Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT KHI BỔ SUNG CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON TỪ CAI SỮA ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.41 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
KHI BỔ SUNG CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ VÀO KHẨU PHẦN
THỨC ĂN HEO CON TỪ CAI SỮA ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: TRIỆU NGỌC CHÂU
Lớp

: TC03TYVL

Ngành

: Thú Y

Khoá

: 2003 – 2008

Tháng 06/ 2009


SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT KHI BỔ SUNG
CHẾ PHẨM TỎI, NGHỆ VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON
TỪ CAI SỮA ĐẾN 90 NGÀY TUỔI

Tác giả


TRIỆU NGỌC CHÂU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 06 năm 2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Họ và tên sinh viên thực tập: TRIỆU NGỌC CHÂU
Tên luận văn: “Sự thay đổi số lượng vi khuẩn đường ruột khi bổ sung chế
phẩm tỏi, nghệ vào khẩu phần thức ăn heo con từ cai sữa đến 90 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ...........
……… .................................................................................................................
. Ngày……….tháng…..…..năm…..….
Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

ii



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc của con đến cha mẹ, người đã luôn bên cạnh và
nuôi dạy con cho con có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cám ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Chăn Nuôi chuyên khoa cùng
toàn thể quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Xin thành kính ghi ơn:
Thạc Sĩ Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện, hoàn thành
đề tài và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám đốc Bệnh Viện Thú Y và bộ môn Vi Sinh trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh.
Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thu Năm đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm.
Ban giám đốc và các cô chú, anh chị em trại Nhân Giống Heo Hòa Long đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Trại.
Chân thành cảm ơn:
Bạn bè trong lớp TC03TYVL, cùng toàn thể bạn bè thân quen đã động viên
chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Triệu Ngọc Châu

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ tháng 15/9/2008 đến 22/1/2009 tại Trại nhân Giống
Heo Hòa Long về “Sự thay đổi số lượng vi khuẩn đường ruột khi bổ sung chế

phẩm tỏi, nghệ vào khẩu phần heo con sau cai sữa đến 90 ngày tuổi” nhằm mục
đích đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm thảo dược trong khẩu phần của heo con cai
sữa so với khẩu phần không có bổ sung chế phẩm.
Đề tài được thực hiện trên 90 heo con từ cai sữa đến 90 ngày tuổi.
™ Kết quả ghi nhận về số lượng vi khuẩn có lợi như sau:
So sánh thời điểm 90 với lúc 60 ngày tuổi số lượng vi khuẩn có lợi trong 1
gam phân tăng cao hơn, cao nhất là lô 4 (0,4% nghệ), kế đến là lô 7 (0,2%
tỏi : nghệ), 8 (0,4% tỏi : nghệ), 3 (0,3% nghệ) và thấp nhất là lô 1(0,3% tỏi)
và lô 9 (đối chứng)
So sánh thời điểm 90 và 30 ngày tuổi số lượng vi khuẩn có lợi trong 1 gam
phân tăng cao ở các lô 8 (0,4% tỏi : nghệ),5 (0,1% tỏi : nghệ),7 (0,3% tỏi :
nghệ),
Nhìn chung, tổng số vi khuẩn có lợi trong 1 gam phân qua 3 thời điểm có sự gia
tăng, cao như các lô 4 (0,4% nghệ), lô 7 (0,2% tỏi : nghệ), 8 (0,4% tỏi : nghệ),
™ Kết quả ghi nhận về số lượng vi khuẩn có hại như sau:
Ở thời điểm 30 ngày tuổi (chưa bổ sung chế phẩm) số lượng vi khuẩn có hại
thấp nhất ở lô 1(0,3 % tỏi) và cao nhất là lô 3 (0,3 % nghệ)
Thời điểm 60 ngày tuổi số lượng vi khuẩn có hại trong 1 gam phân giảm so
với lúc 30 ngày tuổi mặc dù không đáng kể như lô 3 (0,3% nghệ), 6 (0,2%
tỏi : nghệ), 7 (0,3% tỏi : nghệ), 8 (0,4% tỏi : nghệ)
So sánh thời điểm 90 lúc 60 ngày tuổi số lượng vi khuẩn có hại giảm thấp
hơn ở các lô như lô 1 (0,3% tỏi), 2 (0,4% tỏi), 3 (0,3% nghệ), 4 (0,4% nghệ),
5 (0,1% tỏi : nghệ). Các lô 6 (0,2% tỏi : nghệ), 7 (0,3% tỏi : nghệ), 8 (0,4%
tỏi : nghệ) có số lượng vi khuẩn có hại cao, song số lượng vi khuẩn có lợi
cũng cao.

iv


Nhìn chung, tổng số vi khuẩn có hại trong 1 gam phân qua 3 thời điểm có giảm,

thấp như lô 3 (0,3 % nghệ).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy từ 30 – 90 ngày tuổi cao nhất là lô 2 (0,4% tỏi) và
thấp nhất là lô 7 (0,3% tỏi : nghệ).
Tỷ lệ ngày con bệnh khác trong suốt quá trình thí nghiệm cao nhất là lô 4 (0,4%
nghệ và thấp nhất là lô 3 (0,3% nghệ).

v


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... ii 
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................ iii 
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ........................................................x 
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 
U

1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1 
1.2. Mục đích ...................................................................................................................2 
1.3 Yêu Cầu .....................................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3 
2.1. Giới thiệu về chế phẩm tỏi, nghệ..............................................................................3 
2.1.1. Tỏi..........................................................................................................................3 
2.1.2 Nghệ và các tác dụng của nghệ ..............................................................................4 
2.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa ...................................................5 
2.3.Một vài vi khuẩn đại diện cho nhóm có hại ..............................................................6 
2.3.1. Giới thiệu về vi khuẩn coliforms...........................................................................6 

2.3.2.Vi khuẩn E. coli ......................................................................................................9 
2.3.3.Vi khuẩn Salmonella ............................................................................................12 
2.4.Vi khuẩn có lợi Lactobacillus .................................................................................16 
2.4.1.Tổng quan về Lactobacillus .................................................................................16 
2.4.2. Tác dụng của Lactobacillus trong đường ruột.....................................................17 
2.5. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI NHÂN GIỐNG HEO HÒA LONG TỈNH BÀ
RỊA - VŨNG TÀU ........................................................................................................18 
2.5.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................18 
2.5.2. Lịch sử phát triển của trại ....................................................................................19 
2.5.3. Chức năng của trại...............................................................................................19 
2.5.4. Cơ cấu đàn ...........................................................................................................19 
vi


2.5.5. Cơ cấu tổ chức của trại ........................................................................................20 
2.5.6. Chuồng trại ..........................................................................................................20 
2.5.7. Thức ăn ................................................................................................................22 
2.5.8. Công tác giống.....................................................................................................24 
2.5.9. Chăm sóc và quản lý............................................................................................24 
2.5.10. Qui trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo.................................................25 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH........................................27 
3.1. Thời gian và địa điểm .............................................................................................27 
3.1.1. Thời gian: Được tiến hành từ 15/09/2008 đến 22/01/2009. ................................27 
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................27 
3.2. Đối tượng khảo sát..................................................................................................27 
3.3. Nội dung .................................................................................................................27 
3.4. Phương pháp tiến hành ...........................................................................................28 
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu ..........................................................................................28 
3.4.2. Dụng cụ, hóa chất, môi trường ............................................................................28 
3.4.3. Cách tiến hành .....................................................................................................29 

3.5. Chỉ tiêu khảo sát .....................................................................................................29 
3.6. Các công thức tính..................................................................................................29 
3.7. Xử lý số liệu ...........................................................................................................30 
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................31 
4.1. Số lượng vi sinh vật có lợi trong 1 gam phân khảo sát ở 3 thời điểm 30, 60 và 90
ngày tuổi trên môi trường MRSA..................................................................................31 
4.2. Số lượng vi sinh vật có hại trong 1 gam phân khảo sát ở 3 thời điểm 30, 60 và 90
ngày tuổi trên môi trường Mac Conkey ........................................................................34 
4.3. Tỷ lệ ngày con bệnh trong giai đoạn thí nghiệm ....................................................37 
4.3.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy......................................................................................37 
4.3.2. Tỷ lệ ngày con bệnh khác....................................................................................39 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................41 
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................41 
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Chú thích

E. coli

Escherichia coli

L. plantarum

Lactobacillus plantarum


L. fermentum

Lactobacillus fermentum

E.P.E.C

Enteropathogenic Escherichia coli

E.I.E.C

Enteroinvasive Escherichia coli

E.T.E.C

Enterotoxingenic Escherichia coli

LT

Heat labile enterotoxin

ST

Heat stable enterotoxin

MRSA

de Man, Rogosa and Sharpe Agar

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các hợp chất của nghệ ....................................................................................4
Bảng 2.2 Biểu hiện sinh hóa các giống coliforms ..........................................................8
Bảng 2.3. Các nhóm huyết thanh và yếu tố độc lực của E. coli ...................................12
Bảng 2.4. Phân biệt giữa các kháng nguyên O, Vi và H ..............................................14
Bảng 2.5. Tính chất gây bệnh của Salmonella subspecies I.........................................15
Bảng 2.6. Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn sử dụng ở trại ......................................23
Bảng 2.7. Qui trình tiêm phòng Vaccine.....................................................................26
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm ..........................................................................................27
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của tỏi và nghệ.............................................................28
Bảng 4.1 Số lượng vi sinh vật có lợi trong 1 gam phân heo con sau cai sữa (log10 Vk/
gam phân) ..........................................................................................................31
Bảng 4.2 Số lượng vi khuẩn có lợi thực trong 1 gam phân ở heo con sau cai sữa (tỷ
Vk/ gam phân) ...................................................................................................32
Bảng 4.3 Số lượng vi sinh vật có hại trong 1 gam phân heo con sau cai sữa (log10 Vk/
gam phân) ..........................................................................................................34
Bảng 4.4 Số lượng vi khuẩn có hại thực trong 1 gam phân ở heo con sau cai sữa (tỷ
Vk/ gam phân) ...................................................................................................35
Bảng 4.5: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..............................................................................37
Bảng 4.6: Tỷ lệ ngày con bị bệnh khác ........................................................................39

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Vi khuẩn có hại trên môi trường Mac Conkey ......................................................... 7 

Hình 2.2. Hình thái vi khuẩn E. coli......................................................................................... 9 
Hình 2.3. Hình thái Salmonella khi nhuộm Gram.................................................................. 13 
Hình 2.4 Hình thái vi khuẩn Lactobacillus............................................................................. 16 
Hình 2.5. Vi khuẩn Lactobacillus trên môi trường MRSA .................................................... 17 
Hình 2.6. Cơ cấu tổ chức của trại ........................................................................................... 20 
Hình 3.1 Hộp tạo điều kiện kỵ khí.......................................................................................... 29 
Hình 3.2 Máy sấy.................................................................................................................... 29
Sơ đồ 2.1 Diễn biến chứng tiêu chảy.........................................................................................6 
Sơ đồ 2.2 Ảnh hưởng của VSV có lợi đường ruột đối với sức khoẻ động vật........................18 
 

Biểu đồ 4.1: Số lượng khuẩn lạc trên môi trường MRSA .......................................................33 
Biểu đồ 4.2: Số lượng khuẩn lạc trên môi trường Mac Conkey..............................................36 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua ngành chăn nuôi góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của nền kinh tế nước ta. Trong đó, chăn nuôi heo là một trong những ngành mũi nhọn,
nó không những mang lại việc làm và thu nhập cho người chăn nuôi mà còn đáp ứng
phần lớn nhu cầu về thịt cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc khống chế bệnh
tật trên đàn heo và đặc biệt trên heo con cai sữa. Trong đó, rối loạn tiêu hóa là hội
chứng rất phổ biến ở heo con, do nhiều nguyên nhân gây ra như chức năng tiêu hóa
chưa hoàn chỉnh, chế độ ăn uống không hợp lý, stress, và rối loạn hệ vi sinh vật trong
đường ruột là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy làm con vật mất
nước, gầy yếu và tỷ lệ chết khá cao.

Trước đây, hội chứng rối loạn tiêu hóa thường được điều trị bằng các loại
kháng sinh như tetracycline, streptomycine, furazolidon, chloramphenicol,…nhưng
hiện nay do việc lạm dụng kháng sinh, dùng thuốc không đúng chỉ định, không đúng
liều lượng và sự phối hợp các loại kháng sinh chưa tốt cho nên càng làm rối loạn thêm
hệ vi sinh vật đường ruột, đồng thời dẫn đến hiện tượng lờn thuốc ở vi khuẩn.
Nước ta có nhiều cây thuốc có tính kháng khuẩn đã được dùng để chữa bệnh
cho người, đạt hiệu quả cao, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu áp dụng cho ngành chăn
nuôi. Mặt khác, nhiều cây cỏ có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống oxy hóa mạnh
giúp bảo vệ màng tế bào ở người đã dùng trong Y Học Cổ Truyền có thể sử dụng cho
heo. Do vậy, chúng tôi hy vọng việc bổ sung chế phẩm tỏi, nghệ vào khẩu phần của
heo có thể giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột tạo điều kiện cải thiện tăng trưởng
và tăng sức đề kháng của vật chủ, có thể thay thế kháng sinh trong phòng và trị các
bệnh trên đường tiêu hóa.

1


Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú y trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM, được sự giúp đở của Trại Nhân Giống Heo Hòa Long, dưới sự hướng dẫn của
Thạc Sĩ Nguyễn Thị Kim Loan, chúng tôi tiến hành đề tài “Sự thay đổi số lượng vi
khuẩn đường ruột khi bổ sung chế phẩm tỏi, nghệ vào khẩu phần thức ăn heo
con từ cai sữa đến 90 ngày tuổi”.
1.2. Mục đích
Xác định hiệu quả của chế phẩm tỏi, nghệ đối với hệ vi sinh vật đường ruột khi
bổ sung vào thức ăn heo con.
1.3 Yêu Cầu
Đếm số lượng vi khuẩn có lợi và có hại trong 1 gram phân heo con tương ứng
trên hai môi trường MRSA (de Man, Rogosa and Sharpe Agar) và Mac Conkey ở thời
điểm 30, 60 và 90 ngày tuổi.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về chế phẩm tỏi, nghệ
2.1.1. Tỏi
2.1.1.1. Sơ lược
Tỏi có nguồn gốc từ các nước Trung Á, nơi có giờ chiếu sang nhiều, có ẩm độ
không khí thích hợp (Mai Văn Quyền và ctv, 1995).
Tên khoa học: Allium sativum L.
Thuộc họ hành: Liliaceae.
2.1.1.2 Công dụng của tỏi
+ Công dụng
Tỏi có tác dụng kháng lại virus, chống nấm, diệt kí sinh trùng, giải độc kim loại
nặng, phòng chống bệnh tim mạch, tăng cường miễn dịch, chống ung thư, giảm đường
huyết và đau khớp, phòng tắt nghẽn mạch máu, chống nhiễm độc phóng xạ, tăng
cường chống lại bệnh đường hô hấp, kháng viêm,…
( />nghe.htm, 2005)
+ Tác dụng kháng khuẩn
- Hoạt chất chính của tỏi chủ yếu là allicin. Ngoài ra, còn có ajione, diallin,
disulfit, diallin trisulfide và các hợp chất chứa lưu huỳnh khác… được tạo ra từ tỏi.
- Tỏi tươi giã nát có thể ức chế 70 loại vi khuẩn Gram âm và khuẩn Gram
dương như Klebsiella, Pasteurella, Corynebacterium và các giống Mycobacterium,
thậm chí còn kháng được cả vi khuẩn đã lờn kháng sinh.
Allicin rất đáng lưu ý ngay cả độ pha loãng 1 : 85.000 đến 1 : 125.00 cũng có
thể ức chế được nhiều vi khuẩn khác nhau cả Gram âm lẫn Gram dương. Bột tỏi đông
khô có tác dụng chống lại E. coli, Pseudomonas, Salmonella, Micrococcus,
Staphylococcus aureus, Klebsiella (Fandox Gonzales và ctv, 1994), Xyguang (1986),
3



Kupinie và ctv (1980), trích dẫn từ Dương Vũ Ngọc Minh (2005). Đáng chú ý hơn là
khả năng kháng những vi khuẩn E. coli gây nhiễm độc ruột và các vi khuẩn gây bệnh
đường ruột khác, trong đó có tiêu chảy ở người và động vật thì dùng tỏi ngăn chặn tốt
hơn so với việc dùng những vi khuẩn có lợi cho đường ruột để ngăn chặn tiêu chảy
(Sharna và ctv (1997), Rurmar và Sharna (1982), Riss và ctv (1993), trích dẫn từ
Dương Vũ Ngọc Minh, 2005).
Theo tài liệu Dược học cổ truyền của nhà xuất bản y học Hà Nội (2002), thì tỏi
có tác dụng trị giun, dùng trong trường hợp chữa giun kim, giun móc, bệnh lý, amip
hoặc dùng khi ăn uống không tiêu đầy bụng.
2.1.2 Nghệ và các tác dụng của nghệ
Tên khoa học: Curcuma longa
Thuộc họ gừng: Zingiberaceae
Nghệ là cây thảo dược, cao 0,6 – 1 m, hình trụ hơi dẹt, cắt ngang hay bẻ ra có
màu cam sẫm. Lá hình trái xoan thon hai đầu, hai mặt nhẵn. Nghệ được trồng ở khắp
nước ta, hàng năm nước ta thu hoạch được một lượng lớn nghệ.
2.1.2.1 Các hợp chất của nghệ
Do kinh phí có hạn chúng tôi đã gửi phân tích mẩu chế phẩm cho kết quả như sau
Bảng 2.1 Các hợp chất của nghệ
Hoạt chất

Se

Beta Caroten

Curcumin

(mg/kg)


ppm (mg/kg)

(%)

1

Không phát hiện

0,8

16,1

2

Không phát hiện

Không phát hiện

14,3

Đợt

(Kết quả kiểm nghiệm Sở Khoa Học và Công Nghệ TP. Hồ CHí Minh)
Trong củ nghệ có nhiều hợp chất như tinh bột, xơ, song các thành phần được
chứng minh là có hoạt tính sinh học gồm: curcuminoid, tinh dầu, polysaccharide và
peptide, nhưng tinh dầu và curcuminoid được coi là hoạt chất chính.
Hoạt chất mang màu vàng của củ nghệ đó là dẫn xuất của phenolic: hoạt chất
chính curcuminoid gồm 3 chất (curcumin, demethyxycurcumin (DMC), bisdemethoxy
curcumin (BDMC). Trong đó, curcumin chiếm tới 77 %.


4


2.1.2.2 Công dụng
+ Tác dụng của nghệ
Trong dân gian dùng nghệ để làm mau lành sẹo, vết thương xây sát ở da. Kích
thích điều hòa tế bào gan (chủ yếu là chất faratolyl methyl carbinol, giải độc, thông
mật, làm giảm viêm khớp, được sản xuất thuốc làm hạ cholesterol). Bột nghệ trộn với
mật ong dùng để trị viêm loét dạ dày.
+ Tác dụng kháng khuẩn
Curcumin là hoạt chất chính trong nghệ vàng, có khả năng loại bỏ gốc tự do
mạnh mẽ và các men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống. Bởi vậy curcumin
được coi là chất tiêu biểu cho các chất chống ung thư.
Curcumin có khả năng diệt khuẩn rất cao, curcumin pha loãng ở 1: 5000 đến 1 :
40000 có tác dụng kháng lại vi khuẩn: Staphylococcus, Samonella paratyphy,
Mycobacterium tuberculosis, Trychophyton guprseum (Nguyễn Đức Minh, 1995).
Curcumin trong nghệ còn có khả năng giải độc, bảo vệ tế bào gan, làm tăng
hồng cầu, hạ mỡ máu. Là một chất chống viêm, chống oxy hóa điển hình, có thể sử
dụng như một corticoid trong điều trị bệnh mà không gây loãng xương và không gây
loét dạ dày.
2.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa
Sau khi cai sữa, chế độ ăn của heo con có sự thay đổi đột ngột từ nguồn sữa rất
giàu dinh dưỡng và dễ tiêu sang thức ăn khô khó tiêu và kém ngon miệng hơn, heo con
dễ bị stress và có những rối loạn tiêu hóa do thiếu một số enzym cần thiết.
Giai đoạn sau cai sữa hệ thống enzym tiêu hóa có sự thay đổi, một vài enzym
(lactase, glucosidase, protease) lại giảm nhưng maltase lại tăng. Do đó, khả năng hấp
thu chất dinh dưỡng cũng giảm (Trần Thị Dân, 2003). Ngoài ra, trong giai đoạn này hệ
thống men tiêu hóa chưa phân tiết đầy đủ, do đó thức ăn không được tiêu hóa và hấp
thu một cách trọn vẹn. Lượng thức ăn không được tiêu hóa sẽ là môi trường thuận lợi
cho vi khuẩn đường ruột phát triển làm phá vỡ trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật

đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

5


Nguyên nhân không do vi sinh vật

Stress

Do vi sinh vật có hại

Nhiễm trùng

Độc tố vi

đường tiêu hoá

sinh vật

Viêm ruột

Kích thích nhu động ruột

Giảm sức đề kháng

Tiêu chảy

Thần kinh bất ổn

Giảm nhu động ruột


Mất nước và chất

Thiếu dinh

điện giải

dưỡng

Giảm tiết dịch tiêu hoá

Ngộ độc

Thức ăn ứ đọng lại

Vi sinh vật có hại

không tiêu

phát triển

Chết

(Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1996)
Sơ đồ 2.1 Diễn biến chứng tiêu chảy
2.3.Một vài vi khuẩn đại diện cho nhóm có hại
2.3.1. Giới thiệu về vi khuẩn coliforms
2.3.1.1. Đặc điểm sinh hóa
Coliforms là nhóm trực khuẩn đường ruột, Gram âm không sinh bào tử hiếu khí
hoặc kỵ khí tùy nghi, có khả năng sinh axít, sinh hơi do lên men lactose ở 370C/ 24

giờ.

6


Hình 2.1. Vi khuẩn có hại trên môi trường Mac Conkey
2.3.1.2. Phân bố
Phân bố ở mọi nơi trong đất, trong nước, trong thức ăn, cả trong ruột người và
các động vật máu nóng khác cũng như máu lạnh như ếch, cá,…
2.3.1.3. Phân loại
Dựa vào nhiệt độ tăng trưởng mà nhóm này được chia thành hai nhóm nhỏ:
coliforms và coliforms phân (coliforms chịu nhiệt).
2.3.1.4. Coliforms phân
- Coliforms (chịu nhiệt) có nguồn gốc từ phân, phát triển nhanh, khoảng 16 giờ
trong môi trường dinh dưỡng ở 440C. Là loại vi khuẩn ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp
nhất là 410C, có khả năng sinh indol khi được ủ trong khoảng 24 giờ ở 440C trong
canh trypton…Nhóm này bao gồm Escherichia và loài Klebsiella, Enterobacter, Citro
bacter.
2.3.1.5. Coliforms
Coliforms (không có nguồn gốc từ phân): chúng có nguồn gốc thủy sinh hay từ
đất, mọc nhanh ở 40C trong 3- 4 ngày và 100C trong 1 ngày. Không mọc ở 410C và ở
440C ức chế hoàn toàn sự phát triển của tất cả các coliforms không có nguồn gốc từ
phân.

7


2.3.1.6. Ý nghĩa của việc kiểm tra Coliforms
Trong đại đa số các trường hợp, đậm độ của coliforms chịu nhiệt có liên quan
trực tiếp đến đậm độ của E. coli. Vì vậy, việc sử dụng loại vi khuẩn này để đánh giá

chất lượng nước được xem là chấp nhận cho công việc hàng ngày. Khi lý giải về số
liệu, luôn luôn phải nhớ đến ý nghĩa giới hạn này. Nếu khi vắng mặt các yếu tố mất vệ
sinh và tìm thấy nhiều coliforms chịu nhiệt có thể phát hiện được, phải tiến hành các
xét nghiệm đặc hiệu khẳng định sự có mặt của E. coli. Vì vậy có thể sử dụng chúng để
đánh giá mức độ cần thiết phải xử lý đối với các chất lượng nước khác nhau và đưa ra
quyết định về các mục tiêu loại trừ vi khuẩn phải thực hiện.
Các giống thường được nhắc đến như Citrobacter, Enterobacter, Escherichia,
Hafnia, Klebsiella, Serratia, Yersinia.
Tính chất sinh hóa của nhóm này được thể hiện qua các thử nghiệm IMViC.
Bảng 2.2 Biểu hiện sinh hóa các giống coliforms
Phản ứng

Indol

Methyl red

V.P

Citrate

Escherichia

+(-)

+

-

-


Citrobacter

-(+)

+

-

+

Klebsiella

-(+)

-

+

+

Enterobacter

-(+)

-

+

+


Ghi chú: (+): phản ứng dương tính, (-): phản ứng âm tính, (+)-: đa số là phản
ứng dương tính, (-)+: đa số là phản ứng âm tính.
Coliforms phát triển tốt trên nhiều loại môi trường, nhiều loại thực phẩm. Có
những nghiên cứu cho thấy chúng có thể phát triển ở nhiệt độ thấp đến -20C và cao đến
500C. Trong thực phẩm chúng phát triển yếu và rất chậm tuy cũng có tài liệu ghi nhận
sự phát triển của chúng ở 3 – 60C.
Ngưỡng pH để coliforms có thể phát triển là 4,4 - 9. E. coli có thể phát triển
trên môi trường tối thiểu chỉ chứa 1 nguồn carbon hữu cơ duy nhất (chẳng hạn

8


glucose) và một nguồn nitơ duy nhất như (NH4)2SO4 cùng vài loại khoáng khác.
Chúng phát triển tốt trên môi trường thạch thường, cho những khuẩn lạc thấy được sau
12 -16 giờ ở 370C.
2.3.2.Vi khuẩn E. coli
Giống Escherichia thuộc họ Enterobactericeae, bao gồm các trực khuẩn Gram
âm, một kí sinh bình thường trong đường ruột và được phân lập từ phân của động vật
hữu nhũ. Những giống thành lập nên họ này là những vi khuẩn Gram âm, rộng 0,51µm và dài 1- 6 µm thường di động, có vỏ bọc, có lông và không sinh bào tử, hiếu khí
hay yếm khí tùy nghi (Paul Singleton, 1997).
Có 5 loài thuộc giống Escherichia: E. blattae, E. coli, E. fergusonii, E.
hermanii, E. vulneris

Hình 2.2. Hình thái vi khuẩn E. coli
/>2.3.2.1. Tính chất vật lý, hóa học
-

Lên men và sinh hơi một số loại đường thông thường như lactose, glucose,

manitol,…Người ta căn cứ vào khả năng lên men đường lactose để phân biệt E. coli

với một số vi khuẩn đường ruột khác.
9


-

ONPG (O – nitrophenyl – D – galactopyrannoside) (+), urease (-), H2S (-),
LDC (lysine decarboxylase) (+)

-

Nghiệm pháp IMViC: I+M+V-C-, Indol (±), Methyl red (+), VP (-), Simmons

citrat (-)
2.3.2.2. Sức đề kháng
E. coli có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh từ vài tuần đến vài tháng, có khả năng
chịu đựng các yếu tố lý hóa khắc nghiệt.
- Hóa học: Các chất sát khuẩn thông thường như nước Javel 1/200, phenol giết
chết vi khuẩn sau 2- 4 phút.
- Vật lý: E. coli nhạy cảm nhiệt độ cao. Nhiệt độ 550C giết vi khuẩn sau 1 giờ
và 600C sau 30 phút. Môi trường lạnh, E. coli bị phá hủy trong 2 giờ.
2.3.2.3. Cấu tạo kháng nguyên
E. coli có đủ 4 loại kháng nguyên O, H, K, F
Kháng nguyên O
Các kháng nguyên O có cấu tạo lipo-polysaccharides (LPS) phức tạp và hình
thành nên một phần màng ngoài của vách vi khuẩn.
Kháng nguyên O không bị bất hoạt bởi độ nóng 1000C hay 1210C nhưng bị
phân hủy bởi formol. Người ta dựa vào khả năng di chuyển trong điện từ để chia
chúng ra làm 2 nhóm:
¾ Nhóm 1: Các kháng nguyên O nhóm bất động, do thiếu các acid cấu tạo ở hơn phân

nữa LPS và nó hiện diện đa số trên các E. coli gây bệnh ngoài đường ruột.
¾ Nhóm 2: Có chứa các acid cấu thành LPS này và thường di trú về điện cực (+)
trong hiện tượng điện chuyển (H. Lior, 1994)
Kháng nguyên vỏ K
Kháng nguyên K từ tiếng Đức <<Kapsel>> (nghĩa là vỏ). Kháng nguyên K
được chia thành 3 lớp: 2 kháng nguyên bao B và L, một kháng nguyên vỏ thật sự A.
¾Type A: Rất chịu nhiệt, không bị phân hủy khi đun 1200C trong 1 giờ. Tính kháng
nguyên, khả năng ngưng kết, kết tủa đều được giữ nguyên.
¾Type B: Tương đối chịu nhiệt, đun 1000C trong 1 giờ vẫn giữ nguyên được khả năng
ngưng kết và kết tủa.
10


¾Type L: Không chịu nhiệt, bị phá hủy ở 1000C trong 1 giờ, mất đi khả năng ngưng
kết, kết tủa và tính kháng nguyên.
Kháng nguyên vi nhung mao H
Phần lớn các vi khuẩn có chung type này. Các kháng nguyên H có bản chất là
protein, là các vi nhung mao của vi khuẩn, cho phép vi khuẩn di chuyển. Có tính chịu
nhiệt, tuy nhiên khi đun 1000C trong 2 giờ thì tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết,
kết tủa đều bị phá hủy.
Kháng nguyên lông bám F
Kháng nguyên F có trúc sợi mảnh đính trên bề mặt vi khuẩn. Các vi tua này có
vai trò chính trong việc kết dính vi khuẩn lên bề mặt tế bào biểu mô ruột của ký chủ và
tiết độc tố gây bệnh.
2.3.2.4. Độc tố của E.coli
Vi khuẩn E. coli tạo 2 loại độc tố đường ruột. Sự khác biệt giữa chúng là khả
năng chịu nhiệt.
-

Enterotoxin LT (Heat Labile entrotoxin): Độc tố đường ruột biến nhiệt chia làm


2 phần LTa và LTb có tính chất kháng nguyên, độc tố này bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C
trong 15 phút. LT là protein kháng nguyên có cơ chế tác động giống với độc tố Vibrio
cholera. LT chia sẻ yếu tố quyết định kháng nguyên với độc tố của cholera vì có
những đoạn trình tự amini acid giống với độc tố của cholera.
-

Enterotoxin ST (Heat Stable enterotoxin): Độc tố đường ruột ổn nhiệt, không có

tính chất kháng nguyên hay rất ít tính kháng nguyên. ST có cấu tạo từ 18- 50 amino
acid và được chia làm 2 loại: STa và STb.
Ngoài ra E. coli còn tiết một số độc tố khác như Cytotoxin (Cytotoxic
Necrotising Factor- CNF) và Haemolysin (Hly) (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.2.5. Các E. coli gây bệnh
Ở heo thường có 3 loài E. coli có liên quan:
¾ E.P.E.C (Enterophathogenic Escherichia coli): Gồm các serotype O22, O44,
O55, O112, O114,…Thường gặp trên heo lớn.
¾ VETEC (Verotoxingenic Echerichia coli): Là loại sinh độc tố hướng mạch
máu. Ngoại độc tố Edema Disease Priciple (EDP) hay (Shigella Like Toxin) bởi vì gần
giống độc tố của Shigella hay Verotoxine, do gây độc tế bào Vero. Chúng tạo bệnh
11


tích ở biểu mô mạch máu và bệnh tích thủy thủng.
¾ E.T.E.C (Enterotoxingenic E. coli): Được xem là nguyên nhân gây tiêu chảy
ở heo sơ sinh và sau cai sữa, bằng cách tiết 2 loại độc tố ST và LT. (Tô Minh Châu và
Trần Thị Bích Liên, 1999).
Bảng 2.3. Các nhóm huyết thanh và yếu tố độc lực của E. coli
Yếu tố độc lực


Nhóm

Độc tố

huyết

Chất kết dính

thanh

STa

STb

LT

VT

K88

F107

F2134

F8813

O8

-


+

+

-

+

-

+

-

O3

+

+

-

-

-

-

-


-

O115

-

+

-

-

-

-

-

+

O138

+

+

+

+


+

+

-

-

O139

+

+

+

+

+

+

-

-

O141

+


+

-

+

+

+

+

+

O147

-

+

+

-

+

-

-


+

O149

-

+

+

-

+

-

-

-

O157

+

+

+

-


+

-

+

+

(Brose A., và Fairbrother M., 1993)
2.3.3.Vi khuẩn Salmonella
2.3.3.1. Hệ thống phân loại
Vi khuẩn Salmonella thuộc bộ Eubacteriales, họ Enterobacteriaceae, giống
Salmonella.
Salmonella enterica được chia thành 6 loài phụ (subspecies):
Salmonella enterica subsp. enterica (còn gọi là subspecies I)
Salmonella enterica subsp. salamae (còn gọi là subspecies II)
Salmonella enterica subsp. arizonae (còn gọi là subspecies IIIa)
Salmonella enterica subsp. diarizonae (còn gọi là subspecies IIIb)
Salmonella enterica subsp. houtenae (còn gọi là subspecies IV)
Salmonella enterica subsp. indica (còn gọi là subspecies VI)
12


Các loài phụ được chia thành các serova và có khoảng 2501 serovar
2.3.3.1. Hình thái
Salmonella là một trực khuẩn, Gram âm, hình gậy, 2 đầu tròn, kích thước trung
bình 0,7 - 1,5 × 2 – 5 µm, không giáp mô, không hình thành bào tử, có chiên mao
quanh cơ thể (trừ Salmonella gallinarum) (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên,
1999).


Hình 2.3. Hình thái Salmonella khi nhuộm Gram
(Nguồn />2.3.3.2. Đặc điểm nuôi cấy
Vi khuẩn Salmonella sống trong điều kiện hiếu khí hay yếm khí, nhiệt độ thích
hợp 370C, pH = 7,2 - 7,6. Việc phân lập sẽ dễ dàng bởi việc nuôi cấy tăng sinh trên
môi trường canh selenit hay tetrathionat trước khi cấy trên môi trường chọn lọc (thạch
SS, thạch Wilson-Blair).
Vi khuẩn dễ mọc trên môi trường dinh dưỡng thông thường, vi khuẩn
Salmonella mọc thành những khuẩn lạc trắng, tròn, hơi lồi, láng (dạng S). Trong môi
trường lâu ngày khuẩn lạc trở nên đục và xù xì (dạng R). Dạng S có độc lực cao hơn
dạng R.
13


2.3.3.3. Đặc tính sinh hóa
Phản ứng oxydase âm tính, catalase dương tính, indol âm tính, VP âm tính, MR
và citrat dương tính, lysin và ornithin decarboxylase dương tính, H2S dương tính,
urease âm tính.
Môi trường đường: Lên men sinh hơi glucose, mannit, sorbitol, arabinose; lên
men không đều saccharose. Không lên men lactose, salicin, raffinose… (Tô Minh
Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999).
2.3.3.4. Sức đề kháng
Salmonella có thể sống 9 tháng trong đất, nước và thức ăn động vật, đặc biệt là
trong máu, xương và thịt, chúng tồn tại ở nhiệt độ phòng, chất độn chuồng. Trong
phân, chúng tồn tại khoảng 10 ngày, sống vài phút dưới ánh sáng mặt trời. Vi khuẩn
không thích hợp ở pH < 4,5 và pH > 9 (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2001).
Salmonella có sức đề kháng kém, bị tiêu diệt ở 600C/1 giờ hoặc 700C/20 phút.
Salmonella rất nhạy cảm với nhiệt độ cao và hầu hết các chất sát trùng thông thường
như NaOH, KOH, clorua thủy ngân 1%, formol 0,5%, acid fenic 3% có thể tiêu diệt vi
khuẩn trong 15 – 20 phút (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999).
2.3.3.6. Cấu trúc kháng nguyên và độc tố

- Cấu trúc kháng nguyên: Salmonella có 3 loại kháng nguyên O, H và Vi
Bảng 2.4. Phân biệt giữa các kháng nguyên O, Vi và H
Kháng nguyên
O
Vi
H

Tác động của

Tính chịu nhiệt

Alcool 50%

Ổn nhiệt
(2giờ30 ở 1000C)
Biến nhiệt
(15phút06giây ở 1000C)
Biến nhiệt
(2giờ ở 1000C)

Formol 0,5 %

Kháng

Bị ngăn trở ngưng kết

Nhạy cảm

Kháng


Nhạy cảm

Kháng

(Nguồn: Trần Thanh Phong, 1996)

14


×