Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KẾT QUẢ TRIỆT SẢN 24 CHÓ CÁI BẰNG CÁCH CẮT BỎ TỬ CUNG VÀ BUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾT QUẢ TRIỆT SẢN 24 CHÓ CÁI
BẰNG CÁCH CẮT BỎ TỬ CUNG VÀ BUỒNG

Họ và tên sinh viên: PHẠM THANH SƠN
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2004- 2009

Tháng 09/2009


KẾT QUẢ TRIỆT SẢN 24 CHÓ CÁI
BẰNG CÁCH CẮT BỎ TỬ CUNG VÀ BUỒNG TRỨNG

Tác giả

PHẠM THANH SƠN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác Sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. LÊ VĂN THỌ
ThS. HUỲNH THỊ THANH NGỌC
BSTY. NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA

Tháng 09/2009
i




LỜI CẢM TẠ
Xin gởi đến cha, mẹ lời tri ân sâu sắc nhất, người đã nuôi và dạy dỗ con có
được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
™ Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
™ Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
™ Quí thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như
những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS Lê Văn Thọ người đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Huỳnh Thị Thanh Ngọc, BSTY. Nguyễn Thị
Quỳnh Hoa cùng toàn thể các anh chị, bạn bè tại Bệnh Viện Thú Y Petcare đã hết lòng
hỗ trợ, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã hỗ trợ tôi trong suốt quá
trình học và thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Phạm Thanh Sơn

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Kết quả triệt sản 24 chó cái bằng cách cắt bỏ tử cung và buồng trứng. ”
được thực hiện từ ngày 02/01/2009 đến ngày 02/05/2009 tại Bệnh Viện Thú Y Petcare,
số 124A, Xuân Thủy, Thảo Điền, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi ghi nhận có 960 chó cái được chủ đưa đến khám và điều trị tại Bệnh

Viện, trong đó có 24 chó cái triệt sản bằng phương pháp cắt bỏ tử cung và buồng trứng
chiếm tỷ lệ 2,5%.
Kết quả thu được cho thấy trong 24 ca triệt sản chiếm tỷ lệ cao nhất là triệt sản
theo yêu cầu có 15 ca (62,50% ). Kế đến là triệt sản do viêm tử cung có 7 ca (29,17% )
với những triệu chứng điển hình như sốt, biếng ăn, dịch chảy ra từ âm hộ, có mùi hôi.
Thấp nhất là mổ lấy thai kèm theo triệt sản có 2 ca (8,32% ) nguyên nhân do chó lớn
tuổi, khả năng chăm con kém hay do yêu cầu của chủ nuôi.
Chúng tôi nhận thấy triệt sản chó cái xảy ra trên hầu hết các giống chó. Nhưng
cao nhất vẫn là nhóm giống chó ngoại với 17 ca chiếm tỷ lệ 70,83%, trên nhóm giống
chó nội là 7 ca chiếm tỷ lệ 29,17%. Triệt sản cũng xảy ra trên mọi lứa tuổi nhưng có
khuynh hướng tăng dần theo độ tuổi, nhất là nhóm chó trên 4 tuổi (50,00% ).
Thời gian bình quân chó một ca phẫu thuật triệt sản là 31,33 phút và thời gian
cho một ca phẫu thuật mổ lấy thai kèm theo triệt sản là 42,22 phút.
Thân nhiệt của chó sau phẫu thuật cho thấy, chó bị sốt nhẹ vào ngày thứ nhất
sau khi phẫu thuật, thân nhiệt của chó tăng từ 0,1 - 0,6oC. Nhiêt độ của chó ổn định
dần sau khi được cung cấp kháng sinh.
Thời gian lành sẹo sau phẫu theo nhóm giống và lứa tuổi có 14 ca lành sẹo
trong khoảng từ 7 – 8 ngày, chiếm tỷ lệ 58,33%, có 9 ca lành sẹo từ ngày thứ 9 – 10
chiếm tỷ lệ 37,50% và có 1 ca lành sẹo từ ngày 11 – 12 chiếm tỷ lệ 4,17%.
Phương pháp triệt sản chó cái bằng cách cắt bỏ tử cung và buồng trứng không
chỉ để ngăn ngừa sự lên giống và không cho sinh sản mà còn là một phương pháp hiệu
quả để điều trị bệnh viêm tử cung trên chó cái.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................................i
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ ii

Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI .............................................................................................2
1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................3
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM..........................................................................................3
2.1.1 Cơ thể học vùng bụng.....................................................................................3
2.1.2 Cấu tạo cơ quan sinh dục của chó cái.............................................................3
2.1.2.1 Dây rộng ...................................................................................................4
2.1.2.2 Buồng trứng hay còn gọi là noãn sào .......................................................4
2.1.2.3 Ống dẫn trứng...........................................................................................4
2.1.2.4 Tử cung.....................................................................................................5
2.1.2.5 Âm đạo .....................................................................................................6
2.1.2.6 Tiền đình cái .............................................................................................6
2.1.2.7 Âm hộ .......................................................................................................6
2.1.3 Khái quát về một số đặc diểm sinh lý trên chó cái.........................................6
2.1.3.1 Thân nhiệt.................................................................................................6
2.1.3.2 Tần số hô hấp............................................................................................6
2.1.3.3 Tần số tim .................................................................................................6
2.1.3.4 Tuổi thành thục sinh dục ..........................................................................7
2.1.4 Chu kỳ động dục và thời gian mang thai.........................................................7
2.1.4.1 Chu kỳ động dục........................................................................................7
2.1.4.2 Thời gian mang thai...................................................................................7
iv


2.2 KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG VIÊM TỬ CUNG ......................................................7

2.2.1 Định nghĩa ........................................................................................................7
2.2.2 Nguyên nhân.....................................................................................................7
2.2.3 Triệu chứng.......................................................................................................8
2.2.3.1 Thể cấp tính ................................................................................................8
2.2.3.2 Thể mãn tính...............................................................................................8
2.2.4 Chẩn đoán .........................................................................................................8
2.2.4.1 Chẩn đoán lâm sàn......................................................................................8
2.2.4.2 Chẩn đoán phi lâm sàn ...............................................................................9
2.2.5 Điều trị..............................................................................................................9
2.3. SỰ LÀNH VẾT THƯƠNG.................................................................................10
2.3.1 Giai đoạn viêm nhiễm ....................................................................................10
2.3.2 Giai đoạn biểu mô hóa....................................................................................11
2.3.3 Giai đoạn tăng sinh sợi ...................................................................................11
2.3.4.Giai đoạn trưởng thành...................................................................................12
2.4 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LÀNH SẸO CỦA VẾT THƯƠNG
......................................................................................................................................13
2.4.1 Do vô trùng và sát trùng .................................................................................13
2.4.2 Do kỹ thuật mổ và may vết thương ................................................................13
2.4.3 Do tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của thú...............................................14
2.4.4 Do yếu tố khác................................................................................................14
2.5 KỸ THUẬT CẮT MÔ GIÚP CHO SỰ LÀNH SẸO TỐT...................................14
2.6 PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT CHÓ ......................................................................15
2.7 SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRIỆT SẢN CHÓ CÁI....................15
2.7.1 Phương pháp cắt bỏ buồng trứng ...................................................................15
2.7.1.1 Phương pháp vô cảm ................................................................................15
2.7.1.2 Cách mổ....................................................................................................16
2.7.1.3 Ưu điểm và nhược điểm ...........................................................................16
2.7.2 Phương pháp thắt ống dẫn trứng ...................................................................16
2.7.2.1 Phương pháp vô cảm ...............................................................................16
2.7.2.2. Cách mổ..................................................................................................17

v


2.7.2.3 Ưu điểm và nhược điểm ..........................................................................17
2.7.3 Phương pháp cắt bỏ tử cung và buồng trứng.................................................17
2.7.3.1 Phương pháp vô cảm ...............................................................................17
2.7.3.2 Cách mổ...................................................................................................18
2.7.3.3 Ưu điểm và nhược điểm ..........................................................................18
2.8 TÓM LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI................................................................................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................................21
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT .........................................................21
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT..................................................................................21
3.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...........................................................................................21
3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ...............................................................................21
3.5 PHƯƠNG TIỆN KHẢO SÁT .............................................................................21
3.5.1 Dụng cụ .........................................................................................................21
3.5.2 Vật liệu ..........................................................................................................22
3.5.3 Dược phẩm ....................................................................................................22
3.6 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..........................................................................23
3.6.1 Tại phòng khám.............................................................................................23
3.6.2 Tại phòng phẫu thuật ....................................................................................24
3.6.2.1 Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật ..........................................................24
3.6.2.2 Tiến hành phẫu thuật ..............................................................................25
3.6.3 Chăm sóc hậu phẫu........................................................................................31
3.6.4 Những tai biến trong và sau khi phẫu thuật...................................................31
3.6.4.1 Những tai biến trong khi mổ ...................................................................31
3.6.4.2 Những tai biến sau khi mổ.......................................................................32
3.7 XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................................33
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................34

4.1 CÁC TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GẶP KHI TRIỆT SẢN CHÓ CÁI................34
4.2 TỶ LỆ CHÓ CÁI TRIỆT SẢN THEO NHÓM GIỐNG ....................................35
4.3 TỶ LỆ CHÓ CÁI TRIỆT SẢN THEO LỨA TUỔI ...........................................36
4.4 THÂN NHIỆT TRƯỚC VÀ SAU KHI PHẪU THUẬT....................................37
vi


4.5 THỜI GIAN CẦN THIẾT CHO MỘT CA PHẪU THUẬT TRIỆT SẢN ........38
4.6 THỜI GIAN LÀNH SẸO CỦA VẾT MỔ SAU PHẪU THUẬT.......................39
4.7 MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG CA PHẨU THUẬT TRIỆT SẢN CHÓ CÁI
VÀ CÁCH XỬ LÝ .......................................................................................................41
4.8 TAI BIẾN SAU PHẪU THUẬT.........................................................................42
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................43
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................43
5.2 ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................45

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Trường hợp thường gặp khi triệt sản chó cái.................................................34
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó triệt sản theo nhóm giống...............................................................35
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó cái triệt sản theo lứa tuổi................................................................37
Bảng 4.4 Thân nhiệt trước và sau phẫu thuật ...............................................................37
Bảng 4.5 Thời gian trung bình cho một ca phẫu thuật ..................................................39
Bảng 4.6.a Thời gian lành sẹo sau phẫu thuật theo nhóm giống và lứa tuổi.................39
Bảng 4.6.b Thời gian lành sẹo sau phẫu thuật theo tình trạng chó trước khi phẫu thuật... 41


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục của chó cái………………………………………...3
Hình 3.1 Dụng cụ cần thiết cho 1 ca phẫu thuật triệt sản chó cái ................................22
Hình 3.2 (a ) Viêm tử cung dạng hở..............................................................................24
Hình 3.2 (b ) Viêm tử cung dạng kín.............................................................................24
Hình 3.3 Chó đã được cố định trên bàn mổ ..................................................................25
Hình 3.4 Mổ vào xoang bụng .......................................................................................25
Hình 3.5 Mở rộng vết mổ về 2 phía .............................................................................25
Hình 3.6 Đưa tay vào xoang bụng tìm sừng tử cung ....................................................26
Hình 3.7 Đưa sưng tử cung ra ngoài vết mổ ................................................................26
Hình 3.8 Cột dây treo buồng trứng (mối cột thứ nhất ) ................................................27
Hình 3.9 Cắt buồng trứng .............................................................................................27
Hình 3.10 Buồng trứng sau khi được cắt bỏ .................................................................27
Hình 3.11 Cắt ngang vị trí giữa sừng tử cung và buồng trứng .....................................28
Hình 3.12 Thực hiện mối cột hình số 8 tại vị trí thân tử cung ..................................... 29
Hình 3.13 Tử cung chó bình thường ............................................................................29
Hình 3.14 Tử cung chó bị viêm dạng kín .....................................................................29
Hình 3.15 May phúc mạc và cơ thẳng bụng .................................................................30
Hình 3.16 Đường may da .............................................................................................30
Hình 3.17 Chó đã tỉnh thuốc mê và được đeo collar ....................................................30

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Kinh tế của TP.HCM trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh
mẽ về mọi mặt, dẫn đầu trong nước. Đi cùng với sự phát triển đó, đời sống vật chất
tinh thần của con người ngày càng được nâng lên vì thế nhu cầu vui chơi giải trí
cũng được nâng cao. Và việc nuôi những thú cưng gần gũi, trung thành được nhiều
người nghĩ đến nhất là loài chó.
Từ lâu, chó đã được con người thuần hóa trở thành vật nuôi, người bạn trung
thành và thân thiết với con người. Có thể nói chó là một loài vật đa năng, chúng có
thể làm được nhiều vai trò khác nhau như: giữ nhà, làm xiếc, đi săn, công tác quân
sự, nghiệp vụ sân bay, hoặc chúng cũng có thể là những diễn viên cừ khôi tùy vào
những khả năng khác nhau của các giống chó khác nhau.
Đa số người dân ở TP.HCM, đặc biệt là khu vực phường Thảo Điền, Quận 2,
có rất nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc. Hầu hết những chủ nuôi chó
trong khu vực này đều không muốn cho chúng sinh sản vì nhiều lý do khác nhau:
Chó đẻ nhiều lứa sẽ làm xấu chó, không có thời gian chăm sóc, trong thời gian lên
giống gây mất vệ sinh trong gia đình, gây ồn ào do thu hút nhiều chó đực đến và
còn dễ gây nên nhiều bệnh lý như viêm tử cung.
Để đáp ứng những nhu cầu trên, việc triệt sản chó được giám đốc bệnh viện
Thú Y PetCare quan tâm và đưa vào công tác điều trị của bệnh viện. Các bác sỹ ở
đây thường dùng phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng đối với chó cái.
Từ nhu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú Y, bộ môn
cơ thể ngọai khoa trường ĐH Nông lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của thầy
PGS.TS Lê Văn Thọ, Th.S Huỳnh Thị Thanh Ngọc và BSTY Nguyễn Thị Quỳnh
Hoa và các anh chị ở bệnh viện. Chúng tôi thực hiện đề tài:
1


“ Kết quả triệt sản 24 chó cái bằng cách cắt bỏ tử cung và buồng trứng.”
1.2 Mục đích:
Theo dõi kết quả triệt sản chó cái bằng cách cắt bỏ tử cung và buồng trứng

trên chó bình thường và chó bị viêm tử cung.
1.3 Yêu cầu:
Khảo sát các trường hợp triệt sản chó cái bằng phương pháp cắt bỏ tử cung và
buồng trứng theo giống, tuổi và theo dõi kết quả sau phẫu thuật.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số khái niệm:
2.1.1 Cơ thể học vùng bụng:
¾ Bao bọc vùng bụng chó là một lớp da mỏng.
¾ Kế lớp da mỏng là phần mô liên kết.
¾ Dưới lớp mô liên kết là cơ thẳng bụng. Hai cơ nằm song song với mặt bụng
chạy từ xương ức đến phần dưới xương mu.
¾ Phúc mạc nằm trong cùng.
2.1.2 Cấu tạo cơ quan sinh dục của chó cái.
Cơ quan sinh dục chó cái bao gồm các bộ phận: dây rộng, buồng trứng, ống
dẫn trứng, tử cung, âm đạo, tiền đình và âm hộ.

Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục của chó cái
2.1.2.1 Dây rộng.
3


Là những nếp gấp phúc mô để treo các cấu tạo sinh dục bên trong trừ âm đạo,
mỗi dây chia làm ba phần:
¾ Màng treo noãn sào.
¾ Màng treo ống dẫn trứng.

¾ Màng treo tử cung.
2.1.2.2 Buồng trứng hay còn gọi là noãn sào.
Nằm hai bên xoang bụng. Mặt ngoài của buồng trứng tròn lồi, mặt trong là
đường đi của các mạch máu, dây thần kinh gọi là tể noãn.
Buồng trứng dính với thắt lưng nhờ vào phần trước của dây chằng rộng tử
cung gọi là màng treo noãn sào (mesovarium ) và dây noãn sào (ovari proprium ).
- Cấu tạo:
Phần lớn noãn sào được lớp màng bụng bao phủ, ở mặt trong, nơi mạch máu
và dây thần kinh đi vào gọi là tể noãn (hillus ovari ), chỗ này không có màng bụng
bao phủ tới.
Mô liên kết tạo nên sườn của buồng trứng. Xen kẽ với mô liên kết này có
nhiều nang noãn (folliculi opphori ) chứa noãn (ovula ) ở nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau. Các nang noãn còn non được bao quanh bởi một nang dày gồm nhiều
lớp tế bào.
Noãn chín hay noãn trưởng thành có kích thước lớn, lớp bao bên ngoài mỏng
dần do các lớp tế bào tiêu biến đi và có chứa một lượng dịch nhất định. Các nang
noãn chín gọi là nang Graaf trồi lên bề mặt của buồng trứng. Khi nang Graaf vỡ sẽ
phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng.
Khi nang noãn vỡ, xoang của nang này sẽ đọng máu lại gọi là hồng thể. Sau
đó lớp tế bào của nang phát triển và tích nhiều mô mỡ gọi thể vàng hay hoàng thể.
Nếu có sự thụ thai, thể vàng sẽ phát triển lớn và tồn tại lâu. Nếu không có sự thụ
thai, hoàng thể sẽ teo dần và cuối cùng tạo thành một vết sẹo gọi là bạch thể (Trần
Thị Dân, 2000 ).
2.1.2.3 Ống dẫn trứng:
Hay còn gọi là vòi Fallope. Là một ống ngoằn ngoèo nối chuyển từ buồng
trứng đến tử cung. Ở đầu sau, ống dẫn trứng có đường kính nhỏ, nhưng càng về

4



cuối noãn sào càng lớn dần, đến buồng trứng nở rất rộng, bao phủ phần lớn noãn
sào. Phần mở rộng này gọi là loa vòi hay phễu ống dẫn trứng.
Trứng rụng rơi vào phễu, vào ống dẫn trứng và đi tiếp vào tử cung.
Cấu tạo ống dẫn trứng gồm ba lớp:
¾ Lớp áo trơn bên ngoài, dính trực tiếp với màng treo ống dẫn trứng.
¾ Lớp cơ gồm hai lớp: cơ dọc ngoài và cơ vòng ở trong.
¾ Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều nếp gấp, cấu tạo bằng những tế bào trụ có
tiên mao. Các tiên mao có chức năng hướng trứng về tử cung.
¾ Sự thụ tinh xãy ra khoảng 1/3 trên của ống dẫn trứng.
2.1.2.4 Tử cung:
Là một ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần sau nằm trong
xoang chậu. Chia làm ba phần:
¾ Sừng tử cung: gồm hai sừng cho hai ống dẫn trứng. Các sừng nằm hoàn toàn
trong xoang bụng. Các sừng thường bị ép sát vào thành bụng bởi ruột. Các
sừng nhỏ ở phía trước và rộng dần về phía sau.
¾ Thân tử cung: nằm một phần trong xoang bụng, một phần trong xoang chậu.
Đường kính của thân tử cung lớn hơn sừng tử cung nhưng ngắn hơn. Thân là
nơi tiếp nhận hai sừng. Mặt trên tiếp giáp với trực tràng, mặt dưới tiếp giáp với
bàng quang.
¾ Cổ tử cung: là phần hẹp ở phía sau nhưng có thành rất dày. Cổ tử cung nối với
âm đạo.
Từ ngoài vô trong, tử cung cấu tạo gồm ba lớp:
¾ Lớp áo trơn: liên tục với dây rộng tử cung.
¾ Lớp cơ: là cơ trơn gồm cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong dày hơn. Giữa hai
lớp cơ có một lớp cơ liên kết chứa rất nhiều mạch máu.
¾ Lớp niêm mạc có màu hồng, với nhiều tế bào tiết dịch nhầy và có tiên mao.
¾ Khi cơ hoạt động, các tiên mao đẩy dịch nhầy về phía sau.
Sự cố định của tử cung:
Hai màng treo của tử cung ở hai bên liên kết với thành trên của xoang bụng và
xoang chậu. Trên màng treo có rất nhiều mạch máu và dây thần kinh.


5


2.1.2.5 Âm đạo:
Là phần tiếp nối sau của cổ tử cung, nằm hoàn toàn trong xương chậu. Là một
ống cơ có tiết diện dãn nở rất lớn. Nếu nhìn từ phía ngoài rất khó phát hiện ranh
giới giữa âm đạo và tử cung.
Phía trên của âm đạo tiếp xúc với trực tràng, phía dưới tiếp xúc với bàng
quang và ống thoát tiểu.
Âm đạo có cấu tạo gồm ba lớp:
¾ Áo trơn ở bên ngoài: gồm phần lớn là mô liên kết đàn hồi, phía trước được
phía sau màng bụng bao phủ.
¾ Áo cơ gồm hai lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong.
¾ Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc, nhờ có âm đạo có thể tăng đường kính
rất lớn.
2.1.2.6 Tiền đình cái (Vestibulum ):
Là phần kéo dài từ âm đạo đến âm hộ trong đó có u ống thoát tiểu.
2.1.2.7 Âm hộ:
Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn. Bên ngoài là lớp da
chứa sắc tố. Cửa mở của âm hộ có hình bầu dục, hai bên là hai môi.
2.1.3 Khái quát về một số đặc điểm sinh lý trên chó cái.
2.1.3.1 Thân nhiệt:
¾ Chó trưởng thành: 38oC đến 39oC
Chó con nhiệt độ không ổn định, có thể thấp hơn mức bình thường, và sẽ ổn định
lại trong vòng một tuần sau khi sinh.
2.1.3.2 Tần số hô hấp:
¾ Chó trưởng thành: 10 đến 40 lần/phút.
¾ Chó con: 15 đến 35 lần/phút.
Tần số hô hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trạng thái sinh lý động vật, nhiệt

độ môi trường, khí hậu thời tiết, tình trạng sức khỏe thú, …
2.1.3.3 Tần số tim:
¾ Chó trưởng thành: 70 đến 120 lần/phút.
¾ Chó con trên 200 lần/phút.

6


Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý hay bệnh lý của tim
trong cơ thể.
2.1.3.4 Tuổi thành thục sinh dục.
¾ Chó đực: từ 7 đến 10 tháng.
¾ Chó cái: từ 9 đến 10 tháng.
Sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ và muộn
ở những giống chó lớn.
2.1.4 Chu kỳ động dục và thời gian mang thai.
2.1.4.1 Chu kỳ động dục.
Chó động dục mỗi năm hai lần, tính trung bình chó cái lên giống vào khoảng 6
đến 8 tháng tuổi, thường xảy ra từ tháng 3 - 5, tháng 9 – 11.
Thời gian động dục từ 10 – 21 ngày, thời gian phối giống thích hợp nhất là 10
ngày kể từ ngày xuất hiện tiền động dục.
2.1.4.2 Thời gian mang thai.
¾ Thời gian mang thai từ 58 – 63 ngày.
¾ Số con trên mỗi lứa: 2 – 10 con/ lứa.
¾ Tuổi cai sữa: từ 8 – 9 tuần tuổi.
2.2 Khái quát về chứng viêm tử cung trên chó cái.
2.2.1 Định nghĩa:
Viêm tử cung mủ (pyometra ) là một tình trạng rối loạn trong giai đoạn không
động dục do yếu tố hormone, có đặc điểm là nội mạc tử cung bất thường, cùng với
sự nhiễm vi khuẩn kế phát (Aiello và ctv, 1998 ).

2.2.2 Nguyên nhân:
Bệnh thường xảy ra vào mùa động dục hay vào cuối giai đoạn mang thai, do:
Do cơ thể học bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm khuẩn từ hệ vi
sinh vật bình thường ở âm đạo hoặc sự nhiễm trùng đường niệu dẫn đến lây sang cơ
quan sinh dục. Ngoài ra do nhu động ruột kém nhất là khi táo bón và sức đề kháng
của cơ thể giảm sút, thì mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua lớp niêm mạc, đi
vào máu và xâm nhập vào trong tử cung.
Do sinh lý của cơ thể: các thay đổi sinh lý học vào cuối thời kỳ mang thai hoặc
do thai quá lớn có thể chèn ép làm giảm nhu động ruột, gây ứ đọng nước tiểu trong
7


bàng quang làm cổ tử cung mở và tạo điều kiện cho vi sinh vật ở bên ngoài dễ xâm
nhập vào (Nguyễn Văn Thành, 2004 ).
Do sự nhiễm trùng từ cơ quan sinh dục của thú đực truyền sang trong lúc giao
phối hoặc thụ tinh.
Do sự nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục trong lúc động dục hoặc sau khi đẻ
như đẻ khó, sót nhau, sẩy thai hay tử cung bị xây xát, tổn thương do sử dụng các
dụng cụ can thiệp phẫu thuật không đảm bảo các điều kiện vô trùng. Khi này màng
nhau, thai chết, máu và dịch xuất còn sót lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn cổ từ cổ
tử cung xâm nhập vào và phát triển.
Do sử dụng progesterone kéo dài để ngăn chặn và ức chế sự rụng trứng.
Do rối loạn kích thích tố.
Do lớp niêm mạc tử cung bội triển.
Viêm tử cung cũng có thể xảy ra trên chó mang thai giả (Phan Thị Kim Chi, 2003 ).
Theo Ringarp (1960 ), E.coli và Streptococci được tìm thấy nhiều nhất trong
các nhóm vi trùng có trong mẫu dịch viêm. Vi sinh vật gây nhiễm trong các kết quả
phân lập vi sinh trong các mẫu mủ tử cung của Blood (1975 ) và Tharp (1980 ) chủ
yếu là Streptococci, Staphylococci và E.coli.
Ngoài ra, viêm tử cung cũng có thể gây ra bởi trùng roi (Trichomonas fortus )

hoặc do nấm (Candida albicans ) gây ra.
2.2.3 Triệu chứng.
Những dấu hiệu lâm sàng được tìm thấy trong thời kỳ không động dục, thường
là 4 – 8 tuần sau chu kỳ động dục hoặc sau khi cung cấp progesterone ngoại sinh.
Có hai dạng viêm tử cung là: viêm kín và viêm hở.
2.2.3.1 Thể cấp tính:
- Viêm hở:
Quan sát thấy được bằng mắt thường là các tiết vật, tiết chất có lẩn máu, mủ,
dịch đường sinh dục chảy ra từ âm hộ do cổ tử cung của thú đang mở. Thú lờ đờ,
suy nhược, biếng ăn, sốt.

8


- Viêm kín:
Không thấy chảy dịch ra do cổ tử cung đóng nhưng lúc này tử cung căng lớn
nên có thể thấy bụng phình to. Thú có thể sốt rất cao, biếng ăn, suy nhược toàn thân
và cuối cùng là có thể dẫn đến tử vong.
2.2.3.2 Thể mãn tính.
Dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quảng (phụ thuộc vào sự đóng mở của
cổ tử cung ) dịch có mùi hôi đặc trưng và dính vào chân sau, lông đuôi của thú.
2.2.4 Chẩn đoán.
2.2.4.1 Chẩn đoán lâm sàng.
- Thể cấp tính:
Đa số chó bệnh đem đến khám đều ở tình trạng có nhiều dịch đường sinh dục
chảy ra từ âm đạo kèm theo một số triệu chứng như sốt, bỏ ăn và suy nhược toàn
thân. Lúc này, bác sỹ thú y nghi ngờ bị viêm tử cung mủ nếu khám vùng bụng bằng
cách sờ nắn thấy tử cung căng cứng, căng phồng làm cho bụng chó to ra và các triệu
chứng đi kèm như mô tả ở trên.
Trường hợp chó bệnh có rất ít hoặc không thấy có dịch chảy ra từ âm hộ thì

nên hỏi chủ nuôi thật kỹ về độ tuổi, tình trạng sinh đẻ, sự tiêm thuốc ngừa thai, và
các triệu chứng biểu hiện của thú.
- Thể mãn tính:
Chó biếng ăn, bụng rất to và khó thở do có dịch viêm trong tử cung chèn ép
các nội quan khác.
2.2.4.2 Chẩn đoán phi lâm sàng.
Siêu âm thấy sừng tử cung dày lên, lòng tử cung giãn nở và chứa nhiều dịch.
Lấy dịch tử cung gởi về phòng xét nghiệm để nuôi cấy phân lập, định danh và
thử kháng sinh đồ.
Các xét nghiệm sinh hóa máu và phân tích nước tiểu để đánh giá chức năng
thận, tình trạng acid – bazơ và tình trạng nhiễm trùng huyết. Từ đó, giúp chẩn đoán
phân biệt được các nguyên nhân khác nhau như sốt, bỏ ăn, suy nhược và khó thở.

9


2.2.5 Điều trị
- Điều trị nội khoa:
¾ Truyền dịch chống mất nước.
¾ Vệ sinh đường sinh dục và âm hộ.
¾ Dùng oxytocine để tống dịch viêm.
¾ Đặt viêm nang kháng sinh vào âm đạo và tử cung.
¾ Tiêm kháng sinh điều trị toàn thân: Clavamoxine, Penbex,…
¾ Đối với chó, liều dùng prostaglandin F2 là: 0,25 mg/kg/ngày (tiêm bắp ), sử
dụng thuốc trong 2 – 7 ngày tới khi tử cung trở lại kích thước bình thường
bằng cách kiểm tra sờ nắn hay siêu âm (Tilley và Smith, 1997 ).
- Điều trị ngoại khoa:
¾ Dùng phương pháp cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Aiello và ctv (1998 ) cho
rằng cắt bỏ tử cung và buồng trứng là sự lựa chọn tốt nhất trong trường hợp chó
bị viêm tử cung có mủ, điều trị nội khoa chỉ là tạm thời vì mủ trong tử cung cô

đặc lại chứ không thể tống khứ ra khỏi tử cung hoàn toàn.
2.3 Sự lành vết thương.
Quá trình lành vết thương được chia làm 4 giai đoạn: Viêm nhiễm, biểu mô
hóa, tăng sinh sợi và trưởng thành. Bốn giai đoạn này thường xảy ra đồng thời và
kết hợp với nhau.
2.3.1 Giai đoạn viêm nhiễm.
Đáp ứng ban đầu của sự lành vết thương là giai đoạn viêm nhiễm hay còn gọi
là giai đoạn cầm máu, được bắt đầu từ khi có vết thương và kéo dài từ 2 – 5 ngày.
Giai đoạn này có 2 quá trình riêng biệt.
- Quá trình đáp ứng mạch máu:
¾ Ngay sau khi có vết thương, những mạch máu nhỏ bị đứt sẽ co lại từ 5 – 10
phút, dẫn đến sự cầm máu và tích tụ những phần tử tế bào trong phạm vi mạch
máu này. Tiểu cầu tích tụ ở vết thương và phản ứng với thrombine để hình
thành cục máu đông.
¾ Sau đó do có sự phóng thích của histamine sẽ kích thích sự giãn mạch và tăng
tính thấm mạch máu dẫn đến sự rò rỉ vết thương và các thành phần tế bào vào
trong vùng vết thương.
10


¾ Trên lâm sàng quá trình này thể hiện bằng sự phù nề, sưng của vết thương.
- Quá trình đáp ứng tế bào:
¾ Quá trình đáp ứng tế bào của giai đoạn viêm nhiễm xảy ra đồng thời. Có sự
xâm nhập kết dính và xuyên mạch của bạch cầu xuất hiện. Chính sự khuếch
tán của bạch cầu sẽ kích thích sự di chuyển và làm tăng nồng độ bạch cầu đa
nhân trung tính đi vào vùng vết thương.
¾ Tại vết thương, những tế bào bạch cầu đa nhân trung tính sẽ thực bào vi trùng,
vật lạ, các mô hoại tử. Hiện tượng thực bào này cao nhất vào 2 – 3 ngày đầu
của vết thương. Hoạt động này sẽ kết thúc vào ngày thứ 3, trừ khi có sự nhiễm
trùng vết thương.

¾ Bạch cầu đơn nhân được chuyển thành đại thực bào và di chuyển vào vết
thương để tiếp tục thực bào vi trùng, mảnh vụn, các vật thể lạ. Bạch cầu đơn
nhân chiếm ưu thế vào ngày thứ 3 và đây là tế bào đặc thù của quá trình viêm
nhiễm mãn tính.
¾ Ngoài ra, bạch cầu đơn nhân còn giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút các
nguyên sợi bào (Fibroblast ) xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu của vết thương.
2.3.2 Giai đoạn biểu mô hóa.
Giai đoạn biểu mô hóa dẫn đến sự hình thành một lớp tế bào bề mặt băng
ngang vết thương. Lớp này được xem như hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi
trùng và vật lạ.
Sau khi có vết thương hoặc chấn thương, tế bào đáy quanh mặt vết thương lớn
ra và tăng sinh. Sự hình thành cục máu trong vết thương sẽ hình thành cầu fibrine,
nhờ đó các tế bào biểu mô di chuyển ngang qua vết thương. Sự di chuyển xuất hiện
từ bờ vết thương đi vào trung tâm, trong vòng 48 giờ bờ vết thương sẽ áp lại và
được bao phủ hoàn toàn bởi một lớp biểu mô. Tuy nhiên lớp biểu mô này rất mỏng,
lỏng lẻo và dễ bị tổn thương.
Sự tăng sinh và biệt hóa của biểu mô được tiếp tục nhưng lớp này vẫn rất yếu
cho đến khi sự hình thành sẹo sơ được thành lập.
2.3.3 Giai đoạn tăng sinh sợi.
Sự tăng sinh sợi dẫn đến sự hình thành sẹo xơ tạo nên sức bền co dãn cho vết
thương. Giai đoạn tăng sinh sợi bao gồm 3 hiện tượng:
11


¾ Sự tăng sinh sợi.
Là sự biệt hóa của Fibroblast từ tế bào chủ mô. Sự sinh sợi thực hiện 24 giờ
sau khi có vết thương.
¾ Sự sản xuất mô mềm cơ bản.
Trong cục máu đông, các Fibroblast dính sợi fibrine, sau đó nó tăng sinh.
Trong 3 – 4 ngày sau, tế bào này sẽ sản xuất glycoprotein và mucopolysaccharide

để cấu tạo nên thành phần chủ yếu của chất nền.
¾ Sự sản xuất collagen
Tiếp theo các tế bào Fibroblast bắt đầu sản xuất collagen: Fibroblast xuất hiện
cao nhất vào ngày thứ 10 của vết thương và tiếp tục sản xuất collgen đến tuần thứ 6.
Collagen là một protein phức tạp chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự bền chắc
của vết thương. Collagen tạo thành một cái khung cho sự hình thành các mao quản
mới, sau đó cung cấp chất dinh dưỡng và oxy. Phức hợp collagen và mao mạch hình
thành lâm sàng dưới dạng mô hạt.
Vào tuần thứ 4 của vết thương tốc độ tổng hợp collagen và Fibroblast giảm.
2.3.4 Giai đoạn trưởng thành.
Gồm 3 hiện tượng.
¾ Sự kết dính chéo các collgen.
Các collagen kết dính chéo tái tạo lại biểu mô.
¾ Hiện tượng tái tạo theo kiểu có thứ tự.
Sợi collagen ban đầu là một tổ chức sợi collagen còn ở dạng keo gelatin mềm
chưa trưởng thành. Sau đó một số sợi này sẽ bị thái hóa và sẽ được thay thế bằng
những sợi collagen mới có thứ tự hơn. Các sợi collagen mới dính vào nhau làm tăng
độ bền của vết thương.
Quá trình thái hóa và tái tạo collagen được gọi là hiện tượng “ tái tạo theo kiểu
có thứ tự ”. Quá trình này làm tăng sức bền của vết thương và chúng vẫn còn tiếp tục
nhiều năm sau đó, nhưng sức bền mô sợi tối đa chỉ bằng 80% so với mô bình thường.
Độ bền của vết thương trên da trong tuần lễ đầu chỉ đạt được 5%, 3 tuần độ
bền của vết thương đạt được 15 – 20% và đạt mức 60% lúc 4 tháng.

12


Hình dạng của sẹo tùy thuộc vào sự cân bằng của sự tổng hợp và phá hủy
collagen trong quá trình tái tạo theo kiểu có thứ tự. Nếu sự tổng hợp nhiều hơn sự
phá hủy thì hình thành một sẹo lồi, hình dạng xấu. Tuy nhiên, sẹo lồi còn tùy thuộc

vào tình trạng của từng cá thể.
¾ Sự co thắt vết thương.
Xuất hiện sớm vào ngày thứ 5, là do nguyên sợi bào cơ kéo hai bờ vết thương
sát gần lại với nhau và làm giảm kích thước vết thương.
Quá trình co thắt vết thương có khả năng làm biến dạng các mô chung quanh
vết thương và gây nên sự co rút sẹo.
Tất cả những mô như da, nôi tạng đều lành sẹo theo các quá trình như mô tả ở
trên, tuy nhiên các mô được tái tạo lành bằng quá trình hình thành sẹo chứ không
tạo được tế bào mô chủ trừ tế bào gan, niêm mạc, tiêu hóa, hô hấp và thượng bì.
Sự hình thành sẹo xơ đôi khi có thể bị tổn thương và bệnh lý như những vết
sẹo ở bụng có thể gây dính và tắc nghẽn cơ quan.
Sự hình thành sẹo có thể giảm do sự giảm đáp ứng miễn dịch. Để sẹo lành tốt
phải hạn chế tối đa chấn thương mô, kỹ thuật mổ nhẹ nhàng, sử dụng dụng cụ và chỉ
may thích hợp (Lê Văn Thọ, 2006 ).
2.3.5 Những yếu tố ảnh hương đến sự lành sẹo của vết thương.
Theo Lê Văn Thọ (2006 ), những yếu tố ảnh hưởng đến sự lành sẹo vết thương gồm:
2.3.5.1 Do vô trùng và sát trùng.
¾ Sát trùng dụng cụ và vật liệu không đúng kỹ thuật.
¾ Chuẩn bị vùng giải phẫu không đúng cách.
¾ Địa điểm thực hiện cuộc phẫu thuật không thích hợp.
¾ Che đậy da không tốt trong khi phẫu thuật.
¾ Vi khuẩn theo hơi thở vào vết thương.
¾ Dịch viêm tràn vào vết mổ trong khi mổ.
2.3.5.2 Do kỹ thuật mổ và may vết thương.
Số lượng mô bị hoại tử, chết và hiện diện của các vật lạ cũng như vị trí vết
thương cũng ảnh hưởng đến sự lành sẹo. Mô bị tổn thương nhiều do:
¾ Dùng kiềm kẹp không đúng cách.
¾ Cắt mô không đúng cách.
13



¾ Cầm máu không kỹ.
Ngoài ra còn do kỹ thuật may để đóng kín vết thương.
¾ Chọn kim và chỉ không phù hợp.
¾ May và cột quá nhiều mô.
¾ Làm nút cột không đúng, cắt đầu gút quá dài hoặc quá ngắn.
¾ Do đường may lỏng, hai mép vết thương không khít lại với nhau.
¾ Còn để lại những khoảng trống trong mô. Để tránh những khoảng trống trong
mô bằng cách dùng dẫn lưu hoặc chèn ép.
¾ May quá chặt, máu không đến được vết thương dễ gây hoại tử do thiếu máu.
Sự cung cấp máu và oxy tại vết thương là yếu tố sống còn cho quá trình lành
sẹo. Tất cả mọi tình trạng bệnh lý nào làm giảm hoặc cản trở cung cấp máu
đều làm ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo.
¾ Hiện tượng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, khó cầm máu tạo thành khói
huyết thanh huyết tụ. Chính khối huyết thanh huyết tụ này làm tách rời các mô
đang lành, nó còn là môi trường cấy cho vi khuẩn phát triển.
2.3.5.3 Do tình trạng sức khỏe và dinh dưởng của thú.
Những thú lớn tuổi, béo phì thì sự lành sẹo sẽ rất chậm do:
¾ Da, gân mất dần trương lực và sức đàn hồi.
¾ Mỡ nhiều sẽ dễ hở, chừa khoảng trống trong mô. Ngoài ra mỡ là loại mô dễ bị
nhiễm trùng, chấn thương do yếu tố mạch máu rất kém.
¾ Thú khỏe mạnh và được cho ăn đầy đủ thì vết thương sẽ mau lành. Ngược lại
nếu dinh dưỡng không đầy đủ thì sự lành sẹo sẽ rất chậm. Nếu thiếu các chất
như carbohydrate, protein, Zn, vitamin A, E, B, C sẽ làm chậm sự lành sẹo.
2.3.5.4 Do các yếu tố khác.
¾ Những loại thuốc ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của tế bào như hóa trị liệu,
việc sử dụng corticoide, progesterone, kháng viêm nonsteroide liều cao kéo dài
trước phẫu thuật sẽ ngăn cản sự thành lập sợi và collagen.
¾ Đáp ứng miễn dịch bất thường như dị ứng cũng ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo.
¾ Chiều hướng của vết thương cũng ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo. Một số

đường mổ không theo thớ sợi cơ, khi cơ co thắt làm vết thương hở ra.
¾ Còn sót lại nhiều mô hoại tử hoặc dụng cụ mổ, bông, băng, lông thú,…
14


2.3.6 Kỹ thuật cắt mô giúp cho sự lành sẹo tốt.
Đường mổ da nên thực hiện sao cho sự tiết dịch được dễ dàng. Vết mổ thẳng
đứng có thể thỏa mãn được điều đó.
Đường mổ phải sạch, chú ý hạn chế tối đa những tổn thương mạch máu, thần
kinh, cơ. Chiều dài vết thương hợp lý, những người mới tập mổ có khuynh hướng
thực hiện vết mổ ngắn.
Vết cắt phải được thực hiện bởi phần bầu của lưỡi dao, không cắt bằng mũi
dao, mũi dao chỉ được dùng để cắt những chi tiết nhỏ khó.
Trong quá trình mổ thao tác phải nhẹ nhàng, tránh banh kéo vết thương quá độ
sẽ làm tổn thương tuần hoàn máu và thay đổi tình trạng sinh lý tại chỗ, tạo thuận lợi
cho sự phát triển của vi trùng.
Dùng ngón cái và ngón trỏ để căng da trước khi cắt. Khi mổ vào xoang bụng
phải sử dụng cây hướng dẫn để tránh làm tổn thương các nội tạng nằm ở bên dưới.
Trong quá trình mổ phải triệt để cầm máu, ngoài việc ngăn ngừa mất máu còn
giúp cho phẫu thuật viên thấy rõ phẫu trường để dễ thực hiện bóc tách. Có thể cầm
máu bằng đốt điện hoặc cột. Chú ý là không cột hoặc may quá nhiều mô vì như thế
sẽ gây hoại tử mô. Cầm máu phải đảm bảo máu ngưng chảy trước khi đóng xoang
bụng để tránh sự hình thành khối máu tụ, khối huyết thanh là môi trường lý tưởng
cho vi khuẩn phát triển.
Phải giữ ẩm bề mặt các mô trong quá trình mổ.
Nếu ca phẫu thuật đòi hỏi cắt sâu vào bên trong, phẫu thuật viên cần phải chắc
chắn rằng mình hoàn toàn biết rõ các mô sẽ được cắt xuyên qua.
2.4 Phương pháp cầm cột chó.
Phẫu thuật thành công hay không cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình chuẩn bị
thú và điều quan trọng là không thể bỏ qua vấn đề cầm cột thú trên bàn mổ. Tùy

theo mục đích và vị trí phẫu thuật mà chúng tối buộc thú theo nhiều cách khác nhau:
¾ Buộc chó nằm ngửa: áp dụng cho các trường hợp phẫu thuật ở bụng.
¾ Buộc chó nằm nghiêng sang một bên: áp dụng cho phẫu thuật tai và mắt,..
¾ Buộc chó nằm sấp: áp dụng cho phẫu thuật đầu, đuôi, vùng hậu môn, âm đạo…

15


×