Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VACCINE RESPISURE – ONE VÀ CHẾ PHẨM DRAXXIN TRONG PHÒNG VIÊM PHỔI TRÊN HEO NGHI NHIỄM MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE TỪ CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.6 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VACCINE RESPISURE – ONE VÀ
CHẾ PHẨM DRAXXIN TRONG PHÒNG VIÊM PHỔI TRÊN
HEO NGHI NHIỄM MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE
TỪ CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT

Họ và tên sinh viên
Ngành
Lớp
Niên khóa

:
:
:
:

TRƯƠNG THANH TÚ
THÚ Y
THÚ Y 30
2004 – 2009

Tháng 09/2009


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VACCINE RESPISURE – ONE VÀ CHẾ
PHẨM DRAXXIN TRONG PHÒNG VIÊM PHỔI TRÊN HEO
NGHI NHIỄM Mycoplasma hyopneumoniae


TỪ CAI SỮA ĐẾN XUẤT THỊT

Tác giả

TRƯƠNG THANH TÚ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ
ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 9 năm 2009
i


CẢM TẠ
Kính dâng tình cảm thiêng liêng nhất cùng với lòng biết ơn vô hạn đến ông bà, cha
mẹ vì những hi sinh to lớn trong nuôi dưỡng, dạy dỗ, cho con ăn học nên người và là
điểm tựa tinh thần cho con trong cuộc sống.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Dân và TS. Nguyễn Tất
Toàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa
luận này.
Trân trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
- Toàn thể thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú y và khoa Khoa học
đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quí báu trong suốt thời gian
học tập tại trường.

Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn Darby CJ Genetics
và toàn thể anh chị tại công ty đã giúp đỡ tôi trong suốt thời thực tập.
Cảm ơn tập thể lớp DH04TY cùng tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Đánh giá hiệu quả của vaccine Respisure – One và chế phẩm Draxxin
trong phòng viêm phổi trên heo nghi nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae từ cai sữa
đến xuất thịt” đã được tiến hành tại trại chăn nuôi thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn
Darby CJ Genetics và cơ sở giết mổ ở tỉnh Long An, thời gian từ ngày 05/12/2009 đến
ngày 30/04/2009. Chúng tôi sử dụng vaccine phòng MPS hiện tại của trại ở lô đối
chứng và lô thí nghiệm được sử dụng vaccine Respisure – One và chế phẩm Draxxin.
Kết quả thu được như sau:
Tỉ lệ con ho và tỉ lệ ngày con ho của lô thí nghiệm ở giai đoạn cai sữa – chuyển
nuôi thịt lần lượt là 2,38 %; 0,11 % thấp hơn so với lô đối chứng lần lượt là 12,94 %;
0,59 %. Ở giai đoạn chuyển nuôi thịt – xuất chuồng, tỉ lệ con ho và tỉ lệ ngày con ho
của lô thí nghiệm là 3,70 %; 0,11 % thấp hơn lô đối chứng là 12,96 %; 0,39 %. Heo ở
cả hai giai đoạn không có triệu chứng thở thể bụng.
Trọng lượng chuyển nuôi thịt trung bình của lô thí nghiệm (18,28 kg/con) thấp hơn
lô đối chứng (18,40 kg/con); trọng lượng xuất chuồng trung bình của lô thí nghiệm là
80,8 kg/con cao hơn lô đối chứng là 78,54 kg/con. Tăng trọng tuyệt đối ở giai đoạn cai
sữa – chuyển nuôi thịt của lô thí nghiệm là 284,52 g/con/ngày thấp hơn lô đối chứng là
291,98 g/con/ngày. Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn ở giai đoạn này của lô thí nghiệm là 2,02
(kg TĂ/kg TT) cao hơn lô đối chứng là 2,00 (kg TĂ/kg TT). Tăng trọng tuyệt đối ở
giai đoạn chuyển nuôi thịt – xuất chuồng của lô thí nghiệm (722,37 g/con/ngày) cao
hơn lô đối chứng (694,46 g/con/ngày). Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn ở giai đoạn chuyển
nuôi thịt – xuất chuồng của lô thí nghiệm là 2,36 (kg TĂ/kg TT) thấp hơn lô đối chứng

là 2,44 (kg TĂ/kg TT).
Tỉ lệ phổi xuất hiện bệnh tích chung của lô thí và lô đối chứng là 100 %. Tỉ lệ phổi
bị nhục hóa của lô thí nghiệm là 60,00 % thấp hơn lô đối chứng là 61,54 %; trên phổi
bị nhục hóa, tỉ lệ viêm dính, ổ viêm, xẹp của lô thí nghiệm lần lượt là 88,89 %; 44,44
%; 22,22 % thấp hơn lô đối chứng lần lượt là 100 %; 87,50 %; 37,50 %. Tỉ lệ hư hại cả
phổi của lô thí nghiệm là 11,99 % thấp hơn so với lô đối chứng là 14,27 %.
Hiệu quả kinh tế của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng, trung bình mỗi con của
lô thí nghiệm tăng thêm 10.500 đồng so với lô đối chứng.
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................ i
CẢM TẠ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN........................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iiv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.....................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ........................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu....................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu.....................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN .............................................................................................3
2.1. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn Darby CJ Genetics..............................3
2.1.1. Vị trí địa lí..........................................................................................................3
2.1.2. Quá trình thành lập ............................................................................................3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của công ty...........................................................3

2.1.4. Cơ cấu đàn .........................................................................................................4
2.1.5. Hệ thống chuồng trại .........................................................................................4
2.1.6. Chế độ nuôi dưỡng ............................................................................................4
2.1.7. Qui trình vệ sinh phòng bệnh ............................................................................6
2.1.8. Qui trình nuôi dưỡng heo trong giai đoạn thí nghiệm.......................................7
2.2. Sơ lược về hệ hô hấp của heo...................................................................................9
2.2.1. Cấu tạo cơ thể học của hệ hô hấp ......................................................................9
2.2.2. Thể hô hấp .........................................................................................................9
2.3. Phân loại viêm phổi..................................................................................................9
2.3.1. Viêm phổi thùy và các biến chứng ..................................................................10
iv


2.3.2. Viêm phổi sợi huyết.........................................................................................10
2.3.3. Viêm màng phổi ..............................................................................................11
2.4. Sơ lược về bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae................................11
2.4.1. Lịch sử bệnh ....................................................................................................11
2.4.2. Căn bệnh học ...................................................................................................12
2.4.3. Đặc điểm của Mycoplasma hyopneumoniae ...................................................12
2.4.4. Truyền nhiễm học............................................................................................13
2.4.5. Cơ chế sinh bệnh .............................................................................................13
2.4.6. Triệu chứng......................................................................................................14
2.4.7. Bệnh tích..........................................................................................................15
2.4.8. Chẩn đoán ........................................................................................................16
2.4.9. Phòng bệnh ......................................................................................................16
2.4.10. Điều trị ...........................................................................................................19
2.5. Giới thiệu về Respisure – One và Draxxin.............................................................21
2.5.1. Respisure – One...............................................................................................21
2.5.2. Draxxin ............................................................................................................21
2.6. Sơ lược một số bệnh có thể kết hợp với bệnh viêm phổi do Mycoplasma

hyopneumoniae..............................................................................................................22
2.6.1. Bệnh viêm phổi và màng phổi.........................................................................22
2.6.2. Bệnh tụ huyết trùng thể viêm phổi ..................................................................23
2.6.3. Bệnh do Haemophilus parasuis.......................................................................24
2.6.4. Bệnh do Streptococcus spp..............................................................................24
2.6.5. Bệnh do Staphylococcus aureus ......................................................................25
2.7. Sơ lược một số thí nghiệm liên quan đến sử dụng vaccine phòng bệnh viêm phổi
do Mycoplasma hyopneumoniae .................................................................................. 25
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 27
3.1. Thời gian và địa điểm............................................................................................ 27
3.1.1. Thời gian......................................................................................................... 27
3.1.2. Địa điểm.......................................................................................................... 27
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 27
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 27
v


3.3.1. Đối tượng thí nghiêm ......................................................................................27
3.3.2. Yếu tố thí nghiệm ........................................................................................... 27
3.3.3. Bố trí thí nghiệm............................................................................................. 28
3.3.4. Theo dõi biểu hiện ho và thở thể bụng........................................................... 28
3.3.5. Khảo sát trọng lượng trung bình, tăng trọng tuyệt đối trung bình và tỉ lệ
chuyển hóa thức ăn ........................................................................................................28
3.3.6. Đánh giá bệnh tích đại thể ...............................................................................29
3.3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................................29
3.3.8. Công thức tính các chỉ tiêu theo dõi ................................................................30
3.3.9. Xử lí số liệu .....................................................................................................31
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................32
4.1. Khảo sát triệu chứng ho và thở thể bụng................................................................32
4.1.1. Tỉ lệ con ho và tỉ lệ ngày con ho......................................................................34

4.1.2. Tỉ lệ con thở thể bụng và tỉ lệ ngày con thở thể bụng .....................................36
4.2. Trọng lượng trung bình, tăng trọng tuyệt đối trung bình và tỉ lệ chuyển hóa thức
ăn ...................................................................................................................................36
4.2.1. Trọng lượng trung bình ...................................................................................38
4.2.2. Tăng trọng tuyệt đối trung bình.......................................................................39
4.2.3. Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn..................................................................................40
4.3. Khảo sát bệnh tích đại thể trên phổi.......................................................................41
4.3.1. Khảo sát tỉ lệ phổi xuất hiện bệnh tích chung .................................................41
4.3.2. Khảo sát các loại bệnh tích thường gặp...........................................................42
4.3.3. Đánh giá tỉ lệ hư hại của phổi..........................................................................44
4.4. Hiệu quả kinh tế .....................................................................................................45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................47
5.1. Kết luận ..................................................................................................................47
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................49
PHỤ LỤC .....................................................................................................................54

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: đối chứng

TN

: thí nghiệm

CS


: cai sữa

CT

: chuyển nuôi thịt

XC

: xuất chuồng

TLCHTA

: tỉ lệ chuyển hóa thức ăn

TLTB

: trọng lượng trung bình

TTTĐ

: tăng trọng tuyệt đối trung bình



: thức ăn

TT

: tăng trọng


ELISA

: enzyme linked immuno sorbent assay

PCR

: polymerase chain reaction

APP

: Actinobacillus pleuropneumoniae

PCV2

: porcine Circovirus type 2

PRRSV

: porcine reproductive and respiratory syndrome virus

SIV

: swine influenza virus

FMD

: foot and mouth disease

PRRS


: porcine reproductive and respiratory syndrome

MH

: Mycoplasma hyopneumoniae

MPS

: Mycoplasmal pneumonia of swine

MIC

: minimum inhibitory concentration

RNA

: ribonucleic acid

P

: probability

n

: kích thước mẫu

ctv

: cộng tác viên


ppm

: parts per million

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm .............5
Bảng 2.2. Nhiệt độ thích hợp với từng nhóm heo theo qui trình của công ty.................5
Bảng 2.3. Qui trình tiêm phòng cho heo cái hậu bị ........................................................6
Bảng 2.4. Qui trình tiêm phòng cho heo nái mang thai ..................................................6
Bảng 2.5. Qui trình tiêm phòng cho heo thịt...................................................................7
Bảng 2.6. So sánh hiệu quả kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh viêm phổi do
Mycoplasma hyopneumoniae ..................................................................................20
Bảng 3.1. Bố trí yếu tố thí nghiệm................................................................................28
Bảng 4.1. Triệu chứng ho và thở thể bụng của hai lô ở hai giai đoạn khảo sát............33
Bảng 4.2. Trọng lượng trung bình, tăng trọng tuyệt đối trung bình và tỉ lệ chuyển hóa
thức ăn ở hai giai đoạn khảo sát ..............................................................................37
Bảng 4.3. Tỉ lệ phổi bị nhục hóa, tỉ lệ các bệnh tích viêm dính, ổ viêm, xẹp trên phổi
bị nhục hóa...............................................................................................................42
Bảng 4.4. Tỉ lệ hư hại của phổi ở lô đối chứng và lô thí nghiệm .................................44
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế............................................................................................46

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ con ho và tỉ lệ ngày con ho giai đoạn cai sữa – chuyển nuôi thịt ....34
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ con ho và tỉ lệ ngày con ho giai đoạn chuyển nuôi thịt – xuất chuồng.... 35
Biểu đồ 4.3. Trọng lượng chuyển nuôi thịt và trọng lượng xuất chuồng trung bình....38
Biểu đồ 4.4. Tăng trọng tuyệt đối trung bình của hai lô ...............................................39
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn của hai lô..........................................................40

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty..............................................................................3
Hình 2.1. Phổi có bệnh tích nhục hóa đối xứng............................................................15

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, mô hình chăn heo ở nước ta đang chuyển dần sang hướng chăn nuôi tập
trung. Bên cạnh những tiến bộ mới về công tác giống, giải quyết nguồn thức ăn chất
lượng cao, sử dụng vaccine để phòng bệnh, mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng
công nghiệp đã mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi heo
còn gặp một một số khó khăn làm hạn chế sự phát triển. Trong đó, bệnh viêm phổi do
Mycoplasma hyopneumoniae (Mycoplasmal pneumonia of swine – MPS) gây thiệt hại
đáng kể vì tỉ lệ heo mắc bệnh khá cao, có thể lên đến 75 %, tăng trọng hằng ngày giảm
làm kéo dài thời gian nuôi để đạt trọng lượng xuất thịt, tăng chi phí thức ăn và thuốc
điều trị (Cottew và Lloyd, 2000). Khi kết hợp với các tác nhân gây bệnh khác như

Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Haemophilus parasuis, Actinobacillus
pleuropneumoniae, PRRSV, PCV2 hoặc SIV thiệt hại sẽ càng trầm trọng (Thacker,
2006). Biện pháp sử dụng vaccine để tăng cường miễn dịch chống lại MPS đã được áp
dụng rộng rãi. Thacker và ctv (2001) cho rằng liệu pháp kháng sinh kết hợp với tiêm
phòng vaccine là biện pháp quan trọng trong điều trị và kiểm soát bệnh (trích dẫn bởi
Nguyễn Thị Phước Ninh, 2007). Ngoài tác động đối với M. hyopneumoniae, kháng
sinh có thể ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn kế phát, do đó làm giảm thiệt hại do
MPS gây ra. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sự kết hợp vaccine và kháng sinh trong
phòng MPS để khuyến cáo cho người chăn nuôi liệu trình phòng bệnh hiệu quả là cần
thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp nhận của Khoa Chăn nuôi – Thú y
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, được sự hướng dẫn của PGS. TS
Trần Thị Dân và TS. Nguyễn Tất Toàn, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả
của vaccine Respisure – One và chế phẩm Draxxin trong phòng viêm phổi trên
heo nghi nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae từ cai sữa đến xuất thịt”.
1


1.2. Mục tiêu
Ghi nhận và đánh giá hiệu quả phòng MPS và một số bệnh kế phát MPS của
vaccine Respisure – One và chế phẩm Draxxin, từ đó khuyến cáo cho người chăn nuôi
liệu trình phòng bệnh thích hợp nhất.
1.3. Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm thành 2 lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng.
Ghi nhận tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ và tính toán hiệu quả kinh tế.
Theo dõi triệu chứng lâm sàng về hô hấp, đánh giá bệnh tích xuất hiện trên phổi tại
cơ sở giết mổ.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn Darby CJ Genetics
2.1.1. Vị trí địa lí
Công ty trách nhiệm hữu hạn Darby CJ Genetics ở ấp 8, xã Long Nguyên, huyện
Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cách trục lộ giao thông 500 m, cách TP.Hồ Chí Minh
khoảng 60 km.
Tổng diện tích xây dựng là 109.193 m2, gồm văn phòng, kí túc xá cho công nhân
và trại chăn nuôi (Nguồn: Phòng kĩ thuật của công ty).
2.1.2. Quá trình thành lập
Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 375/GP – BD do Uỷ ban Nhân
dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 01/12/2004.
Hình thức đầu tư là 100 % vốn Hàn Quốc.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty được trình bày qua sơ đồ 2.1.
Ban giám đốc

Phòng tài chính

Phòng kĩ thuật

Tổ nái
mang thai

Tổ nái đẻ nuôi con

Tổ đực
giống


Tổ heo
thịt

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty
Nhiệm vụ của công ty là sản xuất heo hậu bị giống, những heo không đạt yêu cầu
làm giống thì nuôi thịt.

3


2.1.4. Cơ cấu đàn
Tổng đàn tính đến tháng 2 năm 2009 là 10.517 con, bao gồm:
- Đực giống: 63
- Heo nái: 1196
- Heo hậu bị: 121
- Heo con theo mẹ: 1894
- Heo cai sữa: 2232
- Heo giống và heo thịt: 5011
(Nguồn: Phòng kĩ thuật của công ty).
2.1.5. Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại có đặc điểm chung là mái tole, kiểu nóc đôi, trần có bạt che,
vật liệu làm chuồng là thép mạ kẽm, núm uống tự động, có bộ phận cảm ứng nhiệt để
khởi động hệ thống quạt khi nhiệt độ vượt qua mức qui định. Để phù với đặc điểm
sinh lí và kĩ thuật chăm sóc, mỗi trại có những đặc điểm riêng.
Trại mang thai được thiết kế kín, có hệ thống làm mát bằng nước và quạt thông
gió, chuồng cá thể bằng thép trên nền xi măng, máng ăn bằng xi măng.
Trại đẻ là dạng trại kín, chuồng sàn, sàn bằng nhựa, có hệ thống quạt thông gió,
máng ăn bằng inox, có hệ thống đèn để sưởi ấm cho heo con.
Trại cai sữa là dạng trại kín, chuồng tập thể, sàn nhựa, có hệ thống quạt thông gió,
máng ăn bằng inox, có đèn sưởi ấm.

Heo giống và heo thịt được nuôi chung tại trại giống. Trại giống được thiết kế hở,
chuồng tập thể, bên hông có bạt che di động, nền xi măng, trang bị máng ăn bán tự
động, hệ thống quạt.
Trại đực giống và trại hậu bị có cùng đặc điểm là dạng trại kín, có hệ thống làm
mát bằng nước và quạt thông gió, máng ăn bằng nhựa, nền xi măng. Hai trại có đặc
điểm khác nhau là trại đực giống có chuồng cá thể.
2.1.6. Chế độ nuôi dưỡng
Công ty sử dụng thức ăn hỗn hợp do Công ty liên doanh CJ Vina Agri sản xuất với
thương hiệu Master. Nước uống được khai thác từ nguồn nước ngầm. Nước được dẫn
lên bồn chứa và phân bố đến các trại bằng hệ thống ống dẫn. Thành phần dinh dưỡng
của thức ăn hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm được trình bày qua bảng 2.1.
4


Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm
Loại thức ăn
Thành phần

Master
1011

Master
1020

Master
1031

Master
1041


Ẩm độ (% tối đa)

14

14

14

14

Protein thô (%)

22

20

16,5

15,5

Xơ thô (% tối đa)

4

4

5

8


0,6 – 1,2

0,8 – 1,2

0,6 – 1,2

Canxi (% tối thiểu – tối đa)

0,7 – 1,2

Phospho tổng số (% tối thiểu)

0,6

0,6

0,6

0,6

Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

3200

3100

2950

2950


0,2 – 0,5

0,2 – 0,5

0,2 – 0,5

0,2 – 1

Oxytetracyclin (mg/kg tối đa)

50

50

50

50

Colistin (mg/kg tối đa)

20

20

20



NaCl (% tối thiểu – tối đa)


Hệ thống điều khiển tự động quạt thông gió sẽ giữ nhiệt độ phù hợp với từng nhóm
heo. Riêng đối với trại giống, do là chuồng hở và điều khiển bạt che di động nên nhiệt
độ dao động tùy theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ thấp hơn qui định, trại đẻ và
trại cai sữa được bật hệ thống đèn sưởi ấm.
Bảng 2.2. Nhiệt độ thích hợp với từng nhóm heo theo qui trình của công ty
Nhiệt độ (0C)

Chuồng nuôi
Trại mang thai

27 – 28

Trại đẻ

32
Tuần 1: 32 – 33
Tuần 2: 31 – 32

Trại cai sữa

Tuần 3: 29 – 31
Tuần 4: 28 – 29
Tuần 5: 27 – 28

Trại giống

24 – 34
5



2.1.7. Qui trình vệ sinh phòng bệnh
Công ty áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y rất chặt chẽ như ngay cổng công ty có
hố và vòi xịt thuốc sát trùng, đầu mỗi trại đều có hố sát trùng, công nhân phải tắm
trước khi xuống trại, sát trùng trại hàng tuần; sát trùng trại cai sữa và trại giống sau khi
chuyển chuồng bằng nước vôi, để trống chuồng khoảng hai tuần đối với trại giống và ít
nhất ba ngày đối với trại cai sữa. Các loại thuốc sát trùng được sử dụng là Bestaquam
– S (tỉ lệ 1 lít/400 lít nước), Biosept (tỉ lệ 1 lít/300 lít nước), Virikon – S (tỉ lệ 1 kg/200
lít nước). Qui trình tiêm phòng cho heo cái hậu bị, heo nái mang thai và heo thịt được
trình bày qua bảng 2.3, bảng 2.4 và bảng 2.5.
Bảng 2.3. Qui trình tiêm phòng cho heo cái hậu bị
Trước khi phối giống
5 tuần
4 tuần

3 tuần

Tiêm phòng

Tên thương mại

Bệnh Aujeszky

SuiShot Aujeszky

FMD

Aftorpor

Dịch tả


HC – Vac

Bệnh Aujeszky

SuiShot Aujeszky

Parvovirus

Porcilis Parvo

Bảng 2.4. Qui trình tiêm phòng cho heo nái mang thai
Tuần mang thai

Tiêm phòng

Tên thương mại

10

E. coli lần 1

Colisuin – Cl

11

FMD

HC – Vac

12


Bệnh Aujeszky

SuiShot Aujeszky

13

E. coli lần 2

Colisuin – Cl

14

Kí sinh trùng

Kepromec

6


Bảng 2.5. Qui trình tiêm phòng cho heo thịt
Thời điểm

Tiêm phòng

Tên thương mại

8 ngày tuổi

MPS lần 1


M + Pac

1 ml

IM

Tuần 1 sau cai sữa

MPS lần 2

M + Pac

1 ml

IM

Tuần 2 sau cai sữa

Dịch tả lần 1 HC – Vac

2 ml

IM

Tuần 3 sau cai sữa

FMD lần 1

Aftopor


2 ml

IM

Tuần 4 sau cai sữa

APP lần 1

Porcilis APP

2 ml

IM

Tuần 5 sau cai sữa

Dịch tả lần 2 HC – Vac

2 ml

IM

Tuần 6 sau cai sữa

FMD lần 2

Aftopor

2 ml


IM

Porcilis APP

2 ml

IM

Sau chuyển nuôi thịt 2 tuần APP lần 2

Liều/lần Đường tiêm

2.1.8. Qui trình nuôi dưỡng heo trong giai đoạn thí nghiệm
(1) Nuôi dưỡng heo con theo mẹ
Sau khi heo mẹ đẻ xong, tiến hành tiêm oxytetracyclin 0,5 ml/heo con và cho heo
con bú sữa đầu. Sau khi đẻ 3 ngày thì bấm tai, cắt đuôi và thiến những đực không chọn
làm giống. Heo con được tiêm sắt hai lần mỗi lần 1 ml vào lúc 2 ngày tuổi và 9 ngày
tuổi. Khi heo được 7 ngày tuổi tập ăn thức ăn hỗn hợp Master 1011, ngày cho ăn 4 lần
lúc 9 giờ, 11 giờ, 13 giờ và 21 giờ. Heo được cho ăn thức ăn hỗn hợp khô, những ngày
đầu cho ăn 100 g/lần, về sau tăng lượng thức ăn hỗn hợp lên nhưng không quá 100
g/con/ngày.
Heo con bị tiêu chảy được tiêm Baytril (1 ml/10 kg thể trọng) ngày một lần trong 2
– 3 ngày, truyền glucose 5 %, tiêm thuốc bổ Catosal (1 ml/10 kg thể trọng), Bio B.
Complex – C (1 ml/25 kg thể trọng). Heo được 28 ngày tuổi thì tiến hành cai sữa.
(2) Nuôi dưỡng heo cai sữa
Trước khi chuyển heo vào, chuồng heo cai sữa và máng ăn được vệ sinh bằng bình
phun áp lực cao, sát trùng bằng nước vôi và Bestaquam – S; kiểm tra nước uống, núm
uống và đèn sưởi ấm.
Qui trình cho ăn như sau: tuần đầu cho ăn hỗn hợp thức ăn hỗn hợp Master 1011

và Master 1020 với tỉ lệ 75 % : 25 % bổ sung vitamin C (1,5 kg/tấn thức ăn),
7


Amoxicilin (1 kg/tấn thức ăn) và Orgacids (1,5 kg/tấn thức ăn); hạn chế thức ăn trong
4 ngày sau cai sữa, ngày cai sữa cho ăn khoảng 80g/con/ngày; ngày thứ hai là 120
g/con/ngày, ngày thứ ba là 150 g/con/ngày, ngày thứ tư là 170g/con/ngày, ngày thứ
năm cho ăn 200 g/con /ngày; ngày cho ăn bảy lần: 8 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ, 20 giờ,
24 giờ, 4 giờ. Tuần thứ hai cho ăn hỗn hợp thức ăn hỗn hợp Master 1011 và Master
1020 với tỉ lệ 25 % : 75 %, cho ăn 500 – 700 g/con/ngày. Tuần thứ ba và tuần thứ tư
cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp Master 1020. Tuần thứ năm cho ăn thức ăn
hỗn hợp Master 1020 và 1031 với tỉ lệ 75 % : 25 % trong 4 ngày đầu sau đó tăng tỉ lệ
thức ăn hỗn hợp Master 1031 lên và từ tuần thứ sáu đến khi chuyển nuôi thịt cho với tỉ
lệ 50 % : 50 %.
Biện pháp phòng bệnh cho heo được áp dụng như bổ sung Tylo – Dox (0,5 kg/tấn
thức ăn) vào thức ăn trong vòng 1 tuần lúc 50 ngày tuổi. Heo bị tiêu chảy được điều trị
bằng Baytril (1ml/10 kg thể trọng) liên tục 3 ngày và tiêm thuốc bổ Catosal (1 ml/10
kg thể trọng) để nâng cao sức đề kháng và khả năng phòng bệnh. Heo bị ho thì tiêm
Bio Genta – Tylosin (1 ml/20 kg thể trọng) kết hợp sử dụng Bio – B. Complex – C (1
ml/25 kg thể trọng) để tăng sức đề kháng. Heo được chuyển nuôi thịt khi được 71 ngày
tuổi.
(3) Nuôi dưỡng heo thịt
Heo ở trại thịt được cho ăn tự do ngày hai lần lúc 8 giờ và 14 giờ, heo nhỏ hơn 80
kg cho ăn thức ăn hỗn hợp Master 1031, heo từ 80 kg trở lên ăn thức ăn hỗn hợp
Master 1041. Thức ăn cho heo từ 75 đến 110 ngày được bổ sung hỗn hợp vi khuẩn có
lợi PigAro 1,5 kg/tấn thức ăn, heo từ 110 đến 140 ngày tuổi được trộn với Amoxicilin
2 kg/tấn.
Heo bị ho được điều trị bằng Bio Linco – s (1 ml/10 kg thể trọng). Heo tiêu chảy
được cho ăn thức ăn pha trộn theo cách: đường (3 kg/tấn thức ăn) + vitamin C (2
kg/tấn thức ăn) + Amoxicilin (2 kg/tấn thức ăn). Ampidexalone (1 ml/10 kg thể trọng)

được dùng để điều trị viêm khớp – da.

8


2.2. Sơ lược về hệ hô hấp của heo
2.2.1. Cấu tạo cơ thể học của hệ hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm hệ thống ống dẫn khí và hai lá phổi. Hệ thống ống dẫn khí do
đường dẫn khí phân nhánh tạo thành và dẫn không khí tới biểu mô phế nang để trao
đổi khí. Đường dẫn khí ở heo bao gồm xoang hốc mũi, xoang miệng, vùng hầu, thanh
quản, khí quản, phế quản và tiểu phế quản. Khí quản khi đi vào lồng ngực thì chia
thành hai phế quản gốc, mỗi phế quản gốc đi vào một lá phổi. Phế quản gốc chia ống
hẹp hơn gọi là tiểu phế quản. Tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế quản tận cùng. Phế
nang là phần chấm dứt của tiểu phế tận cùng. Ngoại trừ xoang miệng và vùng hầu,
phía trong lòng ống dẫn khí là hệ thống tế bào có lông rung tiết chất nhày. Tác dụng
của tế bào có lông rung là bẩy bắt và loại bỏ các vi sinh vật và vật lạ xâm nhập theo
đường hô hấp (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
Hai lá phổi nằm trong lồng ngực, mỗi lá phổi được chia thành các thùy: thùy đỉnh,
thùy giữa và thùy hoành cách mô, riêng lá phổi phải có thêm thùy phụ nằm ở mặt bụng
của thùy hoành cách mô (Frandson và ctv, 2003).
2.2.2. Thể hô hấp
Theo Nguyễn Văn Phát (2006), thể hô hấp gồm có thở thể hỗn hợp, thở thể ngực
và thở thể bụng. Bình thường gia súc thở thể hỗn hợp (trừ chó), khi thở thành ngực và
thành bụng cùng hoạt động nhịp nhàng. Thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng và
cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động là kiểu thở thể ngực, chó khỏe thở thể này.
Khi thở thể bụng, thành bụng của gia súc hoạt động rõ còn thành ngực hoạt động yếu
hay không hoạt động.
Gia súc có thể mắc một số bệnh làm thay đổi thể hô hấp. Ví dụ gia súc (trừ chó)
thở thể ngực có thể do viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị thương ở cơ hoành, dãn dạ
dày, chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột; gia súc thở thể bụng trong trường hợp viêm

màng phổi, khí thủng phổi, tràn dịch màng phổi, liệt cơ liên sườn, gãy xương sườn.
2.3. Phân loại viêm phổi
Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp chủ yếu là do vi sinh vật, các yếu tố
ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng của không khí, khí độc chuồng nuôi
và bụi trong thức ăn. Các nguyên nhân này tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô
9


hấp gây phản ứng tiết dịch, sau đó dẫn đến quá trình viêm (Nguyễn Như Pho,
2000).Viêm phổi có thể chia thành các loại sau:
2.3.1. Viêm phổi thùy và các biến chứng
Theo Cao Xuân Ngọc (1997) và Nguyễn Văn Khanh (2005), viêm phổi thùy là thể
viêm cấp tính, quá trình viêm xảy ra nhanh trên thùy lớn của phổi và tiến triển qua bốn
giai đoạn gồm xung huyết, hóa gan đỏ, hóa gan xám, cuối cùng là tiêu biến.
Giai đoạn xung huyết có đặc điểm phổi căng to, nặng do ứ dịch và máu; mặt ngoài
căng bóng màu đỏ sẫm, lâu ngày có màu đỏ nâu, khi cắt dịch lẫn máu và bọt chảy ra.
Tiếp theo là giai đoạn hóa gan đỏ, vùng phổi trở nên rắn chắc, giống như gan màu đỏ
bầm, mặt cắt không thấy rõ các vách ngăn và xuất dịch màu đỏ, cắt mảnh phổi bỏ vào
nước sẽ chìm do không còn không khí. Sau đó, quá trình viêm chuyển sang giai đoạn
hóa gan xám, với đặc điểm phổi vẫn rắn chắc, màu chuyển sang đỏ nhạt dần và gần
như xám, ngoài mặt có nổi vân như cẩm thạch, khi cắt bề mặt khô hơn và hóa hạt.
Trong giai đoạn này, các tiểu thùy phổi hóa gan đỏ và xám nằm xen kẽ nhau. Cuối
cùng là giai đoạn tiêu biến. Trong trường hợp các nguyên nhân gây viêm bị tiêu diệt,
các loại tế bào và fibrin trong phế nang hóa lỏng dần do enzyme của bạch cầu. Chất
lỏng này được tống ra ngoài qua tác động ho hay được mang đi theo hệ thống tĩnh
mạch và bạch huyết. Các tế bào hư hại sẽ tái sinh và phổi lấy lại cấu tạo và chức năng
bình thường.
Viêm phổi có thể gây ra một số biến chứng gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp.
Trong quá trình viêm khi thành mạch bị tổn thương nặng, tính thấm thành mạch sẽ
tăng lên, hồng cầu thoát mạch đi vào vùng viêm gây quá trình viêm – xuất huyết. Bệnh

tích ổ mủ xuất hiện khi viêm phá hủy một phần nhu mô phổi và tạo ra vách liên kết sợi
bao quanh tạo thành bọc mủ; nếu nguyên nhân gây viêm không được loại bỏ thì bọc
mủ phát triển lớn dần làm vỡ vách liên kết, mủ thoát ra tạo thành vết loét. Một biến
chứng khác của viêm phổi là sự nhục hóa. Sự nhục hóa xảy ra do các chất tiết có fibrin
nằm lâu trong phế nang (2 – 3 tuần), fibrin sẽ được hàn gắn lại bởi các nguyên sợi bào
từ các mô xung quanh.
2.3.2. Viêm phổi sợi huyết
Lúc khởi phát, vùng mô phổi bị viêm sưng lên, có màu đỏ đậm và hơi cứng, khi cắt
phổi ứa nhiều máu. Chất tiết có nhiều sợi huyết. Khi chuyển sang hóa gan, phổi sậm
10


hơn, lớn và cứng. Màng phổi phía trên đục, đỏ pha màu hơi đen và xuất huyết. Viêm
phổi sợi huyết thường không đối xứng, màng nêm khí quản và phế quản đỏ và xuất
huyết. Hoại tử và các ổ mủ thường xuất hiện, bệnh thường ở thể nặng và khó hồi phục
toàn bộ. Trên heo, loại viêm này thường có trong bệnh do Pasteurella spp. Gây ra
(Nguyễn Văn Khanh, 2005).
2.3.3. Viêm màng phổi
Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc của mặt phổi hay trên vách của xoang ngực.
Viêm tiết ra nhiều dịch thẩm xuất và fibrin. Dịch thẩm xuất chứa fibrin là biểu hiện tổn
thương cấp tính và nặng của thành mạch. Nếu lượng fibrin nhiều thì sẽ gây hiện tượng
viêm dính giữa màng phổi và vách xoang ngực. Quá trình viêm dính sẽ gây trở ngại
đến quá trình hô hấp của cơ thể. Do vậy, trên lâm sàng thấy heo khó thở, thường thở
thể bụng (Phạm Ngọc Thạch và ctv, 2006).
2.4. Sơ lược về bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae
Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae trên heo (Mycoplasmal
pneumonia of swine – MPS), còn gọi là bệnh suyễn heo, thường xảy ra ở thể mãn tính
với đặc điểm viêm phế quản, viêm phổi tiến triển chậm, tỉ lệ mắc bệnh khá cao nhưng
tỉ lệ chết thấp, khoảng 16 % nếu không ghép với bệnh truyền nhiễm khác (Trần Thanh
Phong, 1996).

Theo Thacker (2006), bệnh viêm phổi địa phương (enzootic pneumonia – EP) là
thuật ngữ được sử dụng khi có sự kết hợp giữa M. hyopneumoniae (MH) và một số vi
khuẩn gây bệnh khác như Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Haemophilus
parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae. Bệnh hô hấp phức hợp trên heo (porcine
respiratory disease complex – PRDC) xảy ra khi MH phối hợp gây bệnh với PRRSV,
PCV2, virus cúm heo. Bệnh viêm phổi địa phương và bệnh hô hấp phức hợp trên heo
là vấn đề quan trọng của ngành chăn nuôi heo công nghiệp hiện nay.
2.4.1. Lịch sử bệnh
Năm 1898, Nocard và Roux phân lập vi khuẩn trên phổi bò bị bệnh viêm phổi và
đặt tên là pleuro pneumonia like organism. Đến năm 1929, Nocard và Roux đề nghị
đặt tên là Mycoplasma (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
Bệnh được phát hiện vào năm 1933 ở Đức, sau đó ở các quốc gia châu Âu (Anh,
Pháp, Hungary…), châu Úc (1946)…(Trần Thanh Phong, 1996).
11


Năm 1965, Mare và Switzer ở Mỹ, đồng thời Goodwin và ctv ở Anh đã phân lập
được một loài Mycoplasma trên phổi heo bị viêm, từ đó đề nghị đặt tên là Mycoplasma
hyopneumoniae (Rose và ctv, 2006).
Ở Việt Nam, theo Phạm Sĩ Lăng và Trương Văn Dung (2002), bệnh được phát
hiện năm 1953 ở một vài trại giống. Đến năm 1962 bệnh đã lan ra hầu hết các tỉnh
miền Bắc.
2.4.2. Căn bệnh học
Theo Maniloff và ctv (1992), Mycoplasma hyopneumoniae được phân loại như sau
Giới: Procaryotae
Ngành: Firmicutes
Lớp: Mollicutes
Bộ: Mycoplasmatales
Họ: Mycoplasmataceae
Giống: Mycoplasma

Loài: Mycoplasma hyopneumoniae
Trong giống Mycoplasma, các loài thường được quan tâm và gây bệnh phổ biến
trên heo gồm M. hyopneumoniae, M. hyorhinis, M. hyosynoviae. Mặc dù một số loài
khác như M. flocculare, M. sualvi, M. hyopharyngis được phân lập từ heo nhưng có
thể chúng không gây bệnh (Thacker, 2006).
2.4.3. Đặc điểm của Mycoplasma hyopneumoniae
MH thuộc nhóm Gram âm nhưng bắt màu kém với thuốc nhuộm Gram, có thể
nhuộm màu bằng phương pháp Giemsa.
MH chưa có thành tế bào vững chắc như ở vi khuẩn nên có nhiều hình dạng: hình
cầu, hình oval, hình sợi, hình xoắn hay hình sao.
Vi khuẩn thuộc loại hiếu khí hay kị khí tùy nghi, nhiệt độ thích hợp là 370C (hầu
như không phát triển được ở nhiệt độ thấp hơn 370C), pH thích hợp 7,0 – 8,0. Khi nuôi
cấy đòi hỏi môi trường giàu dưỡng chất, cần bổ sung 30 % huyết thanh heo, 5 – 10 %
CO2 và có penicillin để ức chế vi khuẩn Gram dương. Kích thước khuẩn lạc 200 – 400
µm (sau 5 – 10 ngày nuôi cấy), khuẩn lạc hình tròn và hơi lồi lên (Tô Minh Châu và
Vũ Thị Lâm An, 2006).
12


MH đề kháng yếu khi bên ngoài cơ thể vật chủ, sự tồn tại chỉ vài ngày nhưng nếu
được sự bảo vệ của chất tiết hay nhiệt độ môi trường lạnh sẽ sống sót lâu hơn (Nguyễn
Thị Phước Ninh, 2006). MH rất mẫn cảm với tia tử ngoại, sự khô hạn và chất sát trùng.
Ở nhiệt độ 45 – 550C bị tiêu diệt trong vòng 15 phút. Trong phổi, MH tồn tại 2 tháng ở
– 250C, 9 – 11 ngày ở 1 – 60C và chỉ 3 – 7 ngày ở nhiệt độ 17 – 250C. Các kháng sinh
phong bế tổng hợp protein hay acid nhân như tetracyclin, chloramphenicol, aminoside
ức chế sự nhân lên của MH. Ngược lại, kháng sinh tác động ở thành tế bào thì không
có tác dụng (Tô Minh Châu và Vũ Thị Lâm An, 2006).
2.4.4. Truyền nhiễm học
Trong tự nhiên, MH chỉ gây bệnh trên heo. Heo tất cả các lứa tuổi đều mắc bệnh.
Heo thường cảm nhiễm từ heo mẹ hoặc từ môi trường do nuôi nhốt chung với heo

mang mầm bệnh, tiếp xúc với vật mang trùng. Bệnh ít lây gián tiếp do sức đề kháng
của MH rất yếu đối với ngoại cảnh. Chất chứa căn bệnh là phổi, hạch phổi và chất tiết
đường hô hấp. MH lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Heo bài xuất mầm bệnh
trong chất tiết đường hô hấp hay hạt khí dung, heo khỏe mạnh hít vào sẽ nhiễm bệnh
(Trần Thanh Phong, 1996). Harris (2000) cho rằng M. hyopneumoniae có thể phát tán
theo gió khoảng 3,2 km.
Các yếu tố có thể làm gia tăng MPS như chăn nuôi qui mô lớn (200 con trở lên);
mật độ cao: ít hơn 3 m3 khoảng không/heo và 0,7 m2 sàn chuồng/heo; heo bị stress do
di chuyển, trộn lẫn do mua từ nhều nguồn khác nhau, cách li đàn kém; ẩm độ và nhiệt
độ môi trường thấp, biên độ dao động lớn. Tình trạng thiếu dinh dưỡng, thay đổi khẩu
phần ở thời điểm nhạy cảm; vệ sinh chuồng trại kém gây nồng độ khí độc, bụi và vi
khuẩn trong không khí cao; sự có mặt của APP, PRRSV, SIV, virus gây bệnh
Aujeszky ().
2.4.5. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp, MH thường hiện diện trong lòng tiểu phế
quản, phần lớn được tìm thấy giữa những tế bào lông rung và đỉnh của vi nhung mao,
trên bề mặt tế bào biểu mô phế quản và một số khác thì nằm tự do trong lòng ống
(Masanori và Takeshi, 1982). MH ức chế hoạt động hệ thống lông rung, kích thích tiết
dịch nhày quá mức và làm tắc nghẽn cục bộ tiểu phế quản gây tích dịch nhày trong phế
13


nang. Mặt khác, MH cũng được cho là đã sản xuất peroxide tác động lên tế bào biểu
mô đường dẫn khí và phế nang (Jones và ctv, 1997).
Theo Trần Thanh Phong (1996), nếu heo có sức đề kháng tốt thì vi khuẩn tạm thời
bị cô lập; ngược lại, nếu sức đề kháng của cơ thể kém thì trạng thái cân bằng bị phá
vỡ, M. hyopneumoniae sẽ sản sinh nhanh, tăng độc lực và tấn công từ thùy giữa sang
thùy đỉnh rồi đến thùy hoành cách mô. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng sinh, huy
động bạch cầu đơn nhân và đặc biệt là bạch cầu lympho đến phế quản, mô kẽ của tiểu
phế quản – phế nang.

Theo Lóper (2001), các yếu tố độc lực của MH làm giảm hoạt động thực bào của
bạch cầu trung tính trong phổi và làm thay đổi cấu tạo hóa học của chất nhày, dẫn đến
nhiễm trùng kế phát (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006).
2.4.6. Triệu chứng
Theo Trần Thanh Phong (1996), MPS có thời gian nung bệnh biến đổi từ 1 – 3
tuần, gồm thể cấp tính và thể mãn tính.
Thể cấp tính ít gặp và chủ yếu phát sinh trong đàn heo chưa nhiễm bệnh lần nào.
Bình thường tử số thấp 2 – 10 %, nhưng khi điều kiện nuôi dưỡng kém thì tử số tăng
cao 20 – 80 %. Thân nhiệt heo bệnh tăng lên 400C, có khi kéo dài trong nhiều ngày,
heo kém ăn hay bỏ ăn, bỏ bú, da nhợt nhạt. Heo có các triệu chứng hô hấp như hắt hơi,
khịt mũi, chảy nhiều nước mũi, ho trong lúc vận động hoặc sáng sớm lúc ăn hoặc thở
khó. Ngoài ra, xáo trộn tiêu hóa nhẹ có thể xảy ra.
Thể mãn tính thường gặp nhất, diễn biến trong vòng vài tháng, heo có thể chết đột
ngột. Heo có biểu hiện ho dai dẳng, ho từng hồi, thở khò khè về đêm, thở khó, có thể
tiêu chảy. Heo mắc MPS thể này có thân nhiệt heo gần như bình thường, gầy còm, da
nhợt nhạt và xù lông. Heo bệnh thể mãn tính tăng có trọng hàng ngày giảm 15 – 20 %,
tỉ lệ chuyển hóa thức ăn tăng hơn 25 % so với bình thường, thậm chí không tăng
trưởng sau vài tháng nuôi dưỡng.
Triệu chứng nghi ngờ heo nhiễm MH là thở há mồm, ngồi thở dốc, thở nhanh và
nhiều 60 – 100 lần/phút; ho có thể vài tiếng hoặc liên tục 15 đến 30 tiếng. Ho có thể
kết hợp hoặc không kết hợp với thở thể bụng (Trần Thanh Phong, 1996).

14


×