Tập đoàn than Khoáng
sản Việt Nam. Than nhập về chứa tại các kho riêng, phơi xấy tự nhiên và
cưỡng bức bằng máy sấy thùng quay Φ 2,2 x 14m để đạt độ ẩm ≤ 3% và được
đưa vào xi lô phục vụ cho công đoạn nghiền nguyên liệu.
- Các phụ gia khoáng hóa khác cũng được gia công tương tự để phục vụ
cho công đoạn nghiền nguyên liệu.
- Gia công đá vôi: Đá vôi đủ tiêu chuẩn kĩ thuật có kích thước ≤ 30 mm
được băng tải đưa vào máy đập búa, đá ra có kích thước ≤ 15 mm được đưa
lên chứa trong xi lô phục vụ cho công đoạn nghiền nguyên liệu.
- Nghiền nguyên liệu: Máy nghiền có công suất thiết kế 10 tấn/h.
Các nguyên liệu than, đá, đất, phụ gia được máy tính điều khiển tự động
cấp cho máy nghiền bi theo chương trình được cài đặt. Bột liệu sau khi ra
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

15



GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

khỏi máy nghiền phải đạt độ mịn ≤ 15% trên sàng N.008 và được chứa trong
xi lô cấp cho hệ thống trộn ẩm vê viên.
- Nung luyện Clinker: Nguyên liệu sau khi vê viên được đưa vào lò nung
bằng hệ thống palăng và được nung đốt theo quy trình. Sau khi ra lò Clinker
được đập sơ bộ, trộn đều với thạch cao, xỉ nhiệt điện phả lại đưa vào kho ủ
luân chuyển.
- Nghiền, đóng bao xi măng: Máy nghiền xi măng có công suất 10 tấn/h.
Clinker từ kho chứa được cấp cho máy nghiền bi sau đó qua thiết bị phân li và
đưa vào xi lô chứa cấp cho hệ thống đóng bao cơ giới hóa. Trọng lượng xi
măng bao là 50kg ±1. Xi măng đưa ra thị trường phải đạt TCVN 6260-1997.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG LÂM
NGHIỆP.
1.3.1. Đặc điểm về cơ cấu lao động và phân bổ lao động của Công ty
Bảng 1.2: Tình hình lao động của Công ty
Chỉ tiêu
Tổng lao động công ty
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Phổ thông

Năm 2006
Năm 2007 Năm 2008
120
134

136
6
7
7
14
14
15
17
18
18
83
95
96
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính kinh doanh)

Là Công ty sản xuất kinh doanh mặt hàng chủ yếu là xi măng có quy mô
sản xuất nhỏ nên Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý hoạt động theo hình thức
tập trung, lao động hiện nay gồm 136 CBCNV được phân bố trực tiếp.
Ngay từ đầu đi vào hoạt động ban lãnh đạo Công ty xác định lợi ích của
người lao động luôn gắn với lợi ích của Công ty. Toàn bộ CBCNV cùng đồng
lòng nhất trí trong lao động, giúp tạo thành khối liên kết bền vững trong Công
ty và nó không ngừng được phát triển.
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

16



GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

1.3.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh.
Xuất phát từ phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như trên
cơ sở lao động, trình độ chuyên môn của CBCNV. Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý của Công ty TNHH một thành viên Xi măng Lâm Nghiệp được mô tả
dưới sơ đồ 1.3 sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty
Giám đốc

Phòng kĩ thuật
công nghệ

Phòng kế toán tài
chính kinh doanh

Bộ
phận
KCS

Bộ
phận
kế
toán

Bộ
phận

nghiệm
thu

Tiếp
thị,
lái xe

Phòng tổ chức
hành chính

Bộ
phận
hành
chính

Ca
chuẩn
bị
nguyên
liệu

Nhà
ăn,
nhà
bảo
vệ

Phân xưởng
sản xuất


Xưởng
xi măng

Tổ
vận
hành

Ca lò
nung

Xưởng
cơ điện

Ca
thành
phẩm

(Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính kinh doanh)
Công ty là doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ do đó bộ máy quản lý
hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty được tổ chức quản lý theo mô
hình tập trung là hợp lí, phù hợp với mạng lưới của Công ty.
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
* Giám đốc: Do cấp trên có thẩm quyền bổ nhiệm, giám đốc là đại diện
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

17



GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
Giám đốc Công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định mọi việc
theo quy định.
Giám đốc được chủ sở hữu ủy quyền quản lý, sử dụng vốn và tài sản, lực
lượng lao động và các nguồn phúc lợi khác của Công ty nhằm thực hiện các
nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch được Công ty giao. Sử dụng có hiệu quả, bảo
toàn và phát triển vốn.
Xây dựng chương trình kế hoạch công tác hàng tháng, quý và năm,
phương án bảo vệ tài sản, phòng ngừa rủi ro như tai nạn lao động, cháy nổ.
Lập các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại lao
động của Công ty.
Xây dựng các định mức kinh tế, xây dựng các quy trình áp dụng tiến bộ
kĩ thuật để nâng cao chất lượng dịch vụ, đơn giá tiền lương, đơn giá sản phẩm
phù hợp. Tuân thủ điều lệ của Công ty, trung thực thừa hành chức vụ của
mình, bảo vệ lợi ích của Công ty.
* Phòng kế toán tài chính kinh doanh:
Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và dài hạn lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh cho từng tháng, quý, năm. Tham gia xây dựng và xây dựng lại các
định mức kinh tế kĩ thuật cho phù hợp với từng giai đoạn đổi mới công nghệ,
trang thiết bị trong sản xuất. Nghiên cứu thị trường nhằm cung cấp kịp thời
các sản phẩm mà thị trường đòi hỏi, tổ chức chào bán, mở rộng thị trường
nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ.
Tổ chức công tác hạch toán kịp thời, chính xác. Quản lý lưu trữ hồ sơ, tài
liệu chứng từ kế toán và các tài liệu khác có liên quan tới công tác quản lý tài

chính, hạch toán kế toán của Công ty. Quản lý chặt chẽ tài chính tín dụng, các
nguồn vốn và quỹ tiền mặt, thu chi đúng kế hoạch, đúng quy định. Đề xuất
các giải pháp công nợ, luân chuyển vốn để phát huy hiệu quả đồng vốn. Lập
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

18


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

kế hoạch tài chính, phân tích hoạt động kinh tế đáp ứng kịp thời các yêu cầu
hoạt động sản xuất, tìm ra các biện pháp kịp thời làm tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quyết toán theo quy định và chịu
trách nhiệm về độ chính xác, tính trung thực của số liệu báo cáo. Thực hiện
các nghĩa vụ nộp ngân sách, thuế, bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ khác.
Quan hệ với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết công tác tài chính
tín dụng và thanh quyết toán công nợ với khách hàng. Tham gia các công việc
đột xuất khác theo yêu cầu của giám đốc Công ty.
* Phòng kĩ thuật công nghệ:
Xây dựng chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, quy trình
công nghệ cho sản xuất, tổ chức thực hiện, theo dõi và bổ xung để nâng cao
tính khoa học và thực tiễn của quy trình. Đăng ký chất lượng sản phẩm, bao bì
nhãn mác theo quy định. Kiện toàn lực lượng KCS để sản phẩm sản xuất ra

đúng chất lượng đã đăng ký.
Kiểm tra toàn bộ nguyên nhiên liệu chính phụ trước khi nhập kho, đưa
vào sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật. Biên
soạn tài liệu, giảng dạy, bồ dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề
cho người lao động. Quản lý chặt chẽ toàn bộ trang thiết bị của phòng thí
nghiệm, sử dụng có hiệu quả số trang thiết bị được cấp.
Tham gia các công việc đột xuất theo yêu cầu của giám đốc Công ty.
* Phòng tổ chức hành chính:
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của người lao động trong toàn
Công ty. Giải quyết cá chế độ bảo hiểm, hưu trí, tai nạn lao động… Tuyển
dụng lao động theo kế hoạch được duyệt, xây dựng các kế hoạch đào tạo, đào
tạo lại lao động trong Công ty. Xây dựng nội quy quy chế quản lý cơ quan, tài
sản, lao động nhằm đảm bảo cho người và tài sản của Công ty. Thảo các công
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

19


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

văn chỉ thị, hợp đồng lao động, các quyết định theo yêu cầu của giám đốc.
Căn cứ kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, định mức hao phí lao động
cho từng đơn vị để xây dựng, thực hiện kế hoạch lao động tiền lương. Trang
bị bảo hộ lao động cho người lao động theo đúng quy định của luật lao động.

Huấn luyện, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiêm vụ cho người lao động
cũng như các kỳ thi tay nghề, nâng bậc cho công nhân.
Tiếp nhận công văn, tài liệu đến Công ty trình giám đốc. Quản lý và sử
dụng con dấu Công ty theo đúng quy định của giám đốc và pháp luật hiện
hành. Đón tiếp, hướng dẫn khách đến Công ty công tác. Tổ chức khám chữa
bệnh thường xuyên cho CB CNV, đề ra các biện pháp phù hợp để hạn chế
bệnh nghề nghiệp. Tham gia các công việc đột xuất của giám đốc Công ty.
* Ban bảo vệ Công ty:
Xây dựng nội quy về trật tự an ninh, bảo vệ tài sản. Tổ chức phổ biến
nội quy tới từng người lao động, xây dựng được các hạt nhân an ninh trong
đơn vị. Tổ chức học tâp, bồi dưỡng nghiệp vụ cho từng thành viên trong ban
nhằm nâng cao khả năng làm việc. Tổ chức bảo vệ một cách khoa học nhằm
đáp ứng yêu cầu bảo vệ con người, tài sản và trật tự an toàn cho Công ty.
Chủ động giải quyết các vụ việc xảy ra như trộm cắp phá hoại, gây rối
trật tự… Tổ chức việc phòng chống cháy nổ, sử dụng đúng pháp luật, an toàn,
tiết kiệm vũ khí được trang bị. Tham gia các công việc đột xuất khác theo yêu
cầu của giám đốc Công ty.
* Xưởng xi măng:
Căn cứ nhiệm vụ sản xuất tháng, quý, năm được giao xây dựng kế hoạch
chi tiết về lao động, khối lượng sản phẩm, nhu cầu dụng cụ sản xuất, tổ chức
thực hiện và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để hoàn thành kế hoạch sản xuất
được giao. Hướng dẫn tay nghề, quy trình công nghệ cho người lao động,
theo dõi việc thực hiện quy trình, tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên
Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

20



GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

nhằm nâng cao tính khoa học và thực tiễn của quy trình.
Trực tiếp hướng dẫn về kĩ thuật an toàn cho người lao động tại nơi làm
việc, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy an toàn lao động. Cùng
phòng tổ chức hành chính xây dựng các định mức hao phí lao động cho từng
công đoạn., Tổ chức học tập quy trình công nghệ, quy định an toàn, nâng cao
tay nghề, nâng bậc công nhân. Tham gia các việc đột xuất khác theo yêu cầu
của giám đốc Công ty.
* Xưởng cơ điện và vận hành:
Căn cứ nhiệm vụ sản xuất hàng tháng, quý, năm của Công ty xây dựng
và tổ chức thực hiện các kế hoạch chi tiết: Kế hoạch lao động cho từng thời
kỳ; Kế hoạch sửa chữa lớn máy móc thiết bị; Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa
định kỳ và thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất; Kế
hoạch dự trù vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế; Xây dựng quy trình vận hành
của từng thiết bị.
Kết hợp với phòng tổ chức hành chính trong việc tổ chức học tập nâng
cao tay nghề và trình độ cho người lạo động. Tham gia các công việc đột xuất
theo yêu cầu của giám đốc Công ty.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XI MĂNG LÂM NGHIỆP.
1.4.1. Tình hình cơ sở vật chất của Công ty.
Đầu tư cho sản xuất giúp tăng giá trị thặng dư là điều kiện cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, Việc thường xuyên nâng cấp
đổi mới công nghệ giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng xuất và chất lượng
sản xuất sản phẩm. Trong những năm qua Công ty TNHH một thành viên xi

măng Lâm Nghiệp rất chú trọng đến vấn đề này:

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

21


GVHD: PGS.TS.Phạm Thị Bích Chi

Trường: Đại học kinh tế quốc dân Khoa: Kế toán

Bảng 1.3: Tình hình cơ sở vật chất của Công ty.
(Đơn vị tính: 1,000đ)
So sánh
Chỉ tiêu

Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị dụng cụ quản lý
Tổng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

08/07


09/08

(%)

(%)

809,103

932,714

984,752 115.28

105.58

3,325,223

4,866,321

5,035.978 146.35

103.49

235,876

258,796

273,354 109.72

105.63


85,622

105,604

119,974 123.34

113.61

4,455,824

6,163,435

6,414,058 138.32

104.07

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Dựa vào bảng 1.3 ta thấy tình hình cơ sở vật chất của Công ty có nhiều
biến động, năm 2008 Công ty đã tiến hành xây dựng 01 lò nung liên hoàn để
thay thế 03 lò nung hiện tại và đưa vào hoạt động trong quý II/2009 với công
suất 40.000 tấn/ năm. Công ty bắt đầu có sự đầu tư mở rộng sản xuất, trong
các TSCĐ thì máy móc thiết bị dùng cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn chiếm
trên 80%. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ xi măng ngày một tăng của thị
trường thì hướng đầu tư vào máy móc thiết bị của Công ty còn tăng cao, cơ
cấu TSCĐ như vậy là hợp lý vì Công ty là đơn vị sản xuất nên TSCĐ dùng
trong sản xuất cao hơn TSCĐ dùng cho quản lý và bán hàng.
4.1.2. Kết quả hoạt động của công ty.
Nhìn chung, kết quả hoạt động của Công ty đạt được trong những năm
qua tương đối khả quan trước những khó khăn bởi biến động của thị trường
trong nước. Hàng năm, doanh số và lợi nhuận của Công ty đều gia tăng, và

luôn hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra.

Sinh viên: Đoàn Thanh Bình

Báo cáo thực tập tổng hợp

Lớp: KT1-K9

22


×