Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
WX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI HUYỆN
MỸ XUYÊN TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hồng Vẹn
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y Sóc Trăng

Niên khoá

: 2003-2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI
HUYỆN MỸ XUYÊN TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả

NGUYỄN HỒNG VẸN


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. CHÂU CHÂU HOÀNG

-

2009 –
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Hồng Vẹn
Tên luận văn: ‘‘Khảo sát tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh
Sóc Trăng’’.
Đã hoàn thành bài luận văn theo sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Châu
Hoàng và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng khoa ngày ……..
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Ths.Châu Châu Hoàng

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha, mẹ kính yêu, cha mẹ nuôi và những
người thân đã nuôi dưỡng, dạy bão, giúp đỡ và động viên để con có được ngày hôm
nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa chăn nuôi thú y, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận

tình truyền đạt kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tại
trường.
Thành kính ghi ơn thầy Châu Châu Hoàng, giảng viên Bộ môn Chăn Nuôi
Chuyên Khoa đã tận tình hướng dẩn, chỉ bảo và truyền đạt những kinh nghiệm quý
báu cho tôi hoàn thành cuốn luận văn này.
Chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Chi Cục Thú Y Sóc Trăng
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cám ơn BSTY Nguyễn Tiến Lực, KSCN Nguyễn Mạnh Khương, các thú y viên
và các gia đình nuôi bò sữa ở Huyện Mỹ Xuyên đã tạo nhiều điều kiện cho tôi trong
thời gian thực tập.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp thú y – 03 Sóc Trăng
và những người bạn thân trong và ngoài lớp đã chia sẽ, góp ý kiến, động viên và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Hồng Vẹn

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: ‘‘Khảo sát tình hình chăn nuôi Bò sữa tại huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc
Trăng”.
Thời gian khảo sát được tiến hành từ ngày 03/11/2008 đến 04/03/2009 tại các
hộ nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên - Sóc Trăng như sau:
*Qua khảo sát 1.243 bò sữa tại địa bàn khảo sát cho thấy cơ cấu nhóm giống
như sau:
Bò 1/2HF (706 con) chiếm tỷ lệ 56,8%
Bò 3/4HF (485 con) chiếm tỷ lệ 39,0%
Bò 7/8HF (52 con) chiếm tỷ lệ 4,2%
*Trọng lượng bình quân của bò đang vắt sữa thuộc các nhóm 1/2HF, 3/4HF và
7/8HF lần lượt là 428,7 kg; 410,7 kg và 453,5 kg. (P>0,05)

*Sản lượng sữa bình quân hàng ngày trong các tháng khảo sát cao nhất ở nhóm
3/4HF là 10,3 kg/con kế đến là nhóm 1/2HF là 9,2 kg/con và ở nhóm 7/8HF chỉ có 2
con đang cho sữa nên chưa khảo sát được. (P>0,05)
*Khẩu phần thức ăn cho bò sữa của các hộ điều thiếu ME và CP
*Thời gian phối lại sau khi sanh sớm nhất là ở nhóm 1/2HF (90,2 ngày), kế đến
là nhóm 3/4HF (105,0 ngày) và chậm nhất là nhóm 7/8HF (118,7 ngày).
*Khảo sát hiệu quả sản xuất của nhóm bò trên cho thấy chi phí thức ăn để sản
xuất 1kg sữa so với giá bán bình quân 7200 đồng/kg sữa thì thu nhập cao nhất ở nhóm
ăn khẩu phần II (5.590 đồng/kg sữa), kế đến là nhóm ăn khẩu phần III (5.492 đồng/kg
sữa) và thấp nhất là khẩu phần I (5.196 đồng/kg sữa) nếu bỏ qua chi phí điện, nước,
nhân công, thuốc thú y và giá bán bê.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ xi
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích- yêu cầu ....................................................................................................1
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................2

2.1.Cơ sở lý luận..............................................................................................................2
2.1.1.Sơ lược về giống bò sữa HF ...................................................................................2
2.1.2. Thức ăn cho bò sữa................................................................................................5
2.1.2.1.Thức ăn thô xanh .................................................................................................5
2.1.2.2. Thức ăn thô khô..................................................................................................5
2.1.2.3. Thức ăn hổn hợp.................................................................................................6
2.1.2.4. Thức ăn phụ phẩm nông nghiệp và chế biến......................................................7
2.1.2.5. Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa .........................................................................7
2.1.2.6. Xây dựng khẩu phần ăn trong chăn nuôi bò sữa ................................................9
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của bò sữa .....................................9
2.1.3.1. Các giai đoạn của chu kỳ cho sữa ......................................................................9
2.1.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa ..................................10
2.1.4.Chuồng trại ...........................................................................................................11
2.2.Tổng quan về Huyện Mỹ Xuyên .............................................................................13
2.2.1.Vị trí địa lý............................................................................................................13
2.2.2.Điều kiện tự nhiên và khí hậu...............................................................................15
v


2.2.3. Quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa huyện Mỹ Xuyên ....................................15
2.3. Tình hình chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện Mỹ Xuyên..............................16
2.3.1. Nguồn gốc đàn bò................................................................................................16
2.3.2.Đặc điểm chuồng trại............................................................................................16
2.3.3. Phương thức chăn nuôi........................................................................................17
2.3.4. Nguồn thức ăn .....................................................................................................18
2.4. Quá trình nuôi dưỡng khai thác ..............................................................................19
2.5. Vệ sinh – phòng bệnh .............................................................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................21
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát...............................................................................21
3.2. Phương pháp...........................................................................................................21

3.2.1. Đối tượng.............................................................................................................21
3.2.2. Phương pháp khảo sát..........................................................................................21
3.3. Các chỉ tiêu khảo sát...............................................................................................21
3.3.1. Trọng lượng (kg) .................................................................................................21
3.3.2. Thể trạng..............................................................................................................21
3.3.3. Hệ số phối............................................................................................................22
3.3.4. Thời gian phối lại sau khi sinh (ngày).................................................................22
3.3.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ...............................................................................22
3.3.6. Khả năng sản xuất sữa .........................................................................................22
3.3.7. Tiêu thu thức ăn...................................................................................................22
3.3.8. Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg sữa...................................................................22
3.3.9. Xử lý số liệu thống kê .........................................................................................22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................23
4.1. Cơ cấu đàn bò khảo sát...........................................................................................23
4.2. Đặc điểm chuồng trại..............................................................................................24
4.3. Trọng lượng bò .......................................................................................................24
4.4 Thể trạng..................................................................................................................26
4.5. Khả năng sinh sản...................................................................................................27
4.5.1. Hệ số phối............................................................................................................27
4.5.2. Thời gian phối lại sau khi sinh ............................................................................29
vi


4.5.3. Khoảng cách hai lứa đẻ .......................................................................................31
4.6. Khả năng sản xuất sữa ............................................................................................33
4.6.1. Sản lượng sữa trung bình của các nhóm giống ...................................................33
4.6.2. Sản lượng sữa trung bình/ngày của bò 1/2HF qua các tháng cho sữa. ......................34
4.6.3. Sản lượng sữa trung bình/ngày của bò 3/4HF qua các tháng cho sữa. ......................34
4.7. Tiêu thụ thức ăn......................................................................................................35
4.8.Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg sữa.......................................................................37

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................39
5.1.Kết luận....................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................43

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIỆT TẮT
HF: bò Holstein Friesian
X : (Mean) Trung bình cộng

SD: (Standard deviation) Độ lệch chuẩn
Cv: (Coefficiency of variation) Hệ số biến dị
BQQT: Bình quân quần thể
VCK: Vật chất khô
ME: Năng lượng trao đổi
CP: Protein thô
SLS: Sản lượng sữa

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số công thức phối chế thức ăn (tính cho 100kg thức ăn tinh hỗn hợp): .........7
Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa Holstein Friesian thuần (NRC 1989) ..........8
Bảng 2.3. Diện tích chuồng nuôi cho bò sữa:................................................................12
Bảng 4.1.Cơ cấu đàn bò khảo sát ..................................................................................23

Bảng 4.2. Cơ cấu giống bò đang khảo sát. ....................................................................24
Bảng 4.3. Đặc điểm chuồng trại ....................................................................................24
Bảng 4.4.Trọng lượng của bò sữa (kg)..........................................................................25
Bảng 4.5.Thể trạng của các nhóm giống trên đàn bò ....................................................27
Bảng 4.6. Hệ số phối giống (lần)...................................................................................27
Bảng 4.7. Hệ số phối của bò sữa theo một số tác giả khảo sát gần đây. .......................28
Bảng 4.8. Thời gian phối lại sau khi sinh (ngày) ..........................................................29
Bảng 4.9. Thời gian phối lại sau sinh của đàn bò lai HF theo một số tác giả (ngày) ...........30
Bảng 4.10. Khoảng cách hai lứa đẻ (ngày) ...................................................................31
Bảng 4.11. Khoảng cách của hai lứa đẻ theo một số tác giả khảo sát (ngày). ..............32
Bảng 4.12. Sản lượng sữa trung bình của các nhóm giống (kg/con/ngày) ...................33
Bảng 4.13. Loại hình khẩu phần I .................................................................................35
Bảng 4.14. Loại hình khẩu phần II ................................................................................36
Bảng 4.15. Loại hình khẩu phần III...............................................................................36

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Biều đồ 4.1. Hệ số phối giống .......................................................................................28
Biểu đồ 4.2. Thời gian phối lại sau sinh........................................................................30
Biểu đồ 4.3. Khoảng cách hai lứa đẻ.............................................................................32
Đồ thị 4.1. Sản lượng sữa/ ngày của 1/2HF qua các tháng cho sữa ..............................34
Đồ thị 4.2. Sản lượng sữa/ ngày của 3/4HF qua các tháng cho sữa ..............................34

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Bò F1 ..............................................................................................................3
Hình 2.2: Bò F2 ..............................................................................................................4
Hình 2.3: Bò F3 ..............................................................................................................5
Hình 2.4: Một kiểu chuồng bò thô sơ tại huyện Mỹ Xuyên.........................................17
Hình 2.5: Một kiểu chuồng bò kiên cố tại huyện Mỹ Xuyên .......................................17
Hình 2.5: Cỏ voi............................................................................................................18
Hình 2.6: Cỏ xả lá lớn...................................................................................................19

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm trước đây ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta có sự phát triển rất hạn
chế do đa số người Việt Nam chưa quen và chưa đủ điều kiện để uống sữa bò, sữa bò
thường được dùng để nuôi trẻ em, người già và đau ốm.
Nhưng ngày nay với mức sống người dân ngày càng tăng, việc phát triển đàn bò có
ý nghĩa rất quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, nhằm giải quyết nhu cầu thực
phẩm bỗ dưỡng cho con người. Với chính sách khuyến khích của nhà nước, trong đó có
tỉnh Sóc Trăng trong thời gian gần đây có sự quan tâm phát triển ngành chăn nuôi bò nên
ngành chăn nuôi bò sữa của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng từng bước phát triển. Tuy
nhiên nghề chăn nuôi bò sữa mang tính chất sản xuất hàng hóa lại chưa phải là ngành được
nông dân chú trọng so với chăn nuôi khác. Do đó những vấn đề kinh tế, kỹ thuật về giống
bò, thức ăn, đồng cỏ, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, thú y phòng bệnh, tiêu thụ sữa….cần
được xác định cho phù hợp với điều kiện từng vùng ở nước ta.
Xuất phát từ những vấn đề trên được sự chấp thuận của Chi Cục Thú Y tỉnh Sóc
Trăng, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú y, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của thầy Châu Châu Hoàng chúng tôi tiến hành thực hiện

đề tài: “Khảo sát tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng”.
1.2. Mục đích- yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi, khả năng sản xuất bò sữa và bước đầu đánh giá
hiệu quả kinh tế.
1.2.2. Yêu cầu
- Khảo sát về đặc điểm giống bò sữa.
- Khảo sát năng suất sữa.
- Khảo sát tiêu tốn thức ăn.
- Khảo sát khả năng sinh sản.
- Khảo sát tình hình bệnh tật.
1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1.Sơ lược về giống bò sữa HF
Bò Holstein Friesian (HF) hay thường được gọi là bò Lang trắng đen là giống
bò sữa tốt nhất và phổ biến nhất, bò có nguồn gốc từ Hà Lan, nên được gọi là bò Hà
Lan. Đây là giống bò sữa cao sản, chuyên dụng của Hà Lan, được hình thành từ thế kỷ
14 ở vùng Friesland- Hà lan. Từ thế kỷ 15, nhiều nước đã nhập giống bò này để khai
thác sữa. Họ không những đã nhân thuần mà còn sử dụng giống bò này và lai tạo với
giống bò địa phương để cải tạo khả năng cho sữa của các giống bò bản địa. Hiện nay
giống bò HF đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và có thể nói chưa có
giống bò nào có sản lượng sữa cao hơn bò Holstein Friesian.
Bò Holstein Friesian có màu lông lang trắng đen, hoặc đen hoàn toàn và có
vùng trắng ở trán, đuôi và bốn chân, một số ít có màu lông đỏ trắng. Bò có kết cấu
ngoại hình tiêu biểu của giống cho sữa, 2/3 phía sau phát triển hơn phía trước (hình
nêm cối). Bò có bầu vú to, tĩnh mạch nổi rõ, thân hình cân đối, ngực sâu, da mỏng

lông mịn. Sản lượng sữa đạt 5.500-6.000 kg/chu kỳ ngày, tỷ lệ mỡ 3,6%. Trong điều
kiện chọn lọc và nuôi dưỡng tốt, sản lượng có thể đạt 8.000 kg/chu kỳ cá biệt có con
đạt trên 10000 kg/chu kỳ. Bò có khối lượng cơ thể khá lớn, bò đực có con đạt 1 tấn, bò
cái trung bình 500-600 kg. Vì có nguồn gốc từ vùng ôn đới nên bò thích hợp và phát
triển tốt ở những vùng khí hậu lạnh.
Từ những năm 1970, Việt Nam đã nhập bò HF từ Cu Ba về nuôi tại trung tâm
giống bò sữa Sao Đỏ (Mộc Châu), Nông trường Mộc Châu (Sơn La) và nông trường
bò sữa Đức Trọng (Lâm Đồng). Bò HF nuôi tại Việt Nam có lượng sữa bình quân
4.000- 5.000 kg/chu kỳ 305 ngày, một số ít cũng đạt 5.000- 6.000 kg/chu kỳ, tỉ lệ mỡ
sữa 3,6%.
Chúng ta đã sử dụng bò đực chuyên dụng sữa Holstein Friesian (HF) lai với bò
vàng Việt Nam hoăc bò lai Sind ở các mức độ máu khác nhau tạo bò lai hướng sữa.
2


Hiện nay ngoài số bò thuần với số lượng ít, chúng ta có chủ yếu bò lai F1 (1/2HF), F2
(3/4HF), F3 (7/8HF) và một số trại có cả F4, F5….Tuy nhiên trong chiến lược phát
triển bò sữa của quốc gia sẽ không tiếp tục lai thêm, mà sẽ cho tự giao cố định ở F2 và
F3.
* Đặc điểm về con giống:
Bò lai F1 Holstein Friesian (50% máu HF) được tạo ra bằng cách phối tinh bò
Holstein Friesian với bò cái nền chủ yếu là lai Sind. Bò F1 thường có màu đen tuyền
(đôi khi đen sám, nâu đen), thường có thêm một vài đốm trắng dưới bụng, chân và
trán. Tầm vóc khá lớn (khối lượng bò cái khoảng 350 - 400 kg) bầu vú phát triển, thích
nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu và chăn nuôi ở Việt Nam.
Năng suất sữa trung bình của bò lai F1 là khoảng 10 - 12 kg/ngày (3000 - 3600
kg/chu kỳ), nuôi dưỡng tốt một số cá thể đạt bình quân 14 - 15 kg/ngày (4000 - 4500
kg/chu kỳ)
Bò F1 chịu đựng tương đối tốt với điều kiện nóng 30 - 350C, ít bệnh tật, có thể
ăn nhiều cỏ xanh nên thức ăn tinh không cần nhiều. Bò F1 mắn đẻ với khoảng cách lứa

đẻ 13 - 14 tháng. Tuổi phối giống lần đầu là 17 - 19 tháng. Tuổi đẻ lứa đầu bình quân
lúc 26 - 28 tháng.

Hình 2.1: Bò F1

3


Bò lai F2 Holstien Friesian (75% máu HF) được tạo ra bằng việc sử dụng tinh
bò đực Holstien Friesian phối với bò lai F1, con lai sinh ra có 75% máu Holstien
Friesian. Bò F2 thường có màu lông lang trắng đen (tỉ lệ màu đen nhiều hơn), bò cái
có tầm vóc lớn hơn F1 (400 - 460 kg), bầu vú phát triển. Nhìn chung bò F2 cũng thích
nghi và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khí hậu và chăn nuôi Việt Nam.

Hình 2.2: Bò F2
Bò lai F3 Holstien Friesian (87,5% máu HF) được tạo ra bằng việc tiếp tục sử
dụng tinh bò đực Holstien Friesian phối với bò cái lai F2, con lai sinh ra có 87,5% máu
HF. Bò F3 thường có màu lông lang trắng đen (tỷ lệ trắng nhiều hơn), con cái có tầm
vóc lớn hơn F2 (420 - 480 kg ), bầu vú phát triển. Nhìn chung bò F3 cũng thích nghi
và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khí hậu và chăn nuôi Việt Nam.
Năng suất sữa trung bình của bò lai F3 là khoảng 13 – 14 kg/ngày (3900 - 4200
kg/chu kỳ), nuôi dưỡng tốt một số có thể đạt bình quân 16-17 kg/ngày (4500- 5000
kg/chu kỳ). Nhìn chung hiện nay đa số các địa phương nuôi bò lai F1 và F2 là thích
hợp nhất.

4


Hình 2.3: Bò F3
2.1.2. Thức ăn cho bò sữa

Nhìn chung nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa được xác định là nước và thức ăn,
trong đó các chất dinh dưỡng cần là protein, mỡ, đường, khoáng và vitamin. Mỗi 1 loại
chất dinh dưỡng có một vai trò riêng để đáp ứng nhu cầu duy trì cơ thể gia súc và nhu
cầu sản xuất sữa.
2.1.2.1.Thức ăn thô xanh
Nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu là cỏ. Nguồn cỏ chủ yếu là cỏ trồng như cỏ
voi, cỏ xả, cỏ VA06 và cỏ tự nhiên. Đây là loại thức ăn rất tốt và chủ lực để cung cấp
nguồn dinh dưỡng cho bò nhất là trong điều kiện nuôi gia đình.
Để tăng lượng chất khô ăn vào, cỏ cắt trước khi cho bò ăn nên phơi héo 1 nắng.
Việc thái cỏ, đặc biệt là cỏ voi, cũng làm tăng lượng cỏ ăn vào và tận dụng được cả
thân cỏ.
2.1.2.2. Thức ăn thô khô
Trong mùa mưa khi nguồn thức ăn xanh dồi dào dư thừa, cỏ xanh có thể được
thu cắt và phơi khô làm thức ăn dự trữ cho bò sữa trong mùa nắng. Cỏ khô có giá trị
dinh dưỡng khá cao so với các loại thức ăn khác. Ngoài cỏ khô ra người ta còn sử
dụng rơm. Rơm cũng là loại thức ăn phổ biến, kinh tế trong chăn nuôi. Tuy nhiên để

5


đạt hiệu quả cao hơn và dễ tiêu hóa hơn thì rơm cần được sử lý trước khi cho ăn như
rơm ủ ure, là biện pháp dễ thực hiện.
2.1.2.3. Thức ăn hổn hợp
Bò sữa cần nhu cầu dinh dưỡng phải đầy đủ mới cho sản lượng sữa đạt tiêu
chuẩn được. Do đó thức ăn thô xanh không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho
bò được, mà phải bổ sung thêm thức ăn tinh cho bò nhất là bê trong giai đoạn còn non,
bò giai đoạn mang thai, nuôi con và sản xuất sữa.
Thức ăn tinh chứa nhiều chất dinh dưỡng trong một thể tích nhỏ hay nói cách
khác thức ăn tinh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong một đơn vị khối lượng.
Thức ăn tinh có thể bao gồm:

+ Các loại hạt ngũ cốc, hạt cây họ đậu.
+ Các phụ phẩm sau khi ép dầu, các loại hạt (khô dầu).
+ Các phụ phẩm của chế biến ngũ cốc làm thức ăn cho người.
+ Các loại bột có nguồn gốc từ thủy hải sản.
Thường thức ăn tinh là loại hỗn hợp được chế biến từ nguyên liệu chủ yếu là
bột ngô, cám gạo, bột mì, các loại khô dầu, bột cá,….Ngoài ra còn bổ sung thêm
premix, khoáng, vitamin. Gía trị thức ăn hỗn hợp tùy vào thành phần của nguyên liệu,
thường phổ biến khoảng 2.500 - 3.000 kcal ME. Trong 1kg thức ăn tinh với lượng
protein từ 12 - 14%. Lượng thức ăn tinh trong khẩu phần của bò sữa thường chiếm 2030% VCK là thích hợp.
Các trang trại lớn có thể mua thức ăn tinh hỗn hợp từ các nhà máy chế biến thức
ăn, nhưng các gia đình nuôi ít bò với quy mô nhỏ lẻ thì có thể tự chế thức ăn tinh hỗn
hợp để giảm được chi phí đầu tư. Nhưng chú ý trong cách pha trộn để tránh sai lầm. Vì
vậy có thể pha trộn theo công thức sau.(tính cho 100kg)

6


Bảng 2.1:Một số công thức phối chế thức ăn (tính cho 100kg thức ăn tinh hỗn hợp):
Công thức 1

Công thức 2

+ Cám gạo:

35kg

+ Cám gạo:

35kg


+ Bột sắn:

10kg

+ Bột sắn:

30kg

+ Khô dầu các loại:

10kg

+ Khô dầu các loại:

20kg

+ Bột ngô:

30kg

+ Bột thân, lá, vỏ lạc:

10kg

+ Bột cá (<15% muối):

10kg

+ Rỉ mật:


2kg

+ Bột xương:

1kg

+ Ure:

1kg

+ Muối ăn:

1kg

+ Bột sò hoặc bột xương:
+ Ure:

4kg
0,5kg

+ Premix khoáng và vitamin: 0,5kg

+ Premix khoáng và vitamin: 0,5kg
2.1.2.4. Thức ăn phụ phẩm nông nghiệp và chế biến
Chúng ta cũng có một nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào quanh năm là
nguồn thức ăn lớn cho chăn nuôi bò.
+ Rỉ mật: có được sau thu hoạch và chế biến đường là một trong những nguồn
bổ sung năng lượng rất tốt cho bò. Ngoài ra nhờ có hàm lượng đường cao giúp bò ăn
ngon miệng và có lợi cho sự hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Có thể bổ sung
khoảng 2 kg/ngày cho 1 bò sữa.

+ Hèm bia: là loại thức ăn nhiều nước, hàm lượng protein trong VCK cao (2030%), giàu vitamin. Mỗi bò có thể tiêu thụ hàng chục kg mỗi ngày, trộn với thức ăn
tinh rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
+ Bã đậu nành: là phụ phẩm chế biến sữa đậu nành và đậu hủ. Có hàm lượng
đạm cao, mùi vị thơm ngon, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên cần chú ý không nên cho ăn bả đậu
nành quá nhiều và kết hợp với các loại thức ăn có chứa ure sẽ dẫn đến ngộ độc cho bò
sữa. Tốt nhất là nên cho ăn bã đậu nành bằng cách phân chia thành nhiều bữa.
2.1.2.5. Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa
Mục đích cuối cùng của quá trình tiêu hoá phức tạp là cung cấp cho cơ thể bò
sữa các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để bù đắp cho các hao tổn hàng ngày
do các hoạt động sống gây ra và để tạo ra các sản phẩm. Các hoạt động của cơ thể bao
gồm hô hấp, tuần hoàn, nội tiết hoạt động cơ bắp, sự đổi mới tế bào….Một lượng vật
7


chất và năng lượng được hấp thu sau quá trình tiêu hoá được dành cho các chức năng
cơ bản trên nhằm duy trì sự sống. Nhu cầu về các chất dinh dưỡng phục vụ cho mục
đích này chính là nhu cầu duy trì. Nhu cầu này có liên quan với khối lượng cơ thể bò
sữa. Chỉ khi mà lượng thức ăn ăn vào trong một ngày thoã mản được các nhu cầu cho
duy trì thì phần các chất dinh dưỡng hấp thu còn lại mới chuyển sang để thoả mản các
nhu cầu sản xuất như tiết sữa, tăng trọng, phát triển bào thai.
Bảng 2.2:Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa Holstein Friesian thuần (NRC 1989)
Nhu cầu duy trì:
Chất dinh

Khối lương cơ thể (kg)

dưỡng

400


450

500

550

600

ME (Mcal)

12,01

13,12

14,20

15,25

16,28

CP (gam)

318

341

364

386


406

Ca (gam)

16

18

20

22

24

P (gam)

11

13

14

16

17

Nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất 1kg sữa với tỷ lệ mỡ sữa khác nhau.
Chất dinh dưỡng

3,0% mỡ


3,5% mỡ

4,0% mỡ

ME (Mcal)

1,07

1,15

1,24

CP (gam)

78

84

90

Ca (gam)

2,73

2,97

3,21

P (gam)


1,68

1,83

1,98

Nhu cầu dinh dưỡng cho bò cái tơ (tính cho tăng trọng trung bình 0,6kg/ngày).
Chỉ tiêu
DM
ME
CP
Ca
P

Đơn vị
tính
kg
Mcal
gam
gam
gam

100
2,63
7,03
421
17
9


Khối lượng cơ thể (kg)
150
200
250
3,51
4,39
5,31
9,14
11,14
13,1
562
699
718
19
20
22
11
14
16

8

300
6,26
15,05
752
23
17



2.1.2.6. Xây dựng khẩu phần ăn trong chăn nuôi bò sữa
Khẩu phần là tổ hợp các loại thức ăn cho con vật ăn để thõa mãn nhu cầu về các
chất dinh dưỡng trong một ngày đêm.
Khi xây dựng khẩu phần cho bò sữa phải đảm bão các nguyên tắc sau:
+ Đáp ứng đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn ăn hay mức
ăn.
+ Khối lượng và dung tích khẩu phần phải phù hợp với dung tích bộ máy tiêu
hóa.
+ Khẩu phần phải ngon để gia súc ăn được hết.
+ Khẩu phần phải rẻ tiền để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Như vậy xây dựng khẩu phần cần phải biết.
+ Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dự kiến đưa
vào sử dụng.
+ Tiêu chuẩn ăn (nhu cầu dinh dưỡng) của đối tượng cần tính toán. Tính toán
tiêu chuẩn ăn căn cứ vào khối lượng cơ thể, thể trạng béo hay gầy, năng suất sữa, tỷ lệ
mỡ sữa, có mang thai hay không và thai tháng thứ mấy, là bò con sinh trưởng hay
trưởng thành.
+ Khả năng thu nhận và giới hạn sử dụng các loại thức ăn khác nhau trong khẩu
phần. Một số loại thức ăn, mặc dù chất lượng có thể tốt nhưng do những đặc tính lý,
hóa học nhất định và tính ngon miệng của nó, nếu ta đưa nhiều vào khẩu phần có thể
ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn hết khẩu phần, quá trình tiêu hóa, chất lượng sữa cũng
như sức khỏe của bò.
+ Giá nguyên liệu, thức ăn dự kiến đưa vào khẩu phần. Biết được giá cho phép
ta lựa chọn khẩu phần rẻ nhất.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của bò sữa
2.1.3.1. Các giai đoạn của chu kỳ cho sữa
Nuôi dưỡng bò vắt sữa phù hợp với giai đoạn trong chu kỳ sữa. Diễn biến tổng
quát của quy luật tiết sữa ở bò như sau: sau khi sanh, sản lượng sữa khởi đầu ở mức độ
nhất định rồi tăng dần và đạt đến đỉnh cao vào khoảng tuần 6-10, sau đó giảm dần.
Nếu sản lượng lúc đỉnh cao tăng được 1 kg thì cả chu kỳ tăng được 200 kg. Có thể tạm


9


chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu (từ khi sanh đến khoảng 10 tuần), giai đoạn giữa
(tuần 11 đến tuần 20) và giai đoạn cuối (tuần 21 đến tuần 44).
Nguyên tắc của việc nuôi dưỡng bò trong giai đoạn cho sữa là cung cấp khẩu
phần thỏa mãn nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất sữa tương ứng với từng giai đoạn
trong chu kỳ.
+ Trong giai đoạn đầu: nhu cầu protein, năng lượng và khoáng rất cao nhưng
sức ăn của bò còn thấp nên không cung đủ nhu cầu, do đó bò thường giảm tăng trọng
(0,2 - 0,8 kg/ngày). Do đó cần cho ăn khẩu phần nhiều thức ăn tinh (1 - 1,5% thể trọng
hay tỷ lệ tinh: thô là 50 - 50) và cung cấp thức ăn thô chất lượng tốt cho ăn tự do, khẩu
phần cần có hàm lượng protein 18 - 19% và cho ăn dư thừa cho đến khi đạt đỉnh cao
(mức dự kiến lượng sữa cực đại như sau: sản lương ngày 5+5 kg hoặc sản lượng ngày
10 + 2,5 kg)
+ Trong giai đoạn giữa: sức ăn của bò tăng lên và có thể đạt mức tối đa khoảng
3,5 - 4% LW (tỷ lệ tinh: thô là 35/65 hoặc 40/60) và protein trong khẩu phần chỉ cần
13 - 15%. Do đó trong giai đoạn này trọng lượng cơ thể bò cũng đã ổn định. Bò
thường động dục lại sau giai đoạn này.
+ Giai đoạn cuối: năng suất sữa tiếp tục giảm nhưng thể trọng tăng khoảng 0,2
kg/ngày dù sức ăn cũng giảm so với giai đoạn giữa. Trong giai đoạn này sử dụng thức
ăn thô là chính, giảm thức ăn tinh (tỷ lệ tinh/ thô khoảng 15/85 hoặc 25/75), hàm
lượng protein khoảng 13%.
Giai đoạn bò cạn sữa cũng thường là bò mang thai giai đoạn cuối. Nhìn chung,
nhu cầu dinh dưỡng của bò cạn sữa không cao như bò vắt sữa. Dưỡng chất rất cần cho
sự phát triển của bào thai và bù đắp lại phần trọng lượng cơ thể bị giảm trong giai đoạn
tiết sữa cao điểm trước đó.
Tuy nhiên thể trạng của bò lúc cạn sữa và phẩm chất thức ăn thô, có thể cho ăn
thức ăn tinh tăng dần hàng tuần trong giai đoạn này sau cho đến tuần cuối cùng trước

khi sanh thì đạt đến mức bằng 1/2 mức ăn lúc cao điểm sản xuất sữa trong chu kỳ.
Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng trong giai đoạn khô sữa là đạt mức
tăng trọng bình quân 0,5 kg/ngày là vừa đủ.
2.1.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa
Thành phần và sản lượng sữa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
10


+ Giống: các giống bò khác nhau thường có sản lượng sữa khác nhau, tuy nhiên
sự khác biệt nhiều khi nhỏ hơn sự khác biệt giữa những cá thể trong cùng một giống.
Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa các giống là tỷ lệ mỡ sữa.
+ Dinh dưỡng:
Khẩu phần kích thích sản xuất nhiều sữa (ít thô nhiều tinh) làm giảm tỷ lệ mỡ
sữa và tăng tỷ lệ SNF (và ngược lại).
Mức dinh dưỡng tốt thường có khuynh hướng làm tăng sản lượng sữa và hàm
lượng lactose nhưng làm giảm tỷ lệ béo, protein, khoáng (và ngược lại)
Khẩu phần thiếu protein thì sản lượng sữa không đạt đến đỉnh cao rõ rệt.
Khẩu phần thiếu năng lượng thì sản lượng sữa giảm rất mạnh ngay sau khi đạt
đỉnh cao.
Ngoài ra tuổi, thể trạng, tầm vóc lúc sinh, sự động dục, kỹ thuật vắt sữa, sự tách
bê, nhiệt độ môi trường, bệnh tật, thuốc,….ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất
sữa của bò.
2.1.4.Chuồng trại
Xây dựng chuồng nuôi bò sữa phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi của gia đình nông
dân hay các trang trại, phương thức chăn nuôi là nuôi thả hay nuôi nhốt. Mặt khác phụ
thuộc vào nguyên liệu sẵn có của địa phương. Xây dựng chuồng nuôi bò nhằm tạo thuận
lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn gia súc nhưng phải đạt hiệu quả kinh tế và tránh
ô nhiễm môi trường. Dù mức độ kiên cố của chuồng khác nhau nhưng cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
Yêu cầu chung cho xây dựng chuồng trại bò sữa.

Vị trí: trại nuôi bò phải đặt ở địa điểm cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
Chuồng bò gia đình có thể đặt riêng hoặc nối luôn với bếp kéo dài cho tiện sinh hoạt
và theo dõi chăm sóc bò sữa nhưng phải đảm bảo điều kiện trên và giữ vệ sinh cho
sinh hoạt của con người, đảm bão xa nhà ở tối thiểu 10m tránh mùi hôi thối và ruồi
muỗi. Chuồng xây cao ráo thoát nước không ẩm ướt, dễ vệ sinh, không gây ô nhiểm
môi trường xung quanh.
Hướng chuồng: do điều kiện thời tiết khí hậu nước ta nóng ẩm và gió mùa nên
xây dựng chuồng trại bò theo hướng Nam hoặc Đông Nam là hợp lý nhất, đảm bảo
mùa hè có gió Đông Nam mát mẻ, mùa đông dễ dàng che tránh gió mùa Đông Bắc
11


(đông ấm hè mát). Hướng chuồng này giảm được mưa tạt gió lùa, che bớt được nắng,
đảm bảo thoáng mát, ấm và đảm bảo ánh sáng.
Diện tích: chuồng bò phải đủ diện tích, có máng ăn, máng uống đủ rộng, dài
cho tất cả gia súc có thể ăn uống được. Gia đình nuôi 1 con thì diện tích nên tối thiểu
6-8m2 với kích thước dài 2,5-3,0m (kể cả máng ăn, máng uống), rộng 2-3m (thường
gia đình vắt sữa luôn trong chuồng). Trại nuôi nhiều bò thì bình quân cho mỗi bò 23m2, không kể máng ăn, máng uống.
Trại nuôi bò sữa nên tách riêng khu nuôi bố mẹ, khu nuôi bê và khu vắt sữa
riêng. Ngoài diện tích chuồng thì diện tích sân chơi cũng rất quan trọng, tối thiểu cho
bò cái 5-6m2 và bê 2-3m2
Bảng 2.3: Diện tích chuồng nuôi cho bò sữa:
Loại bò

Diện tích chuồng (m2/ con)

Diện tích sân chơi (m2/ con)

Bò đực giống
Bò cái sữa

Bò đẻ
Bò tơ

12
8
9
7,5

18
5
5
4

*Các điều kiện kỹ thuật khác:
Máng ăn và máng uống trong chuồng nên làm riêng để máng ăn luôn luôn được
khô ráo, thức ăn không bị ướt, bẩn. Máng ăn không quá sâu, dễ gây tồn động thức ăn
và khó vệ sinh. Nếu máng ăn, uống làm bằng kim loại phải chú ý không để mép máng
sắc cạnh gây trầy sướt cho bò.
Nền chuồng nên tráng xi măng để dọn vệ sinh dễ dàng và sạch sẽ, đãm bão độ
dốc1,5-2% để nước rửa thoát dễ dàng, chuồng không bị động nước, tuy nhiên chú ý
không để quá trơn.
Bên cạnh chuồng bò phải có chỗ chứa phân riêng, cách xa chuồng. Nếu có điều
kiện làm nhiều hố nhỏ để ủ phân từng hố. Hố ủ phân đặt phía sau chuồng vừa đảm bảo
mỹ quan, đảm bảo vệ sinh mà còn để dễ thu phân, đồng thời tận dụng cỏ thừa và chất
độn để ủ với phân, tăng khối lượng phân bón.
Xung quanh chuồng nên trồng một số cây bóng mát nhằm giảm nhiệt độ khi
trời nóng và che gió khi trời rét.

12



Mái chuồng nên lợp kín để che mưa nắng, khi làm mái nên làm nghiêng đủ độ
dốc cần thiết để có thể thoát nước dễ dàng.
*Kho chứa:
Trại nuôi bò sữa nên có kho, đây là nơi chứa thức ăn tinh và sữa sau khi vắt.
Kho không nên gần chuồng trại để đảm bão vệ sinh cho thức ăn và sữa. Cần tuân thủ
các nguyên tắc chung là phải sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát, để hạn chế sự phát triển
của vi khuẩn, nấm mốc gây hại, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng, chuột. Các vật
dụng chứa thức ăn cũng như sữa phải có nấp đậy kín và thường xuyên rửa sạch sẽ,
phơi khô.
* Vài kiểu hình chuồng:
Có nhiều kiểu chuồng hiện đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế nhưng
điển hình là hai kiểu chuồng: chuồng một dãy và chuồng hai dãy. Tùy theo điều kiện
kinh tế của từng gia đình mà thiết kế và xây dựng chuồng theo nguyên liệu mà mình
có thể mua nhưng nếu có điều kiện nên xây chuồng kiên cố, vừa tốt vừa đàm bảo vệ
sinh. Thường thì nuôi gia đình với quy mô 1-2 con có thể làm theo hướng dẫn trên.
Nhưng trang trại nuôi quy mô lớn có thể xây chuồng một dãy có lối đi phía trước hoặc
chuồng hai dãy đối đầu có lối đi ở giữa.
2.2.Tổng quan về Huyện Mỹ Xuyên
2.2.1.Vị trí địa lý
Huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Tây- Nam sông Hậu bao gồm 15
xã và một thị trấn.
- Phía Đông giáp huyện Long Phú và huyện Vĩnh Châu.
-

Phía Tây giáp huyện Thạnh Trị và huyện Mỹ Tú.

-

Phía Nam giáp huyện Vĩnh Châu và tỉnh Bạc Liêu.


-

Phía Bắc giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Long Phú.

13


×