Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

TÌM HIỂU về điều KIỆN tự NHIÊN KINH tế xã hội xã QUYẾT THẮNG, TP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.86 KB, 31 trang )

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI XÃ
QUYẾT THẮNG, TP. THÁI
NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN.


Thành viên nhóm
1. Lù Văn Phúc
2. Đỗ Thị Nga
3. Lê Thị Hoài
4. Hoàng Phương Thảo
5. Dương Thị Ngọc
6. Phan Thị Hồng Trang
7. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt


I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý


Vị trí của xã nằm về phía Tây Bắc của thành phố Thái Nguyên
- Phía Bắc giáp xã Phúc Hà, phường Quán Triều;
- Phía Đông Bắc giáp phường Quang Vinh;
- Phía Nam giáp xã Thịnh Đức;
- Phía Nam, Tây Nam giáp xã Phúc Trìu;
- Phía Đông giáp phường Thịnh Đán;
- Phía Tây giáp xã Phúc Xuân.
Xã Quyết Thắng có vị trí thuận lợi về
giao thông. Ngoài quốc lộ 3 còn có đường


tỉnh lộ 270 và tỉnh lộ 267 một trong những tuyến giao thông huyết mạch dẫn vào
điểm du lịch Hồ Núi Cốc.


1.2. Địa hình, địa mạo
So với mặt bằng chung các xã thuộc thành phố Thái
Nguyên, xã Quyết Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng,
dạng đồi bát úp, xen kẽ là các điểm dân cư và đồng ruộng,
địa hình có xu hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam. Độ cao trung bình từ 5 – 6 m.
Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho phát triển
đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp.


1.3. Khí hậu
•   Theo số liệu quan trắc của TKTTV Thái Nguyên, xã Quyết
Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết
chia làm 4 mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông.
Song chủ yếu là 2 mùa chính:
+ Mùa mưa ( từ tháng 4 đến tháng 10)
+ Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau)
Cụ thể:
– Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 – 6 có
số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 – 180 giờ).
– Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 23C.
Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 5. Nhiệt độ


– Lượng


mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung
chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả
năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
– Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí
nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất
vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3
(mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa
khoảng 10 – 17%.
– Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió
mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa
biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói
chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.


1.4. Thủy văn
Quyết Thắng không có sông lớn chảy qua địa bàn do
vậy chủ yếu chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn hệ thống
kênh đào Núi Cốc, Suối và hồ, ao trên địa bàn, phục vụ cơ
bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân
dân.


1.5. Tài nguyên thiên nhiên
a, Tài nguyên đất
Loại đất

Diện tích
(ha)
1.28%


Đất nông
nghiệp
Đất phi nông
nghiệp
Đất chưa sử
dụng
Tổng diện tích
tự nhiên

793,31

30.06%

347,37
68.66%

14,84
1.155,52

đất nông nghiệp
đất phi nông
nghiệp
đất chưa sử
dụng


Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn
gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình
thành do phù sa bồi tụ. Do đó có thể chia thành các nhóm đất

chính sau:
Nhóm đất phù sa
Chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản
phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được
chia thành:
– Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần
cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng
lúa, rau màu.
– Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ
giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali
tổng số nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước
tốt, thích hợp với cây khoai tây, rau, ngô, đậu…


Nhóm đất xám bạc màu
– Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm
Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành
phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.
– Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm
Feralitic, trên thành phần cơ giới trung bình, đất có thành
phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.
Nhóm đất Feralitic
Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên
phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, các đơn vị đất chính gồm:
– Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa, đất Feralitic nâu tím
phát triển trên phiến thạch sét, đất Feralitic vàng đỏ phát
triển trên sa thạch, răm kết, đất Feralitic nâu vàng trên phù
sa cổ, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công



b, Tài nguyên nước

– Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho
sản xuất nông nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con
suối, hệ thống mương tưới, tiêu và ao, hồ với trữ lượng
khá trải đều trên địa bàn xã.
– Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho
nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã. Mực nước
ngầm xuất hiện sâu từ 23 – 25 m, được nhân dân trong
xã khai thác và sử dụng.


1.6. Tài nguyên nhân văn

Là một xã có 7 dân tộc cùng sinh sống: kinh, tày, nùng,
dao, h’mông, sán dìu, hoa.
Có tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời. Trong
lịch sử dựng nước và giữ nước, người dân quyết thắng cùng
quân dân cả nước chống ngoại xâm, đồng thời năng động
sáng tạo, có ý thức tự lực tự cường khắc phục khó khăn
trong lao động sản xuất, phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội;
Tuy nhiên xã vẫn chưa có lợi thế nổi bật về tài nguyên
nhân văn như truyền thống khoa bảng, lễ hội nổi tiếng.


 Những thuận lợi
- Là một xã vệ tinh nằm gần trung tâm thành phố, có đường Hồ Núi Cốc (tỉnh
lộ 260) chạy qua đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế, văn hoá xã hội với các, xã khác trong thành phố, tạo điều kiện phát triển
nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu phù hợp
với nhiều loại cây trồng thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ và bố trí cơ cấu
cây trồng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá
theo hướng tập trung thành các vùng chuyên canh lớn, sản xuất lương thực,
thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu, hoa cây cảnh có giá trị
kinh tế cao.


- Hệ thống giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.
- Là xã chưa chịu nhiều của các hoạt động của các hoạt động công
nghiệp nên môi trường trong lành, đây là điều kiện lý tưởng để xây
dựng các khu đô thị theo hướng sinh thái.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã, nhân dân xã
Quyết Thắng cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, có
đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, vận dụng
sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển
kinh tế – xã hội.


Những khó khăn, hạn chế
– Do ảnh hưởng của yếu tố khí hậu phân hoá theo mùa có những năm
gây nên hiện tượng lũ vào mùa mưa ở một số khu vực thấp, dốc và thiếu
nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân về mùa khô.
– Nguồn tài nguyên đất đai chưa được đánh giá phục vụ phát triển nông
nghiệp chuyên canh, các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp.
– Diện tích đất canh tác thấp, diện tích không tập trung do ảnh hưởng
của địa hình hạn chế đến khả năng phát triển đa dạng hoá vùng chuyên
canh.



II. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a, Tăng trưởng kinh tế
- Nền kinh tế của xã đạt mức tăng trưởng khá, xã đã áp dụng những cơ chế,
chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất kinh doanh.
- Tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn, năm sau tăng so với năm trước. Đời
sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt.
- Thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu nghị quyết đại hội: năm 2005 đạt
187,24%, năm 2007 đạt 179,7%, năm 2009 đạt 115%.


b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, cơ cấu kinh tế xã Quyết
Thắng có sự chuyển dịch theo hướng nông nghiệp (50 – 55%) – dịch vụ
(40 – 45%) – tiểu thủ công nghiệp (5 – 10%). Kết quả đạt được là nông
nghiệp chiếm 60%, dịch vụ 35% (thấp hơn 5% so với Nghị quyết Đại
hội), tiểu thủ công nghiệp 5%.
(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Quyết Thắng lần thứ
VII, nhiệm kỳ 2010 – 2015)


2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
– Trồng trọt:
+ Đã đưa các loại giống mới năng xuất cao và kho học kỹ thuật áp dụng
vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp trồng lúa, trồng màu và trồng hoa cây
cảnh nên giá trị canh tác đạt 36 triệu đồng/ha.
+ Xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn của địa phương nên đất

vườn đồi, đất trồng lúa đạt hiệu quả thấp đã được nhân dân chuyển sang
trồng chè và cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, cây ăn quả đặc sản, cây hoa, cây cảnh chưa được phát
triển rộng, vẫn tập chung ở 1 số hộ có truyền thống, song, có những
vườn cây cảnh trị giá hàng tỷ đồng.


– Chăn nuôi:
Đây cũng là nguồn thu nhập chính của địa phương đặc biệt là nuôi
lợn, gà, vịt lấy thịt đã có những hộ nuôi tới vài trăm con lợn. Riêng đàn
trâu, bò giảm do sức kéo được thay bằng máy móc và điều kiện chăn thả
khó khăn. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm thường
xuyên. Không có dịch bệnh gia súc, gia cầm.
– Lâm nghiệp:
Đảng ủy đã chỉ đạo nhân dân tận dụng những nơi đất chưa sử dụng
để trồng cây lâm nghiệp, điển hình như cây keo mang lại hiệu quả kinh
tế cao, rút ngắn thời gian khai thác, giải quyết lấy chất đốt, lấy gỗ, cải
thiện môi trường.


2.2.2. Dịch vụ tiểu thủ công nghiệp
Đã và đang phát triển tốt, nhiều hộ nông nghiệp sau khi bị thu hồi
đất để làm các dự án đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công
nghiệp. Đời sống khá giả do phát triển kinh tế đa ngành nghề và các
khoản thu nhập hớp pháp khác. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ
rệt, bình quân thu nhập năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2009 ước
đạt 1 triệu đồng/ người/ tháng.


2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

2.3.1. Dân số
Theo báo cáo thống kê, đến năm 2010, dân số xã Quyết Thắng có
14.414 người chiếm 5,62% dân số toàn thành phố. Mật độ dân số của xã
là 1.115 người/km2.
Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên
địa bàn xã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ sinh con thứ ba giảm. Xã đã tiến
hành việc ký kết giữa các các khu phố trong việc đăng ký cam kết thực
hiện không có người sinh con thứ 3 trở lên, đây cũng là một trong
những việc làm cần được nhân rộng và phát huy trong công tác dân số
và kế hoạch hoá gia đình.


2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập
a, Lao động, việc làm: 
- Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực
chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng khá
lớn.
- Hàng năm UBND xã chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề và
bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, cho vay vốn để sản
xuất, chương trình phát triển lâm nghiệp… tuy nhiên tình trạng thiếu
việc làm nhất là đối với thanh niên cũng như lực lượng lao động nông
nghiệp cần giải quyết.


– Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân ngày được cải thiện, công
tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm.
Xã thường xuyên vận động nhân dân tham gia quỹ xoá đói giảm
nghèo, hàng năm đã trợ vốn cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế, giải
quyết miễn học phí cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Số hộ có ti vi, radio, xe máy, điện thoại ngày một tăng lên. Giảm 132

hộ nghèo, đến nay còn 66 hộ = 3,2% (Nghị quyết Đại hội là 1%).


2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Trong năm qua cùng với phát triển chung của thành phố, xã Quyết Thắng
cũng có một số thay đổi theo như phát triển chung, xây dựng cụm công nghiệp
và một số cơ sở phúc lợi công cộng như trung tâm giáo dục cộng đồng, trường
lớp, đường giao thông được bê tông hoá trong các khu dân cư.
Tuy có đã có sự quan tâm của thành phố và huy động sức dân nhưng vẫn
còn tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ứ đọng nước thải sinh hoạt,
tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt còn khá phổ biến ở nhiều khu dân
cư.
Trong khi đó người dân vẫn chưa ý thức được hết tác hại trong vấn đề ô
nhiễm môi trường, cũng như việc bảo vệ môi trường, đã vứt rác thải bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.


×