Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MỠ CÁ TRONG THỨC ĂN HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.75 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MỠ CÁ
TRONG THỨC ĂN HEO THỊT

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN MINH TUẤN
Ngành: Chăn Nuôi Thú Y
Niên khoá: 2005 – 2009

Tháng 9/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MỠ CÁ TRONG
THỨC ĂN HEO THỊT

Tác giả

NGUYỄN MINH TUẤN

Khoá luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Chăn Nuôi Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS – TS. Bùi Huy Như Phúc

Tháng 9 năm 2009



LỜI CẢM TẠ
™ Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ, người đã một đời tận tụy vì con,
Cha mẹ không quản khó nhọc nuôi dạy con khôn lớn và nên người như ngày
hôm nay, cha mẹ là tấm gương sáng suốt một đời con phải noi theo.
™ Ghi ơn Cô Bùi Huy Như Phúc
Người đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy tôi trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp
™ Chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm
Ban chủ nhiệm khoa và quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y
Qúy thầy cô bộ môn dinh dưỡng
Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ dạy nhiều kiến thức quý
báu trong thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
™ Chân thành biết ơn
Bà : Phạm Thị Thơm chủ trại chăn nuôi heo Kim Long, cùng toàn thể anh
chị em công nhân viên đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian thực tập.


i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MỠ CÁ TRONG THỨC ĂN HEO THỊT”
được thực hiện từ 15/2/2009 đến tháng 10/ 5/2009 tại trại chăn nuôi heo Kim Long
thuộc huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai.
Thí nghiệm được chia làm 2 lô với tổng số 157 heo:
Lô 1: Gồm 76 heo trọng lượng khoảng 37,17 ± 1,60 kg sử dụng thức ăn của trại
không bổ sung mỡ cá.

Lô 2 : Gồm 81 heo trọng lượng khoảng 37,50 ± 0,86 kg sử dụng thức ăn có bổ
sung 3% mỡ cá.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẩu nhiên để khảo sát các chỉ tiêu: Khả
năng tăng trọng, chỉ số biến chuyển thức ăn, dày mỡ lưng, dài thân thịt, tỷ lệ thịt xẻ.
Kết quả khảo sát cho thấy:
-

Trọng lượng trung bình của heo khi kết thúc thí nghiệm của hai lô thí
nghiệm là: Lô DC (95,17 ± 1,26 kg); Lô TN (98,5 ± 1,5 kg). Có sự khác
biệt về mặt thống kê (P<0,05).

-

Tăng trọng tuyệt đối: Lô DC ( 682,35 ± 10,19 g/con/ngày); Lô TN (
719,61 ± 12,24 g/con/ngày). Qua xử lý thống kê cho thấy tăng trọng tuyệt
đối giữa hai lô thí nghiệm có sự khác biệt (P<0,05).

-

Chỉ số biến chuyển thức ăn giữa các ô chuồng của hai lô thí nghiệm: Lô
DC (2,84); Lô TN (2,74). Sự khác biệt của hai lô thí nghiệm về hệ số
biến chuyển thức ăn không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).

-

Phẩm chất quầy thịt:

Mỡ cá khi bổ sung trong thức ăn heo thịt không làm tăng độ dày mỡ lưng của heo
lô thí nghiệm so với các heo của lô đối chứng.
Độ dày mỡ lưng của từng lô là:

Lô DC (11,72); Lô TN (11,77). Sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt
thống kê (P>0,05).
Tỷ lệ thịt xẻ của từng ô của hai lô heo thí nghiệm lần lượt là: Lô DC (77,11%);
Lô TN (77,40%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. (P>0,05).
ii


Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của lô thí nghiệm tuy có cao hơn lô bình
thường 120đ nhưng đối với thức ăn có bổ sung mỡ cá sẽ làm cho heo tăng trọng nhanh
hơn giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng do hệ số chuyển biến thức ăn của heo lô thí
nghiệm thấp hơn heo lô đối chứng, do đó việc sử dụng thức ăn bổ sung thức ăn sẽ đạt
hiệu quả cao hơn.

iii


MỤC LỤC
Trang
Cảm tạ................................................................................................................................ i
Tóm tắt ............................................................................................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh sách hình biểu đồ .................................................................................................. vii
Danh sách bảng.............................................................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
............................................................................................................................................
1.2. Mục đích .................................................................................................................... 1
1.3. Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN.................................................................................................... 3
2.1. Lipid – chất béo ......................................................................................................... 3

2.1.1. Định nghĩa .............................................................................................................. 3
2.1.2. Vai trò của chất béo trong dinh dưỡng động vật .................................................... 3
2.1.3.Tính chất vật lý ........................................................................................................ 4
2.2. Lượng và dạng chất béo bổ sung cho heo ................................................................. 4
............................................................................................................................................
2.2.1.Loại chất béo .......................................................................................................... 4
2.2.2.Lượng chất béo thích hợp........................................................................................ 5
2.3.Acid béo...................................................................................................................... 5
2.3.1.Công thức cấu tạo .................................................................................................... 5
2.3.2.Tính chất vật lý ........................................................................................................ 6
2.3.3. Phân loại ................................................................................................................. 7
2.3.4. Nguồn hiện diện acid béo ....................................................................................... 8
2.4. Một số hiểu biết về cá Tra, cá Basa ở Việt Nam....................................................... 9
2.4.1.Phân loại .................................................................................................................. 9
2.4.2. Phân bố ................................................................................................................... 9
2.4.3. Hình thái, sinh lý .................................................................................................. 10
iv


2.4.4. Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................... 10
2.4.5. Hiện trạng và xu hướng phát triển nghề nuôi cá Tra, cá Basa ............................. 12
2.5. Mỡ cá ....................................................................................................................... 14
2.5.1.Thành phần, tính chất của chất béo ở cá ............................................................... 14
2.5.2. Sự phân bố chất béo trong cơ thể cá..................................................................... 15
2.5.3. Hàm lượng chất béo tổng quát trong cơ thể ......................................................... 16
2.5.4. Lipid chủ yếu có trong cá ..................................................................................... 17
2.5.5.Giới thiệu sơ lược về tình hình nghiên cứu dầu mỡ trong nước ........................... 20
2.5.6. Tình hình sãn xuất dầu mỡ cá trên thế giới .......................................................... 20
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................... 21
3.1.Nội dung ................................................................................................................... 21

3.2. Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 21
3.2.1. Thời gian thí nghiệm ............................................................................................ 21
3.2.2. Địa điểm thí nghiệm ............................................................................................. 21
3.3.Bố trí thí nghiệm....................................................................................................... 21
3.3.1. Heo thí nghiệm ..................................................................................................... 21
3.3.2. Bố trí ..................................................................................................................... 21
3.4. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................... 22
3.4.1. Chuồng trại ........................................................................................................... 22
3.4.2. Thức ăn ................................................................................................................. 22
3.4.3. Nước uống ............................................................................................................ 24
3.4.4. Vệ sinh phòng bệnh .............................................................................................. 24
3.4.4.1.Vệ sinh chuồng trại............................................................................................. 24
3.4.4.2. Quy trình tiêm phòng......................................................................................... 24
3.5. Chỉ tiêu khảo sát ...................................................................................................... 25
3.5.1.Khả năng tăng trọng .............................................................................................. 25
3.5.2.Thức ăn tiêu thụ..................................................................................................... 25
3.5.3. Hệ số chuyển biến thức ăn.................................................................................... 26
3.5.4. Tiêu chảy .............................................................................................................. 26
3.5.5. Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................. 26
3.5.6. Chất lượng quầy thịt ............................................................................................. 26
v


3.5.7. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................... 26
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 26
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 27
4.1. Khả năng tăng trọng ................................................................................................ 27
4.1.1. Trọng lượng trung bình ........................................................................................ 27
4.1.2. Tăng trọng tích lũy ............................................................................................... 28
4.1.3.Tăng trọng tuyệt đối .............................................................................................. 30

4.2.Tiêu tốn thức ăn........................................................................................................ 31
4.3. Lượng thức ăn hằng ngày của heo........................................................................... 33
4.4.Chỉ số chuyển biến thức ăn....................................................................................... 34
4.5. Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tiêu chảy.................................................................................... 36
4.6.Các chỉ tiêu theo dõi trên quầy thịt........................................................................... 37
4.6.1.Trọng lượng sống trước khi giết mổ...................................................................... 37
4.6.2.Trọng lượng thịt xẻ................................................................................................ 37
4.6.3. Chiều dài thân thịt ................................................................................................ 38
4.6.4. Dày mỡ lưng ......................................................................................................... 39
4.7. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế .............................................................................. 40
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 42
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị .................................................................................................................... 42
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 43
Phụ lục ........................................................................................................................... 45

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1.Khả năng tiêu hóa và năng lượng của một vài loại chất béo ...........................5
Bảng 2.2.Cấu trúc hoá học của các acid béo bão hoà tiêu biểu thuộc nhóm ω-3,
ω-6, ω-9 ..........................................................................................................................7
Bảng 2.3. Phần trăm acid béo chứa trong một số loại thức ăn điển hình.......................8
Bảng 2.4. Thành phần thức ăn trong ruột cá tra, cá basa ngoài tự nhiên ......................11
Bảng 2.5. Thành phần chủ yếu của một số loài cá ........................................................15
Bảng 2.6. Hàm lượng lipid của một số loài cá ..............................................................16
Bảng 2.7. Thành phần acid béo bão hoà........................................................................18

Bảng 2.8. Acid béo bão hòa đơn của cá theo STARON.T............................................19
Bảng 2.9. Thành phần acid trong mỡ cá basa thô và sau tinh luyện .............................19
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................22
Bảng 3.2. Công thức thức ăn dùng cho heo thịt giai đoạn I ..........................................22
Bảng 3.3. Thành phần dưỡng chất trong thức ăn thí nghiệm giai đoạn I ......................23
Bảng 3.4. Công thức thức ăn dùng cho heo thịt giai đoạn II.........................................23
Bảng 3.5. Thành phần dưỡng chất trong thức ăn thí nghiệm giai đoạn II.....................23
Bảng 4.1. Kết quả trọng lượng trung bình của heo suốt thời gian thí nghiệm ..............27
Bảng 4.2. Kết quả tăng trọng tích luỹ............................................................................28
Bảng 4.3. Kết quả tăng trọng tuyệt đối của heo suốt thời gian thí nghiệm ...................30
Bảng 4.4. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo suốt thời gian thí nghiệm ...........................31
Bảng 4.5.Lượng ăn hàng ngày của heo suốt thời gian thí nghiệm ................................33
Bảng 4.6. Chỉ số chuyển biến thức ăn của hai lô thí nghiệm ........................................34
Bảng 4.7. Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tiêu chảy của heo suốt thời gian thí nghiệm...................36
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu trên quầy thịt.............................................37
Bảng 4.9. Đơn giá của các loại thực liệu.......................................................................40
Bảng 4.10. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của hai lô suốt thời gian thí nghiệm...41
vii


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1. Hình dạng cá tra..................................................................................................9
Hình 2. Hình dạng cá basa...............................................................................................9
Biểu đồ 2.1. Phân bố mỡ trong các bộ phận khác nhau của cá Sòng theo
ACKMANNR.G ...........................................................................................................15
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng trung bình của heo suốt thời gian thí nghiệm ......................28
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng tích lũy của heo suốt thời gian thí nghiệm .............................29
Biểu đồ 4.3. Tăng trọng tuyệt đối của heo suốt thời gian thí nghiệm ...........................31
Biểu đồ 4.4. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo suốt thời gian thí nghiệm .......................32

Biểu đồ 4.5. Lượng thức ăn hàng ngày của heo suốt thời gian thí nghiệm...................34
Biểu đồ 4.6. Chỉ số chuyển biến thức ăn.......................................................................35
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ bệnh giữa các lô thí nghiệm.............................................................36
Biểu đồ 4.8. Trọng lượng sống và trọng lượng thịt xẻ .................................................38
Biểu đồ 4.9. Dài thân thịt trung bình của hai lô thí nghiệm ..........................................39
Biểu đồ 4.10. Độ dày mỡ lưng của các ô heo thí nghiệm .............................................40

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền chăn nuôi Việt Nam cũng có những
bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh những thành tựu trong chăn nuôi gia súc gia cầm,
ngành chăn nuôi heo đã không ngừng phát triển để cung cấp cho con người một loại
thực phẩm được cải thiện về chất lượng và số lượng.
Trong chăn nuôi heo thịt để nâng cao năng suất, cải thiện phẩm chất quầy thịt
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, cần phải bổ sung một số dưỡng chất
phù hợp cho heo trong giai đoạn tăng trưởng. Song song với mục đích trên còn mong
muốn heo tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho nhà chăn nuôi.
Mỡ cá là một thực liệu cung cấp năng lượng cho heo khi tổ hợp khẩu phần, mỡ
cá chứa nhiều loại acid béo mà quan trọng là các acid béo không no. Các loại thức ăn
hỗn hợp hiện nay được sử dụng đôi khi không cung cấp đủ năng lượng cho sự tăng
trưởng tối đa của heo do giá thành hoặc do khó khăn khi bão quản nên các trại đôi lúc
phải tìm nguồn năng lượng cao giá cả hợp lý bổ sung thêm. Vì vậy việc tìm hiểu ảnh
hưởng của sử dụng mỡ cá trong thức ăn heo thịt sẽ có thể đóng góp phần nào mục
đích trên.
Được sự phân công của khoa Chăn nuôi – Thú y – Bộ môn dinh dưỡng và sự

hướng dẫn trực tiếp của PGS – TS. Bùi Huy Như Phúc chúng tôi thực hiện đề tài:
“Ảnh hưởng của việc bổ sung mỡ cá trong thức ăn heo thịt”
1.2. MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung 3% mỡ cá trong thức ăn đến các chỉ tiêu
sản xuất thịt.

1


1.3.YÊU CẦU
Theo dõi và ghi nhận những chỉ tiêu tăng trọng, sử dụng thức ăn, chất lượng
quầy thịt và liên quan đến hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Lipid - chất béo
2.1.1. Định nghĩa
Chất béo là một nhóm gồm nhiều hợp chất hóa học khác nhau. Triacylglycerol
còn gọi là triglycerid hay glycerid hoặc mỡ trung tính. Là một este của glycerol và
acid béo, được cấu tạo bởi ba nguyên tố C, H và O. Công thức tổng quát:

R1, R2, R3: là các gốc của acid béo

Lipid có đặc tính chung là không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ
như: Chloroform, Benzen, Ether.
Lipid gồm các acid béo, glycerid, glycerol, phospholipids, sterol.
2.1.2. Vai trò của chất béo trong dinh dưỡng động vật

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao cho gia súc, gia cầm. Năng lượng
đốt cháy trong cơ thể động vật của chất béo cao gấp 2 – 2,5 lần so với bột đường
và chất protein.
Chất béo cũng là một dung môi để hoà tan các vitamin và sắc tố tan trong chất
béo giúp cơ thể hấp thu thuận tiện. Nếu thiếu chất béo thì sự hấp thu carotene,
vitamin A,D,E,K…. sẽ giảm.
Chất béo làm tăng khẩu vị thức ăn cho thú, làm giảm độ bụi của thức ăn.
Chất béo còn có tác dụng bôi trơn khi thú nuốt thức ăn.
3


Chất béo còn cung cấp một số acid béo thiết yếu, cần thiết cho cơ thể động vật
như acid linoleic, acid arachilonic. Một số vitamin và tiền vitamin tan trong chất
béo như carotene, vitamin A, D, E, K.
Chất béo trong thức ăn cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nếu thức
ăn có nhiều acid béo chưa no thì mỡ động vật sẽ nhão, ngược lại thiếu acid béo
chưa no thì mỡ trở nên cứng.
Từ chất béo cơ thể cũng có thể chuyển hoá thành chất khác và cùng tham gia
tạo nên sản phẩm động vật.
2.1.3. Tính chất vật lý
Chất béo có tỷ trọng thấp hơn nước ( 0,86 – 0,97 ), không tan trong nước, khi
trộn với nước sẽ tạo thành hai lớp: Nước ở dưới và chất béo ở trên, đầu COO- tiếp
xúc với nước, đuôi kị nước nằm ở phía trên. Dưới tác động của các chất gây nhủ
tương hóa như xà phòng (muối Na+ hay K+ của acid béo bậc cao) hoặc acid mật
hay muối mật (do gan tiết ra), chất béo bị chia nhỏ trông như dạng sữa gọi là dạng
nhũ tương bền. Nhờ vậy, xà phòng là chất tẩy rửa dầu mỡ sau các dung môi hữu
cơ. Ngoài ra, điều đó cũng giải thích các bệnh nhân bị bệnh gan phải hạn chế thức
ăn chứa chất dầu mỡ, vì ở các cơ thể này dầu mỡ trong thức ăn không được nhũ
tương hóa, do đó lipase phân giải chậm. Lipid bao gồm các acid béo, các
triglycerid, glycerol, các phospholipid và các sterol trong đó các acid béo là thành

phần chính quan trọng nhất.
2.2. Lượng và dạng chất béo bổ sung cho heo
2.2.1. Loại chất béo
Trong chăn nuôi, hai loại chất béo được sử dụng: Mỡ động vật và dầu thực vật.
Tỉ lệ tiêu hoá chất béo phụ thuộc vào tuổi heo, độ dài của chuỗi acid béo, mật
độ các acid béo tự do, tỉ lệ acid béo tự do/ acid béo chưa no (U/S) (Stahy,1984).
Giá trị của các loại chất béo phụ thuộc vào giá trị năng lượng và giá thành của
các loại chất béo đó.
Hầu hết mỡ động vật và dầu thực vật được sử dụng nhằm mục đích cung năng
lượng. Tuy nhiên mỡ động vật thường đông đặc ở nhiệt độ phòng, gây dính thức
ăn nên khó khăn khi sử dụng. Dầu thực vật có nhiều acid béo thiết yếu, năng lượng
trao đổi và năng lượng thuần đều cao tuy nhiên chúng chứa nhiều acid béo chưa no
4


nên dễ tạo peroxide và giá thành khá mắc. Mỡ cá được coi là tốt nhất ngoài mục
đích cung cấp năng lượng nó còn có nhiều acid béo mạch dài cần thiết cho sự phát
triển của thú và giá thành có thể chấp nhận được
Bảng 2.1: Khả năng tiêu hoá và năng lượng của một vài loại chất béo
Loại chất béo

Khả năng tiêu hoá (%))

ME (MJ/kg)

ME (kcal/kg)

Dầu đậu nành

95


38,36

9,168

Dầu mầm bắp

92

30,87

7,378

Mỡ heo

89

36,76

8,785

Mỡ bò

73

30,16

7,208

Tinh bột


90

17,57

4,20

2.2.2. Lượng chất béo thích hợp
Theo Harmon (2000), bổ sung chất béo từ 0,5 – 1% sẽ làm giảm độ bụi và tăng
tính ngon miệng nhưng ít tác dụng đến hiệu suất chăn nuôi, do đó bổ sung 3 – 7% là
mức thường dùng. Khẩu phần bổ sung 5 – 10% chất béo trong khoảng 10 ngày cuối
của thai kỳ đã làm tăng sức sống của heo con (Pearl, 1996). Tuy nhiên, khẩu phần có
trên 6% chất béo gây khó khăn cho việc dự trữ và bão quản. Do vậy, tỷ lệ bổ sung
chất béo còn phụ thuộc vào lượng chất béo và thành phần thức ăn đang sử dụng.
2.3. Acid béo
2.3.1. Công thức cấu tạo
Acid béo là thành phần chính của hầu hết các lipid. Cả lipid trong cơ thể lẫn
thực vật.
Công thức tổng quát:
Số nguyên tử carbon trong acid béo thường là chẵn (14 – 22C). Các acid béo
thường gặp có số carbon từ 16 – 18. Số thứ tự của nguyên tử carbon trong mạch
hydrocarbon của acid béo được tính từ nguyên tử carbon của nhóm carbonxyl.

Ký hiệu: α, β, γ, ω,…. để chỉ thứ tự của nguyên tử carbon trong mạch.
5


Về cơ bản acid béo là một mạch dài các nguyên tử carbon liên kết với nhau và
được bao quanh bởi các nguyên tử hydrogen. Ở một đầu phân tử được xác định là đầu
alpha, gắn với nhóm carboxyl (- COOH ). Một đầu còn lại của mạch là đầu cuối

(omega), là nhóm methyl (-CH3)
2.3.2. Tính chất vật lý
Các phân tử acid béo bão hoà có mạch thẳng, thường dể gắn chặt với nhau.
Ngược lại các phân tử acid béo bất bão hoà có cấu tạo lệch, do đó chỉ gắn với nhau
một cách lỏng lẻo và dễ bị phá vỡ bởi nhiệt độ hơn các acid béo bão hoà. Vì vậy các
chất giàu acid béo bất bão hoà có nhiệt độ tan chảy thấp hơn các chất béo giàu acid
béo bão hoà (đặc biệt các acid béo có chuỗi carbon dài hơn 12 carbon). Tóm lại, mỡ
hoặc dầu được phân loại thành bão hoà, bất bão hoà đơn hay bất bão hoà đa dựa trên
hàm lượng cao hoặc thấp của các loại acid béo hiện diện.
Chiều dài của mạch carbon trong acid béo ảnh hưởng đến độ rắn chắc của
triglyceride ở nhiệt độ thường. Cụ thể, các acid béo bão hoà chuỗi dài từ 12 carbon trở
lên hiện diện ở những trạng thái rắn khác nhau ở nhiệt độ thường, trong khi các acid
béo bão hoà chuỗi vừa từ 6 đến 10 carbon ( ví dụ dầu dừa) và chuỗi ngắn dưới 6
carbon hiện diện ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Các triglycerid chứa các acid béo bất
bão hoà đa và đơn cũng tồn tại dạng lỏng.
Vị trí nối đôi C=C trong chuỗi carbon của các acid béo bất bão hoà tạo nên sự
khác biệt lớn trong việc cơ thể con người chuyển hoá chúng. Nếu nối đôi đầu tiên nằm
cách 3 carbon so với đầu methyl (omega) của acid béo, nó là acid béo omega-3 (ω-3).
Nếu nối đôi đầu tiên nằm cách methyl 6 carbon, nó là acid béo omega-6 (ω-6). Theo
quy ước tương tự, một acid béo omega-9 (ω-9) có nối đôi đầu tiên cách methyl của
acid béo 9 carbon. Trong thực phẩm, acid α-linolenic (ALA, 18:3 n-3) là acid béo ω-3
chủ yếu; acid linoleic (18:2 n-6) là acid béo ω-6 chủ yếu; và acid oleic (18:1 n-9) chủ
yếu.

6


Bảng 2.2: Cấu trúc hoá học của các acid béo bất bão hoà tiêu biểu thuộc các nhóm
ω-3, ω-6, ω-9.
Tên acid


Ký hiệu

Công thức hoá học

α-Linolenic

18:3 n-3

CH3CH2(CH=CH-CH2)3(CH2)6COOH

Linoleic

18:2 n-6

CH3(CH2)4CH=CHCH2CH=CH(CH2)7COOH

Oleic

18:1 n-9

CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH

(Ghi chú: Trong cách viết ký hiệu của acid béo, số thứ nhất biểu thị số carbon, số thứ
hai biểu thị số nối đôi và n- (hay ω- ) chỉ nhóm của acid béo bất bão hoà. Cũng có thể
sử dụng những cách viết khác, ví dụ như acid béo oleic có thể được ký hiệu là C18:1
hoặc 18:1)
2.3.3. Phân loại
Dựa vào số liên kết đôi để phân loại thì có 3 loại. Liên kết đôi được ký hiệu là
Δ (denta). Vị trí của liên kết đôi trên mạch hydrocarbon ghi ở phía trên, góc phải.

™ Acid béo bão hoà: Acid không có nối đôi C=C trong cấu trúc của nó.
Công thức cấu tạo: CnH2n02
Ví dụ: Acid palmitic: CH3(CH2)14COOH (C16)
Acid stearic: CH3(CH2)16COOH

(C18)

™ Acid béo bất bão hoà
Acid béo bất bão hoà đơn: Là những acid béo có chứa một nối đôi trong cấu tạo của

Ví dụ: Acid oleic: C18 có một nối đôi ở C9
Ký hiệu: C18Δ9
Công thức hoá học: CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH
Acid béo bất bão hoà đa: Là những acid béo có chứa hai nối đôi trở lên .
Ví dụ: Acid linolenic: C18 có ba nối đôi ở C9, C12 và C15
Ký hiệu: C18Δ9,12,15
Công thức hoá học: CH3(CH2)7CH=CHCH2CH=CHCH2CH=CHCH2COOH

7


2.3.4. Nguồn hiện diện của acid béo
Triglycerid là lipid dự trữ có trong mỡ động vật và dầu thực vật.
Trong thực vật có nhiều ở các cơ quan như củ, quả, hạt
Ví dụ: Dầu chiếm 65 – 70% ở hạt thầu dầu; 40 – 63% ở hạt lạc; 18% ở hạt đậu
tương.
Ở động vật: Trong mô mỡ acid béo chiếm 70 – 97%; trong tuỷ sống 14 – 20%
khối lượng tươi.
Bảng 2.3. Phần trăm acid béo chứa trong một số loại thức ăn điển hình
Acid béo không no

Loại
nhiều
Loại một
nối đôi (%) nối đôi
(%)

Nguyên liệu

Hàm
lượng
chất béo
(%)

Acid
béo no
(%)

Dầu mè

46,4 - 56

12,7

48,1

40,0

Từ hạt mè

Dầu lạc

Dầu đậu
tương

44,5

19,0

39,0

42,0

Từ hạt lạt

18,4

15,0

25,0

60,0

Từ hạt đậu tương

Dầu ngô

30 - 40

16,0

30,0


54,0

Từ phôi

Dầu cám gạo
Dầu hướng
dương

16 -18

20,0

40,0

40,0

40 - 50

10,0

13,0

77,0

Từ cám gạo
Từ hạt hướng
dương

Dầu dừa


47,6

94,0

5,0

1,0

Từ cơm dừa già

Dầu cọ

44,63

50,0

40,0

10,0

25

36,0

35,0

14,7

Từ cơm dầu cọ

Từ mỡ phần (mỡ
trong)

83,5

66,0

30,0

4,0

Tách từ sữa

Mỡ heo

20 - 30

47,0

50,0

3,0

Từ con heo

Mỡ bò

10 - 20

44,0


43,0

26,0

Từ con bò

Mỡ cá basa


8

Ghi chú


2.4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CÁ TRA, CÁ BASA Ở VIỆT NAM
2.4.1. Phân loại
Cá tra và basa là hai trong số 11 loài thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được xác
định ở sông Cửu Long. Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp cá
tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít gặp ở nước ta và còn sống sót rất ít ở
Thái Lan và Campuchia, đã được xếp vào danh sách cá cần được bão vệ nghiêm ngặt
(sách đỏ). Cá tra và basa của ta cũng khác hoàn toàn với loài cá nheo Mỹ (Ictalurus
punctatus) thuộc họ Ictaluridae.
Phân loại cá Tra
Bộ cá nheo Siluriformes
Họ cá tra Pangasiidae
Giống cá tra dầu Pangasianodon
Loài cá tra Pangasianodon
hypophthalmus (Sauvage 1878)


Hình 2.1: Hình dạng cá Tra

Phân loại cá Basa
Bộ cá nheo Siluriformes.
Họ cá tra Pangasiidae.
Giống cá basa Pangasius
Loài cá basa Pangasius
bocourti (Sauvage 1880)
Hình 2.2: Hình dạng cá Basa
2.4.2. Phân bố
Cá tra và basa phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt
Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekong và
Chao Phraya, cá basa có ở sông Chaophraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa
có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống tra và basa được vớt trên sông Tiền và sông
Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt
Nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong để sinh sống và tìm nơi sinh
9


sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá
ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng
năm.
2.4.3. Hình thái, sinh lý
Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng
rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng
nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ
chết ở nhiệt độ thấp dưới 15 oc, nhưng chịu nóng tới 39 oc. Cá tra có số lượng hồng cầu
trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp
bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao
oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.

Cá basa (còn gọi là cá bụng) cũng là cá da trơn, có thân dài, chiều dài chuẩn bằng
2,5 lần chiều cao thân. Ðầu cá basa ngắn, hơi tròn, dẹp bằng, trán rộng. Miệng hẹp,
chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải
răng hàm trên to và rộng và có thể nhìn thấy khi miệng khép. Có 2 đôi râu, râu hàm
trên bằng chiều dài đầu, râu mép dài tới hoặc quá gốc vây ngực. Mắt to, bụng to, lá mỡ
rất lớn, phần sau thân dẹp bên, lưng và đầu màu xám xanh, bụng trắng bạc. Chiều cao
của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn.
Cá basa không có cơ quan hô hấp phụ, ngưỡng oxy cao hơn cá tra, nên chịu
đựng kém ở môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Theo Nguyễn Tuần
(2000), cá basa sống chủ yếu ở nước ngọt, chiụ được nước lợ nhẹ, nồng độ muối 12,
chịu đựng được ở nơi nước phèn có pH >5,5. Ngưỡng nhiệt độ từ 18-400C, ngưỡng
oxy tối thiểu là 1,1mg/lít. Nhìn chung sự chịu đựng của cá basa với môi trường khắc
nghiệt không bằng cá tra, do đó cá được nuôi thương phẩm chủ yếu trong bè trên sông
nước chảy
2.4.4. Ðặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 gam). Từ khoảng
2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên
10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể
sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m.
10


Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1
năm cá đạt 1-1,5 kg/con ( năm đầu tiên ), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn,
có khi đạt tới 5-6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như
loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng
lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ
béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản.
Ở cá basa, thời kỳ cá giống cũng lớn khá nhanh, sau 60 ngày cá đạt chiều dài 810,5 cm, sau 7-8 tháng đạt thể trọng 400-550 gam, sau 1 năm đạt 700-1.300 gam.

Nghiên cứu về tăng trưởng cá basa cho thấy trong 2 năm đầu tiên cá tăng trưởng nhanh
về chiều dài thân, càng về sau tốc độ này giảm dần. Khi đạt đến một kích thước nhất
định thì chiều dài thân hầu như ngừng tăng. Ngược lại trong 2 năm đầu tốc độ tăng
trưởng về thể trọng chậm nhưng tăng dần về sau. Nuôi trong bè sau 2 năm có thể đạt
tới 2.500 gam. Trong tự nhiên đã gặp cỡ cá có chiều dài thân 0,5m.
Bảng 2.4: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra và cá basa ngoài tự nhiên
Cá tra

Cá basa

(Theo D.Menon và P.I.Cheko (1955)
Nhuyễn thể

35,4%

Mùn bã hữu cơ

53,1%

Cá nhỏ

31,8%

Rễ thực vật

21,1%

Côn trùng

18,2%


Giáp xác

14%

Thực vật dương đẳng

10,7%

Trái cây

12,1%

Thực vật đa bào

1,6%

Côn trùng

6,7%

Giáp xác

2,3%

Nhuyễn thể

5,4%

Cá nhỏ


4,5%

11


2.4.5. HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ TRA,
CÁ BASA
Cá tra và basa phân bố ở một số nước Ðông Nam Á như Campuchia, Thái
Lan, Indonexia và Việt Nam, là hai loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao. Cá tra được nuôi
phổ biến hầu hết ở các nước Ðông Nam Á, là một trong các loài cá nuôi quan trọng
nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông MeKong đã có nghề nuôi cá tra
truyền thống là Thái Lan, Capuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tra tự nhiên
phong phú. Ở Capuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra,
chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản
lượng các loài cá nuôi. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất, có 50% số
trại nuôi cá tra, đứng thứ hai sau cá rô phi. Một số nước trong khu vực như Malaysia,
Indonesia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80.
Ðồng bằng Nam Bộ của Việt Nam đã có truyền thống nuôi cá tra và cá basa.
Cá tra nuôi phổ biến trong cả ao và bè, cá basa chủ yếu nuôi trong bè. Hiện nay nuôi
cá tra và basa đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam Bộ mà một số nơi ở
miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tượng này. Những năm
gần đây nuôi các loài này phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và
nguyên liệu cho xuất khẩu. Ðặc biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ động về sản xuất
giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và phát triển triển vượt bậc. Nuôi thương
phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 - 300 tấn/ ha, cá
tra và basa nuôi trong bè có thể đạt tới 100 - 300kg/ m3 bè. Trong năm 2002, chỉ tính
riêng 2 tỉnh An Giang và Ðồng Tháp, sản lượng cá tra, basa nuôi đã đạt 180.000 tấn.
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam Bộ.
Hầu như nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Việc

phát triển nuôi cá tra ở Nam Bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu và có
mặt trên thị trường quanh năm. Vào mùa lũ, nguồn cá tự nhiên do sông Mekong tải về
một lượng khổng lồ cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ của cư dân. Vào mùa khô, lượng
cá trên sông ít đi do nước sông cạn, cá rút khỏi các khu đồng trũng thì cá cung cấp cho
thị trường trở nên khan hiếm, lúc này cá nuôi hoặc cá lưu giữ trong ao, nhất là cá tra
trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng. Tài liệu thống kê của tỉnh An Giang cho
thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là
12


nuôi cá tra. Có lẽ do An Giang là một trong 2 tỉnh (cùng Ðồng Tháp) có nguồn cá tra
giống phong phú vớt trên sông và nghề cá tra giống phát triển nhất trong cả nước. Tài
liệu của Ủy Hội sông Mekong cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền Nam Việt
Nam những thập niên 50-70. Nuôi cá tra truyền thống và ghép với một số loài khác,
người dân thu họach cá thường vào cuối năm hoặc những tháng mùa khô. Từ những
năm 1970 về trước, khi nghề cá còn hạn chế về kỹ thuật nuôi, về con giống và tập
quán nuôi cá, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu
là cá tra, còn các đối tượng khác thì rất ít. Do đặc tính chịu đựng được môi trường
khắc nghiệt nên người nuôi cá tra không cần phải đào ao lớn mà nuôi vẫn có kết quả.
Nghề nuôi cá bè có lẽ được bắt nguồn từ Biển Hồ (Tonlesap) của Campuchia
được một số kiều dân Việt Nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ vùng Châu Đốc, Tân
Châu thuộc tỉnh An Giang và Hồng Ngự thuộc tỉnh Ðồng Tháp vào khoảng cuối thập
niên 50 thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến và bổ sung kinh nghiệm cũng như kỹ thuật,
nuôi cá bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Ðồng bằng sông Cửu Long
có hơn một nửa số tỉnh nuôi cá bè, nhưng tập trung nhất vẫn ở hai tỉnh An Giang và
Ðồng Tháp, với hơn 60% số bè nuôi và có năm đã chiếm tới 76% sản lượng nuôi cá bè
của toàn vùng.
Nguồn giống cá tra và basa trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt trong tự
nhiên. Hàng năm vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn
sông Cửu Long (Mekong) bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân Châu (An Giang) và

Hồng Ngự (Ðồng Tháp) dùng một loại lưới hình phễu gọi là 'đáy' để vớt cá bột. Cá tra
bột được chuyển về ao để ương nuôi thành cá giống cỡ chiều dài 7-10cm và được vận
chuyển đi bán cho người nuôi trong ao và bè khắp vùng Nam Bộ. Khu vực ương nuôi
cá giống từ cá bột vớt tự nhiên tập trung chủ yếu ở các địa phương như Tân Châu,
Châu Đốc, Hồng Ngự, các cù lao trên sông Tiền Giang như Long Khánh, Phú Thuận.
Trong những thập niên 60-70 thế kỷ 20, sản lượng cá bột vớt mỗi năm từ 500-800
triệu con và cá giống ương nuôi được từ 70-120 triệu con. Sản lượng vớt cá bột ngày
càng giảm dần do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức của
con người. Ðầu thập niên 90, sản lượng cá bột vớt hàng năm chỉ đạt 150-200 triệu con
(Vương Học Vinh, 1994). Ðồng thời khi vớt cá tra, rất nhiều cá bột của các loài cá
khác cũng lọt vào 'đáy' và bị lọc ép để loại bỏ. Khối lượng các lòai cá khác ngòai cá
13


tra có thể gấp 5-10 lần so với cá tra, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi cá tự
nhiên. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra được bắt đầu từ năm 1978 và cá basa từ
1990. Ðến năm 1999, khi chúng ta đã chủ động và xã hội hoá sản xuất giống nhân tạo
cá tra và ba sa thì nghề vớt cá tra bột hoàn toàn chấm dứt. Vào năm 1999, sản lượng cá
bột sản xuất nhân tạo đã cao hơn số lượng những năm trước vớt ngòai tự nhiên. Cho
đến khi có quy định bãi bỏ vớt cá bột, số ' đáy' vớt cá đã giảm chỉ bằng 25% so với
thời kỳ 1975-1980.
Cá basa giống trước đây hoàn toàn vớt ngoài tự nhiên bằng câu hoặc các hình
thức thu bắt cá giống khác để ương thành giống lớn và cung cấp cho các bè nuôi thịt.
Mỗi năm nhu cầu con giống cá basa từ 20-25 triệu con. Từ năm 1996, các cơ quan
nghiên cứu như Trừơng Ðaị Học Cần Thơ, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II,
Công ty Agifish An Giang đã nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân
tạo cá basa thành công, đã chủ động giải quyết con giống cho nghề nuôi cá basa.
Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu và con cá tra, cá basa tìm được thị trường thì nghề
nuôi cá tra và basa như bước sang một trang mới. Cùng với thành công sản xuất đủ
nhu cầu giống cá tra và basa nhân tạo, nghề nuôi cá tra và basa trong bè cũng như

trong ao phát triển mạnh mẽ, sản lượng cá thịt tăng lên đột biến trong 3 năm trở lại
đây. Cá tra và basa đã trở thành đối tượng xuất khẩu với nhiều mặt hàng chế biến đa
dạng, phong phú và được xuất sang hàng chục nước và vùng lãnh thổ. Nhưng nhu cầu
thực phẩm trong nước vẫn đang là một thị trường vô cùng rộng lớn mà chúng ta còn
bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Cá tra hiện đang có sản lượng xuất khẩu nhiều
nhất trong các loài cá nuôi nước ngọt, cá basa có nhiều đặc điểm giống với cá tra
nhưng thịt và mỡ có màu trắng nên có giá trị thương phẩm và xuất khẩu còn cao hơn
cá tra.
2.5. Mỡ cá
2.5.1.Thành phần, tính chất của chất béo ở cá
Các thành phần chủ yếu trong thịt cá gồm: Nước, protein, lipid, các chất
khoáng, glucid. Các thành phần này có hàm lượng thay đổi tuỳ theo loài.
Người ta nhận thấy rằng hàm lượng nước và hàm lượng lipid có mối tương quan tỷ lệ
nghịch với nhau, khi hàm lượng nước cao thì hàm lượng lipid thấp và ngược lại.

14


Theo tác giả Legrand D.G, thành phần chủ yếu của một số loại cá được thể hiện trong
bảng 2.5.
Bảng 2.5: Thành phần chủ yếu của một số loài cá (g/100g)
CHẤT

LOẠI CÁ

NƯỚC

PROTEIN

LIPID


Cá Tuyết chấm đen

81

18,5

0,2

1,5

Cá Trích

69

17,5

11,5

2

Cá Cabillaud

81

17,5

Cá Hồi

65


22

13,5

1,5

Cá Thu

67

19

12

1,5

Cá Sardine

71

19

8,5

2,5

Cá Ngừ

71


25

3,5

1,4

Cá Hương

66

21

11,5

1,2

KHOÁNG

1,2

2.5.2.Sự phân bố chất béo trong cơ thể cá
Chất béo trong cá chủ yếu ở các lớp mỡ dưới da và xung quanh các cơ ở trong
xoang bụng, ngoài ra còn chứa rải rác trong một số bộ phận khác của cơ thể như :
Xương, bắp thịt, gan….

50
45
40
35

30
25
20
15
10
5
0

Cá Sòng mùa xuân
Cá Sòng mùa thu

Da


trắng

Đầu Xương Vách Cơ đỏ Ruột
xoang
bụng

Gan

Tuyết
sinh
dục

Biểu đồ 2.1: Phân bố mỡ trong các bộ phận khác nhau của cá Sòng theo
ACKMANNR.G
15



×