Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NẤM MEN SỐNG BIOSAF TRONG THỨC ĂN HEO NÁI NUÔI CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.64 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NẤM MEN SỐNG
BIOSAF TRONG THỨC ĂN HEO NÁI NUÔI CON

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN PHƯƠNG MINH
Ngành
: THÚ Y
Niên khóa
: 2004 – 2009

Tháng 09/2009


THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NẤM MEN SỐNG BIOSAF
TRONG THỨC ĂN HEO NÁI NUÔI CON

Tác giả

NGUYỄN PHƯƠNG MINH

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 09/2009



LỜI CẢM TẠ
™ Thành kính ghi ơn
Cha mẹ, người suốt đời tận tụy, hy sinh tất cả vì chúng con.
™ Biết ơn sâu sắc
Đến TS. Dương Duy Đồng đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn này.
™ Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y
Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc
Cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Công ty Global Nutrition
Đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình học và
thực tập tốt nghiệp.
™ Trân trọng cảm ơn
Ban giám đốc xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên của xí nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập tại xí nghiệp.
™ Cảm ơn
Các bạn trong và ngoài lớp Thú Y 30 đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Minh

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm nấm men sống Biosaf trong thức ăn heo
nái nuôi con”
™ Thí nghiệm được tiến hành từ 16/03/2009 đến 01/06/2009 tại Xí Nghiệp Chăn
Nuôi heo Đồng Hiệp, Phạm Văn Cội, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
™ Heo thí nghiệm: 54 heo nái đẻ, lứa 2 – 4, mang thai 107 ngày đến khi cai sữa,
thuộc giống lai hai máu Yorkshire và Landrace.
™ Bố trí thí nghiệm: gồm 3 lô
Lô 1 (đối chứng): gồm 18 heo nái sử dụng khẩu phần không bổ sung nấm men
sống, lô 2: gồm 18 heo nái sử dụng khẩu phần có bổ sung 0,1% chế phẩm nấm men
sống, lô 3: gồm 18 heo nái sử dụng khẩu phần có bổ sung 0,15% chế phẩm nấm men
sống.
™ Kết quả theo dõi
- Tỷ lệ nuôi sống heo con đến cai sữa của 2 lô có sử dụng chế phẩm nấm men
sống Biosaf cao hơn so với lô đối chứng (P > 0,05).
- Trọng lượng heo con lúc cai sữa của 2 lô có sử dụng chế phẩm nấm men sống
Biosaf cao hơn so với lô đối chứng (P > 0,05).
- Tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy trong thời gian theo mẹ của 2 lô có sử dụng chế
phẩm nấm men sống Biosaf thấp hơn lô đối chứng (P > 0,05).
- Sự giảm trọng lượng của heo nái trong thời gian nuôi con của 2 lô có sử dụng
chế phẩm nấm men sống Biosaf thấp hơn lô đối chứng.
- Thời gian lên giống lại của heo nái ở 2 lô có sử dụng chế phẩm nấm men sống
Biosaf ngắn hơn so với lô đối chứng.
- Hiệu quả kinh tế của 2 lô có sử dụng chế phẩm nấm men sống cao hơn lô đối
chứng.

ii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa
Lời cảm ơn.................................................................................................................. i
Tóm tắt luận văn ......................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng .................................................................................................... vii
Danh sách biểu đồ và hình.......................................................................................... viii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. ix
Chương I. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH ......................................................................................................... 2
1.3. YÊU CẦU............................................................................................................ 2
Chương II. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................. 3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP.......................... 3
2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 3
2.1.2. Vị trí địa lý........................................................................................................ 3
2.1.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp.................................................................................... 3
2.1.4. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 4
2.1.5. Nguồn gốc con giống....................................................................................... 4
2.1.6. Cơ cấu đàn heo ................................................................................................. 4
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO NÁI ....................................................................... 5
2.2.1. Chăm sóc heo nái sau khi sinh và nuôi con...................................................... 5
2.2.2. Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con.................................................... 5
2.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng nái nuôi con .................................................................... 6
2.2.4. Ảnh hưởng của di truyền, nhiệt độ, ẩm độ trên sinh sản heo nái .................... 7
2.2.5. Sự tiết sữa của heo nái ...................................................................................... 7
2.2.6. Sự động dục trở lại sau khi cai sữa ở heo nái ................................................... 7
2.3. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM THÍ NGHIỆM BIOSAF.................................... 8
iii



2.3.1. Đặc điểm Saccharomyces cerevisiae................................................................ 8
2.3.2. Cơ chế hoạt động của Saccharomyces cerevisiae ở thú đơn vị........................ 9
2.3.3. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của nấm men ......................................................... 9
2.3.4. Thành phần hóa học và dinh dưỡng của nấm men ........................................... 10
2.3.5. Sự sinh trưởng và phát triển của nấm men ....................................................... 14
2.3.6. Ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên tốc độ sinh sản của nấm men.. 14
2.3.6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ................................................................................ 14
2.3.6.2. Ảnh hưởng của pH........................................................................................ 14
2.3.6.3. Ảnh hưởng của một số hóa chất và chất sát trùng......................................... 14
2.3.7. Cơ sở việc sử dụng nấm men trong chế biến và sản xuất thức ăn.................... 15
2.3.8. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của nấm men ............................................ 16
2.3.8.1. Nghiên cứu trong nước.................................................................................. 16
2.3.8.2. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................. 17
Chương III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH............................. 18
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP.......................................................... 18
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.................................................. 18
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm........................................................................................ 18
3.2.2. Bố trí thí nghiệm............................................................................................... 18
3.3. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM.......................................................... 19
3.3.1. Chuồng trại ....................................................................................................... 19
3.3.2. Trang thiết bị chuồng trại ................................................................................. 20
3.3.3. Thức ăn ............................................................................................................. 20
3.3.4. Nước uống ........................................................................................................ 21
3.4. QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG HEO NÁI MANG THAI, NÁI
NUÔI CON VÀ HEO CON THEO MẸ..................................................................... 21
3.4.1. Quy trình nuôi dưỡng ....................................................................................... 21
3.4.1.1. Đối với nái ..................................................................................................... 21
3.4.1.2. Đối với heo con ............................................................................................. 22
3.5. VỆ SINH PHÒNG BỆNH................................................................................... 23
3.5.1. Vệ sinh chuồng trại........................................................................................... 23

3.5.2. Quy trình tiêm phòng........................................................................................ 23
iv


3.6. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ............................................................................... 24
3.6.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm .............................. 24
3.6.2. Heo nái.............................................................................................................. 24
3.6.2.1. Độ giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con............................................ 24
3.6.2.2. Thời gian lên giống lại sau khi cai sữa (ngày) .............................................. 24
3.6.2.3. Lượng thức ăn ăn vào .................................................................................... 25
3.6.3. Heo con............................................................................................................. 25
3.6.3.1. Số heo con đẻ ra/ lứa ..................................................................................... 25
3.6.3.2. Số heo con sơ sinh còn sống.......................................................................... 25
3.6.3.3. Tỷ lệ heo con còn sống (%)........................................................................... 25
3.6.3.4. Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống/ ổ (kg/ con) ...................................... 25
3.6.3.5. Số heo con chọn nuôi .................................................................................... 25
3.6.3.6. Tỷ lệ heo con chọn nuôi (%) ......................................................................... 25
3.6.3.7. Số heo con nuôi thực tế (con)........................................................................ 25
3.6.3.8. Số heo con cai sữa bình quân trên ổ (con)..................................................... 25
3.6.3.9. Tỷ lệ heo con cai sữa còn sống...................................................................... 25
3.6.3.10. Trọng lượng heo cai sữa (kg) ...................................................................... 25
3.6.3.11. Tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy (%)................................................................ 25
3.6.4. Hiệu quả kinh tế................................................................................................ 26
3.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 26
Chương IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 27
4.1. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ............................................................................... 27
4.1.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm ............................. 27
4.1.2. Trên heo nái nuôi con ....................................................................................... 28
4.1.2.1. Giảm trọng lượng bình quân của nái trong thời gian nuôi con ..................... 28
4.1.2.2. Thời gian lên giống lại của nái (ngày)........................................................... 29

4.1.2.3. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo nái trong thời gian nuôi con........................ 31
4.1.3. Trên heo con ..................................................................................................... 32
4.1.3.1. Số heo con sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống, tỷ lệ
heo con chọn nuôi, số heo con nuôi thực tế, số heo con sống đến cai sữa, tỷ lệ heo cai
sữa còn sống binh quân trên ổ .................................................................................... 32
v


4.1.3.2. Trọng lượng heo con thí nghiệm (kg) ........................................................... 34
4.1.3.3. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở heo con (%) ........................................................ 36
4.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ ......................................................................................... 37
Chương V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 39
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 39
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 41
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 42

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp.................................................................... 4
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của nấm men............................................................. 11
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của nấm men ............................................................... 12
Bảng 2.3: Thành phần axit amin của nấm men .......................................................... 12
Bảng 2.4: Thành phần khoáng của nấm men ............................................................. 13
Bảng 2.5: Thành phần vitamin của nấm men (mg/kg) ............................................... 13
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................. 19
Bảng 3.2: Công thức thức ăn và thành phần dưỡng chất thức ăn nái nuôi con.......... 20

Bảng 3.3: Quy trình tiêm phòng ................................................................................. 24
Bảng 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua các tháng thí nghiệm........................ 27
Bảng 4.2: Giảm trọng bình quân của nái trong thời kì nuôi con ................................ 28
Bảng 4.3: Thời gian lên giống lại của nái (ngày) ....................................................... 29
Bảng 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của nái nuôi con.................................. 31
Bảng 4.5: Số heo con sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống, tỷ
lệ heo con chọn nuôi, số heo con nuôi thực tế, số heo con cai sữa còn sống bình quân
trên ổ .......................................................................................................................... 32
Bảng 4.6: Trọng lượng heo con.................................................................................. 34
Bảng 4.7: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở heo con (%) .................................................... 36
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế thí nghiệm....................................................................... 37

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1: Độ giảm trọng của heo nái nuôi con (kg) .............................................. 28
Biểu đồ 4.2: Thời gian lên giống lại của nái (ngày) ................................................... 30
Biểu đồ 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ của heo nái nuôi con (kg/con/ngày) ................. 31
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống/ổ (%)................................................... 33
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ heo con cai sữa còn sống/ổ (%).................................................... 33
Biểu đồ 4.6: Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống (kg/con) ................................... 35
Biểu đồ 4.7: Trọng lượng heo con cai sữa còn sống (kg/con)................................... 35
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ ngày tiêu chảy trên heo con (%) ................................................... 35
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ ngày tiêu chảy trên heo con .......................................................... 36
Hình 2.1: Gắn kết mầm bệnh vào thành tế bào nấm men .......................................... 9
Hình 2.2: Chế phẩm Biosaf Sc47 ............................................................................... 13

viii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
P: Trọng lượng
VN: Vòng ngực
DTT: Dài thân thẳng
TGLGL: Thời gian lên giống lại
TGCS_LG: Thời gian tính từ lúc sau khi cai sữa đến khi nái có biểu hiện lên giống lại
TLHCCS: Tỷ lệ heo con còn sống
TLBQHCSS: Trọng lượng bình quân heo sơ sinh còn sống/ổ
TLHCCN: Tỷ lệ heo con chọn nuôi
TLHCCSCS: Tỉ lệ heo con cai sữa còn sống
TLHCCS: Trọng lượng heo con cai sữa
TLNHCTC: Tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy
TĂ: Thức ăn

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã và đang phát triển rộng rãi trên khắp thế giới.

Cùng với sự phát triển đó, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng có những bước phát triển
vượt bậc, trong đó chăn nuôi heo chiếm một phần quan trọng. Đối với chăn nuôi heo
nái sinh sản, mục tiêu của các nhà sản xuất là heo nái cho sữa tối đa theo tiềm năng
giống, giảm thấp sự hao mòn trọng lượng, rút ngắn thời gian lên giống lại kỳ sau, kéo

dài thành tích sinh sản, đạt được nhiều heo con cai sữa trong ổ, heo con khỏe mạnh và
đạt trọng lượng cai sữa cao. Vì vậy, nhà sản xuất luôn tìm mọi cách nhằm nâng cao
khả năng sinh sản của nái như cải thiện giống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, thức
ăn. Trong đó việc sử dụng thức ăn là một yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức
tăng trọng, sinh trưởng và khả năng sinh sản của heo.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được bổ sung trong thức ăn heo
nái mang lại nhiều kết quả tốt như vitamin, enzym, khoáng, bột huyết... Thời gian gần
đây, nấm men sống đã được sử dụng bổ sung vào thức ăn heo nái. Nó làm tăng sự tiêu
hóa, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, bổ sung protein và vitamin cho cơ thể gia
súc góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi .
Biosaf là một chế phẩm nấm men sống có thành phần chính là Saccharomyces
cerevisiae được thử nghiệm bổ sung vào thức ăn nuôi dưỡng heo nái với hy vọng là
một trong những biện pháp nâng cao khả năng nuôi con của heo nái.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự cho phép của bộ môn Dinh Dưỡng, khoa
Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn
của TS. Dương Duy Đồng cùng với sự đồng ý của Xí Nghiệp Chăn Nuôi heo Đồng
Hiệp, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm nấm men sống
Biosaf trong thức ăn heo nái nuôi con”.

1


1.2.

MỤC ĐÍCH
Đánh giá được tác động của việc sử dụng chế phẩm nấm men sống trong thức

ăn heo nái nuôi con đến khả năng nuôi con, sức khỏe heo nái và sức tăng trưởng của
heo con.
1.3.


YÊU CẦU
Theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm nấm men sống trên các chỉ tiêu sau:

9 Trên heo nái: sự thay đổi trọng lượng, lượng thức ăn ăn vào, thời gian lên giống
lại sau cai sữa của heo nái trong thời gian nuôi con.
9 Trên heo con: số heo con sơ sinh, số heo con sơ sinh chọn nuôi, số heo con còn
sống đến cai sữa, trọng lượng heo con lúc sơ sinh và lúc cai sữa, tỷ lệ tiêu chảy
trên heo con và hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP
2.1.1. Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng năm 1967 do tư nhân quản lý, lấy tên là Đồng Hiệp. Năm
1975 đổi tên thành xí nghiệp chăn nuôi heo 3/2. Đến tháng 3 năm 1996 lấy lại tên cũ
và đầy đủ là Xí Nghiệp Chăn Nuôi heo Đồng Hiệp.
Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiễm môi trường, xí
nghiệp được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 cơ sở cũ:
Xí Nghiệp Chăn Nuôi heo Đồng Hiệp
Xí Nghiệp Chăn Nuôi heo Khang Trang
Xí Nghiệp Chăn Nuôi heo Dưỡng Sanh
Và Xí Nghiệp Chăn Nuôi heo Đồng Hiệp đã khánh thành ngày 15/8/2004.
Hiện nay xí nghiệp là đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp
Sài Gòn.
2.1.2. Vị trí địa lý
Xí nghiệp có tổng diện tích 25 ha được đặt ở ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ

Chi Tp. Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý của xí nghiệp phải nói là khá thuận lợi cho việc phát triển ngành
chăn nuôi (xung quanh xí nghiệp diện tích rừng cao su chiếm đa số, dân cư thưa thớt)
thuận lợi hơn rất nhiều so với địa thế trước đây (xí nghiệp nằm giữa khu dân cư Linh
Xuân, Thủ Đức).
2.1.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp
Sản xuất heo giống, heo thịt và heo con nuôi thịt trên cơ sở các giống ngoại
nhập như Yorkshire, Landrace, Duroc nhằm cung cấp cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh
và các vùng lân cận.

3


2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức được trình bày theo sơ đồ sau:
Ban giám đốc

Phòng nghiệp vụ

Thủ kho

Kế toán

Tổ bảo vệ

Tổ A

Phòng kỹ thuật

Phòng tổ chức

hành chánh

Thủ quỹ

Tổ B

Tổ C

Tổ D

Đội cơ điện

Tổ quản lý
môi trường

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
2.1.5. Nguồn gốc con giống
Đực giống thuộc các nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc được nhập từ
Mỹ. Riêng heo nái, một số giống thuần được nhập từ Mỹ, đa số còn lại là nái nền
thuộc giống Yorkshire, Landrace, Duroc và lai Yorkshire x Landrace, Landrace x
Yorkshire được chọn lọc tại xí nghiệp. Hiện xí nghiệp đang thực hiện quy trình chọn
lọc hậu bị và nhân giống tại xí nghiệp để thay thế nái già, nái có thành tích sinh sản
kém.
2.1.6. Cơ cấu đàn heo
Theo phòng kỹ thuật chăn nuôi heo Đồng Hiệp, tính đến ngày 19 tháng 5 năm
2009. Tổng đàn không tính heo con theo mẹ là 13082 con, trong đó bao gồm:
- Đực làm việc: 40 con
- Nái sinh sản: 2510 con
- Hậu bị: 1753 con
+ Hậu bị đực: 70 con

+ Hậu bị cái: 1683 con
- Heo con sau cai sữa: 3345 con
4


- Heo thịt: 5434 con
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO NÁI
2.2.1. Chăm sóc heo nái sau khi sinh và nuôi con
Sau khi sinh nái thường mệt, ăn ít hay không ăn, nếu có điều kiện nên cho nái
uống nước cháo tinh bột gạo, bắp, hay cám để tăng lượng glucose bù đắp cho cơ thể bị
mất sau khi đẻ và cũng nhờ đó tránh xảy ra trường hợp thiếu glucose trong máu gây
sốt sữa (Võ Văn Ninh, 2003).
Phải định lượng thức ăn hàng ngày theo sự tiết sữa của nái và sức bú của heo
con. Mức ăn trong giai đoạn này trung bình khoảng 4,5kg/con/ngày. Cần quan sát kỹ
biến đổi thể vóc của nái để cung cấp định mức thức ăn: nái mập nên hạn chế thức ăn
nếu nuôi ít con, nái gầy nuôi nhiều con nên cho ăn tự do theo nhu cầu. Nếu sự cân
bằng dưỡng chất trong thức ăn hàng ngày không đủ bù lại với nhu cầu tiết sữa nuôi
con thì cơ thể sẽ lấy dưỡng chất dự trữ trong cơ thể để sản xuất sữa, kéo dài tình trạng
như vậy sẽ dẫn đến nái bị suy kiệt khi cai sữa, chậm động dục để phối cho lần kế. Tuy
nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ thường thấp hơn ước tính, điều này do nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến sự ngon miệng của nái như yếu tố về thức ăn, sự nuôi dưỡng không hợp lý
như do nái ăn nhiều ở giai đoạn mang thai hay khi trời quá nóng nái sẽ ăn ít.
Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng trong thời gian nái nuôi con là cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng cho việc tạo sữa và ngăn ngừa sự hao hụt trọng lượng cũng như thể
trạng nái, nhờ vậy heo con mau lớn, nái có thể động dục sớm và phối đậu thai sau cai
sữa. Ngoài ra phải thường xuyên kiểm tra lượng nước uống cho nái. Nước phải sạch và
mát. Khi trời nóng, nái nuôi con có thể uống tới 40 lít/ngày (Nguyễn Ngọc Tuân - Trần
Thị Dân, 2000). Thiếu nước làm nái giảm ăn, giảm sữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến mất sữa như nái bị thiếu protein, calcium, di truyền, viêm đường sinh dục, viêm
vú, trời nóng hay thú sốt.

2.2.2. Giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con
Trong thời kỳ nuôi con, nái thường không ăn đủ thức ăn cần thiết để đáp ứng
nhu cầu nái và hậu quả là nái phải huy động dưỡng chất dự trữ trong cơ thể. Thường
có sự mất trọng lượng trong thời kỳ nuôi con, mức độ mất trọng lượng tùy thuộc vào
thời gian nuôi con, số lượng và tăng trọng của heo con bú sữa, trọng lượng và thành
phần cơ thể lúc bắt đầu cho sữa và điều kiện môi trường nuôi dưỡng.
5


Nái nuôi con trong tháng đầu thường giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể,
thức ăn xấu có thể làm nái giảm trọng nhiều hơn và nái chậm động dục trở lại sau khi
cai sữa (Võ Văn Ninh, 2003). Theo Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân (2000), trong
giai đoạn nuôi con, mức giảm trọng tối đa có thể chấp nhận là 20% của trọng lượng
heo nái khi đẻ. Có ý kiến cho rằng nái mất trọng lượng trong suốt thời kỳ cho sữa 10
kg là chấp nhận được. Trọng lượng mất đi thấp khi lượng ăn vào cao với khẩu phần
hợp lý. Theo Nguyễn Bạch Trà (1992), với khẩu phần 18% protein thì sau 28 ngày
nuôi con giảm trọng 11 kg.
2.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng nái nuôi con
+ Năng lượng
Nhu cầu năng lượng cũng như đáp ứng năng lượng trong thời kỳ nuôi con của
nái tùy thuộc hai yếu tố chính: một là nhu cầu năng lượng cho duy trì của nái và hai là
nhu cầu cho sản xuất sữa. Nếu năng lượng trong khẩu phần không đủ đáp ứng cho duy
trì và sản xuất sữa, cơ thể nái sẽ huy động các mô để cung cấp dưỡng chất cần thiết
cho tiết sữa.
Nái ăn mức năng lượng thấp trong suốt kỳ cho sữa thì huy động dưỡng chất từ
mô nhiều dẫn đến tăng sự giảm trọng và năng lượng mất từ cơ thể trong hai tuần đầu
nhiều. Vì thế, khẩu phần nái nuôi con cần phải đảm bảo năng lượng, nếu khẩu phần
thiếu năng lượng heo nái sụt cân nhanh và tỷ lệ sụt cân cao. Có ý kiến cho rằng heo nái
nuôi con nên cho ăn tự do để có sản lượng sữa cao.
+ Protein

Protein là chất cần thiết ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa, trực tiếp
ảnh hưởng đến sức khỏe heo con. Ngoài năng lượng, nhu cầu protein và các acid amin
thiết yếu để tạo ra sữa là rất cao một ngày heo nái cần 300 – 350 g protein để tạo sữa.
Đối với chất xơ, trong giai đoạn heo nái nuôi con không nên vượt quá 5%.
Vì vậy, phải chú ý đến nhu cầu năng lượng và protein cho nái mang thai và nuôi
con cho phù hợp với nhu cầu của nó, đồng thời cũng quan tâm tới một số khoáng vi
lượng - đa lượng và vitamin cho nái.

6


2.2.4. Ảnh hưởng của di truyền, nhiệt độ, ẩm độ trên sinh sản heo nái
Trong chăn nuôi heo nái sinh sản, việc chọn giống là một nhân tố quyết định
đến thành tích sinh sản của chúng. Những con giống khác nhau có số trứng rụng trong
một lần lên giống khác nhau, số con sinh ra trên ổ cũng khác nhau. Do đó chọn con
giống tốt là khâu đầu tiên quyết định đến thành tích sinh sản của heo nái.
Nhiệt độ chuồng nuôi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc. Nhiệt độ
môi trường cao thường gây stress nhiệt cho thú và làm tăng tỷ lệ chết phôi, chết thai
cao, trao đổi chất kém. Nếu nhiệt độ môi trường thấp làm cơ thể thú mất nhiệt nhanh,
hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể heo nái bị rối loạn. Bên cạnh đó ẩm
độ chuồng nuôi cũng ảnh hưởng không kém phần quan trọng lên sự sinh sản của heo
nái. Ẩm độ cao (> 90%) làm ngăn cản sự thoát hơi nước bề mặt da và ảnh hưởng đến
sự hô hấp của heo. Ẩm độ thấp (< 50%) làm da khô, niêm mạc nứt nẻ,…
Vì vậy, vai trò của bầu tiểu khí hậu cũng rất quan trọng, nái cần được yên tĩnh,
nhiệt độ và ẩm độ chuồng nái phải thích hợp, với điều kiện Việt Nam nhiệt độ trung
bình 25 – 300C, ẩm độ trung bình 75 – 80% là đạt yêu cầu. Nhiệt độ quá nóng làm nái
tiêu thụ ít thức ăn có ảnh hưởng đến thai và số thai sống. Chuồng nái phải khô ráo
không trơn trợt.
2.2.5. Sự tiết sữa của heo nái
Sữa đầu là sữa mẹ tiết cho con bú 2- 3 ngày đầu. Sữa đầu có đầy đủ chất dinh

dưỡng, kháng thể và chất chống nhiễm độc truyền từ heo mẹ cho heo con qua sữa đầu.
Heo con cần được bú sữa đầu của mẹ trong những ngày đầu sau khi sinh.
Lượng sữa heo mẹ tiết ra cao nhất trong 21 - 22 ngày đầu, sau đó giảm dần. Lượng sữa
nhiều hay ít phụ thuộc vào di truyền và sự nuôi dưỡng heo nái. Do lượng sữa ổn định,
nên số lượng con đẻ ra nhiều thì khối lượng heo con nhỏ, trường hợp đẻ con ít, khối
lượng heo con lớn hơn. Heo nái không có bầu dự trữ sữa, do đó không thể vắt sữa để
xác định lượng sữa, cũng như lấy sữa để kiểm tra chất lượng sữa.
2.2.6. Sự động dục trở lại sau khi cai sữa ở heo nái
Để tăng năng suất sinh sản của heo nái, người ta thường tìm cách để tăng số heo
sơ sinh còn sống trên ổ, tăng số lứa đẻ trong năm bằng cách rút ngắn thời gian cai sữa
của heo con và thời gian động dục lại của heo nái sau khi cai sữa.

7


Điều quan trọng là làm sao cho heo nái động dục và phối giống lại trong vòng 1
tuần sau khi cai sữa để đảm bảo kế hoạch sản xuất và tận dụng hết khả năng sinh sản
của heo nái. Theo Hội Đồng Hạt Cốc Hoa Kỳ (2000), thông thường tỷ lệ heo nái đẻ
lứa đầu tiên có biểu hiện động dục trong vòng 7 ngày sau cai sữa thì thấp hơn một chút
so với heo nái đã đẻ một vài lứa.
Thời gian nuôi con cũng ảnh hưởng đến động dục trở lại, nái với thời gian nuôi
con ngắn, đặc biệt nếu dưới 21 ngày, có thể cần nhiều thời gian động dục lại sau cai
sữa. Khoảng 85- 90% nái động dục trong 10 ngày sau cai sữa.
Tóm lại, cần phải có cách chăn nuôi và chăm sóc phù hợp mới đạt kết quả tốt.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM THÍ NGHIỆM BIOSAF
Biosaf là chất trợ sinh, là thực phẩm bổ sung vi sinh vật sống nhằm cải thiện
cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi. Thành phần chính của Biosaf là
nấm men sống Saccharomyces cerevisiae, tên thương mại: Biosaf Sc47.
Tác dụng của Biosaf: cải thiện chất lượng sữa và sữa đầu, heo con có hệ vi sinh
đường ruột khỏe mạnh, cai sữa dễ dàng và hiệu quả, giữ thể trạng cho nái, giảm hao

mòn trọng lượng.
2.3.1. Đặc điểm Saccharomyces cerevisiae
Saccharomyces cerevisiae thuộc lớp Acomycestes, bộ Endomycetaceae, tộc
Saccharomyces cerevisiea, giống Saccharomyces, loài Saccharomyces cerevisiae.
Saccharomyces cerevisiae là nấm men phân bố rộng rãi nhất. Thể đơn bội của
nó n = 17 nhiễm sắc thể, thể lưỡng bội có n = 34. Ngoài nhiễm sắc thể ra trong nhân tế
bào Saccharomyces cerevisiae còn có từ 50 – 1000 plasmid có cấu tạo là 1 phân tử
ADN hình vòng tròn kín, có kích thước 2 μ m, có khả năng sao chép độc lập, mang
tính trạng di truyền.
Saccharomyces cerevisiae có khả năng lên men rất nhiều loại đường như
glucose, saccharose, fructose, galactose, mantose, rượu ethanol, glycerin như nguồn
carbon, sử dụng axit amin và muối amon như nguồn nitơ… (Nguyễn Đức Lượng,
1996).
Cấu tạo cơ bản của tế bào Saccharomyces cerevisiae: thành tế bào cấu tạo gồm
lypoprotein, mannaprotein, glycan…; màng nguyên sinh chất chủ yếu là lypoprotein
chứa nhiều hợp chất canxi và men permease; nhân hình bầu dục hay hình tròn, nằm
8


gần không bào trung tâm; các cơ quan khác gồm thể golgi, ty thể, ribosome, không
bào, các hạt mỡ.
2.3.2. Cơ chế hoạt động của Biosaf Sc47 ở thú đơn vị
Gắn kết mầm bệnh vào thành tế bào nấm men (hiệu ứng mannan): tiêu chảy
trên thú non thường do mầm bệnh phát triển quá mức. Chỉ khi mầm bệnh gắn vào
thành ruột và sản sinh độc tố, gây tiêu chảy. Vài dòng vi trùng kết dính với chất thải
mannose của màng tế bào biểu mô ruột. Đồng thời vi trùng gây bệnh có thể kết dính
vào mannan của vách tế bào nấm men Biosaf, sau đó phức hợp nấm men và vi trùng
này nhanh chóng bị loại khỏi đường tiêu hóa. Như thế Biosaf có thể ngăn ngừa mầm
bệnh tấn công đường tiêu hóa và làm giảm nguy cơ tiêu chảy.


Hình 2.1: Gắn kết mầm bệnh vào thành tế bào nấm men
(Công ty Global Nutrition)
Chế phẩm Biosaf vào đường ruột sẽ cạnh tranh sinh tồn với mầm bệnh, hạn chế
mầm bệnh phát triển, kích thích miễn dịch (hiệu ứng β -glucan), kích thích vi sinh vật
có lợi phát triển.
2.3.3. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của nấm men
Nấm men là vi sinh vật hiếu khí, chúng hô hấp như một cơ thể hiếu khí bậc cao,
khi môi trường hết oxy phân tử chúng mới tiến hành lên men, tức chuyển sang hô hấp
kỵ khí lên men. Nấm men sử dụng các glucose, fructose, theo con đường EMP
(Embden - Meyerhof – Parnas) tiếp theo là chu trình Krebs.
9


Khi phản ứng lên men bắt đầu, tốc độ sinh sản của tế bào nấm men bị kìm hãm
và đến một giai đoạn nhất định hầu như không còn nữa. Về cơ chế sinh học, đây là quá
trình không sử dụng hết năng lượng những chất dinh dưỡng của môi trường. Bởi quá
trình phân hủy 1 phân tử đường bằng cách lên men chỉ tạo ra 28 kcal, trong khi đó oxy
hóa hoàn toàn 1 phân tử đường ta sẽ có 674 kcal. Quá trình lên men tạm gọi là quá
trình photphorin hóa. Vì trong khi lên men, các hợp chất ATP và ADP tham gia vào
một cách tích cực (Hoàng Văn Tiến, 1969).
Tế bào nấm men có khả năng tổng hợp axit amin, protein từ đạm vô cơ và
cacbon hữu cơ. Trong quá trình tổng hợp protein không những cần đạm mà tế bào nấm
men còn cần photpho. Chúng sử dụng một cách hiệu quả các nguồn đạm như
(NH4)2SO4, (NH4)3PO4 và các muối amon của một số axit hữu cơ như axit acetic, axit
lactic. Đạm amon được đồng hóa dễ dàng hơn cả đạm một số axit amin, một vài axit
amin như histidin sẽ kìm hãm khả năng đồng hóa đạm từ (NH4)2SO4, tính chất này của
histidin sẽ bị triệt tiêu nếu ta cho thêm một môi trường muối của axit pantotenic và β –
alanin hoặc một ion kim loại, đặc biệt là đồng.
Ngoài ra, nấm men có khả năng đồng hóa trực tiếp các axit amin tự do trong
môi trường và sử dụng như nguồn đạm khác. Nấm men tổng hợp axit amin nhờ các

chất trung gian của chu trình Krebs, nhờ chuyển amin.
2.3.4. Thành phần hóa học và dinh dưỡng của nấm men
Thành phần hóa học và dinh dưỡng của nấm men phụ thuộc chủng giống, môi
trường, trạng thái sinh lý cũng như điều kiện nuôi cấy. Men ép chứa trung bình 75%
nước và 25% chất khô. Các chất khô của nấm men bao gồm các thành phần sau:
Protit

: 30 ÷ 50%

Chất béo

: 2 ÷ 5%

Gluxit

: 24 ÷ 40%

Chất khoáng

: 5 ÷ 11%

Gluxit của nấm men chủ yếu là glucogen (C6H10O5)n, đây là chất dự trữ của tế
bào. Theo thành phần cấu tạo thì glucogen giống như amylopectine nhưng khác là có
phân tử lượng lớn hơn, hàm lượng của nó trong tế bào men có thể từ 0 – 40% và tùy
thuộc trước hết vào môi trường dinh dưỡng. Trong môi trường dư đường, lượng
glucogen tăng đáng kể. Khi lượng đường giảm, nấm men sử dụng glucogen để duy trì
sự sống (Nguyễn Đình Thưởng, Nguyễn Thanh Hằng, 2000).

10



Protit chứa trong nấm men rượu thường vào khoảng 30 – 40% và có đủ các axit
amin không thay thế. Về giá trị dinh dưỡng protit nấm men tương đương với protit
động vật nhưng giá trị hơn protit thực vật. Ở nhiệt độ cao và bình thường dưới tác
dụng của protase có sẵn trong nấm men, protit biến thành pepton, peptit và axit amin
(Nguyễn Đình Thưởng, Nguyễn Thanh Hằng, 2000).
Chất béo là thức ăn dự trữ của nấm men và chứa chủ yếu trong nguyên sinh
chất, hàm lượng chủ yếu khoảng 2 – 5% chất khô. Ở nấm men gia súc, hàm lượng chất
béo có thể đạt 10 – 20%. Trong nấm men còn chứa các chất tương tự chất béo như
loxin, sterin. Trong đó quan trọng hơn cả là ecgosterin, chất này dễ biến thành vitamin
D dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và còn gọi là tiền vitamin D, hàm lượng vào
khoảng 0,3 – 1,4% chất khô của nấm men (Nguyễn Đình Thưởng, Nguyễn Thanh
Hằng, 2000).
Chất khoáng chiếm từ 5 – 11%, tuy số lượng ít nhưng đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong hoạt động tế bào men, đặc biệt là photpho. Photpho thường ở dạng
liên kết hữu cơ và có trong thành phần của photphotid, nucleprotein cũng như acid
nucleic. Trong tế bào nấm men còn chứa các ion kali, canxi, magie, sắt, lưu huỳnh và
axit silicic. Lưu huỳnh và sắt đều tham gia quá trình oxy hóa khử, sắt cùng với các
chất vô cơ khác như: Zn, Mn, Cu, Mg… là những chất không thể thiếu đối với nhiều
enzym oxy hóa (Nguyễn Đình Thưởng, Nguyễn Thanh Hằng, 2000). Trong tế bào nấm
men có chứa nhiều loại vitamin với hàm lượng cao gấp 2 – 3 lần vitamin tổng hợp.
Trong tế bào nấm men hầu như không có vitamin A mà chủ yếu là nhóm B và D2
(Nguyễn Đình Thưởng, Nguyễn Thanh Hằng, 2000).
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của nấm men
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Protit


40 – 45%

Gluxit

25 – 35%

Lipit

1,5 – 5%

Các chất chiết xuất vô đạm

20 – 40%

Các chất khoáng

6 – 12%

(Nấm men dùng trong chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1970)
11


Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của nấm men
Nguyên liệu

Tính ra đơn vị

Đạm tiêu

Ca (g)


P (g)

thức ăn (kg)

hóa (g)

Nấm men gia súc

1,14

398

2,3

12,6

Nấm men (trên dịch thủy phân gỗ)

1,04

396

0,5

1,1

Bột cá

0,83


535

67,2

31,8

Bột thịt – Xương

0,79

292

14,3

74

Bột thịt

1,06

407

35,7

19

(Nấm men dùng trong chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1970)
Bảng 2.3: Thành phần axit amin của nấm men
Axit amin


Tỷ lệ %

Axit amin

Tỷ lệ %

Cystin

0,54

Tryptophan

0,68

Histidin

1,19

Florin

1,59

Phenylalanin

2,01

Glycin

2,2


Serin

2,2

Arginin

2,33

Threonin

2,5

Tyrosin

2,77

Lysin

3,11

Valin

3,3

Isoleucin

3,7

Leucin


3,8

Axit asparaginic

3,97

Alanin

5,78

Axit glutanic

6,74

Malthionin

0,6

(Nấm men dùng trong chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1970)

12


Bảng 2.4: Thành phần khoáng của nấm men
Thành phần

Tỷ lệ %

Thành phần


Tỷ lệ %

K2O

28 – 48

Fe2O3

0,1 – 7,3

Na2O

0,06 – 1,9

P2O5

41 – 59

CaO

1 – 5,5

SO3

0,4 – 6

MgO

4 – 8,1


SiO2

1,6

(Nấm men dùng trong chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1970)
Bảng 2.5: Thành phần vitamin của nấm men (mg/kg)
Vitamin

Hàm lượng

Vitamin

Hàm lượng

D2 (calciferol)

250

B6 (pyridioxin)

60

B1 (thiamin)

40

B9 (acid folic, Bc)

4,2


B2 (riboflavin)

50

H (biotine)

2,0

B5 (nicotinic)

21 - 100

B

(Nấm men dùng trong chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1970)
Theo công ty Global Nutrition của Pháp đã nghiên cứu:
Nấm men sống thuần chủng Saccharomyces cerevisiae (Sc47) là những hạt
nhỏ, xốp mịn; nồng độ cao: 10 tỉ tế bào nấm men sống trên 1 g (CFU/g), không có chất
mang; vi hạt bền với nhiệt, tái hoạt hóa chậm:
Biosaf ổn định trong quá trình ép viên (> 850C) và với môi trường bên ngoài (ví
dụ: ẩm độ); phổ tác dụng rộng đối với heo con và heo nái.

Hình 2.2: Chế phẩm Biosaf Sc47 (Công ty Global Nutrition)
13


2.3.5. Sự sinh trưởng và phát triển của nấm men
Sự sinh trưởng và phát triển của nấm men diễn biến qua 4 giai đoạn
– Giai đoạn thích nghi (tiền phát): số lượng tế bào không thay đổi nhưng hình

thức và kích thước tế bào thay đổi.
– Giai đoạn logarit: số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, hình thái và kích
thước tế bào khá điển hình.
– Giai đoạn ổn định: số lượng tế bào không tăng lên nhưng kích thước tế bào
tăng lên có liên quan tới sự tích lũy các chất hữu cơ.
– Giai đoạn thoái hóa: số lượng tế bào giảm do sự tự phân hủy của tế bào,
lượng chất hữu cơ trong tế bào giảm.
Tóm lại, sự gia tăng số lượng tế bào nấm men đạt cao nhất ở giai đoạn logarit,
sinh khối tế bào đạt cao nhất ở giai đoạn ổn định.
2.3.6. Ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên tốc độ sinh sản của nấm men
2.3.6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn lên tốc độ tăng trưởng của nấm men. Nhiệt độ thích
hợp nhất để nấm men phát triển tốt là 28 – 300C. Trên 430C và dưới 280C sự sinh sản
của nấm men xảy ra chậm hoặc ngừng lại.
2.3.6.2. Ảnh hưởng của pH
Độ pH tốt nhất cho tăng trưởng của nấm men là pH = 4,5 – 5,5; pH = 4 tốc độ
tích lũy sinh khối giảm. Nếu độ pH = 3 – 3,5, sẽ làm sự sinh sản của nấm men dừng
lại. Mức độ hấp thu chất dinh dưỡng vào tế bào, hoạt động của hệ thống enzym tham
gia vào sự tổng hợp protein, tạo vitamin đều tùy thuộc vào độ pH, pH ngoài 4,5 ÷ 5,5
làm chất lượng nấm men giảm đi.
2.3.6.3. Ảnh hưởng của một số hóa chất và chất sát trùng
Để ngăn ngừa và hạn chế tạp khuẩn có thể dùng nhiều hóa chất khác nhau như
clorua vôi, foormalin, fluosilicat natri, tùy thuộc chất lượng của hóa chất mà dùng
nhiều hay ít, để hạn chế được sự phát triển của tạp khuẩn nhưng không ảnh hưởng xấu
đến hoạt động của nấm men. Caramelan không bị hấp thu trên bề mặt nấm men với
nồng độ 0,005% sẽ làm nhiều tế bào bị chết.

14



×