Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH PRRS TRÊN HEO Ở 3 HUYỆN THUỘC TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.39 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM BỆNH PRRS TRÊN HEO Ở 3 HUYỆN
THUỘC TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên : PHẠM MINH TÚ
Ngành

: Thú y

Lớp

: TC03TYST

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM BỆNH PRRS TRÊN HEO Ở 3 HUYỆN
THUỘC TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả


PHẠM MINH TÚ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
Ths. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN
PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN

Tháng 6/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: PHẠM MINH TÚ
Tên luận văn: Khảo sát tình hình chăn nuôi và một số đặc điểm bệnh PRRS trên
heo ở 3 huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp của khoa ngày 26/6/2009.
Giáo viên hướng dẫn

Ths. Trần Thị Bích Liên

ii


LỜI CẢM TẠ
Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh

Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y
Bộ Vi sinh truyền nhiễm.
Cùng đoàn thể quý Thầy cô Khoa Chăn nuôi Thú y
Đã tạo mọi điều kiện học tập và tận tình giúp đỡ chỉ dạy và truyền đạt những
kiến thức kinh nghiệm quý báo cho chúng tôi trong những năm qua.
Đặc biệt là PGS.TS Trần Thị Dân, Ths Trần Thị Bích Liên, Ths Nguyễn Hữu
Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm tạ
Ban lãnh đạo Chi cục Thú y Sóc Trăng đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian
và kinh phí để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cùng tập thể cán bộ kỹ thuật Chi cục Thú y, Trạm Thú y các huyện Kế Sách,
Mỹ Xuyên và Thạnh Trị, UBND các xã thuộc 3 huyện đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện khóa luận tại địa bàn.
Cảm ơn
Tập thể lớp TC03TYST đã cùng tôi đi suốt chặng đường hơn 5 năm học tập và
thực hành thực tế, qua đó đã chia sẻ những niềmn vui, nỗi buồn và giúp đỡ cùng nhau
hoàn thành chương trình học này.

PHẠM MINH TÚ

iii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Khoá luận “Khảo sát tình hình chăn nuôi và một số đặc điểm bệnh PRRS trên
heo ở 3 huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện từ 01 tháng 7 năm 2008 đến 01
tháng 02 năm 2009 tại Sóc Trăng, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau
- Tổng đàn heo của 3 huyện khảo sát (2008) giảm 8,91% so với năm 2006 (năm
có tổng đàn heo cao nhất).
- Các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ (<10 con/hộ) là chủ yếu, chiếm 52,29%; sử

dụng thức ăn tổng hợp và tấm cám chiếm 50,52%; 97,33% hộ sử dụng nước giếng
khoan; 59,73% thực hiện việc tiêu độc sát trùng; 34,58% thực hiện việc xử lý phân;
43,75% chuồng trại sạch, thoáng.
- Bằng kỹ thuật RT – PCR xác định 10 hộ chăn nuôi/17 hộ có heo bệnh là
dương tính với PRRS, tỷ lệ này là 58,82%. Tỷ lệ dương tính cao nhất ở Thạnh Trị
(83,33%), thấp nhất là Kế Sách (33,33%).
- Bệnh PRRS xảy ra tập trung trên nhóm heo cai sữa (73,61%); tỷ lệ heo bệnh
có PRRS dương tính là 57,52%; tỷ lệ heo tử vong có PRRS dương tính là 21,59%.
- Triệu chứng lâm sàng chung ở 3 nhóm heo bệnh PRRS là bỏ ăn, sốt, thở khó,
ho, tím xanh các vùng da mỏng với tỷ lệ từ 68,18% đến 90,91%.
- Bệnh tích có 100% sưng, xuất huyết màng treo ruột; 70 – 80% xuất huyết các
hạch bẹn, phổi, amydal; lách sưng, thận xuất huyết, phổi viêm …

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..............................................................................................................i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN................................................ ii
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................iii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.......................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………… ix
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1

1.2. Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. Giới thiệu tỉnh Sóc Trăng......................................................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................................3
2.1.2 Dân số.................................................................................................................5
2.1.3 Thời tiết, khí hậu................................................................................................5
2.1.4 Đất đai ................................................................................................................6
2.2.Tình hình chăn nuôi ...............................................................................................7
2.3. Giới thiệu về bệnh và căn bệnh do virus PRRS ....................................................9
2.3.1. Khái niêm về bệnh do virus PRRS .....................................................................9
2.3.2. Lịch sử bệnh và tên gọi ....................................................................................10
2.3.3. Căn bệnh học ...................................................................................................10
2.3.3.1. Phân loại .......................................................................................................10
2.3.3.2. Cấu tạo và hình thái.......................................................................................11
2.3.4. Về bệnh............................................................................................................12
v


2.3.4.1. Cách truyền lây: qua đường hô hấp, tiêu hoá và sinh dục. .............................12
2.3.4.2. Động vật cảm thụ và mang trùng...................................................................12
2.3.4.3. Đường xâm nhập và cơ chế sinh bệnh ...........................................................13
2.3.4.3.1 Chất chứa căn bệnh .....................................................................................13
2.3.4.3.2 Đường xâm nhập và cơ chế sinh bệnh .........................................................13
2.3.4.4. Miễn dịch trong bệnh PRRS..........................................................................15
2.3.4.5. Triệu chứng..................................................................................................15
2.3.4.6. Bệnh tích.......................................................................................................18
2.3.4.6.1. Bệnh tích đại thể ........................................................................................19
2.3.4.6.2. Bệnh tích vi thể ..........................................................................................19

2.3.4.7. Chẩn đoán .....................................................................................................19
2.3.4.7.1. Chẩn đoán lâm sàng ...................................................................................19
2.3.4.7.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.............................................................20
2.3.4.8. Các biện pháp phòng và kiểm soát bệnh........................................................22
2.4. Một số nghiên cứu trước đây về bệnh PRRS .......................................................23
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .................................25
3.1. Thời gian và địa điểm .........................................................................................25
3.1.1. Thời gian..........................................................................................................25
3.1.2. Địa điểm ..........................................................................................................25
3.2. Đối tượng và loại mẫu.........................................................................................25
3.2.1. Đối tượng khảo sát ...........................................................................................25
3.2.2. Loại mẫu ..........................................................................................................25
3.3. Nội dung khảo sát ...............................................................................................25
3.3.1. Tình hình chăn nuôi tại tỉnh Sóc Trăng.............................................................25
3.3.2. Khảo sát đặc điểm bệnh PRRS .........................................................................26
3.4. Vật liệu và dụng cụ .............................................................................................26
3.5. Phương pháp tiến hành........................................................................................26
3.5.1. Phương pháp khảo sát ......................................................................................26
3.5.2. Phương pháp lấy mẫu.......................................................................................27
3.5.3. Phương pháp xét nghiệm..................................................................................27
3.6. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................27
vi


3.7. Công thức tính ....................................................................................................27
3.8. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................29
4.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi tại 3 huyện khảo sát....................................29
4.1.1. Tổng đàn heo từ năm 2004 – 2008 của 3 huyện khảo sát.................................29
4.1.2. Điều kiện chăn nuôi heo tại 3 huyện khảo sát...................................................30

4.1.3. Điều kiện thú y và vệ sinh tại 3 huyện khảo sát ................................................31
4.2. Kết quả khảo sát đặc điểm bệnh PRRS ở 3 huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng..............33
4.2.1. Kết quả xét nghiệm PRRS ở hộ chăn nuôi........................................................33
4.2.2. Tỷ lệ heo bệnh, tử vong có PRRS dương tính...................................................34
4.2.2.1 Tỷ lệ heo bệnh, tử vong có PRRS dương tính theo huyện...............................34
4.2.2.2 Tỷ lệ heo bệnh, tử vong có PRRS dương tính theo nhóm heo.........................35
4.2.3. Tỷ lệ các triệu chứng trên heo bệnh có bệnh lý lâm sàng .......................................34
4.2.4. Tỷ lệ các bệnh tích PRRS trên heo bệnh..........................................................39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................42
5.1. Kết luận ..............................................................................................................42
5.2. Tồn tại ................................................................................................................42
5.3. Đề nghị ...............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................43
PHỤ LỤC .................................................................................................................44

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng tổng đàn heo ở Sóc Trăng từ năm 2004 - 2008.............................7
Bảng 4.1: Tổng đàn heo tại 3 huyện khảo sát từ năm 2004 – 2008 .............................29
Bảng 4.2: Tổng đàn heo 3 huyện khảo sát tại thời điểm điều tra.................................29
Bảng 4.3: Điều kiện chăn nuôi heo tại 3 huyện khảo sát.............................................30
Bảng 4.4: Điều kiện thức ăn, nước uống ....................................................................31
Bảng 4.5: Điều kiện thú y và vệ sinh ở 3 huyện khảo sát............................................32
Bảng 4.6: Kết quả xét nghiệm PRRS ở hộ chăn nuôi .................................................33
Bảng 4.7: Tỷ lệ heo bệnh, chết do PRRS theo huyện .................................................34
Bảng 4.8: Tỷ lệ heo bệnh, chết do PRRS theo nhóm heo............................................35
Bảng 4.9: Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên heo bệnh.............................................37

Bảng 4.10: Tỷ lệ các bệnh tích trên heo có PRRS dương tính ....................................40

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ hộ có mẫu dương tính với PRRS...................................................33
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ heo bệnh có PRRS dương tính theo huyện ....................................34
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ heo chết có PRRS dương tính theo huyện .....................................36
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ heo chết có PRRS dương tính theo nhóm heo ............................. 36
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ heo chết có PRRS dương tính theo nhóm heo ...............................36

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng..................................................................................3
Hình 2.2: Hình thái virus PRRS .................................................................................11
Hình 2.3: Cấu tạo virus PRRS....................................................................................11
Hình 2.4: Cơ chế sinh bệnh do virus PRRS................................................................14
Hình 4.1: Kiểu chuồng chăn nuôi phổ biến tại hộ chăn nuôi ......................................31
Hình 4.2: Nước thải không được xử lý, tồn đọng cạnh chuồng nuôi...........................32
Hình 4.3: Heo cai sữa gầy yếu, xù lông, nằm chất đống, tiêu chảy .............................38
Hình 4.4: Heo cai sữa tím xanh ở các vùng da mỏng, ủ rủ..........................................38
Hình 4.5: Heo thịt tím xanh vùng tai da mỏng, ho, thở khó ........................................39
Hình 4.6: Heo nái sẩy thai, chết, toàn thân tím xanh ..................................................39
Hình 4.7: Phổi xuất huyết, tụ huyết............................................................................40
Hình 4.8: Phổi nhục hoá, tim nhão ............................................................................41

Hình 4.9: Lách sưng, nhồi huyết ................................................................................41

x


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
KHKT:

:

Khoa học kỹ thuật

UBND

:

Ủy ban nhân dân

ARN

:

Adeno ribonucleotide

ELISA

:

Enzyme Linked Immunosorbent Assay


FA

:

Fluorescent Antibody

FAO

:

Food and Argicutule Orgization

FITC

:

Fluorescein Isothiocyanate

IFA:

:

Indirect fluorescent antibody

IHC

:

Immunohistochemistry


IPMA

:

Immonoperoxydase Monoplayer Assay

ISH

:

In situ hydridization

MSD

:

Mystery swine disease

OIE

:

Orgization International Epidemiology

PEARS

:

Porcine epidemic abortion and respiratory syndrome


PRRS

:

Porcine Respirastory and Reproductive Syndrome

RT – PCR

:

Reverse transcription polymerase chain reaction

SVN

:

Serum virus neutralization

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành truyền thống và là nguồn thu nhập quan trọng của nông dân
tỉnh Sóc Trăng. Trong 10 năm qua (1998 - 2007), ngành chăn nuôi có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh và chiếm tỉ trọng 10 - 12% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp.
Phương thức chăn nuôi và chất lượng con giống có bước chuyển biến cải thiện
đáng kể theo hướng giảm chăn nuôi quảng canh, qui mô nhỏ lẻ, phân tán sang chăn

nuôi trang trại công nghiệp và bán công nghiệp. Số lượng trang trại chăn nuôi heo, gà
công nghiệp có tốc độ tăng khá nhanh trong những năm gần đây.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng heo có nhiều cải thiện. Các mô hình chăn nuôi
áp dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống máng ăn, uống tự động… đã và đang là được
các cơ sở chăn nuôi trang trại sử dụng.
Để đảm bảo cho chăn nuôi có hiệu quả, các nhà chăn nuôi ngoài việc chú tâm
đến các yếu tố như giống, chăm sóc quản lý, dinh dưỡng… mà còn chú trọng đến quy
trình phòng bệnh cho đàn vật nuôi của mình, đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, đã làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất vật nuôi. Một
trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và quan trọng hiện nay đó là bệnh do virus
gây Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS – Porcine Respirastory and
Reproductive Syndrome).
Bệnh được phát hiện từ những năm cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990
tại một số nước châu Âu và châu Mỹ, đến nay bệnh được xác định có mặt ở nhiều
nước trên thế giới, trừ một số nước như Úc, Tân Tây Lan, Thụy Sỹ (Trần Thị Bích
Liên, 2008).
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên vào năm 1997 trên đàn heo nhập từ
Mỹ, có 10/51 con cho phản ứng dương tính với PRRS. Các nghiên cứu về bệnh trên

1


những trại heo giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ heo có huyết thanh dương
tính với bệnh rất khác nhau, từ 1,3% cho tới 68,29% (Cục Thú y, 2007).
Để góp phần làm cơ sở cho công tác phòng, chống bệnh có hiệu quả, theo yêu
cầu của Chi cục Thú y tỉnh Sóc Trăng, được sự đồng ý và phân công của khoa Chăn
nuôi Thú y, bộ môn Vi sinh truyền nhiễm cùng sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị
Dân và Ths Trần Thị Bích Liên, tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình chăn nuôi
và một số đặc điểm bệnh PRRS trên heo ở 3 huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng”
1.2. Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Ghi nhận được hiện trạng chăn nuôi và khảo sát một số đặc điểm bệnh PRRS
trên heo ở các hộ chăn nuôi thuộc 3 huyện khảo sát để làm cơ sở cho công tác phòng,
chống bệnh tại Sóc Trăng.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra được hiện trạng chăn nuôi ở 3 huyện khảo sát.
- Khảo sát một số đặc điểm bệnh PRRS trên heo ở 3 huyện khảo sát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu tỉnh Sóc Trăng
2.1.1 Vị trí địa lý

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Sóc Trăng
Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng, 2008.
3


Đơn vị
Toàn tỉnh

Diện tích

Dân số

Mật độ


(km2)

(người)

dân số (người/km2)

3.311,7

1.283.721

388

76,1

125.167

1.645

Kế Sách

353,0

171.716

486

Long Phú

453,5


186.811

412

Cù Lao Dung

261,4

63.191

242

Mỹ Tú

604,5

212.051

351

Thạnh Trị

287,6

88.064

306

Ngã Năm


242,2

80.305

332

Mỹ Xuyên

559,9

202.069

361

Vĩnh Châu

473,4

154.347

326

TP Sóc Trăng

Nguồn: Cục Thống kê Sóc Trăng, 2007

Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, vùng cung cấp 50% sản
lượng thóc của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo
và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh
tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ

lớn cho cả nước.
Sóc Trăng giáp tỉnh Hậu Giang ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp tỉnh Bạc Liêu ở
phía Tây Nam, giáp tỉnh Trà Vinh ở phía Đông Bắc và giáp biển Đông ở phía Nam.
Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ IA nối liền các tỉnh, thành phố Hậu Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang. Sóc
Trăng cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km.
Từ Sóc Trăng có thể đi đến trung tâm các tỉnh, các đô thị khác trong vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và khắp vùng Nam bộ bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Cùng
với hệ thống kinh rạch và 8 tuyến tỉnh lộ dài 277 km, các tuyến đường liên huyện, liên
xã nối liền các huyện, thành phố, phường thành hệ thống giao thông kết hợp thủy, bộ
khá thuận lợi. Sân bay Sóc Trăng hiện nay nếu được nâng cấp, sửa chữa sẽ đáp được
các loại máy bay nhỏ.
4


Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ
Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản,
làm muối... Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dãy cù lao thuộc huyện Kế Sách và Cù Lao
Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như
cồn Mỹ Phước, Cù lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh
thái.
Hệ thống kinh rạch của tỉnh chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên
xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển
không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà
còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ
sinh thái rừng tự nhiên.
2.1.2 Dân số
Dân số toàn tỉnh là 1.283.721 người theo thống kê năm 2007, trong đó thành thị
chiếm 18,44%, nông thôn 81,56%, nữ chiếm 51,29%. Mật độ dân số trung bình của
tỉnh là 388 người/km2, thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long (401

người/km2). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các
giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi
theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương
lai. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều
dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa
chiếm 5,86%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh
hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú.
2.1.3 Thời tiết, khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình hằng năm khoảng 270C, cao nhất 37,80C vào tháng 4/1958, thấp nhất 190C
vào tháng 1/1998, độ ẩm trung bình là 83%.

5


2.1.4 Đất đai
Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa
nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành,
tỏi và các loại cây ăn trái như nhãn, xoài, sầu riêng... Hiện đất sử dụng cho nông
nghiệp chiếm 77,28%, đất lâm nghiệp 4,36%, đất chuyên dùng và các loại đất khác
18,36%. Trong tổng số 249.088 ha đất nông nghiệp có 188.067 ha sử dụng cho canh
tác lúa, 20.815 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.206 ha dùng
trồng cây lâu năm và cây ăn trái.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.223,3 km2 gồm 8 huyện và 1 thành phố với 105
xã, phường, thị trấn. Thành phố Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh.
Với cấu tạo địa chất trẻ hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sông
Cửu Long, tính chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cát hình cánh
cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu.
Theo phân loại, toàn tỉnh Sóc Trăng có 40 đơn vị đất tập trung vào 3 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa: 184.184 ha, chiếm 37%. Đây là vùng đất có địa hình trung
bình và cao, gần nguồn nước ngọt, điều kiện thoát nước dễ dàng.
- Nhóm đất phèn: 47.892 ha, trong đó đất phèn mặn chiếm 78,16%.
- Nhóm đất giồng: 9.914 ha, chiếm 4%, tập trung ở 2 huyện Vĩnh Châu, Mỹ
Xuyên và thành phố Sóc Trăng.
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị
xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất
ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và
trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.
Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 16.015 ha với
các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và
Long Phú. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu
vực đất nhiễm phèn.
Những kết quả thăm dò bước đầu cho thấy có triển vọng về khai thác dầu và khí
đốt tại vùng thềm lục địa ngoài khơi gần Sóc Trăng.

6


2.2.Tình hình chăn nuôi
Theo số liệu của Cục Thống kê Sóc Trăng, tổng đàn heo qua các năm từ 2004 –
2008 tại Sóc Trăng như sau:
Bảng 2.1: Số lượng tổng đàn heo ở Sóc Trăng từ năm 2004 - 2008
STT

Huyện

2004

2005


2006

2007

2008

1

TP. Sóc Trăng

15.488

16.040

17.038

17.391

18.571

2

Kế Sách

42.191

42.270

42.632


38.268

36.284

3

Long Phú

38.240

40.190

41.895

38.845

41.131

4

Cù Lao Dung

13.341

10.370

9.841

8.904


10.228

5

Mỹ Tú

43.664

43.890

56.242

41.887

40.067

6

Mỹ Xuyên

40.597

41.160

41.499

42.166

40.176


7

Thạnh Trị

24.990

25.380

26.884

26.200

24.657

8

Ngã Năm

22.903

24.720

36.338

37.893

40.594

9


Vĩnh Châu

32.344

32.130

30.582

6.279

6.085

273.758

276.150

302.951

257.833

257.793

Cộng:

(Nguồn: Cục Thống kê Sóc Trăng, 2008).
Chăn nuôi là ngành truyền thống và là nguồn thu nhập quan trọng của nông dân
tỉnh Sóc Trăng. Trong 10 năm qua (1998 - 2007), ngành chăn nuôi có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh và chiếm tỉ trọng 10 - 12% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp. Năm 1998 tổng đàn heo của tỉnh là 204.878 con đến năm 2007 là 257.833 con,

tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của đàn heo 2,2 %. Tổng sản lượng thịt heo
giai đoạn 2002 - 2007 có tốc độ tăng trưởng bình quân 9,6%/năm.
*Hình thức chăn nuôi
Chăn nuôi heo của tỉnh thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể,
nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản xuất. Tuy chăn
nuôi trang trại và gia trại đã có bước phát triển, nhưng hình thức chăn nuôi heo truyền
thống, phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu, cụ thể:
- Chăn nuôi truyền thống, tận dụng: đây là phương thức chăn nuôi chủ yếu của
tỉnh; quy mô chăn nuôi dao động từ 1 - 10 con/hộ; phần lớn các hộ này sử dụng một
phần thức ăn công nghiệp (thức ăn đậm đặc) pha chế với các nguyên liệu sẵn có của
địa phương (tấm, cám…) hoặc tận dụng các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành
7


nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì,...); con giống chủ yếu là heo lai ngoại và heo địa
phương lai.
- Chăn nuôi trang trại: Toàn tỉnh hiện có 123 trang trại chăn nuôi heo. Đây là
phương thức chăn nuôi được phát triển chủ yếu trong 5 năm gần đây; chiếm khoảng
7,5% về đầu con, 10 - 12% về sản lượng thịt; quy mô từ 20 nái hoặc trên 100 heo thịt
có mặt thường xuyên; hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp; con giống chủ yếu là
heo ngoại 2, 3 hoặc 4 máu; các công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn,
chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho heo con, hệ thống máng ăn, máng uống
vú tự động,... đã được áp dụng; năng suất chăn nuôi cao.
Phương thức chăn nuôi có bước chuyển biến đáng kể theo hướng giảm chăn
nuôi quảng canh, qui mô nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại công nghiệp và bán
công nghiệp. Số lượng trang trại chăn nuôi heo, gà công nghiệp có tốc độ tăng khá
nhanh trong những năm gần đây. Năm 2001, toàn tỉnh có 13 trại chăn nuôi, năm 2007
tổng số trang trại là 167, gấp 12,85 lần so với năm 2001. Nhiều trang trại chăn nuôi
heo, gà công nghiệp qui mô lớn cũng đã hình thành và có xu hướng tăng trong thời
gian tới. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có một số trại heo qui mô 1000 con trở lên và nhiều

trại gà qui mô 30.000 - 50.000 con (Chi cục Thú y Sóc Trăng, 2008).
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cũng có bước cải thiện đáng kể. Các mô hình
chăn nuôi áp dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống máng ăn, uống tự động… đã và đang
là lựa chọn ưu tiên của các cơ sở chăn nuôi trang trại công nghiệp. Đặc biệt việc sử
dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi heo, gà hiện khá phổ biến đã góp phần quan
trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi và năng suất lao động trong
chăn nuôi.
*Giống
Chất lượng con giống cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao theo
hướng sử dụng con giống có năng suất cao, phẩm chất tốt trong sản xuất ngày càng
nhiều hơn. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi công nghiệp tăng trưởng khá
nhanh trong 5 năm gần đây, ngày càng có nhiều người tiêu thụ chấp nhận các sản
phẩm này, nhất là khu vực thành thị, khu công nghiệp, lĩnh vực sản xuất công nghiệp,
dịch vụ, các bếp ăn tập thể bởi tính tiện lợi và giá thành hạ.

8


Nhờ các chương trình, dự án như xóa đói giảm nghèo, nạc hóa đàn heo, nâng
cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi... đã có nhiều giống mới có chât lượng cao để
cung cấp cho người dân. Theo số liệu của ngành Thú y hiện nay toàn tỉnh có khoảng
90,2% heo lai 2, 3, hoặc 4 máu để nuôi lấy thịt; số còn lại là các heo thuần ở trại giống
của tỉnh, các trang trại chuyên cung cấp giống và một số trại quy mô vừa để vừa cung
cấp cho nhu cầu chăn nuôi của trại vừa cung cấp cho người chăn nuôi khu vực lân cận.
Tuy nhiên ngành chăn nuôi tỉnh Sóc Trăng cũng đã và đang bộc lộ những khó
khăn, hạn chế cần phải sớm khắc phục để phát triển:
- Qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, phương thức chăn nuôi lạc hậu (thả rông,
chạy đồng, tận dụng…).
- Do thiếu qui hoạch, phát triển chăn nuôi tự phát trong nội thành, nội thị, khu
dân cư nên khó kiểm soát dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước

tính hàng năm có khoảng 1 triệu tấn chất thải, nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý đổ
trực tiếp ra môi trường.
2.3. Giới thiệu về bệnh và căn bệnh do virus PRRS
2.3.1. Khái niêm về bệnh do virus PRRS
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS – Porcine Respirastory
and Reproductive Syndrome) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên với đặc
điểm:
- Gây chứng ăn không ngon, thở khó, sốt, sẩy thai, chậm lên giống trở lại cùng
với sự tăng cao số heo con chết lúc sanh, tăng số heo con chết trước khi cai sữa.
- Gây hô hấp khó khăn, chậm tăng trưởng và tăng tỷ lệ heo cai sữa chết (trên
đàn heo mắc bệnh mãn tính).
Bệnh có thể biểu hiện thầm lặng (Trần Thanh Phong, 1996)
Bệnh lây lan nhanh với các biểu hiện đặc trưng viêm đường hô hấp nặng như
sốt, ho, thở khó và ở nái với các rối loạn sinh sản như sẩy thai, thai chết lưu, heo con
sơ sinh chết yểu (Cục Thú y, 2008)
Theo Cục Thú y (2008), cho đến nay các biện pháp khống chế được áp dụng ở
nhiều nước vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số nước phát triển nuôi
heo công nghiệp với quy mô lớn, kỹ thuật tiên tiến kiểm soát chặt chẽ con giống và có
chương trình khống chế đi đến thanh toán PRRS cho heo. Nhưng sau hàng thập kỷ,
9


bệnh này vẫn còn tồn tại và lưu hành trong các đàn heo, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.
Do vậy, trong tương lai những tổn thất kinh tế liên quan đến PRRS vẫn còn tiếp tục
xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Các tổ chức quốc tế (FAO, OIE) và các nhà khoa
học ở nhiều quốc gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các biện pháp mới về
chẩn đoán và phòng, chống bệnh này có hiệu quả cao hơn, nhằm mục đích khống chế,
tiến tới thanh toán được bệnh trong tương lai.
2.3.2. Lịch sử bệnh và tên gọi
Một bệnh mới đã xuất hiện và lây lan một cách nhanh chóng trên heo tại Mỹ và

châu Âu trong những năm cuối thập niên 1980, và chỉ trong thời gian ngắn (vài năm)
bệnh này đã xảy ra ở hầu hết ở các vùng sản xuất heo chính trên thế giới. Bệnh lây lan
một cách dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp tới những heo nhạy cảm và truyền dọc tới
phôi. Bệnh cũng được biết như bệnh bí hiểm trên heo (Mystery swine disease - MSD),
Hội chứng vô sinh và hô hấp trên heo (Swine infertility and respiratory syndrome SIRS), dịch sẩy thai và hội chứng hô hấp trên heo (Porcine epidemic abortion and
respiratory syndrome - PEARS) và PRRS (blue ear). Đầu năm 1991, tên gọi “Hội
chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo – Porcine reproductive and respiratory
syndrome: PRRS” đã được các nhà khoa học châu Âu đưa ra và sử dụng như một tên
gọi quốc tế cho loại bệnh này để thay thế nhiều tên gọi khác nhau.
Tháng 5 năm 1992, Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) quyết định dùng tên PRRS là
tên của bệnh này bằng ngôn ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới (tiếng Tây Ban Nha,
tiếng Pháp và tiếng Anh). Ngày nay, “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo –
PRRS” đựơc sử dụng là tên duy nhất cho bệnh này.
Hiện nay bệnh do virus PRRS vẫn tiếp tục đe dọa nền chăn nuôi của nhiều nước
trên thế giới vì những thiệt hại lớn về kinh tế do bệnh gây ra.
2.3.3. Căn bệnh học
2.3.3.1. Phân loại
Bộ Nidovirales
Họ Arteriviridae
Giống Arterivirus

10


2.3.3.2. Cấu tạo và hình thái

Hình 2.2: Hình thái virus PRRS
Nguồn: />Virus gây PRRS là một virus ARN, 1 sợi, có vỏ bọc, kích thước từ 40 – 60 nm,
bề mặt nhẵn, lõi nuclecapside hình khối với đường kính 25 – 35 nm. Vỏ bọc của virus
cấu tạo bởi 2 lớp màng lipid được lấy từ tế bào vật chủ và mang 2 loại protenin chủ

yếu (protein màng M và protein vỏ E) và 4 loại protein thứ yếu GP2, GP3, GP4 và GP5
(G: glycosylate, P: protein), các protein này mã hóa bởi các khung hiệu mở (ORF) 2,
3, 4 và 5. Gen của virus có chiều dài 15 Kb và chứa 8 khung tín hiệu mở trong đó
chiếm 80% của gen là ORF 1a và 1b mã hóa cho những protein không cấu trúc của
virus. Những protein được mã hóa bởi các khung tín hiệu mở ORF từ 2 – 7 chiếm 20%
còn lại của gen gọi là các protein cấu trúc (Snijder và ctv, 1998)(trích dẫn bởi Trần Thị
Bích Liên, 2008).

Hình 2.3: Cấu tạo virus PRRS
Nguồn: />11


Trình tự gen của virus là 5’-ORF 1a và 1b- ORF 2 đến ORF 7- 3’. Các protein
cấu trúc của virus PRRS định vị tại đầu 3’ của gen. Protein N (ORF7) là một loại
protein có tính miễn dịch cao. Kháng thể do protein này tạo ra ở heo nhiễm bệnh
thường sớm hơn kháng thể chống lại bất cứ protein nào khác và có vai trò gây bệnh tế
bào.
2.3.4. Về bệnh
Heo mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Khả năng truyền lây của virus PRRS
tương đối mạnh, nguy hiểm như là những thú mang trùng không biểu biệu triệu chứng
với sự bài trùng dai dẳng (Nguyễn Như Pho, 2007).
2.3.4.1. Cách truyền lây: qua đường hô hấp, tiêu hoá và sinh dục.
Virus có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu),
phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường Có 2 cách truyền lây chủ yếu:
* Truyền dọc
Virus thường truyền qua nhau và phổ biến ở giai đoạn thức ba của thai kỳ. Một
số chủng cũng có thể lây sớm hơn (ngày thứ 30 của thai kỳ) và có khả năng gây chết
phôi. Cũng có thể heo con nhiễm sau khi sinh bởi heo mẹ bị nhiễm, virus có trong sữa
và có thể truyền cho con cũng như việc tiếp xúc với các dịch tiết từ mũi heo mẹ (Trần
Thị Bích Liên, 2008)

* Truyền ngang
- Bệnh có thể lây truyền qua những giọt khí dung hay do tiếp xúc trực tiếp giữa
heo với nhau. Chất tiết ở mũi là nguồn lây nhiễm chính nhưng phân đóng vai trò quan
trọng không kém (Trần Thanh Phong, 1996).
- Do tiếp xúc, cắn nhau là do virus tồn tại ở hầu, họng rất lâu sau khi nhiễm nên
các chất tiết vùng mũi, miệng đóng vai trò quan trọng.
- Gió cũng góp phần đưa virus đi xa trong những giọt khí dung.
- Các yếu tố như sự tiêm thuốc, chủng ngừa, dụng cụ, quần áo, ủng và bao tay
của công nhân trực tiếp tiếp xúc với heo bệnh cũng là những yếu tố truyền lây.
2.3.4.2. Động vật cảm thụ và mang trùng
Theo Trần Thị Bích Liên (2008), không có dấu hiệu lâm sàng nhưng tồn tại sự
nhiễm virus trên động vật là nét đặc trưng nguy hiểm trong dịch tễ của bệnh do virus
PRRS, đây là điều trở ngại nhất trong việc phòng và kiểm soát bệnh.
12


Heo (heo nhà và heo rừng) là động vật nhạy cảm nhất đối với virus PRRS.
Bệnh do virus PRRS ở heo không lây và không gây bệnh trên người.
Theo Văn Đăng Kỳ và Phạm Sỹ Lăng (2008), heo ở các lứa tuổi đều có thể cảm
nhiễm virus. Các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, bệnh thường lây lan rộng, tồn tại lâu dài
trong đàn nái, rất khó thanh toán. Do nái truyền mầm bệnh cho bào thai, gây sẩy thai,
thai chết lưu và chết yểu với tỷ lệ cao. Heo rừng các lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm
virus, có thể phát bệnh, nhưng thường không có triệu chứng lâm sàng và trở thành
nguồn tàng trữ mầm bệnh trong tự nhiên. Cho đến nay kết quả nghiên cứu ở một số
nước châu Âu đều cho thấy virus PRRS không cảm nhiễm và gây bệnh cho các loài
thú khác và người.
2.3.4.3. Đường xâm nhập và cơ chế sinh bệnh
2.3.4.3.1 Chất chứa căn bệnh
Virus có trong nước miếng, dịch tiết mũi, nước tiểu, tinh dịch và có thể trong
phân. Nái nhạy cảm thường nhiễm vào giai đoạn cuối của thai kỳ và có thể có virus

trong dịch tiết của tuyến vú. Máu chứa virus rất sớm ở heo nhiễm bệnh, trong vòng 12
– 24 giờ sau khi nhiễm. Hạch amydal và hạch bạch huyết chứa nhiều virus vì đây là
nơi nhân lên đầu tiên của virus PRRS. Virus có thể tồn tại trong vùng hầu họng đến vài
tháng sau khi nhiễm.
2.3.4.3.2 Đường xâm nhập và cơ chế sinh bệnh
Theo Lager và Mengeking (1995), virus xâm nhập bằng nhiều đường khác nhau
như mũi, miệng và đường sinh dục. Trong đó, liều gây nhiễm tối thiểu bằng đường
miệng cao hơn rất nhiều so với đường mũi. Khoảng 12 giờ sau khi qua màng nhầy,
virus có trong đại thực bào của niêm mạc mũi, phổi và bạch hầu. Sự nhân lên đầu tiên
xảy ở đây sau đó virus đi vào tuần hoàn (virus nhiễm huyết) và nhân lên lần ở hai phổi,
hạch lâm ba, tuyến ức, lách và những nơi khác. Ở thú mang thai, virus đi qua nhau và
gây nhiễm phôi; sự nhiễm này thường thích hợp ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ (trích
dẫn bởi Trần Thị Bích Liên, 2008).
Những biểu hiện khác nhau của bệnh tùy theo khả năng nhân lên hay phá hủy
tiểu phế nang, tế bào nội mô và tế bào lympho (Trần Thanh Phong, 1996).

13


×