Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước hồ Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ THU HUYỀN
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC HỒ BA BỂ
HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa Học Môi Trƣờng

Lớp

: 45C-KHMT

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học

: 2013-2017

Thái Nguyên 2017




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ THU HUYỀN
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC HỒ BA BỂ
HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa Học Môi Trƣờng

Lớp

: 45C-KHMT

Khoa

: Môi Trƣờng

Khóa học


: 2013-2017

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Phả

Thái Nguyên 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa
lý thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên
sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại xã
Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn để hoàn thiện và nâng cao kiến
thức của bản thân.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm Khoa, cùng
các thầy cô giáo khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã truyền đạt cho em những kiến thức, cũng như tạo mọi điều kiện học tập và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Trần Thị Phả người đã định hướng,
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bản khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, anh, chị cán bộ của
UBND xã Khang Ninh và toàn thể nhân dân trong địa bàn xã Khang Ninh huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn đã hết lòng tận tình, chỉ bảo hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những
người thân đã động viên và khuyến khích em trong suốt quá trình học tập để
em có thể hoàn thành tốt chương trình học tập cũng như báo cáo tốt nghiệp
của mình.
Với điều kiện, thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên

khóa luận của em còn những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến và bổ sung của các thầy, cô giáo để bản khóa luận này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên ngày 25 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Hà Thị Thu Huyền


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 2
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 4
2.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.2.1. Một số khái niệm về môi trường và ô nhiễm Môi Trường ..................... 5
2.2.2. Một số khái niệm về tài nguyên nước ..................................................... 5

2.2.3. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải ................................................ 6
2.2.4. Ô nhiễm môi trường nước và một số nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ........... 7
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới ............................................. 10
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam .............................................. 15


iii
2.3.3. Hiện trạng môi trường nước tại hồ ba bể .............................................. 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................. 20
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực hồ Ba Bể ......... 20
3.3.2. Đánh giá hiện trang môi trường nước hồ Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................... 20
3.3.3. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ............................. 20
3.3.4. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại
hồ Ba Bể, Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 20
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm ............................................................................. 21
3.4.3.Phương pháp tổng hợp, so sánh ............................................................. 22
3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu ..................................................................... 22

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của lưu vực hồ Ba Bể ...................... 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
4.1.2. Điều kiện Kinh tế-xã hội ....................................................................... 24


iv
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại hồ Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................... 26
4.3. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường nước........................... 31
4.3.1. Ô nhiễm do rác và chất thải sinh hoạt ................................................... 32
4.3.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ............................................................ 32
4.3.3. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp................................................ 33
4.3.4. Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp ................................................ 33
4.3.5. Ô nhiễm do hoạt động du lịch ............................................................... 34
4.3.6. Ý thức của người dân ............................................................................ 34
4.4. Đề suất một số giải pháp .......................................................................... 35
4.4.1. Giải pháp liên quan đến thể chế chính sách .......................................... 35
4.4.2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải ............................................... 35
4.4.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và xã hội hóa công tác BVMT ......... 37
4.4.4. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường ..................... 37
4.4.5. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 38
4.4.6. Giải pháp về công tác quản lý ............................................................... 42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH



v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Trữ lượng nước trên thế giới .......................................................... 11
Bảng 2.2: Tài nguyên nước một số Quốc gia trên thế giới ............................. 12
Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu .................................................................................. 21
Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nước hồ lấy ngày 14/4/2017 ...................... 26


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Mô phỏng vị trí địa lý của xã Khang Ninh ................................. 23
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn pH của nước hồ.............................................. 27
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn TSS của nước hồ............................................ 28
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nước hồ ............................ 29
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn nồng độ COD trong nước hồ ......................... 29
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn nồng độ BOD5 trong nước ............................ 30
Hình 4.7: Biểu đồ tổng quát về các chỉ tiêu phân tích nước ....................... 31
Hình 4.8: Mô hình vòng tròn chuối............................................................. 39


vii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt


1

BOD5

2

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

3

BVMT

Bảo vệ môi trường

4

COD

5

CP

Chính phủ

6

DO


Nồng độ oxy hòa tan

7

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

8

LHQ

Liên hiệp quôc

9

M1

Mẫu 1

10

M2

Mẫu 2

11

M3


Mẫu 3

12



Nghị định

13

QCVN

14



15

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

16

THCS

Trung học cơ sở

17


TNMT

Tài nguyên môi trường

18

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

19

UBND

Nhu cầu oxy sinh học

Nhu cầu oxy hóa học

Quy chuẩn Việt Nam
Quy định

Uỷ ban nhân dân


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, do đó các
ao, hồ nước ngọt phân bố rất dày đặc và kéo dài khắp cả nước. Ao, hồ có

nhiệm vụ chính là chứa nước sạch để nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan và
nó còn có nhiệm vụ điều tiết nước mưa, điều hòa khí hậu, đặc biệt đó còn là
môi trường sống của các sinh vật ở nước.
Với sự phát triển của các ngành công nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi
trường cũng trở nên cấp bách. Đối với nguồn nước thì cũng không ngoại lệ,
các ao hồ hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Các nguồn nước thải chưa
qua xử lí vẫn ồ ạt đổ ra ngoài, một số ít tàn dư của thuốc hóa học,… đó trở
thành những nguyên nhân chính làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho hành tinh
của chúng ta chính nó đã khởi nguồn sự sống.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao
đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư,
Ba Bể là tài nguyên thiên nhiên quí giá không những của nhân dân
các dân tộc tỉnh Bắc Kạn mà còn là tài nguyên vô giá của nhân loại. bên
cạnh đó còn có chức năng cấp nước, giải trí, thủy điện và phòng hộ thì hồ
còn chứa nhiêù nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Vì vậy chúng ta
phải biết giữ gìn bảo vệ, tồn tại và phát triển hồ.
Ba bể còn là một hệ thống gồm sông, hồ, núi, hang động và thác
nước nằm trên năm xã của huyện ba bể và các dân tộc anh em chính vì vậy
chất lượng nước của hồ cần được đánh giá và đảm bảo chất lượng nước là
rất cần thiết. đây đã và đang là những nguyên nhân trực tiếp khiến cho
nguồn nước có chiều hướng suy giảm như hiện nay, lỗi chính la do ở ý thức


2
của con người. Chúng ta đang đánh đổi tài nguyên nước lấy sự phát triển,
khiến nguồn tài nguyên nước vô giá đang có nguy cơ trở nên ô nhiễm.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên và được sự đồng ý của
ban giám hiệu nhà trường Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Trần Thị Phả tôi tiến

hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường nước hồ Ba Bể
huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu chung
- Thông qua nghiên cứu đề tài để nắm được hiện trạng môi trường
nước tại hồ Ba Bể huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm
- Đề xuất các biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường nước.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước hồ ba bể.
- Xác định các nguồn tác động lên môi trường nước hồ
1.4. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá hiện trạng môi trường nước hồ Ba Bể.
Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
Các mẫu nghiên cứu cần phân tích phải đảm bảo tính khoa học và
đại diện cho khu vực nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng những kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.


3
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Phản ánh thực trạng về môi trường nước tại hồ Ba Bể huyện Ba Bể
tỉnh Bắc Kạn.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính
sách bảo vệ Môi Trường và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng và nguy cơ
tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái Môi Trường nước.
- Nâng cao chất lượng môi trường nước.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21
tháng 6 năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 117/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường.
- Quyết định 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng đến năm 2020.
- QCVN 08:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667 – 4:1987) – Chất lượng nước – Lấy
mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.

- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) – Chất lượng nước - Lấy
mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.


5
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667/10:1992) – Chất lượng nước - Lấy
mẫu - hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- TCVN5945-2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- TCVN5942-1995 Chất lượng nước - tiêu chuẩn nước mặt.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Một số khái niệm về môi trường và ô nhiễm Môi Trường
* Khái niệm về môi trường.
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (điều
3,mục 1, Luật bảo vệ Môi Trường. 2014) [4].
*Khái niệm về ô nhiễm Môi Trường
Theo Luật bảo về Môi Trường Việt Nam: ô nhiễm môi trường là sự
biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật ( điều 3, mục 8, Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014) [4].
2.2.2. Một số khái niệm về tài nguyên nước
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của
sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất
nước, là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác và là tư liệu sản
xuất không thể thay thế được của các ngành kinh tế (Trần Yêm và Trịnh
Thị Thanh, 1998) [7].
- Nước mặt
Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông, suối
hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Do kết hợp từ các dòng chảy
trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của

nước mặt là:
+ Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy.


6
+ Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong ao hồ,
đầm lầy chứa chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo).
+ Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
+ Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
+ Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
+ Chứa nhiều vi sinh vật.
- Nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong khe nứt, hang cacxtơ dưới
bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
Nước máy là nước qua xử lý, tuy nhiên cũng có thể bị ô nhiễm
bẩn trên đường nước dẫn nước, dụng cụ chứa nước không sạch hoặc do
sự cố xử lý.
2.2.3. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước
thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một
quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là
chủ yếu.
Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng
nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc
thành hố ga hay hố xí.

Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.


7
Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất
lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã đó là hỗn hợp của
các loại nước thải trên.
2.2.4. Ô nhiễm môi trường nước và một số nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất
của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Môi
trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các nguồn ô nhiễm từ đất, không khí đều có
thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và các
sinh vật khác.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm
độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất (Dư
Ngọc Thành, 2015) [5].
Ngoài ra ta còn có định nghĩa sau: Sự ô nhiễm nước là sự thay đổi
của thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt sống bình thường
của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm của nước đã ở mức
nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người (Lê Văn Khoa, 2006) [1].
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ...)
- Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ

và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại...)


8
- Lượng ôxi hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa
để ôxi hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá
dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Để đánh giá mức ô
nhiễm vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ tiêu Coliform.
Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thủy sinh vật và
việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan chung.
Chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu là
(Escap, 1994) [8].
- Các thông số lý học, ví dụ như:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về
chất lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy
hoà tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh
vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong
quá trình đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn.
Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được
khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan,
pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát
triển của vi sinh vật trong nước.
- Các thông số hoá học, ví dụ như:
+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.



9
+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học
trong nước.
+ NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa
nitơ trong nước thải.
+ Các yếu tố Kim Loại Nặng: Kim loại nặng là những kim loại cố
khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn… ở hàm
lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động,
thực vật như khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh
vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
- Các thông số sinh học, ví dụ như: Colifom: Là nhóm vi sinh vật
quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt
sinh học của nguồn nước.
Các nguồn gây ô nhiễm nước
Sự nhiễm nguồn nước có thể là nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự
nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ lụt... Nước mưa rơi
xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị công nghiệp, kéo theo các
chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm từ hoạt động sống của sinh
vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô
nhiễm không xác định được nguồn.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu
do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông
vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nông nghiệp,
giao thông đường biển…
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm:
- Giảm độ pH của nước ngọt.
- Tăng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+, SO42- trong nước ngầm và

nước sông.


10
- Tăng hàm lượng các KLN (Pb, Hg, Cd, As, Cu, Zn...) và các anion
PO43-, NO2-, NO3-....
- Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm (từ
nước thải, khí quyển và CTR).
- Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ (khó bị phân hủy sinh học).
- Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình
oxi hóa.
- Giảm độ trong của nước.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới
2.3.1.1. Tài nguyên nước trên thế giới
Nước bao phủ 71% diện tích của trái đất trong đó có 97% là nước
mặn, còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt trên trái đất thì có
khoảng 3/4 lượng nước ngọt mà con người không sử dụng được vì nó nằm
quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng
tuyết trên lục địa… Chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao,
hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên nếu ta trừ phần nước bị ô
nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể
sử dụng được và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000
lít nước ngọt để sử dụng (Miller, 1988) [12].
Một phần nước ngầm và nước hồ có độ khoáng hóa khá cao. Trên
Thế giới nước tự nhiên có độ mặn cao nhất không nằm trong biển và đại
dương, mà ở hồ Chết, nơi người và động vật không thể chìm hoàn toàn
trong nước được. Chỉ có 2,31% tổng thể nước Trái Đất là nước ngọt, trong
đó 85,9% nằm trong băng tuyết hai cực và núi cao, 13,5% nằm trong nước
ngầm. Sông ngoài chứa được 1.700 km3 nước, chiếm 0,0001% tổng lượng

và 0,005% lượng nước ngọt của Trái Đất.


11
Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát
sinh từ 3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài trái đất mang
vào và từ tầng trên của khí quyển, trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng
đất là chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lòng đất được hình thành ở
lớp vỏ giữa của quả đất do quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt
độ cao tạo ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngoài nước thoát dần qua
lớp vỏ ngoài thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành
thể lỏng và rơi xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến
nơi thấp và tràn ngập các vùng trủng tạo nên các đại dương mênh mông và
các sông hồ nguyên thủy.
Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên
trái đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của
quả đất (khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến
1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau
theo các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov –
1974) đến 1.457.802.450 km3 (F. Sargent – 1974) [10].
Bảng 2.1: Trữ lượng nước trên thế giới
Loại nƣớc
Biển và đại dương

trữ lƣợng (km3)
1.370.322.000

Nước ngầm

60.000.000


Băng và băng hà

26.660.000

Hồ nước ngọt

125.000

Hồ nước mặn

105.000

Khí ẩm trong đất

75.000

Hơi nước trong khí ẩm

14.000

Nước sông

1.000

Tuyết lục địa

250
(Nguồn: Theo F. Sargent, 1974)[10]



12
Bảng 2.2: Tài nguyên nước một số Quốc gia trên thế giới
Quốc gia
Brazin
CHLB Nga
Trung
Quốc
Canada
Mỹ
Ấn Độ
Na Uy
Pháp
Việt Nam
Toàn cầu

Tổng
lƣợng
km3
9.230
4.003
2.550
2.472
1.938
1.680
405
183
88

Tỷ lệ so với

toàn cầu

Bình quân
diện tích
103 m3/km2

22.2
9.6
6.1
5.9
4.7
4.1
0,98
0.4
0.7

Bình quân
đầu ngƣời
103 m3/ngƣời

1.084
234
268
248
207
514
1.248
332
917


41.500
100
279
(Nguồn: Nguyễn Thị Phương Loan, 2005)[3]

135
23.5
2.6
102
9.1
2.4
102
3.7
5.6
9.0

2.3.1.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Nhu cầu sử dụng nước càng ngày càng tăng theo đà phát trển của nền
công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo
sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước
cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho
sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước lại thay đổi tùy thuộc vào sự
phát triển của mỗi quốc gia. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử
dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt
và giải trí (Chiras,1991)[8]. Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho
công nghiệp, 87% cho nông nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí
(Chiras, 1991) [9].
Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng
cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước,
đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ,

giấy, luyện kim, hóa chất…, chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ mất 90%
lượng nước sử dụng cho công nghiệp.


13
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất
nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác
cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974),
trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các
con sông trên toàn thế giới có thể giảm đi khoảng 700km3/năm. Phần lớn
nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng
cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp
thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính được mối quan hệ giữa
lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá trình canh tác
như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 01 tấn gạo cần
đến 4.000 tấn nước và 01 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần
một lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát
hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự
trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong
các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước trong nông nghiệp đến
năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng nhu cầu về nước trên
thế giới (M.I.Lvovits, 1974) [11].
Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư
dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/người/ngày. Ngày
nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về
nước sinh hoạt và giải trí cũng ngày càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và
các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần. Theo
sự ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ
tăng gần 20 lần so với năm 1990, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên
thế giới (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1990) [2].

Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động
khác của con người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua


14
thuyền, trượt ván, bơi lội… nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát
triển của xã hội.
Theo thống kê mới nhất của LHQ, ảnh hưởng tới 1/3 dân số trên thế
giới. Tình hình này ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi nhu cầu sử dụng nước
tăng cùng với việc tăng dân số, đô thị hóa, tăng việc sử dụng nước trong
các hộ gia đình và trong ngành công nghiệp. Một số nước đang trong tình
trạng hạn hán và trong tương lai gần hạn hán và sa mạc hóa sẽ càng nghiêm
trọng. Gần 1/5 dân số thế giới khoảng 1,2 tỷ người sống trong khu vực
khan hiếm nguồn nước tự nhiên. Tình trạng khan hiếm nước mặt bắt buộc
mọi người phải sử dụng các nguồn nước không ăn toàn. Hiện 884 triệu
người trên thế giới phải sử dụng các nguồn nước chưa xử lý, chất lượng
nước kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo và bệnh tiêu chảy
như tả, khiết lị, thương hàn...
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết biến đổi
khí hậu và việc con người sử dụng nguồn nước phung phí là nguyên nhân
chính khiến thế giới ngày càng tiếp tục khát nước. Do không quản lý tốt
việc sử dụng nguồn nước và tình trạng khai thác bừa bãi khiến nguồn nước
ngầm ngày càng thiếu hụt. Hơn nữa, sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu
cần phải phát triển nghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước nhất là nguồn
nước ngầm sẽ là một nguy cơ cạn kiệt trong tương lai. Trước hết các Quốc
gia phát triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng
ngăn cản mức sản sinh của người dân, các nước này sẽ là nạn nhân đầu tiên
của khan hiếm nguồn nước.
Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới dự báo 60% nguồn
nước ngầm của nước này có nguy cơ bị cạn kiệt trong vòng 20 năm tới. Biến

đổi khí hậu gây hạn hán ở nhiều nơi. Trong khi tại Mỹ một số khu vực rộng
lớn đã sử dụng nhiều nguồn nước hơn những gì nước tự nhiên có thể cung cấp
được. Tình hình này sẽ càng trở nên trầm trọng khi tình trạng ấm lên toàn cầu


15
sẽ dẫn đến lượng mưa thấp hơn, nước bốc hơi nhiều và làm băng ở hai cực
tan chảy.
Trong bản báo cáo ra ngày 9/11/2007, chương trình phát triển của
Liên Hợp Quốc (UNDP) đã đưa ra những con số đáng lo ngại: 1,1 tỷ người
chưa được sử dụng nước sạch, 2,6 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận tới dịch
vụ nước sạch và vệ sinh liên quan chặt chẽ sức khỏe con người. Kể cả
những nước dồi dào cũng có thể không có dịch vụ cung cấp nước sạch tốt.
Ở Pa-ra-goay, hơn 40% dân số ở nông thôn không được tiếp cận tới nguồn
nước được cải thiện như nước cấp qua hệ thống ống dẫn hay giếng nước có
nắp đậy. Nhưng ở Gioóc-đan khan hiếm nguồn nước thì 95% dân số tiếp
cận được tới dịch vụ nước sạch.
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
2.3.2.1. Tài nguyên nước và tình hình sử dụng nước ở Việt Nam
* Nước mặt
Tổng lượng nước mặt trên và đến lãnh thổ trên một năm là: 830-840
tỷ m3, trong đó: Nội sinh là 310-315 tỷ m3 chiếm 37%. Ngoại sinh là 520525 tỷ m3 chiếm 63%.
Ở Việt Nam tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tương đối
phong phú, có mạng lưới sông suối khá dày đặc với 2372 con sông với
dòng chảy quanh năm (với độ dài mỗi con sông hơn 10km). Tổng diện
tích lưu vực sông là: 1.167.000 km2, trong đó phần lưu vực nằm ngoài
lãnh thổ là: 835.422 km2, chiếm đến 72%. Có 13 sông chính và sông
nhánh lớn có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên; 166 con sông có
diện tích lưu vực dưới 10.000 km2. Tuy nhiên, tài nguyên nước mặt biến
đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân bố không

đều trong năm) và còn phân bố không đều giữa các hệ thống sông và các
vùng (Bộ TN&MT 2006) [6].


16
Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn tới
trên 2000mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phu rừng hiện
khoảng 29%, mạng lưới sông, suối, đầm, hồ ao, kênh mương khá dày có
nước quanh năm. Nhờ đó tài nguyên nước nhìn chung tương đối phong
phú: hàng năm lượng nước mặt sản sinh nội địa đạt 32,5 tỷ m3/năm, nếu kể
cả lượng nước bên ngoài lãnh thổ chảy vào khoảng 889 tỷ m3/năm, nước
dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48 tỷ m3/năm.
Tuy nhiên lượng nước mặt có thể khai thác không thật khả quan, một
mặt khả năng sử dụng lượng nước chảy từ ngoài lãnh thổ vào rất bấp bênh,
thiếu chủ động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mặt khác nếu xét lượng
nước cho phép sử dụng không được vượt quá 30% lượng nước đến nên ta
thấy nhiều nơi không có đủ nước dùng. Ví dụ lượng nước cần trong các
tháng II – IV của đồng bằng bắc bộ chiếm tới 43 – 53,8%, cá biệt tại phả lại
chiếm 69 – 112% lượng nước đến… Trong vài thập niên đầu tiên của thế kỉ
mới, nguy cơ thiếu nước sẽ đến với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và cả châu thổ sông Hồng.
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ
khoảng 640 km3, tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313
km3. So với nhiều nước, Việt Nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng
nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3/ người/ năm. Do nền
kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa
cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3/người/năm nghĩa là chỉ khai
thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai
thác lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất
nông nghiệp (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1990) [2] .

* Nước ngầm
Theo liệt kê của 4 tổ chức quốc tế: WRI, UNDP, UNEP, WB đăng
trên sách World Resource xuất bản năm 2001 Việt Nam là quốc gia có tài


×