Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa chất lượng tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––

TRẦN MINH TẤN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG
TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––

TRẦN MINH TẤN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG
TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LÂN


Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin
cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa và nhà
trường về các thông tin, số liệu trong đề tài./.
Tác giả

Trần Minh Tấn


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo, các phòng ban có liên quan, các đơn vị trong và ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân - Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học, Bộ phận quản
lý Sau Đại học, phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trạm
Khuyến Nông, Ủy ban nhân dân huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, UBND xã Chí
Đám và Hữu Đô đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Trần Minh Tấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam ................................................ 5
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới ........................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước ........................................ 11
1.3. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Phú Thọ ............................................................... 21
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Phú Thọ ............................................................ 21
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Đoan Hùng.................................................. 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 26
2.2. Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu .......................................................... 28
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 28

2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 29
2.4.2. Quy trình kỹ thuật .......................................................................................... 29
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 30
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 37
3.1. Khả năng sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm .......................................... 37


iv
3.1.1. Kết quả đánh giá chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm ...................... 37
3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm tại huyện Đoan Hùng ....... 39
3.1.3. Khả năng đẻ nhánh của giống lúa thí nghiệm tại huyện Đoan Hùng ............. 42
3.1.4. Chỉ số diện tích lá các dòng lúa thí nghiệm qua các thời kỳ sinh trưởng ....... 49
3.1.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa thí nghiệm...................... 51
3.2. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm tại huyện
Đoan Hùng ................................................................................................................ 55
3.2.1. Đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm ........................................... 55
3.2.2. Đặc điểm lá dòng ........................................................................................... 57
3.2.3. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm ............................... 58
3.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống lúa thí nghiệm...... 59
3.4. Yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng gạo của các giống lúa
thí nghiệm.................................................................................................................. 61
3.4.1. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lúa thí nghiệm ........................ 61
3.4.2. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm ......................................................... 65
3.4.3. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa thí nghiệm ............................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 70
1. Kết luận ................................................................................................................. 70
2. Đề nghị .................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 74


v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CCC

: Chiều cao cây

cs

: Cộng sự

CV

: Coefficient of Variantion (Hệ số biến động)

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

IRRI

: International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa quốc tế)


LSD.05

: Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%)

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Probability (xác suất)

P1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên trên thế giới giai đoạn 2010-2016 ............. 6

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của 5 nước sản xuất lúa gạo lớn nhất trên
thế giới năm 2016 ........................................................................................ 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ........................................................... 12
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa tại Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2016....................... 22
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa thuần chất lượng tại Đoan Hùng giai đoạn
2012 - 2016 ................................................................................................ 24
Bảng 3.1. Chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm ........................................... 38
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm ................................ 40
Bảng 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm tại huyện Đoan
Hùng ........................................................................................................... 43
Bảng 3.4. Số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ đẻ hữu hiệu của các giống
lúa thí nghiệm ............................................................................................ 47
Bảng 3.5. Chỉ số diện tích lá (LAI) các dòng lúa thí nghiệm qua các giai đoạn
sinh trưởng ở vụ Xuân 2017 tại huyện Đoan Hùng ................................... 50
Bảng 3.6: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa thí nghiệm ............... 52
Bảng 3.7: Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm ở giai đoạn
chín sữa ...................................................................................................... 55
Bảng 3.8. Một số đặc điểm về lá đòng của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân
2017 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................................................. 57
Bảng 3.9: Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm ........................ 59
Bảng 3.10. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm .................... 60
Bảng 3.11. Số bông/m2 và khối lượng 1000 hạt của giống các giống lúa thí
nghiệm........................................................................................................ 62
Bảng 3.12. Số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc của các giống lúa
thí nghiệm .................................................................................................. 64
Bảng 3.13. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm ................................................. 66
Bảng 3.14. Chất lượng thóc, gạo của các giống lúa thí nghiệm ............................... 67
Bảng 3.15. Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm ....................................... 68



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm tại xã Chí Đám
huyện Đoan Hùng ...................................................................................... 44
Hình 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm tại xã Chí Đám
huyện Đoan Hùng ...................................................................................... 44
Hình 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm tại
xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng ................................................................. 53
Hình 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm tại
xã Hữu Đô, huyện Đoan Hùng .................................................................. 54


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương
thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm
thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới. Theo
dự báo của FAO (Food and Agriculture and Organization), thế giới đang có nguy cơ
thiếu hụt lương thực do dân số tăng nhanh (khoảng hơn 9 tỷ người năm 2050), sức
mua lương thực, thực phẩm tại nhiều nước tăng, biến đổi khí hậu toàn cầu khắc
nghiệt diễn ra khô hạn, bão lụt và quá trình đô thị hóa làm giảm đất lúa, nhiều nước
phải dành quỹ đất để trồng lúa nước, lúa chịu hạn và chịu ngập úng. Chính vì vậy,
an ninh lương thực là vấn đề cấp thiết hàng đầu của thế giới ở hiện tại và trong
tương lai.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo luôn là vấn đề quan
trọng, liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam có trên 70% dân số sống ở nông thôn, gắn liền với
truyền thống và tập quán sản xuất lương thực, trong đó lúa gạo là chủ yếu, chiếm

gần 90% tổng sản lượng lương thực. Trong những năm gần đây, khi lương thực đã
được đảm bảo thì câu hỏi lớn đặt ra đối với các cấp chính quyền và hộ nông dân là
làm thế nào để sản xuất lúa gạo thành hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hệ số
kinh tế, thu nhập cho người sản.
Đoan Hùng là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ với tổng diện
tích tự nhiên là 30.261,34 ha trong đó đất lâm nghiệp có 13.072,90 ha chiếm 43.21 %
tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng và đất rừng đang là thế mạnh phát triển kinh
tế xã hội của toàn huyện, đất sản xuất nông nghiệp có 11.801,92 ha chiếm chiếm
39.10 % diện tích tự nhiên. Để khai thác có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, đặc
biệt là đất trồng lúa, trong những năm qua Huyện đã rất chú trọng đến việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, giống mới vào sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương
thực trên địa bàn huyện và từng bước chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa.
Huyện Đoan Hùng có tổng diện tích đất trồng lúa là 6.595 ha, trong đó có
3.528 ha vụ xuân và 3.067 ha vụ mùa. Được sự quan tâm của Đảng, và chính quyền


2
địa phương và nỗ lực của người dân trong việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản
xuất nên năng suất lúa tăng đáng kể, năm 2017 đạt 54,49 tạ/ha. Mặc dù năng suất
lúa tăng nhưng người dân trồng chủ yếu giống lúa lai cho năng suất cao nhưng chất
lượng thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Trong những năm qua Đảng bộ, HĐND,
UBND huyện Đoan Hùng đã có những chủ trương, chính sách để thúc đẩy sự phát
triển nông nghiệp một cách bền vững, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển sản xuất
lương thực cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở đầu tư thâm canh, cải thiện điều
kiện canh tác. Những vùng khó khăn tiếp tục gieo cấy các giống lúa lai năng suất
cao còn những vùng khác mở rộng diện tích các giống lúa chất lượng cao để nâng
cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Việc khai thác và sử dụng hiệu quả đất trồng 2 vụ lúa, vụ Chiêm Xuân và vụ
Mùa hiện nay ở huyện Đoan Hùng đang được thúc đẩy chuyển theo hướng sản xuất
hàng hóa, một số giống lúa có chất lượng cao như Hương Thơm 1, RVT, JO2,… đã

được đưa vào sử dụng tuy nhiên tỷ lệ cơ cấu giống chất lượng chưa cao hàng năm chỉ
dao động từ 10-15% tổng diện tích lúa được gieo cấy. Các giống lúa chất lượng chưa
thực sự thích ứng với điều kiện tự nhiên - xã hội nên năng suất còn thấp, hiệu quả
kinh tế chưa cao chưa khuyến khích được người sản xuất. Các cơ quan chuyên môn
chưa tham mưu được chính sách cụ thể để tăng diện tích lúa chất lượng trên địa bàn.
Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa chất lượng tại huyện Đoan
Hùng - tỉnh Phú Thọ".
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Lựa chọn được 1 - 2 giống lúa có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao,
chất lượng tốt và phù hợp với vụ Chiêm Xuân của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống lúa thí nghiệm trong vụ
Chiêm Xuân năm 2017.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống
lúa thí nghiệm trong vụ Chiêm Xuân năm 2017.


3
- Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng các giống lúa thí nghiệm
trong vụ Chiêm Xuân năm 2017.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu xác định được thời gian sinh trưởng, phát triển, năng suất của
các giống lúa chất lượng.
- Là cơ sở cho việc đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hoá.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Lựa chọn được giống lúa có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, khuyến cáo

nhân rộng mô hình với qui mô hợp lý.
- Góp phần định hướng cho nông dân chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang
sản xuất hàng hoá.
- Đa dạng hoá thêm bộ giống lúa chất lượng tại địa phương.
- Đề tài mang tính ứng dụng cao, được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất góp
phần làm thay đổi tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá
của nông dân.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Ngày nay vấn đề sản xuất lương thực và an ninh lương thực trở thành một
chương trình hành động chung, một chiến lược phát triển toàn cầu. Vì một thực tế
sự bất ổn về lương thực là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo và kèm theo
đó là sự bất ổn về chính trị - xã hội. Thực trạng hiện nay ở các nước đang phát triển
mỗi ngày có tới 35.000 người chết vì đói và suy dinh dưỡng, trong đó một nửa là trẻ
em (Nguyễn Tiến Mạnh, 1999) [19]. Sản xuất lương thực đang đứng trước những
thách thức lớn lao đó là: Diễn biến thời tiết khí hậu rất phức tạp, hạn hán thiên tai
liên tiếp xảy ra, đất đai canh tác ngày càng thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên ngày
càng cạn kiệt, thêm vào đó là sức ép của việc bùng nổ dân số.
Giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là
những nước đang bước đầu thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp. Trên thế giới,
người ta đã đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên quy mô công nghiệp hiện
đại, bằng các phương phát sinh học tối tân, họ đã sản xuất hàng loạt giống cây trồng
mới, được chọn lọc và cho nhân giống, lai tạo ra những thế hệ cây trồng nhiều ưu
điểm, cải tạo gen thành những giống cây kháng bệnh, kháng sâu rầy, giảm bớt chi
phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế vững chắc trong sản xuất
nông nghiệp. Việt Nam chúng ta đã có nhiều thành tựu quan trọng trong công tác

chọn và lai tạo giống, cũng như có những chương trình chuyển giao công nghệ sản
xuất mới, tuyển lựa giống cây trồng, thúc đẩy tăng sản lượng và làm đỗi thay bộ
mặt nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề quan trọng và trọng tâm là chọn giống, lai tạo,
chọn đất trồng phù hợp trên quy mô công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, bền
vững. Đồng thời cũng phải có cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ sản xuất nông nghiệp cách chuyên môn, hiện đại, từ đó đổi thay bộ mặt nông
nghiệp Việt nam, hầu đuổi kịp và vượt xa các nước đang có nền nông nghiệp hiện
đại, đa dạng trên thế giới.
Mọi tính trạng và đặc điểm của giống cây trồng chỉ được biểu hiện khi tương tác
với điều kiện môi trường. Ớ các vùng sinh thái khác nhau, giống có thể biểu hiện đặc


5
điểm không giống nhau, vì vậy cần nghiên cứu để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng của các giống trước khi đưa ra sản xuất đại trà.
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu gạo trên thế giới
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu của nhiều quốc gia trên thế giới:
lúa mì, lúa nước và ngô. Nó đã đóng góp vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông
nghiệp. Theo thống kê thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng
và sản xuất lúa gạo trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sản lượng lúa
trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á là Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc,
Ấn Độ, Idonexia, Banglades, Myamar, Nhật Bản. Mặc dù năng suất lúa của ở các
nước châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên châu Á vẫn là nguồn
đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới. Như vậy có thể nói châu Á
là vựa lúa quan trọng nhất thế giới.
Trong vài thập kỉ gần đây, tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đã có sự
chuyển biến rõ rệt. So với những năm 70 diện tích trồng lúa là 134,390 triệu ha, sản
lượng đạt 308,767 triệu tấn thì đến năm 1992 diện tích trồng lúa trên 148 triệu ha

chiếm hơn 10% diện tích canh tác toàn thế giới, cho sản lượng 520 triệu tấn.
Từ năm 2010 trở đi diện tích trồng lúa trên thế giới có nhiều biến động có xu
hướng tăng dần từ 2010-2013 và giảm dần từ 2014-2016 (Nguồn FAOSTAT, 2017).
Theo Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO sản lượng lúa thế giới trong giai
đoạn từ năm 2010-2013 xu hướng tăng dần nhưng chậm. Không những chỉ tăng về
diện tích (năm 2010 diện tích lúa 161,6 triệu ha, năm 2013 diện tích lúa 164,5 triệu
ha) mà còn tăng về năng suất (năm 2010 năng suất đạt 43,36 tạ/ha, năm 2013 năng
suất đạt 45,1 tạ/ha), từ đó dẫn đến tổng sản lượng tăng lên năm 2010 là 701,1 triệu
tấn, đến năm 2013 tổng sản lượng đã tăng lên đến 741,9 triệu tấn.
Sản lượng lúa từ năm 2014 đến năm 2016 có xu hướng giảm dần: Do diện tích
sản xuất lúa giảm năm 2014 là 162,9 triệu ha đến năm 2016 là 159,8 triệu ha; Dù
năng suất có tăng từ năm 2014 đạt 45,6 tạ/ha đến năm 2016 đạt 46,4 tạ/ha nhưng sản
lượng lúa vẫn giảm (năm 2014 đạt 742,4 triệu tấn đến năm 2016 còn 740,9 triệu tấn).


6
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên trên thế giới giai đoạn 2010-2016
Năm

Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

2010

161,7

43,3

701,1

2011


162,7

44,6

726,4

2012

162,2

45,4

736,2

2013

164,5

45,1

741,9

2014

162,9

45,6

742,4


2015

160,7

46,0

740,1

2016

159,8

46,4

740,9

(Nguồn: FAOSTAT-2017)
Trong số các nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới thì hiện nay Ấn Độ đang
là nước dẫn đầu về diện tích trồng lúa với 43,4 triệu ha trồng lúa, chiếm 26,2% tổng
diện tích trồng lúa trên thế giới. Trung Quốc với diện tích là 30,6 triệu ha chiếm
18,2%. Về năng suất và sản lượng lúa, Trung Quốc là nước có năng suất và sản
lượng lúa cao nhất đạt 67,5 tạ/ha và 206,5 triệu tấn chiếm 27,3% tổng sản lượng lúa
gạo trên thế giới. Việt Nam với năng suất 55,8 tạ/ha, cao hơn khá nhiều so với năng
suất trung bình toàn thế giới. Ấn Độ là nước có năng suất lúa thấp nhất trong số các
nước này với năng suất lúa trung bình năm 2016 chỉ đạt 36,2 tạ/ha và thấp hơn so
với năng suất trung bình toàn thế giới. Tuy nhiên Ấn Độ là nước có sản lượng lúa
gạo đứng thứ 2 toàn thế giới với sản lượng lúa gạo năm 2014 đạt 157,2 triệu tấn
chiếm 21,4% tổng sản lượng lúa gạo toàn thế giới.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của 5 nước sản xuất lúa gạo lớn nhất

trên thế giới năm 2016
Nước

Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

Thế giới

159,8

46,3

740,9

Trung Quốc

30,6

67,5

206,5

Ấn Độ

43,4

36,2

157,2

Indonesia


13,8

51,4

70,9

Bangladesh

11,8

44,2

52,2

Việt Nam

7,8

55,8

43,4

(Nguồn: FAO STAT-2017)


7
Năm 2015 sản lượng lúa của thế giới thấp hơn 2014 do mùa mưa đến muộn ở
vùng Nam Á và vài nơi khác, với sản lượng 740,1 triệu tấn lúa (hay 496,6 triệu tấn
gạo), được trồng trên 160,7 triệu ha. Năng suất lúa trung bình là 46 tấn/ha. Nguyên

nhân chính là do khí hậu gió mùa bất thường làm sản xuất lúa tại Ấn Độ giảm 3%
và cũng ảnh hưởng đến một số nước khác, như Indonesia, Campuchia, Nepal,
Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Bắc Triều Tiên và Thái Lan. Trong khi đó, khí hậu
tương đối thuận lợi tại các nước: Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Malaysia, Nam
Hàn, Nigeria và Việt Nam. Vùng Phi Châu sản xuất tăng nhưng không bắt kịp mức
tiêu thụ. Năm 2014, vùng Bắc Phi (Ai Cập) và Tây Phi bị ảnh hưởng khí hậu bất
thường, trong khi miền Đông và Nam Phi Châu (Madagascar và Tanzania) được
mùa. Vùng Nam Mỹ và Caribbean sản xuất tăng khoảng 1% do một số nước được
mùa, như Argentina, Brazil, Cuba, Guyana và Paraguay; trong khi khí hậu không
thuận hòa tại Colombia, Ecuador và Venezuela. Tại Hoa Kỳ, sản xuất lúa được
phục hồi 16% so với 2013. Châu Âu sản xuất lúa gạo tăng 2,8% đến 4,1 triệu tấn
lúa, phần lớn do phục hồi sản xuất tại Liên Bang Nga. Sản xuất lúa tại Úc Châu
giảm 28% so với 2013, do hạn hán và thiếu nước trồng (FAO, 2016).
Các nhà chọn giống tiên đoán trong vòng 10 năm tới, năng suất lúa thế giới
tiếp tục tăng bình quân trên 0,7 % hằng năm, trong đó 70% tăng trưởng về sản
lượng lúa thế giới sẽ từ Ấn Độ (37%), Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và
Nigeria. Trong khi mức tiêu thụ gạo cũng tăng bình quân 0,7%. Tuy nhiên do tốc độ
tăng dân số nhanh hơn nên hàng năm mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người sẽ giảm
khoảng 0,4% mỗi năm. Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ là nước tiêu thụ gạo nhiều
nhất và ước khoảng 50% lượng gạo tiêu thụ toàn thế giới. Giá gạo thế giới sẽ tăng
bình quân 0,3% mỗi năm và lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới cũng gia
tăng trung bình 1,8%/năm. Khoảng năm 2016, lượng gạo trao đổi toàn cầu sẽ đạt
33,4 triệu tấn. Cùng với tăng năng suất và giảm mức tiêu thụ trên đầu người, Ấn Độ
và Thái Lan sẽ là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Gạo xuất khẩu từ Pakistan
sẽ giảm, trong khi Việt Nam sẽ ổn định vì mức tiêu thụ trong nước tăng nhanh hơn
mức sản xuất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).[9]


8
Dân số thế giới hiện nay, trung bình tăng thêm 1 tỷ người sau 14 năm. Diện

tích cây trồng trên đầu người: 0,45 ha/năm (1966); 0,25 ha/năm (1998), và dự đoán
còn 0,15 ha vào năm 2050. Mức độ gia tăng năng suất thấp: tăng 2,1%/năm trong
thập niên 1980, và 1,0% trong thập niên 1990. Thách thức đặt ra cho nhân loại là
diện tích nông nghiệp giảm (1,5 tỷ ha) vào năm 2050, nước tưới cho nông nghiệp
giảm, nhưng phải tăng sản lượng lương thực gấp đôi (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị
Lang, 2013).[4]
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành sản xuất lúa gạo nói
chung cũng như các nhà nghiên cứu nói riêng phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản
lượng đảm bảo an ninh lương thực.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới
Trên thế giới người ta quan tâm đến việc bảo tồn nguồn gen nói chung, và
nguồn gen cây lúa nói riêng từ những thập kỷ trước đây. Ngay từ những năm
1924 Viện nghiên cứu cây trồng Liên Xô (cũ) đã được thành lập, nhiệm vụ chính
là thu nhập và đánh giá bảo tồn nguồn gen cây trồng. Tổ chức Lương thực và
nông nghiệp Thế giới (FAO) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đề ra
phương hướng thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng gen phục vụ cho việc giữ gìn
tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của nhân loại. Trong vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới đã hình thành nhiều tổ chức quốc tế, đảm nhận việc thu
thập tập đoàn giống trên thế giới đồng thời cung cấp nguồn gen để cải tạo giống
lúa trồng (Trần Đình Long, 1992) [17].
Nhiều nước ở châu Á có diện tích trồng lúa lớn, có kỹ thuật thâm canh tiên tiến
và có kinh nghiệm dân gian phong phú, có đến 85% sản lượng lúa trên Thế giới tập
trung chủ yếu ở 8 nước châu Á, đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh,
Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật bản (Nguyễn Thị Lẫm và cs 1999) [15].
Theo báo cáo của B.Mishra và CS tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 4 về lúa lai tại
Hà Nội (Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2008) [2], năm 2001 Ấn Độ đã đưa vào sản
xuất 16 giống lúa lai, trong đó có 6 giống chủ lực có năng suất cao và chất lượng tốt
là KRH- 2; PHB- 71; Sahyadri; PA6201; NSD- 2 và giống DRRH- 1. Một số giống
được chọn tạo theo hướng lúa lai thơm chất lượng cao được phổ biến khá rộng vào



9
sản xuất, điển hình là: Pusa RH- 10 không những có chất lượng tốt và năng suất cao
hơn 40% so với giống Basmati- 1. Diện tích gieo cấy lúa lai ở Ấn Độ được tăng
thêm 200.000 ha mỗi năm. Công tác Nghiên cứu lúa lai ở Ấn Độ đã được thực hiện
khá sớm, các nhà chọn giống rất chú trọng đến việc cải tiến dòng bố mẹ bằng cách
sử dụng nguồn gen giữa các loài phụ. Đã tạo được nhiều tổ hợp lai tốt trên cơ sở lai
giữa Indica với Tropical Japonica, những tổ hợp này cho năng suất cao hơn từ 510% so với con lai giữa Indica và Japonica. Sản xuất hạt lai F1 cũng được chú
trọng. Những nỗ lực trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được chú trọng
đúng mức thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn và các chương trình huấn
luyện nông dân.
Nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Philippin được bắt đầu từ năm 1989,
nhưng đến năm 1998 chương trình lúa lai mới chính thức được triển khai đồng bộ.
Năng suất lúa lai ở Philippin cao hơn lúa thuần từ 13- 15%. Công tác nghiên cứu và
phát triển lúa lai được tập trung vào việc giải quyết các mục tiêu đó là: Phát triển
lúa lai F1 có năng suất cao hơn lúa thường tối thiểu là 15%. Phát triển những tiến bộ
kỹ thuật về sản xuất hạt giống và sản xuất lúa lai thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế
cao (Lin SC, 2001) [32].
Qua quá trình phát triển công tác nghiên cứu lúa lai ở Philippin đã thu được
kết quả đó là: Nghiên cứu và phát triển các dòng CMS: Đã xác định được 2 dòng
CMS tốt nhất là IR58025A và IR62829A có độ bất dục ổn định và khả năng thích
ứng cao với các điều kiện sinh thái. Philippin cũng đã cho nhập nội các dòng CMS
kiểu Dian, STB và ZTB cho lai thử chúng với các giống lúa địa phương có năng
suất cao nhằm tìm ra các dòng duy trì bất dục mới phù hợp với điều kiện của
Philippin. Đồng thời chuyển đặc điểm bất dục vào các dòng Indica hạt dài. Trong
quá trình thực hiện các nhà khoa học đã phát hiện ra sự khác nhau giữa các dòng
CMS dựa vào đặc tính của các dòng, dòng duy trì và dòng phục hồi, đồng thời còn
tạo ra các dòng CMS có nguồn gốc tế bào chất đa dạng hơn, nhằm hạn chế những
rủi ro do hiện tượng đồng tế bào chất gây nên [Lin SC, 2001).[32]
Malaysia bắt đầu từ năm 1984 và được khởi đầu bằng việc so sánh các tổ

hợp lúa lai của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế. Kết quả nghiên cứu đã xác định được


10
một số tổ hợp có năng suất cao hơn giống đối chứng đó là: IR58025A/IR54791-192-3R đạt năng suất 4,86 tấn/ha và cao hơn giống MR84 là 56,8%; tổ hợp
IR62829A/IR64R có năng suất cao hơn RM84 26,1%. Các nhà khoa học Malaysia
đã chọn được một số dòng CMS thích hợp trong điều kiện sinh thái của địa phương
như: MH805A; MH813A; MH821A. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của các
dòng CMS nhập nội từ nhiều nước khác nhau cho thấy: các dòng CMS kiểu “WA”
không thích hợp cho vùng xích đạo. Trên cơ sở những nghiên cứu này Malaysia cho
rằng cần phải chọn tạo các dòng CMS mới từ nguồn gen lúa hoang dại khác có mặt
tại Malaysia. Hiện nay Malaysia đã xác định được 131 dòng phục hồi để sử dụng
trong nghiên cứu và phát triển lúa lai hệ “ba dòng”. Mục tiêu chọn tạo giống lúa lai
của Malaysia là cải tạo chất lượng của các dòng bố mẹ để con lai F1 cho ưu thế lai
cao về năng suất, hạt dài, gạo trong, thích ứng rộng với các điều kiện sinh thái khác
nhau và có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất
thuận. Tuy nhiên, những khó khăn cơ bản của công tác nghiên cứu và phát triển lúa
lai ở Malaysia là các dòng CMS có độ ổn định bất dục hạt phấn kém, thiếu các
nguồn CMS mới, khả năng tạo ra các tổ hợp do lai xa còn thấp. Hơn nữa tập quán
sản xuất lúa của nông dân là gieo thẳng, vì vậy lượng hạt giống cần trên ha nhiều
hơn so với cấy từ 2- 3 lần, đây cũng là khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến quá
trình phát triển lúa lai ở Malaysia (IRRI, 2002[28], Kwan Chai A.G (1972 [26],
Major Research in Upland Rice, 1975 [29] )
Ở Mỹ, năm 1926, J.W Jones đã bắt đầu nêu vấn đề ưu thế lai của lúa khi
khảo sát lúa ở Đài Loan. Có 2 người tham gia vào đề xuất vấn đề sản xuất lúa lai
thương phẩm là Stansent và Craiglules. Các chuyên gia nông nghiệp Đài Loan cho
biết đã nghiên cứu phát triển thành công các giống lúa mới giàu dinh dưỡng. Các
giống này không phải là biến đổi gen sẵn có nhiều màu sắc khác nhau như đen, đỏ
và vàng mà màu sắc phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng như Beta-carotene và
anthocyanins - một chất chống ôxy hoá. Đây là kết quả nghiên cứu gần 9 năm thí

nghiệm để kết luận đột biến trên cây lúa với việc sử dụng các tác nhân hoá học. Như
trên ta thấy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người các nhà chọn tạo
giống không những chọn tạo ra được những giống lúa có năng suất cao mà còn


11
chọn tạo ra những giống có chất lượng cao, hàm lượng dinh dưỡng lớn. Đây cũng là
một giải pháp để giảm áp lực cho y học. Vì vậy, một số viện nghiên cứu quốc tế
đang tập trung vào giống lúa mới “gạo vàng 2” để chống lại nguy cơ bệnh mù do
thiếu vitamin A đang tăng lên trên thế giới. So với giống "gạo vàng" phát triển vào
năm 2000, “gạo vàng 2” này có hàm lượng tiền vitamin A (tức beta- carotene) cao
gấp 23 lần (Yinong Yang and Lizhong Xiong, 2003) [33].
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nước
1.2.2.1. Tình hình sản xuất và tiệu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa
ẩm, đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao. Cây lúa có thể sinh sống và thích nghi
trong nhiều điều kiện khác nhau: lúa rẫy, lúa nước trời, lúa nước sâu, lúa nổi; với
nhiều điều kiện đất đai nhau như phèn, mặn, phù sa, thành phần cơ giới từ sét nặng
đến cát pha; chịu được nóng, lạnh, khô hạn ở các vĩ độ, cao độ vô cùng thay đổi mà
không phải loài cây lương thực nào cũng có những tính trạng vô cùng đa dạng như
vậy. Do vậy, lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam, hàng năm cây lúa
cung cấp 85-87% tổng sản lượng lương thực trong nước tuy rằng diện tích tự nhiên
của Việt Nam chỉ đạt 33,1 triệu ha trong đó đất sử dụng cho nông ngiệp là 7,4 triệu
ha chiếm 22% diện tích tự nhiên.
Cách mạng xanh được thực hiện trên thế giới từ giữa những năm 1960. Việt
Nam là một trong những nước tiên phong của phong trào này. Năm 2000, diện tích
lúa được tưới chiếm 65% và đạt 85% hiện nay; đó là tiền đề quan trọng cho sự gia
tăng năng suất lúa. Từ 1962 đến 1988, Việt Nam phải nhập khẩu gạo từ Trung
Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ,… Ở miền Nam có 800.000 ha ruộng bỏ hoang vì chiến
tranh. Số lượng gạo nhập khẩu cao nhất là 1,26 triệu tấn trong năm 1970. Việt Nam

trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới trong nhiều năm gần
đây, với sản lượng xoay quanh con số 4 triệu tấn/năm (gấp 3 lần so với năm xuất
khẩu cao nhất trong quá khứ), và năm 2009 đạt kỷ lục xuất khẩu 6,1 triệu tấn).
Trong 08 năm (2002 - 2010), năng suất lúa của nước ta tăng khoảng 0,98 tấn/ha,
đứng thứ 12 trên thế giới và là một trong những nước trên có khả năng cải thiện
năng suất lúa gạo của thế giới. Năng suất lúa của Việt Nam trong khu vực nhờ


12
những cải thiện đáng kể trong công tác thủy lợi và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ
thuật về giống, phân bón và công tác bảo vệ thực vật (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị
Lang, 2009).[4]
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Năm

Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010

7.489,4

53,4

40.005,6

2011

7.655,4


55,4

42.398,3

2012

7.761,2

56,3

49.735,9

2013

7.902,8

55,7

44.039,1

2014

7.816,5

57,5

44.974,2

2015


7.831,1

57,6

45.105,0

2016

7.783,1

55,8

43.437,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016)
Từ năm 2010 đến 2016, diện tích năng suất và sản lượng lúa của nước ta có
nhiều biến động. Diện tích lúa tăng liên tục từ năm 2010, đạt cao nhất năm 2013
(7.902,8 nghìn ha) sau đó diện tích giảm dần, chỉ còn 7.783,1 nghìn ha vào năm
2016. Năng suất lúa tăng từ năm 2010 (53,4 tạ/ha) đến 2012 (56,3 tạ/ha), đạt cao
nhất vào năm 2014, 2015 (57,5 - 57,6 tạ/ha), tuy nhiên năm 2013 và năm 2016 năng
suất lúa giảm khá mạnh do biến động thất thường về thời tiết. Do diện tích và năng
suất lúa không ổn định nên sản lượng lúa đạt cao nhất năm 2013 (7.783,1 nghìn
tấn), năm 2016 chỉ còn 43.437,2 nghìn tấn, giảm 601,9 nghìn tấn, so với năm 2013.
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011 - 2020, đối
với ngành sản xuất lương thực là “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành
mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực”. Phát
triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Khai thác lợi
thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng
suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và

kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm
vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh
phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang


13
trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng.
Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu
thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển
nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu
cầu tương lai của đất nước và dự báo nhu cầu chung của thế giới nhằm đảm bảo
tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi
hợp lý của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao,
đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh
tác 3,7 triệu ha.
Mục tiêu nghiên cứu và phát triển lúa gạo Việt Nam nhằm đáp ứng cả hai
yêu cầu về an toàn lương thực và có khả năng cạnh trang cao về chất lượng nông
sản, gia tăng thu nhập của người trồng lúa. Cả nước đang điều chỉnh diện tích đất
trồng lúa cho đến năm 2020, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tăng thu
nhập/ha nông nghiệp.
Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn chịu nhiều rủi ro (bão, lụt,
hạn hán, sâu bệnh…) làm cho năng suất, chất lượng cây trồng thấp và không ổn
định ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hàng nông sản của nước ta. Do vậy, cần có
những cơ cấu giống cho phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng cụ thể để sản
xuất đạt hiệu quả cao. Từ những thành công về sản lượng lúa gạo, chúng ta cần có
cái nhìn toàn diện hơn về sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong đó vần đề chất lượng
của lúa gạo cần đặc biệt quan tâm.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở trong nước
Trong số các giống lúa được tạo ra ở nước ta phần lớn là do lai tạo. Giống
lúa đầu tiên được lai tạo và đưa vào sản xuất là giống lúa ngắn ngày Nông nghiệp 1

đã đáp ứng yêu cầu tăng thêm 1 vụ lúa ở vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ trong
những năm đầu thập niên 60.
Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm và
đưa vào sản xuất các giống lúa mới đã được đẩy mạnh ở các Viện nghiên cứu, các
trường Đại học Nông nghiệp, các Trạm, Trại trong cả nước.


14
Theo Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long [16] đã nghiên
cứu chọn tạo giống lúa xuất khẩu cho đồng bằng sông cửu long (giai đoạn 20112013), kết quả đạt được như sau:
- Sử dụng hiệu quả vật liệu trong đó 200 giống lúa mùa địa phương, 200
giống lúa cao sản và 72 giống lúa du nhập đã tạo một khối lượng sàn lọc bố mẹ cho
vật liệu lai. Có 22 giống có hàm lượng protein trên 8% gồm: OM96L, OM6600,
OM6L, OM6832, OM6691,...
- Phân tích đa dạng di truyền cho kết quả phân nhóm mạnh mẽ, phát triển
được 6 quần thể hồi giao, thực hiện 500 tổ hợp lai với 72.000 dòng được chọn lọc
qua nhiều thế hệ F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, qua 3 năm và các công nghệ khác nhau
như khai thác biến dị tế bào soma, khai thác biến dị nuôi cấy túi phấn và các ứng
dụng về chỉ thị phân tử trong chọn lọc để rút ngắn thời gian chọn giống.
- Thực hiện 120 thí nghiệm tại Viện Lúa và 72 điểm thí nghiệm tại đất của
nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long qua hai vụ Hè Thu và Đông Xuân. Đưa
vào sản xuất 90 dòng/giống triển vọng. 31 giống được khảo nghiệm Quốc gia liên
tục từ 2-3 vụ.
Đồng thời đã giải mã thành công genome của 36 giống lúa bản địa ưu tú.
Xây dựng được cơ sở dữ liệu genotype và phenotype (các đặc tính nông học, chất
lượng, chống chịu sâu bệnh, đặc tính lý hóa và các đặc điểm hình thái) của 36 giống
lúa nghiên cứu. Xác định được tổng số 783 SNPs và InDels có ý nghĩa (các SNPs
và InDels nằm trong vùng gen liên quan đến các tính trạng nông sinh học quan
trọng) của 36 mẫu lúa nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm tác giả này đã thiết kế được
35 markers (CAPs, dCAPs và SSLP) là những marker chức năng liên kết với các

gen đích để xác định chính xác các alen/gen giúp qui tụ nhanh, chính xác các gen
đích trong lai tạo giống.
Thêm nữa, Viện Cây lương thực đã thu thập, đánh giá, phân loại được hơn
1.000 mẫu giống nguồn gen lúa theo các chỉ tiêu khác nhau; đã khai thác nguồn gen
tạo được nguồn vật liệu khởi đầu mới gồm hơn 600 tổ hợp lai, mẫu xử lý đột biến
theo các hướng nghiên cứu ngắn ngày, năng suất cao, kháng bệnh bạc lá, bệnh đạo
ôn và rầy nâu, chất lượng cao (Nguyễn Trọng Khanh (2011-2013).


15
- Kết quả nghiên cứu đã có 10 giống đã được chọn tạo thành công và đang
được khảo nghiệm quốc gia như: Gia Lộc 102, Gia Lộc 105, Gia Lộc 106, Gia Lộc
107, Gia Lộc 159, Gia lộc 160, LTH24, LTH31, Việt thơm 2,...Trong đó các giống
Gia Lộc 102, Gia Lộc 159, LTH31 được đánh giá là các giống qua 2 - 3 vụ khảo
nghiệm có triển vọng.
Tại tỉnh Trà Vinh đã xác định được 2 giống lúa cực sớm thích hợp cho điều
kiện canh tác của tỉnh là OM5451 và OM8923 và 3 giống lúa ngắn ngày (95-100
ngày), thích hợp cho sản xuất ổn định 2 vụ lúa vùng nhiễm mặn 3-4 tháng của Trà
Vinh như: OM6976, OM6377, OM5464 (Trần Đình Giỏi và cs., 2013).
Theo mục tiêu chọn tạo đã chọn được 39 dòng lúa thơm, mang các đặc điểm
theo mục tiêu. So sánh chính qui các dòng lúa thơm, đã rút ra được 2 giống triển
vọng là HDT5 và HDT7 cho khảo nghiệm sản xuất (Dương Xuân Tú, 2013).
Ngoài ra, để chọn tạo các giống mới các nhà nghiên cứu sử dụng các phương
pháp mới: Đã thu thập được 261 dòng/giống lúa, sử dụng 557 chỉ thị ADN để khảo
sát lựa chọn ra bộ chỉ thị tham chiếu bao gồm các chỉ thị sau:
- Bộ chỉ thị đánh giá sơ bộ (5 chỉ thị): RM11, RM21, RM163, RM481, RM3412.
- Bộ chỉ thị chuẩn (20 chỉ thị): Gồm 5 chỉ thị trên: RM11, RM21, RM163,
RM481, RM3412 và 15 chỉ thị khác: RM1, RM5, RM6, RM17, RM25, RM206,
RM215, RM333, RM3252, RM3843, RM7097, R4M13, MADS3, SO1160, S11033.
- Bộ chỉ thị mở rộng (10 chỉ thị): RM19, RM223, RM341, RM3486, RM5758,

RM10825, RM17954, RM26063, MADS8, EST20 (Dương Xuân Tú, 2013).
Năm 2012, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã thu thập và đánh giá
230 dòng giống lúa, trong đó có 135 giống được thu thập từ Viện Nghiên cứu Lúa
Quốc tế, số còn lại được thu thập từ các địa phương trong nước. Phân loại sơ bộ
theo tính trạng chiều cao cây và thời gian sinh trưởng của giống nhận thấy, có 20
giống thuộc loại hình thấp cây, 49 giống thuộc nhóm trung ngày, 67 giống thuộc
nhóm dài ngày, giống còn lại thuộc nhóm ngắn ngày. Kết quả tương tự, 51 giống đã
được thu thập và đánh giá tại Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, 11 giống tại
Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc và 51 giống tại Viện Nghiên cứu
Lúa - ĐHNN Hà Nội. Đa số các dòng giống đều có một số đặc tính tốt về khả năng
chịu hạn, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn và chất lượng cơm tốt.


16
Để tìm ra vật liệu khởi đầu cho nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chịu hạn cho
vùng đất cạn và vùng có điều kiện khó khăn đã thu thập, đánh giá 343 mẫu dòng giống,
20/192 mẫu giống lúa có hệ số tương đồng di truyền cao và chứa các alen chịu hạn,
1645 dòng được chọn lọc cho vùng đất cạn nhờ nước trời và 1920 dòng cho vùng bấp
bênh nước. Các dòng giống nêu trên là những vật liệu khởi đầu tốt để phục vụ công tác
chọn tạo giống lúa chịu hạn mới ở Việt Nam (Đỗ Việt Anh và cs., 2013).[1]
Ở các vùng có điều kiện khó khăn cũng đã tuyển chọn được 04 giống lúa có
khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với vùng Tây Nguyên cả trong vụ Đông Xuân và
Hè Thu là: CH207, CH208, IR74371-54, IR78913-3-19, năng suất đạt 61,3 - 69,9
tạ/ha. Giống lúa chịu hạn thích hợp cho vùng Nam Trung Bộ cả trong vụ Đông
Xuân và Hè Thu là CH207, CH208, năng suất đạt từ 53,1 - 67,5 tạ/ha (Lại Đình
Hòe và cs., 2013).
Kết quả chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao phù hợp vùng sinh thái
Nam Trung bộ (2010- 2012) đã nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm được 2 giống
AN13, AN26-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống sản xuất thử
cho vùng sinh thái Nam Trung bộ (Lưu Văn Quỳnh, Trần Văn Mạnh và cs., 2012).

Đồng thời với việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống lúa mới và vật
liệu nhập nội từ IRRI, một số giống lúa có kiểu gene cải tiến thế hệ mới (New Plant
Type- NPT) với năng suất tương đương với lúa lai ra đời. Đặc điểm của các giống
lúa cải tiến kiểu mới và lúa lai là có thời gian sinh trưởng và chiều cao cây tương
đương với các giống cải tiến kiểu cũ nhưng có số bông/khóm ít hơn (7-8
bông/khóm, có số hạt/ bông nhiều hơn (150-180 hạt/bông), tỷ lệ hạt chắc cao hơn
và khối lượng 1000 hạt lớn hơn. Do vậy những thành tựu trong chọn giống lúa cải
tiến đã xuất hiện những kiểu cây lý tưởng: Có khả năng sử dụng ánh sang cao, thấp
cây, khả năng chống chịu tốt, lá ngắn, mọc thẳng, góc độ lá nhỏ, đẻ nhánh khỏe
(Phạm Văn Cường và cs., 2015).[5]
Những thành tựu trên là sự nỗ lực của các nhà khoa học và quản lý nông
nghiệp góp phần tích cực nâng cao sản lượng và diện tích lúa trên toàn quốc. Vì thế,
việc nghiên cứu, đánh giá từng giống lúa thích hợp với các vùng sinh thái và kỹ
thuật canh tác nhằm phát huy hết tiềm năng của giống là một biện pháp hữu ích,
mang lại hiệu quả cho sản xuất.


×