Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước thải của công ty thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.99 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

ĐÀO THỊ YẾN MY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THOÁT
NƢỚC THẢI CỦA CÔNG TY THOÁT NƢỚC VÀ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học Môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

ĐÀO THỊ YẾN MY


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THOÁT
NƢỚC THẢI CỦA CÔNG TY THOÁT NƢỚC VÀ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Lớp
: K45 - KHMT - N03
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS.NGUYỄN CHÍ HIỂU

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thànhtốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết
đối với mỗi sinh viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn
bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên
khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý luận, năng lực công tác nhằm đáp
ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban

chủnhiệm khoa Môi trường em được phân côngthực tập tại Công ty thoát
nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên với đề tài nghiên cứu: “Đánh
giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước thải của công ty thoát
nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên”.
Kết thúc thực tập, hoàn thành đềtài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa
học, nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo đã
truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại
trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên. Em xin chân thành cảm ơn tới ban
lãnh đạo Công ty thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên, các cô
chú, anh chị cán bộ của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập để em hoàn thành bản khóa luận này. Đặc biệt em xin bày tỏ
lòng biết ơn đến thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng
dẫn em hoàn thành đềtài tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân em có nhiều cố
gắng xong do trình độ và thời gian có hạn, nên khóa luận của em không tránh
khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy,
cô giáo, bạn bè động viên đểkhóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin
chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày…… tháng… năm 2017
Sinh viên
Đào Thị Yến My


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cácchỉtiêuvàphươngphápphântích ................................................. 20
Bảng 3.2. Các dụng cụ đo và lấy mẫu ............................................................. 21
Bảng 4.1. Tải trọng thủy lực ........................................................................... 24
Bảng 4.2. Tải trọng ô nhiễm năm 2015........................................................... 26

Bảng 4.3. Các hạng mục xây dựng ................................................................. 32
Bảng 4.4. Dụng cụ đo và lấy mẫu ................................................................... 34
Bảng 4.5. KếtquảphântíchchấtlượngnướcvàHiệusuấtxửlý của hệthống năm
2016........................................................................................................ 34


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải Công ty ................. 28
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh thông số COD ....................................................... 35
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh thông số BOD5 ...................................................... 36
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh thông số DO .......................................................... 36
Hình 4.5. Biểu đồ so sánh thông số TDS ........................................................ 37
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của thông số Fe ............. 38
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh thông số PO4- ........................................................ 38
Hình 4.8. Biểu đồ so sánh thông số Zn ........................................................... 39
Hình 4.9: Biểu đồ tổng hợp hiệu suất xử lý nước thải công ty ....................... 40


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

HĐQT

: Hội đồng quản trị


KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu công xưởng

LVS

: Lưu vực sông

NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TT - BTNMT : Thông tư – Bộ tài nguyên môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

XLNT

: Xử lý nước thải


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đềtài .................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường ...................................... 4
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải ................................................ 7
2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 9
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10

2.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới ................................................... 10
2.3.2. Tình hình ô nhiễm nước thải tại Việt Nam ........................................... 12
2.3.3. Khái quát về hiện trạng nước thải công nghiệp và thực trạng công nghệ
xử lý nước thải công nghiệp Việt Nam hiện nay ............................................ 15
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu............................................................. 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19


vi

3.2. Địa điểm và thời gian tiếnhành ................................................................ 19
3.3. Nội dung nghiêncứu ................................................................................. 19
3.3.1. Giới thiệu chung về Công ty thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị
Thái Nguyên .................................................................................................... 19
3.3.2. Hiệntrạngnướcthảitạicôngty .................................................................. 19
3.3.3. Quytrìnhcôngnghệhệthốngxửlýnướcthảitạicôngty ............................... 19
3.3.4. Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải ......................................... 19
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống. .... 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứcấp............... 19
3.4.2. Phươngpháplấymẫuvàbảoquảnmẫuphântíchtạiphòngthínghiệm ............ 20
3.4.3. Phương pháp xử lý sốliệu...................................................................... 21
3.4.4. Phương pháp đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam .............. 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 22
4.1. Giới thiệu chung về Công ty thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị
Thái Nguyên .................................................................................................... 22
4.2. HiệntrạngnướcthảitạiCôngty .................................................................... 23
4.2.1. Hiện trạng môi trường nước tại Công ty ............................................... 23

4.2.2.1. Độ cứng của nước .............................................................................. 23
4.2.2.2. Nhiệt độ của nước .............................................................................. 24
4.2.2.3. Nhu cầu .............................................................................................. 24
4.3. QuytrìnhcôngnghệhệthốngxửlýnướcthảitạiCôngty ................................. 26
4.3.1. Các nguồn thải tại Công ty .................................................................... 26
4.3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải Công ty ............................. 28
4.3.3. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải Công ty .................. 29
4.3.4. Các hạng mục trong quy trình xử lý ..................................................... 32
4.3.5. Dụng cụ đo và lấy mẫu ......................................................................... 34


vii

4.4. Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tạiCôngty ........................... 34
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh thông số PO4- ....................................................... 38
4.5. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống ........ 40
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nướccó vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ
sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng
không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi

trường vừa là đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao
suối, nước ngầm, hơi nước ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất
khoảng 94% là nước mặn, 2-3% là nước ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ và tồn tại dưới dạng lỏng trọng tự nhiên dưới dạng nước mặt, nước ngầm,
băng tuyết,… Nước có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người, với các
ngành nông lâm - ngư nghiệp, với công nghiệp, kinh tế, y tế, du lịch và cả an
ninh quốc phòng. Vai trò của nước đối với con người: Nước là nguồn tài
nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như
các sinh vật. Tuy nhiên, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, con
người đã và đang có những tác động to lớn đến môi trường sống. Trong đó phải
kể đến sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất công nghiệp, cùng với
quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đang trở thành áp lực gây ảnhhưởng
nghiêm trọng đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Cùng
với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống các khu công nghiệp ở nước ta cũng
đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm do chất thải rắn, nước thải chứa
nhiều hóa chất độc hại và khí thải công nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sống của người dân tại nhiều địa phương.
Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm từ nguồn nước thải tại các khu công
nghiệp, giải pháp quan trọng bây giờ là phải cải thiện công nghệ sản xuất và


2

xửlýnướcthảiởcáckhucôngnghiệp,cụmcôngnghiệptheohướngtiêntiến, phù hợp
với điều kiện địa phương. Xuất phát từ những vấn đề bức xúc trên, được sự
nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên
TS.Nguyễn Chí Hiểu, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá hiệu quả hoạt
động của hệ thống thoát nước thải của Công ty thoát nước và phát triển hạ
tầng đô thị Thái Nguyên”.

1.2. Mục đích nghiên cứu của đềtài
- Khảo sát hệ thống xử lý nước thải Công ty thoát nước và phát triển hạ
tầng đô thị Thái Nguyên.
- Đánh giá quy trình công nghệ xử lý nước thải của hệ thống xử lý
nước thải.
- Đánhgiáhiệuquảcủahệthốngxửlýnướcthảiđó.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đảm bảo số liệu, tài liệu đầy đủ, chính xác, kháchquan.
- Nắmrõcôngnghệxửlýnướcthảicủahệthốngxửlýtạicôngty.
- Nắm rõ quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tại
côngty.
- Đánhgiáđượchiệuquảcủacôngnghệxửlýnướcthảiđó.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Làcơhộigiúpsinhviêntiếpcậnvớicôngviệckhiratrường.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thựctế.
- Tạo cho sinh viên cơ hội rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số
liệu.
- Nâng cao kiến thức và hiểu biết về quy trình công nghệ xử lý nước
thải để phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu saunày.


3

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài giúp cho sinh viên khi ra trường có kiến thức áp dụng vào thực
tiễn,phụcvụchocôngtácquảnlýmôitrường.
- Biết được tính hiệu quả củaquy trình xử lý nước thải côngnghiệp.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường
* Môi trường:
- Khái niệm môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, thông qua ngày 23
tháng 6 năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất và tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật”.[4]
Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật.
Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết
cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung
một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại
và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người
bao gồmtoàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,
những cáihữu hình (đô thị, hồ chứa, khu công nghiệp,...) và những cái vô hình
(phong tục tập quán, niềm tin,nghệ thuật,...), trong đó con người sống bằng
lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm
thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con
người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh
vật là con người mà còn là “khungcảnh của cuộc sống, của lao động và sự
nghỉ ngơi của con người”.


5


Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ
chínhxác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và
conngười không thể tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân
văn(Human environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu
tốvật lý, hóa học của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điềukiện
kinh tế - xã hội tác động hàng ngày đếnsự sống của con người.
* Ô nhiễm môi trường:
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường đã
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, thông
qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”[4]
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường,
viphạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho
môitrường trở thành độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là
nhữngchuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản
lí môitrường. Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự
nhiên,như hoạt động núi lửa, bão lũ,… hoặc các hoạt động do con người thực
hiệntrong công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt.
* Ô nhiễm môi trường nước
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Theo Luật Tài nguyên nướcđã
được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, thông
qua ngày 21 tháng 6 năm 2012: “Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi
tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không
phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật.”[3]


6


Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do con người đốivới
chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho
động vật nuôi và các loài hoang dã, ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi cá.
Như vậy, sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính
chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người
và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một
ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một
sốbệnh cho người. Hiến chương châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nước như
sau: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã."[3]
Việc thải các chất thải hoặc nước thải vào môi trường nước sẽ gây ra ô
nhiễm nước về vật lí, hóa học, hữu cơ, nhiệt hoặc phóng xạ. Việc thải đó phải
không được gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả
năng đồng hóa các chất thải của nước (khả năng pha loãng, tự làm sạch,…).
Những hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng, những biện pháp xử lí
nướcđóng vai trò rất quan trọng trong vấn đền này.
- Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
+ Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió
bão,lũ lụt,… Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu
côngnghiệp,… kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ hoặc các sản phẩm của
hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này
còn được gọi là ô nhiễm điện.
+ Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước từ các vùng dân cư,
khucông nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và


7


phân bón trong nông nghiệp… vào môi trường nước.Theo thời gian, các dạng
gây ô nhiễm có thể diễn ra thường xuyên hoặc tứcthời do sự cố rủi ro.
- Theo bản chất của các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân biệt: ô
nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học
hay vật lí (ô nhiễm nhiệt hoặc do các chất lơ lửng không tan), ô nhiễm
phóng xạ,…
- Theo phạm vi thải vào môi trường nước, người ta phân biệt: ô nhiễm
điểm (ví dụ như từ một miệng cống thải nhà máy,…) và ô nhiễm diện (ví dụ
ônhiễm từ một vụ tràn dầu trên một vùng biển,…).
- Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ,
ô nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm,…
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nước thải: Nước thải là: “một dạng lỏng hòa tan hay trộn
lẫn giữa nước (nước dùng, nước mưa, nước mặt, nước ngầm,…) và chất thải
từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, vui chơi
giải trí, giao thông vận tải”.
- Khái niệm nguồn nước thải: Thông thường nước thải được phân loại
theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các
biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý:
+ Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
+ Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là
chủ yếu.
+ Các hoạt động nông nghiệp: nước thải từ các nguồn chuồng trại chăn
nuôi, các loại thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt cỏ, các loại thuốc diệt nấm,…


8


+ Nước chảy tràn: nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường
sá.
+ Hoạt động tàu thuyền: dầu mỏ và các chất thải từ tàu thuyền,…
- Phân loại theo nguồn thải:
+ Nguồn xác định (nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định
được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ như
cống xả thải).
+ Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không cố định, không
xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và các tác nhân gây ô nhiễm; nguồn
này rất khó quản lý (ví dụ như nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng, đường
phố đổ vào sông ngòi, ao, hồ, kênh rạch).
- Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm:
+ Tác nhân hóa lý: màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng,...
+ Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd, As,…
+ Tác nhân sinh học: vi sinh vật, tảo, vi khuẩn E.Coli,...
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (là cơ sở để lựa chọn biện pháp
quản lý và áp dụng công nghệ):
+ Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác, có
chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh sống của con người.
+ Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là
chủ yếu. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
+ Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều
cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay
hố xí.


9


+ Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất
lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của
các loại nước thải trên.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì họp thứ 3 thông qua ngày 23/06/2014 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 19/2015/NĐ - CP của Chính Phủ về việc quy định chi
tiết vàhướngdẫnthihànhmộtsốđiềucủaLuậtBảovệMôiTrường.
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp.
- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- TCVN5945-2005:Chấtlượngnướcthảicôngnghiệp.
- TCVN 7222:2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm
xửlýnướcthảisinhhoạttậptrung.
- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ
Tàinguyên và Môi trường V/v Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồnnước.
- Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài



10

nguyên và Môi trường V/v Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh
tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm côngnghiệp.
- TCVN6492:2011(ISO10523:2008)Chấtlượngnước-XácđịnhpH.
- TCVN6185:2008-Chấtlượngnước-Kiểmtravàxácđịnhmàusắc.
- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước - Xác định
nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày(BODn).
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Tài nguyên nước trên trái đất có trữ lượng khoảng 1,45 tỉ km3, bao gồm
các dạng nước như nước sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm, nước bốc
hơi,… Trong đó lượng nước hồ là 280.103 km3 với diện tích 2058.103 km2
chiếm 0,02 % trữ lượng nước. Sơ bộ ước tính có 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong
đó có 145 hồ có diện tích nước mặt trên 100km2, lượng nước của hồ này
chiếm 95% tổng số, trong đó có khoảng 65% là nước nhạt. Hồ nhân tạo có
hơn 10.000 hồ, tổng diện tích hữu ích ước tính gần 5.000 km2, Châu Âu - 95
km2, Châu Phi – 341 km2, Bắc Mỹ - 180 km2, Nam Mỹ - 1.332 km2 và Châu
Úc - 4 km2. [12]
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay, đặc
biệt là ở các nước phát triển. Cùng với sự phát triển của hàng loạt nhà máy,
khu công nghiệp,… lượng các chất thải độc hại được thải ra môi trường làm
cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thế giới cảnh báo, hiện cứ
ba người trên trái đất có một người sống trong tình trạng thiếu nước. Việc
khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách không hợp lý cũng là nguyên
nhân dẫn tới việc suy thoái tài nguyên nước. Nhiều quốc gia có tài nguyên
nước thuộc vào hàng trung bình trên thế giới nhưng lại ẩn chứa nhiều dấu
hiệu không bền vững. Biến đổi khí hậu cũng đang làm cho nhiều nơi rơi vào



11

tình cảnh khan hiếm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, đe dọa tới an ninh
lương thực, làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất ổn xã hội.
Trong thập niên 60 của thế kỉ XX, ô nhiễm nước lục địa và đại dương
gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực
tốc độ khoa học kĩ thuật.
- Nước Anh vào đầu thế kỷ XIX, sông Tamise rất sạch nó trở thành ống
cống lộ thiên vào giữa thế kỉ này. Các con sông khác cũng có tình trạng tương
tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
- Tại Pháp, các con sông lớn và nước ngầm ở nhiều nơi không còn
dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp đã bị ô nhiễm
mãn tính.
- Tại Hoa Kỳ, tình trạng thảm thương ở bờ Đông cũng như nhiều vùng
khác, vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario là đặc biệt nghiêm
trọng. [12]
Ô nhiễm nguồn nước tại các quốc gia ngày càng nhiều và trầm trọng,
vấn đề môi trường nước đang là vấn đề quan tâm, lo ngại rất lớn. Loài người
đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ do suy thoái môi trường gây nên. Cũng
theo báo các triển vọng toàn cầu GEO - 4 do văn phòng chương trình Môi
trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) tại Hà Nội đã công bố ngày 26/10/2007 có
một số điểm đáng chú ý sau:
- Nước ngọt đang giảm nhanh, tốc độ thay đổi đa dạng sinh học hiện
nay được xem là nhanh nhất trong lịch sử con người, với 30 % động vật lưỡng
cư, 23 % động vật có vú và 12 % loài chim có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra,
công suất đánh cá của con người ước tính gấp 2,5 lần so với sản lượng khai
thác bền vững của các đại dương.
- “Sự tàn phá có hệ thống đối với tài nguyên đã đến một điểm mà mà
tại đó sức sống của các nền kinh tế đang bị thách thức – mà đã đến mức hóa



12

đơn thanh toán của chúng ta giao lại cho con cái có thể không sao thanh toán
được”, Ông Achim Steiner, Phó Tổng thư kí Liên Hợp Quốc và là giám đốc
điều hành UNEP nhấn mạnh.
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay,
đặc biệt là ở các nước phát triển. Cùng với sự phát triển của hàng loạt nhà
máy, khu công nghiệp,… lượng các chất thải độc hại được thải ra môi
trường làm cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thế giới cảnh
báo, hiện cứ ba người trên trái đất có một người sống trong tình trạng thiếu
nước. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách không hợp lý
cũng là nguyên nhân dẫn tới việc suy thoái tài nguyên nước. Nhiều quốc gia
có tài nguyên nước thuộc vào hàng trung bình trên thế giới nhưng lại ẩn
chứa nhiều dấu hiệu không bền vững. Biến đổi khí hậu cũng đang làm cho
nhiều nơi rơi vào tình cảnh khan hiếm nguồn nước cho sản xuất nông
nghiệp, đe dọa tới an ninh lương thực, làm gia tăng tình trạng nghèo đói và
bất ổn xã hội.[12]
2.3.2. Tình hình ô nhiễm nước thải tại Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong
phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và
nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm
phá và các túi nước ngầm. Hiện nay, tổng lượng nước sông ngòi trên lãnh thổ
Việt Nam khoảng 830 tỷ m3; được tập trung chủ yếu trên 13 lưu vực sông
(LVS) lớn, bao gồm sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Lô, sông
Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba,
sông Đồng Nai và sông Mê Kông, sông Sê San, sông Srepok. Lượng nước sản
sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 310 tỷ m3/năm (chiếm 37,4%), trong đó lượng
nước ngầm là khoảng 91 tỷ m3/năm, lượng nước từ nước ngoài vào là 520 tỷ



13

m3/năm (chiếm 62,6%). Trong khi đó, tài nguyên nước Việt Nam phân bố
không đều theo không gian và thời gian: 60% nước sông ngòi Việt Nam thuộc
đồng bằng sông Cửu Long, hơn 20% thuộc sông Hồng và Đồng Nai và lượng
nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tổng lượng nước mùa cạn chỉ có 194.5
tỷ m3/năm, chiếm 23.36% lượng nước bình quân năm). [12]
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên
toàn cầu phải đối mặt với những thử thách to lớn. Tốc độ công nghiệp hóa và
đô thị hóa nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với
tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng
nghề càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất rắn. Ở các thành phố lớn,
hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường do không
có công trình và thiết bị xử lý nước thải. Cùng với sự gia tăng các nhu cầu
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng đã làm gia tăng sự suy giảm và
xuống cấp của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sa sút chất lượng môi
trường. Cùng với sự ô nhiễm môi trường nói chung thì vấn đề ô nhiễm môi
trường nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt
là các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong các thành phố lớn gần
các khu công nghiệp. Nguồn nước ngầm cũng như nước mặt đang bị suy thoái
nghiêm trọng. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các nghành đã có nhiều
cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường,
nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Sau hơn 20 năm mở cửa và đẩy mạnh phát triển kinh tế với hàng trăm
khu chế xuất, khu công nghiệp cùng với đó là hàng ngàn cơ sở hóa chất và
chế biến trên toàn quốc. Vấn đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với những
quốc gia đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở
thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng được thải thẳng vào các
dòng sông mà không hề qua xử lý. Qua thời gian nguy cơ ô nhiễm ngày càng



14

tăng dần, và cho đến hiện nay, cơ thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những
dòng sông của Việt Nam đã tăng với cường độ kinh khủng và gần như không
có biện pháp không thể cứu hồi. Do ô nhiễm nên chất lượng nước các con
sông đã suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu quan trọng như BOD, COD, DO, NH4,
P, pH,… vượt quá mức cho phép nhiều lần.
Qua kết quả điều tra, phân tích và đánh giá của Cục Quản lý Tài
nguyên nước, có 5/16 lưu vực sông ở nước ta xếp vào loại kém nhất (bị ô
nhiễm nghiêm trọng, có màu đỏ), 5 khu vực sông loại khá vì có màu xanh,
còn lại là trung bình có màu trắng. Điều quan trọng nhất là chất lượng nước ở
các lưu vực sông đang bị suy thoái bà trở nên nghiêm trọng ở một số điểm.
Các lưu vực sông bị ô nhiễm nghiêm trọng xếp theo thứ tự là lưu vực đồng
bằng sông Cửu Long, sông Hồng - sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Vu
Gia - sông Thu Bồn và lưuvực sông Cả. Các lưu vực sông bị ô nhiễm nghiêm
trọng có nhiều điểm nóng là sông Đồng Nai - Thị Vải, sông Trà Khúc và sông
Hồng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có khoảng hơn 4.000 cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm, trong đó có 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng,
cần phải di dời, đóng cửa hoặc phải chấp nhận áp dụng các công nghệ sạch và
tiến hành xử lý nước thải. Khoảng 70 khu công nghiệp đã và đang được xây
dựng và khoảng hơn 1.000 bệnh viện trên cả nước mỗi ngày thải ra hàng triệu
m3 nước thải chưa qua xử lý. Ngày càng có nhiều kênh, ngòi, mương và ao hồ
nội đô trở thành nơi chứa nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Hầu hết các hồ
ở Hà Nội đã bị ô nhiễm BOD rất cao, tương tự, 4 sông nhỏ ở Hà Nội và 5 con
kênh ở thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ DO rất thấp cỡ 0 - 2 mg/l và nồng
độ BOD ở mức cao cỡ 50 - 200 mg/l. [12]
Trong khi nguồn nước ở hạ lưu các LVS đang bị suy giảm thì áp lực
gia tăng nhu cầu sử dụng nước cũng ngày càng tăng (ước tính năm 2010, tổng

nhu cầu nước của các ngành khoảng 130 tỷ m3, gầ n tương đương với nguồ n


15

nước các LVS vào mùa khô ). Thực tế trên càng làm tăng nguy cơ khan hiếm
nguồn nước và sự cạnh tranh trong khai thác, sử dụng nước giữa các ngành,
địa phương. [12]
2.3.3. Khái quát về hiện trạng nước thải công nghiệp và thực trạng công
nghệ xử lý nước thải công nghiệp Việt Nam hiện nay
*Khái quát về hiện trạng nước thải công nghiệp nước ta hiện nay
Hiện nay, tính chung trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại
chưađược xử lý lên tới 1,5 tỉ m3. Trong đó nước thải ở các khu đô thị và các
khucông nghiệp khoảng 1 tỉ m3. Chỉ có khoảng 30% cơ sở sản xuất công
nghiệp cótrạm xử lý nước thải, nhưng hầu hết các cơ sở này vận hành chưa đủ
tiêu chuẩnhoặc không được vận hành thường xuyên. Một số khu công nghiệp
có xâydựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành
vì đểgiảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm
xử línước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20
khucông nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các
khu,cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí
vàchất thải độc hại khác. Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu
côngnghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán,
ngập úngvà ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông
nghiệp củabà con nông dân. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công
nghiệp trên cảnước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo
quy định. Thựctrạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị
ô nhiễm nghiêmtrọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân
cận với các khucông nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường.
[7]

*Thực trạng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp nước tahiện nay
- Hiện tại ở nước ta ước tính đã có khoảng 60-70 nhà máy xử lý nước


16

thải tập trung tại các KCN-KCX, trong số 171 KCN-KCX đưa vào hoạt động
(tổng số có 223 KCN - KCX có quyết định thành lập).
- Cũng khoảng 60% số khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp,nhà
máy, cơ sở sản xuất, các làng nghề chưa có trạm XLNT, có nơi đã xâydựng
trạm XLNT nhưng không hoạt động. Công nghệ XLNT thường dùng
làphương pháp bùn hoạt tính và lọc sinh học.
- Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp khá đa dạng và đặc biệt có
xuấtxứ từ nhiều nước. Do đô các thiết bị cũng có xuất xứ từ nhiều nguồn cung
cấp.Kết quả sẽ gây nhiều khó khăn cho việc sửa chữa, thay thế khi cần
thiết.Hiện nay công nghệ, thiết bị xử lý nước thải ở nước ta có xuất xứ từ
nhiều nước như Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Mỹ,… Trong khi
nước ta còn chưa có công nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị chuyên dụng.
- Nói đến xử lý nước thải công nghiệp là ta nghĩ ngay đến rất nhiều công
nghệ xử lý nước thải ứng dụng với rất nhiều loại nước thải công nghiệp bao
gồm: Nước thải của khu công nghiệp, nước thải sản xuất sắt, thép, xi mạ,
nước thải sản xuất mỹ phẩm, gia công,… Thực tế mà nói rằng đối với Việt
Nam hiện nay: chung quy các quá trình xử lý nước thải công nghiệp bao gồm
2 quá trình xử lý duy nhất (trừ xử lý sơ bộ), bao gồm:
+ Quá trình xử lý hóa lý: bao gồm keo tụ + tạo bông, tuyển nổi (ít được
sử dụng trừ nước thải thủy sản).
+ Quá trình xử lý sinh học: bao gồm hệ phản ứng kết hợp các bể sinh
học hiếu khí (Aerotank, SBR, MBBR, MBR, FBR,…), sinh học thiếu khí
(Anoxic), sinh học kỵ khí (UASB, bể kỵ khí tiếp xúc).
- Quy trình xử lý hóa lý trước kết hợp với xử lý sinh học.

+ Đối với nước thải khu công nghiệp thường sử dụng công nghệ này
nếu muốn đảm bảo quá trình vận hành ổn định hơn.


×