Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã văn quán huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ THU GIANG

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ VĂN QUÁN,
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính Quy
: Khoa học Môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2012- 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ THU GIANG

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ VĂN QUÁN,
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính Quy
: Khoa học Môi trƣờng
: K44 - KHMT - N01
: Môi Trƣờng
: 2012 - 2016
: Th.S. Hà Đình Nghiêm

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên
nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Giúp cho sinh viên tiếp súc, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm từ thực tế để trở
thành một cán bộ tốt.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường em được phân công thực
tập tại UBND xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, với đề tài: “Đánh giá
hiện trạng môi trường tại xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi Trường

đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài
nguyên & Môi trường huyện Lập Thạch đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo ThS. Hà Đình Nghiêm đã
nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Đồng thời em
cũng xin trần thành cảm ơn các cô, chú, các anh chị làm việc tại UBND huyện,
Phòng tài nguyên & Môi trường huyện Lập Thạch đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Mặc dù bản thân em có nhiều cố gắng, song do kiến thức và thời gian có hạn,
bước đầu làm quen với các phương pháp nghiên cứu nên khóa luận của em không
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của
các thầy giáo, cô giáo, bạn bè động viên để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Thu Giang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm ...................15
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Văn Quán năm 2015 ...........20
Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 ...........................................25
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Văn Quán ..........32
Bảng 4.4. Bảng thể hiện chất lượng nước sinh hoạt xã Văn Quán ...........................33
Bảng 4.5. Kết quả phân tích nguồn nước ngầm xã Văn Quán ..................................33
Bảng 4.6. Cách xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình .................................34

Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải trên địa bàn xã Văn Quán ....................35
Bảng 4.8. Tỷ lệ sử dụng các kiểu nhà vệ sinh ...........................................................37
Bảng 4.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại xã Văn Quán .........................38
Bảng 4.10. Thống kê hiện trạng môi trường không khí theo ý kiến người dân ........39
Bảng 4.11. Kết quả phân tích mẫu không khí tại xã Văn Quán ................................41
Bảng 4.12. Kết quả phân tích mẫu đất trên địa bàn xã .............................................42
Bảng 4.13. Tỷ lệ lượng rác thải của các hộ gia đình .................................................43
Bảng 4.14. Phương pháp xử lý vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng .............................45
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng phân bón nông nghiệp của các gia đình ...................46
Bảng 4.16. Biểu đồ tỷ lệ nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của nhân dân ...............47


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý xã Văn Quán .........................................................18
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Văn Quán .......32
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cách xử lý nước thải sinh hoạt của hộ dân .....................35
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng các kiểu nhà vệ sinh ...............................................37
Hình 4.5. Biểu đồ đánh giá hiện trạng môi trường không khí theo ý kiến người dân......40
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện cách xử lý bao bì BVTV của người dân xã Văn Quán .........45
Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ nguồn tiếp nhận thông tin VSMT của người dân ................48


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

STT


Viết đầy đủ

1

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

2

BXD

Bộ Xây dựng

3

BYT

Bộ Y tế

4

BNN

Bộ Nông nghiệp

5

BVMT


Bảo vệ môi trường

6

CP

Chính phủ

7

HĐND

Hội đồng nhân dân

8



Nghị định

9

QCCP

Quy chuẩn cho phép

10




Quy định

11

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

12

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

13

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

14

TT

Thông tư

15

UBND


Ủy ban nhân dân

16

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc

17

UNEF

Môi trường Liên Hợp Quốc

18

VSMT

Vệ sinh môi trường

19

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................................2
1.3. Yêu cầu.................................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu ..............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................3
2.2. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4
2.2.1. Khái niệm về môi trường ..................................................................................4
2.2.2. Ô nhiễm môi trường ..........................................................................................5
2.2.3. Suy thoái môi trường.........................................................................................5
2.2.4. Tiêu chuẩn môi trường ......................................................................................6
2.2.5. Các khái niệm chất thải .....................................................................................6
2.2.6. Phát triển bền vững ...........................................................................................6
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................6
2.3.1. Hiện trạng môi trường trên thế giới ..................................................................6
2.3.2. Hiện trạng môi trường nông thôn tại Việt Nam ................................................8
2.3.3. Hiện trạng môi trường nông thôn tại huyện Lập Thạch..................................10
2.3.3.1. Tình hình thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn .............................................10
2.3.3.2. Thực trạng nguồn cung cấp nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh trên địa bàn 11
2.3.3.3. Thực trạng cấp nước và VSMT tại các trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở
UBND, làng nghề trên địa bàn ..................................................................................12



vi

PHẦN 3: ĐỐ TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU ......13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................13
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................13
3.2.2. Thời gian tiến hành .........................................................................................13
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................13
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................13
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................13
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..........................................................14
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ......................14
3.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu. ..........................................17
3.4.4. Phương pháp so sánh TCVN ...........................................................................17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................18
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc ..................................................................................................................18
4.1.1. Điều kiện tư nhiên ...........................................................................................18
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................18
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo .........................................................................................19
4.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................19
4.1.1.4. Thuỷ văn .......................................................................................................20
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên ...................................................................................20
4.1.1.6. Cảnh quan môi trường..................................................................................23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................24
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành ...................................................................24
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập .......................................................27

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn ..........................................28


vii

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ..............................................................29
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ...................................30
4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng và nhận thức của người dân về môi trường nông
thôn tại xã Văn Quán, Lập Thạch, Vĩnh Phúc ..........................................................31
4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước .............................................................31
4.2.1.1. Chất lượng nước sinh hoạt tại vùng nghiên cứu ..........................................31
4.2.1.2. Hiện trạng nước thải tại vùng nghiên cứu ....................................................34
4.2.1.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại xã Văn Quán .......................................37
4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí .....................................................39
4.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại vùng nghiên cứu ...............................42
4.2.4. Hiện trạng rác thải tại xã Văn Quán ................................................................43
4.2.5. Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ..................................44
4.2.6. Vệ sinh môi trường và sự quản lý của các cấp chính quyền trong vấn đề vệ
sinh môi trường .........................................................................................................46
4.2.7. Nhận thức của người dân về môi trường.........................................................47
4.2.8. Môi trường và sức khỏe người dân .................................................................48
4.3. Đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường đến xã Văn Quán ...............49
4.3.1. Tác động đối với sức khỏe ..............................................................................49
4.3.2. Tác động tới các vấn đề kinh tế - xã hội .........................................................50
4.3.3. Tác động đối với hệ sinh thái ..........................................................................51
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường ...........................................51
4.4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý ...........................................................51
4.4.2. Giải pháp nâng cao hiểu biết của người dân ...................................................52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................53
5.1. Kết luận ..............................................................................................................53

5.2. Kiến nghị ............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả
nước. Ở tầm vĩ mô, một mặt đô thị hóa là một trong những giải pháp quan trọng
chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác đô thị hóa cũng là một trong
những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên
bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần
phải giải quyết. Nhiều tác động đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi nếp
sống, nếp nghĩ và môi trường sống của người dân ở nông thôn. Kéo theo đó là sự
gia tăng dân số nhanh chóng đặc biệt là các khu vực đô thị và các thành phố lớn.
Lâu nay trên các phương tiện đại chúng hầu như chỉ phản ánh ô nhiễm tại các khu
vực đô thị, thành phố,… mà ít khi đề cập đến ô nhiễm môi trường ở khu vực nông
thôn. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đang ở mức báo động. Nhiều nơi đã
và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân do việc xử lý rác thải, nước thải,…
làm cho nguồn nước, không khí bị ô nhiễm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến
người dân ở các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh.
Lập Thạch là một huyện trung du, nằm ở phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc,
dân số 118.772 người (2010), diện tích tự nhiên 173.10km2. Toàn huyện có 20 đơn
vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã [9].
Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế của huyện cũng có
những biến đổi tích cực, đời sống của nhân dân được nâng cao về vật chất và tinh

thần. Để đảm bảo cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng
cao, huyện đã luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế của các xã đặc biệt là các xã
còn gập nhiều khó khan. Văn Quán là một trong xã có những bước phát triển trông
thấy trong những năm vừa qua. Tuy nhiên đằng sau những bước phát triển tích cực
đó còn những mặt tiêu cực gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở các mức


2

độ khác nhau. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa,
hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhằm đảm bảo phát triển kinh
tế một cách bền vững. Vậy phải làm sao để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế xã
hội và bền vững về môi trường?
Xuất phát từ thực tế nêu trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và dưới sự hướng
dẫn của Thầy giáo Th.S Hà Đình Nghiêm, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiện trạng môi trường tại xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Văn Quán, huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá hiểu biết và nâng cao hiểu biết của người dân về Bảo vệ môi trường.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường.
1.3. Yêu cầu
- Thu thập tài liệu một cách trung thực, chính xác, khách quan.
- Đưa ra những giải pháp và những ý kiến phù hợp, khách quan và có tính khả thi.
- Phải có thái độ nghiêm túc, khắc phục mọi khó khăn để học hỏi, nghiên cứu,
biết tận dụng sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, hoàn thành tốt mọi công
việc một cách chính xác, kịp thời.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác
sau này
Vận dụng các kiến thức đã học tập được vào trong thực tế
- Ý nghĩa trong thực tế:
Xác định được hiện trạng môi trường tại xã Văn Quán
Nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân, làm cơ sở lý
thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Chiến lược bảo vệ Môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ Ngày 14/02/2015 về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 26/12/2012 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010 - 2020.
- Quyết định số 366/ QĐ - TTg ngày 31 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chuong trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2010 - 2015.
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/ 02/ 2008 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn về việc tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5944-1995) chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất
lượng nước ngầm.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5502:2003) nước cấp sinh hoạt- Yêu cầu
chất lượng.


4

- Căn cứ vào các hệ thống QCVN như:
+ QCVN 02: 2009/ BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt.
+ QCVN 09: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
+ QCVN 14: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
+ QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia kỹ thuật quốc gia về giới
hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải.
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Căn cứ các văn bản pháp quy của tỉnh Vĩnh Phúc
+ Thông tư về việc hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước

sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
+ Quyết định số 166/QĐ-TTg ban hành ngày 21/01/2014 ban hành kế
hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
+ Chỉ thị số 375-CV-KG/TW ban hành ngày 30/07/2015 về tăng cường công
tác bảo vệ môi trường thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Quyết định số 577/QĐ-TTg ban hành ngày 10/01/2016 phê duyệt đề án tổng
thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
2.2. Cơ sở lý luận của đề tài
2.2.1. Khái niệm về môi trường
Theo chương I, điều 3, mục 1 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm
2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [6].


5

2.2.2. Ô nhiễm môi trường
Theo chương I, điều 3, mục 8 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm
2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật” [6].
- Ô nhiễm môi trường không khí.
Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới
bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến
sức khỏe con người và môi - bằng giữa các quá trình. Những hoạt động của con
người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không
khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí [6].
- Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật

lý - hóa học - sinh học của nước. (Hoàng Văn Hùng, 2008)[3]
- Ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập
quán phản vệ sinh của các hoạt động nông nghiệp và những phương thức canh tác
khác nhau, do thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô
nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống.
- Ô nhiễm tiếng ồn:
Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi
làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao gồm: đất đai,
công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. (Hoàng Văn Hùng, 2008)[3].
Sự khác nhau của tiếng ồn phụ thuộc vào những vị trí khác nhau và những
thời điểm khác nhau. Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao
hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng tới con người và môi trường của con người bao gồm
đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi trong nhà.
2.2.3. Suy thoái môi trường
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: mất nơi cư trú
an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.


6

Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: sự biến động của tự nhiên
theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá khả năng phục
hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng dân số, nghèo
đói, bất bình đẳng.
2.2.4. Tiêu chuẩn môi trường
Theo chương I, điều 3, khoản 6 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014:
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn

bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”[6]
2.2.5. Các khái niệm chất thải
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005
Chất thải rắn là tất cả các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống
và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng.
2.2.6. Phát triển bền vững
Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến độ xã hội và bảo vệ môi trường [6].
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Hiện trạng môi trường trên thế giới
Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng
lên khoảng 0,50C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 - 4,50C so với nhiệt độ ở thế kỷ
XX. Trái Đất nóng lên có thể mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng và
sẽ nhấn chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản xuất
nông nghiệp.


7

- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, động đất,
phun trào núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của
loài người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều
vấn đề môi trường nghiêm trọng khác.
Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp

dẫn đến gia tăng nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển.
- Khai thác triệt để làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên rừng và đất rừng, nước là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hoà khí
hậu [10].
Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3)
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần
bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vào
vĩ độ. Việc giao thông đường bộ do các phương tiện có động cơ thải ra khoảng 30 50% lượng NOx ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi (VOC) tạo ra
Ôzôn mặt đất. Nếu không khí có nồng độ Ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môi
trường bị ô nhiễm và gây tác hại đối với sức khỏe của con người.
Các chất làm cạn kiệt tầng Ôzôn (ODS - Ozon Depletion Substances) bao gồm:
Cloruafluorocacbon (CFC); mêtan (CH4); các khí nitơ ôxit (NO2, NO, NOx) có khả
năng hoá hợp với O3 và biến đổi nó thành ôxy [7].
Tài nguyên bị suy thoái.
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh
mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc.
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng.
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vào
đất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng, đặc biệt là
các khu đô thị. Nhiều vấn đề môi trường tác động tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ,
mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và
nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi trường [10].


8

Sự gia tăng dân số.
Đầu thế kỷ XIX, dân số Thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 tăng
lên 2 tỷ người; năm 1960: 3 tỷ; năm 1974: 4 tỷ; năm 1987: 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ
người, trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi. Mỗi năm dân số Thế giới

tăng thêm khoảng 78 triệu người. Đến năm 2015, dân số Thế giới sẽ ở mức từ 6,9 - 7,4
tỷ người và đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người [10].
2.3.2. Hiện trạng môi trường nông thôn tại Việt Nam
Hiện nay, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ta đang ở mức báo động. Nhiều
nơi đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân, nguyên nhân là do việc xử lý rác
thải, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật,… làm cho nguồn nước, không khí ở nông thôn bị
ô nhiễm trầm trọng. Người dân ở các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với
các dịch bệnh nguy hiểm.
Tình trạng ô nhiễm không khí của các làng nghề tại các vùng nông thôn, chủ
yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO 2,
SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Hình thức các đơn vị sản xuất
của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy
nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá,
mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được
quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém.
Bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của
Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây
ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
Rác thải ở nông thôn hiện nay cũng đang là một vấn đề. Nếu như ở các đô thị
lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ngày thì tại nông thôn, lượng rác thải ra
của mỗi người dân cũng vào khoảng 0,6- 0,7kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50
triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày sẽ có khoảng 30-35
nghìn tấn rác thải cần được xử lý, thu gom. Tuy vậy, do ý thức của người dân còn


9

kém, cho nên lượng rác thu gom mới chỉ đạt 50%, hiện nay chủ yếu người dân tự
xử lý rác bằng cách đào hố chôn, đốt, hoặc thải bừa bãi ra các sông, ao, hồ [4].

Theo Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004) [5] nước ta là một nước nông
nghiệp, 74% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và miền núi với khoảng 20% số
hộ ở mức đói nghèo.
* Vấn đề nước sạch và VSMT:
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn do bộ y tế
và UNICEF thực hiện cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn kém chỉ có 18% tổng số
hộ gia đình, 11,7% trường học, 36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ
tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của bộ y tế. Tỷ lệ người dân nông thôn đươc
dung nước sạch còn rất thấp 7,8% khu chợ nông thôn, 11,7% dân cư nông thôn, 14,2 %
trạm xã, 16,1% UBND xã, 26,4% trường học được tiếp cận sử dụng nước máy. Ngoài
ra kiến thức của người dân về VSMT và vệ sinh cá nhân còn rất hạn chế, thái độ của
người dân về vấn đề này còn rất bang hoàng.
Tính đến năm 2010, tổng dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh là
48.752.457 người, tăng 8.630.000 người so với cuối năm 2005, tỷ lệ số dân nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 62% lên 80% thấp hơn kế hoạch 5% trung
bình tăng 3,6%/năm. Trong đó tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt
đạt QCVN 02/BYT trở lên là 40% thấp hơn kế hoạch 10%.
Theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ y tế hiện tại khu vực
nông thôn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước sạch (nước máy). Còn
lại 31% hộ gia đình phải sử dụng nước giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng
nước giếng đào. Số hộ còn lại sử dụng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu
nguồn sông suối. Nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng.
Ngoài ra việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gập nhiều khó khan,
sử dụng phân bón hóa học tràn lan, tùy tiện. Sử dụng những loại thuốc BVTV
không nhãn mác, không đúng thời gian cách ly từng loại thuốc. Đã làm cho môi
trường nông thôn ít nhiều bị ô nhiễm.
Hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực nông thôn


10


Khoảng 11.436.500 hộ gia đình có nhà tiêu chiếm 77%, trong đó 8.905.988
hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Và đã có 7.003 trụ sở UBND có nước sạch và
nhà vệ sinh đạt chuẩn [10].
Số chuồng trại chăn nuôi được xây dựng và cải tao mới đáp ứng việc quản lý
chất thải tăng lên. Đến năm 2010, khoảng 2.700.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi
hợp vệ sinh chiếm 45% trên tổng số 6.000.000 hộ chăn nuôi, khoảng 18.000 trang
trại tập trung hầu hết chất thải được thu gom và sử lý. Số chuồng trại đã có công
trình bioga là 1.000.000 chuồng trại chiếm khoảng 17%.
Việc thu gom và xử lý rác thải đã bắt đầu được quan tâm, khoảng 3.310 xã
và thị trấn có tổ thu gom rác thải, đạt 32% trên tổng số 9728 xã trên cả nước.
Hiện cả nước đang có 2.790 làng nghề, phân bố không đồng đều giữa các
vùng, miền. Miền Bắc khoảng 60%, miền trung 30%, miền nam 10%. Một số làng
nghề đã được quy hoạch, chất thải đã được thu gom và xử lý, bước đầu đã hạn chế ô
nhiễm môi trường.
2.3.3. Hiện trạng môi trường nông thôn tại huyện Lập Thạch
2.3.3.1. Tình hình thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn
Đến nay trên địa bàn huyện có 19/20 xã, thị trấn đã có bãi xử lý rác thải tập
trung với tổng số 42 bãi với tổng diện tích là 32.866,85 m2. Trong đó: Đồng Ích 07 bãi;
Bàn Giản 06 bãi; các xã Quang Sơn, Triệu Đề, Tiên Lữ, Liên Hoà mỗi xã 03 bãi; Bắc
Bình, Hợp Lý, Đình Chu, Ngọc Mỹ mỗi xã 02 bãi; Xuân Hoà, Hoa Sơn, Văn Quán,
Sơn Đông, Vân Trục, Xuân Lôi, Lập Thạch, Tử Du, Thái Hoà mỗi xã có 01 bãi.
Còn 02 bãi rác thải tập trung đang được xây dựng tại 02 xã, thị trấn: Liễn
Sơn và thị trấn Lập Thạch.
- Toàn huyện có 19/20 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom, Hợp tác xã vệ
sinh môi trường, trong đó 07 xã, thị trấn thành lập, bổ sung ngành nghề kinh doanh
cho Hợp tác xã hiện có là: Xuân Hoà, Bắc Bình, Văn Quán, Tiên Lữ, Lập Thạch,
Đồng Ích, Thái Hoà; 12 xã, thị trấn thành lập tổ thu gom rác thải là: Hoa Sơn, Sơn
Đông, Đình Chu, Vân Trục, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Xuân Lôi, Bàn Giản, Triệu Đề,
Liên Hoà, Hợp Lý, Tử Du; riêng đối với xã Liễn Sơn đang lập đề án thành lập Hợp

tác xã vệ sinh môi trường.


11

- Về phương tiện thu gom rác thải: hiện nay các xã, thị trấn chủ yếu sử dụng
phương tiện xe đẩy tay được hỗ trợ với tổng số xe toàn huyện là 215 xe, đối với thị
trấn Lập Thạch có 01 xe tải chở rác 3 tấn (có phụ lục số 2 kèm theo):
- Các loại rác thải chưa được phân loại trước khi thu gom, xử lý.
- Biện pháp xử lý rác thải: Sau khi thu gom rác thải đến nơi tập kết, hầu hết
các xã, thị trấn sử dụng phương pháp đốt, chôn lấp. Riêng đối với xã Đồng Ích có
sử dụng chế phẩm EM để xử lý [2].
2.3.3.2. Thực trạng nguồn cung cấp nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh trên địa bàn
Theo kết quả điều tra do Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
nông thôn thuộc Sở NN&PTNT phối hợp Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện
điều tra về tình hình sử dụng nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn trên địa
bàn huyện Lập Thạch năm 2012 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 762/QĐ-CT ngày 29/3/2013 về phê duyệt kết quả Bộ chỉ số theo dõi - đánh
giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 cho thấy:
a, Nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
- Đối với khu vực nông thôn:
Số lượng người sử dụng nước hợp vệ sinh (HVS) khu vực nông thôn trên địa
bàn huyện là 76.347 người, chiếm 69,73% tổng số dân ở nông thôn trên địa bàn,
trong đó: giếng đào là 62.561 người sử dụng, giếng khoan là 10.181 người sử dụng,
lu bể chứa nước mưa là 139 người sử dụng, nước sông, suối là 545 người sử dụng,
vòi nước máy riêng là 2.921 người sử dụng.
Các xã có số dân sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ thấp là Liên Hòa
(43,48%), Bàn Giản (47,02%).
- Đối với 02 thị trấn (Lập Thạch và Hoa Sơn): số người sử dụng nước hợp vệ
sinh chiếm tỷ lệ 86,82% trên tổng số người dân ở đô thị, trong đó thị trấn Lập

Thạch có số người sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 93,11% số người dân trên
địa bàn; thị trấn Hoa Sơn có số người sử dụng nước hợp vệ sinh chỉ chiếm 77,49%
số người dân trên địa bàn [2].
b, Thực trạng về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt
Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt chưa có hệ thống xử lý riêng, khu dân cư


12

tập trung đông được thu gom vào hệ thống cống rãnh trong khu vực; các hộ khu vực
thưa dân cư xả thải trực tiếp ra khu vực vườn, ao xung quanh.
Ngoài ra một số hộ sử dụng hầm khí biogas, một phần nước thải sinh hoạt
được đưa vào hệ thống biogas xử lý trước khi thải ra môi trường làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư [2].
c, Thực trạng công trình vệ sinh của hộ gia đình.
Theo kết quả điều tra, tổng số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện
là: 15.240 hộ chiếm 52,21%. Trong đó: nhà tiêu tự hoại là 3.954 nhà tiêu, nhà tiêu
thấm dội nước 777 nhà tiêu, nhà tiêu có 2 ngăn ủ phân là 9.216 nhà tiêu, loại nhà
tiêu khác là 1.293 nhà tiêu.
Các xã có số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ thấp như: Bắc Bình
(26,99%), Bàn Giản (31,42%), Sơn Đông (38,00%), Triệu Đề (30,17%).
- Đối với khu vực đô thị: số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ
72,6% trên tổng số hộ ở đô thị, trong đó thị trấn Lập Thạch có số hộ sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 87,2% số hộ trên địa bàn; thị trấn Hoa Sơn có số hộ sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ chiếm 53,5% số hộ trên địa bàn [2].
2.3.3.3. Thực trạng cấp nước và VSMT tại các trường học, trạm y tế, chợ, trụ sở
UBND, làng nghề trên địa bàn
Theo kết quả điều tra, thực trạng cấp nước và VSMT tại các trường học, trạm
y tế, trụ sở UBND, làng nghề trên địa bàn tính đến năm 2012 như sau:
* Trường mầm non: Tổng số trường: 23; số trường có nước, nhà tiêu HVS: 22.

* Trường tiểu học: Tổng số trường: 25; số trường có nước, nhà tiêu HVS: 24.
* Trường THCS: Tổng số trường: 21; số trường có nước, nhà tiêu HVS: 21.
* Trường THPT: Tổng số trường: 6; số trường có nước, nhà tiêu HVS: 6.
* Trạm y tế: Tổng số trạm: 20; số trạm có nước, nhà tiêu HVS: 20.
* Chợ: Tổng số chợ: 11; số chợ có nước, nhà tiêu HVS: 2.
* Trụ sở UBND xã: Tổng số trụ sở: 20; số trụ sở có nước, nhà tiêu HVS: 20.
* Làng nghề: Tổng số làng nghề: 01 (làng nghề mây tre đan tại xã Triệu Đề);
chưa có biện pháp xử lý chất thải [2].


13

PHẦN 3
ĐỐ TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lập Thạch.
3.2.2. Thời gian tiến hành
- Từ ngày 26 tháng 08 đến ngày 29 tháng 12 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc.
 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và nhận thức về môi trường của
người dân tại xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

 Đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường tới xã Văn Quán, huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn xã Văn Quán,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân địa phương.
+ Lập bộ câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã chuẩn
bị sẵn, các thông tin thu thập tập trung vào hiện trạng môi trường của khu vực.


14

+ Tiến hành phỏng vấn 60 người tại địa phương, phỏng vấn theo ngành nghề
cụ thể là: những người trí thức, kinh doanh dịch vụ phỏng vấn 9 hộ chiếm 15%,
những người làm nông nghiệp phỏng vấn 38 hộ chiếm 63,33%, phỏng vấn cán bộ
xã 13 hộ chiếm 21,67%.
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi thực
hiện một đề tài. Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Với phương pháp này có thể nghiên cứu những nội dung sau:
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Văn Quán, huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc
- Tài liệu thống kê, số liệu về môi trường đất, nước, không khí.
- Các thông tin liên quan đến đề tài thông qua sách báo, mạng Internet và các
nghiên cứu trước đây.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Mẫu được lấy tại các hộ gia đình nằm ở trung tâm các đơn vị có chịu ảnh hưởng

của môi trường qua đánh giá cảm quan của người dân địa phương. Mẫu được lấy là
mẫu nước giếng khoan và giếng đào.
* Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 5996 - 1995. ISO 5667-6:1990.
Các bước tiến hành lấy mẫu bao gồm:
+ Bước 1: Làm sạch dụng cụ lấy mẫu
+ Bước 2: Tiến hành lấy mẫu theo quy định tùy vào khu vực lấy mẫu
+ Bước 3: Đậy kín dụng cụ lấy mẫu, ghi rõ lý lịch mẫu, thời gian, địa điểm,
người lấy mẫu
+ Bước 4: Bảo quản mẫu theo đúng quy định với từng thông số quan trắc.
* Phân tích mẫu:
- Phân tích các chỉ tiêu: phân tích các chỉ tiêu về mẫu không khí, mẫu nước
(nước mặt, nước ngầm, nước thải), mẫu đất theo thống kê trong bảng 3.1.


15

Bảng 3.1. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm
STT Mẫu
1

Chỉ tiêu

Đơn vị

phân tích

đo

Mẫu Nhiệt độ


0

C

Phƣơng pháp phân tích

Địa điểm

GPS

lấy mẫu

X/Y

QCVN 46:2012/BTNMT Gần

2622.300/2

QCVN 46:2012/BTNMT đường cao 364.205

2

không Vận tốc gió

m/s

3

khí Hướng gió


-

4

Độ ẩm

%

5

Bụi tổng số (TSP)

mg/m3

TCVN 5067:1995

6

CO

mg/m3

CDATET.HDPT.CO

7

SO2

mg/m3


TCVN 5971:1995

8

NO2

mg/m3

TCVN 6137:2009

9

Mức ồn

dBA

TCVN 7878-2:2010

-

TCVN 6492:2011

-

tốc Hà

QCVN46:2012/BTNMT Nôi-Lào
Cai, xã
Văn Quán


10

Mẫu pH

Nước hồ 2363.867/2

11

nước Oxi hòa tan (DO)

mg/l

TCVN 5499-1995

thuộc thôn 361578

12

mặt Chất rắn lơ lửng

mg/l

TCVN 6625-2000

Nhật Tân,

13

BOD5


mg/l

SMEWW5210D:2012 xã Văn

14

COD

mg/l

SMEWW 5220C:2012 Quán

15

Amoni (NH4+)

mg/l

US EPAMethod 350.2

16

Nitrite (NO2-)

mg/l

TCVN 6178-1996

17


Nirate (NO3-)

mg/l

TCVN 6180-1996

18

Kim loại nặng Pb

mg/l

TCVN 6193:1996

19

Kim loại nặng Cd

mg/l

TCVN 6193:1996

20

Kim loại nặng Hg

mg/l

TCVN 7877:2008


21

Kim loại nặng As

mg/l

TCVN 6626:2000

22

Kim loại nặng Fe

mg/l

TCVN 6177:1996

23

Kim loại nặng Cr6+

mg/l

TCVN 6658:2000

24

Photphat (PO43-)

mg/l


TCVN 6202:2008

25

Clorua (Cl-)

mg/l

TCVN 6194-1996


16

STT Mẫu

Chỉ tiêu

Đơn vị

phân tích

đo

Phƣơng pháp phân tích

Địa điểm

GPS

lấy mẫu


X/Y

26

Dầu mỡ khoáng

mg/l

TCVN 7875:2008

27

Coliform

MPN

TCVN 6187-1-1996

-

TCVN 6492:2011

Nước

TCVN 6224-1996

giếng tại 2364.942

TCVN 6491-1999


nhà anh

28

Mẫu Ph

29

nước Độ cứng theo CaCO3 mg/l

30 ngầm COD (KMnO4)

mg/l

31

Amoni (tính theo N)

mg/l

32

Nirate (NO3-)

mg/l

TCVN 6180-1996

Công,


33

Nitrite (NO2-)

mg/l

TCVN 6178-1996

thôn Xuân

34

Kim loại nặng Pb

mg/l

TCVN 6193:1996

Lan, xã

35

Kim loại nặng Cd

mg/l

TCVN 6193:1996

Văn Quán


36

Kim loại nặng As

mg/l

TCVN 6626:2000

Kim loại nặng Fe

mg/l

TCVN 6177:1996

38

Kim loại Mn

mg/l

TCVN 6002-1995

39

Clorua (Cl-)

mg/l

TCVN 6194-1996


40

Coliform

MPN

TCVN 6187-1-1996

-

TCVN 6492:2011

Nước thải

TCVN 6625:2000

làng nghề

37

0261.264/

US EPA Method 350.2 Trần Văn

41

Mẫu pH

42


nước Chất rắn lơ lửng

mg/l

43

thải BOD5

mg/l SMEWW 5210D:2012

may tre

SMEWW 5220C:2012 đan thôn

44

COD

mg/l

45

Amoni (NH4+)

mg/l US EPA Method 350.2

Xuân Lan, 0261.682/2

46


Nitrate (NO3-)

mg/l

TCVN 6180-1996

xã Văn

47

Photphat (PO43-)

mg/l

TCVN 6202:2008

Quán

48

Kim loại nặng Pb

mg/l

TCVN 6193:1996

49

Kim loại nặng Cd


mg/l

TCVN 6193:1996

50

Kim loại nặng Hg

mg/l

TCVN 7877:2008

51

Kim loại nặng As

mg/l

TCVN 6626:2000

364.780


×