Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình trạng nước sinh hoạt nhiễm sắt tại xã Xuân Phú huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG VĂN HÙNG
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG
NƯỚC SINH HOẠT NHIỄM SẮT TẠI XÃ XUÂN PHÚ –
HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2013-2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐẶNG VĂN HÙNG
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG
NƯỚC SINH HOẠT NHIỄM SẮT TẠI XÃ XUÂN PHÚ –
HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: K45 - MT - NO2
: Môi trƣờng
: 2013-2017
: Th.S Nguyễn Minh Cảnh

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghệp là giai đoạn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối
với mỗi sinh viên cuối khóa, nhằm nâng cao năng lực tri thức, tổng hợp các
kiến thức đã học và có cơ hội mở rộng kỹ năng thực tiễn trong việc nghiên

cứu khoa học. Đƣợc sự đồng ý của ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Khoa Môi trƣờng và giảng viên hƣớng dẫn khoa học Th.s
Nguyễn Minh Cảnh, em tiến hành đề tài:“Đánh giá thực trạng và đề xuất
biện pháp cải thiện tình trạng nước sinh hoạt nhiễm sắt tại xã Xuân Phú huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang”.
Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trong Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
dạy bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời
gian em học tập ở trƣờng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: Th.S Nguyễn Minh
Cảnh, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
Khoa học Công nghệ - sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Giang, cùng các anh
chị cán bộ, nhân viên trong Trung tâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
nhất giúp em hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, cho phép em gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động
viên, ủng hộ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã có những cố gắng
nhƣng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh
khỏi những sai sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy
cô giáo và các bạn để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đặng Văn Hùng


ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1.

Phƣơng pháp lấy mẫu nƣớc ........................................................ 20

Bảng 3.2.

Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc ngầm .................................... 21

Bảng 4.1.

Loại hình sử dụng nƣớc cho sinh hoạt ....................................... 28

Bảng 4.2.

Vị trí lấy mẫu và thời gian lấy mẫu ............................................ 30

Bảng 4.3.

Kết quả thử nghiệm nƣớc giếng khoan mẫu 01 ......................... 30

Bảng 4.4.

Kết quả thử nghiệm nƣớc giếng khoan mẫu 02 ......................... 32

Bảng 4.5.

Kết quả thử nghiệm nƣớc giếng khoan mẫu 03 ......................... 33

Bảng 4.6.


Kết quả thử nghiệm nƣớc giếng khoan mẫu 04 ......................... 35

Bảng 4.7.

Kết quả thử nghiệm nƣớc giếng khoan mẫu 05 ......................... 36

Bảng 4.8.

Ý kiến của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc giếng........................ 39


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:

Màu sắc nƣớc nhiễm sắt ở nơi chứa đựng .................................. 10

Hình 2.2.

Nhận biết nƣớc nhiễm sắt bằng nƣớc chè đặc ............................ 11

Hình 4.1.

Mô phỏng vị trí địa lý xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang ................................................................................... 22

Hình 4.2.

Biểu đồ hàm lƣợng chỉ tiêu sắt có trong nƣớc sinh hoạt tại
xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng với QCVN 01:2009/BYT ........ 38


Hình 4.3.

Biểu đồ thể hiện ý kiến của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc
ngầm ........................................................................................... 39

Hình 4.4:

Sơ đồ mô hình lọc nƣớc nhiễm sắt quy mô hộ gia đình ............. 41


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATP

:

Phân tử mang năng lƣợng

CTR

:

Chất thải rắn

KLN

:

Kim loại nặng


NTU

:

Đơn vị đo độ đục

PH

:

Chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nƣớc

QCVN

:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam



v
MỤC7 LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 5
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Nguyên lý cơ bản của phƣơng pháp làm thoáng và các cách làm thoáng .. 14
2.2.2. Khử sắt bằng hoá chất ........................................................................... 15
2.2.3. Khử sắt bằng phƣơng pháp hóa lý ........................................................ 16
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 19

3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 19


vi
3.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa, điều tra phỏng vấn ............................. 19
3.4.3. Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh ............................................................ 21
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 22
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang . 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 24
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 25
4.2. Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc tại xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang ................................................................................................. 27
4.2.1. Thực trạng nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt tại huyện Yên Dũng......... 27
4.2.2. Hiện trạng sử dụng nƣớc sinh hoạt của xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng.. 28
4.2.3. Nghiên cứu, đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm tại thôn xã Xuân Phú,
huyện Yên Dũng.............................................................................................. 29
4.3. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc giếng ................................. 38
4.4. Đề xuất mô hình lọc nƣớc nhiễm sắt quy mô hộ gia đình nhằm nâng cao
chất lƣợng nguồn nƣớc sinh hoạt .................................................................... 40
4.4.1. Sự cần thiết triển khai mô hình ............................................................. 40
4.4.2. Tổng quan về mô hình lọc nƣớc sinh hoạt nhiễm sắt quy mô hộ gia đình 40
4.4.3. Tính khả thi của mô hình ...................................................................... 43
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44
5.2.1. Giải pháp về quản lý hành chính nhà nƣớc ........................................... 44
5.2.3. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ý thức ngƣời dân ......................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Nƣớc là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mọi sự sống trên trái
đất, là cơ sở cho sự sống của mọi sinh vật. Tuy nhiên cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhu cầu của
con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, cuộc sống ngày càng cải thiện. Kéo theo
đó là các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc ngày càng nghiêm
trọng do chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, công trình đô thị thải ra môi
trƣờng chƣa qua xử lý, các chất thải rắn do con ngƣời sử dụng trong sinh hoạt
hàng ngày không đƣợc thu gom để xử lý triệt để đã làm ô nhiễm và ảnh
hƣởng đến chất lƣợng của các nguồn nƣớc ngầm. Chúng ta đã và đang sử
dụng nguồn nƣớc ngầm này để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt của mình. Vì
vậy vấn đề sức khỏe của con ngƣời đang bị đe dọa nghiêm trọng nếu nhƣ chất
lƣợng nƣớc không đƣợc đảm bảo [1], [4], [6]. Đặc biệt, ở những khu vực gần
các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản thì tỉ
lệ nƣớc bị nhiễm kim loại nặng là rất cao. Nƣớc bị nhiễm kim loại nặng sẽ
gây hại nghiêm trọng đến sự sống của mọi sinh vật, kim loại nặng tích luỹ
theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể ngƣời gây ra nhiều bệnh tật hiểm
nghèo cho con ngƣời nhƣ ung thƣ, các bệnh về hệ xƣơng, hệ tiêu hóa, hệ bài
tiết,…Nƣớc mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nƣớc ngầm,
vào đất và các thành phần môi trƣờng liên quan khác [7].
Sắt là một trong những nguyên tố vi lƣợng quan trọng trong cơ thể con
ngƣời. Sắt tham gia cấu tạo nên huyết cầu tố (Hb), cần thiết cho việc vận
chuyển oxi và cacbonic trong máu. Ngoài ra, sắt còn là thành phần của một số
enzym nhƣ: cytochrom trong cơ chế sinh nhiệt và các loại enzyme của hệ
thống miễn dịch. Sắt cũng là thành phần cấu tạo của một số loại protein và

enzyme, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lƣợng khi oxy hóa các chất


2
dinh dƣỡng và ATP. Nếu thiếu sắt con ngƣời sẽ cảm thấy mệt mỏi, giảm khả
năng tập trung, rụng tóc, đau đầu. Ngƣợc lại khi cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt
sẽ gây hiện tƣợng giận dữ, viêm khớp, táo bón [1].
Đối với nƣớc, khi hàm lƣợng sắt trong nƣớc cao sẽ làm cho nƣớc có
mùi tanh khó chịu và có nhiều cặn bẩn màu vàng, màu nâu đen. Khi con
ngƣời sử dụng nƣớc có hàm lƣợng sắt vƣợt ngƣỡng cho phép sẽ gây ảnh
hƣởng xấu đến sức khỏe.
Việc xác định, đánh giá hàm lƣợng sắt trong nƣớc có tính quyết định
đến về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và sức khỏe con ngƣời. Trên thế giới
cũng nhƣ trong nƣớc ta đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này và
do đặc thù về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội mà mỗi đề tài lại mang
tính đặc trƣng riêng của từng địa phƣơng, địa bàn.
Tuy tỉnh Bắc Giang đã có nhà máy nƣớc sạch và cung cấp nƣớc đến đại
đa số ngƣời dân nhƣng ở một số khu vực ven thành phố thì chủ yếu vẫn sử
dụng nƣớc mƣa, nƣớc giếng để sinh hoạt. Yên Dũng là một huyện thuộc tỉnh
Bắc Giang, kinh tế còn chậm phát triển chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong thời gian qua cùng với
sự phát triển kinh tế xã hội, vấn đề môi trƣờng của huyện đã bộc lộ nhiều bất
cập thậm chí đáng báo động. Môi trƣờng đất, môi trƣờng không khí, đặc biệt
là nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm đang bị ô nhiễm. Điều này đã gây ảnh hƣởng
trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ ngƣời dân. Cụ thể nhƣ ở xã Xuân Phú huyện Yên Dũng có khoảng 60% hộ dân đang sử dụng nƣớc giếng (giếng đào
và giếng khoan) mà chƣa biết chất lƣợng nƣớc giếng có đảm bảo hay không
(theo thống kê đầu năm 2015).
Nhằm mục đích vận dụng kết hợp kiến thức mình đã học và công nghệ
kỹ thuật hiện đại vào thực tiễn để giúp ngƣời dân biết đƣợc nguồn nƣớc mình
đang sử dụng có chất lƣợng nhƣ thế nào, góp phần phục vụ cho vấn đề an

toàn chất lƣợng nƣớc, bảo vệ sức khỏe con ngƣời. Xuất phát từ yêu cầu thực


3
tiễn đó, đƣợc sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Khoa Môi trƣờng Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo
Th.s Nguyễn Minh Cảnh em đã thực hiện đề tài: “Thực trạng và đề xuất biện
pháp cải thiện tình trạng nước sinh hoạt nhiễm sắt ở xã Xuân Phú - huyện
Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục tiêu chung của đề tài
Nắm đƣợc tình hình sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn xã
Xuân Phú và đƣa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm trong
nguồn nƣớc trên địa bàn xã Xuân Phú.
1.3. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Đánh giá đƣợc tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt tại xã Xuân Phú,
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sinh hoạt và
nguồn gây ô nhiễm nƣớc.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trƣờng nƣớc.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Công tác điều tra, thu thập thông tin, phân tích chất lƣợng nƣớc trên
địa bàn xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
+ Thông tin và số liệu thu đƣợc chính xác, trung thực, khách quan.
+ Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác hàm lƣợng sắt có trong nƣớc.
+ Các kết quả phân tích phải đƣợc so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trƣờng Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đƣa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phƣơng.



4
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng những kiến thức đã học của nhà trƣờng vào thực tế.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiện cho công việc sau khi ra trƣờng.
- Bổ sung tƣ liệu cho học tập.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phản ánh thực trạng về hàm lƣợng sắt có trong nƣớc sinh hoạt của
ngƣời dân trên địa bàn xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ Môi trƣờng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy
thoái môi trƣờng nƣớc.
- Nâng cao chất lƣợng nƣớc sinh hoạt phục vụ cho ngƣời dân trên địa bàn.


5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Khái quát về nước, nước ngầm
- Nƣớc là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học
là H2O. Nƣớc là phân tử phân cực có momen lƣỡng cực cao. Các phân tử
nƣớc thƣờng không tồn tại riêng rẽ mà tạo thành từng nhóm phân tử bởi liên
kết hiđrô. Riêng với nƣớc đá thì mỗi phân tử nƣớc đá đƣợc bao quanh bởi 4
phân tử nƣớc đá khác tạo thành cấu trúc tứ diện.

- Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ nhƣ tính lƣỡng cực, liên kết
hiđrô và tính bất thƣờng của khối lƣợng riêng) nƣớc là một chất rất quan
trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái
Đất đƣợc nƣớc che phủ nhƣng chỉ 0,3% tổng lƣợng nƣớc trên Trái Đất nằm
trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nƣớc uống.
- Nƣớc ngầm là một dạng nƣớc dƣới đất, tích trữ trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời nhƣ cặn, sạn, cát, bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dƣới
bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con ngƣời. Theo
độ sâu phân bố, có thể chia nƣớc ngầm thành nƣớc ngầm tầng mặt và nƣớc
ngầm tầng sâu.
2.1.1.2. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi về tính chất và thành phần của nƣớc, có
hại cho cuộc sống sinh hoạt bình thƣờng của con ngƣời và sinh vật bởi sự có
mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vƣợt quá ngƣỡng chịu đựng của sinh vật.
- Nghiên cứu xử lý kim loại nặng trong nƣớc ngầm:
Thành phần đáng quan tâm trong nƣớc ngầm là các hợp chất hòa tan do


6
ảnh hƣởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mƣa, các quá trình phong
hóa và sinh hóa trong khu vực ở những vùng có điều kiện phong hóa tốt, có
nhiều chất bẩn và lƣợng mƣa lớn thì chất lƣợng nƣớc ngầm dễ bị ô nhiễm bởi
các chất khoáng hòa tan, các hợp chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nƣớc mƣa
ngấm vào đất. Ngoài ra, nƣớc ngầm cũng bị nhiễm bẩn bởi tác động của con
ngƣời. Các chất thải của con ngƣời ra ngoài môi trƣờng.
- Trong nƣớc ngầm thƣờng không có oxi hòa tan nhƣng có hàm lƣợng
CO2 cao, thƣờng có hàm lƣợng sắt tổng cộng với các mức độ khác nhau, từ
vài mg/l đến 100mg/l hoặc lớn hơn, vƣợt xa tiêu chuẩn cho phép với nƣớc ăn
uống sinh hoạt (tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lƣợng sắt trong nƣớc ăn
uống là 0,3 mg/l, đối với khu vực đô thị và 0,5 mg/l đối với khu vực nông

thôn). Do đó cần phải xử lý trƣớc khi đƣa vào sử dụng.
- Các xu hƣớng chính thay đổi chất lƣợng nƣớc khi bị ô nhiễm:
+ Giảm độ pH của nƣớc ngọt.
+ Tăng hàm lƣợng các ion Ca2+, Mg2+, SO42- trong nƣớc ngầm và
nƣớc sông.
+ Tăng hàm lƣợng các KLN (Pb, Hg, Cd, As, Cu, Zn...) và các anion
PO43-, NO2-, NO3-....
+ Tăng hàm lƣợng các muối trong nƣớc bề mặt và nƣớc ngầm (từ nƣớc
thải, khí quyển và CTR).
+ Tăng hàm lƣợng các hợp chất hữu cơ (khó bị phân hủy sinh học).
+ Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nƣớc tự nhiên do các quá trình oxi hóa.
+ Giảm độ trong của nƣớc.
2.1.1.3. Các chỉ số đánh giá chất lượng nước
- Độ màu: Độ màu thƣờng do các chất bẩn trong nƣớc tạo nên. Các hợp
chất sắt, mangan không hoà tan làm nƣớc có màu nâu đỏ, các chất mùn gây ra
màu vàng, còn các loại thuỷ sinh tạo cho nƣớc màu xanh lá cây.
- Độ đục: Nƣớc là một môi trƣờng truyền ánh sáng tốt. Khi trong nƣớc


7
có các vật lạ nhƣ các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật,...
khả năng truyền ánh sáng bị giảm đi. Nƣớc có độ đục lớn chứng tỏ có chứa
nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục thƣờng là mg SiO2/l, NTU, FTU; trong đó
đơn vị NTU và FTU là tƣơng đƣơng nhau. Nƣớc mặt thƣờng có độ đục 20100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500-600 NTU. Nƣớc cấp cho ăn uống
thƣờng có độ đục không vƣợt quá 5. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng cũng là một
đại lƣợng tƣơng quan đến độ đục của nƣớc.
- Mùi vị: Mùi vị trong nƣớc thƣờng do các hợp chất hoá học, chủ yếu
là các hợp chất hữu cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân huỷ vật chất
gây nên.
- Độ nhớt: Độ nhớt là đại lƣợng biểu thị sự ma sát nội, sinh ra trong quá

trình dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng với nhau.
- Độ dẫn điện: Nƣớc có độ dẫn điện kém. Nƣớc tinh khiết ở 200C có độ
dẫn điện là 4,2µS/m .Độ dẫn điện của nƣớc tăng theo hàm lƣợng các chất
khoáng hoà tan trong nƣớc và dao động theo nhiệt độ.
- Tính phóng xạ: Tính phóng xạ của nƣớc là do sự phân huỷ các chất
phóng xạ trong nƣớc tạo nên.
- Độ pH: pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+)
trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó.
- Độ cứng: Độ cứng của nƣớc là đại lƣợng biểu thị hàm lƣợng các ion
canxi và magiê có trong nƣớc.
- Độ oxy hoá: Độ oxy hoá là một đại lƣợng dùng để đánh giá sơ bộ
mức độ nhiễm bẩn của nguồn nƣớc.
- Các hợp chất nitơ: Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra amoni
(NH4+), nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-).
- Các hợp chất photpho: Đây là sản phẩm của quá trình phân huỷ sinh
học các chất hữu cơ.
- Các hợp chất sắt: Trong nƣớc ngầm, sắt thƣờng tồn tại dƣới dạng ion


8
Fe2+, kết hợp với các gốc bicacbonat, sunfat, clorua; đôi khi tồn tại dƣới dạng
keo của axit humic hoặc keo silic. Khi tiếp xúc với oxy hoặc các tác nhân oxy
hoá, ion Fe2+, bị oxy hóa thành ion Fe3+, và kết tủa thành các bông cặn
Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
- Các hợp chất mangan: Cũng nhƣ sắt, mangan thƣờng có trong nƣớc
ngầm dƣới dạng ion Mn2+, nhƣng với hàm lƣợng tƣơng đối thấp, ít khi vƣợt
quá 5mg/l. Tuy nhiên, với hàm lƣợng mangan trong nƣớc lớn hơn 0,1mg/l sẽ
gây nguy hại trong việc sử dụng, giống nhƣ trƣờng hợp nƣớc chứa sắt với
hàm lƣợng cao.
2.1.1.4. Khái quát về sắt

Sắt là kim loại phổ biến nhất và ngƣời ta cho rằng sắt là nguyên tố phổ
biến thứ 4 (theo khối lƣợng, 34,6%) trên trái đất. Nó đƣợc tách ra từ các mỏ
quặng sắt và rất khó tìm thấy nó ở dạng tự do. Sắt đƣợc sử dụng trong sản
xuất gang và thép. Các trạng thái oxi hóa của sắt là: 0, +2, +3.
- Tính chất lí học:
Sắt là kim loại có ánh kim, màu trắng xám, dẻo, dễ dát mỏng, có tính
sắt từ. Nhiệt độ nóng chảy 15360C.
+ Nhiệt độ sôi: 8800C.
+ Tỷ khối d = 7,91g/cm3.
Sắt tạo nên rất nhiều hợp kim quan trọng đặc biệt là hợp kim Fe - C.
Tùy thuộc vào lƣợng carbon trong sắt mà ngƣời ta chia ra: Sắt mềm (<0,2%
C), thép (0,2% C - 1,7% C) và gang (1,7% C - 5,0% C).
- Tính chất hóa học:
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt có ký hiệu hóa học là
Fe, vị trí ở ô số 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kỳ 4.
Cấu hình electron: (Z = 26)
1s2 2s22p63s23p63d64s2
Khối lƣợng nguyên tử: 55,85 đvC.


9
Bán kính nguyên tử: 1,26 A.
Hóa trị: II, III.
Sắt có tính khử trung bình, khi tác dụng với các chất oxi hóa thì sắt bị
oxi hóa thành Fe2+ thành Fe3+ .
+ Tác dụng với phi kim:
Fe + S  FeS
3Fe + 2O2  Fe3O4
2Fe + 3Cl2  2FeCl3
+ Tác dụng với axit:

Axit loại 1:
HCl, H2SO4(1) Fe2++ H2
Axit loại 2:
FeSO4(đ), HNO3  Fe3+
Fe + 4HNO3(l)  Fe(NO3)3 +NO+ 2H2O
+ Tác dụng với muối:
Fe khử đƣợc muối của những ion kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa.
Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu↓
Fe + FeSO4  3FeSO4
+ Tác dụng với nƣớc:
3Fe + 4H2O  Fe3O4 + 4H2
Fe + H2O  FeO + H2
- Trạng thái tự nhiên:
Trong tự nhiên sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất trong các quặng:
quặng hemantit đỏ (Fe2O3), quặng hemantit nâu (Fe2O3.H2O), quặng manhetit
(Fe3O4), quặng xiđerit (FeCO3), quặng pirit sắt (FeS2). Có rất nhiều mỏ quặng
sắt và sắt nằm dƣới dạng khoáng chất với nhôm, titan, mangan,..., sắt còn có
trong nƣớc thiên nhiên.


10
2.1.1.5. Nước nhiễm sắt và dấu hiệu nhận biết nước nhiễm sắt:
- Khái niệm nƣớc nhiễm sắt:
Hiện nƣớc nhiễm sắt không có khái niệm cụ thể, đƣợc hiểu theo nhiều
cách khác nhau. Tuy nhiên nguồn nƣớc có nồng độ sắt vƣợt mức QCVN 2009
về chỉ tiêu nƣớc sinh hoạt thì có thể gọi đó là nƣớc nhiễm sắt. Trong nguồn
nƣớc ngầm tự nhiên đều có chứa sắt. Lƣợng sắt có trong nƣớc tùy theo nguồn
nƣớc, điều kiện môi trƣờng khác nhau mà có hàm lƣợng khác nhau. Sắt tồn
tại trong nƣớc ở 2 dạng hòa tan và không hòa tan và tồn tại trong nƣớc uống
phần lớn nằm ở dạng hòa tan hoàn toàn.

- Dấu hiệu nhận biết nƣớc nhiễm sắt:
Nƣớc nhiễm sắt thƣờng là sắt 2 (Fe2+) hòa tan màu sắc trong nên khó
nhận biết bằng mắt thƣờng. Tuy nhiên, khi hứng trong vật chứa 1 thời gian để
tiếp xúc với không khí thì sắt 2 sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo
màu đỏ nâu và có mùi tanh khó chịu.

Hình 2.1: Màu sắc nước nhiễm sắt ở nơi chứa đựng
Ta có thể nhận biết nƣớc nhiễm sắt bằng các chỉ tiêu sau:
+ Mùi Vị:
Nƣớc nhiễm sắt có thành phần sắt 2 cao gây cho nƣớc có mùi tanh, vị
hơi chua.
+ Độ pH:
Nƣớc nhiễm sắt có độ pH thấp. Độ pH thấp sẽ làm tăng tính axit


11
trong nƣớc, làm ăn mòn kim loại trên đƣờng ống, vật chứa và tích lũy các
ion kim loại.
+ Nƣớc chè:
Có một phƣơng pháp đơn giản để nhận biết nƣớc nhiễm sắt đó là dùng
nƣớc chè pha đặc. Tiến hành hòa lẫn nƣớc chè vào cốc nƣớc cần thử nếu cốc
nƣớc chuyển sang màu tím đen là nƣớc nhiễm sắt, và màu càng tím đen thì
nƣớc càng nhiễm sắt nặng.
Lý giải hiện tƣợng này là do trong chè có chứa hợp chất tanin, khi tanin
gặp sắt 3 (Fe3+) sẽ tạo kết tủa có màu đen, xanh hoặc tím đậm tùy vào từng
loại tanin khác nhau. Thực tế, khi dùng dao bằng sắt để cắt gọt vỏ những loại
trái cây chứa nhiều tanin (nhƣ ổi), trên miếng trái cây sẽ xuất hiện màu đen
xỉn rất xấu.

Hình 2.2. Nhận biết nước nhiễm sắt bằng nước chè đặc



12

- Tác hại của nƣớc nhiễm sắt:
Đối với con ngƣời, theo nghiên cứu khoa học của tổ chức y tế thế giới,
thì hiện nay đến 80% bệnh tật mà ngƣời dân ở các nƣớc đang phát triển nhiễm
phải có liên quan đến nguồn nƣớc và môi trƣờng sống bị ô nhiễm. Một thống
kê thực tế ở Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trƣờng hợp tử vong, 200.000
ngƣời mắc bệnh ung thƣ mà có nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm
nguồn nƣớc. Sử dụng nguồn nƣớc bị nhiễm sắt lâu ngày gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng tới sức khỏe.
Sắt trong cơ thể ở nồng độ thấp thì hoàn toàn không có ảnh hƣởng gì
đến sức khỏe con ngƣời, ngƣợc lại nó còn giúp cho quá trình vận chuyển oxy,
lƣu thông máu trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu ở nồng độ cao thì nó đƣợc coi là
chất gây ô nhiễm thứ cấp và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe nhƣ vàng da,
thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, và dẫn đến ung thƣ. Ngoài ra lƣợng sắt có
nhiều trong nƣớc sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị;
làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu…
Sắt hòa tan trong nƣớc là sắt 2 sẽ gây cho nƣớc có mùi tanh rất khó
chịu. Khi tiếp xúc với không khí thì sắt 2 sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết
tủa tạo màu đỏ nâu gây mất thẩm mỹ cho nƣớc, làm cho quần áo bị ố vàng,
sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Thực tế, chỉ cần khoảng 0,3 mg/l sắt có
trong nƣớc đã tạo nên vết bẩn màu nâu đỏ trên quần áo và rất khó để tẩy hết
các vết này. Hơn nữa, khi nƣớc chảy qua đƣờng ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ
sét, tắc nghẽn trong đƣờng ống, gây thiệt hại về kinh tế.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014.
- Luật Tài nguyên nƣớc năm 2012 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6

năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi


13
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định 34/2005-NĐ-CP của Chính phủ về quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc.
- Nghị định số 17/2006/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về việc cấp
phép hành nghề khoan nƣớc dƣới đất.
- Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp tiêu thụ nƣớc sạch.
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định về việc điều
tra, đánh giá tài nguyên nƣớc dƣới đất.
- Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND V/v qui định chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nƣớc, xả nƣớc vào nguồn nƣớc và hành nghề khoan nƣớc.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND V/v quy định chế độ thu nộp, quản
lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nƣớc
dƣới đất.
- Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT của Bộ TN&MT về tăng cƣờng công tác
quản lý tài nguyên nƣớc dƣới đất.
- QCVN09-2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc ngầm.
- QCVN 1:2009/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc dƣới đất.
- QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc ăn uống.
- QCVN 2:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc
sinh hoạt.
- TCVN 5502:2003 Tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc cấp sinh hoạt.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) - Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu.

Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6663-11:2011(ISO 5667 - 11:2009) - Chất lƣợng nƣớc - Lấy
mẫu. Hƣớng dẫn lấy mẫu nƣớc ngầm.


14
2.2. Cơ sở thực tiễn
Đứng trƣớc thực trạng nguồn nƣớc ngầm đang bị ô nhiễm kim loại
nghiêm trọng, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đƣa ra rất nhiều các phƣơng
pháp nhằm giảm hàm lƣợng Fe trong nƣớc đã đƣợc áp dụng nhƣ:
+ Phƣơng pháp làm thoáng
+ Khử sắt bằng hóa chất
+ Khử sắt bằng phƣơng pháp hóa lý
2.2.1. Nguyên lý cơ bản của phương pháp làm thoáng và các cách làm thoáng
Nguyên lý của phƣơng pháp làm thoáng để loại bỏ sắt ra khỏi nƣớc bằng
cách làm giàu oxi, tạo điều kiện để oxi hóa sắt 2 (Fe2+) thành sắt 3 (Fe3+) rồi
phân hủy tạo thành hợp chất hidroxyt Fe(OH)3 kết tủa, dễ dàng lắng lọc.
Trong quá trình làm thoáng nƣớc, oxi đƣợc đƣa vào oxi hóa 1 số hợp chất
hữu cơ, đẩy CO2 ra, làm cho pH của nƣớc tăng đẩy nhanh quá trình oxi hóa và
thủy phân sắt và mangan trong dây chuyền công nghệ khử sắt và mangan.
Trong nƣớc có oxi hòa tan, sắt 2 (Fe2+) hyđroxyt sẽ bị oxy hóa thành sắt
(Fe3+) hyđroxyt theo phản ứng:
4Fe2+ + 8OH- + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3 + 8H+
Sắt 3 (Fe3+) hyđroxyt trong nƣớc kết tủa thành bông cặn màu vàng và
có thể tách ra khỏi nƣớc một cách dễ dàng nhờ quá trình lắng lọc.
Đặc biệt, trong nƣớc ngầm, với sự có mặt của anion HCO3- nên có phản
ứng sau:
H+ + HCO3- = H2O + CO2
Kết hợp các phản ứng trên ta có phản ứng chung của quá trình oxy hóa
sắt nhƣ sau:

4Fe2+ + 8HCO3- + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3 + 8CO2
- Sử dụng giàn mƣa hay quạt gió:
Có nhiều biện pháp làm thoáng, nhƣng biện pháp thông dụng nhất là
cho nƣớc chảy qua các tấm đục lỗ thành tia nhƣ mƣa (giàn mƣa). Khi nƣớc bị


15
xé nhỏ thành tia nhƣ vậy thì sẽ tăng diện tích tiếp xúc với không khí nhiều
hơn và dễ dàng loại bỏ các khí không cần thiết và hòa tan oxy.
- Làm thoáng đơn giản bề mặt lọc:
Nƣớc cần khử sắt đƣợc làm thoáng bằng giàn phun mƣa ngay trên bề
mặt lọc. Chiều cao giàn phun thƣờng lấy cao khoảng 0,7m, lỗ phun có đƣờng
kính từ 5-7mm, lƣu lƣợng tƣới vào khoảng 10 m3/m2.h. Lƣợng oxy hòa tan
trong nƣớc sau khi làm thoáng ở nhiệt độ 250oC lấy bằng 40% lƣợng oxy hòa
tan bão hòa (ở 250oC lƣợng oxy bão hòa bằng 8,1 mg/l).
- Làm thoáng bằng giàn mƣa tự nhiên:
Nƣớc cần làm thoáng đƣợc tƣới lên giàn làm thoáng một bậc hay nhiều
bậc với các sàn rải xỉ hoặc tre gỗ. Lƣu lƣợng tƣới và chiều cao tháp cũng lấy
nhƣ trƣờng hợp trên. Lƣợng oxy hòa tan sau làm thoáng bằng 55% lƣợng oxy
hòa tan bão hòa.
- Làm thoáng cƣỡng bức (giàn mƣa có quạt gió và có áp lực đẩy nƣớc):
Cũng có thể dùng tháp làm thoáng cƣỡng bức với lƣu lƣợng tƣới từ 30 đến 40
m3/h. Lƣợng không khí tiếp xúc lấy từ 4 đến 6m3 cho 1m3 nƣớc. Lƣợng oxy
hòa tan sau làm thoáng bằng 70% hàm lƣợng oxy hòa tan bão hòa. Hàm
lƣợng CO2 sau làm thoáng giảm 75%.
2.2.2. Khử sắt bằng hoá chất
So với các phƣơng pháp khử sắt và mangan bằng làm thoáng ta thấy,
dùng chất oxy hóa mạnh, phản ứng xảy ra nhanh hơn. Tuy nhiên trong nƣớc
có tồn tại các chất H2S, NH3 thì chúng sẽ gây ảnh hƣởng tới quá trình khử do
xảy ra phản ứng:

2H2S + O2 = 2S + 2H2O
Khi trong nguồn có hàm lƣợng chất hữu cơ cao, các chất hữu sẽ tạo ra
dạng keo bảo vệ các ion sắt, nhƣ vậy muốn khử sắt phải phá vỡ đƣợc màng
hữu cơ bảo vệ bằng tác dụng của chất oxi hóa mạnh. Đối với nƣớc ngầm, khi
hàm lƣợng sắt và mangan quá cao đồng thời tồn tại cả H2S thì lƣợng oxy thu


16
đƣợc nhờ làm thoáng không đủ để oxy hóa hết mangan và sắt, trong trƣờng
hợp này cần phải dùng đến hóa chất.
- Khử sắt bằng Clo:
Quá trình khử sắt bằng clo đƣợc thực hiện bởi phản ứng:
2Fe2+ + Cl2 + 6H2O  2Fe(OH)3 + 6H+ + 2Cl- Khử sắt bằng Kali Permanganat (KMnO4):
Khi dùng KMnO4 để khử sắt, quá trình này xảy ra rất nhanh vì cặn
mangan (IV) hydroxyt vừa tạo thành sẽ là nhân tố xúc tác cho quá trình khử.
Phản ứng xảy ra theo phƣơng trình sau:
3Fe2+ + MnO4- + 5OH-  3Fe(OH)3 + MnO4
3Mn2+ + 2MnO4- + 4OH-  5MnO2 + 2H2O
- Biện pháp khử sắt bằng H2O2
2Fe2+ + H2O2 + 4OH-  2Fe(OH)3
Biện pháp khử sắt bằng vôi:
Khi cho vôi vào trong nƣớc độ pH sẽ tăng lên. Ở điều kiện giàu ion
OH-, các ion Fe2+ thủy phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một
phần, thế oxy hóa khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó
sắt 2 (Fe2+) dễ dàng chuyển thành sắt 3 (Fe3+). Sắt 3 (Fe3+) hydroxyt dễ dàng
kết tủa thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi
nƣớc. Phƣơng pháp này có thể áp dụng cho cả nƣớc mặt lẫn nƣớc ngầm.
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là phải dùng các thiết bị pha chế
cồng kềnh phức tạp, cho nên thƣờng kết hợp khử sắt với quá trình xử lí khác
nhƣ xử lí ổn định nƣớc bằng kiềm, làm mềm nƣớc bằng vôi kết hợp với soda.

2.2.3. Khử sắt bằng phương pháp hóa lý
- Trao đổi cation:
Khi cho lớp nƣớc chứa sắt lọc qua lớp vật liệu đặc biệt, các cation của
sắt tham gia quá trình trao đổi với các cation có trong thành phần của lớp vật


17
liệu lọc (Cationit), đƣợc giữ lại trong lớp vật liệu lọc và nhƣ vậy nƣớc đƣợc
làm sạch.
Ví dụ: Khi trong nƣớc có sắt, đi qua lớp vật liệu lọc Kationit Na hoặc H
sẽ xảy ra quá trình:
2[K]-Na + Fe(HCO3)2  [K2]-Fe + 2NaHCO3
2[K]-Na + FeCl2  [K2]- Fe + 2NaCl
2[K]-Na +FeSO4  [K2]-Fe + Na2SO4
Các ion Fe2+ thay thế Na+ đƣợc giữ lại  xuất hiện một lƣợng ion
dƣơng khác bằng lƣợng ion Fe2+.
Sau một thời gian làm việc cần phục hồi khả năng lọc của các cationit
bằng cách:
NaCl (cho Na-Kationit):
[K2]-Fe + 2NaCl  2[K]-Na + FeCl2
HCl, H2SO4 (cho H-kationit):
[K2]-Fe + HCl  2[K]-H + FeCl2
- Điện phân:
Dùng cực âm bằng sắt, nhôm. Cực dƣơng bằng đồng, bạch kim hay mạ
kiềm. Quá trình xảy ra:
Dung dịch FeCl2: Điện cực bằng đồng
Catot (-)

Anot (+)


Fe2+ + 2e-  Fe

Cu-2e-  Cu2+
2Cl- - 2e-  Cl

- Phƣơng pháp sử dụng vật liệu lọc:
Các vật liệu đặc biệt có khả năng xúc tác, đẩy nhanh quá trình oxy hóa
khử Fe2+ thành Fe3+ Chúng hoạt động nhƣ một chất oxi hóa bề mặt dùng để
kết tủa sắt, mangan, hydrogen sulfide. Các chất này bị oxi hóa và tạo thành
chất bẩn kết tủa bám vào về mặt các hạt lọc và sẽ đƣợc thải ra ngoài bằng cơ
chế rửa ngƣợc.


×