Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thành ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.48 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


ĐỖ NGỌC HUYỀN

THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
VÀ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


ĐỖ NGỌC HUYỀN

THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
VÀ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học

ThS. GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng,
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới ThS Lê Kim Nhung, người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn các quý Thầy, Cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa
Ngữ văn đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả khóa luận

Đỗ Ngọc Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của ThS. Lê Kim Nhung. Khóa luận với đề tài Thành ngữ trong
truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, người viết sẽ
chịu mọi hình thức kỷ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả khóa luận
Đỗ Ngọc Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
8. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 10
NỘI DUNG ..................................................................................................... 11
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................... 11
1.1 Khái quát về thành ngữ ............................................................................. 11
1.1.1 Khái niệm “thành ngữ” ....................................................................... 11
1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ...................................................................... 11
1.1.3 Phân loại thành ngữ............................................................................. 12
1.2 Vài nét về tác giả Hồ Anh Thái................................................................. 16
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp ........................................................................ 16
1.2.2 Quan niệm sáng tác ............................................................................. 19
Chương 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI .................. 21
2.1 Bảng thống kê ........................................................................................... 21
2.2 Miêu tả và nhận xét kết quả thống kê ....................................................... 21
2.2.1 Sử dụng nguyên dạng thành ngữ truyền thống ................................... 21

2.2.2 Sử dụng cải biến sáng tạo thành ngữ truyền thống ............................. 24
2.2.3 Sử dụng thành ngữ dân gian hiện đại.................................................. 30
Tiểu kết:........................................................................................................... 35
Chương 3. HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÀNH
NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ ANH THÁI
......................................................................................................................... 36


3.1 Phản ánh hiện thực xã hội hiện đại ........................................................... 36
3.2 Khắc họa chân dung, tính cách con người hiện đại .................................. 40
3.3 Thể hiện giọng điệu giễu nhại của nhà văn............................................... 44
3.4 Thể hiện cách nhìn đời sâu sắc của nhà văn ............................................. 49
Tiểu kết:........................................................................................................... 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong nền văn hóa dân gian Việt Nam nói chung và đặc biệt là nền
văn học dân gian nói riêng, chúng ta không thể không đề cập tới kho tàng
thành ngữ của dân tộc. Sự phong phú, đa dạng về số lượng mà quan trọng hơn
là sự phong phú, sinh động về khả năng sử dụng đã khiến thành ngữ gắn liền
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân qua bao thế hệ, trở thành vốn
sống, vốn kinh nghiệm quý báu trong cách ứng xử của dân tộc Việt Nam.
Thành ngữ giản dị, dễ hiểu, mỗi câu mang một nội dung nhất định.
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có giá trị hết sức đặc biệt trong hoạt động
giao tiếp. Đặc điểm của thành ngữ là lời ít, ý nhiều, mang giá trị biểu trưng và
có sức khái quát cao nên thành ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày, trong văn bản chính luận, báo chí, đặc biệt là trong các

tác phẩm văn chương. Thông qua ý nghĩa của thành ngữ, chúng ta có thể nhận
ra được nét đặc trưng văn hóa cũng như phản ánh lối sống, tư duy, nếp nghĩ
của từng vùng, từng cộng đồng. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về thành ngữ trên nhiều bình diện: ngữ nghĩa, thi pháp, triết học,
giáo dục. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu thành ngữ như những đơn vị cố định sẵn có mà chưa xem xét thành ngữ
trong hoạt động lời nói, cụ thể là trong tác phẩm văn chương để thấy được sự
phát triển cũng như hiệu quả của thành ngữ trong thực tế sử dụng. Vì lẽ đó
việc đi sâu nghiên cứu thành ngữ gắn với sáng tác của một tác giả cụ thể là rất
cần thiết.
1.2 Hồ Anh Thái thuộc thế hệ nhà văn thời kì sau năm 1975, ông nổi
lên như một hiện tượng lạ của văn học Việt Nam từ những năm 90. Ông là tác
giả của hàng trăm truyện ngắn đã in trên báo chí và hơn ba mươi tập sách đã
xuất bản và được dịch ra hơn mười thứ tiếng và ấn hành ở nhiều nước. Đây là

1


một nhà văn có phong cách văn chương độc đáo, mới mẻ, đầy sự mê hoặc.
Tính độc đáo trong văn phẩm của Hồ Anh Thái có thể phân tích từ nhiều góc
độ như cấu trúc tác phẩm, đề tài, giọng điệu hài hước, giễu nhại …đặc biệt
hơn cả là ông đã sử dụng một số lượng thành ngữ rất lớn trong tác phẩm của
mình, tạo được hiệu quả biểu đạt cao, gây được cảm xúc thẩm mỹ cho người
đọc.
Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Thành ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Anh
Thái.”
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Việc nghiên cứu thành ngữ
Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt, ngày càng được nhiều

nhà nghiên cứu quan tâm. Điều này được minh chứng qua các công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả.
Trước hết, thành ngữ được nhận diện từ góc độ ngôn ngữ và văn học,
có công trình Việt Nam văn học sử yếu (1951) của Dương Quảng Hàm. Đây là
công trình có giá trị lớn trong việc tìm ra những nét cơ bản nhất nhất của
thành ngữ, giúp người đọc có thể nhận diện được đơn vị này. Vì vậy có thể
xem đây là nền móng đầu tiên mở đường cho các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm
hiểu và hoàn thiện các đặc trưng của thành ngữ.
Đến những năm 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thành ngữ mới được
quan tâm, đi sâu nghiên cứu và lí giải một cách hệ thống. Các nhà ngôn ngữ
học đã nghiên cứu thành ngữ trên nhiều phương diện như: nghiên cứu về đặc
điểm cấu tạo, cơ sở hình thành của thành ngữ tiếng Việt, phân biệt thành ngữ
với tục ngữ, biên soạn sách nghiên cứu, tham khảo, từ điển thành ngữ…Công
trình đánh dấu mốc quan trọng trong nghiên cứu thành ngữ là việc xuất bản
cuốn từ điển “Thành ngữ tiếng Việt” (1976) của Nguyễn Lực và Dương Văn

2


Đang. Công trình này tuy còn chưa bao quát được các phương diện của thành
ngữ tiếng Việt, nhưng nó đã cung cấp cho những ai quan tâm đến vấn đề này
những tài liệu bổ ích và có giá trị.
Công trình nghiên cứu của Cù Đình Tú “Góp ý kiến về phân biệt thành
ngữ, tục ngữ” (1973) cũng đã đem đến những quan điểm, tìm ra sự khác biệt
giữa thành ngữ và tục ngữ. Ông viết “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn,
mang chức năng định đanh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất,
hành động…còn tục ngữ có chức năng thông báo, nó thông báo một nhận
định, một kết luận, một phương diện nào đó của thế giới khách quan, do vậy
mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng.” [10,
43]

Cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân và Kể
chuyện về thành ngữ, tục ngữ (1988-1990) do Hoàng Văn Hành chủ biên đã
tiếp nối các công trình nghiên cứu về thành ngữ đi trước và đã đem đến những
kiến thức bổ ích mới về thành ngữ. Trong tác phẩm này, tác giả Hoàng Văn
Hành đã giải thích được nguồn gốc hình thành của khá nhiều thành ngữ, tục
ngữ được xem là khó hiểu, khó dùng gắn liền với các điển tích, điển cố,
phong tục tập quán…
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt,
(Nxb ĐHQG, 1996- in lần thứ 2) thì cho thành ngữ (còn gọi là ngữ cố định) là
cụm từ đã được cố định hóa, có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội
như từ. Có thể có những thành ngữ có hình thức cấu tạo là một câu thì nó
cũng mang tính tương đương từ về chức năng tạo câu. Song, trong quá trình
sử dụng, thành ngữ có thể biến đổi tùy vào văn cảnh cụ thể. Xét về ngữ nghĩa
thì thành ngữ có bốn đặc điểm là tính biểu trưng, tính dân tộc, tính hình tượng
và cụ thể, tính biểu thái.

3


Tiến sĩ Lê Thị Lan Anh trong cuốn “Dạy học thành ngữ, tục ngữ ở tiểu
học qua trò chơi ô chữ”, (Nxb Hồng Đức, 2017) đã quan tâm, đi sâu nghiên
cứu chương trình dạy học thành ngữ, tục ngữ cho học sinh tiểu học. Tác giả
đã thiết kế được 130 ô chữ thành ngữ tục ngữ với hơn 1000 thành ngữ, tục
ngữ xuất hiện trong đó. Cuốn sách chuyên khảo là tài liệu tham khảo bổ ích
cho giáo viên các trường tiểu học, giáo viên dạy văn ở các trường trung học
phổ thông. Từ đây, chất lượng của việc dạy học thành ngữ, tục ngữ cho học
sinh tiểu học sẽ từng bước được nâng cao, đồng thời góp phần vào công cuộc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong toàn dân tộc.
Trong cuốn Mấy vấn đề về từ vựng- ngữ nghĩa hiện đại (Nxb giáo dục
Việt Nam, 2017) của nhóm tác giả Đỗ Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Thạo, Lê

Thùy Vinh, Nguyễn Thị Hiền cũng đã nghiên cứu và có những phát hiện rất
mới mẻ và hữu ích về thành ngữ. Tác giả Đỗ Thị Thu Hương đã nghiên cứu
thành ngữ trên nhiều phương diện như: dấu ấn văn hóa- lịch sử trong ý nghĩa
và cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt, quan hệ đồng nghĩa- trái nghĩa trong hệ
thống thành ngữ tiếng Việt,… Đặc biệt hơn cả trong công trình nghiên cứu về
thành ngữ của mình, tác giả còn đưa ra cái nhìn rất sâu sắc và rõ nét về cơ sở
hình thành của thành ngữ tiếng Việt. Tác giả khẳng định: “Cơ sở hình thành
thành ngữ tiếng Việt rất phong phú, đa dạng, đó là chất liệu được lấy từ đời
sống lao động, đời sống sinh hoạt, văn hóa,…của người dân; từ thế giới động
thực vật, các hiện tượng tự nhiên,…mà con người quan sát được. Từ những
chất liệu bình thường, quen thuộc, bằng sự liên tưởng chuyển nghĩa (theo hai
phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ), người Việt đã tạo nên kho tàng
thành ngữ vô cùng phong phú, chứa đựng trong đó vốn tri thức sống và giá trị
văn hóa trường tồn.” [7, 83]
Tuy nhiên các công trình nêu trên vẫn chưa thể bao quát hết được sự
phong phú và đa dạng của thành ngữ tiếng Việt. Việc nghiên cứu thành ngữ

4


hiện nay vẫn đang được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là
hướng nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong sáng tác của các nhà
văn, nhà thơ. Đây là một trong những gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai
đề tài này.
2.2 Việc nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái
2.2.1 Nghiên cứu về phong cách tác giả
Hồ Anh Thái là một tác giả mới của văn xuôi đương đại, ông khởi
nghiệp từ rất sớm. Với cách viết lạ và giọng điệu hài hước hóm hỉnh, ông đã
nhanh chóng khẳng định được tên tuổi và tài năng văn chương của mình. Tìm
hiểu về Hồ Anh Thái có thể kể đến một số bài viết và công trình nghiên cứu

sau đây:
Bài viết “Hồ Anh Thái và dấu ấn hậu hiện đại” (2013) của tác giả Bùi
Thanh Truyền - Lê Biên Thùy đi sâu tìm hiểu những dấu ấn hậu hiện đại
trong truyện ngắn Hồ Anh Thái ở phương diện: đề tài, nhân vật và nghệ thuật
ngôn từ. Theo tác giả bài viết, truyện ngắn Hồ Anh Thái thường hướng đến
đề tài “sự lo âu và dự cảm”, xây dựng những nhân vật “rất nhiều điều không”
tạo dựng lớp ngôn từ “giễu nhại” và ngôn từ được “hoàn cảnh hóa”.
Tiếp tục lí giải sức hút văn phong Hồ Anh Thái, Nguyễn Đăng Điệp
trong bài báo “Chiêm nghiệm chất lắng từ những chuyến đi” (2007) đã viết:
“Sức hút văn phong Hồ Anh Thái ở chỗ anh biết phủ lên thế giới nghệ thuật
của mình những màu sắc tượng trưng siêu thực và gắn với nó là khả năng tổ
chức nhiều kiểu giọng điệu khác nhau: khi hài hước châm biếm, khi lạnh lùng
soi xét, khi u uất trĩu buồn,… Vượt qua lối miêu tả hiện thực giản đơn, Hồ
Anh Thái đã tạo được nhiều biểu tượng, nhiều ẩn dụ nghệ thuật giàu sức
gợi”. [2, 290]
Tuần báo Nhà xuất bản publishers Weekly, 28-9-1998 cũng đã nhận xét
về chất huyền thoại trong sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái thông qua tác

5


phẩm Trong sương rồng hiện ra “Những yếu tố siêu thực tràn đầy trong cuốn
hợp tuyển. Giọng điệu chuyển từ châm biếm sang xúc động thấm thía, từ hài
hước sang đau xót, Việc sử dụng tinh tế các huyền thoại và sự phản ánh hấp
dẫn đời sống Việt Nam sau chiến tranh của Hồ Anh Thái đã mang đến những
tác phẩm tao nhã và đầy sức lay động ” [20, 455]
Khóa luận tốt nghiệp: “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Hồ
Anh Thái” (2004) của Phạm Thị My tập trung tìm hiểu phương diện của nghệ
thuật trần thuật mà Hồ Anh Thái sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản. Tác
giả khẳng định ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái có sự

“lồng ghép cái khách quan vào cái chủ quan” - một hình thức “lạ hóa” lời
trần thuật. Đây là một trong những thành tố quan trọng tạo nên phong cách
văn chương nhà văn.
Luận văn thạc sĩ: “Cảm hứng giễu nhại trong tiểu thuyết SBC là săn
bắt chuột của nhà văn Hồ Anh Thái”(2013) của Phạm Thị Chinh, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, đã tập trung đi sâu phân tích cảm hứng giễu nhại
trong tác phẩm.Tác giả đã đem đến cho người đọc cái nhìn giễu nhại trên hai
phương diện một là về đời sống, đó là sự biến dạng và tha hóa trong đời sống
con người, những thói hư tật xấu của giới tri thức, sự xuống cấp của văn hóa,
nghệ thuật; thứ hai đó còn là sự giễu nhại trong cái nhìn về con người, những
con người với thói háo danh, con người nghịch dị. Bên cạnh cái nhìn đời sống
và con người thì cảm hứng giễu nhại còn thâm nhập sâu vào các yếu tố nghệ
thuật như cách xây dựng nhân vật, nghê thuật tổ chức cốt truyện độc đáo,
giọng điệu giễu nhại, nó đã chi phối đến cảm hứng sáng tác và tạo nên phong
cách nghệ thuật vô cùng độc đáo của nhà văn.
2.2.2 Nghiên cứu về việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Hồ Anh
Thái

6


Vấn đề sử dụng thành ngữ trong các sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái
đã cũng được các tác giả đi trước nghiên cứu trong một số bài viết và luận
văn:
Luận văn Cách sử dụng thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và
Dương Thụy (2012) của tác giả Lê Thị Bách Diệp đã đề cập đến việc sử dụng
thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và Dương Thụy về mặt ngữ pháp
và ngữ nghĩa. Tác giả đã thống kê định lượng và tần số xuất hiện thành ngữ
trong tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái và Dương Thụy, từ đó so sánh điểm
tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng thành ngữ của hai nhà văn về mặt

cấu tạo, tham gia làm thành phần câu, và xét trên bình diện ngữ nghĩa. Mặt
hiệu quả của việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác của hai tác giả này chưa
được luận văn đi sâu nghiên cứu.
Luận văn Thành ngữ trong mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Tường và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái (2015) đã khảo sát và so
sánh cách vận dụng thành ngữ của hai nhà văn Nguyễn Khắc Tường và Hồ
Anh Thái trên bình diện cấu tạo và ngữ nghĩa. Trên bình diện ngữ nghĩa hai
nhà văn cùng sử dụng thành ngữ vào việc thể hiện những vấn đề của cuộc
sống đương đại, dù rằng không gian và thời gian phản ánh của hai tác giả
khác nhau. Trên bình diện cấu tạo, cả hai nhà văn đều sử dụng thành ngữ với
tần xuất lớn ở cả hai dạng nguyên thể và biến thể, tuy nhiên có sự khác nhau ở
việc chuyển tải nội dung phản ánh theo dụng ý sắp đặt của từng tác giả. Chính
những đặc điểm giống và khác nhau đó cho thấy quá trình chuyển dịch của
đời sống văn học, sự tiếp thu truyền thống, và ảnh hưởng tác động qua lại của
các nhà văn. Đồng thời phần nào hé hộ phong cách văn học của từng tác giả.
Bài viết Dấu ấn dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn Hồ Anh Thái
(2014) (Trung Thu, Biên Thùy) đã quan tâm đến vận dụng thành ngữ, tục ngữ
trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái. Tác giả đã khảo sát thống kê phân loại và

7


chỉ ra các phương thức vận dụng thành ngữ tục ngữ trong các tác phẩm này.
Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở các truyện ngắn chứ chưa
bao quát được toàn bộ sáng tác của nhà văn.
Như vậy việc sử dụng thành ngữ trong sáng tác của nhà văn Hồ Anh
Thái đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, song trên thực tế vấn đề này lại
chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu, lí giải một cách hệ thống. Kế
thừa những thông tin quý báu có tính chất gợi mở của các công trình nghiên
cứu đi trước, chúng tôi mong muốn những nghiên cứu của mình sẽ mang đến

cái nhìn tổng quan và toàn diện về vấn đề sử dụng thành ngữ trong truyện
ngắn và tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái, đồng thời góp thêm tiếng nói
để chứng minh một cách rõ ràng hơn về sự phát triển, và sức sống lâu bền của
của thành ngữ trong văn học Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
- Củng cố và khẳng định một vấn đề lí thuyết của ngôn ngữ học.
- Góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng và đóng góp của Hồ Anh
Thái trong việc sử dụng sáng tạo thành ngữ.
- Chuẩn bị những tư liệu cần thiết cho việc dạy và học môn Ngữ văn ở
trường phổ thông
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét về cách thức sử dụng thành
ngữ.
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ trong
truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thành ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái

8


5.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà văn
Hồ Anh Thái
Về tiểu thuyết gồm có:
1. Trong sương rồng hiện ra, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
2. Người đàn bà trên đảo, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
3. Mười lẻ một đêm, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2014.

4. SBC là săn bắt chuột, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2015.
Về truyện ngắn gồm có các tập:
1. Bốn lối vào nhà cười, Nxb Đà Nẵng, 2006.
2.Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2014.
3.Tự sự 265 ngày, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2014.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát thống kê phân loại
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp tổng hợp
7. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: thông qua việc khảo sát thành ngữ trong sáng tác của
Hồ Anh Thái, khóa luận làm rõ những đặc điểm về thành ngữ tiếng Việt nói
chung trên cả phương diện ngôn ngữ và văn hóa.
- Về mặt thực tiễn: phân tích giá trị nghệ thuật của thành ngữ trong
sáng tác của Hồ Anh Thái giúp ta thấy sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của
thành ngữ trong giao tiếp. Qua đó khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật
của Hồ Anh Thái trong việc sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời khóa luận còn góp
phần hữu ích trong việc giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông nói
riêng và việc cảm thụ văn học nói chung.

9


8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại.
Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ trong

truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.

10


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái quát về thành ngữ
1.1.1 Khái niệm “thành ngữ”
Hoàng Văn Hành cho rằng: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền
vững về hình thức, cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa được sử dụng
rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khẩu ngữ”. [5, 21]
Nguyễn Thiện Giáp cũng cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố
định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”. Ông chỉ ra bên
cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng thể hiện sắc thái bình giá,
cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng; hoặc là chê bai khinh rẻ; hoặc là ái
ngại, xem thường. [3, 80]
Như vậy có thể hiểu: Thành ngữ là những cụm từ cố định, có sẵn,
được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Thành ngữ là đơn vị tương đương
với từ và thường mang tính hình tượng, tính bóng bảy và tính gợi tả.
1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ
1.1.2.1 Đặc điểm kết cấu
Về kết cấu thành ngữ là một loại cụm từ cố định, ổn định chặt chẽ. Các
cụm từ tự do không có đặc điểm này. Chính tính chặt chẽ, cố định về thành
phần cấu tạo mà thành mà thành ngữ dùng tương đương từ. Tính cố định, ổn
định của thành ngữ được thể hiện ở chỗ các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ hầu
như được giữ nguyên trong sử dụng. Người ta không thể thay thế, thêm bớt
hoặc chêm xen bất kì một yếu tố nào vào trong lòng thành ngữ.
Tính ổn định cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ
hình thành là do thói quen của người bản ngữ. Tuy nhiên tính cố định, bền

vững về hình thái cấu trúc của thành ngữ không phải là bất biến, “là chết
cứng” mà trong sử dụng, nó vẫn uyển chuyển, vẫn phát huy trong sự sáng tạo

11


của cá nhân, đặc biệt là ở những cây bút tài năng. Cho nên tính bền vững của
thành ngữ trong hệ thống chuẩn và tính uyển chuyển của nó trong sử dụng là
hai mặt không hề mâu thuẫn, không hề loại trừ nhau.
1.1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa
Đặc trưng nổi bật về ngữ nghĩa của thành ngữ là có tính hoàn chỉnh,
bóng bảy và tính gợi cảm cao. Khác với đơn vị từ vựng thông thường, thành
ngữ là loại đơn vị định danh bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ không
phải là nghĩa đen của các yếu tố cấu thành cộng lại mà lại là nghĩa bóng,
nghĩa toàn khối. Nghĩa này được suy ra trên cơ sở của các yếu tố cấu thành.
Ví dụ Chim sa cá lặn không phải thể hiện con chim nó sa, con cá nó lặn mà
thành ngữ này muốn ám chỉ nhan sắc của người phụ nữ. Hay thành ngữ ném
đá dấu tay không phải miêu tả là ném hòn đá rồi giấu tay đi, mà ngụ ý nói đến
những người làm điều ác điều xấu mà giấu mặt, cố tỏ ra không liên quan gì
đến hậu quả đã gây ra. Đó là nghĩa bóng hay nghĩa biểu trưng được hình
thành từ phương thức ẩn dụ, so sánh nhờ quá trình biểu trưng hóa.
1.1.3 Phân loại thành ngữ
1.1.3.1 Tiêu chí đặc điểm cấu tạo
Dựa vào hình thức cấu tạo, có thể phân chia thành ngữ có kết cấu câu
và thành ngữ có kết cấu cụm từ
- Thành ngữ có kết cấu câu, ví dụ: lươn ngắn chê trạch dài, lời nói gió
bay, ăn mày đòi xôi gấc, mèo mù vớ cá rán cá rán, châu chấu đá xe, chó có
váy lĩnh, chó ngáp phải ruồi...
- Thành ngữ có kết cấu cụm từ căn cứ vào phần trung tâm chúng ta có
thể chia thành các loại nhỏ như sau:

+ Thành ngữ có kết cấu là cụm danh từ, ví dụ: mặt trái xoan, tay búp
măng, mắt bồ câu, bạn nối khố, chạch trong giỏ cua, cá mè một lứa, cóc bỏ
đĩa…

12


+ Thành ngữ có kết cấu là cụm động từ, ví dụ: gắp lửa bỏ tay người,
chạy long tóc gáy, ném đá giấu tay, chém to kho mặn, cầm cương nảy mực,
đánh trống lảng…
+ Thành ngữ có kết cấu là cụm tính từ, ví dụ: thẳng ruột ngựa, giai như
đỉa đói, chậm như rùa, ngu như bò, đẹp như tiên, xấu như ma, lung túng như
chó ăn vụng, yếu như sên…
+ Thành ngữ so sánh không có từ so sánh “như”: ngay cán tàn, bạn nối
khố, thẳng ruột ngựa, chạch trong giỏ cua…
+ Thành ngữ so sánh có từ “như” là một từ: chạy như rùa, cười như nắc
nẻ, khóc như mưa, yếu như sên…
+ Thành ngữ so sánh có từ “như” là một cụm từ hoặc một câu: mặt như
chàm đổ, học như cuốc kêu, ướt như chuột lột, ăn như hùm đổ đó…
+ Thành ngữ lồng chéo hai hợp từ hợp nghĩa hay tách một từ hợp nghĩa
bằng một từ chung: tím gan tím ruột, vay cào vay cấu, một nắng hai sương,
trời rung đất chuyển, no cơm ấm áo…
+ Thành ngữ có kết cấu là hai cụm từ song song: ruộng cả ao liền, cầm
cương nảy mực, tối danh lành áo, chém to kho mặn…
1.1.3.2 Dựa vào nguồn gốc
Thành ngữ được chia làm hai loại là thành ngữ thuần Việt và thành ngữ
Hán Việt
Thành ngữ thuần Việt trước hết là những thành ngữ do người Việt tự
sáng tạo dựa trên những chất liệu ngữ âm thuần Việt, phản ánh đời sống văn
hóa, tinh thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm, nếp nghĩ, của người

Việt.Tính chất thuần Việt của thành ngữ thể hiện ở các phương diện ngữ âm,
ngữ nghĩa, màu sắc phong cách và cấu trúc. Ví dụ: ăn nên làm ra, con ong cái
kiến, mẹ tròn con vuông, ếch ngồi đáy giếng,…

13


Thành ngữ Hán Việt là những thành ngữ chứa đựng những nội dung
răn dạy, đúc kết kinh nghiệm mang phong cách trang nghiêm cổ kính. Sự vay
mượn thành ngữ Hán Việt do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do
lịch sử và sự tiếp xúc về văn hóa. Ví dụ: môn đăng hộ đối, tuyệt sắc giai
nhân, hữu danh vô thực, an cư lạc nghiệp…
1.1.4 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ, cụm từ tự do và ngữ định danh
1.1.4.1 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Vấn đề phân biệt thành ngữ, tục ngữ đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm trên nhiều bình diện, tiêu chí khác nhau.
Dựa trên những nhận định có tính chất gợi mở của các công trình
nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất để phân
biệt thành ngữ với tục ngữ:
Xét về mặt kết cấu và chức năng ngữ pháp: Thành ngữ là những cụm từ
cố định trong tương đương với một từ, là thành phần của câu, ví dụ: vơ bèo
bạt tép; năm lần bảy lượt; bò lê bò càng, còn tục ngữ là những câu hoàn
chỉnh, ví dụ: con sâu bỏ rầu nồi anh; lá thành đùm lá rách; ăn quả nhớ kẻ
trồng cây. Thành ngữ có chức năng định danh, được thực hiện bởi các từ ngữ,
còn tục ngữ có chức năng thông báo thuộc lĩnh vực hoạt động nhận thức.
Xét về mặt nội dung ý nghĩa: Tục ngữ mang nội dung nhận xét phán
đoán quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận
các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lí dân gian của dân tộc, ví dụ
một người làm quan cả họ được nhờ; con nhà tông chẳng giống lông cũng
giống cánh; giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng; cha mẹ sinh con trời

sinh tính. Thành ngữ chỉ là những khái niệm, chưa mang nội dung ý nghĩa
trọn vẹn như tục ngữ. Nghĩa của thành ngữ không thể giải thích được bằng
các từ tạo ra nó mà thường phải kết hợp những từ ngữ cụ thể với nhau qua
quá trình biểu trưng hóa sẽ mang ý nghĩa ẩn dụ mới, ví dụ: hùng hục như trâu

14


húc mả, con ong cái kiến, nên vợ nên chồng, phất lên như diều gặp gió, ăn
chực nằm chờ.
Như vậy thành ngữ và tục ngữ đều có đặc điểm giống nhau về hình
thức cấu tạo. Chúng đều là những tổ hợp từ cố định, có kết cấu chặt chẽ, có
vần điệu hoặc đối ứng. Nhưng thành ngữ và tục ngữ hoàn toàn khác nhau về
chức năng sử dụng và nội dung ngữ nghĩa.
1.1.4.2 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Về kết cấu: cụm từ tự do là tổ hợp của các từ theo mối quan hệ ngữ
pháp miễn là các từ có sự phù hợp về nghĩa với nhau. Tức là không bắt buộc,
có sẵn, tính chặt chẽ không cao. Ví dụ tình yêu và thù hận, đoàn viên ưu tú,
thời buổi khó khăn…Thành ngữ cũng là những tổ hợp của các từ nhưng nó là
một kết hợp chặt chẽ, có sẵn, bắt buộc và rất khó tách rời. Ví dụ chim sa cá
lặn, nhà rách vách nát, cơm hàng cháo chợ, ao tù nước đọng, của thiên trả
địa…
Về ý nghĩa: nghĩa của cụm từ tự do thường là nghĩa miêu tả đặc điểm
trạng thái, tính chất của sự việc, hiện tượng và do ý nghĩa của các yếu tố cấu
thành gộp lại. Ví dụ cụm từ “sinh viên tốt” ý nghĩa của từ “tốt” bổ sung cho từ
“sinh viên”, còn cụm từ “làm chăm chỉ” thì “chăm chỉ” bổ nghĩa cho từ
“làm”. Nhưng nghĩa của thành ngữ không bằng tổng số nghĩa của các yếu tố
cấu thành hợp lại mà có tính biểu cảm. Ví dụ thành ngữ “giận cá chém thớt”
không phải miêu tả giận con cá rồi chém cái thớt mà có ý nghĩa giận người
nào đó mà không làm gì được bèn trút cơn giận vào người khác, “cơm bưng

nước rót” có ý nghĩa: cảnh sống sung sướng có người lo toan chu đáo”,“nước
sôi lửa bỏng”: tình thế nguy kịch, cấp bách. Cơ chế tạo nghĩa của các thành
ngữ được hình thành từ các phương thức ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, do vậy ý
nghĩa của các thành ngữ thường mang tính biểu cảm cao.
1.1.4.3. Phân biệt thành ngữ với ngữ định danh

15


Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng việt”
đã phân biệt thành ngữ với ngữ định danh dựa trên tiêu chí sau:
Về mặt cấu trúc ngữ pháp ngữ định danh thường chỉ có một thành tố
phụ bổ sung ý nghĩa cho nó ví dụ cá vàng, cơm rang, xe điện, máy bay, đỏ
thẫm. Trong khi đó, ở thành ngữ thì thành tố chính thường có hơn một thành
tố phụ. Ví dụ: ăn chó cả lông; trong thành ngữ này ăn là thành tố chính biểu
thị một hành động, chó là bổ tố và cả lông là trạng tố. Những thành ngữ sau
đây cũng có cấu tạo tương tự: ăn thịt người không tanh, bán trời không văn
tự, tai vách mạch rừng…
Về mặt nội dung ngữ định danh là tên gọi thuần túy của sự vật. Ví dụ
“búa đinh” có nghĩa là búa nhỏ chuyên dùng để đóng đinh; “mắt cá”: đầu
xương chồi ra ở gần cổ chân; “cổ hũ”: phần trên của dạ dày; “cà chua”: tên
gọi của một loại cà cụ thể, quả mềm, khi chín có màu đỏ, vị hơi chua, dùng ăn
sống hoặc nấu chín; “tàu hỏa”: xe có đầu máy kéo nhiều toa chạy trên đường
ray; “áo dài”: áo truyền thống, dài đến ống chân, chia thành hai tà trước và
sau, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông. Còn thành ngữ là tên gọi gợi
cảm của hiện tượng nào đó, giá trị gợi cảm của thành ngữ được tạo ra nhờ sự
tồn tại song song của hai phương diện nghĩa: nghĩa từ nguyên là nghĩa hình
thành từ nghĩa riêng của các thành tố theo quy tắc cú pháp và nghĩa thực tại
của thành ngữ. Nước đổ lá khoai là thành ngữ có nghĩa nguyên “nước đổ vào
lá khoai”; còn ý nghĩa thực tại của nó là “phí công vô ích”; tương tự, thành

ngữ đao to búa lớn có nghĩa nguyên “đao to búa lớn”, nghĩa thực tại chỉ sự
việc khoa trương, cầu kì.
1.2 Vài nét về tác giả Hồ Anh Thái
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Hồ Anh Thái sinh năm 1960 tại Hà Nội, nhưng nguyên quán của ông ở
Nghệ An. Ông tốt nghiệp đại học ngành Quan hệ quốc tế và sau đó làm việc

16


tại Bộ Ngoại giao, từng công tác tại nhiều quốc gia Âu-Mỹ và đặc biệt có
khoảng thời gian làm việc tương đối lâu tại Ấn Độ.
Ông thông thạo ngoại ngữ, đã tốt nghiệp bằng tiến sỹ về Văn hóa
Phương Đông nên ngoài vai trò một nhà ngoại giao, ông là một giảng viên,
một nhà Ấn Độ học, Đông Phương học.
Với nền tảng học vấn vững chắc, cộng với công việc của một nhà ngoại
giao đã giúp nhà văn có điều kiện tích lũy vốn sống và sáng tạo nên nhiều tác
phẩm văn chương có giá trị: Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998); Tự sự
265 ngày (2001); Cõi người rung chuông tận thế (2002); Bốn lối vào nhà
cười (2005); Mười lẻ một đêm (2006); Đức Phật, nàng Sivitri và tôi (2007);
Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008); Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009);
SBC là săn bắt chuột (2011), Tự kể (2015), Lang thang trong chữ ( 2015)…
Hồ Anh Thái khởi nghiệp viết văn từ rất sớm và gây sự chú ý bởi
những tác phẩm có cách viết mới lạ, tuy nhiên dấu ấn thực sự, ghi dấu tên tuổi
ông với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp phải kể đến những tác phẩm
viết khoảng những năm 2000 như: Cõi người rung chuông tận thế, Bốn lối
vào nhà cười, Mười lẻ một đêm, Dấu về gió xóa …Những tác phẩm này ngay
khi ra đời đã thu hút sự chú ý rộng rãi của bạn đọc cũng như giới phê bình bởi
tính độc đáo của nó. Tính độc đáo trong văn phẩm Hồ Anh Thái có thể phân
tích từ nhiều góc độ như: cấu trúc tác phẩm, đề tài, ngôn ngữ… tuy nhiên dấu

ấn rõ nhất chính là giọng điệu tác phẩm không lẫn với bất cứ tác giả nào.
Cùng thời với nhà văn, trong khi Nguyễn Huy Thiệp thành công với giọng
điệu khinh bạc, Phạm Thị Hoài thiên về lối viết sắc lạnh vừa tỉnh táo vừa chua
cay thì Hồ Anh Thái rất đặc trưng với giọng hài hước, giễu nhại.
Nhà văn gốc Nghệ An không chỉ nổi tiếng trong nước mà tác phẩm của
ông còn được dịch ra hơn mười thứ tiếng. Tác phẩm Cõi người rung chuông
tận thế (2002) của ông sau khi đã được in và tái bản hơn vạn cuốn ở trong

17


nước đã được NXB Đại học Tổng hợp Texas phát hành dưới dạng cả sách in
lẫn sách điện tử trong toàn bộ hệ thống hiệu sách toàn quốc, trên mạng
amazon.com và hệ thống các trường đại học trong và ngoài nước Mỹ. Các
sinh viên và các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng làm tư liệu nghiên cứu, giảng
dạy. Nhận định về Hồ Anh Thái, tạp chí phê bình sách ForeWord (Mỹ) viết:
“Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái vẽ lên một bức tranh cảm động về xã hội Việt
Nam thời hậu chiến. Bàn tay tác giả xử lý những đề tài nặng nề có đủ độ tinh
tế để khiến người đọc nhầm tưởng rằng nó thật giản dị”. Sách của ông cũng
rất nổi tiếng tại nước Anh.Tạp chí Banipal (tạp chí văn học Anh mỗi năm ra
ba kỳ, gồm 256 trang, do Hội đồng Nghệ thuật Anh (Arts Council England)
cung cấp kinh phí, trong số ra đặc biệt kỷ niệm 15 năm ngày tạp chí ra đời,
ngoài tác phẩm và các chuyên mục thường xuyên, có hai nhà văn thuộc diện
khách mời (guest writer) là nhà văn Romania Vasile Baghiu và nhà văn Việt
Nam Hồ Anh Thái.
Ngoài vinh dự trên nhà văn này còn thành công đặc biệt khi sáng tác về
đề tài Ấn Độ, nơi mà ông cho rằng đây là xứ sở của tư tưởng rất minh triết,
một đại dương văn hóa thỏa sức cho trí tưởng tượng của mình ngụp lặn. Các
tác phẩm tiêu biểu như: Người đứng một chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua
rừng kim tước, Đức Phật, Nàng Savitri và tôi, Namaskar! Xin chào Ấn Độ…

Tác phẩm của Hồ Anh Thái khi xuất bản, được chính người đọc Ấn Độ tiếp
nhận, chào đón một cách thích thú. Không phải ngẫu nhiên mà học giả
K.Pandey, tiến sĩ văn học người Ấn, đã coi đó là “Những mũi kim châm cứu Á
Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”, khiến họ đã “nhìn thấy đúng cái
bóng đang quẩn dưới chân mình”.
Nếu nhìn vào số liệu năm xuất bản sách của ông sẽ thấy rõ hầu như mỗi
năm Hồ Anh Thái đều cho ra đời một cuốn sách và hiện ông đã có hơn 30 đầu
sách được in ra.

18


Với những thành công vang dội cả trong và ngoài nước như vậy, năm
2000, Hồ Anh Thái vinh dự được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội nhà văn Hà
Nội, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010.
1.2.2 Quan niệm sáng tác
1.2.2.1 Quan niệm về con người
Hồ Anh Thái có cái nhìn đa chiều về con người. Với ông, con người
cũng phức tạp, đa dạng không kém gì cuộc sống. Trong mỗi con người luôn
tồn tại những mặt đối lập nhau. Nhà văn đặc biệt quan tâm đến sự thay đổi
con người trong cuộc sống hiện đại, con người quay cuồng trong cuộc sống
danh lợi, bỏ qua những giá trị đạo đức để chạy theo lối sống thực dụng, vì lợi
ích của bản thân mà không quan tâm đến mọi người xung quanh. Nhà văn bóc
trần tất cả những nhơ nhớp, những ích kỉ, xấu xa, lố bịch kệch cỡm của con
người.
Với cái nhìn hướng thiện và nhân đạo, Hồ Anh Thái cũng hướng tới sự
chú ý của mình tới những con người với những ước mơ và khát vọng cao đẹp,
dám sống hết mình với tuổi trẻ, với ước mơ khát khao. Bên cạnh đó ông còn
có cái nhìn bao dung độ lượng với những con người có lối sống sa đọa, buông
thả bản thân chạy theo dục vọng, tội lỗi trong tâm hồn nhưng sau đó biết

chuộc lại lỗi lầm, thành tâm sám hối làm lại cuộc đời.
1.2.2.2 Quan niệm đổi mới cách tân nghệ thuật
Hồ Anh Thái luôn đặt ra mục tiêu những con chữ viết ra phải là những
“con chữ sáng tạo”, người cầm bút đích thị là “người tử tế”, mỗi tác phấm
phải chứa đựng điều mới lạ và khác thường.
Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, ý thức về quan niệm sáng tác của Hồ
Anh Thái được bộc lỗ rõ nét bằng những cuộc tìm kiếm đổi mới về cả nội
dung lẫn hình thức trong tác phẩm.
Nhà văn có cái nhìn về cuộc đời, về con người một cách sâu sắc, chân
thực, ông cũng không ngại động chạm đến những vấn đề nhạy cảm trong xã

19


×