Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở điện lực Thanh Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.33 KB, 56 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay hệ thống các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ những lĩnh
vực chủ đạo trong việc định hướng đi lên CNXH của đất nước và đóng góp
phần quan trọng vào tổng giá trị quốc nội của nền kinh tế quốc dân . Các
doanh nghiệp nhà nước chia nhau nắm giữ những khâu then chốt có ảnh
hưởng tác động rất lớn đối với sự phát triển của những ngành kinh doanh mũi
nhọn .Ngành điện lực ở nước ta là một trong số rất ít những ngành kinh doanh
nắm giữ vai trò quan trọng đó .Trong những năm qua ngành điện lực nước ta
đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước và đang từng
bước khẳng định những bước tiến vững chắc của của Điện lực Việt Nam.
Điện lực Thanh Trì là một chi nhánh trực thuộc Công ty Điện lực Hà Nội
nằm trong sự quản lý của tập đoàn điện lực Việt Nam .Với kinh nhiệm kinh
doanh điện năng trong điạ bàn quản lý và các dịch vụ khác có liên quan trong
thời gian qua điện lực Thanh Trì đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc
đổi mới bộ máy thủ đô.Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý có tác động ảnh hưởng rất lớn đối với sự hoàn thành các mục
tiêu và phát triển tổ chức trong xu thế hội nhập . Khẳng định bộ máy quản lý
là công cụ để thực hiện các chức năng quản lý,nó thể hiện tư duy logic trong
công việc và trực tiếp tác động tới sự phân công và hiệp tác lao động . Hơn
nữa hiện nay ở điện lực Thanh Trì bộ máy quản lý hoạt động chưa theo kịp sự
đổi mới của ngành và sự chuyển mình của nền kinh tế thị trường, hoạt động
còn trồng chéo chưa hiệu quả . Từ đó ảnh hưởng rất lớn năng suất của người
lao động và các mục tiêu khác của ngành .
Chính bởi những nguyên nhân đố mà em lựa chọn đề tài “Hoàn thiện cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý ở điện lực Thanh Trì ‘’ nhằm khắc phục sụ thiếu
hợp lý trong bộ máy quản lý . Từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và các
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

1




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

mục tiêu khác của ngành điện nói chung và điện Thanh Trì nói riêng .
Tuy nhiên ở bài này cũng chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu cơ cấu bộ máy
quản lý ở điện Thanh Trì với các vấn đề có liên quan . ảnh hưởng của bộ máy
quản lý đối với kết quả sản xuất kinh doanh và các mục tiêu khác, sự thoả
mãn trong công việc của người lao động, mức độ hoàn thành công việc và
mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng .Nhũng bất cập trong cơ cấu bộ
máy quản lý và những giải pháp phương hướng thay đổi cụ thể nhằm đem lại
kết quả mong muốn.
Kết cấu chuyên đề có thể chia thành 3 phần cơ bản:
Chương 1: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý ở điện lực Thanh Trì
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý
Do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của em chắc không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất
mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn

SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

2


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Ở ĐIỆN LỰC THANH TRÌ

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Sự ra đời và phát triển của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù tình hình Đông Dương
chưa thật ổn định, song thực dân Pháp vẫn bắt tay vào xây dựng một số xí
nghiệp, nhà máy, trong đó có nhà máy Đèn Bờ Hồ - tiền thân của Công ty
Điện lực thành phố Hà Nội. Theo đề xuất của toàn quyền Đông Dương, ngày
6/12/1892 nhà máy Đèn Bờ Hồ được khởi công xây dựng với số vốn đầu tư
ban đầu là 3 triệu Frăng (F), với công suất 500 kw. Gần 20 năm sau, nhà máy
Đèn Bờ Hồ mới được đầu tư mở rộng thêm một máy phát điện Thuỵ sỹ đưa
công suất lên 1500 kw. Cùng với việc xây dựng, mở rộng thêm các tổ máy
phát điện, người Pháp bắt đầu xây dựng các đường dây tải điện 3,3 kw Hà
Nội - Bạch mai - Hà Đông. Để phục vụ cho chính sách thuộc địa, năm 1952
thực dân Pháp đã mở rộng mạng lưới điện đường dây cao thế từ Hà Nội đi các
tỉnh đồng bằng Bắc bộ với chiều dài đường dây cao thế là 653 km và 42 km
cáp ngầm ở nội thành Hà Nội.
Tháng 8/1945, cùng với nhân dân Thủ đô, công nhân nhà máy Đèn Bờ
Hồ đã đứng lên lật đổ chính quyền thực dân phong kiến.
Ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ
Chủ Tịch, thợ điện Thủ đô đã tích cực tham gia vào cuộc kháng chiến lâu dài,
anh dũng của dân tộc. Năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thành công,
với âm mưu phá hoại nền kinh tế nước ta, gây ảnh hưởng chính trị không tốt
trong dân chúng, ở nhà máy Đèn Bờ Hồ thực dân Pháp dự định khi rút khỏi
miền Bắc sẽ phá huỷ toàn bộ máy móc, mang đi các tài liệu quan trọng, vân
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

3


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


động công nhân lành nghề di cư. nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, công
nhân nhà máy Đèn Bờ Hồ đã tổ chức lực lượng đấu tranh kiên quyết không
cho bọn chủ tháo dỡ máy móc, bảo vệ nhà máy. Ngày 10/10/1954, Chính phủ
về tiếp quản Thủ đô, điện vẫn sáng trên toàn phố phường Hà Nội. Tính đến
cuối năm 1954, điện thương phẩm cho Hà Nội là 21 triệu kwh, lưới điện còn
rất nhỏ bé chỉ có 319 km đường dây cao hạ thế các loại. Toàn bộ cán bộ công
nhân viên nhà máy chỉ có 716 người. Sau 1954, hoà bình lặp lại, cũng như các
ngành công nghiệp khác, ngành điện cũng được Đảng và Chính phủ đặc biệt
quan tâm và phát triển, tỷ trọng đầu tư vào ngành điện so với tổng số vốn đầu
tư vào nền kinh tế quốc dân chiếm 7,4%. Nhờ đó công suất nguồn điện tăng
2,7 lần, sản lượng điện thương phẩm tăng 3,7 lần so với trước năm 1954. Mặc
dù ngành điện còn gặp nhiều khó khăn về vật tư và thiết bị, nhưng đến năm
1955 đã phục hồi xong đường dây cao thế Hà Nội - Sơn Tây, đảm bảo an toàn
sản xuất, sản lượng điện tăng từ 23,2 triệu kwh năm 1955 lên 89,3 triệu kwh
năm 1960. Thời kỳ này nhà máy chuyển từ phương thức cấp điện chủ yếu cho
sinh hoạt sang phương thức cấp điện phục vụ cho sản xuất và đời sống của
nhân dân.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 đã chỉ rõ: “Cần phát
triển điện lực trước một bước”. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhiều nhà
máy nhiệt điện được xây dựng và đi vào hoạt động, các trạm cao thế 110kv
được đưa vào vận hành. Lúc này nhà máy Đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở
quản lý và phân phối điện khu vực I. Sở được giao quản lý trạm 110 kv Đông
Anh và phần lớn đường dây 110kv.
Tính đến cuối năm 1964 sản lượng điện thương phẩm đã đạt được 251,5
triệu kwh (riêng khu vực Hà Nội là 82,5 triệu kwh), gấp 12 lần so với năm
1954.
Trong giai đoạn chống chiến tranh của giặc Mỹ, dưới sự chỉ đạo chặt
chẽ, kịp thời của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội,lãnh đạo Sở quản lý và
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38


4


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

phân phối điện khu vực I đã đề ra nhiều phương án nhằm đảm bảo cấp điện
cho các trọng điểm phục vụ kịp thời cho công tác chiến đấu, bảo vệ Thủ đô,
cấp điện ổn định cho các cơ quan quan trọng của Đảng và Chính phủ. Sau khi
hiệp định Pari năm 1972 được ký kết, cán bộ Sở đã nhanh chóng khẩn trương
khôi phục cơ sở sản xuất bị hư hỏng trong chiến tranh, kịp thời phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả
nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần 2, Sở gặp rất nhiều khó
khăn như mất cân đối giữa nguồn và lưới điện, thiết bị máy móc đã cũ nát,
thiếu phụ tùng thay thế, thiết bị thông tin liên lạc còn nghèo nàn. Để khắc
phục những khó khăn trên CBCNV Sở phải từng bước khôi phục, đại tu, đưa
thêm các trạm 110 kv Chèm, Thượng Đình vào vận hành, xây dựng thêm các
đường dây 10 - 35 kv.
Năm 1980 Sở quản lý và phân phối điện khu vực I đổi tên thành Sở điện
lực Hà nội. Cùng năm này, Sở điện lực Hà nội được củng cố một bước về tổ
chức sản xuất, các trạm 110 kv tách khỏi Sở để thành lập Sở truyền tải. Phân
xưởng Diezel tách ra để thành lập nhà máy Diezel. Bộ phận đèn đường tách ra
trở thành xí nghiệp đèn công cộng thuộc thành phố.
Từ 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu đựơc cải tạo với quy mô lớn nhờ sự
giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, do nguồn điện còn nhiều khó khăn nên việc
cấp điện cho Hà Nội vẫn không ổn định, chưa thoả mãn được nhu cầu sản
xuất và kinh doanh của nhân dân Thủ đô. Cuối 1984, điện năng thương phẩm
đạt 604,8 triệu kwh (khu vực Hà Nội 274,4 triệu kwh) tăng 26,8 lần so với

1954 và lưới điện đã phát triển tới 3 646,58 km đường dây cao hạ thế.
Đầu năm 1989, tổ máy số 1 của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được đưa
vào vận hành và các tổ máy khác cũng lần lượt được đưa vào hoạt động, nhờ
đó nguồn điện của Thủ đô dần được bảo đảm, đủ cung cấp điện 24/24 h trong
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

5


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ngày, phục vụ mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
Do việc cải tạo lưới điện theo sơ đồ của Liên Xô chỉ mới đề cập đến việc
cải tạo lưới điện trung thế, nên lưới điện phân phối hạ thế còn nhiều nhược
điểm, tổn thất cao, sự cố nhiều. Được sự đồng ý của Bộ Năng Lượng, Sở điện
lực Hà Nội đã tiến hành cải tạo lưới điện ổn định, giảm tỷ lệ tổn thất.
Từ năm 1991, được sự giúp đỡ của Chính phủ Thuỵ Điển thông qua tổ
chức Sida, Sở điện lực Hà Nội đã tiến hành triển khai 5 dự án theo chương
trình sử dụng hiệu quả vốn tài trợ.
Đến năm 1994, Sở điện lực đã khắc phục mọi khó khăn, đạt được một số
thành tích trong hoạt động cung ứng và kinh doanh bán điện:
- Về củng cố và phát triển lưới điện: đã tiến hành đại tu 180 hạng mục
công trình với giá trị lên tới 27 tỷ đồng, trong đó có việc xây dựng trạm 110
kv Giám với 2 máy biến áp 40 MVA - 110/20 - 6 kv, khu thí nghiệm Giảng Võ
lắp thêm máy biến áp thứ 2 cho trạm 110 kv Văn Điển và Nghĩa Đô, xây
dựng đường dây 110 kv Yên phụ - Trần Hưng Đạo, triển khai xây dựng 4
đường cáp ngầm từ Giám và Yên Phụ về trung tâm Bờ Hồ, hoàn thiện 80
khu hạ thế. Tổng số vốn xây dựng cơ bản thực hiện trên 70 tỷ đồng.
- Về bán điện: đã hoàn thành tốt chỉ tiêu tổn thất điện năng, thu và nộp
tiền điện. Cung ứng ổn định cho Thủ đô 1.095 triệu KWH điện với tỷ lệ tổn

thất 21,9%, doanh thu gần 530 tỷ đồng. Điện thương phẩm cấp cho thành phố
tăng 63,8 lần so với năm 1954. Đời sống của cán bộ công nhân viên ngành
điện cũng được cải thiện dần từng bước, thu nhập bình quân là 547.000
đồng/tháng.
Bước sang năm 1995, ngành điện có nhiều thay đổi về tổ chức, Bộ Năng
Lượng được tách thành 2 Tổng Công ty lớn là: Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam và Tổng Công ty Than Việt Nam. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là cơ
quan quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh điện năng trong toàn quốc.
Dưới Tổng Công ty có các Công ty hoạt động theo chế độ hoạch toán độc lập,
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

6


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

các nhà máy sản xuất điện năng, các công ty truyền tải.
Ngày 1/4/1995, Sở điện lực Hà Nội chính thức được đổi tên thành Công
ty Điện lực thành phố Hà Nội, là thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam, là doanh nghiệp kinh doanh điện năng trên phạm vi thành phố Hà Nội,
hoạt động theo nguyên tắc hoạch toán độc lập, tự chủ sản xuất kinh doanh bán
điện trong phạm vi phân cấp của Tổng Công ty.
Như vậy, kể từ 1/4/1995 Công ty Điện lực thành phố Hà Nội chuyển sang
một giai đoạn mới: Kinh doanh điện năng trong cơ chế thị trường, với tên giao
dịch đối ngoại là “Hanoi Power Company”, trụ sở chính đặt tại 69 Đinh Tiên
Hoàng - Hoàn Kiếm - Hà nội. Tính đến nay là 5 năm, Công ty Điện lực Hà Nội
thực hiện hoạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Trong những năm 1996 - 1999 Công ty Điện lực TP Hà Nội đã không
ngừng lớn mạnh thông qua một số chỉ tiêu về kinh tế của Công ty sau:
Các chỉ tiêu kinh tế của Công ty Điện lực TP Hà nội

Bảng 1 – Vốn đầu tư, lưu động
Thời gian /chỉ
tiêu
01/09/2002
31/12/2002

Tổng số vốn

Vốn cố định

Vốn lưu động

180.214.256.425

174.350.744.469

5.863.511.956

đồng
173.361.030.787

đồng
167.497.518.831

đồng
5.863.511.956

đồng

đồng


đồng

Bảng 2 -Chỉ tiêu điện thương phẩm (kwh)
Chỉ tiêu/năm
Điện thương

Đơn vị
KWh

2000
948.437.527

phẩm
Doanh thu
Tổng thuế các

Triệu
Triệu

544.292,82
43.357

2001
2002
1.098.908.000 1.535.258.004
747.987,28
59.124,28

1.015.269,55

103.443,20

loại
Thuế doanh thu
Triệu
43.015
59.124
81.250,36
(Báo cáo KQHĐ SXKD-Cty Điện lực TP Hà nội các năm 2000- 2002)
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

7


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Công ty Điện lực TP Hà Nội có đội ngũ cán bộ công nhân gồm 3.100
người trong đó có 450 người có trình độ đại học, 643 công nhân bậc 6/7. Đội
ngũ kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm nghề
nghiêp vững vàng. Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất. kinh
doanh. Doanh thu có mức tăng bình quân hàng năm là 17%.
Từ năm 1995 đến nay Công ty đã hoàn thành các dự án: Dự án Ba Đình
1(vốn do SIDA Thuỵ Điển tài trợ ); Dự án cải tạo hoàn thiện các khu vực
chọn lưới điện Hà Nội; Dự án củng cố lưới cáp ngầm khu Trung tâm Hà Nội;
Các dự án 110KW; Dự án Ba Đình 2; Xây dựng trạm 110KW Bờ Hồ ; Cải tạo
mở rộng trạm 110KW Đông Anh .
Trong chiến lược phát triển Công ty từ nay đến năm 2010,Công ty sẽ
tiến hành việc củng cố và phát triển lưới điện khu vực Hà Nội theo hướng
hiện đại hóa để đảm bảo việc cung cấp điện an toàn - ổn định - đảm bảo chất
lượng cho sự phát triển của thủ đô Hà Nội trong tương lai .

- Đảm bảo cung cấp đủ điện có dự phòng cho việc tăng trưởng sử dụng
điện bình quân 25% năm .
- Cải tạo lưới điện cũ và nhiều đường dây nổi trong thành bằng lưới điện
mới, ngầm hoá đảm bảo mỹ quan và an toàn cho con người .
- Kiểm soát điều khiển lưới điện theo tự động hoá, giảm đến mức thấp
nhất thời gian mất điện do sự cố .
- Thiết kế các kiểu trạm biến áp phân phối kiểu mới gọn nhỏ phù hợp
với đường phố Hà Nội chật hẹp, mật độ dân cư lớn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, mở rộng các loại dịch vụ
điện trong thành phố .
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi với thủ tục đơn giản đối với khách hàng có
yêu cầu mua điện và trả tiền điện bằng mọi hình thức theo yêu cầu của khách
hàng .
- Sản xuất một số thiết bị điện dân dụng và chuyên ngành với chất
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

8


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

lượng cao để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện
lực thành phố Hà Nội
Công ty Điện lực TP Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán
độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Công ty
có các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc hoạt động trên phạm vi Thành
phố Hà Nội ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về sản
xuất kinh doanh điện năng trong toàn quốc, dưới tổng công ty có các công ty,
các công ty có các đặc thù riêng biệt trong dây truyền sản xuất liên tục"phát

điện-truyền tải-sử dụng điện" cùng xảy ra đồng thời.
2.1-Chức năng của Công ty Điện lực TP Hà Nội:
Về chuyên ngành kinh doanh điện năng, Công ty Điện lực TP Hà Nội
mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và bán điện cho 425.000 khách
hàng, phục vụ các yêu cầu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô Hà
Nội. Công ty Điện lực TP Hà Nội có các chức năng chủ yếu sau.


Kinh doanh điện năng và vận hành ổn định, an toàn, liên tục bảo

đảm chất lượng lưới điện phân phối.


Thiết kế lưới điện



Thí nghiệm và sửa chữa điện, thiết bị điện.



Xây lắp điện.



Sản xuất phụ kiện và một số thiết bị điện.



Xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị điện.




Các dịch vụ khác.

2.2. Nhiệm vụ của Công ty Điện lực TP Hà Nội:
Công ty Điện lực TP Hà Nội mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
bán cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức, các hộ tiêu dùng trong khu vực thành
phố Hà Nội, đồng thời có hoạt động chuyền tải và phân phối điện năng. Để
thực hiện tốt các chức năng trên Công ty có các nhiệm vụ sau:
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

9


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP



Tổ chức tốt công tác kế hoạch hoá:

- Lập kế hoạch phát triển lưới điện phân phối trong địa bàn.
- Kế hoạch điện năng thương phẩm, kế hoạch cung ứng điện cho các
thành phần kinh tế và các địa phương.
- Kế hoạch cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối.
- Kế hoạch kinh doanh mua bán điện.


Thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách Nhà nước: như nộp các khoản


thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thu trên vốn và các khoản do
đơn vị trực tiếp kinh doanh.


Quản lý chặt chẽ khách hàng điện năng thương phẩm.



Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động tiền lương và đào tạo.



Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện trong thành phố.



Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn.



Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng.



Phấn đấu giảm chi phi trong sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ



Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, đảm bảo kinh doanh có lãi, bộ


bản.
máy quản lý của Công ty Điện lực TP Hà Nội được tổ chức theo cơ cấu chức
năng. Ban lãnh đạo của Công ty gồm:


Giám đốc và 03 Phó giám đốc. Giám đốc Công ty chịu trách

nhiệm lãnh đạo công việc chung của Công ty, đồng thời trực tiếp chỉ đạo: Văn
phòng, phòng Kế hoạch, phòng Tổ chức, phòng Tài vụ kế toán, phòng Kinh tế
đối ngoại, phòng Thanh tra, bảo vệ. Các phó Giám đốc là người giúp việc cho
Giám đốc và chịu trách nhiệm về vấn đề mà mình phụ trách:


Phó Giám đốc Kỹ thuật: chịu trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết các

vấn đề về kỹ thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các mặt sản xuất khác,
đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo phòng Kỹ thuật, Trung tâm điều
độ thông tin, Xưởng Thiết kế, Xưởng Vật tư, Xưởng 110 KV, Đội Xây lắp
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

10


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

điện, Đội Thí nghiệm và hệ thống vận hành toàn Công ty.


Phó Giám đốc Kinh doanh: chỉ đạo mọi công việc về kinh doanh


bán điện và chỉ đạo các phòng ban sau: Phòng Kinh doanh, Xưởng Công tơ,
Phòng KCS, Phòng Máy tính và hệ thống kinh doanh trong toàn Công ty.


Phó Giám đốc Xây dựng cơ bản: là người chỉ đạo điều hành

công tác quản lý đầu tư và xây dựng các công trình điện. Phó Giám đốc Xây
dựng cơ bản trực tiếp chỉ đạo phòng Xây dựng cơ bản và Văn phòng dự án.
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ Ở ĐIỆN LỰC THANH TRÌ
1. Đặc điểm hệ thống ngành điện ở nước ta
Ngày nay ở nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước,tái thiết đất nước sau chiến tranh thì ngành điện đóng một vai trò vô
cùng cần thiết và quan trọng .Từng bước đi lên của đất nước,từng giai đoạn
chuyển mình của nền kinh tế đều mang dâú ấn không nhỏ của ngành điện
lực.Ngành điện là một ngành mang tính xã hội hoá cao,nó chi phối gần như
toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội của nhân
dân ta trong cả nước .Khi khoa học kỹ thuật đang càng có những bước tiến
vượt bậc thì sự trợ giúp của ngành điện lực đongs vai trò mang tính quyết
định tới sự thành công của nó.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng cũng như vai trò của ngành điện đối đất
nước nên nhà nước ta đã có nhuững chính sách ưu đãi đặc biệt về mọi mặt và
thực tế hiện nay điện lực vẫn là một trong số ít ngành còn giữ được vị trí độc
quyền và có ảnh hưởng to lớn đối vơí nền kinh tế đất nước .Nhà nước quản lý
tập trung cao độ với sự bảo trợ tuyệt đối về mọi chi phí hạch toán,các chi phí
thiết bị đầu vào và đầu ra cho thấy ngành điện đóng vai trò sống còn đối với
nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Sẽ không quá khi nói rằng ngành
điện đã,đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sức sản xuất của một nền
kinh tế,sự phát triển của khoa học kỹ thuật,sự phồn thịnh đi lên của một đất
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38


11


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

nước.
Từ trước năm 1995 thì tổng công ty điện lực Việt Nam còn là một ngành
trực thuộc bộ năng lượng thì nay được phân tách thành một ngành riêng có
phạm vi hoạt động trên cả nước thuộc bộ công nghiệp.
Dù đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng điện lực vẫn
là ngành được nhà nước độc quyền quản lý thống nhất từ trên xuống mà đứng
đầu là tổng công ty điện lực Việt Nam.
Tập đoàn điện lực việt nam

Công ty điện
lực hà nội

Các công ty

Các công ty

trực thuộc

trực thuộc

điện lực
thanh trì

Sơ đồ 15: Sơ đồ Tập đoàn điện lực Việt Nam

Ơ đây Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ trực tiếp trao quyền tự hạch
toánkinh doanh đối với các công ty trực thuộc là các sở điện lực.Các công ty
điện lực sẽ tự vạch kế hoạch hoạt động cụ thể dựa trên cơ sở địa bàn thực tế
mà mình quản lý,còn tập đoàn điện lực chỉ quản lý theo kế hoạch đã vạch ra
mà không trực tiếp chi phối vào các hoạt động kinh doanh của các công
ty .Còn các công ty sẽ dựa vào đặc

điểm tình hình cụ thể

của địa

phương,tiềm lực,các đặc điểm dân cư,xã hội kinh tế chính trị để từ đó lập kế
hoạch kinh doanh điện trên địa bàn của mình .Tuy nhiên việc quản lý tập
trung trên bình diện rộng có sự khác biệt về tình hình kinh tế dân cư,các khu
sản xuất đã ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh của
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

12


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

các công ty .Bởi vậy các công ty cũng tự chia nhỏ địa bàn bằng việc phân chia
bớt quyền hạn cho các chi nhánh với đặc điểm cụ thể khác nhau .Công ty sẽ
quản lý các chi nhánh theo kế hoạch thống nhất theo kiểu “tập trung quân
chủ”.Các chi nhánh sẽ tiến hành hoạt động tuỳ theo địa bàn của mình quản lý
với các đặc điểm tình hình cụ thể .Còn công ty sẽ quản lý chặt chẽ theo kế
hoạch về thu chi, lỗ lãi, mua sắm trang thiết bị, trả lương cho cán bộ công
nhân viên chức.
Các chi nhánh hoạt động được giao trách nhiệm,kế hoạch một cách tỷ mỷ

cụ thể theo nguyên tắc thống nhất từ trên xuống.
Chính bởi những đặc thù rất riêng của ngành điện lực Việt Nam mà các
chức năng nhiệm vụ của Điện lực Thanh Trì không mang những tính chất
chung đặc thù của các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn thủ đô. Chính
bởi sự khác biệt giữa các chức năng nhiệm vụ đó so với các loại hình doanh
nghiệp khác mà đã ảnh hưởng rất lớn tới nguyên tắc hình thành cơ cấu bộ
máy quản lý của ngành điện nói chung.
2. Đặc điểm chức năng nhiệm vụ và quy mô hoạt động của Điện lực
Thanh Trì
Điện lực Thanh Trì ( Trước là chi nhánh điện Thanh Trì), chi nhánh điện
Thanh Trì được tách ra từ đội quản lý điện Hà Nội từ năm 1971 trực thuộc
Công ty Điện lực TP Hà Nội với nhiệm vụ.


Kinh doanh điện năng.



Quản lý vận hành lưới điện phân phối.



Sửa chữa, cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác liên

quan.
Ngành điện được coi là ngành độc quyền, ở Việt Nam mọi ngành độc
quyền đều chịu sự quản lý, điều tiết trực tiếp của Nhà nước. Chính vì vậy các
đơn vị Điện lực ở các tỉnh thành phố mặc dù là các doanh nghiệp nhà nước
nhưng có tư cách pháp nhân không đầy đủ, phụ thuộc kinh tế vào các Công ty
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38


13


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Điện lực.
Điện lực Thanh Trì hạch toán kinh tế phụ thuộc trong Công ty Điện lực
TP Hà Nội, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế
trong chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và sự phân cấp, uỷ quyền của giám đốc
Công ty Điện lực TP Hà Nội. Trụ sở của Điện lực Thanh Trì nằm trên đường
70-thị trấn Văn Điển-huyện Thanh Trì-Hà Nội.
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh là do Công ty cấp, mỗi quý Công ty giao
kế hoạch cho Điện lực Thanh Trì một lần, bao gồm các chỉ tiêu điện thương
phẩm, tỷ lệ tổn thất điện năng, giá trị đại tu sửa chữa thiết bị lớn, quỹ tiền
lương, thuế doanh thu...Việc chi thu đều phải báo sổ về Công ty để Công ty
hạch toán lỗ lãi. Điện lực Thanh Trì có tính giá thành nhưng đây chỉ là một
chỉ tiêu để Công ty theo dõi nhằm giảm bớt phần chi phí. Mỗi quý Công ty
đều có thưởng nếu Điện lực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
Nguồn vốn đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị máy móc cũng do Công ty
cấp mà nguồn vốn của Công ty lại phụ thuộc vào ngành, vào Nhà nước. Mặt
khác giá bán điện lại do Nhà mước quy định, việc hạch toán mấy năm gần đây
cho thấy ngành điện luôn ở trong tình trạng thu không đủ bù chi phí nên
nguồn vốn tự bổ sung của Công ty thấp. Vì vậy trong tình trạng chung, nhu
cầu về vốn để phát triển của Điện lực Thanh Trì không được đáp ứng đủ.
Sự phụ thuộc kinh tế vào Công ty Điện lực TP Hà Nội của Điện lực
Thanh Trì tất yếu dẫn đến sự phụ thuộc về cơ cấu tổ chức. Việc tổ chức các
bộ phận chức năng của Điện lực Thanh Trì là do giám đốc Công ty chịu trách
nhiệm, hàng năm Công ty đưa ra số lao động định biên, Điện lực Thanh Trì
dựa vào đó để sắp xếp lao động cho từng bộ phận.

3. Đặc điểm về tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực
Con người là nhân tố cơ bản nhất để đạt được mục tiêu đề ra . Trong điều
kiện cơ chế mới, máy móc kỹ thuật mới đòi hỏi phải có đội ngũ lao động năng
động có kỷ luật, có lòng say mê và lao động có hiệu quả. Đội ngũ này không
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

14


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

tự nhiên mà có, đặc biệt lại chuyển từ cơ chế cũ sang. Bởi vậy họ phải được
rèn luyện, đào tạo từ kiến thức cho đến tác phong nề nếp...để đáp ứng yêu cầu
của kỹ thuật công nghệ mới. Ý thức được vai trò to lớn đó, Điện lực Thanh
Trì đã đề ra các chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Quy chế thưởng
phạt rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm, quyền lợi với nghĩa vụ. Tiến
hành đào tạo mới, thường xuyên đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về
mọi mặt cho mọi đối tượng từ nhân viên văn thư cho đến đội ngũ cán bộ chủ
chốt. Việc thu hút lao động, xây dựng đội ngũ không phải bằng mệnh lệnh, áp
đặt mà phải bằng thù lao xứng đáng, bằng nề nếp và phong cách làm việc quy
củ, bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm sản xuất và
cái lớn hơn chính là triển vọng tương lai của Điện lực Thanh trì
a. Số lượng lao động.
Tổng số công nhân viên của Điện lực Thanh Trì trong những năm gần
đây tương đối ổn định, chứng tỏ quy mô sản xuất của Điện lực và tình hình
sản xuất kinh doanh tương đối phù hợp. Cụ thể: Tổng số lao động tính đến
31/12/2009 là:178 người
Trong đó :



Nam: 125



Nữ: 53



Biên chế chính thức :152người



Lao động hợp đồng:26người



Dưới 30 tuổi: 45 người



Từ 30 - 39 tuổi: 62 người



Từ 40 – 49 tuổi: 40 người



Từ 50 – 59 tuổi: 31 người




Trình độ đại học: 72



Trình độ cao đẳng và trung cấp có: 35



Viên chức : 16 người

SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

15


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP



Nhân viên: 25 người



Công nhân kỹ thuật có: 30người

Trong cơ cấu bộ máy quản lý, Điện lực Thanh Trì chia bộ máy ra thành
nhiều chức năng nhiệm vụ. Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ này thì
người cán bộ quản lý ngoài kinh nghiệm công tác của bản thân, cần phải có

trình độ chuyên môn nghiệp vụ và những năng lực nhất định. Người cán bộ
quản lý phải có những kiến thức tương đối toàn diện về các mặt hoạt động của
Điện lực ở phạm vi mình phụ trách. Về năng lực công tác người cán bộ quản
lý phải có ý thức xây dựng Điện lực vươn lên không ngừng, có tác phong linh
hoạt, không máy móc quan liêu và có năng lực tổ chức. Hiện nay số lượng
cán bộ công nhân viên của Điện lực được bố trí như sau:
Bảng tổng hợp số lượng - chất lượng lao động tính đến 31/12/2009
(Trích báo cáo tổng kết về nhân sự năm 2009- Điện lực Thanh Trì)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Phòng Ban
Ban giám đốc
Phòng KT-KH-VT
Phòng Viễn Thông

Tổ Thiết Kế
Phòng Tổng Hợp
Phòng Kinh doanh
Phòng Tài Chính KToán
Phòng Điều Độ
Đội Quản lý TBA
Đội QLKH1
Đội QLKH2
Đội QLKH3
Đội QLKH4
Đội QLKH5
Đội QLKH6
Đội Đại Tu
Tổng cộng

Tổng
Số
4
9
12
4
15
32
6
32
8
6
10
10
10

8
8
8
178

SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

Trình độ
đại học
Khác
4
0
8
1
8
4
4
0
2
13
12
20
6
0
7
20
3
5
1
5

3
7
3
7
2
8
8
1
5
5

16


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đặc điểm về lao động có ý nghĩa lớn trong việc sắp xếp bộ máy doanh
nghiệp, để có một cơ cấu tổ chức hợp lý cần xem xét kỹ đặc điểm về lao động
trong tổ chức để có thể sắp xếp đúng người, đúng việc. Lao động của Điện lực
Thanh Trì có những đặc điểm sau:
Số lượng lao động tương ứng với khối lượng công việc do Công ty quy
định thông qua định mức lao động. Công ty giao quỹ tiền lươngcho Điện lực
thông qua số lượng lao động định mức và một số chỉ tiêu kế hoạch khác, nếu
Điện lực hoàn thành thì Công ty sẽ trả đủ quỹ lương. Vì vậy số công nhân
nằm trong dây chuyền sản xuất càng nhiều so với định mức thì thu nhập của
ngoừi lao động càng thấp. Công ty giao quỹ tiền lương trên cơ sở định
mức,như vậy đòi hỏi Điện lực phải sử dụng lao động hợp lý: Vừa phải đảm
bảo hoàn thành khối lượng công việc, tăng năng suất lao động vừa tăng thu
nhập cho người lao động .
Khâu sản xuất của ngành điện bao gồm các loại công việc quản lý, vận

hành, sửa chữa, kinh doanh bán điện, công việc đòi hỏi trèo cao, di chuyển
nhiều nên số nữ tham gia được ít. Số lao động nữ chủ yếu nằm trong các khâu
quản lý nghiệp vụ, kế toán thống kê, làm hoá đơn, thu tiền điện, tạp vụ.
Đối với những cán bộ ở cấp thủ trưởng như Giám đốc, Phó giám đốc,
Trưởng phòng có trình độ đại học chiếm tuyệt đại đa số đó là thế mạnh của
Điện lực, tạo được uy tín cho cán bộ công nhân viên trong Điện lực.
Trong công tác tuyển dụng Điện lực luôn xuất phát từ công việc để bố trí
người, tạo đủ việc, nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, vì
vậy Điện lực vẫn quản lý được con người, tận dụng thời gian và tiết kiệm
được kinh phí đào tạo. Nhờ đó mà chất lượng cán bộ của Điện lực ngày càng
được nâng cao, có đủ khả năng đáp ứng được nhiệm vụ mới của Điện lực
trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, Điện lực đã bố trí lao động hợp lý, phần
lớn công nhân viên qua đào tạo đều được bố trí làm đúng việc, đúng ngành
nghề đã được đào tạo. Điện lực không những quan tâm đến việc bố trí công
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

17


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

nhân theo trình độ lành nghề mà còn chú ý đến vấn đề sức khoẻ, giới tính.
b. Kết cấu lao động quản lý
Bảng số liệu: Kết cấu lao động quản lý
(Trính báo cáo tổng kết về nhân sự năm 2009- Điện lực Thanh Trì)
STT
1
2
3
4

5

Chức danh
Cán bộ lãnh đạo
Cán bộ quản lý kinh tế
Cán bộ quản lý kỹ thuật
Cán bộ hành chính
Nhân viên khác
Tổng số

Số lượng

Tỷ lệ so với tổng số
lđql(%)

4
9
5
5
155
178

Qua biểu trên ta thấy cán bộ quản lý hành chính và các nhân viên khác
còn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ quản lý kỹ
thuật chưa chiếm tới, với doanh nghiệp vừa mang tính kinh tế vừa mang tính
kỹ thuật thì tỷ lệ ấy chưa phải là nhiều.
4. Đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của Điện lực Thanh Trì
a. Vai trò, đặc điểm của điện năng
Điện năng là một sản phẩm hàng hoá, nhưng đó là một dạng sản phẩm
hàng hoá đặc biệt không giống các sản phẩm khác. Điện năng có vai trò quan

trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
các ngành sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, phát triển kinh tế trong
phạm vi cả nước. Do tính chất của điện năng là sản xuất ra phải tiêu dùng
ngay, quá trình sản xuất truyền tải và sử dụng điện diễn ra đồng thời, không
thể dự trữ tồn kho được mà nằm trên lưới điện ở rải rác khắp nơi. Mọi phần tử
trong dây chuyền “Sản xuất - Truyền tải - Phân phối - Tiêu thụ” đều có liên
quan với nhau và tác động qua lại lẫn nhau, nếu thiếu một trong 4 phần tử trên
thì hoạt động kinh doanh của ngành điện sẽ bị ách tắc.
Trong quá trình sản xuất, không thể nhận biết được sản phẩm điện về
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

18


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

hình dạng, tính chất. Điện năng mang tính xã hội hoá cao với vai trò vô cùng
quan trọng trong sản xuất và đời sống, lại luôn ở trong tầm tay người tiêu
dùng.
Một đặc điểm khác nữa so với các loại vật tư hàng hoá khác là ở chỗ:
Nếu như quá trình sản xuất các sản phẩm khác có chính phẩm, thứ phẩm, phế
phẩm thì quá trình sản xuất điện năng chỉ sản xuất ra một loại chính phẩm duy
nhất, đó là điện năng phục vụ toàn bộ mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã
hội và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, ngành điện cần phải quan
tâm đánh giá đúng khả năng phát triẻn của phụ tải, đồng thời phải xây dựng
kế hoạch phát triển nguồn điện phù hợp với yêu cầu của phụ tải. Do đặc điểm
của lưới điện nước ta rộng, địa hình phức tạp, nguồn phát điện lại ở xa khu
tiêu thụ nên việc truyền tải và phân phối điện gặp rất nhiều khó khăn. Mặt
khác việc quy định lưới điện ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
phụ tải trong giai đoạn hiện nay.

b. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Điện lực Thanh Trì
Điện lực Thanh Trì là đơn vị kinh tế, đóng góp vị trí quan trọng trong
việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện ở Thủ đô. Điện lực có nhiệm
vụ cải tạo phát triển lưới điện, cung ứng điện đảm bảo an toàn liên tục, đáp
ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, phục vụ chính trị, sản xuất, sinh
hoạt của nhân dân trong địa bàn được Công ty Điện lực TP Hà Nội phân cấp.
Điện lực Thanh Trì hiện quản lý trên 10.000 khách hàng, đối tượng kinh
doanh của Điện lực rất đa dạng, phức tạp, từ việc đảm bảo điện an toàn liên
tục 24/24h chất lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt, các hoạt động dịch vụ.
Điện lực còn phải đảm bảo nhiệm vụ quan trọng phục vụ chính trị và cải tạo
lưới đện, phát triển lưới điện theo hướng hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu xây
dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
Trong những năm qua là những năm có nhiều khó khăn đối với đất nước
nói chung và ngành điện nói riêng; Khủng hoảng kinh tế trong khu vực có tác
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

19


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

động đến nền kinh tế, nước ta tăng trưởng kinh tế giảm, nhiều ngành sản xuất
gặp khó khăn, ngành điện thiếu nguồn nghiêm trọng do thiéu nước vào tháng
5,6/1998. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng được sự chỉ đạo sát sao của
Công ty Điện lực TP Hà Nội, cán bộ công nhân viên Điện lực Thanh Trì đã
thực hiện được các nhiệm vụ Công ty giao. Cụ thể:
Biểu 1: Một số chỉ tiêu thực hiện sản xuất kinh doanh qua các năm
(Trích báo cáo HĐSXKD Điện lực Thanh Trì các năm , 2008, 2009)
Năm


2008
2009

Điện đầu
nguồn
(KWH)
190.259
204.852

Điện thương

Tỷ lệ tổn thất

Doanh thu

phẩm (KWH)

(%)

(%)

187.598
213.274

7.84
6.5

98
99


Công tác quản lý vận hành cơ bản đã đảm bảo, sửa chữa điện cho khách
hàng về thời gian và tinh thần trách nhiệm có nhiều chuyển biến, chất lượng
điện áp bảo đảm.
- Thay mới được : 65 quả sứ
- ép lèo được : 54 vị trí.
- Tổ chức lau 3.265 sứ đang vận hành trên đường dây không.
- Bảo dưỡng được 20 bộ cầu dao
- Vệ sinh 160 vị trí đầu cáp.
- Vệ sinh 22 tủ RMU.
- So với năm 2008 số vụ sự cố đường dây trung thế nổi, ngầm 6-10 Kv
giảm .
Trong năm 2009 Điện lực Thanh Trì đã bồi huấn và kiểm tra quy trình kỹ
thuật cho 74 công nhân. Trong năm 2008 Điện lực Thanh Trì không để xảy ra
tai nạn lao động, Công đoàn Điện lực đã chỉ đạo và cùng với các phòng ban
chuyên môn tiến hành kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động và trang bị
bảo hộ lao động ở tất cả các đơn vị sản xuất trong toàn Điện lực, Công đoàn
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

20


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

phối hợp với chuyên môn tiến hành kiểm tra chấm điểm thi đua trạm an toàn
sạch đẹp được 121 lượt trạm, đề xuất với chính quyền củng cố được 65 trạm
công cộng trở thành trạm an toàn sạch đẹp.
5. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị
Đặc điểm lớn nhất của máy móc thiết bị dùng trong ngành điện đó là tính
chuyên dùng của nó trong lĩnh vực vận hành và kinh doanh bán điện. Thực
vậy, điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt nên phải dùng những phương tiện

đặc biệt để quản lý và phân phối nó. Để chuyển tải và phân phối điện năng
đến tận tay người tiêu dùng thì Điện lực Thanh Trì phải quản lý và vận hành
một lưới điện bao gồm các nhánh dây cao, hạ thế, các trạm biến áp và các
công tơ đo đếm điện. Các thiết bị này đều được kiểm định theo những tiêu
chuẩn ngặt nghèo về kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng để vừa đảm bảo độ
chính xác khi vận hành đồng thời phải có độ an toàn hầu như tuyệt đối để bảo
vệ con người.
Đặc điểm lớn thứ hai là máy móc của Điện lực Thanh Trì nằm rải rác
trên khắp các địa bàn cung ứng điện, căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ điện năng
của từng vùng mà Điện lực Thanh Trì thiết kế lắp đặt các hệ thống đường dây
tải điện, hệ thống các thiết bị đo đếm điện cho phù hợp như: dung lượng máy
biến áp, độ dài và tiết diện của đường dây tải điện, số lượng và chủng loại
công tơ đo đếm điện. Chính vì thế mà ta có thể nói việc quản lý và phân phối
điện năng của ngành điện được thực hiện với phương châm gắn chặt với địa
bàn, bám sát đến từng hộ dân cư kể từ khâu cung ứng tiêu thụ điện đến khâu
phục vụ sửa chữa và thu tiền điện.
6. Đặc điểm về chế độ tiền lương
Tiền lương là bộ phận sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho
người lao đông dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mỗi người để bù
đắp lại hao phí lao động của họ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành chi phí sản xuất cho
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

21


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

nên việc tính toán và phân bổ tiền lương chính xác vào giá thành và thực hiện
đúng đắn chế độ tiền lương kịp thời cho người lao động thì doanh nghiệp sẽ

phát huy tính năng động đối với nhiệm vụ kinh doanh, góp phần hoàn thành
và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra trong các kỳ kinh doanh.
Hiện nay, Điện lực Thanh Trì thanh toán lương cho cán bộ công nhân
viên theo các hình thức sau:
 Trả lương theo sản phẩm đối với thu ngân viên.


Trả lương khoán đối với bộ phận đưa thông báo tới khách hàng

F8, lắp đặt công tơ.


Các bộ phận còn lại trả lương thời gian.

Hàng tháng thu nhập của cán bộ công nhân viên được thể hiện trên sổ thu
nhập, đây cũng là hình thức để giám sát việc phân phối thu nhập đến người
lao động và thực hiện nghĩa vụ của người lao động đối với Nhà nước, phải
đóng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao.
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ Ở ĐIỆN LỰC THANH TRÌ
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại điện lực
Thanh Trì
1.1 Công tác quản lý và cung ứng điện năng
STT
1
2
3

Các chỉ tiêu


Đơn vị tính

Điện năng đầu nguồn
Điện thương phẩm
Tỷ lể tổn thất

Triệu Kwh
Triệu Kwh
%

Năm 2008
190
187
7.85

Năm2009
204
213
6.5

So với năm 2008 điện năng nhận đầu nguồn tăng 19,6% và điện thương
phẩm tăng 26%,tỉ lệ tổn thất giảm 1,3% .
Mặc dù nhu cầu điện tăng nhanh,nhất là về sản lượng điện công
nghiệp,sinh hoạt các khu đô thị nhưng điện lực đã cấp điện tương đối ổn
định,được hội nghị khách hàng vừa qua đánh giá và ghi nhận .
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

22



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Trong năm qua Điện lực cũng đã bố trí hàng trăm ca trực tăng cường vào
các ngày lễ,tết và trong những ngày nắng nóng mưa bão để phục vụ kịp thời
cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
1.2 Công tác quản lý vận hành
Trong năm 2009 trên lưới trung thế bị ngừng cấp điện do sự cố vĩnh cửu
là đạt yêu cầu của Công ty Điện lực thành phố Hà nội giao cho Điện lực thanh
trì:
Để đảm bảo lưới điện vận hành an toàn,ổn định,giảm sự cố mất điện,
trong năm qua các bộ phận quản lý lưới điện,tổ chức kiểm tra định kỳ, đọt
xuất nhất là tết, mùa mưa bão, mùa hè.Chính do các đợt kiểm tra như vậy
chúng ta đã lập được 60 phương án sửa chữa nhỏ với kinh phí đầu tư là 465
triệu đồng, thí nghiệm định kỳ 164 trạm biến áp là tài sản của Điện lực và 30
trạm của khách hàng, thay dầu không đạt yêu cầu kỹ thuật 09 MBA.
Do những việc làm trên mà trong năm qua số vụ sự cố đã giảm được
83%so với năm 2008 tuy vậy so vơí yêu cầu của công ty thì số vụ sự cố trên
vẫn còn nhiều, chúng ta còn phải cố gắng củng cố sửa chữa lưới điện nhiều
hơn nữa trong năm nay thì mới giảm sự cố về mức quy định .
1.3 Công tác đại tu -cải tạo -xây dựng lưới điện
Chúng ta vừa tiếp nhận một khối lượng lưới điện nông thôn, thuỷ nông,
đâylà lưới điện hết sức cũ nát cần phải đầu tư tiền của và công sức để đại tu
cải tạo thì mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và độ ổn
định liên tục cấp điện cho khách hàng. Mặc dù phải cung ứng điện cho
khacks hàng để đảm bảo chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm Công ty giao
vừa phải đảm bảo hoàn thành tiến độ và khối lượng thi công các công trình
đại tu, xây dựng mới trong năm để thực hiện các nhiệm vụ trên chúng ta phải
bố trí xắp xếp khoa học cho mỗi lần cắt điện phải làm được nhiều việc, do vậy
đến cuối năm không những chúng ta đạt mà còn vượt chỉ tiêu điện thương
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38


23


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

phẩm công ty giao (công ty giao 202triệu Kwh,Điện lực thực hiện được
206Kwh).Hoàn thành cả thi công quyết toán 19 công trình sửa chữa lớn với
giá trị 1,2 tỷ đồng, 05 công trình xây dựng mới với giá trị quyết toán 850
triệu đồng .
Chúng ta cũng đã cải tạo nâng điện áp từ 6 lên 22KV để (lộ473)san tải
cho hai lộ ĐDK 6 KV 681 và 683 E3 (gần 30 TBA 6KV lên 22KV) .Do
những việc làm trên mà số vụ sự cố đã giảm, tổn thất điện năng cũng giảm.
1.4 Công tác KTAT và BHLĐ
-Trong năm điện lực đã tổ chức tập huấn và kiểm tra quy trình kỹ thuật
an toàn, và kinh doanh cho 100% CNV và kỹ sư trong đơn vị, các đồng chí
cán bộ lãnh đạo của đơn vị cũng được công ty kiểm tra .
-Trang bị bảo hộ lao động năm 2009 cũng đã được đơn vị cấp phát đầy
đủ đúng số lượng, chủng loại cho cán bộ CNV trong đơn vị.
- Vấn đề vi phạm HLATLĐ CA hiện nay vẫn còn rất phức tạp . Điện lực
đã phối hợp với đài phát thanh của huyện và các xã tuyên truyền về mội dung
Nghị định 54 của Chính Phủ, quyết định 1961 của UBND Thành phố về an
toàn và bảo vệ hành lang lưới điện .
-Phối hợp vói Sở công nghiệp thành phố, đội thanh tra xây dựng huyện
và chính quyền các xã lập được 84 biên bản vi phạm hành lang, đã xử lý
được 05 hộ hiện nay còn 12 hộ loại I, Điện lực đã tổ chức một cuộc họp do
phó chủ tịch huyện chủ trì, có các Ban,Ngành của huyện tham gia cùng Điện
lực, trong quí I /2010 sẽ xử lý 12 hộ loại I này .
-Chính quyền cùng công đoàn tổ chức kiểm tra được 135 lượt tại hiện
trường về chấp hành QTKTAT, đã kịp thời nhắc nhở những trường hợp chưa

nghiêm chỉnh chấp hành qui trình.
-Trong năm đơn vị cúng đã kiểm tra thí nghiệm định kì các trang thiết bị
an toàn theo đúng qui định như: Tiếp địa lưu động, sào thao tác, găng ủng bút
thử điện, dây lưng an toàn,thiết bị đo lường.
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

24


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Những thiết bị dụng cụ an toàn không đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn đều
được thay thế bổ xung ngay . Không để công nhân bị thiếu hoặc những trang
thiết bị không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong lao động sản xuất.
-Năm 2009 toàn Điện lực đã không xảy ra tai nạn lao động .
Trong năm 2009 công tác vận hành cung ứng điện đã có nhiều tiến bộ
rõ rệt so với những năm trưóc. Khi có sự cố đã khẩn chương triển khai ngay.
Nhiều đường dây cao hạ thế, các trạm phân phối đã được đại tu sửa chữa nâng
cấp, tính an toàn cung cấp điện được nâng cao. Ý thức trách nhiệm với việc
cấp điện cho khách hàng, ý thức chấp hành các quy trình quy phạm của
Ngành và Công ty đã được coi trọng. Chính vì vậy thông qua nội dung thư
góp ý của khách hàng và hội nghị khách hàng vừa qua đã có nhiều lời khen
CBCNV chúng ta trong công tác cung ứng điện. Tuy nhiên để đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng dùng điện, chúng ta còn phải phấn đấu
nhiều hơn nữa. Vì trong năm vừa qua số vụ sự cố đã giảm nhiều so với năm
trước nhưng suất sự cố vẫn còn cao chưa đạt chỉ tiêu công ty giao, thời gian
xử lý sự cố còn bị kéo dài,số lần cắt điện theo kế hoạch và đột xuất còn
nhiều, thông báo, giải thích trả lời khách hàng mỗi khi mất điện chưa được
quan tâm chu đáo . Một số công nhân viên trong khi trực chưa có ý thức
thường trực, sẵn sàng khi có sự cố là có thể triển khai được ngay.

2. Công tác kinh doanh và thực hiện chương trình giảm tổn thất
a. kinh doanh điện năng
Trong năm 2009 Điện lực thực hiện được các chỉ tiêu kinh doanh:
Sản lượng điện thương phẩm = 206.300.000 KWh
Doanh thu bán điện sau thuế =

140.982 triệu đồng

Giá bán bình quân sau thuế

683,2 đ/KWh

=

Doanh thu bán điện năm 2009 tăng 125,8% so với năm trước và giá bán
bình quân tăng 3,4% (Năm 2008 điện thương phẩm đạt 169,6 triệu KWh với
doanh thu 112.054 triệu đồng,giá bán bình quân 660,72/KWh)
SV: Hàn Duyên Cường – Lớp Công Nghiệp K38

25


×