Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu tạo hạt nano polymer bọc alpha mangostin và bước đầu đánh giá hoạt tính kháng ung thư in virtro của hạt tạo được (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 65 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
------*****------

NGUYỄN TRUNG HỢP

“NGHIÊN CỨU TẠO HẠT NANO POLYMER
BỌC ALPHA- MANGOSTIN VÀ BƯỚC ĐẦU
ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG UNG THƯ IN
VITRO CỦA HẠT TẠO ĐƯỢC’’
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

LỜI CẢM ƠN
--------------Trong quá trình thực hiện luận văn khoa học, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, khích lệ và động viên của các Thầy, Cô giáo, các bạn đồng
nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình. Qua đây, tôi xin được
gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình đến những cá nhân và tập thể đã hết lòng
giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành bản luận văn này.


Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn
Thị Mai Phương, phòng Sinh hóa Thực vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi có thể tìm hiểu, nâng cao kiến thức trong suốt quá
trình học tập, thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Đảng ủy, lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ phòng Kỹ thuật
hình sự - Công an thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời
gian tôi đi học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình thân yêu, bạn bè, người thân và
đồng nghiệp - những người đã luôn luôn ở bên tôi, luôn động viên, khích lệ
và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, tháng

năm 2017

Học viên

Nguyễn Trung Hợp

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
1


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

AMG


Alpha – magostin

DLS

Dynamic light scattering

EPS

Exopolysaccharide

FESEM

Field emission scanning electron microscopy

HPLC

High performance liquid chromatography

NMG

Nanomagostin

NMR

Nuclear magnetic resonance

TLC

Thin layer chromatography


DMEM

Dulbecco’s Modified Eagle’s media

FBS

Fetal Bovine Serum

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
2


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 9
1.1. Bệnh học ung thư ................................................................................... 9
1.1.1. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư .................................... 10
1.1.2. Nguyên nhân gây ung thư ............................................................. 11
1.1.3. Các liệu pháp điều trị ung thư ....................................................... 11
1.1.4. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới và Việt Nam ....................... 13
1.2. Công nghệ nano và ứng dụng .............................................................. 15
1.2.1. Hệ dẫn thuốc cấu trúc nano ........................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm của hạt nano .................................................................. 17
1.2.3. Nghiên cứu về vật liệu nano phục vụ y học tại Viêt Nam ............ 18
1.3. Khái quát về β-cyclodextrin ................................................................. 19
1.3.1 Cấu trúc của β-cyclodextrin ........................................................... 19
1.3.2 Tính chất của β-cyclodextrin.......................................................... 20

1.3.3 Ứng dụng của β-cyclodextrin......................................................... 22
1.4. Alpha-mangostin, chất kháng ung thư tiềm năng từ vỏ quả măng cụt
(Garcinia mangostana L.) ............................................................................ 23
1.4.1. Đặc điểm sinh học ......................................................................... 23
1.4.2. Các chất xathone trong măng cụt .................................................. 24
1.4.3. Tác dụng sinh học của các chất xanthone trong cây măng cụt ..... 25
1.4.4. Alpha- mangostin từ vỏ của quả măng cụt (Garcinia mangostana
L) ............................................................................................................. 27
1.5. Ý tưởng nghiên cứu của đề tài ............................................................. 28
Chương 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP........................................ 29
2.1. Dòng tế bào ưng thư và các điều kiện nuôi.......................................... 29
2.2. Nguyên liệu thực vật ............................................................................ 30
2.3. Hóa chất, thiết bị. ................................................................................. 30
2.3.1. Hóa chất ........................................................................................ 30
2.3.2. Thiết bị .......................................................................................... 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 31
3


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

2.4.1. Tinh sạch AMG từ vỏ quả măng cụt ............................................. 31
2.4.2. Tạo hạt nano polyme micelle bọc AMG (nanomangostin) và đánh
giá các đặc trưng của hạt ......................................................................... 32
2.5. Hoạt tính gây độc lên dòng tế bào ung thư phổi A549 ........................ 33
2.6. Đánh giá sự thâm nhập của hạt NMG vào tế bào ................................ 34
2.7. Đánh giá ảnh hưởng của NMG đến kích thước nhân tế bào................ 34
2.8. Xử lý thống kê ...................................................................................... 34

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 34
3.1. Nghiên cứu quy trình tinh sạch AMG từ vỏ quả măng cụt.................. 34
3.1.1. Tách chiết phân đoạn có chứa AMG từ vỏ quả măng cụt ............ 34
3.1.2. Tinh sạch AMG từ vỏ quả măng cụt ............................................. 37
3.2. Chế tạo hạt nano polymer bọc mangostin (nanomangostin)-NMG ..... 46
3.2.1. Tổng hợp hạt NMG ....................................................................... 46
3.2.2. Tối ưu hóa các thông số tạo hạt NMG .......................................... 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
ĐỀ NGHỊ......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57
Tài liệu tiếng Việt........................................................................................ 57
Tài liệu tiếng Anh........................................................................................ 58
Nguồn trích dẫn URL .................................................................................. 61
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................... 62
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 64

4


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng
Bảng 1.1. Công thức hóa học một số xanthone có trong vỏ quả
măng cụt

Trang

24

Bảng 3.1. Độ sạch của chế phẩm α-mangostine so với chất chuẩn

41

Bảng 3.2. Số liệu phân tích phổ 1H và 13C của AMG đã tinh sạch

43

Bảng 3.3. Đánh giá hiệu quả mang AMG của các chất nghiên cứu

48

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ trộn của chất mang β - cyclodextrin
và AMG lên các thông số hạt

49

5


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

DANH MỤC CÁC HÌNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Hình

Trang


Hình 1.1. Các ưu điểm của hệ dẫn thuốc nano

15

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ dẫn thuốc

16

Hình 1.3. Hình minh họa cấu trúc các loại nano dẫn thuốc

17

Hình 1.4. Hình ảnh minh họa cấu trúc phân tử β-cyclodextrin

19

Hình 1.5. Quả măng cụt

23

Hình 1.6. Công thức cấu tạo alpha – mangostin

27

Hình 3.1. Sắc ký đồ phân đoạn chiết vỏ quả măng cụt trong ethanol
và n-hexane sử dụng phương pháp sắc ký lớp mỏng
Hình 3.2. Sắc ký đồ phân đoạn n-hexane sử dụng phương pháp sắc
ký lớp mỏng
Hình 3.3. Sắc ký cột silica gel phân đoạn chiết n-hexane của vỏ quả

măng cụt với hệ dung môi rửa chiết n-hexane: acetone theo tỉ lệ (3:1)
Hình 3.4 A. Sắc ký đồ AMG tinh sạch từ vỏ quả măng cụt với hệ dung
môi hexane: acetone (3:1 v/v).
Hình 3.4 B. Sắc ký đồ AMG tinh sạch từ vỏ quả măng cụt với hệ dung
môi TEAF (5:3:1:1 v/v)
Hình 3.5. Sắc ký đồ HPLC của chất tinh sạch sau khi qua các cột sắc

37

38

39

40

40
40

ký silicagel đo trên máy Hitachi – DAD L2455

6


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

Hình 3.6. Phổ Proton (A) và 13C (B) của chất AMG đo trên máy
NMR Bruker, Avance 500
Hình 3.7. Phổ MS của chất AMG đo trên máy LC-MS, Avance

500

42

44

Hình 3.8. Cấu trúc hóa học của AMG (C24H26O6).

44

Hình 3.9. Sơ đồ qui trình tinh sạch AMG từ vỏ quả măng cụt

45

Hình 3.10. Dung dịch NMG thu được sử dụng chất mang β-

49

cyclodextrin
Hình 3.11. Kích thước hạt NMG đo trên máy DLS

50

Hình 3.12 A. Ảnh chụp FE-SEM hạt NMG

50

Hình 3.12 B. Ảnh chụp kính hiển vi đồng tụ quét laser hạt NMG

50


Hình 3.13. Thế zeta của hạt nanomangostin đo trên máy DLS 3.3

51

Hình 3.14. Hoạt tính gây độc tế bào của NMG tan trong nước lên

52

dòng tế bào ung thư A549
Hình 3.15. Khả năng xâm nhập của NMG vào tế bào ung thư phổi
(A). (B). (C)
Hình 3.16. Hình thái nhân tế bào khi xử lý với AMG và NMG

53
54

7


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

MỞ ĐẦU
Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm, Việt Nam có khoảng 150.000 200.000 người mắc bệnh ung thư mới và khoảng 75.000 - 100.000 người tử
vong vì căn bệnh này. Công bố của tổ chức Y tế thế giới (WHO) 4/2014 cho
thấy Việt Nam thuộc thuộc nhóm thứ hai các quốc gia dẫn đầu về tỉ lệ mắc
bệnh này. Phần lớn các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam (khoảng 70%) chỉ đến
bệnh viện điều trị khi đã quá muộn, khiến cho cơ hội chữa khỏi bệnh rất thấp.

Theo thống kê, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam là 35%. Ung thư đang
là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt Nam và thực sự là mối quan tâm
của cả quốc gia.
Hiện nay, các loại thuốc điều trị ung thư thường không mang lại hiệu quả
mong muốn do một số nguyên nhân như tính hướng đích đặc hiệu chưa cao và
hiệu quả thâm nhập khối u kém vì khả năng hòa tan của thuốc thấp. Đặc biệt,
những thuốc tự nhiên đang được sử dụng hiện nay trong điều trị ung thư như
paclitaxel, doxorubixin, curcumin, có tính tan rất kém (ví dụ curcumin chỉ đạt
0,001%), vì thế khả năng xâm nhập khối u cũng như điều trị bệnh rất hạn chế.
Ứng dụng công nghệ nano vào y học bằng cách dùng các dạng vật liệu
ở kích thước nano để tương tác với yếu tố sinh học ở mức tế bào hay xuống
thấp hơn nữa ở cấp phân tử, ví dụ dẫn thuốc đến các tế bào bệnh và chẩn đoán
bệnh ở mức phân tử đã được chứng minh là tăng tính sinh khả dụng, hướng
đích, giảm liều dùng nhờ khả năng bảo vệ dược chất và giảm thải trừ thuốc
trong cơ thể.
Măng cụt (Garcinia mangostana L) là thực vật được trồng phổ biến ở các
nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Vỏ quả chứa hàm lượng lớn các
chất xanthone (có thể đạt đến 0,2%), là những chất thuộc nhóm phenol, có
nhiều đặc tính sinh học quí. Alpha-mangostin (AMG) là một dẫn xuất
xanthone tự nhiên phổ biến nhất ở vỏ quả măng cụt. Chất này đã được chứng
8


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

minh là có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm và ức chế sự phát
triển của các dòng tế bào ung thư rất cao. Phân tích in vitro cũng khẳng định
chất này ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư ruột HT-29 với IC50 khoảng

6–12 μM đồng thời làm giảm sự biểu hiện của BcL-2 DNA β-catenin. AMG
cảm ứng apoptosis ở các tế bào ung thư đã được nhiều nghiên cứu khẳng định.
AMG đưa vào cơ thể theo đường uống cũng làm giảm sự phát triển của khối
u ở chuột. Các nghiên cứu gần đây của Nguyen và cộng sự [20] cho thấy AMG
có khả năng ức chế có hiệu quả sự hình thành biofilm của vi khuẩn gây sâu
răng ở người là Streptococcus mutans. Ngoài ra, AMG còn có tác dụng ức chế
hoạt tính enzyme HIV-1 protease với nồng độ IC50 là khoảng 5,1 M. Vì thế,
việc nghiên cứu và ứng dụng chất này đã và đang thu hút sự quan tâm của rất
nhiều nhà khoa học trong suốt hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, cũng giống
như curcumin và paclitaxel, khả năng hòa tan chất này trong nước rất thấp (chỉ
đạt 0,0002%), do đó đã hạn chế lớn hoạt tính sinh học của nó. Cho đến nay,
ngoài việc nghiên cứu tổng hợp những dẫn suất mới của nó để tăng cường tính
tan và hiệu quả tác dụng thì cũng đã bắt đầu xuất hiện một số nghiên cứu trên
thế giới về việc nâng cao tính tan của AMG sử dụng phương pháp tạo hạt nano
(nanomangostin) để xử lý các bệnh liên quan đến ung thư. Các kết quả thu
được là rất khả quan nhưng vẫn cần phải có những nghiên cứu tiếp tục đi sâu
hơn nữa nhằm tạo được hệ hạt tối ưu, có tính sinh, khả dụng cao, có khả năng
ứng dụng thực tiễn.
Đề tài luận văn này nhằm tạo hạt nano polymer bọc mangostin
(nanomangostin) để làm tăng tính tan và sinh khả dụng của chất AMG, tạo cơ
sở để ứng dụng chúng trong xử lý các bệnh ung thư.

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh học ung thư
9


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp


Ung thư là căn bệnh của tế bào, đơn vị của cơ thể sống. Đây là một thuật
ngữ để chỉ một nhóm các bệnh liên quan đến việc các tế bào tăng trưởng một
cách bất thường, thoát khỏi mọi cơ chế kiểm soát của cơ thể, gây tổn hại đến
các tế bào bình thường và cuối cùng khiến cơ thể bị tử vong [14].
Bình thường, các tế bào của cơ thể phát triển, phân chia và chết một cách
trật tự theo quy định của cơ thể (gọi là chết theo chương trình - Apoptosis). Khi
bị ung thư, tế bào phân chia bất thường, không kiểm soát tạo thành các khối u,
di căn khắp cơ thể gọi là ung thư [12].
Ung thư là vấn đề sức khỏe của con người trên toàn thế giới và là một
trong nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Hiện nay đã phân thành
5 loại ung thư theo nguồn gốc tế bào: i)Ung thư biểu mô Carcinoma: là loại
ung thư phổ biến nhất, chiếm tới 80% tổng số loại ung thư. Chúng được sinh ra
từ các tế bào biểu mô, là loại tế bào bao phủ các bề mặt của da và cơ quan nội
tạng; ii)Ung thư Sarcoma:là loại ung thư xuất hiện từ những thay đổi trong tế
bào của cơ bắp, xương, mỡ, hoặc mô liên kết; iii)Ung thư Leukaemia: là dạng
ung thư các tế bào bạch cầu ác tính; iv)Ung thư Lymphoma và Myelmas: là dạng
ung thư của tế bào thuộc hệ thống miễn dịch như hệ bạch huyết, tủy xương;
v)Ung thư hệ thống thần kinh: là dạng ung thư bắt nguồn từ các mô của não và
tủy sống [12].
1.1.1. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư
-Giai đoạn khởi phát
Bắt đầu từ khi tế bào gốc tiếp xúc với các tác nhân gây đột biến. Quá trình
này diễn ra rất nhanh, hoàn thành trong một vài giây và không thay đổi được.
Trong cuộc đời, con người có rất nhiều tế bào cơ thể trải qua giai đoạn này,
nhưng không phải tế bào nào cũng phát sinh bệnh. Đa số các tế bào khởi phát
hoặc là không tiến triển hoặc là chết đi, hoặc bị hệ miễn dịch của cơ thể vô hiệu
hóa.
-Giai đoạn tăng trưởng, thúc đẩy, chuyển biển
10



Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

Ở giai đoạn này các tế bào ung thư còn ở mức độ nhỏ, cư trú ở một mô
nào đó trong cơ thể.
-Giai đoạn lan tràn
Giai đoạn này có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm. Các khối u tăng sinh,
gia tăng có thể từ 100 đến 1 triệu tế bào. Tuy nhiên khối u trong giai đoạn này
cón quá nhỏ để phát hiện bằng phương pháp phân tích được.
-Giai đoạn tiến triển – xâm lấn – di căn
Giai đoạn này là sự tăng lên kích thước của khối u. Đây là giai đoạn khối
u phát triển nhanh. Trong giai đoạn này các tế bào ung thư không chỉ phát triển
ở cơ quan đầu tiên xuất hiện, mà còn xâm lấn, di căn sang khác mô, tổ chức
khác của cơ thể.
1.1.2. Nguyên nhân gây ung thư
Có rất nhiều tác nhân gây ung thư, tất cả đều liên quan đến sự đột biến của
các tế bào trong cơ thể dẫn đến sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào này.
Các tác nhân gây đột biến như hóa chất độc hại, tia phóng xạ, các virus
ung thư làm cho các tế bào bình thường bị đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể.
Đầu tiên tế bào bị mất khả năng kiểm soát sự phân chia và liên kết tế bào. Vật
liệu di truyền (DNA) của một tế bào bị thay đổi hoặc hư hỏng, làm tăng sinh
vô tổ chức các tế bào “lỗi”- tế bào ung thư. Các tế bào ung thư này không chết
đi theo chương trình được lập trình sẵn (apoptosis) như các tế bào bình thường
mà tiếp tục tăng sinh và nhân lên mất kiểm soát tạo thành một khối lớn gọi là
khối u. Các khối u có khả năng di căn sang các phần khác gọi là u ác tính hay
là ung thư.
1.1.3. Các liệu pháp điều trị ung thư

Điều trị ung thư có nhiều phương pháp, tùy thuộc vào từng loại ung thư
mà sử dụng phương pháp cho phù hợp hay kết hợp nhiều phương pháp điều trị
cùng một lúc. Theo Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ (NCI), hiệp hội ung

11


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

thư Hoa Kỳ (ACS) điều trị ung thư có thể chia thành một số nhóm lớn phương
pháp sau [32]:
-Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được sử dụng để chuẩn
đoán, điều trị, hoặc thậm chí ngăn ngừa ung thư trong một số trường hợp. Hầu
hết những người bị ung thư sẽ có một số loại phẫu thuật. Đây là phương pháp
phổ biến và đem đến cơ hội lớn nhất để chữa bệnh, đặc biệt là nếu ung thư chưa
ở giai đoạn di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
-Phương pháp xạ trị: Xạ trị sử dụng các hạt năng lượng cao hoặc sóng để
tiêu diệt tế bào ung thư. Nó là một trong những phương pháp điều trị phổ biến
nhất đối với một số bệnh ung thư ở dạng không thể phẫu thuật hoặc hóa trị.
Phương pháp này có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các hình thức điều trị
khác.
-Phương pháp hóa trị: là sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh ung thư.
Hóa trị hoạt động bằng cách ngăn hoặc làm chậm, làm ngưng sự tăng trưởng
của tế bào ung thư. Hóa trị tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, không chỉ giết chết tế
bào ung thư mà còn có thể giết hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động
của các tế bào khỏe mạnh.
-Phương pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch điều trị là sử dụng hệ
thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Có một số loại liệu pháp

miễn dịch, bao gồm các kháng thể đơn dòng (rituximab) và trastuzumab
(Herceptin), miễn dịch không đặc hiệu (interferon, interleukins, các cytokine)
và vắc xin ung thư.
-Phương pháp hướng đích: là một loại mới hơn của điều trị ung thư, sử
dụng thuốc để tấn công trực tiếp vào các tế bào ung thư, thường là không gây
tổn hại đến các tế bào bình thường. Liệu pháp này là nền tảng của y học chính
xác. Liệu pháp này nhằm vào những yếu tố dẫn tới sự thay đổi quan trọng trong
các tế bào ung thư bao gồm những yếu tố giúp chúng phát triển, phân chia và
lây lan. Thuốc của nhóm này chủ yếu là các thuốc phân tử nhỏ và kháng thể
12


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

đơn dòng. Thuốc phân tử nhỏ là đủ nhỏ để dễ xâm nhập vào bên trong tế bào,
vì vậy chúng được sử dụng cho các đích bên trong tế bào. Ngược lại, các kháng
thể đơn dòng là loại thuốc mà không xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng.
Thay vào đó, chúng gắn với các mục tiêu cụ thể trên bề mặt ngoài của tế bào
ung thư.
Hiện nay, trên thế giới có một số hệ nano polymer mang thuốc điều trị ung
thư đã và đang được thử nghiệm lâm sàng pha III được sử dụng trong tiêm
truyền tĩnh mạch như: Genexol-PM® là một dạng nano polymer methoxypoly
(ethylene glycol)-block-poly(D,L-lactic) (mPEG-PDLLA) (dùng trong điều trị
ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt) đã và đang được thử
nghiệm ở lâm sàng pha II đối với ung thư tuyến tụy. Kết quả bước đầu cho thấy,
Genexol PM làm tăng hàm lượng paclitaxel trong máu, cho phép xử dụng liều
cao hơn dạng paclitaxel tự do [34]; ELIGARD® là một hệ nano polymer dẫn
truyền leuprolide acetate dùng để tiêm dưới da trên những bệnh nhân ung thư

tuyến tụy và ung thư vú. Các kết quả lâm sàng pha III cũng đang được theo dõi
[30]. Paclitaxel poliglumexvới tên thương mại là Opaxio® đang sử dụng trong
điều trị ung thư buồng trứng, ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư não là
một loại thuốc dạng nano được tạo nên từ sự kết hợp các phân tử paclitaxel với các
phân tử polymer polyglutamate tan được trong nước cũng đang được thử nghiệm lâm
sàng ở pha III [33].
1.1.4. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới và Việt Nam
Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế
giới, với khoảng 14 triệu trường hợp mới vào năm 2012.Số ca bệnh mới sẽ tăng
khoảng 70% trong vòng 2 thập kỷ tới.Ung thư đã gây tử vong cho 8,8 triệu người
vào năm 2015.

13


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

Tác động kinh tế của ung thư là rất đáng kể và đang gia tăng. Tổng chi phí
kinh tế hàng năm cho ung thư trong năm 2010 ước tính khoảng 1,16 nghìn tỷ đô
la Mỹ [35].
Một điểm đáng lưu ý khác là tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở các nước phát
triển (nước giàu) và các nước đang phát triển và các nước nghèo đã dần dần thay
đổi theo thời gian. Các nước nghèo có tỉ lệ mắc ung thư tăng dần lên và giảm đi
ở các nước giàu. Trong đó các loại ung thư đại trực tràng, tiền liệt tuyến thường
gặp ở các nước giàu. Nhưng ở các nước đang phát triển chủ yếu gặp các loại
ung thư cổ tử cung, vòm họng, gan, thực quản…Một số loại ung thư thường gặp
xếp theo thứ tự phổ biến như sau: i) Ung thư phổi: (chiếm khoảng 12,4% các
loại ung thư); ii) Ung thư dạ dày: ước tính có khoảng 934.000 bệnh nhân loại

ung thư này mới mắc hàng năm; iii) Ung thư vú: là loại ung thư thường gặp nhất
ở nữ (chiếm khoảng 23% tổng số các loại ung thư); iv) Ung thư đại trực tràng:
chiếm khoảng 9,4% tổng số các loại ung thư; v) Ung thư gan: chiếm khoảng
5,7% tổng số các loại ung thư và có liên quan mật thiết với tiền sử viêm gan
virus B và C.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm do căn bệnh này rất đáng báo
động. Theo thống kê, có đến hơn một nửa số bệnh nhân ung thư đi khám đã ở
giai đoạn muộn (khoảng 80%) hoặc quá muộn.
Tại Việt Nam, các loại bệnh ung thư hiện nay có tỷ lệ mắc và tử vong tùy
thuộc vào giới tính. Theo đó, ở nam giới 10 căn bệnh ung thư thường hay mắc
phải nhất đó là: ung thư phổi, dạ dày, da, đại trực tràng, thực quản, máu, tuyến
tiền liệt, khoang miệng. Còn ở phụ nữ, 10 loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất đó
là: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, phế quản - phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp
trạng, gan, buồng trứng, hạch và máu [31].
Tóm lại, từ những dẫn liệu trên có thể thấy rằng tỷ lệ mắc ung thư trên thế
giới cũng như ở nước ta ngày một gia tăng. Việc nghiên cứu đưa ra các kỹ thuật
và áp dụng các phương pháp điều trị mới, cũng như việc phát hiện sớm, chẩn
14


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

đoán đúng và tăng cường công tác phòng chống căn bệnh này là rất cần thiết, có
ý nghĩa thực tiễn cao.
1.2. Công nghệ nano và ứng dụng
Công nghệ Nano là công nghệ sử dụng kỹ thuật phân tử để xử lý những
yếu tố mang tính chất siêu vi mô. Nói cách khác, công nghệ nano được coi là
công nghệ siêu nhỏ. Thậm chí, chúng được sử dụng chỉ với tỷ lệ bằng 1/80.000

so với bề dày của một sợi tóc. Công nghệ nano được coi như một bước ngoặt
của khoa học kỹ thuật thế giới.
Ứng dụng công nghệ nano vào y học bằng cách dùng các dạng vật liệu ở
kích thước nano để tương tác với yếu tố sinh học ở mức tế bào hay xuống thấp
hơn nữa ở cấp phân tử, ví dụ dẫn thuốc đến các tế bào bệnh và chẩn đoán bệnh
ở mức phân tử đã được chứng minh là tăng tính hướng đích, giảm liều dùng
nhờ khả năng bảo vệ dược chất và giảm thải trừ thuốc trong cơ thể (Hình 1.1)
[8, 16].

Hình 1.1. Các ưu điểm của hệ dẫn thuốc nano [16]
Nhằm kéo dài hiệu lực của thuốc và hạn chế các tác dụng phụ do thuốc
gây ra, người ta có nhiều giải pháp khác nhau, trong đó có giải pháp quan trọng
là đưa thuốc vào các chất mang. Việc đưa thuốc vào chất mang sẽ cho các ưu
điểm sau: i) Có khả năng vận chuyển chọn lọc đến các tế bào mang bệnh; ii)

15


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

Tăng thời gian bán thải của thuốc do vậy giảm số lần sử dụng thuốc; iii) Đôi
khi làm xuất hiện những tác dụng sinh học mới so với thuốc ban đầu (Hình 1.2).

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ dẫn thuốc: vật lý (kích thước, hình
thái, phân hủy của polyme), dược động học (tương tác thuốc-chất mang) và
sinh học (hấp phụ protein, tương thích, hướng đích).
1.2.1. Hệ dẫn thuốc cấu trúc nano
Các kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy:

quá trình vận chuyển thuốc có thể được nâng cao hiệu quả nhờ những chất
mang thuốc (drug delivery system) có kích thước nano như polymer cấu trúc
nano, micelle, dendrimer, liposome, cấu trúc virut, và ống nano carbon (Hình
1.3). Để đảm bảo an toàn, những chất mang phải có dung lượng thuốc mang
lớn, thời gian lưu thông trong hệ tuần hoàn đủ dài và thuốc tập trung được trong
những khu vực có triệu chứng bệnh lý.

16


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

Hình 1.3: Hình ảnh minh họa cấu trúc các loại nano dẫn thuốc
Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phát triển các chất mang
dạng keo cho các dược chất, bao gồm polymer cấu trúc nano, micelle, liposome
và nhũ tương lipid nhằm mở rộng các lợi ích của thuốc cho các ứng dụng lâm
sàng. Mặc dù vậy, nhũ tương lipid và liposome không thể giữ thuốc trong cơ
thể trong thời gian dài. Ngược lại, hạt micelle và polymer thể hiện là chất mang
có triển vọng hơn trong việc ổn định thuốc [17,28].
1.2.2. Đặc điểm của hạt nano
Để dẫn thuốc đến đích (ví dụ như khối u) hiệu quả thì các hạt nano phải
có khả năng tồn tại trong mạch máu với thời gian tương đối dài mà không bị
đào thải. Các hạt nano có bề mặt không được biến đổi thường bị bắt giữ bởi hệ
lưới nội mô (reticuloendothelial) ở thận và lá lách. Mức độ bị bắt giữ phụ thuộc
vào kích cỡ và bề mặt của hạt nano. Nghĩa là sự phân bố của các hạt nano sau
khi tiêm vào cơ thể phụ thuộc vào kích thước và cấu trúc bề mặt của hạt.
Một trong những ưu điểm của hạt nano là có thể chủ động điều chỉnh kích
cỡ. Chúng cần phải đủ lớn để tránh dò rỉ ra ngoài mao mạch nhưng phải đủ nhỏ

để thoát khỏi hoạt động của đại thực bào trong hệ Res ở gan, thận. Kích cỡ của
vòng huyết quản (sinusoid) trong lá lách và khe (fenestra), trong tế bào Kuffer
ở gan biến đổi từ 150 đến 200 nm và khoảng cách giữa các tế bào của lớp nội
17


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

mô trong khối u khoảng 100 đến 400 nm. Do đó, kích thước hạt nano phải nằm
trong khoảng kích cỡ này để có thể tiếp cận khối u.
Đặc điểm bề mặt của hạt nano cũng là yếu tố quan trọng xác định tuổi thọ
và sự phân bố của chúng trong hệ tuần hoàn liên quan đến sự bắt giữ của các
đại thực bào. Hạt nano lý tưởng phải có bề mặt ưa nước để phân tán tốt trong
môi trường cơ thể. Điều này có thể đáp ứng bằng cách bọc trên bề mặt của hạt
nano một lớp polymer ưa nước như PEG (polyethylene glycol), Vitamin ETPGS, O-carboxylmethyl chitosan, alginat, glucan... hoặc BSA (Bovine serum
albumin) để bảo vệ chúng khỏi sự opsonine hóa [17].
1.2.3. Nghiên cứu về vật liệu nano phục vụ y học tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số cơ sở nghiên cứu trong nước đã và đang nghiên
cứu, ứng dụng thử nghiệm các cấu trúc nano phục vụ điều trị trong y học. Có
thể kể đến là Viện Khoa học vật liệu, Viện Hóa học, Viện Công nghệ sinh học,
Viện Khoa học vật liệu ứng dụng… thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sinh y dược học thuộc Học viện
Quân Y [13]. Điều này mở ra triển vọng nghiên cứu phát triển và ứng dụng
công nghệ nano cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có khác tại Việt Nam.
Đặc biệt, gần đây Phạm Hữu Lý và cộng sự (Viện Hoá học) đã sản xuất
thành công ở quy mô pilot nanocurcumin từ củ nghệ vàng (sử dụng sóng siêu
âm cao tần biến curcumin thành những phân tử kích thước nano và dùng các

polyme thân nước như Poly L- glutamic acid (PLGA) tương thích sinh học để
bảo vệ các hạt curcumin, giữ chúng ở kích thước khoảng 100 nm, phân tán tốt
trong môi trường nước, hấp thu tới 95%. Sản phẩm viên nang mềm CumarGold
đã được thử hoạt tính sinh học trên các dòng tế bào ung thư tại Trung tâm ung
thư thực nghiệm, Đại học Quốc Gia Hà Nội trước khi được công ty Cổ phần
Dược Mỹ phẩm CVI tiếp thị và phân phối đưa ra thị trường.
18


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

Nghiên cứu ứng dụng hạt Nano-Y dược (Redox Nano Particles – RNP)
trong điều trị bệnh viêm đại tràng, bệnh ung thư, bệnh tim mạch… cũng đã
được nhóm nghiên cứu của Vòng Bính Long, Trường Đại học Khoa học và Tự
nhiên Thành phố Hồ Chí Minh thục hiện trong thời gian qua.
1.3. Khái quát về β-cyclodextrin
1.3.1 Cấu trúc của β-cyclodextrin
β-cyclodextrin là một trong những cyclodextrin thuộc họ oligosaccharide
vòng với lỗ hổng trung tâm ưa chất béo và bề mặt ngoài ưu nước. Phân tử βcyclodextrin chứa số lượng hydro cho và nhận tương đối lớn. β-cyclodextrin
được mô tả đầu tiên bởi Villier vào năm 1891. Các tên khác thường sử dụng là
cyclomylose, cyclomalto oligosaccharide, cyclomaltose hoặc Schardinger
dextrin.
Phân tử β-cyclodextrin chứa bảy đơn vị α-D-glucopyranose được liên kết
bằng liên kết α-1,4-glucoside. Cấu trúc của phân tử β- cyclodextrin được trình
bày ở hình 1.4

Hình 1.4: Hình ảnh minh họa cấu trúc phân tử β-cyclodextrin
Do sự hình thành cấu tạo ghế của các đơn vị glucopyranose, phân tử βcyclodextrin có hình dạng giống như hình nón cụt. Các nhóm chức hydroxyl

định hướng ở mặt ngoài hình nón, trong đó những nhóm hydroxyl bậc một ở
rìa hẹp của hình nón và những nhóm hydroxyl bậc hai ở rìa rộng hơn. Lỗ hổng
trung tâm được bọc bởi khung carbon và nguyên tử oxygen thuộc ether của
19


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

đường. Vị trí lỗ hổng hẹp của β-yclodextrin có các nhóm hydroxyl bậc một và
được gọi là mặt thứ nhất. Ngược lại, vị trí lỗ hổng rộng của β-cyclodextrin có
các nhóm hydroxyl bậc hai và được gọi là mặt thứ hai. Sự khác nhau giữa các
nhóm hydroxyl bậc một và bậc hai cho phép hình thành chức năng chọn lọc
trên rìa bậc một và bậc hai. Đường kính mặt ngoài của phân tử β-cyclodextrin
là 1,54 nm, đường kính lỗ hổng 0,60- 0,65nm.
1.3.2 Tính chất của β-cyclodextrin
1.3.2.1 Tính chất lý-hóa của β-cyclodextrin
β-cyclodextrin ổn định về mặt hóa học trong các dung dịch kiềm, dễ bị
thủy phân trong điều kiện acid mạnh. Tuy nhiên, β-cyclodextrin có nhiều khả
năng chịu được sự thủy phân được xúc tác với acid hơn so với dextrin tuyến
tính. Sự thủy phân trong acid của β-cyclodextrin được nghiên cứu bởi
Schonberger et al. (1988). Liên kết glycoside trong β-cyclodextrin ổn định
giống như liên kết glycoside trong oligosaccharide tuyến tính.
β-cyclodextrin có độ hòa tan trong nước thấp hơn nhiều so với dextrin
tuyến tính hay nhánh và thấp hơn so với saccharide không vòng. Điều này là
do sự liên kết tương đối mạnh của các phân tử β-cyclodextrin ở trạng thái tinh
thể (năng lượng mạng tinh thể tương đối cao). Hơn nữa, β-cyclodextrin hình
thành liên kết hydro nội phân tử giữa các nhóm hydroxyl bậc hai, chính điều
này làm giảm số lượng các nhóm hydroxyl có khả năng hình thành các liên kết

hydro với các phân tử nước xung quanh. Các lực tương tác này làm ổn định
vòng lớn của β-cyclodextrin và là nguyên nhân ngăn ngừa sự hydrate hóa các
phân tử nước. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng thì độ tan tăng nhanh. Sự thay thế
bất kỳ liên kết hydro hình thành nhóm hydroxyl, thậm chí bằng nhóm chứa
methoxy ưa chất béo, đưa đến kết quả là cải thiện độ tan trong nước của chúng.
1.3.2.2 Độc tính của β-cyclodextrin
Các nghiên cứu độc tính đã chứng minh rằng β-cyclodextrin được phân
phối bằng đường uống thực tế là không độc hại. Gần đây β-cyclodextrin được
20


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

sử dụng phổ biến trong các công thức dược phẩm và do đó, có lẽ β-cyclodextrin
được nghiên cứu tốt nhất ở người.
1.3.2.3 Tính tạo phức
Đặc trưng quan trọng nhất của β-cyclodextrin là khả năng tạo thành phức
chất thành phần lồng nhau ở trạng thái dung dịch và rắn (loại chủ thể- khách
thể) với một phạm vi rất rộng của các chất ưa chất béo dạng rắn, lỏng, khí bằng
hiện tượng tạo phức phân tử.
β-cyclodextrin có khả năng bao các phân tử khách vào trong lỗ hổng của
nó. Bởi vì các nhóm hydroxyl trên phân tử β-cyclodextrin ở cả hai mặt sắp xếp
ở mặt ngoài của lỗ hổng và mặt trong của lỗ hổng là môi trường rất nhỏ kỵ
nước, β-cyclodextrin có thể bắt lấy các phân tử khách kỵ nước thích hợp vào lỗ
hổng kỵ nước trong môi trường nước.
Trong các phức này, phân tử khách được giữ trong lỗ hổng của βcyclodextrin. Sự hình thành phức là sự phù hợp không gian giữa lỗ hổng của
chủ thể và phân tử khách thể. Lỗ hổng ưa chất béo của β-cyclodextrin cung cấp
một môi trường rất nhỏ mà một phần ưa chất béo có thể đi vào để tạo thành

phức chất thành phần lồng nhau. Không có liên kết cộng hóa trị bị phá vỡ hoặc
được hình thành trong quá trình tạo phức. Động lực chính đối với quá trình tạo
phức là sự thay thế của các phân tử nước giàu enthalpy chứa trong lỗ hổng với
sự có mặt phân tử khách kỵ nước trong dung dịch để đạt sự kết hợp liên hợp
không cực- không cực và làm giảm sự căng vòng β-cyclodextrin đưa đến kết
quả trạng thái năng lượng ổn định thấp hơn, liên kết hydrogen, tương tác
Vander Waals, tương tác tĩnh điện,…Liên kết của các phân tử khách với βcyclodextrin chủ không phải là vĩnh viễn và được đặc trưng bằng trạng thái cân
bằng động, độ mạnh liên kết phụ thuộc vào phức chủ thể- khách thể phù hợp
với nhau và trên các tương tác cục bộ đặc biệt giữa các nguyên tử trên bề mặt.
Phức có thể được hình thành cả trong dung dịch hoặc trong trạng thái tinh thể
21


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

và nước là dung môi được lựa chọn. Trong dung dịch nước, phức βcyclodextrin/thuốc liên tục được hình thành và phá vỡ.
Thuốc bị bẫy trong β-cyclodextrin dẫn đến sự thay đổi sâu sắc các tính
chất hóa, lý và sinh học của thuốc vì nó tạm thời bị khóa hoặc bị giữ trong lỗ
hổng của chủ thể, dẫn đến sự thay đổi có lợi cho các phân tử khách thể mà
không thể đạt được bằng cách khác. Đặc biệt, các tính chất chịu ảnh hưởng
nhiều hơn là tăng độ tan trong nước của các khách thể không hòa tan tốt, sự ổn
định của các khách thể không bền chống lại những tác động phân hủy của quá
trình oxygen hóa, có thể nhìn thấy hoặc ánh sáng và nhiệt tia cực tím (UV),
kiểm soát tính dễ bay hơi và thăng hoa, phân tách vật lý các hợp chất không
tương thích, phân tách sắc ký, giảm mùi bằng cách giấu mùi, vị khó chịu và
kiểm soát độ phóng thích của thuốc và hương vị
1.3.3 Ứng dụng của β-cyclodextrin
β-cyclodextrin được sử dụng trong nhiều nghiên cứu vì kích thước lỗ hổng

của nó (0,60-0,65 nm) lớn hơn và ít độc hơn so với các cyclodextrin tự nhiên
khác. β-cyclodextrin làm tăng sự dẫn truyền thuốc cục bộ khi có mặt của nước.
Vì vậy, β-cyclodextrin có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: thực phẩm,
dược phẩm, mỹ phẩm, bảo vệ môi trường, chuyển hóa sinh học, đóng gói và
ngành công nghiệp dệt. Trong lĩnh vực dẫn truyền thuốc, nhờ vào khả năng
hình thành phức với nhiều phân tử thuốc khác nhau mà β-cyclodextrin và các
dẫn xuất của nó được ứng dụng rộng rãi trong dẫn truyền thuốc. Sự tương thích
không gian của β-cyclodextrin làm cho nó có khả năng bao lấy các phân tử lạ
khác nhau tương thích với kích thước lỗ hổng của nó.
β-cyclodextrin cũng có thể tăng cường sinh khả dụng của thuốc bằng cách
ổn định các phân tử thuốc ở bề mặt màng sinh học. Ví dụ, cyclodextrin làm
tăng sinh khả dụng của insulin sau khi phân phối thuốc nhỏ mũi một phần là do
hiệu quả ổn định này. Nói chung, độ ổn định của thuốc liên kết với phức βcyclodextrin chỉ đóng một vai trò rất nhỏ khi nói đến dẫn truyền thuốc qua
22


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

màng sinh học. Đây là hiệu quả ổn định mà thường liên quan để cải thiện tính
dẫn truyền thuốc. Tuy nhiên, vì β-cyclodextrin có thể nâng cao và cản trở sự
dẫn truyền thuốc qua màng sinh học, điều này vô cùng quan trọng để tối ưu hóa
sự hình thành công thức β-cyclodextrin chứa thuốc liên quan đến việc dẫn
truyền thuốc từ các công thức.
β-cyclodextrin làm tăng độ hòa tan của các thuốc ít tan và có khả năng
làm tăng sự hấp thu của thuốc tạo phức trong hệ thống in vivo. Bên cạnh đó,
việc cải thiện sinh khả dụng của thuốc là đo độ hòa tan thuốc tăng lên, cải thiện
tỷ lệ và phạm vi phân hủy, khả năng ổn định của thuốc ở vị trí hấp thu vùng dạ
dầy- ruột hoặc giảm bớt sự kích thích do thuốc gây ra và giấu mùi.

1.4. Alpha-mangostin, chất kháng ung thư tiềm năng từ vỏ quả măng cụt
(Garcinia mangostana L.)
1.4.1. Đặc điểm sinh học
Măng cụt có tên khoa học là
Garcinia mangostana L
thuộc họ Clusiaceae (Guttiferae).
Măng cụt là loại cây gỗ to,
có thể cao tới 20 m, lá dày,
màu lục sẫm, hình thuôn dài 15-20cm,
rộng 7-10 cm. Quả măng cụt hình cầu, to

Hình 1.5: Quả măng cụt
(Garcinia mangostana L.)

bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ sẫm, dày, phía dưới có lá dài, phía
đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt ăn được
(Hình 1.4 ). Măng cụt được trồng rộng rãi ở Nam Bộ. Ở nhiều nước như
Malaysia,Indonesia, Philipine và Campuchia, nước sắc vỏ quả măng cụt thường
được dùng để chữa bệnh đi ngoài hay bệnh lỵ [1].

23


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Nguyễn Trung Hợp

1.4.2. Các chất xathone trong măng cụt
Măng cụt có chứa nhiều chất hóa học khác nhau và thành phần của chúng
thay đổi tùy theo từng bộ phận của cây. Ví dụ, hàm lượng tannin ở vỏ cây là

khoảng 9-13% nhưng ở vỏ quả chỉ khoảng 5,5%. Các chất hóa học chính được
tìm thấy trong đối tượng này là tannin, chất nhựa (resin), pectin và các dẫn xuất
xanthone.
Măng cụt là thực vật giàu các chất xanthone nhất được phát hiện cho đến
nay. Trong số hơn 200 dẫn xuất xanthone được phát hiện ở thực vật thì có đến
hơn 60 dẫn xuất được tìm thấy ở măng cụt và tập trung nhiều ở phần vỏ quả.
Với những tính chất sinh học đặc biệt quý, các chất xanthone, đặc biệt là
xanthone từ măng cụt đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm. Bảng 1
giới thiệu một số xanthone chính có trong vỏ quả măng cụt.
Bảng 1.1. Công thức hóa học một số xanthone có trong vỏ quả măng cụt [10]
STT

Hợp chất

CTHH

1

αMangostin
(1,3,6,7diprenylxanthone;7-Me ether)

Tetrahydroxy-2,8-

C24H26O6

2

βMangostin
(1,3,6,7Tetrahydroxy-2,8diprenylxanthone;3,7-Di-Me ether)


C25H28O6

3

γ- Mangostin (
diprenylxanthone)

C23H24O6

4

3-isomagostin

C24H26O6

5

1-isomagostin

C24H26O6

6

Garcinone A

C24H28O7

7

Garcinone B


C24H26O7

8

Egonol

C19H18O5

1,3,6,7-

Tetrahydroxy-2,8-

24


×