Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ KHI BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN CỦA HEO TỪ 30 – 90 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.28 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ KHI BỔ SUNG
VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN CỦA HEO
TỪ 30 – 90 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: TRẦN ANH
Ngành : THÚ Y
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 9 năm 2009


ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ KHI BỔ SUNG VÀO
KHẨU PHẦN THỨC ĂN CỦA HEO TỪ 30 – 90 NGÀY TUỔI

Tác giả

Trần Anh

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

Tháng 9/2009
i




XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: TRẦN ANH
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ khi bổ sung vào khẩu phần
thức ăn của heo từ 30 – 90 ngày tuổi”.
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng
dẫn và các ý kiến đóng góp của Hội Đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn
nuôi – Thú y ngày……………….

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Kim Loan

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc của con đến ba mẹ, người đã hết lòng nuôi dạy
cho con có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ môn Chăn Nuôi chuyên khoa cùng
toàn thể quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em
trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Xin thành kính ghi ơn:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn em thực hiện, hoàn thành
đề tài và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Bác Nguyễn Trung Thành chủ trại heo Thành An và gia đình đã giúp đỡ em
trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại.

Chân thành cảm ơn:
Tất cả các bạn lớp Thú Y 30 đã động viên, chia sẻ những khó khăn trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Trần Anh

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận “Ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ khi bổ sung vào khẩu phần
thức ăn của heo con từ 30 – 90 ngày tuổi” được tiến hành từ ngày 03/03/2009 đến
15/07/2009 tại trại heo tư nhân Thành An, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai. Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm tỏi, nghệ trong khẩu phần
của heo con cai sữa so với khẩu phần không có bổ sung chế phẩm.
Qua quá trình thực hiện thí nghiệm trên 60 heo con cai sữa từ 30 đến 90 ngày
tuổi, thí nghiệm gồm 6 lô, 5 lô bổ sung chế phẩm và 1 lô đối chứng.
Kết quả thu được từ các chỉ tiêu theo dõi, chúng tôi rút ra kết luận sau:
Lô 2 (0,2 % tỏi) có trọng lượng bình quân, tăng trọng bình quân, tăng trọng
tuyệt đối cao nhất (39,86 kg; 29,92 kg/con; 498,70 g/con/ngày), thấp nhất ở lô 4 (0,2
% nghệ) là (31,28 kg; 22,60 kg/con; 376,70 g/con/ngày).
Lượng thức ăn tiêu thụ cao nhất ở lô 2 (0,78 kg/con/ngày), thấp nhất ở lô 4
(0,69 kg/con/ngày).
Hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất ở lô 5 (2,21 kg TĂ/kg TT) và thấp nhất ở lô
2 (1,71 kg TĂ/kg TT).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất ở lô 4 (5,61 %), thấp nhất ở lô 2 (3,68 %).
Tỷ lệ ngày con bệnh khác cao nhất ở lô 4 (11,05 %), thấp nhất ở lô 2 (6,14 %).
Chi phí thức ăn và thuốc thú y thấp nhất ở lô 2 (13.326 đồng/kg TT) và cao nhất
ở lô 4 (15.914 đồng/ kg TT).


iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn...............................................................................ii
Lời cảm tạ ................................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận ........................................................................................................iv
Mục lục…. ....................................................................................................................v
Danh sách các bảng .................................................................................................. viii
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề...............................................................................................................1
1.2 Mục đích .................................................................................................................1
1.3 Yêu cầu ...................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN...........................................................................................2
2.1 Giới thiệu về chế phẩm tỏi, nghệ............................................................................2
2.1.1 Tỏi và các tác dụng..............................................................................................2
2.1.1.1 Đặc điểm...........................................................................................................2
2.1.1.2 Thành phần hoá học của tỏi..............................................................................2
2.1.1.3 Công dụng của tỏi.............................................................................................3
2.1.2 Nghệ và các tác dụng...........................................................................................4
2.1.2.1 Đặc điểm...........................................................................................................4
2.1.2.2 Thành phần hoá học của nghệ ..........................................................................4
2.1.2.3 Công dụng của nghệ .........................................................................................4
2.1.3 Chế phẩm tỏi - nghệ ............................................................................................5
2.2 Sinh lý heo con cai sữa ...........................................................................................5
2.2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hoá heo con.......................................................................5
2.2.2 Đặc điểm của ruột heo.........................................................................................6

2.2.2.1 Đặc điểm ruột non ............................................................................................6
2.2.2.1.1 Cấu tạo ruột non ............................................................................................6
2.2.2.1.2 Chức năng ruột non .......................................................................................7
v


2.2.2.2 Đặc điểm ruột già .............................................................................................7
2.2.3 Tiêu chảy trên heo con ........................................................................................8
2.2.3.1 Khái niệm chung về tiêu chảy ..........................................................................8
2.2.3.2 Nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con..............................................................8
2.3. Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Thành An ............................................10
2.3.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................10
2.3.2 Nhiệm vụ của trại ..............................................................................................10
2.3.3 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................10
2.3.4 Công tác giống...................................................................................................10
2.3.5 Cơ cấu đàn .........................................................................................................11
2.3.6 Chuồng trại ........................................................................................................11
2.3.6.1 Khu chuồng nái hậu bị và mang thai ..............................................................11
2.3.6.2 Khu chuồng nái đẻ..........................................................................................11
2.3.6.3 Khu chuồng heo cai sữa .................................................................................12
2.3.6.4 Khu chuồng heo thịt .......................................................................................12
2.3.6.5 Chuồng đực giống ..........................................................................................12
2.3.6.7 Công tác thú y và vệ sinh chuồng trại ............................................................12
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.............................13
3.1 Thời gian và địa điểm...........................................................................................13
3.1.1 Thời gian............................................................................................................13
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................13
3.2 Nội dung ...............................................................................................................13
3.3 Bố trí thí nghiệm...................................................................................................13
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm.........................................................................................13

3.3.2 Thức ăn thí nghiệm............................................................................................14
3.4 Phương pháp tiến hành .........................................................................................14
3.4.1 Phương pháp lấy mẫu ........................................................................................15
3.4.2 Dụng cụ, môi trường..........................................................................................15
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát.............................................................................................15
3.5.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng ....................................................................................15
3.5.2 Các chỉ tiêu bệnh lý ...........................................................................................15
vi


3.5.3 Độ dày thành ruột và chiều dài nhung mao ruột ...............................................15
3.5.4 Chi phí sản xuất .................................................................................................15
3.6 Các công thức tính................................................................................................15
3.7 Xử lý số liệu .........................................................................................................16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................17
4.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng .......................................................................................17
4.1.1 Trọng lượng bình quân ......................................................................................17
4.1.2 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối ...................................................19
4.1.3 Lượng thức ăn tiêu thụ ......................................................................................22
4.1.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn..................................................................................24
4.2 Các chỉ tiêu bệnh lý ..............................................................................................25
4.2.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy....................................................................................25
4.2.2 Tỷ lệ ngày con bệnh khác..................................................................................26
4.3. Độ dày thành ruột và chiều dài nhung mao ruột .................................................28
4.4 Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế ...........................................................................29
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................31
5.1 Kết luận.................................................................................................................31
5.2 Đề nghị .................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................33
PHỤ LỤC ..................................................................................................................35


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tỏi.........................................................................2
Bảng 2.2: Cơ cấu đàn của trại heo Thành An ............................................................11
Bảng 2.3: Qui trình tiêm phòng heo con của trại heo Thành An...............................12
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm .......................................................................................13
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn Delice B ................................................14
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn Porcy 15 ................................................14
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân (kg/con) ...............................................................17
Bảng 4.2: Tăng trọng bình quân của heo qua từng giai đoạn ....................................19
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của heo qua từng giai đoạn......................................20
Bảng 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ ..............................................................................22
Bảng 4.5: Hệ số chuyển hóa thức ăn .........................................................................24
Bảng 4.6: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...........................................................................25
Bảng 4.7: Tỷ lệ ngày con bệnh khác..........................................................................27
Bảng 4.8: Độ dày thành ruột và chiều dài nhung mao ruột .......................................28
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm ............................................30

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân..........................................................................18
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng bình quân ............................................................................19
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối ..............................................................................20

Biểu đồ 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ ..........................................................................23
Biểu đồ 4.5: Hệ số biến chuyển thức ăn ....................................................................24
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................26
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ ngày con bệnh khác......................................................................27

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Trong những năm qua ngành chăn nuôi góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của nền kinh tế nước ta. Trong đó, chăn nuôi heo là một trong những ngành mũi nhọn
nó không những mang lại việc làm và thu nhập cho người chăn nuôi mà còn đáp ứng
phần lớn nhu cầu về thịt cho người tiêu dùng.
Việc nghiên cứu để nâng cao năng suất chăn nuôi, đảm bảo chất lượng “thịt
sạch và an toàn” cho người tiêu dùng luôn là vấn đề quan tâm của nhiều giới trong xã
hội. Khi nghiên cứu các giải pháp để đáp ứng nhu cầu trên, các nghiên cứu về thức ăn
chiếm vị trí rất quan trọng vì thức ăn chiếm tới 70 % giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Cho đến nay tỷ lệ chuyển hoá thức ăn thành sản phẩm chăn nuôi còn rất thấp: 5 – 38 %
(tùy từng loại thức ăn và sản phẩm chăn nuôi), mức độ tiêu tốn thức ăn của heo: 2,83,1 kg/1 kg tăng trọng. Đã có nhiều nghiên cứu để giải quyết vấn đề này như chọn lọc
giống, nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, phối hợp khẩu phần, bổ sung thảo dược nâng
cao khả năng tiêu hoá…của vật nuôi. Việc sử dụng nguồn thảo dược để kích thích tăng
trưởng, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, hạn chế hội chứng tiêu chảy và một số
bệnh trên heo ngày được nghiên cứu nhiều hơn.
Với hy vọng bổ sung chế phẩm tỏi, nghệ vào khẩu phần thức ăn giúp heo hấp
thụ thức ăn tốt hơn, tăng trưởng nhanh hơn và sức đề kháng với bệnh tốt hơn.
Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, được sự giúp đỡ của trại heo tư nhân Thành An, dưới sự hướng dẫn của thạc
sĩ Nguyễn Thị Kim Loan chúng tôi đã tiến hành đề tài “Ảnh hưởng chế phẩm tỏi,

nghệ khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn của heo từ 30 - 90 ngày tuổi”.
1.2.Mục đích
Khảo sát khả năng tăng trưởng và sức đề kháng với bệnh.
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế khi bổ sung chế phẩm vào khẩu phần thức ăn.
1.3.Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu, đo chiều dày thành ruột và chiều dài nhung mao ruột.
1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về chế phẩm tỏi, nghệ
2.1.1 Tỏi và các tác dụng
2.1.1.1 Đặc điểm
Tên khoa học là Allium sativum L.
Thuộc họ hành tỏi Liliaceae.
Tỏi được trồng khắp nơi ở nước ta, nơi có giờ chiếu sáng nhiều, có ẩm độ
không khí thích hợp. Tỏi có mùi hôi đặc biệt, vị cay mạnh, hăng, tính ấm. Tỏi là một
vị thuốc dân gian, là loại độc nhất vô nhị trong vương quốc thảo mộc. Người ta dùng
tỏi làm gia vị chế biến thức ăn.
Tỏi có thân củ, có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, phần lớn có màu trắng
đến hơi tía. Củ tỏi được hợp thành nhiều tép tỏi kích thước lớn nhỏ khác nhau, các tép
tỏi chụm lại và được bao ở ngoài bởi một lớp vỏ trắng mỏng. Cả y khoa cổ truyền
phương Đông và phương Tây đều dùng tỏi để chữa bệnh. Dân Anh xưa gọi tỏi là thần
dược của người nghèo (poor man treacle). Hiện nay thì tỏi rất thịnh hành ở các cửa
hàng dược thảo, dưới nhiều hình thức, tỏi tươi, tỏi khô và tỏi bột.
2.1.1.2 Thành phần hoá học của tỏi
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần
Hàm lượng (%) tỏi tươi

Nước
62 – 68
Carbohydrate
26 – 30
Protein
1,5 – 2,1
Lipid
0,1 – 0,2

1,5
Hợp chất Sulfur
1,1 – 3,5
Chất khoáng
0,7
Acid folic
6,2 – 6,4
Saponin
0,04 – 0,11
Vitamin
0,15
(Lawson, 1993, trích dẫn bởi Phạm Thị Nguyên, 2007)
2


2.1.1.3 Công dụng của tỏi
Công dụng thông thường
Ngoài công dụng làm gia vị, khử mùi trong chế biến thực phẩm, tỏi còn được
dùng phổ biến trong các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, đầy hơi chướng bụng khi có rối
loạn tiêu hoá và dùng để tăng nhanh thân nhiệt cho cơ thể vì trong 100 g tỏi có chứa
121 Calo (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỹ, 1996).

Tác dụng dược lý
Trong tỏi có một chất gọi là allicin, có tác dụng kháng sinh rất tốt (100 kg tỏi
chứa 60 – 200 g tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là allicin).
Công th ức hóa học của allicin C6H10OS2 (www.allicin.com)

Hoạt tính kháng sinh do allicin rất đáng chú ý ngay cả độ pha loãng 1/85.000
đến 1/125.000 cũng có thể ức chế được nhiều vi khuẩn khác nhau cả gram âm lẫn
gram dương. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu phát hiện tỏi còn chứa một chất kháng
sinh thực vật là phytoncid có sức kháng khuẩn mạnh (nồng độ 1/50.000 – 1/250.000 có
thể ức chế vi trùng). Qua nhiều thí nghiệm của nhiều nhà khoa học cho biết tỏi có tác
dụng rất mạnh với vi khuẩn Staphylococcus, các vi khuẩn gây bệnh thương hàn, phó
thương hàn và lị, vi khuẩn tả, trực khuẩn bạch hầu, vi trùng gây thối.
Tỏi tươi không có chất allicin ngay mà có chất alliin (là một loại axit amin)
dưới tác dụng của enzyme allinaza mới tạo thành allicin.
Hiện nay, nhiều loại dược phẩm được bào chế từ tỏi đã được sử dụng rộng rãi ở
nhiều nước với các chỉ định sau: làm tan huyết khối, hạ huyết áp, giảm tỷ lệ
cholesterol cao trong máu, điều chỉnh nhịp đập của tim, ngăn ngừa ung thư phổi và các
khối u khác.
Đông thú y dùng tỏi để: kích thích niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nhu động,
tiết dịch tiêu hóa, xổ giun đũa, giun kim, rượu tỏi uống trị viêm ruột, tiêu chảy cấp,
mãn tính ở ngựa, trâu, bò, dê có hiệu quả tốt.

3


2.1.2 Nghệ và các tác dụng
2.1.2.1 Đặc điểm
Nghệ có tên khác là uất kim, khương hoàng.
Tên khoa học là Curcuma longa L.
Thuộc họ gừng (Zingiberaceae).

Nghệ là cây thảo mộc sống quanh năm, trồng nhiều ở châu Á, nó ưa khí hậu
nóng ẩm. Cây cao 0,6 – 1 m, lá hình trái xoan thon nhọn hai đầu, hai mặt nhẵn. Củ
nghệ mập, phân nhiều nhánh, cắt ngang hay bẻ ra có màu cam sẫm bao bọc bởi một
lớp vỏ mỏng. Củ nghệ có vị cay, gắt.
2.1.2.2 Thành phần hoá học của nghệ
Trong củ nghệ có nhiều hợp chất như tinh bột, xơ, song các thành phần được
chứng minh là có hoạt tính sinh học gồm: curcuminoid, tinh dầu, polysaccharide và
peptid, nhưng tinh dầu và curcuminoid được coi là hoạt chất chính.
Nghệ có 3 – 5 % tinh dầu, trong đó nhiều nhất là curcumin (50 %) và một số
chất khác như phellandren, cineol, p-tolylmetylcarbinol, tumeron.
2.1.2.3 Công dụng của nghệ
Tác dụng dược lý
Kích thích hoạt động điều hoà của tế bào gan (chủ yếu do chất faratolyl methyl
cacbinol), chống viêm, giảm đau, chống đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày.
Nước nghệ trị bỏng, dầu nghệ trị vết thương nhiễm trùng, viêm, lở tử cung.
Nhờ thành phần p-tolylmetylcarbinol, nghệ có khả năng giải độc gan, thông
mật, lợi mật. Curcumin có tác dụng giảm cholesterol trong máu, kích thích mật và
chống ung thư.
Tác dụng kháng khuẩn
Tác dụng kháng khuẩn của một số thành phần hóa học đã được chứng minh.
Chất curcumin có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao ở nồng độ tối thiểu
25 µg/ml. Tinh dầu nghệ ức chế trực khuẩn lao ở nồng độ 1 µg/ml. Tác dụng lợi mật
của tinh dầu nghệ do thành phần p-tolylmethyl carbinol. Chất có màu là thuốc thông
mật gây co túi mật ( />
4


Công thức hóa học của curcumin
( />
Curcumin có khả năng diệt khuẩn rất cao, Curcumin pha loãng ở 1:5.000 đến

1:40.000 có tác dụng kháng lại vi khuẩn như: Staphylococcus, Salmonella paratyphi,
Mycobacterium tuberculosis, Trychophyton gypseum.
Curcumin là chất chống viêm, chống oxy hoá điển hình, có thể sử dụng như
một corticoid trong điều trị bệnh mà không gây loãng xương, không gây loét dạ dày.
2.1.3 Chế phẩm tỏi - nghệ
Từ những lợi ích kể trên của tỏi và nghệ chúng tôi tiến hành làm ra chế phẩm từ
hai loại thảo dược trên để bổ sung vào thức ăn gia súc. Chế phẩm chứa các tinh dầu và
các chất hoá học có tính dược lý có tác dụng ức chế các vi sinh vật có hại trên đường
tiêu hoá, ổn định hệ vi sinh vật đường tiêu hoá. Chế phẩm kích thích tiết nước bọt,
dịch mật từ đó kích thích sự tiêu hoá tốt hơn. Chế phẩm có tác dụng làm tăng lưu
lượng máu qua gan, giải độc cho cơ thể gia súc. Một số chất chiết trong tỏi và nghệ có
tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ niêm mạc, tăng sự bền chắc của mạch máu, chống lại
sự oxy hóa từ đó bảo vệ tế bào và các mô. Chế phẩm cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể
trước những điều kiện stress.
2.2 Sinh lý heo con cai sữa
2.2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hoá heo con
Trong giai đoạn theo mẹ, heo con có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng hệ tiêu
hoá chưa hoàn chỉnh, trong đường ruột còn thiếu vi sinh vật có lợi nên hệ tiêu hoá diệt
khuẩn kém. Khi heo trước 3 tuần tuổi, trong dịch vị hoàn toàn không có HCl tự do,
khả năng hoạt hoá pepsinogen kém, quá trình tiêu hoá protein ở dạ dày bị trở ngại, gây
rối loạn tiêu hoá làm số lượng vi sinh vật theo thức ăn vào ruột tăng lên, gây thối rữa
các protein, glucid, cùng với nhiều điều kiện bất lợi như stress, sống xa mẹ… tạo điều
kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây tiêu chảy.

5


Theo Nguyễn Văn Hiền (2002), HCl tự do xuất hiện trong thời điểm 25 – 30
ngày tuổi, khả năng diệt khuẩn tốt nhất vào 40 – 50 ngày tuổi. HCl tự do xuất hiện
trong dạ dày heo con là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển khả năng tiêu hoá

thức ăn của heo con vì nó hạ thấp độ pH trong dạ dày tạo điều kiện thích hợp cho men
pepsin hoạt động và chống lại sự ô nhiễm thức ăn. Pepsin bắt đầu hoạt động ở pH =
4,2, tối ưu pH = 2, do đó men pepsin chỉ hoạt động tốt khi heo con được 3 tuần tuổi,
khi chúng đã có bộ máy tiêu hóa gần như hoàn chỉnh.
Sau khi cai sữa, heo con chủ yếu lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn, vì vậy bộ máy
tiêu hoá của chúng phải qua một quá trình thay đổi hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh
lý để thích ứng với điều kiện sống mới. Do vậy, nên cho heo con tập ăn sớm để bộ
máy tiêu hoá làm quen với thức ăn.
2.2.2 Đặc điểm của ruột heo
2.2.2.1 Đặc điểm ruột non
Ruột non giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn và đồng thời là nơi
hấp thu chủ yếu các chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào vì trên bề mặt ruột non có rất
nhiều nếp nhăn, trên những nếp nhăn lại có nhiều nhung mao (khoảng 2.500/1 cm2)
làm tăng bề mặt hấp thu của ruột non lên 20 - 25 lần. Lượng nhung mao tập trung
nhiều nhất ở đoạn trên của ruột non, càng về gần ruột già càng giảm dần.
2.2.2.1.1 Cấu tạo ruột non
Giống cấu tạo chung của ống tiêu hoá, gồm ba lớp: niêm mạc, áo cơ và áo
tương.
Niêm mạc ruột non tạo thành những nếp gấp lồi vào trong lòng ruột gọi là van
ruột. Van làm cho diện tích niêm mạc ruột tăng gấp 2 – 3 lần. Trên niêm mạc còn có
những phần kéo dài lồi lên như những cái lông gọi là lông nhung, cao chừng 200 – 500
micromet.
Lông nhung hay nhung mao ruột có ở tất cả các đoạn ruột, nhiều nhất ở các
đoạn trên. Chúng có hình dạng khác nhau. Ở tá tràng và đoạn trên không tràng, lông
nhung có dạng những cái mào có 2 – 3 nhánh. Ở đoạn dưới thì hình lá, càng về đến hồi
tràng thì chúng càng có dạng những nhung mao hình nón hay sợi.
Những nhung mao cách nhau bởi những rãnh hẹp, đây là nơi tuyến Lieberkuln
đổ vào.
6



Nhung mao ruột được cấu tạo bằng một lớp biểu mô mỏng. Biểu mô phủ nhung
mao thuộc loại trụ đơn và cấu tạo bởi ba loại tế bào: những tế bào mâm khía, tế bào
hình đài, tế bào ưa crôm và ưa bạc. Mỗi tế bào biểu mô lại có vô số vi nhung mao
(khoảng 3.000/1 tế bào) làm tăng bề mặt hấp thu của nhung mao lên gấp 30 lần, từ đó
làm bề mặt hấp thu của ruột non tăng lên rất lớn.
Tuyến ruột là tuyến ống đơn thẳng, thành ống cấu tạo bởi 4 loại tế bào: tế bào
mâm khía, tế bào đài, tế bào ưa crôm và ưa bạc, tế bào Paneth (tế bào lớn có hình nón
cụt nằm ở đáy tuyến Lieberkuln, nhân tròn nằm ở đáy tế bào).
Ngoài ra, ở tá tràng có thêm tuyến Brunner là tuyến ống chia nhánh cong queo,
tế bào vách tuyến hình khối đôn, nhân bị đẩy về phía đáy tế bào cực đỉnh có nhiều
không bào, chứa chất nhày. Tuyến này phát triển mạnh và chiếm toàn bộ lớp dưới
niêm khiến thành ruột dày hẳn lên, do đó người ta còn gọi tá tràng là ruột đặc.
Những nang bạch huyết: ngoài những nốt bạch huyết nhỏ nằm ở lớp đệm của niêm
mạc còn có những nang lớn hơn gọi là nang kín chiếm cả bề cao của niêm mạc và lan
sâu xuống tầng dưới niêm. Có nơi nang kín tập hợp lại thành mảng rộng gọi là mảng
Peyer, thấy rõ ở hồi tràng.
2.2.2.1.2 Chức năng ruột non
Ruột non là nơi hấp thu chính của heo. Đó là nhờ các tế bào mâm khía có một
mạng lưới vi nhung mao phát triển cũng như mạng lưới mạch máu và mạch bạch huyết
ở trục liên kết.
Ruột non cũng tham gia chủ yếu trong tiêu hoá thức ăn nhờ tuyến ruột tiết ra
dịch ruột có chứa men trypsin, enterokinase, amylase, lipase, erepsin, invectin. Ngoài
ra do chuyển động của ruột, thức ăn được nhào trộn với dịch tiêu hoá (dịch ruột, dịch
tụy, mật) và được đẩy đi thuận chiều.
Ruột non cũng tham gia bảo vệ cơ thể nhờ những nang bạch huyết nằm ở vách
ruột và những tế bào biểu mô đặc biệt gọi là tế bào M.
2.2.2.2 Đặc điểm ruột già
Ruột già có cấu tạo khác ruột non ở một số điểm sau:
Mặt niêm mạc trơn, không có van và nhung mao (ở thú non cũng có nhung

mao).

7


Tuyến của ruột già thuộc loại tuyến Lieberkuln, tuy nhiên thành phần tế bào đài
chiếm đa số.
Áo cơ cũng gồm 2 lớp nhưng cơ dọc tạo thành 3 dãy cơ lồi về phía ngoài (có
thể quan sát được từ bên ngoài) còn cơ vòng thường thắt lại từng đoạn.
Mạch máu và thần kinh ở ruột già đơn giản hơn ruột non.
Ruột già có khả năng hấp thu mạnh, hấp thu nước, hình thành phân. Chất nhày
do tế bào tiết ra có tác dụng làm cho phân dễ được đẩy ra tới hậu môn.
(Theo Lâm Thị Thu Hương, 2005. Mô phôi gia súc)
2.2.3 Tiêu chảy trên heo con
2.2.3.1 Khái niệm chung về tiêu chảy
Theo quan điểm sinh học hiện đại thì tiêu chảy là một phản xạ bảo vệ cơ thể
trước những tác nhân tác động trực tiếp như vi khuẩn, virus, nhiệt độ, độ ẩm, khẩu
phần thức ăn…
Hậu quả là số lần đi phân nhiều hơn bình thường, phân ở thể lỏng hoặc sệt,
cơ thể bị mất nhiều nước, mất cân bằng chất điện giải trong dịch thể và bị ngộ độc các
độc tố do vi sinh vật gây bệnh gây ra. Con bệnh suy nhược nhanh, có thể dẫn đến tử
vong.
2.2.3.2 Nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con
* Do heo mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của heo con ở giai đoạn theo mẹ. Vì
vậy heo mẹ có ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu chảy của heo con.
Do heo mẹ không đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai như thiếu
Protein, vitamin A, Fe, Cu, Zn … làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên
heo con sinh ra rất yếu ớt, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, nhất là bệnh đường tiêu
hóa (Nguyễn Như Pho, 1995).

Cũng theo Nguyễn Như Pho (1995), heo mẹ mắc hội chứng MMA, heo con
bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm dịch viêm rơi vãi trên nền chuồng gây viêm tuột tiêu
chảy. Trên những heo mẹ bị mắc bệnh sẽ kém sữa hay mất sữa, heo con bú được ít,
hoặc không bú được sữa đầu nên sức đề kháng bệnh kém, dễ phát sinh bệnh.
Do heo mẹ không được tiêm phòng đầy đủ nên không truyền được miễn
dịch cho heo con, heo con không đề kháng được bệnh. Ngoài ra, ở những đàn heo có
8


heo nái tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng, heo con bú nhiều sữa không
tiêu hóa kịp và có nhiều dưỡng chất khó tiêu bị đẩy xuống ruột già, là môi trường
thuận lợi cho những vi sinh vật có hại nhân nhanh quân số và gây bệnh tiêu chảy cho
heo con (Võ Văn Ninh, 1985).
* Do heo con
Do đặc điểm sinh lý của heo con: sự tiết dịch tiếu hóa ở dạ dày ruột không
đủ số lượng và chất lượng, lượng HCl cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày thiếu.
Do khả năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với
sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ quá cao hay quá thấp, ẩm độ chuồng trại cao dễ dẫn đến
tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1986).
Do heo con: do ăn quá nhiều, heo con không tiêu hóa hết được thức ăn, thức
ăn còn thừa trong ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli phát triển và gây bệnh
(Nguyễn Như Pho, 2001).
Heo con thời kỳ mọc răng dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hai thời điểm heo con sốt
và tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất là lúc 10 - 17 ngày tuổi và ngày 23 - 29 ngày tuổi, ứng
với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng sữa tiền hàm số 4 hàm trên
(Võ Văn Ninh, 2001).
Theo Trần Thị Dân (2003), ở heo cai sữa, thức ăn thay sữa mẹ có thể khó
tiêu hóa hơn sữa, do đó heo con giảm khả năng tiêu hóa, vi sinh vật ruột già dễ lên
men làm giảm hấp thu nước ở đường ruột, hậu quả là heo con bị tiêu chảy.
Ngoài ra, do đặc tính heo con hay liếm láp nước đọng nên dễ nhiễm vi sinh

vật gây bệnh hoặc do heo con ăn thức ăn của mẹ vào ruột không tiêu hóa được sẽ dẫn
đến tiêu chảy.
* Do điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc nuôi dưỡng
Do sự thay đổi đột ngột điều kiện ngoại cảnh hoặc do thời tiết quá nóng, quá
lạnh hoặc ẩm ướt kéo dài làm heo bị stress dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.
Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1995), trong những yếu tố tiểu khí hậu thì nhiệt
độ và ẩm độ là quan trọng nhất. Độ ẩm thích hợp cho heo con vào khoảng 75-85 %.
Do đó, trong những tháng mưa nhiều số heo con tiêu chảy tăng rõ rệt, bệnh số có thể
lên đến 90-100 % toàn đàn.

9


Do heo con không bú được sữa đầu nên sức đề kháng kém, chất lượng thức
ăn và nước uống không tốt, phương thức cai sữa không đúng, cho ăn không đúng dẫn
đến heo con bị stress nhiều gây tiêu chảy.
Ngoài ra, heo con chậm biết ăn trong giai đoạn tập ăn, heo con còi cọc ,ốm
yếu cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.
* Do vi sinh vật
Trong đường ruột của heo con đã sẵn có những vi sinh vật có lợi:
Lactobacillus, Acidophillus, nấm men… và những vi sinh vật có hại: E.coli,
Salmonella … khi sức đề kháng của heo con yếu sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây
bệnh phát triển.
Bình thường vi sinh vật trong cơ thể luôn ở thế quân bình dựa vào 2 cơ chế:
+ Tranh giành nhau một chất chuyển hóa cân bằng cho sự phát triển.
+ Tiết ra chất steriocin có tính chất kháng sinh đối với vi khuẩn khác
nhưng không có tác động đối với vi khuẩn tiết ra nó.
2.3. Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Thành An
2.3.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Thành An có tổng diện tích khoảng 1,6 ha, là trại heo tư nhân

thuộc xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
2.3.2 Nhiệm vụ của trại
Chủ yếu là sản xuất heo thịt bán ra thị trường.
Trại còn sản xuất heo con một phần để chọn giống thay đàn, phần còn lại để
nuôi thịt.
2.3.3 Cơ cấu tổ chức
Trại có tổng cộng 6 người, gồm 1 bác sĩ thú y, còn lại là những công nhân phụ
trách các bộ phận khác nhau.
2.3.4 Công tác giống
Giống: trại gồm các giống heo lai giữa Landrace, Duroc, Yorkshire và Pietrian.
Nguồn gốc: heo hậu bị được thu mua từ các trại chăn nuôi Thanh Bình, một số
lấy từ heo nhà đạt tiêu chuẩn.
Heo hậu bị được chọn lọc rất nghiêm ngặt từ lúc mới sinh: trọng lượng sơ sinh
phải đạt từ 1,3 kg trở lên, bố mẹ đều phải có thành tích tốt.
10


2.3.5 Cơ cấu đàn
Số lượng heo biến đổi từng ngày. Số liệu thu thập vào ngày 15/07/2009.
Bảng 2.2: Cơ cấu đàn của trại heo Thành An
Loại heo

Số lượng con

Tỷ lệ (%)

Đực giống

2


0,18

Nái sinh sản

127

11,68

Nái hậu bị

50

4,60

Heo con theo mẹ

188

17,30

Heo con cai sữa

160

14,72

Heo thịt

560


51,52

Tổng đàn

1087

100

2.3.6 Chuồng trại
Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu nóc đôi, mái lợp bằng tôn lạnh. Dọc hai
bên dãy chuồng có rãnh thoát nước dẫn vào hệ thống sử lý biogas.
Hệ thống nước uống được bơm từ giếng khoan lên các bể chứa nước, mỗi khu
trại đều có một bể chứa nước có thể tích là 5 m3, nước trên bể được dẫn xuống trại và
cung cấp cho heo uống bằng hệ thống núm uống tự động phù hợp với đặc điểm từng
khu chuồng, theo từng giai đoạn phát triển của heo.
Trại có trang bị hệ thống bạt che hai bên mỗi dãy chuồng, có thể kéo lên xuống
bằng ròng rọc. Ngoài ra, trại còn lắp đặt hệ thống phun nước làm mát chuồng nuôi trên
mái tôn.
2.3.6.1 Khu chuồng nái hậu bị và mang thai
Heo nái hậu bị và nái mang thai được nuôi theo cá thể có máng ăn và máng
uống chung, giữa các ô chuồng được ngăn bằng các song sắt, nền xi măng, diện tích
mỗi ô là 0,8 x 2,2 m, nền chuồng có độ dốc khoảng 3 - 40.
2.3.6.2 Khu chuồng nái đẻ
Có tổng cộng là 30 chuồng, được thiết kế theo kiểu chuồng sàn, diện tích mỗi ô
là 1,8 x 2,2 m, được chia làm 3 ngăn: ngăn giữa dành cho heo mẹ là sàn bằng xi măng,

11


2 ngăn bên dành cho heo con là sàn sắt hoặc làm bằng nhựa tổng hợp, có lồng úm để

sưởi ấm cho heo con.
2.3.6.3 Khu chuồng heo cai sữa
Có tổng cộng là 20 chuồng, được thiết kế theo kiểu chuồng sàn, có núm uống
nước tự động, diện tích mỗi ô là 2,5 x 3 m. Mỗi ô nuôi khoảng 20 con.
2.3.6.4 Khu chuồng heo thịt
Tổng cộng có 26 ô có diện tích là 4 x 5,5 m và 17 ô có diện tích 3 x 4 m, có
máng ăn bán tự động và núm uống tự động.
2.3.6.5 Chuồng đực giống
Gồm có 2 chuồng có diện tích là 2,2 x 2,7 m có máng ăn riêng và núm uống tự
động
2.3.6.7 Công tác thú y và vệ sinh chuồng trại
Chuồng trại được dọn vệ sinh thường xuyên 3 lần/ngày. Heo được tắm 1
lần/ngày cho cả trại vào lúc 10 sáng, ngoài trừ heo nái nuôi con và cai sữa. Việc tắm
heo còn phụ thuộc vào thời tiết.
Định kỳ phun thuốc sát trùng 1 lần/tuần cho các khu chuồng. Sau mỗi đợt xuất
heo đều quét vôi sát trùng chuồng.
Lịch tiêm phòng của heo con được trình bày qua bảng 2.3
Bảng 2.3: Qui trình tiêm phòng heo con của trại heo Thành An
Vaccin phòng bệnh

Heo con

Cầu trùng (Baycox)

3 ngày tuổi

Mycoplasma (Hyoresp)

3 – 7 và 21 – 28 ngày tuổi


APP

5 tuần tuổi

Dịch tả (Pestiffa)

4 – 5 và 8 – 9 tuần tuổi

FMD (Aftopor)

6 – 8 tuần tuổi

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian: Được tiến hành 03/03/2009 đến 15/07/2009
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện tại trại heo Thành An, thuộc xã Gia Kiệm, huyện
Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Gửi mẫu ruột tại Bệnh Viện Từ Dũ TP.Hồ Chí Minh.
3.2 Nội dung
Khảo sát một số chỉ tiêu tăng trọng và các biểu hiện bệnh khi bổ sung chế phẩm
vào thức ăn trên heo.
Đo độ dày thành ruột và chiều dài nhung mao ruột qua các ngày tuổi 30 ngày
tuổi (khi chưa bổ sung chế phẩm), 60 ngày tuổi (sau khi bổ sung chế phẩm).
3.3 Bố trí thí nghiệm
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên 60 heo con cai sữa từ 30 đến 90 ngày tuổi. Heo
con được bố trí thí nghiệm giữa các lô tương đối đồng đều về trọng lượng, giới tính,
giống và được nuôi trong cùng một điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng dựa trên thức ăn
cơ bản của trại.
Thí nghiệm gồm 6 lô, mỗi lô 10 heo con, có 5 lô bổ sung chế phẩm và 1 lô đối
chứng.
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm
Lô thí nghiệm

1

2

3

4

Chế phẩm bổ sung

Tỏi

Tỏi

Nghệ

Nghệ

Tổng số con/lô

10


10

10

10

10

10

0,1

0,2

0,1

0,2

0,2

0

Tỷ lệ (%) bổ sung
vào thức ăn

13

5


6

Hỗn hợp

Đối

(tỏi, nghệ) chứng


Tỷ lệ phối trộn giữa 2 loại chế phẩm tỏi nghệ là: 1:1
3.3.2 Thức ăn thí nghiệm
Trại sử dụng thức ăn của công ty Proconco. Từ 30 – 60 ngày tuổi cho ăn thức
ăn Delice B. Từ 61 – 90 ngày tuổi cho ăn thức ăn Porcy 15.
Thành phần dinh dưỡng 2 loại thức ăn được trình bày qua bảng 3.2 và 3.3
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn Delice B
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Protein

19

Xơ thô

5

Ca

0,7 – 1,4


P

0,6

NaCl

0,3 – 0,8

Độ ẩm

13

Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

3300

Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn Porcy 15
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Protein

18

Xơ thô

5


Ca

0,7 – 1,4

P

0,5

NaCl

0,3 – 0,8

Độ ẩm

13

Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

3100

3.4 Phương pháp tiến hành
Để đo độ dày thành ruột và chiều dài nhung mao ruột của heo con cai sữa 30
ngày tuổi, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 1 heo con cai sữa 30 ngày tuổi giết rồi lấy mẫu
ngay trước khi bổ sung chế phẩm để tiến hành thí nghiệm.

14


Lấy mẫu lần 2 cách lần 1 là 30 ngày (lúc heo con 60 ngày tuổi) giết ngẫu nhiên
mỗi lô 1 con.

Hàng ngày theo dõi đàn heo thí nghiệm từ 6 giờ sáng tới 18 giờ tối, ghi nhận lại
số heo bị bệnh tiêu chảy, hô hấp, cân lượng thức ăn hằng ngày. Lượng thức ăn dư
được cân vào sáng hôm sau trước khi cho ăn thức ăn mới.
Tiến hành cân trọng lượng heo khi bắt đầu nuôi (30 ngày tuổi), cân lần 2 (60
ngày tuổi) và cân lần 3 khi kết thúc thí nghiệm (90 ngày tuổi).
3.4.1 Dụng cụ, môi trường
Dụng cụ: găng tay vô trùng, dao mổ, kéo mổ, lọ chứa mẫu và thùng đựng bảo
quản mẫu.
Môi trường bảo quản: formol 10 %.
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu
Giết heo, sau đó lấy 3 mẫu trên 3 đoạn ruột non của heo (tá tràng, không tràng
và hồi tràng) cho vào 3 lọ có chứa formol (10%) và chuyển nhanh đến nơi làm mẫu
(Phòng Giải Phẩu Bệnh, Bệnh viện Từ Dũ).
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát
3.5.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng
Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối.
Tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn.
3.5.2 Các chỉ tiêu bệnh lý
Tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy.
Tỷ lệ ngày con bệnh khác.
3.5.3 Độ dày thành ruột và chiều dài nhung mao ruột
3.5.4 Hiệu quả kinh tế
Trong phạm vi nghiên cứu này, mục đích chúng tôi chỉ so sánh hiệu quả kinh tế
giữa 6 lô thí nghiệm, vì thế chi phí sản xuất chỉ dựa vào thức ăn cơ bản, chế phẩm bổ
sung và thuốc thú y, các chi phí khác bao gồm con giống, vaccine và chi phí quản lý
xem như nhau.
3.6 Các công thức tính
1) Trọng lượng bình quân (kg/con) = tổng trọng lượng mỗi giai đoạn (kg) / tổng số
heo ở mỗi giai đoạn (con).
15



×