Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao, tục ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.7 KB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN NGỌC TRÂM

HIỆN TƢỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA
NHÓM TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI
TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN NGỌC TRÂM

HIỆN TƢỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA
NHÓM TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI
TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS.NGUYỄN THỊ HIỀN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy,
cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2 và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Ngữ Văn đã
trang bị cho em vốn kiến thức , giúp em xây dựng nên cơ sở khoa học của đề tài.
Đặc biệt em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo, TS. Nguyễn Thị
Hiền - người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Trâm


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả
nghiên cứu, số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực và không trùng với kết
quả của các tác giả khác.


Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Trâm


Mục Lục
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
7. Bố cục của khóa luận .........................................................................................5
NỘI DUNG ...............................................................................................................6
Chƣơng 1 ...................................................................................................................6
CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................................6
1.1. Nghĩa của từ ....................................................................................................6
1.1.1. Các quan niệm về nghĩa của từ ...................................................................6
1.1.2. Các thành phần nghĩa của từ ......................................................................9
1.1.2.1. Nghĩa biểu vật ............................................................................................9
1.1.2.2. Nghĩa biểu niệm .......................................................................................10
1.1.2.3. Nghĩa biểu thái .........................................................................................11
1.2. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ .................................................................12
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................12
1.2.2. Các phương thức chuyển nghĩa ................................................................13
1.2.2.1. Chuyển nghĩa ẩn dụ..................................................................................14
1.2.2.2. Chuyển nghĩa hoán dụ..............................................................................19

1.2.3. Kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa ......................................................23
1.2.3.1. Thay đổi ý nghĩa biểu vật .........................................................................23
1.2.3.2. Thay đổi ý nghĩa biểu thái ........................................................................24
1.3. Khái quát về tục ngữ, ca dao Việt Nam ......................................................25


1.3.1. Đặc điểm về nội dung .................................................................................25
1.3.1.1. Đặc điểm về nội dung của tục ngữ ...........................................................25
1.3.1.2. Đặc điểm về nội dung của ca dao ............................................................26
1.3.2. Đặc điểm về hình thức ...............................................................................27
1.3.2.1. Đặc điểm hình thức của tục ngữ ..............................................................27
1.3.2.2. Đặc điểm hình thức của ca dao................................................................28
1.4. Khái qt về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt ...........29
Chƣơng 2. PHƢƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRONG CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM .............32
2.1. Kết quả khảo sát thống kê ..............................................................................32
2.2. Chuyển nghĩa ẩn dụ của từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời .................................33
2.2.1. Ẩn dụ hình thức..........................................................................................34
2.2.2. Ẩn dụ vị trí: Theo kết quả khảo sát, ẩn dụ vị trí có số lượng lớn. Các từ
xuất hiện với tần xuất lớn trong ẩn dụ vị trí gồm đầu, mặt, chân, lưng…...............39
2.2.2.1. Ẩn dụ chỉ vị trí trước hết:............................................................................39
2.2.2.2. Ẩn dụ chỉ vị trí tận cùng: ............................................................................40
2.2.2.3. Ẩn dụ chỉ vị trí bề mặt:................................................................................41
2.2.2.4. Ẩn dụ vị trí chỉ chỗ nối:...............................................................................42
2.2.2.5. Ẩn dụ chỉ vị trí ở giữa: ................................................................................43
2.2.2.6. Ẩn dụ chỉ vị trí thấp nhất: ...........................................................................43
2.2.2.7. Ẩn dụ chỉ vị trí ở bên trong:........................................................................44
2.2.3. Ẩn dụ chỉ tính chất:....................................................................................45
2.3.3.2. Ẩn dụ chỉ sự yếu đuối ...............................................................................46
2.3.3.3. Ẩn dụ chỉ mức độ ......................................................................................46

2.3.3.4. Ẩn dụ chỉ tính chất gần gũi, di truyền ......................................................46
2.3.4. Ẩn dụ trạng thái..........................................................................................46
2.3.4.1. Ẩn dụ chỉ trạng thái trôi chảy của thời gian: ...........................................46


2.3.4.2. Ẩn dụ chỉ trạng thái vất vả, cực nhọc: .....................................................46
2.3.4.3. Ẩn dụ chỉ trạng thái gắn bó mật thiết: .....................................................46
2.3. Chuyển nghĩa hoán dụ của từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ............................48
2.3.1. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận- tồn thể: ...................................49
2.3.2. Hốn dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng: .................50
2.3.2.1. Hoán dụ bộ phận cơ thể biểu thị trạng thái, tâm lí của con người ............51
2.3.2.2. Hốn dụ bộ phận cơ thể biểu trưng cho suy nghĩ của con người...............52
2.3.2.3. Hoán dụ bộ phận cơ thể biểu trưng phẩm chất, ý nghĩ, tính cách con người
..................................................................................................................................53
Tiểu kết ....................................................................................................................54
Kết luận ...................................................................................................................56
A-

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................58

B – TƢ LIỆU KHẢO SÁT ....................................................................................58


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ, ca dao tựa như những viên ngọc
quý giá. Trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, tục ngữ,
ca dao ln giữ vai trị quan trọng trong việc hình thành tiếng nói của dân tộc, phản
ánh sinh hoạt của nhân dân, biểu hiện của những nhận xét những ý nghĩ của nhân
dân trong cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội, xây dựng đất nước. Tục

ngữ, ca dao của ta có những câu bốn chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ hay những
câu dài hơn, đều rất phong phú về cách gieo vần, nên nó đã làm "khn vàng thước
ngọc" cho nhiều thi nhân trong sáng tác..
Khi khảo sát các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN), người ta phát
hiện các từ chỉ bộ phận cơ thể người được dùng với nghĩa rất phong phú. Nhóm từ
chỉ bộ phận cơ thể người là một trong những lớp từ cổ xưa, thuần gốc và căn bản
nhất trong các ngơn ngữ. Bởi vì một cách tự nhiên, khi con người từ buổi sơ khai
nhận biết thế giới, những gì sớm sủa nhất, gần gũi nhất, trực tiếp nhất chính là bản
thân, cơ thể, với những bộ phận cơ thể và sự vận động, hoạt động của chúng. Từ
nhận thức về vị trí, cấu tạo, chức năng của các từ chỉ bộ phận cơ thể mà ngôn ngữ
học đã xác lập ý nghĩa của chúng. Từ đó, trong đời sống sinh hoạt, các bộ phận cơ
thể người một mặt biểu đạt các hoạt động tự thân vốn có mà tạo hố đã sinh ra cho
con người, mặt khác cịn biểu đạt hoạt động phối hợp của chúng với các bộ phận,
các hoạt động khác nhau của cơ thể, từ đó hình thành ý nghĩa quan hệ qua các tổ
hợp. Bên cạnh đó, các bộ phận cơ thể người được sử dụng một cách sáng tạo, đa
dạng sang những biểu vật khác, từ chuyển nghĩa đó hình thành ý nghĩa ẩn dụ hay
hoán dụ.
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người của mỗi cộng đồng mang tính thuần gốc bản
địa của cộng đồng ngơn ngữ đó. Tuy nhiên, cách thức chuyển nghĩa, cách sử dụng
1


chúng để biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau tuỳ thuộc vào cách tư duy,
phương thức phản ánh của mỗi dân tộc, mà chỉ có sự so sánh, đối chiếu mới cho ta
thấy được nét tương đồng cũng như sự khác biệt giữa chúng trong từng ngôn ngữ.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về nghĩa và sự chuyển nghĩa của nhóm
từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt tuy nhiên, nghiên cứu sự chuyển nghĩa
này dựa trên ngữ liệu ca dao, tục ngữ thì chưa được đề cập trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài “Hiện tượng chuyển nghĩa của
nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam” là đối tượng

nghiên cứu của khóa luận.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về nhóm từ
chỉ bộ phận cơ thể. Nhóm Trịnh Đức Hiển nghiên cứu chúng với tư cách là từ tố
trong các từ ghép, Bùi Khắc Việt nghiên cứu nghĩa biểu trưng của chúng. Nhóm
Nguyễn Trọng Khánh tìm hiểu sự chuyển nghĩa của chúng trong tiếng Lào. Cũng
có tác giả nghiên cứu các thành ngữ có thành tố là các từ chỉ bộ phận cơ thể, như,
Nguyễn Thị Thu khảo sát bản chất văn hoá trong thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ tứ
chi người, cịn Nguyễn Văn Trào lại xem xét các thành ngữ biểu cảm trong tiếng
Anh có chứa các từ chỉ bộ phận cơ thể người. Nhóm Nguyễn Thị Hồi Nhân thì
hạn chế ở các thành ngữ có từ “ruka”, “hand”, “tay” trong ba thứ tiếng Nga, Anh,
Việt. Một số tác giả tìm hiểu ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm các từ chỉ bộ phận cơ
thể theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận (Lê Thị Kiều Vân), Trịnh Thị Thanh
Huệ, Nguyễn Ngọc Vũ.
Tiêu biểu là Nguyễn Đức Tồn với “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân
tộc của ngơn ngữ và tư duy người Việt (Trong sự so sánh với các dân tộc khác)”.
Trong cơng trình này tác giả đã nghien cứu đặc điểm của quá trình chuyển nghĩa
của từ chỉ động vật, thực vật, bộ phận cơ thể người (có so sánh giữa tiếng Việt và
2


tiếng Nga). Nhà nghiên cứu đã thống kê số lượng chuyển nghĩa, các phương thức
chuyển nghĩa và đưa ra những kết luận quan trọng như: (1) Xu hướng chuyển
nghĩa chiếm ưu thế trong cả hai ngôn ngữ Nga – Việt là ẩn dụ. Nhưng khuynh
hướng sử dụng ẩn dụ trong các trường từ vựng tiếng Nga mạnh hơn so với các
trường từ vựng Tiếng Việt. Còn xu hướng sử dụng hoán dụ trong các trường từ
vựng tiếng Việt lại mạnh hơn. Điều đó cho phép kết luận, người Nga định hướng
vào tư duy “phạm trù”, người Việt thiên về tư duy hình tượng, cảm giác, hành
động – trực quan; (2) Do chuyển nghĩa ẩn dụ về ngun tắc có tính biểu cảm hơn
so với chuyển nghĩa hoán dụ cho nên các trường từ vựng ngữ nghĩa tiếng Nga

thường có tính biểu cảm cao hơn; (3) Do quy định về loại hình ngơn ngữ, trong
tiếng Nga ngồi những tên gọi chuyển nghĩa hồn tồn cịn có kiểu tên gọi chuyển
nghĩa bộ phận; (4)Tiếng Việt có hai kiểu chuyển nghĩa là đánh đồng sự vật với con
người (theo lối nhân cách hóa), đánh đồng một đối tượng bất động vật với động vật
(theo lối linh hồn hóa). Tiếng Nga khơng tồn tại kiểu thứ hai. Nói chung đây là
cơng trình đã xây dựng khung lí thuyết và phương pháp nghiên cứu ở góc độ văn
hóa, góc độ tri nhận, đặc biệt là những nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của
từ ở Việt Nam. Khơng chỉ vậy, khi nói đến vấn đề này, ta phải nhắc đến Lý Toàn
Thắng với những nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa từ các từ chỉ bộ phận cơ
thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh (ngồi ra cịn có tiếng Nga và một số ngơn
ngữ khác) sang các từ chỉ bộ phận đồ vật và định vị không gian để thấy được cách
nhận thức và hiện thực của từng dân tộc. Cùng tiếp tục hướng nghiên cứu đó,
Nguyễn Thúy Khanh, Chăm Phomma – vơng đã có một số cơng trình nghiên cứu
cụ thể về tên gọi các loài động vật, các từ chỉ bộ phận cơ thể người trên cơ sở so
sánh Việt – Nga, Việt – Lào.
Tóm lại, các từ chỉ BPCTN đã được nghiên cứu trong nhiều cơng trình. Tuy
vậy, mức độ nghiên cứu ở những từ, những nhóm từ khơng đều nhau trong mỗi
3


cơng trình. Ở các cơng trình nghiên cứu này, có những từ được khảo sát rất sâu, có
những từ mới chỉ được nhận diện một cách khái quát. Nhóm từ chỉ BPCTN cũng
đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau: có thể được nghiên cứu từ góc
độ ngơn ngữ học cấu trúc, hoặc theo hướng ngôn ngữ học tri nhận. Tuy nhiên,
nghiên cứu sự chuyển nghãi của nhóm từ dựa trên ngữ liệu ca dao, tục ngữ Việt
Nam thì cho đến nay chưa có cơng trình nào đề cập đến.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu sự chuyển nghĩa của từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt qua các
phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ dựa trên các ngữ liệu về ca
dao, tục ngữ.

Cung cấp tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy văn

-

học và tiếng Việt trong dạy và học Văn trong nhà trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra hệ thống lí thuyết có liên quan đến đề tài về hiện tượng chuyển

-

nghĩa, các phương thức chuyển nghĩa của từ.
- Khảo sát, thống kê số lượng và tần suất xuất hiện các từ chỉ bộ phận cơ
thể người, chuyển nghĩa ẩn dụ, chuyển nghĩa hoán dụ của các từ chỉ bộ
phận cơ thể người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng một số phương pháp như khảo cứu tư liệu; phương pháp phân tích
nghĩa tố; phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp; các thủ pháp kê, phân loại; thủ
pháp so sánh, đối chiếu…
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6.1.

Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hiện tượng chuyển nghĩa của các từ
chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
4


6.2.


Phạm vi nghiên cứu

Để tìm hiểu quá trình chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt,
khóa luận khảo sát hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người
trong cuốn “Vũ Ngọc Phan tuyển tập” Tập III: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
(NXB Văn Học) (năm 1956)
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
khóa luận được trình bày trong hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Ở chương này chúng tơi xin trình bày lí thuyết về nghĩa của từ; các thành
phần nghĩa của từ bao gồm nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái; hiện
tượng chuyển nghĩa của từ bao gồm chuyển nghĩa ẩn dụ, chuyển nghĩa hoán dụ và
kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
Chương 2: Sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca
dao, tục ngữ Việt Nam
Ở chương này chúng tơi xin trình bày kết quả khảo sát thống kê của các từ
chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, kết quả chuyển nghĩa ẩn
dụ và chuyển nghĩa hoán dụ của các từ chỉ bộ phận cơ thể người.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ngơn ngữ là một hệ thống điển hình bao gồm tổng thể các yếu tố và các yếu
tố đó đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều kiểu dạng khác nhau. Nằm
trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các đơn vị từ vựng cũng khơng tồn tại biệt lập, tách
rời mà ln có những mối quan hệ nhất định cả về hình thức lẫn ngữ nghĩa. Nghĩa

của từ nói chung, sự chuyển nghĩa của từ nói riêng là một trong những vấn đề
trung tâm cơ bản của nghiên cứu ngôn ngữ. Cho đến nay, đã có rất nhiều cơng
trình đề cập đến nội dung này theo các góc độ khác nhau.
1.1.

Nghĩa của từ

1.1.1. Các quan niệm về nghĩa của từ
Nghĩa của từ được các nhà ngơn ngữ học, triết học, tâm lí học,… nghiên
cứu rất sớm. Tuy nhiên, để xác định được nghĩa là gì và cơ sở nào để xác định
nghĩa là một việc khơng đơn giản. Chính vì thế, từ trước tới nay cả trong và ngồi
nước đã có một số quan điểm khác nhau về nghĩa. Để xác định nghĩa của từ, trước
tiên phải hiểu được từ là gì? Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng khơng thể tìm
được một định nghĩa từ có tính chất phổ qt cho các ngơn ngữ khác nhau về loại
hình, thậm chí cho các ngơn ngữ cùng một nhóm, đồng thời cũng nhấn mạnh tính
nhiều mặt của từ trong mỗi ngơn ngữ riêng biệt. Vì vậy, khơng thể có sự thống
nhất trong cách định nghĩa và miêu tả từ. Do đó, hiện có tới trên 300 định nghĩa
khác nhau về từ. Từ sự phân tích các mặt của từ trong tiếng Việt, tác giả đã đưa ra
định nghĩa về từ tiếng Việt : “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền, ”
[6, 69].

6


Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã nhận định về nghĩa của từ: “ Nghĩa của từ là
một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn” như “nghĩa sở
chỉ”, “nghĩa sở biểu”, “nghĩa kết cấu” [5, 122-125].
Còn Lê Quang Thiêm cho rằng “ nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tượng
tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng

công cụ giao tiếp và tư duy cũng như mọi loại chức năng cụ thể đa dạng khác, đặc
biệt là trong lời nói, trong văn bản, diễn ngơn” và “ Nghĩa là nội dung xác định
hình thành nhờ chức năng, song không là chức năng riêng rẽ trong hoạt động mà
là một loại chức năng thể hiện qua văn cảnh”. Tác giả đi đến nhận định rằng “nội
dung của ngữ nghĩa học bao gồm: ngữ nghĩa học từ vựng, ngữ nghĩa học ngữ
pháp, ngữ nghĩa học ngữ dụng” và “cần phải nghiên cứu cả ba loại ngữ nghĩa học
này độc lập và có quan hệ chặt chẽ với nhau” [10, 86-87].
Tác giả nghiên cứu tập trung nhất bàn về nghĩa của từ là Đỗ Hữu Châu. Ông
cho rằng “nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phương diện hình thức
lập thành một thể thống nhất gọi là từ”. Nói cách khác “nghĩa của từ là hợp điểm,
là kết quả của những nhân tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa.
Trong số những nhân tố đó, có những nhân tố ngồi ngơn ngữ và có những nhân
tố nằm trong ngơn ngữ. Hai nhân tố ngồi ngơn ngữ là sự vật, hiện tượng của thế
giới khách quan, có thể thuộc thế giới nội tâm, có thể thuộc thế giới ảo tưởng.
Nhân tố kia là các hiểu biết về loại nhân tố thứ nhất”. Như vậy, số lượng kiểu
nghĩa sẽ tăng lên tùy theo số lượng những nhân tố được phát hiện thêm [2, 98].
Cần phân biệt nghĩa của từ với khái niệm. Nghĩa và khái niệm gắn bó với
nhau rất mật thiết, nhưng nói chung là chúng không trùng nhau.
Khái niệm là một kết quả của quá trình nhận thức, phản ánh những đặc trưng
chung nhất, khái quát nhất và bản chất nhất của sự vật, hiện tượng. Người ta có
được khái niệm chủ yếu là nhờ những khám phá, tìm tịi khoa học. Nội dung của
một khái niệm có thể rất rộng, rất sâu, tiệm cận tới chân lí khoa học, và có thể được
7


diễn đạt bằng hàng loạt những ý kiến nhận xét. Mặt khác, rõ ràng là không phải
khái niệm nào cũng được phản ánh bằng từ mà nó có thể được biểu hiện bằng hơn
một từ. Ví dụ: nước cứng, tổ hợp quỹ đạo, mặt gặt đập liên hợp, công nghệ sinh
học,...
Nghĩa của từ cũng phản ánh những đặc trưng chung, khái quát của sự vật,

hiện tượng do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn tự nhiên và xã
hội. Tuy nhiên, nó có thể chưa phải là kết quả của nhận thức đã tiệm cận đến chân
lí khoa học. Vì thế, sự vật, hiện tượng nào mà càng ít được nghiênc cứu, phám phá
thì nhận thức về nó được phản ánh trong nghĩa của từ gọi tên nó càng xa với khái
niệm khoa học.
Bên cạnh đó, ta thấy rằng, không phải từ nào cũng phản ánh khái niệm (các
thán từ và các từ công cụ ngữ pháp chẳng hạn) và trong nghĩa của từ cịn có thể
hàm chứa cả sự đánh giá về mặt này hay mặt khác, có thể chứa cả cảm xúc và thái
độ của con người,...
Để tiện so sánh, chúng ta phân tích từ nước của tiếng Việt. Khái niệm khoa
học về nước là: Hợp chất của ôxi và hiđrô mà trong thành phần của mỗi phân tử
nước có hai ngun tử hiđrơ và mọt ngun tử ơxi.
Nghĩa "nơm" của từ nước có thể được miêu tả dưới dạng từ điển ngắn gọn
là: Chất lỏng khơng màu, khơng mùi và hầu như khơng vị, có sẵn trong ao hồ, sông
suối,...
Miêu tả như thế thật ra là chưa đủ. Rất nhiều thứ, loại (biểu vật) được
người Việt quy về loại nước mà chả cần chúng đảm bảo thuộc tính lỏng, cịn có
nước nhiều hay ít, mùi vị thế nào, thậm chí có nước hay khơng,... điều đó khơng
quan trọng. Chẳng hạn: nước biển, nước mắm, nước xốt, nước dứa, nước ép hoa
quả,...
phở nước

(đối lập với phở xào)
8


mỡ nước

(đối lập với mỡ khơ)


nước gang

(gang lỏng – Ví dụ: Đổ nước gang vào khuôn đúc)

nước dãi, nước bọt, nước mắt, nước giải, nước ối…
Phân tích như trên đây chứng tỏ rằng nghĩa và khái niệm khơng đồng nhất.
Đó là nói về các từ nói chung. Đối với nhiều thuật ngữ khoa học, sự phân biệt giữa
nghĩa và khái niệm không cần đặt ra nữa: chúng đã tiệm cận đến giới hạn của nhau.
1.1.2. Các thành phần nghĩa của từ
Nghĩa biểu vật

1.1.2.1.

Nghĩa biểu vật gắn với chức năng biểu vật. Sự vật, hiện tượng, đặc
điểm…ngồi ngơn ngữ được từ biểu thị tạo nên nghĩa biểu vật của từ. Nghĩa biểu
vật không phải là sự vật, hiện tượng…y như chúng có trong thực tế, mà chỉ bắt
nguồn từ thực tế. Nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng…trong thực tế
vào ngơn ngữ. Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế nhưng
khơng hồn tồn trùng với thực tế.
Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc
hiện tượng, thuộc tính, hành động,...) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng,
thuộc tính, hành động,... đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat).
Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vơ hình, có bản chất vật
chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh,
thàn, thiên đường, địa ngục,...[4,166-171].
Mỗi từ khơng chỉ có một nghĩa biểu vật mà có nhiều nghĩa biểu vật khác
nhau.
Ví dụ 1 : Nghĩa biểu vật của từ “mũi”
+ Bộ phận nhơ lên giữa mặt người và động vật có xương sống, là cơ quan dùng để
thở và ngửi


9


+ Bộ phận nhọn nhơ ra phía trước của một số vật thường dùng hàng ngày: mũi kim,
mũi kéo, mũi dao,..
+ Bộ phận nhọn nhơ ra phía trước của một số vật dùng vận tải trên nước như tàu,
thuyền: mũi tàu, mũi thuyền
+ Bộ phận có đầu nhọn nhơ ra phía trước của một số loại vũ khí như: mũi tên, mũi
giáo, mũi kiếm,…
+ Doi đất nhọn nhô ra khỏi bờ sơng, trên biển: mũi Né (Bình Thuận), mũi Cà
Mau…
Từ mỗi nghĩa biểu vật nêu trên, trong quá trình sử dụng, từ “mũi” có thể tham gia
vào nhiều kết hợp khác nhau, với các ý nghĩa khác nhau. Nếu không hiểu được
ranh giới giữa các nghĩa biểu vật sẽ không thể hiểu chính xác nghĩa của từ “mũi”
trong từng trường hợp.
Ví dụ 2: Nghĩa biểu vật của từ “hoa”
+ Các loại hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa mai,…
+ Các bộ phận của hoa: đài, cánh, nhụy,…
+ Tính chất, trạng thái của hoa: đẹp, xấu, nở, tàn, tươi, héo,…
+ Màu sắc của hoa: đỏ, vàng, hồng,…
+ Mùi của hoa: thơm ngát, ngào ngạt,…
+ Hình dáng, kích thước của hoa: to, nhỏ, …
1.1.2.2.

Nghĩa biểu niệm

Nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những
quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ.

Tập hợp các nét nghĩa phạm trù, khái quát chung cho nhiều từ được gọi là cấu trúc
biểu niệm.
Nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý
nghĩa, ý niệm – signification – nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm ngặt mấy
10


tên gọi này). Cái ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh
các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người) [4,166-171].
Ví dụ 1: Phân tích nghĩa biểu niệm của từ “che”, ta sẽ thấy có một sự tiến lên
về quá trình nhận thức như sau:
+ Làm cho người khác khơng nhìn thấy: che mặt, che mắt, che ngực,…
+ Làm cho khơng bị tác động từ bên ngồi: che nắng, che mưa
+ Bưng bít khơng cho người ta nhận ra khuyết điểm: bao che
Từ các nghĩa biểu niệm trên, khi đi vào thực tế, từ “che” cịn nhiều nghĩa khác
nhau.
Ví dụ 2: Nghĩa biểu niệm ( vật thể nhân tạo ) ( thay thế hoặc tăng cường
công tác lao động ) ( bằng tay ) : dao, cưa, búa, đục, khoan, lưới, nơm, dao,
kiếm,…
1.1.2.3. Nghĩa biểu thái
Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện
tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó cùng với tên gọi,
con người thường gửi kèm những cách đánh giá của mình và chính mình lắm khi
khơng tự biết.
Núi thường gợi ra cái gì “to lớn”, biển gợi ra cái “mênh mông”, lâu đài cũng
gợi ra sự “cao to”, hang hốc gợi ra sự “sâu thấp tối tăm”. Từ mặt trời thường được
gán cho cường độ “mạnh, chói chang”, từ trăng lại gợi ra cường độ “yếu, êm dịu”.
Luồng thường mạnh hơn làn, tảng phải lớn hơn hòn. Cha gợi ra sự “nghiêm nghị”,
mẹ trái lại chứa đựng sự “âu yếm, dịu dàng”…
Như vậy, từ là một thể thống nhất cho nên mỗi thành phần ý nghĩa là những

phương diện khác nhau của cái thể thống nhất đó. Sự hiểu biết đày đủ về ý nghĩa
của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt một nhưng cũng phải là sự hiểu biết
tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng.
11


Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá
(như: to – nhỏ, mạnh – yếu,…), nhân tố cảm xúc (như: dễ chịu, sợ hãi, khó
chịu,…), nhân tố thái độ (như: trọng, yêu, khinh, ghét,…) mà từ gợi ra cho người
nói và người nghe.
Đối với các nhân tố cảm xúc, thái độ, có những từ khi phát âm lên gợi cho
chúng ta cảm xúc sợ hãi: ma quái, chém giết, tàn sát,… hoặc gợi ra sự ghê tởm:
đờm dãi, mửa, đĩ thõa,… Và có những từ gợi ra cảm giác khoan khoái dễ chịu:
thanh thốt, êm ái, q hương,… Có những từ giúp chúng ta bộc lộ sự khinh bỉ: đê
tiện, hèn hạ, thô bỉ, lì lợm, ton hót, bợ đỡ,… Lại có những từ giúp ta bày tỏ lịng
tơn trọng: cao q, ca ngợi, đàng hoàng, thẳng thắn,…hay sự thiết tha: khẩn thiết,
da diết, ân cần, vồn vã, đắm say,…
1.2.

Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ

1.2.1. Khái niệm
Chuyển nghĩa từ vựng là một trong những nội dung cơ bản của ngôn ngữ
học truyền thống.
Lúc mới xuất hiện các từ đều chỉ có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian sử
dụng, nó có thể thêm những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện
ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi.
Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên khơng cịn nữa,
chúng ta qn đi. Nhưng thường thì cả nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới đều cùng
tồn tại, cùng hoạt động, khiến khó nhận biết hay khó khẳng định nghĩa nào là nghĩa

đầu tiên của từ.
Giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi theo nghĩa
móc xích. Phần lớn các trường hợp của từ chuyển biến theo lối “tỏa ra” nghĩa là
các nghĩa mới đều dựa vào nghĩa đầu tiên mà xuất hiện. Mối liên hệ giữa nghĩa đầu
tiên với những nghĩa xuất hiện sau có khi cịn thấy rõ nhờ nét nghĩa cơ sở. Song có

12


khi mối liên hệ này bị đứt quãng. Như thế sự chuyển biến ý nghĩa cũng là một
phương thức để tạo thêm từ mới bên cạnh các phương thức ghép hoặc láy [6,147].
Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng thuộc một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu
niệm cùng một cấu trúc thì chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng giống nhau.
Có khi sự chuyển nghĩa theo cùng một hướng của các từ cùng một phạm vi biểu
vật bất ngờ, lắt léo, nhưng khá thú vị. Cũng như quy luật về sự chi phối của các nét
nghĩa trong cấu trúc biểu niệm đối với các ý nghĩa biểu vật phát triển quanh nó,
nhận xét về tính đồng hướng của các từ cùng phạm vi biểu vật và cùng cấu trúc
biểu niệm khơng có tính chất tuyệt đối.
Động lực thúc đẩy sự chuyển nghĩa có nhiều. Bản thân sự thay đổi sự vật,
hiện tượng được gọi tên làm cho từ phải thay đổi cấu trúc biểu niệm. Tuy nhiên,
động lực chủ yếu thúc đẩy sự chuyển biến ý nghĩa vẫn là do nhu cầu giao tiếp đặt
ra. Có những nhu cầu về mặt trí tuệ và những nhu cầu về mặt tu từ. Ngơn ngữ ln
ln đứng trước địi hỏi phải kịp thời sáng tạo ra những phương tiện mới để biểu
thị những sự vật, hiện tượng và những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội, để
thay thế những cách diễn đạt, những tên gọi đã cũ mòn, khơng cịn khả năng gợi tả
bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở người nghe nữa. Thay đổi ý nghĩa của
các từ sẵn có, thổi vào chúng những lng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm,
sống động, giàu tính dân tộc, có tính nhân dân đậm đà, dễ dàng được chấp nhận
nhanh chóng, đáp ứng được những nhu cầu nói trên của giao tiếp. Đó cũng là cách
khai thác và phát huy tiềm năng của ngôn ngữ.

1.2.2. Các phương thức chuyển nghĩa
“Chuyển nghĩa từ vựng là cách định danh thứ cấp trong ngôn ngữ với hai
phương thức chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ. Đây là hiện tượng vừa mang tính nhân
loại vừa mang tính dân tộc”. [7]

13


Để xây dựng và phát triển thêm nghĩa của từ, trong ngơn ngữ có nhiều cách.
Trong đó, phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong ngôn ngữ là chuyển
nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ.
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, tác giả Đỗ Hữu Châu, sự phát triển nghĩa
của từ chủ yếu dựa vào hai quy luật chuyển nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ.
1.2.2.1. Chuyển nghĩa ẩn dụ
Theo các nhà ngôn ngữ học, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến
trong tất cả các ngôn ngữ. Đó là phép sử dụng từ ngữ được chuyển nghĩa dựa trên
cơ sở tương đồng giữa một thuộc tính nào đó của cái dùng để nói và cái muốn nói.
Nói cách khác, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai sự vật có mối quan hệ tương
đồng. Ẩn dụ không chỉ là biện pháp làm giàu từ vựng mà còn làm cho nghĩa của từ
ngày càng đa dạng, tinh tế không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ, trong văn chương
và trong cả lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta.
Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên
gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau. Các sự vật được
gọi tên, tức x và y, khơng có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn
toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi này diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính
chất chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng [10, 154-155].
Ví dụ: Từ “mũi” có nghĩa gốc chỉ bộ phận người hay cơ thể động vật, có
hình dạng nhọn, được chuyển sang để chỉ các bộ phận khác có hình dáng và vị trí
tương đồng: mũi thuyền, mũi tàu, mũi dao, mũi tên, đứng mũi chịu sào,…
Tác giả Nguyễn Thiên Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” [5] đã phân chia

ẩn dụ từ vựng trên tính chất của sự giống nhau. Kết quả là có những loại ẩn dụ dựa
trên những sự tương đồng về:
+ Hình thức (lá – lá phổi)
+ Màu sắc (lá cây – màu xanh lá cây)
+ Chức năng (huyết mạch – con đường huyết mạch)
14


+ Thuộc tính, tính chất (khơ – tình cảm khơ khan, con người khơ khan)
+ Đặc điểm, vẻ ngồi nào đó (Hoạn Thư – máu Hoạn Thư)
+ Ẩn dụ cụ thể trừu tượng (nắm tay – nắm công thức)
+ Chuyển tên các con vật thành cách gọi con người (cún con, chó con – thằng chó
con của mẹ)
+ Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (con tàu chạy,
thời gian đi)
Dựa trên nhiều tiêu chí, Đỗ Hữu Châu [2] phân chia thành các kiểu ẩn dụ từ
vựng khác nhau:
Thứ nhất, tùy theo x và y là các sự vật cụ thể (có thể cảm nhận bằng giác
quan) hay trừu tượng mà ẩn dụ được chia thành ẩn dụ cụ thể - cụ thể và ẩn dụ cụ
thể - trừu tượng. Nếu x và y đều là sự vật cụ thể thì nó là ẩn dụ cụ thể - cụ thể.
Nghĩa của từ chân, mũi, cánh trong “chân bàn”, “chân núi”, “chân
tường”,…; “mũi thuyền”, “mũi đất”, “mũi dao”, “mũi quân”,…; “cánh buồm”,
“cánh đồng”, “cánh quạt”,… Nghĩa của các từ cắt, bám, nống,… nặng, nhạt,
êm,… trong “cắt hộ khẩu”, “bám sản xuất”, “quân địch hòng nống ra”… “thuốc lá
nặng”, “lời pha trò nhạt”, “màu nhạt”, “tiếng hát rất êm”, “xe chạy rất êm”… là
các ẩn dụ cụ thể - cụ thể.
Khi chúng ta nói “trọng lượng của tư tưởng”, “khối kiến thức”, “xiềng xích
của những lề thói cũ”… “nắm nội dung tác phẩm”, “đập tan luận điệu xuyên tạc”,
“con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội”… “vốn kiến thức cịn mỏng”, “kiến thức
chắp vá” thì đó là các ẩn dụ cụ thể - trừu tượng.

Thứ hai, quan trọng hơn là sự phân biệt cơ chế ẩn dụ theo nét nghĩa phạm trù
dựa vào đó mà xuất hiện các ẩn dụ. Theo đó có các kiểu ẩn dụ sau:

15


Ẩn dụ hình thức, tức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức
giữa các sự vật. Ví dụ “mũi tên”, “mũi thuyền”, “chân núi”, “chân trời”, “chân
bàn”,… đều là ẩn dụ hình thức bởi chúng đều có hình dáng giống như sự vật chính:
“mũi” là bộ phận nhơ ra trên mặt, có hình dáng thon nhọn, “chân” là bộ phận dưới
cùng của cơ thể người, có tác dụng đỡ cả cơ thể và di chuyển… Dựa vào nét tương
đồng về hình dáng mà người ta sử dụng ẩn dụ để chuyển nghĩa.
Ẩn dụ vị trí, tức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự
vật xét trong chỉnh thể sự vật. Ví dụ “ruột bút”, “lịng sơng”, “đầu làng”, “ngọn
núi” (so với ngọn cây), “gốc của vấn đề”, “ngành khoa học”, khơng phải vì chúng
có hình dáng giống như sự vật chính mà là vì tương quan vị trí của chúng với các
sự vật khác (như so với vỏ bút, so với sườn núi, chân núi…) cũng giống như tương
quan vị trí của các sự vật trên so với tồn bộ cơ thể hay so với cả cái cây.
Ẩn dụ cách thức, tức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức
thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng. Ví dụ, khi nói “cắt hộ khẩu”, “nắm tư
tưởng”, “đừng có vặn nhau nữa”… là chúng ta chỉ rõ cách thức “chuyển hộ khẩu”,
cách thức “nhận thức tư tưởng”, cách thức “truy hỏi nhau để tìm ra sự thực”…cũng
giống như cách thức chúng ta cắt, nắm, vặn… một sự vật vật lí nào đó.
Ẩn dụ chức năng, tức là dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật.
Ví dụ, “bến” trong “bến xe”, “bến tàu”…khơng giống về hình dạng, khơng giống
về vị trí… với “bến sơng”, “bến đị” mà nó chỉ giống với sự vật sau ở chức năng
“đầu mối giao thông” mà thôi. Các ẩn dụ chức năng khác như “chốt” trong “giữ
chốt”, “cửa” trong “cửa sông”, “cửa rừng”, “cửa mở” (tức là “đột phá khẩu”). Ví
dụ. “Phao” là vật thả nổi trên mặt nước để làm mục tiêu hoặc để giúp cho vật khác
cùng nổi (phao bơi, phao cứu hộ,…). Nó cũng được dùng để gọi tên cho tài liệu sử

dụng trái phép khi làm bài thi, coi như vật được cứu giúp.

16


Ẩn dụ kết quả, tức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các
sự vật đối với con người. Ví dụ, nói “ấn tượng nặng nề” là muốn nói tác động của
“ấn tượng” đối với lí trí, tình cảm của chúng ta cũng giống như một vật nào đó có
trọng lượng lớn mà chúng ta phải mang, phải gánh, làm chúng ta cử động khó
khăn, đu đứng chậm chạp, khơng nhẹ nhàng, thanh thốt. Trong những ẩn dụ kết
quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt, đó là những ẩn dụ dùng tên gọi của
những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác
hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm. Như “chua”, “ngọt”, “nhạt”, “mặn”,
“cay”, “chát”,…là những cảm giác vị giác được dùng để gọi các cảm giác cho
thính giác “nói chua lt”, “lời nói ngọt ngào”, “pha trị nhạt q”, “nói cay q”...
hay cảm giác thị giác “màu đỏ rất nhạt”. Thực ra, trong cách nói “lời nói ngọt
ngào”, “pha trị nhạt”, “giọng chua chát”… các cảm giác khơng có tính chất thính
giác thuần túy mà đã mang nặng tính chất trí tuệ, tình cảm. Các cảm giác xúc giác
như “nặng”, “nhẹ”, “êm”… cảm giác khứu giác “thối” được dùng cho các cảm
giác thính giác, thị giác như “tiếng nói vùng biển rất nặng”, “nhẹ giọng thôi”,…
“màu xanh rất nhẹ”, “hát rất êm”,… “nói thối q, khơng ngửi được”… Loại ẩn dụ
này cịn được gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Trong cuốn “Từ vựng học Tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại chia
ẩn dụ thành tám kiểu dựa vào sự giống nhau về một số tiêu chí như:
- Sự giống nhau về hình thức: là cơ sở của các ẩn dụ
Ví dụ: mũi tên, chân trời, chân tường,…
- Sự giống nhau về màu sắc: là cơ sở ẩn dụ của các từ chỉ màu tiếng Việt như
màu xanh da trời, xanh lá cây, vàng chanh,… => Hệ thống các từ chỉ màu
trong tiếng Việt trở nên phong phú.
- Sự giống nhau về chức năng.

Ví dụ: Bến xe, bến sơng, …
17


- Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó.
Ví dụ: Lời nói đường mật, câu chuyện nhạt,…
- Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó.
Ví dụ: Người đàn ơng chun gạ gẫm, lừa gạt phụ nữ được gọi là sở khanh.
- Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng.
Ví dụ: Suy nghĩ chín, nắm kiến thức,…
- Chuyển tên các con vật thành tên người
Ví dụ: Cún con của mẹ, đồ rắn độc, đồ thỏ đế,…
- Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật, hiện tượng khác (thường được coi
là hiện tượng nhân cách hóa).
Theo Đinh Trọng Lạc (2001, tr. 52,53), ẩn dụ được chia ra làm hai loại là ẩn
dụ định danh, ẩn dụ nhận thức.
Ẩn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần túy kĩ thuật dùng để
cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ, ví dụ “đầu làng, chân
trời, chân ghế”. Đây là nguồn tạo nên những tên gọi chứ không phải là loại ẩn dụ
nhằm phát hiện những sắc thái ý nghĩa. Nó khơng tác động vào trực giác để gợi mở
mà tác động vào cách nhìn để chỉ xuất, khơng đem lại cho người đọc những cảm
xúc về vẻ đẹp của ngơn từ mang tính biểu cảm, khơng gợi sự liên tưởng phong
phú.[8]
Nói cách khác, những ẩn dụ từ vựng học khơng hoặc rất ít có khả năng gợi
hình, tạo hình hoặc gợi cảm. Bởi trải qua quá trình được sử dụng lâu dài của các ẩn
dụ này, mối liên tưởng giữa hai sự vật được so sánh trở nên quá mờ nhạt, hình ảnh
được so sánh trở nên sáo mòn.
Ẩn dụ nhận thức là loại ẩn dụ nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển
khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ
cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ: những từ chỉ đặc trưng như lạnh giá vốn có ý nghĩa

cụ thể và thường có khả năng kết hợp với những từ chỉ sự vật, hiện tượng như: thời
18


×