Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GIÁO án môn tập đọc lớp 4 DANH 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.67 KB, 4 trang )

Phòng Giáo dục & Đào tạo Sơn Tịnh
Trường tiểu học Tịnh Minh
GV: Nguyễn Thị Mỹ Danh

1
GIÁO ÁN: MÔN TẬP ĐỌC
Lớp 4.
Ngày soạn: 17/02/2009
Ngày thực hiện: 19/02/09

Bài: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ TRÊN LƯNG MẸ
I. Yêu cầu:
1. Đọc đúng:
- Các tiếng, từ: Ka-lưi. A-Kay, ngoan…
- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương.
2. Hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: A-kay, Cu Tai, lưng đưa nôi, tim hát thành lời.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người mẹ miền núi, người mẹ cần
cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
II. Đồ dùng SGK:
Tranh vẽ SGK, bảng phụ ghi các các khổ thơ.
III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: GV giới thiệu GV dự giờ.
2. KT bài cũ: Hoa học trò
- HS 1: Đọc từ đầu…khít nhau. Trả lời câu hỏi: Vì sao tác
giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
- HS nhận xét- GV nhận xét ghi điểm
- HS 2: HS đọc đoạn 3, nêu nội dung bài.
- HS nhận xét- GV nhận xét ghi điểm


3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
HS quan sát tranh: Bức tranh vẽ cảnh gì? Bức tranh vẽ cảnh
một mẹ vừa địu con trên lưng vừa đi bẻ ngô. Em bé ngủ
trên lưng mẹ.Mặt trời mọc sau dãy núi. Để biết được tấm
lòng của mẹ đối với con mình, đối với cách mạng trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ như thế nào?
Hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu qua bài tập đọc: Khúc
hát ru. Những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm.
b) Vào bài:
1) Luyện đọc:
- HS đọc toàn bài. GV chia bài làm 2 khổ thơ:
K1: Từ đầu….lún sâu.
K2: Còn lại.
- Để giúp lớp đọc tốt bài, cô sẽ tổ chức cho lớp đọc nối tiếp
theo khổ. Cả lớp đọc thầm bài: Khúc hát ru.
- Kết hợp sữa lỗi phát âm: Ka-lưi. A-kay, ngoan.
Ka-lưi. A-Kay tiếng dân tộc các em cần đọc nhanh.
- Tổ 1 đọc tương đối tốt Bây gìơ cô muốn nghe các bạn tổ 2
đọc. HS còn lại đọc thầm bài và đọc chú thích SGK.

- HS: Vì hoa phượng là loại cây rất gần gũi,
quen thuộc với học trò. Thấy màu hoa phượng
học trò nghĩ đến kì thi, những ngày nghỉ hè nên
tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò.
- HS: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi
học trò, gần gũi và thân thiết nhất của mỗi học
trò.



2
+ HS đọc khổ thơ 1: GV giảng nghĩa từ: Lưng đưa nôi được
SGK chú giải như thế nào? Tim hát thành lời: Lời hát ru cất
lên từ trái tim yêu thương của mẹ.
+ HS đọc khổ thơ 2: GV giảng nghĩa từ: A-kay (tiếng dân
tộc Tà ôi): Con.
Tà ôi là dân tộc ở miền núi phía tây Thừa Thiên Huế.
+ HS đọc nối tiếp lần 3. GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp
khổ thơ 1.
+ HS LĐ trong nhóm, phân nhiệm vụ: 1 bạn 1 khổ; hướng
dẫn chữa sai cho bạn. Thời gian đọc trong nhóm 2 phút.
* GV đọc toàn bài.
2) Tìm hiểu bài:
- GV treo tranh.
- Hỏi: Em hiểu thế nào là những em bé lớn lên trên lưng
mẹ?

- GV chỉ tranh nói: Người phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì
cũng địu con trên lưng. Những em bé ấy cả lúc ngủ, lúc
chơi cũng nằm trên lưng mẹ. Người mẹ lấy vai gầy làm gối
– lưng đưa nôi, tim hát thành lời để ru con nên tác giả nói:
Những em bé lớn lên trên lưng mẹ. Đây cũng chính là cách
chăm sóc con của những người phụ nữ miền núi trên đất
nước ta.
- Trên lưng mẹ lúc nào cũng địu con nhưng mẹ cũng làm
vất vả nhiều công việc. Vậy mẹ làm những công việc gì?
- HS đọc toàn bài- HS đọc thầm.
Hỏi: Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc
đó có ý nghĩa như thế nào?


- HS thực hiện

- HS đọc thầm bài- quan sát tranh.
- HS: Người phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì
cũng địu con theo. Những em bé cả lúc ngủ
củng nằm trên lưng mẹ nên tác giả nói: Các
em bé lớn lên trên lưng mẹ.

- HS: Người mẹ nuôi con khôn lớn, mẹ giã
gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương.
Những công việc này có ý nghĩa: Góp phần
vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu
nước của toàn dân tộc.
- HS: Mẹ là người yêu nước, cần cù lao động.
Ghi bảng: Mẹ, yêu nước, cần cù.

Vừa địu con trên lưng mẹ vừa giã gạo, tỉa bắp để làm ra sản
phẩm như lúa gạo, bắp để nuôi bộ đội ăn no đánh thắng
giặc Mỹ. Qua việc làm ấy em thấy mẹ là người như thế
nào?
Đây là hình ảnh một người mẹ miền núi và cũng là hình ảnh của tất cả những người mẹ trên đất
nước Việt Nam chúng ta trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Hỏi: +Vậy, em học được đức tính gì ở mẹ?
+ Ngoài đức tính yêu nước, cần cù; đối với gai đình,
đặc biệt là đối với con, mẹ có tình cảm hi vọng gì?
- HS đọc thầm toàn bài.
Thảo luận theo cặp, HS thảo luận 1 phút.
Hỏi: Những hình ảnh nào trong bài nói lên tình yêu thương
và niềm hi vọng của người mẹ đối với con?


- HS: Yêu nước, cần cù lao động.

- Hình ảnh nói lên tình yêu thương của mẹ nói
lên đối với con:
+ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
+ Mẹ thương A-kay. Mặt Trời của mẹ em nằm
trên lưng.
Hình ảnh nói lên niềm hi vọng của mẹ đối với
con: “Mai sau con lớn vung chày lún sân”


3
GV: Người mẹ địu con trên lưng khi giã gạo, tỉa bắp trên nương, những hình ảnh đó thật đẹp. Mẹ
mong em Cu Tai mau lớn có sức mạnh khác thường “ Vung…sân” để làm được những công việc
có ích.
Hỏi: Hình ảnh đẹp và hi vọng của mẹ thể hiện điều gì?
Hỏi: Theo em cái đẹp của người mẹ miền núi được thể hiện
treong bài thơ này là gì?

- HS: Thể hiện lòng yêu nước thiết tha và tình
yêu thương con sâu sắc của mẹ miền núi.
-HS: Đó là tình yêu nước thiết tha, tình yêu
thương con sâu sắc của người mẹ.

GV nói: Đó chính là nội dung bài học hôm nay. GV dán nội dung lên bảng. Nội dung (phần 1).
Liên hệ: Ngày nay để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. Người mẹ chúng ta phải làm những
công việc gì? Đối với mẹ, các em phải như thế nào?
c) Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- 2 HS đọc nối tiếp bài- HS nêu giọng đọc toàn bài.

* Bài này cần đọc giọng âu yếm, nhẹ nhàng, đầy tình yêu thương.
- 1 HS đọc khổ thơ 1- Hỏi: Bạn đọc ngắt nhịp như thế nào?
Để diễn tả được tình cảm của mẹ với con, với cách mạng cần nhấn giọng các từ: Đừng vời,
ngjhiêng, nóng hổi, nhấp nhô, trắng ngần, lún sâu, mặt trời
- HS đọc lại khổ 1. Còn ở khổ 2 cách đọc như thế nào?
- 1 HS đọc to khổ 2-> HS ngắt hơi ở những chỗ nào? Ở khổ 2 cần đọc nhẹ nhàng, tình cảm những
câu cuối.
- HS luyện đọc trong nhóm cho nhau nghe khổ 1, sau đó chọn 1 (đoạn) khổ thơ mình thích, nhẩm
học thuộc lòng thời gian 2 phút.
- HS nào thuộc khổ thơ 1, 2.
- HS thi học thuộc lòng khổ thơ 1, 2, cả bài.
Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò:
Hôm nay các em đã học bài gì? Qua bài em nhớ về ai? Vì sao?
GV nhận xét tiết học- tuyên dương lớp học.
Dặn dò: HS về nhà học thuộc bài; chuẩn bị bài mới tiếp theo.


4

Câu 1: Em hiểu thế nào là những em bé lớn lên trên lưng mẹ?
- HS trả lời: Người phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng địu con theo. Những
em bé cả lúc ngủ củng nằm trên lưng mẹ nên tác giả nói: Các em bé lớn lên
trên lưng mẹ.

Câu 2: Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa
như thế nào?
- HS trả lời: Người mẹ nuôi con khôn lớn, mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên
nương.
Những công việc này có ý nghĩa: Góp phần vào công cuộc kháng chiến chống

Mỹ , cứu nước của toàn dân tộc.
Câu 3: Vừa địu con trên lưng mẹ vừa giã gạo, tỉa bắp để làm ra sản phẩm như
lúa gạo, bắp để nuôi bộ đội ăn no đánh thắng giặc Mỹ. Qua việc làm ấy em
thấy mẹ là người như thế nào?
- HS trả lời: Mẹ là người yêu nước, cần cù lao động.
Ghi bảng: Mẹ, yêu nước, cần cù.

Câu 4: Những hình ảnh nào trong bài nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng
của người mẹ đối với con?
- HS trả lời: Hình ảnh nói lên tình yêu thương của mẹ nói lên đối với con:
+ Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
+ Mẹ thương A-kay. Mặt Trời của mẹ em nằm trên lưng.
Hình ảnh nói lên niềm hi vọng của mẹ đối với con: “Mai sau con lớn vung
chày lún sân”

Câu 5: Hình ảnh đẹp và hi vọng của mẹ thể hiện điều gì?
- HS trả lời: Thể hiện lòng yêu nước thiết tha và tình yêu thương con sâu sắc
của mẹ miền núi.
Câu 6: Theo em cái đẹp của người mẹ miền núi được thể hiện treong bài thơ
này là gì?
-HS trả lời: Đó là tình yêu nước thiết tha, tình yêu thương con sâu sắc của
người mẹ.



×