Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VIBank- Chi nhánh Hoàn Kiếm theo góc nhìn kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 60 trang )

BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP
HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUỐC TẾ VIBANK- CHI NHÁNH HOÀN
KIẾM THEO GÓC NHÌN
KINH TẾ VĨ MÔ
LỜI NÓI ĐẦU
1. Ly do nghiên cứu đề tài
Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính
cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, vì thế rủi ro tín dụng vẫn là
loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất
cho các Ngân hàng. Thông qua hoạt động tín dụng và những rủi ro tín
dụng tại Chi nhánh giao dịch Hoàn Kiếm -Ngân hàng Quốc tế VIBank ,
bài viết muốn nói lên được thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Từ đó
có những phân tích theo quan điểm kinh tế học và đưa ra những giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng thương mại
(NHTM) đóng một vai trò rất quan trọng. Nền kinh tế chỉ có thể phát
triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và
có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt
động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng
phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu
thông tiền tệ. Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín
dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương
mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của
Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và
ngược lại.


Trong hơn 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng có thể nói năm 2008 và
trong thời điểm những tháng đầu năm 2009 các Ngân hàng thương mại


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất trong hoạt động kinh doanh của
mình bởi môi trường kinh doanh có nhiều diễn biến bất ngờ và đổi chiều
nhanh chóng. Suy giảm kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Trong thực tế, Chính phủ Việt Nam đã điều hành các chính sách
vĩ mô thời gian qua khá linh hoạt trong những thời điểm nhạy cảm, góp
phần duy trì một môi trường vĩ mô phù hợp. Sau giai đoạn thắt chặt chính
sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát từ nửa cuối 2007 đến nửa đầu 2008,
chính sách tiền tệ đã có sự điều chỉnh mạnh theo hướng mở rộng nhằm
hạn chế sự suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Chính vì những sự thay đổi trái chiều
này mà các NHTM phải đứng trước những thách thức rất lớn trong quản
trị điều hành hoạt động kinh doanh để vượt qua khó khăn, giữ vững sự
ổn định và an toàn. Và ngân hàng Quốc tế VIBank cũng không phải
trường hợp ngoại lệ, nhưng với tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh
tranh, biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đã giúp cho VIBank tìm được thị phần riêng, vượt qua khó khăn và
trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương
mại nói chung và VIBank nói riêng là phải nâng cao chất lượng tín dụng,
đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Bài viết đã
sử dụng những lý thuyết và mô hình trong kinh tế học để làm cơ sở thẩm
định phân tích, nghiên cứu những tác động của chính sách tiền tệ thời

gian qua tới hoạt động của NHTM, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của
hoạt động tín dụng trong quản lý ngân hàng để làm căn cứ trình bày một
số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng qua đề tài: “ Rủi ro tín dụng và
các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ
phần Quốc tế VIBank- Chi nhánh Hoàn Kiếm theo góc nhìn kinh tế
vĩ mô”.
2. Nội dung nghiên cứu.
Bố cục đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Chương I : Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền
kinh tế thị trường.
Chương II : Thực trạng rủi ro tại NH Quốc tế VIBank-Chi nhánh
Hoàn Kiếm
Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của NH Quốc tế
VIBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm.


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

CHƯƠNG I
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN THEO CÁCH NHÌN
KINH TẾ HỌC
1. Ngân hàng Trung ương
1.1.Ngân hàng Trung ương và các công cụ điều tiết
Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và có
chức năng điều chỉnh chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. Ở Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò là một ngân hàng trung

ương.
Ngân hàng trung ương có hai nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ thứ nhất là
điều tiết các hoạt động Ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống
ngân hàng. Ngân hàng trung ương thường xuyên giám sát tình hình tài
chính của các ngân hàng và tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch
ngân hàng bằng thanh toán liên ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng trung
ương có thể cho các ngân hàng thương mại vay khi các ngân hàng này có
nhu cầu. Khi các ngân hàng gặp khó khăn về mặt tài chính như thiếu hụt
tiền mặt, thì ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối
cùng để duy trì sự ổn định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ
thứ hai và quan trọng hơn của ngân hàng trung ương là kiểm soát lượng
tiền cung ứng. Các quyết định được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính
sách có liên quan đến cung tiền được gọi là chính sách tiền tê. Thông qua
nghiệp vụ nghiệp vụ thị trường mở, các qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
lãi suất chiết khấu( lãi suất cho các ngân hàng thương mại vay), ngân
hàng trung ương có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín
dụng của một quốc gia.
Nghiệp vụ thị trường mở. Ngân hàng trung ương thực hiệm nghiệp
vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công
chúng. Khi mua trái phiếu chính phủ, ngân hàng trung ương phải trả cho


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

những người bán trái phiếu một lượng tiền đúng bằng giá trị các trái
phiếu chính phủ mua vào. Kết quả là cơ sở tiền tệ tăng lên một lượng
tương ứng. Do cơ sở tiền tệ tăng, cung tiền cho nền kinh tế sẽ tăng.
Ngược lại, khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ, những

người mua trái phiếu sẽ trả một khoản tiền tương ứng cho ngân hàng
trung ương. Kết quả là một lượng tiền tương ứng bị “rút khỏi lưu thông”,
tức là cơ sở tiền tệ giảm. Do cơ sở tiền tệ giảm, lượng cung tiền trong nền
kinh tế giảm.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động
tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi
đồng dự trữ. Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải
dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đồng mà nó nhận được
dưới dạng tiền gửi. Kết quả là, nó làm tăng tỷ lệ dữ trữ, làm giảm số nhân
tiền và làm giảm cung tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc làm tăng số nhân tiền và cung tiền.
Lãi suất chiết khấu. Công cụ thứ ba mà ngân hàng trung ương có thể
sử dụng để kiểm soát cung tiền là lãi suất chiết khấu, tức là lãi suất mà
ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay
tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền
của ngân hàng trung ương. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân
hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được
rút ra. Khi ngân hàng trung ương cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống
ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn. Ngân
hàng trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi
suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay
tiền của ngân hàng trung ương để bù đắp dự trữ. Đồng thời, để có thể đáp
ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ
ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ
dự trữ và làm giảm số nhân tiền. Bởi vậy, biện pháp tăng lãi suất chiết
khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền tệ và số nhân tiền, dẫn đến cung
ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyến
khích các ngân hàng vay nhiều tiền hơn từ ngân hàng trung ương và dự



BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

trữ với tỷ lệ thấp hơn, dẫn tới cơ sở tiền tệ và số nhân tiền tăng và cung
ứng tiền tệ tăng.
Như vậy, ngân hàng trung ương có thể tác dộng tới cung tiền thông
qua 3 công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu và
tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong 3 công cụ này, nghiệp vụ thị trường mở được
sử dụng rộng rãi nhất. Đó là công cụ tác động nhanh và hiệu quả nhất.
1.2.Cơ chế lan truyền
Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế
thông qua cơ chế lan truyền tiền tệ . Giả sử, vì lý do nào đó, ngân hàng
trung ương ( NHTW ) quyết định tăng cung tiền nền kinh tế. Đường cung
tiền tăng từ MS1 lên MS2.
i

MS

MS

1

2

i
i1

i1


i2

i2
M
D

I

M
I1
I2
I
S
Hình 1 – Tác động của tăng cung tiền tới lãi suất cân bằng
Hình 1 được sử dụng để biểu thị sự thay đổi cung tiền làm thay đổi lãi
suất như thế nào.
Ban đầu cung tiền ở mức

và lãi suất cân bằng là

. Khi nhà nước áp

dụng chính sách tiền tệ mở rộng, cung tiền tăng lên. Trong ngắn hạn, mức
giá là cố định nên cung tiền thực tế tăng lên
thị trường giảm xuống

Kết quả là lãi suất trên

. Khi lãi suất giảm xuống, cầu đầu tư tăng lên.


Do đầu tư là một thành tố của hàm chi tiêu nên khi cầu đầu tư tăng lên
làm đường chi tiêu dịch lên. Khi chi tiêu cho đầu tư tăng, thu nhập sẽ


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

được mở rộng theo số nhân.

2. Ngân hàng thương mại Việt Nam và các chức năng chủ yếu
2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại ( NHTM ) đã được hình thành từ rất sớm là tất yếu
của sự phát triển xã hội ngày một tiến bộ về khoa học công nghệ, về một
nền kinh tế hiện đại. Khi nghiên cứu về Ngân hàng thương mại, các nhà
kinh tế học đưa ra rất nhiều những quan niệm khác nhau về NHTM. Người
thì cho rằng "NHTM là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền".
Người khác lại nhận định: NHTM là trung gian tài chính có giấy phép kinh
doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở tài khoản tiền gửi, kể cả
các khoản tiền gửi có thể dùng séc…". Sở dĩ có tình trạng này là do
hoạt động NHTM rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ Ngân
hàng lại phức tạp và vấn đề này luôn biến động theo sự thay đổi chung
của nền kinh tế. Mặt khác, do tập quán, luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi
vùng khác nhau đă dẫn đến những quan niệm về NHTM không đồng
nhất giữa các nước trên thế giới.
Theo pháp lệnh: "Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính" ban
hành ngày 24/5/1990:" NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết

khấu và làm phương tiện thanh toán".
Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ
thông qua các nghiệp vụ huy động các nguồn vốn để cho vay, đầu tư và
thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác.
2.2. Các chức năng nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại
Chức năng huy động vốn: Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của
NHTM. Nó quyết định quy mô cũng như hiệu quả các hoạt động khác
của NHTM. NHTM có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách
nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế qua các hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức
khác. Ngoài ra, khi cần thêm vốn, NHTM có thể huy động vốn qua các
biện pháp chủ động như phát hành kỳ phiếu ngân hàng, phát hành các
chứng chỉ tiền gửi hay vay vốn của NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác.


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

Chức năng cung cấp tín dụng và đầu tư : Đây là hoạt động kinh doanh
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM. Thực hiện nghiệp vụ quan trọng là
tạo tiền, trở thành nguồn tích lũy vốn cho nền kinh tế tạo điều kiện làm tăng
tổng sản phẩm xã hội, mở rộng vốn đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế.
Có thể thấy hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NHTM,
nó lien quan đến tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên,
hoạt động lại chứa đựng rủi ro tiềm ẩn từ tất cả các ngành các lĩnh vực đó.
Chính vì vậy việc nghiên cứu rủi ro tín dụng là vấn đề cấp bách luôn được
các NHTM quan tâm.
Cung cấp các hoạt động dịch vụ:

Ngoài các chức năng cơ bản trên, NHTM cc̣òn tiến hành các hoạt động
dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khác hàng nhằm thu hút khách
hàng đồng thời đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Các hoạt
động dịch vụ của NHTM gồm có: Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, dịch vụ
mua bán và môi giới chứng khoán, dịch vụ tư vấn đầu tư , dịch vụ quản lý tài
sản và các chứng từ có giá.
Thông qua các hoạt động này, NHTM nhận được các khoản thu nhập
dưới hình thức lệ phí hoặc hoa hồng.
Có thể nói, các chức năng của NHTM đều rất quan trọng và liên quan
chặt chẽ với nhau.Chức năng huy động vốn là tiền đề tạo nguồn vốn tích
luỹ cho các hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại
nguồn thu nhập cho NHTM. Còn các hoạt động dịch vụ thu hút thêm
khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động huy động tiền gửi
và kinh doanh của NHTM.
2.3. Số lượng các Ngân hàng thương mại hiện nay


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

(Nguồn :SBV)
(*: tính đến thời điểm tháng 10/2009)
Chú thích: CN NHNN : Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
NHTM QD : Ngân hàng thương mại quốc doanh
NH LD : Ngân hàng liên doanh
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

Sau năm 1990, cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam
chuyển từ cấp 1 sang cấp 2. Kể từ đó đến nay, số lượng các ngân hàng đã

gia tăng đáng kể, chủ yếu là các NHTMCP và chi nhánh các Ngân hàng
nước ngoài, cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển của ngành ngân
hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước và cả các nhà đầu tư
nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10/2009, hệ thống ngân hàng Việt
Nam có 3 ngân hàng TMQD, 40 NHTMCP, 5 NHLD và 41 CN NHNN.

3. Quá trình tạo tiền của NHTM và mô hình cung tiền
3.1.Quá trình tạo tiền
Nếu bỏ qua sự khác biệt giữa các loại tiền gửi (tức là các định nghĩa
khác nhau về khối lượng tiền) và coi chỉ có một loại tiền gửi thống nhất
được ký hiệu là D, thì lượng tiền cung ứng hay viết gọn là cung tiền
(MS) bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng (Cu) cộng với tiền gửi
(D)
MS = Cu + D
Cơ sở tiền tệ tồn tại đươi hai hình thái: tiền mặt ngoài hệ thống ngân
hàng (Currency outside banks- Cu) và dự trữ của các ngân hàng thương
mại (Reserve-R).


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

B = Cu + R
Trong các nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền
tệ. Nguyên nhân là do quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại.
Quá trình tạo tiền của Ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua
hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống Ngân hàng.
Để thấy rõ vai trò tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, chúng ta
lần lượt xem xét hai tình huống sau.

Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%
Các ngân hàng chỉ nhận tiền gửi và giữ chúng với tư cách là dự trữ
mà không hề cho vay. Nếu công chúng mang toàn bộ tiền mặt đến gửi tại
hệ thống ngân hàng thì sẽ không có tiền mặt trong tay công chúng- toàn
bộ tièn giấy và tiền xu sẽ được giữ dưới dạng dự trữ- nhưng trái lại lượng
tiền gửi đúng bằng khối lượng tiền mặt. Trong điều kiện dự trữ 100%,
các ngân hàng không có vai trò gì trong việc thay đổi cung tiền.
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần và quá
trình tạo tiền
Trong thực tế, các ngân hàng luôn cho vay, họ chỉ giữ một phần số
tiền huy động được và cho vay phần còn lại. Hệ thống ngân hàng như
vậy được gọi là hệ thống ngân hàng dự trữ một phần. Để thấy được hệ
thống ngân hàng tạo tiền như thế nào, đầu tiên giả định công chúng
không giữ tiền mặt và như vậy lượng tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân
hàng sẽ bằng 0. Tiếp theo, giả thiết khi các ngân hàng nhận được một
khoản tiền gửi, ngân hàng giữ lại 10% dự trữ và cho vay 90% còn lại.
Trong trường hợp này, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng là 10%. Trong trường
hợp tổng quát với tỷ lệ dự trữ là rr thì lượng dự trữ (R) sẽ bằng rr nhân
với lượng tiền gửi (D).
Sau đây, chúng ta sử dụng bảng tài khoản chữ T để xem xét sự thay đổi
tài sản có và nợ của một ngân hàng (Ngân hàng thứ nhất) sau khi nhận
được một khoản tiền gửi mới là 1000 triệu đồng do Ngân hàng trung
ương mới phát hành. Trước khi ngân hàng thứ nhất cho vay, cung tiền
tăng 1000 triệu. Nhưng sau khi ngân hàng này cho vay thì tài khoản của
ngân hàng này thay đổi như sau:


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B


Ngân hàng thứ nhất
Tài sản có
∆ Dự trữ : 100
∆ Cho vay : 900

Tài sản nợ
∆ Tiền gửi: 1000

Bên phải của tài khoản là tài sản tăng them 1000 triệu đồng ( số tiền mà
ngân hàng nợ người gửi tăng them). Bên trái của tài khoản là tài sản có
cũng tăng thêm 1000 triệu đồng, trong đó ngân hàng bổ sung thêm 100
triệu đồng dự trữ và cho vay thêm 900 triệu. Tài sản có và tài sản nợ của
ngân hàng luôn bằng nhau. Như vậy cung tiền bây giờ tăng 1900 triệu
đồng vì những người gửi tiền vào ngân hàng nắm giữ 1000 triệu tiền gửi
không kỳ hạn và người đi vay tiền của ngân hàng nắm giữ 900 triệu đồng
tiền mặt. Như vậy, khi ngân hàng chỉ nắm giữ một phần tiền gửi huy động
dưới dạng dự trữ, nó đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán.
Sự tạo tiền không dừng lại ở Ngân hàng thứ nhất. Giả sử những người đi
vay từ Ngân hàng thứ nhất sử dụng 900 triệu đồng để mua sắm một số vật
dụng từ một vài người khác, những người này sau khi nhận được tiền lại
quyết định gửi toàn bộ số tiền mặt của mình vào Ngân hàng thứ hai. Ngân
hàng này lại giữ 10% (90 triệu đồng) làm dự trữ và cho vay 90% còn lại
(810 triệu đồng), cung tiền lại tăng them 810 triệu đồng.
Ngân hàng thứ hai
Tài sản có
Tài sản nợ
∆ Dự trữ : 90
∆ Cho vay : 810


∆ Tiền gửi: 900

Quá trình tiếp tục diễn ra: mỗi lần sau khi tiền mặt được gửi vào ngân
hàng, nó lại được ngân hàng cho vay một phần. Cứ như vậy lượng tiền
trong nền kinh tế ngày càng tăng. Vậy thì cuối cùng có bao nhiêu tiền
được tạo ra trong nền kinh tế? Bây giờ chúng ta sẽ cộng các khoản tiền
gửi nêu trên lại với nhau:
Số tiền gửi ban đầu
= 1000
Số tiền cho vay ra của ngân hàng thứ 1 = 900 [= 0,9 x 1000]


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

Số tiền cho vay ra của ngân hàng thứ 2 =

810 [= 0,9 x 900]

Tổng lượng tiền tăng lên
= 10.000
Như vậy, quá trình tạo tiền này không thể tiếp diễn vô hạn: lượng tiền bổ
sung ngày càng giảm dần. Nếu chúng ta cộng tất cả các con số trong ví dụ
trên, chúng ta sẽ thấy với 1000 triệu đồng mà Ngân hàng trung ương mới
bơm them vào lưu thông lượng tiền trong nền kinh tế tăng 10.000 triệu
đồng. Lượng tiền trong nền kinh tế tăng thêm do hoạt động của hệ thống
ngân hàng tạo ra từ một đồng mà Ngân hàng trung ương bơm vào lưu
thông được gọi là số nhân tiền. Như vậy trong trường hợp này tỷ lệ dự trữ
10% và không ai giữ tiền mặt, khi cơ sở tiền tệ tăng thêm 1000 triệu đồng

đã làm cung tiền tăng 10.000 triệu
đồng, và như vậy số nhân tiền là 10 (bằng 1 chia cho tỷ lệ dự trữ).
3.2. Mô hình về cung tiền:
Bây giờ chúng ta xem xét hiện tượng mở rộng lượng tiền so với cơ sở
tiền tệ do hoạt động của các ngân hàng dự trữ một phần một cách thận
trọng hơn.
Xuất phát từ các phương trình định nghĩa cung tiền và cơ sở tiền tệ mà
chúng ta đã đề cập ở trên:
B = Cu + R
MS = Cu + D
Bây giờ chúng ta xem xét mối quan hệ giữa cung tiền (MS) và cơ sở tiền
tệ (B). Đầu tiên chúng ta chia phương trình thứ hai cho phương trình thứ
nhất:
=
Bây giờ chia cả tử số và mẫu số bên vế trái của phương trình cho D chúng
ta
nhận
được:

Nếu ký hiệu cr là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi hay viết


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

gọn là tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi (cr = Cu/D) và rr là tỷ lệ dự trữ thực
tế của ngân hàng thương mại (rr = R/D), thì ta có thể viết lại phương trình
trên như sau :


Biểu thức trên chính là số nhân tiền mà chúng ta sẽ ký hiệu là

bởi vì

nó biểu thị mức độ mà mỗi đồng cơ sở tiền tệ để tạo thành cung tiền lớn
hơn. Mỗi khi ngân hàng trung ương bổ sung thêm 1 đồng cơ sở tiền tệ, thì
cung tiền trong nên kinh tế sẽ tăng thêm

đồng. Chính vì ảnh hưởng

này, cho nên đôi khi cơ sở tiền tệ còn được gọi là tiền mạnh ( highpowered money).
=
Biểu thức trên cho thấy số nhân tiền tệ phụ thuộc vào tỷ lệ tiền mặt ngoài
ngân hàng so với tiền gửi (cr) và tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng
thương mại (rr). Cả cr và rr đều có tác động ngược chiều đến số nhân tiền
: số nhân tiền tăng khi cr và/hoặc rr giảm; ngược lại, số nhân tiền giảm
khi cr và/hoặc rr tăng. Lưu ý rằng nếu cr =0 tức là tỷ lệ tiền mặt so với
tiền gửi bằng 0, một tình huống được gọi là không có rò rỉ tiền mặt và
mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản qua
hệ thống ngân hàng, thì số nhân tiền có giá trị là 1/rr, đúng như kết quả
nhận được trong ví dụ trên.
Từ phân tích ở trên chúng ra rút ra mô hình về cung tiền như sau:
MS =

xB

Như vậy cơ sở tiền tệ phụ thuộc vào cơ sở tiền tệ và số nhân tiền. Cung
tiền sẽ tăng khi cơ sở tiền tệ và/hoặc số nhân tiền tằn. Ngược lại, cung
tiền sẽ giảm khi cơ sở tiền tệ và/hoặc số nhân tiền giảm. Mối quan hệ
giữa cung tiền và cơ sở tiền tệ được minh họa trong hình dưới đây.



BCTT TỐT NGHIỆP

Tiền mặt ngoài Dự trữ
NH (Cu)
(R)

Đỗ Trà My_NH3B

Cơ sở tiền tệ (B)

Cung
tiền (MS)
Cu
Tiền gửi (D)
Sau đây chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về cơ sở tiền tệ, tỷ lệ dự trữ và
tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi, những yếu tố có tác động đến lượng cung
tiền trong nền kinh tế.
Cơ sở tiền tệ
Như chúng ta đã biết, cơ sở tiền tệ hay tiền mạnh bao gồm tiền mặt
ngoài hệ thống ngân hàng (Cu) và tiền dự trữ (R). Ngân hàng trung ương
kiểm soát cung tiền chủ yếu thông qua việc kiểm soát cơ sở tiền tệ. Cung
tiền tỷ lệ thuận với cơ sở tiền tệ. Vì vậy, sự gia tăng cơ sở tiền tệ làm tăng
cung tiền theo cùng một tỷ lệ.
Tỷ lệ dự trữ
Dự trữ bao gồm tiền mặt nằm trong két của các ngân hàng thương mại và
tiền gửi của các ngân hàng thương mại ở ngân hàng trung ương. Các ngân
hàng phải có dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Tỷ lệ dự trữ thực tế được quy định bởi 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là tỷ

lệ dự trữ bắt buộc (rrr), tức là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng
thương mại phải chấp hành theo quy định của ngân hàng trung ương. Việc
áp đặt dự trữ bắt buộc một mặt để đảm bảo cho các ngân hàng luôn có
tiền mặt khi khách hàng yêu cầu, mặt khác đây chính là một công cụ mà
ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền. Nhân tố thứ


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

hai là hành vi của các ngân hàng. Các ngân hàng có thể muốn dự trữ cao
hơn mức dự trữ bắt buộc, thường được gọi là dự trữ dôi ra. Đối với một
ngân hàng, việc quyết định nắm giữ bao nhiêu dự trữ dôi ra là một vấn đề
kinh tế giống như việc một cá nhân quyết định nắm giữ bao nhiêu tiền
cho động cơ dự phòng. Lợi ích của dự trữ thêm là ngân hàng luôn có thể
đáp ứng ngay lập tức nhu cầu rút tiền của khách hàng, làm giảm chi phí
giao dịch đối với khách hàng và củng cố niềm tin của họ vào hoạt động
ngân hàng. Mức dự trữ dôi ra thường cao khi hoạt động gửi tiền và rút
tiền diễn ra thất thường không thể dự tính được.
Khi lãi suất thị trường tăng lên, các ngân hàng có xu hướng giữ ít dự
phòng hơn và giảm lượng dự trữ dôi ra xuống mức thấp hơn. Điều này có
nghĩa rằng cung tièn có thể là hàm của lãi suất. Tuy nhiên,để đơn giản
cho việc mô hình hóa, chúng ta thường bỏ qua ảnh hưởng này. Các nhân
tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tính bất định của các giao dịch ngân hàng
tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ.
Khi tỷ lệ dự trữ càng thấp, ngân hàng càng cho vay nhiều và do đó tạo
thêm càng nhiều tiền từ mỗi đơn vị tiền gửi. Do đó, sự cắt giảm tỷ lệ dự
trữ thực tế của các ngân hàng thương mại sẽ làm tăng số nhân tiền và qua
đó làm tăng cung tiền.

Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi
Khi tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi càng thấp, công chúng
càng giữ ít tiền mặt và gửi nhiều tiền hơn vào các ngân hàng. Các ngân
hàng sẽ cho vay được nhiều hơn và kết quả là cả số nhân tiền và cung tiền
đều tăng.
Thói quen thanh toán của công chúng có ảnh hưởng quyết định tỷ lệ tiền
mặt nắm giữ so với tiền gửi. Chi phí và sự thuận tiện để nhận được tiền
mặt có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi. Tỷ lệ tiền mặt so với
tiền gửi cũng có tính thời vụ. Tỷ lệ này rất cao vào các dịp lễ, tết, hội hè.
4. Tín dụng Ngân hàng
4.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bên
chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian
nhất định, đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trả theo điều kiện đă thoả


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

thụân.Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ
chức kinh tế và cá nhân thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của khách
hàng, cho khách hàng vay, tài trợ thuê mua, bảo hành hay chiết khấu…
Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của NHTM thì hoạt động cho vay là
hoạt động phức tạp nhất. Trong bài viết này tôi chỉ xin được đề cập đến
khía cạnh cho vay của hoạt động tín dụng Ngân hàng.
4.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Hoạt động tín dụng NH là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có
hoàn trả vô điều kiện giữa hai chủ thể NHTM (bên cấp tín dụng) với các
tổ chức, cá nhân (đi vay) trong nền kinh tế.

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao
tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay
phải trả đúng kỳ hạn.
- Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, tức là phải trả thêm
phần lãi ngoài vốn gốc.
II. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHTM
1. Khái niệm về rủi ro
Nhiều nhà kinh tế học đã định nghĩa “ Rủi ro ” theo các cách khác
nhau .
Frank Knight, một học giả người Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “ Rủi
ro là sự bất trắc có thể đo lường được”. Alain Willet cho rằng “Rủi ro là
sự bất trắc có thể liên quan đến biến cố không mong đợi”. Còn Irving
Perfer lại nói “Rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo
lường bằng xác suất”. Một nhà kinh tế học người Anh là Marilic Hurt
Carty quan niệm “Rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong
tương lai có thể xác định được”. Theo ông “Kinh nghiệm hoạt động của
một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ của tần số các biên cố riêng
biệt trong quá khứ và do đó cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp xác
định được phân bố xác suất xuất hiện các biến cố trong tương lai”. Như
vậy, các định nghĩa tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở một nội
dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể
đo lường được.
Chính vì rủi ro gây ra mất mát thiệt hại nên không ai mong đợi.
Song rủi ro là những bất trắc vì thế không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người. Tuy nhiên rủi ro lại có thể đo lường được và đây
chính là cánh cữa hé mở cho các nhà kinh doanh đi vào thế giới rủi ro để
tìm kiếm vận may. Canh tranh là đặc tính cố hữu của nền kinh tế thị
trường và cạnh tranh thường mang lại rủi ro cho 1 bên nhất định. Vậy
muốn thắng lợi trong cạnh tranh, muốn tồn tại và phát triển, các nhà kinh

doanh phải tiên lượng trước xem cái gì đang chờ đón để có được những


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

giải pháp ngăn ngừa, chấp nhận rủi ro ở mức hợp lý chứ không phỉa run
sợ, né tránh rủi ro.
2. Rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng
2.1. Rủi ro tín dụng
Đó là loại rủi ro khi người vay không trả được nợ ngân hàng. Đây là
loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho
ngân hàng thương mại. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là
hoạt động tín dụng đầu tư. Thông thường đối với các ngân hàng trên thế
giới nó mang lại 2/3 phần thu nhập, còn ở Việt nam là 90% thu nhập của
ngân hàng thương mại. Tuy mang lại nhiều thu nhập nhưng trong lĩnh vực
này nếu gặp rủi ro thì hậu quả lại rất lớn, nhiều khi dẫn đến một ngân
hàng. “Các khoản tiền cho vay cú xác suất vỡ nợ cao hơn các tài sản khác
nên ngân hàng thu được lợi tức cao nhất nhờ vào các món cho vay”. Bất
cứ một rủi ro nào của người đi vay đều có thể đưa đến rủi ro tín dụng cho
ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất lưu
thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động phi sản xuất cũng không thể
thiếu sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Chính vì tín dụng ngân hàng tham
gia vào mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mà
mỗi ngành mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có tính đặc thù, có sự phức tạp
riêng, có những rủi ro riêng nên rủi ro tín dụng của ngân hàng mang tính
tổng hợp và khả năng xuất hiện là lớn hơn các ngành khác.
Ngân hàng thương mại không chỉ chịu rủi ro trong việc lựa chọn khách

hàng mà còn chịu rủi ro của khách hàng rủi ro tín dụng xảy ra khi bên vay
trong giao dịch không thực hiện đươc theo thời gian và điều kiện hợp
đồng làm người cho vay phải chịu tổn thất tài chính.
2.2. Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng
Lâu nay khi nói đến nghiệp vụ cho vay là nói đến những cạm bẫy rủi ro,
có nhiều cách phân loại RRTD theo những tiêu chí khác nhau.
- Dựa vào tính chất của rủi ro tín dụng
+ Rủi ro chậm trả: là người vay vốn không hoàn trả đủ cả gốc và lãi tiền
vay đúng hẹn trong hợp đồng tín dụng đã ký.
+ Rủi ro mất vốn: tức là NH không thu hồi được vốn vay (cả gốc và lãi)
- Dựa theo cách phân loại nợ tín dụng: Theo quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì RRTD được phân loại
như sau:
+ Nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã
cơ cấu lại và các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ tiêu chuẩn. Đây
là các khoản cho vay được NH đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được NH đánh giá là có khả
năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
+ Nợ nghi ngờ: gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo
thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ nghi
ngờ. Đây là các khoản cho vay được NH đánh giá là khả năng tổn thất
cao.
+ Nợ có khả nằn mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các

khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn
trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cáu lại và các khoản nợ
khác được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn. Đây là các khoản
cho vay được NH đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
3. Các hình thức của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng

Không thu
được lãi
đúng hạn

Không thu
được vốn
đúng hạn

Không thu
đủ lãi

Lãi treo phát
sinh

Nợ quá hạn
phát sinh

Lãi treo. 1
đóng băng
Miễn giảm. 2
lãi


Không thu
đủ vốn
)Mất vốn(

Nợ không. 1
có khả năng
thu hồi
Xóa nợ. 2

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trường hợp đối với nợ lãi và nợ gốc. Đó
là việc không thu được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi, không thu


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

được vốn đúng hạn hoặc không thu đủ vốn. Tuỳ trường hợp mà ngân
hàng hạch toán vào các khoản mục theo dõi khác nhau như lãi treo hoặc
nợ qúa hạn. Khi không thu được lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đang ở mức
thấp và chỉ đưa vào mục lãi treo phát sinh. Nếu ngân hàng không thể thu
đủ lãi thì sẽ có khoản mục lãi treo đóng băng, trừ những trường hợp ngân
hàng miễn giảm lãi đó cho doanh ngiệp. Còn khi không thu được vốn
đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát sinh. Tuy nhiên, khoản
này vẫn chưa thể coi là khoản mất mát hoàn toàn của ngân hàng vì có thể
vì lý do nào đó doanh nghiệp chậm trả nợ gốc và sẽ trả sau hạn cam kết
trong hợp đồng. Nếu như khoản này NH không thể thu hồi được (do
doanh nghiệp bị phá sản cẳng hạn) thì lúc này ngân hàng coi như gặp rủi
ro tín dụng ở mức độ cao vì đã phát sinh khoản nợ không có khả năng thu
hồi, trừ những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp vay vốn hội tụ đủ các

điều kiện theo quy định về xoá nợ thì NH có thể xem xét để xoá nợ cho
doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức, các hình thức đó luôn
chuyển biến cho nhau, mà mức độ cuói cùng là nợ không có khả năng thu
hồi. Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng người ta thường chú trọng vào các
nguy cơ xảy ra rủi ro như lãi treo và đặc biệt là nợ phát sinh, còn lãi treo
đóng băng và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi được coi là các tình
huống rủi ro thực sự nên thường được xem xét để giải quyết hậu quả và
rút ra bài học.
4. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
4.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thường xuyên phải đương đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối
rất lớn của quy luật cung cầu, giá cả thị trường ...nên cũng phải thường
xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía kể cả các rủi ro thuần tuý như thiên
tai, dịch bệnh, trộm cắp...có khi do giá cả thay đổi, khả năng quản lý kém,
sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước ...dẫn đến thiệt hại cho doanh
nghiệp làm cho kinh doanh gặp khó khăn thua lỗ, thậm chí phá sản.
Đồng thời hoặt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không thể
thoát ly khỏi mối quan hệ với NH. Chính vì vậy rủi ro của NHTM là cộng
hưởng rủi ro của các doanh nghiệp .
Nếu đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay <khách hàng>
thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia
làn hai trường hợp lớn. Khách hàng gian lận hoặc khách hàng không gian
lận.
Khách hàng gian lận, cố ý lừa ngân hàng


BCTT TỐT NGHIỆP


Đỗ Trà My_NH3B

Điều này được thể hiện qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở
hữu tài sản. Doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính không chính xác,
cố ý đưa ra số liệu sai sự thật, phản ánh không đúng thực trạng SXKD và
tình hình tài chính của đơn vị. Những món cho vay trên cơ sở những
thông tin giả như vậy dễ đưa đến rủi ro cho NH. Bên cạnh đó lợi dụng
khe hở về giấy tờ sở hữu tài sản ,doanh nghiệp có thể đem thế chấp một
tài sản ở nhiều ngân hàng khác nhau. Khi không thu được nợ, các NHTM
phát mãi tài sản thì mới biết bị lừa.
Ngoài ra, khách hàng có thể gian lận ngân hàng thể hiện qua việc sử dụng
vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, không
đúng phương án đã nêu nên không trả được nợ đúng hạn hoặc không trả
được nợ. Doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn nhưng lại dùng để mua
sắm tài sản cố định và bất động sản. Việc giá nhà đất đột ngột giảm xuống
làm doanh nghiệp kinh doanh nhà đất bị thua lỗ nặng không thể trả được
nợ ngân hàng. Ngân hàng có phát mại tài sản thế chấp đi nữa cũng không
đủ khoản cho vay vì tài sản thế chấp cũng là nhà đất nên cũng giảm giá
trị.
Việc khách hàng gian lận gây ra rủi ro cho ngân hàng còn thể hiện
qua những hoạt động của người đi vay có tư cách kém như cố tình
không trả nợ ngân hàng hoặc lừa đảo ngân hàng rồi bỏ trốn.
Khách hàng không gian lận
Không chỉ khi khách hàng có ý không tốt ngân hàng mới gặp rủi ro
mà ngay cả khi khách hàng đi vay có đủ tư cách, không có ý gian lận,
ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro tín dụng. Đó là khi khách hàng có trình
độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể
đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể đưa doanh
nghiệp của mình thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân hàng là rất
khó khăn.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hoặc bạn hàng
của doanh nghiệp gặp rủi ro thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc
thu nợ đúng hạn.
Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, trộm
cắp có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín
dụng cho ngân hàng.
4.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra
do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây được gọi là các hoạt
động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân sau
đây:
- Do thông tin tín dụng không đầy đủ. Ngân hàng có một cái nhìn
không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

họ. Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các
khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán
bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế.
Hiện nay nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các
thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. Cán bộ tín dụng
không có khả năng phân tích thẩm định dự án; kiến thức thị trường, kiến
thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhều khi cho vay mà không đánh giá
được liệu dự án hay phương án đó có khả thi không.
- Ngân hàng quá trú trọng về lợi tức, đặt mong muốn về lợi tức cao
hơn các khoản cho vay lành mạnh, do vậy rủi ro của khoản vay càng cao.

- Sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác để mong
muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn. Cạnh tranh không lành mạnh ở đây
có thể hiểu rằng ngân hàng đã bỏ qua một số bước kiểm định các khoản
cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ...
nhằm lôi kéo khách hàng.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường
xuyên. Nhân viên tín dụng không nắm bắt được tình hình tín dụng của
khách hàng cũng như môi trường tín dụng của nền kinh tế. Do vậy, hoạt
động sai sót, không nắm bắt kịp thời các khoản cho vay có vấn đề.
4.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Môi trường kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ
đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói
chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các ngân hàng thương
mại nói riêng.
Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ bao gồm các chính sách về
kinh tế, tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại ... Chỉ cần chính phủ thay
đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác
động trực tiếp là các ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh
của ngân hàng khác nhau luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của các
doanh nghiệp. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính
phủ đúng đằn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất
kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ,
phá sản.
Môi trường pháp lý
Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ
thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng

kinh tế, đầu tư tài chính tín dụng ... Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay những
cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng của
các ngân hàng thương mại. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường
pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho
cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh
doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo nên môi trường cho vay của
các ngân hàng thương mại. Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động
tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng , nó sẽ góp phần làm hạn chế
hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM.
4.4. Nguyên nhân từ môi trường xã hội
Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh
hưởng tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các
ngân hàng. Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá,
chính trị giữa các nước đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi.
Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền
kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiệi đại của những
nước phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước
ngoài, đầu tư hoặc vay tiền của nước ngoài... Tất cảc các hoạt động đó tạo
nên mối quan hệ kinh tế đối ngoại của mối quốc gia. Những thay đổi về
chính trị rất có thể dẫn đến sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷ

giá hối đoái giá các đồng tiền làm biến động thị trường trong nước như
giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi suất thị trường, mức
cầu tiền tệ... trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp và người chịu tác động là các ngân hàng thương mại.
5. Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động
tín dụng, các nhà ngân hàng đă rút ra một số dấu liệu cơ bản để giúp cho
các cán bộ tín dụng nhận biết, phán đoán và sớm có những biện pháp kịp
thời để ngăn chặn những rủi ro thực sự có thể xảy ra. Có các dấu hiệu cơ
bản sau:
5.1. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi
hạn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
Là một trung gian tài chính giữa bên thừa vốn với bên thiếu vốn trong
nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, nên
tính ổn định và hiệu quả hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng thì nợ quá hạn
nhân tố rễ gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong
hoạt động tín dụng thì Ngân hàng phải giữ cho tỉ lệ nợ quá hạn ở mức hợp
lí, và có thể, không để phát sinh nợ quá hạn.
Nợ quá hạn có nhiều loại, tuy nhiên, nếu dựa vào khả năng thu hồi thì
ta có thể chia nợ quá hạn ra thành hai loại là nợ quá hạn có khả năng thu

hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là những khoản nợ đến hạn thanh
toán, với nhiều lí do khác nhau khách hàng chưa có khả năng thanh toán,
nhưng các phân tích chủ quan của Ngân hàng cho thấy có thể thu hồi được
nợ.
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là nợ quá hạn không thể thu
hồi sau khi phân tích các khả năng thu hồi. Trong trường hợp này, các Ngân
hàng được phép trích quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp.
5.2. Lãi treo.
Lãi treo là số tiền mà khác không trả được khi đến hạn thanh toán lãi.
Lãi treo cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, bởi
vì việc thanh toán lãi không gắn với việc trả lại gốc và có giá trị nhỏ hơn
gốc rất nhiều, được trả vào cuối tháng, khi doanh nghiệp không thanh toán
được phần lãi của món vay cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn
đặc biệt về tài chính.
Do vậy, khi xuất hiện lãi treo Ngân hàng phải tiến hành điều tra, phân
tích kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả
năng thanh toán lãi theo đúng hạn. Dựa vào kết quả phân tích, Ngân hàng
sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhất để hạn chế những tổn thất cho cả
Ngân hàng và doanh nghiệp.
5.3. Một số dấu hiệu khác
Rủi ro tín dụng thường ẩn chứa trong "khoản vay có vấn đề" được
thể hiện bằng nhiều dấu hiệu, nhưng không có một mô hình nhất định nào
có thể mô tả chính xác, đầy đủ những dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng
sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, kiểm nghiệm trên thực tế hoạt động
tín dụng, một số dấu hiệu sau thường có tác dụng cảnh báo với cán bộ tín
dụng về khả năng trả nợ của người vay.
- Việc trì hoãn nộp các báo cáo tài chính của người vay.
Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp Ngân hàng hiểu được tình

hình tài chính của người vay, thông qua đó dự báo về khả năng trả nợ của
họ. Việc trì hoãn có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta phải xem xét đến
nguyên nhân chính đó là do tình hình hoạt động kinh doanh của người
vay đã có những dấu hiệu không bình thường nên họ không muốn Ngân
hàng biết sớm tình hình tài chính đang kém của họ.
- Mối quan hệ giữa Ngân hàng và người vay thay đổi.


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

Đó là sự chậm trễ trong việc sắp xếp các cuộc viếng thăm của Ngân hàng
đối với doanh nghiệp, nhằm giúp cho Ngân hàng kiểm tra, giám sát
những nghĩa vụ của người vay đối với khoản vay. Vấn đề này biểu hiện bởi
sự giảm sút bầu không khí không tin cậy và hợp tác giữa cán bộ Ngân
hàng và người vay vốn đã có từ lâu.
- Hàng tồn kho tăng lên quá mức bình thường, các khoản công nợ cũng gia
tăng.
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, khách hàng của
họ không còn tín nhiệm như trước nữa dẫn đến phải bán hàng với thời
hạn trả tiền lâu hơn, hoặc bán cả cho những khách hàng có khả năng yếu
kém về tài chính, có khả năng thanh toán thấp.
- Hoàn trả nợ vay không đúng hoặc lãi vay không thanh toán đúng kỳ
hạn.
- Thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh.
Vấn đề này được biểu hiện qua một số hình thức như: thu hẹp quy mô
sản xuất, chủng loại sản phẩm, công nhân nghỉ việc, bán bớt tài sản hoặc
một số vụ việc như sa thải công nhân, cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp.
- Các thảm hoạ về thiên nhiên như bão lụt, hoả hoạn, cháy rừng…

Khi các dấu hiệu phản ánh một khoản vay có vấn đề được nhận ra, biện
pháp đâu tiên mà các cán bộ tín dụng Ngân hàng phải làm là xác định
tính nghiêm trọng của vấn đề. Dĩ nhiên để hoàn tất công việc này đòi hỏi
phải có thêm lòng tin và sự cộng tác của người vay, thông tin thường lấy
từ các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của người vay. Các
biện pháp sau đó sẽ tuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình hình mà xử lý.
6. Tác động của rủi ro tín dụng.
6.1. Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng.
Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về
mặt tài chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi
nhuận Ngân hàng. Trong trường hợp Ngân hàng thu được lãi treo hay nợ
quá hạn thì cũng làm Ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi,
có khả năng mang lại lợi nhuận.
6.2. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của Ngân hàng gặp
nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay bị thoất thoát hoặc chậm thu
hồi trong khi Ngân hàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng
kỳ hạn. Chính điều này đă làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng.
6.3. Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng đã làm giảm uy tín của Ngân hàng và ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của của Ngân hàng. NHTM gặp nhiều rủi ro là
Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này đã làm cho uy tín của ngân
hàng bị giảm sút. Đây là một vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn

rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy
động vốn của Ngân hàng làm giảm quy mô hoạt động của Ngân hàng.
NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các Ngân hàng bạn,
Ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng
từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, Ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại
lý làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ của Ngân
hàng.
6.4. Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng.
Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đă làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối
với dân chúng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền
để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một Ngân hàng khác. Trường hợp
nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều người đến rút tiền về dẫn đến sự phá
sản thực sự của Ngân hàng.
Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải
gánh chịu mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với
ngân hàng. Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá
sản hàng loạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ
nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa qua bắt
nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống các NHTM đã làm cho nền kinh tế của các
nước trong khu vực bị điêu đúng. Chính điều này đã gây ta những rối loạn
về an ninh, chính trị, xã hội... kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như:
Thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh. Đây là những bài học thấm
thía có nguồn gốc từ những rủi ro tín dụng của NHTM.


BCTT TỐT NGHIỆP

Đỗ Trà My_NH3B

.


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HOÀN
KIẾM – NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIBANK
I. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH HOÀN KIẾM – NGÂN HÀNG
VIBANK.
1. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Hoàn Kiếm hiện nay.
Sơ đồ bộ máy điều hành tại Chi nhánh Hoàn Kiếm
GIÁM ĐÔC

CÁC PHÓ GIÁM
ĐỐC

Trưởng
Phòng kế
toán

Tổ Kiểm
tra nội bộ

Các phòng
chuyên
môn
nghiệp vụ

Phòng giao
dịch

Quỹ tiết
kiệm


2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hoàn Kiếm –
Ngân hàng VIBank trong 3 năm qua (2007-2008-2009).


×