Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN SƠN

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN SƠN

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8-62-01-15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÒA

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Văn Sơn


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến TS Bùi Đình Hòa người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và
PTNT, phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Huyện Ủy, UBND huyện Tủa Chùa,
các phòng ban chức năng của huyện; UBND các xã đã cung cấp số liệu thực
tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình,
người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện
đề tài.
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Văn Sơn



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Ý nghĩa của nghiên cứu...................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3

1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3

1.1.1. Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường................... 3
1.1.2. Hệ thống, phân cấp, năm ngân sách và chu trình NSNN........................ 5
1.1.3. Quản lý ngân sách cấp xã ...................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 21

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý NS của các nước trên thế giới ............................ 21
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý NS của các địa phương trong nước ................... 25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Tủa Chùa trong công tác quản lý chi NSX ........ 27
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 29

2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 29

2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận ....................................................................... 29
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 29
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 33

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 33


iv
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 33
3.1.2. Đặc điểm KT - XH huyện Tủa Chùa .................................................... 39
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong thực hiện
chi ngân sách huyện Tủa Chùa- tỉnh Điện Biên ................................... 46
3.2. Thực trạng nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp xã trên địa bàn huyện
Tủa Chùa .................................................................................................... 47

3.2.1. Công tác quản lý thu ngân sách huyện Tủa Chùa ................................. 47
3.2.2. Quản lý công tác chi ngân sách ............................................................. 50
3.2.3. Công tác điều hành, quản lý cân đối ngân sách .................................... 51
3.3. Thực trạng về công tác quản lý chi ngân sách xã huyện Tủa Chùa .............. 52

3.3.1. Cơ cấu hệ thống QL chi NS ở cấp xã trên địa bàn huyện Tủa Chùa .... 52
3.3.3. Công tác quản lý nhiệm vụ chi.............................................................. 53
3.3.4. Nhận xét chung về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá
trình quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Tủa Chùa ........................... 59
3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho cấp xã
trên địa bàn huyện Tủa Chùa ..................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 75


1. Kết luận ............................................................................................................ 75
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 77

PHỤ LỤC ................................................................................................................


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GTGT

: Giá trị gia tăng

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

NS

: Ngân sách


NSNN

: Ngân sách nhà nước

NSX

: Ngân sách xã

NTM

: Nông thôn mới

PTTH

: Trung học phổ thông

QLNS

: Quản lý ngân sách

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

THCS

: Trung học cơ sở

UBND


: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất của huyện Tủa Chùa qua các năm
(2014 - 2016) .............................................................................. 34

Bảng 3.2.

Cơ cấu kinh tế huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên giai đoạn
2014 - 2016 ................................................................................. 39

Bảng 3.3.

Biến động dân số và lao động huyện Tủa Chùa giai đoạn
2015 - 2016 ................................................................................. 41

Bảng 3.4.


Số trường học, lớp học và phòng học phổ thông ....................... 43

Bảng 3.5.

Số giáo viên và học sinh phổ thông ............................................ 44

Bảng 3.6.

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp và hoàn thành cấp học phân theo
cấp học và phân theo giới tính .................................................... 44

Bảng 3.7.

Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế .................................. 45

Bảng 3.8.

Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe ........................................ 45

Bảng 3.9.

Thu ngân sách huyện Tủa Chùa 2014-2016 ............................... 49

Bảng 3.10. Chi ngân sách địa phương........................................................... 50
Bảng 3.11. Tình hình chi ngân sách Thị trấn Tủa Chùa qua các năm
2014 - 2016 ................................................................................. 54
Bảng 3.12. Cơ cấu chi thường xuyên của thị trấn Tủa Chùa qua các năm
2014 - 2016 ................................................................................. 55
Bảng 3.13.


Tình hình chi ngân sách Xã Mường Đun qua các năm 2014 - 2016 ..... 56

Bảng 3.14. Cơ cấu chi thường xuyên của Xã Mường Đun qua các năm
2014 - 2016 ................................................................................. 57
Bảng 3.15. Tình hình chi ngân sách Xã Tả Sìn Thàng ................................. 58
Bảng 3.16. Cơ cấu chi thường xuyên của Xã Tả Sìn Thàng qua các năm
2014 - 2016 ................................................................................. 59
Bảng 3.17: Đánh giá của cán bộ về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi
NSX trên địa bàn huyện Tủa Chùa giai đoạn ổn định ngân
sách.(n=45) ................................................................................. 60


vii
Bảng 3.18: Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ về định mức phân bổ
NSX (n=45)................................................................................. 61
Bảng 3.19: Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự
toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức
(n=45).......................................................................................... 62
Bảng 3.20: Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của tình trạng
lập dự toán chi chưa sát với thực tế (n=45) ................................ 63
Bảng 3.21: Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách xã trên địa bàn
huyện Tủa Chùa 3 năm 2014-2016 (n=12)................................. 64
Bảng 3.22: Tình hình vi phạm thu ngân sách tại các xã huyện Tủa Chùa
trong 3 năm 2014-2016 (n=12) ................................................... 65
Bảng 3.23: Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc
chấp hành chi ngân sách chưa đúng quy định (n=45) ................ 66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ tài chính quan trọng không thể
thiếu để Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Xã là cấp chính
quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết đến người dân và là đại diện của Nhà nước
giải quyết trực tiếp mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân. Ngân
sách xã (NSX) là phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của
chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã
thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Cùng với sự phát triển về kinh tế
và đời sống của người dân ngày càng cao việc chi NSX cũng không ngừng
tăng lên. Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý NSX nói chung và quản lý chi NSX
nói riêng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa và đáp ứng được yêu cầu hoạt động của chính quyền
nhà nước cấp xã.
Huyện Tủa Chùa có 11 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là
67.941 ha, chiếm 7,15% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Điện Biên. Là một
huyện vùng cao, có vị trí địa lý, địa hình phức tạp, dân cư phân tán sống ở
những khu vực hẻo lánh, xa trung tâm, hiện nay Tủa Chùa đang gặp rất nhiều
khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp, hạ tầng cơ sở, vật chất
kỹ thuật còn thiếu và yếu kém, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn
cao.Qua khảo sát cho thấy việc quản lý ngân sách cấp xã đã đáp ứng được cơ
bản các yêu cầu theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật; Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện vẫn
còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế trong khâu tổ chức lập, phân bổ dự toán, chấp
hành và quyết toán chi NSX. Nhiều nội dung chi tiêu ngân sách còn sai chế độ,
lãng phí trong chi tiêu hội nghị, chi tiếp khách, trong mua sắm và sử dụng tài
sản công.Trình độ quản lý chi NS của các xã hạn chế dẫn đến nhiều sai sót



2
trong quản lý; mặt khác do còn mang nặng tư tưởng bao cấp của cơ chế "xin cho" nên chưa thực sự chủ động trong quản lý chi tiêu tài chính, chưa phát huy
được hiệu quả khi sử dụng NSX. Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi
ngân sách trên địa bàn huyện Tủa Chùa đặc biệt là tại các xã,thị trấn,tôi chọn
đề tài:“ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp
xã trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận - thực tiễn về
ngân sách, công tác quản lý ngân sách nói chung và công tác quản lý chi
NSX nói riêng.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Tủa
Chùa, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014 - 2016.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSX phù hợp
với điều kiện của huyện Tủa Chùa,tỉnh Điện Biên đến năm 2025.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tủa Chùa,
tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được
thu thập trong các năm từ năm 2014- 2016.
4. Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSX
trên địa bàn huyện Tủa Chùa và đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm
hoàn thiện công tác quản lý chi NSX trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu là tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm đến công tác quản lý chi
NSNN nói chung và NSX nói riêng.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của NSNN
NSNN là khái niệm quen thuộc theo nghĩa rộng mà bất kỳ người dân nào
cũng biết được, song lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN: Theo
quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu và chi bằng tiền
của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Một cách hiểu tương tự, người
Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản
thu và kinh phí của Nhà nước trong một năm. Có thể thấy rằng các quan điểm
trên đều cho thấy biểu hiện bên ngoài của NSNN và mối quan hệ mật thiết giữa
Nhà nước và NSNN.
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước. Tại
Việt nam, định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật NSNN (2002): Ngân
sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước trong dự toán đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [12].
1.1.1.2. Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường
a. Khái niệm cơ chế thị trường.
Trong nền kinh tế hàng hoá có những quy luật kinh tế vốn có của nó
hoạt động như: quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh, quy
luật lưu thông tiền tệ… và lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động đó.
Các quy luật biểu hiện sự tác động của mình thông qua thị trường. Nhờ sự vận
động của hệ thống giá cả thị trường mà diễn ra sự thích ứng tự phát giữa khối
lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×