Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Cau hoi on tap Phap luat kinh te - on thi CPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.73 KB, 12 trang )

PHẦN 1. PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
Câu hỏi lý thuyết:
Phân tích các đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Phân tích các đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần.
Phân tích các đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh.
Phân tích các đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân.
Trình bày các trường hợp bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Trường hợp nào vừa bị

1.
2.
3.
4.
5.

cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp vừa bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp?
6. Phân tích các trường hợp và điều kiện giải thể công ty.
7. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp.
8. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập
doanh nghiệp.
Bài tập tình huống pháp lý:
1.

Công ty TNHH XY được thành lập vào tháng 4 năm 2015, có địa chỉ trụ sở tại quận H, tỉnh P.
Công ty có năm thành viên, trong đó, A, B, C, D là cá nhân, E là công ty cổ phần Đại Phát.
Vốn điều lệ của công ty 22 tỷ đồng. Thỏa thuận góp vốn của các thành viên như sau: A góp 1
căn nhà mặt phố (làm trụ sở công ty) được định giá 8 tỷ đồng; B góp 2 xe ô tô (công ty định
giá xe 4 chỗ: 1,2 tỷ đồng, xe 7 chỗ: 800 triệu đồng); C góp 400 triệu đồng bằng tiền cho công
ty thuê ngôi nhà của mình làm kho chứa hàng trong thời hạn 2 năm; D góp 4,6 tỷ đồng (3,6 tỷ
đồng tiền mặt bằng và thiết bị trị giá 1 tỷ đồng); E góp 7 tỷ đồng (giá trị quyền sử dụng đất:
6,5 tỷ đồng tiền và giấy nhận nợ của công ty Z: 500 triệu đồng).
A được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. D được bầu làm Giám đốc công ty.


Sau khi được thành lập, đã xảy ra các sự kiện tại công ty. Bằng các quy định của Luật Doanh
nghiệp 2014, hãy cho biết quan điểm, các xử lý của Anh/Chị về các sự kiện đó:
a) Công ty Đại Phát cử 3 người tham gia Hội đồng thành viên của công ty XY. A phản đối với

lý do mỗi thành viên chỉ được cử 1 người tham dự Hội đồng thành viên.
b) D cho rằng tài sản góp vốn của Đại phát bằng giấy nhận nợ là không đúng Luật Doanh
c)

d)

e)

f)

nghiệp. Quan điểm của D đúng không? Vì sao?
Đầu năm 2017, do giá nhà trên thị trường tăng, với lý do có nhu cầu về nhà ở, A muốn rút
tài sản góp vốn là căn nhà và góp thế 8 tỷ đồng tiền mặt. Các thành viên còn lại đồng ý.
Nhưng, nguyện vọng của A không được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận. Theo
Anh/Chị, A có rút nhà và góp 8 tỷ đồng tiền mặt để thay thế được không? Giải thích.
Tháng 12 năm 2015, B yêu cầu công ty phải thành lập Ban kiểm soát theo đúng Điều lệ
công ty. A và E phản đối với lý do công ty chưa đủ số lượng thành viên phải thành lập Ban
kiểm soát. Anh/Chị phân tích quan điểm của các thành viên B, A, E và nêu căn cứ pháp lý
cho lập luận của mình.
Do công ty kiên quyết không thành lập Ban kiểm soát, B phản đối bằng văn bản và yêu cầu
công ty mua lại toàn bộ phần vốn góp của mình để ra khỏi công ty. Trong trường hợp này,
công ty XY có mua lại phần vốn góp của B không? Vì sao?
Đầu năm 2017, với tư cách Chủ tịch Hội đồng thành viên, A đã quyết định triệu tập và đã
gửi giấy mời đến các thành viên về cuộc họp Hội đồng thành viên để thông qua báo cáo tài
chính năm 2016, kế hoạch phân chia lợi nhuận năm 2016 và kế hoạch kinh doanh 2017.
1



Anh/Chị cho biết:
A có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên không?
C không tham gia họp mà không có lý do, Hành vi của C phù hợp pháp luật không?
D có công việc đại sự của gia đình nên không tham dự được. D đã gọi điện cho A, ủy
quyền cho A bỏ phiếu cho D. Việc ủy quyền như vậy có phù hợp pháp luật không?
2. Công ty hợp danh Kiến Trúc được thành lập vào năm 2010, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn,
thiết kế xây dựng, có địa chỉ trụ sở tại quận T, thành phố H. Công ty có 5 thành viên hợp danh
(là Lam, Hồng, Xanh, Vàng, Tím) và 2 thành viên góp vốn (gồm Thu - cá nhân và Kiến Thiết công ty TNHH do ông Thiết làm đại diện). Chủ tịch Hội đồng thành viên là Lam; Giám đốc
công ty là Hồng.
-

Sau khi được thành lập, đã xảy ra các sự kiện tại công ty. Bằng các quy định của Luật Doanh
nghiệp 2014, hãy cho biết quan điểm, các xử lý của Anh/Chị về các sự kiện đó:
a) Ông Thiết muốn được trở thành Giám đốc công ty nên đã ra ứng cử chức vụ này. Ông Thiết

có thể trở thành Giám đốc công ty Kiến trúc được không? Vì sao?
b) Ông Thiết phát hiện bà Xanh nhân danh công ty ký hợp đồng tư vấn với công ty Y. Ông Thiết

c)

d)

e)

3.

cho rằng bà Xanh ký hợp đồng không đúng thẩm quyền nên yêu cầu triệu tập họp Hội đồng
thành viên về việc xử lý vấn đề này. Các việc làm của ông Thiết đúng pháp luật không? Vì

sao?
Năm 2015, Bà Tím chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình (15% vốn điều lệ) cho
Lam mặc dù các thành viên còn lại không đồng ý. Việc chuyển nhượng này đúng pháp luật
không? Sự phản đối của các thành viên còn lại có đúng pháp luật không? Nêu Vì sao?
Tháng 12 năm 2016, bà Thu muốn rút vốn, nên đã yêu cầu công ty trả lại toàn bộ phần vốn
góp (chiếm 8% vốn điều lệ) và không cần công ty trả lợi nhuận năm 2016. Đề nghị của bà
Thu phù hợp pháp luật không? Vì sao?
Năm 2016, ông Vàng bị tai biến để lại di chứng, phải có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng
ngày. Tư cách thành viên của ông Vàng được xử lý như thế nào? Nêu căn cứ pháp lý cho lập
luận của mình.
Công ty TNHH A có chủ sở hữu là công ty cổ phần Y (công ty Y có đại diện theo pháp luật là
ông X - Chủ tịch Hội đồng quản trị), được thành lập tháng 5 năm 2015. Công ty A có Hội đồng
thành viên gồm 3 người, ông B giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên và là đại diện theo pháp
luật của công ty. Ông D giữ chức Tổng Giám đốc công ty.
Bằng các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, hãy cho biết quan điểm, các xử lý của
Anh/Chị về các sự kiện tại công ty A như sau:

a) Đến tháng 4 năm 2017, ông X, đại diện của công ty cổ phần X quyết định rút 10% vốn điều lệ

của công ty A. Việc làm của ông X đúng pháp luật không? Nêu căn cứ pháp lý cho quan điểm
của Anh/Chị.
b) Tháng 6 năm 2017, công ty cổ phần X bán 5% giá trị phần vốn góp tại công ty A cho công ty
TNHH CD. Hãy phân tích về hành vi này của công ty X.
c) Đầu tháng 7 năm 2017, công ty A tiếp nhận vốn góp của công ty hợp danh P. Hãy chỉ ra các
thủ tục mà công ty A cần thực hiện và hệ quả pháp lý của việc thực hiện các thủ tục đó.
d) Tháng 5 năm 2017, công ty TNHH M chuyển toàn bộ tài sản cùng các quyền, nghĩa vụ liên
quan vào công ty A. Hãy chỉ ra các thủ tục mà công ty A cần thực hiện và hệ quả pháp lý của
việc thực hiện các thủ tục đó.

2



e) Cuối tháng 7 năm 2017, công ty A họp bàn việc tăng vốn điều lệ. Đại diện công ty P cho rằng

công ty A nên phát hành chứng khoán để việc tăng vốn điều lệ được hiệu quả cao. Hãy phân
tích quan điểm của đại diện công ty P.

3


PHẦN 2. PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ
Câu hỏi lý thuyết:
1. Phân tích các quy định về bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014.
2. Phân tích các hình thức ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2014.
3. Phân tích các hình thức đầu tư tại Việt Nam Luật Đầu tư 2014. Mối liên hệ giữa Luật Đầu tư

và Luật Doanh nghiệp về các hình thức đầu tư tại Việt Nam?
4. Phân tích các quy định về đối tượng, điều kiện, hình thức đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu

tư 2014.

4


PHẦN 3. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
Câu hỏi lý thuyết:
1. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
2. Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là
3.
4.

5.
6.

thế chấp, cầm cố, đặt cọc tài sản.
Phân tích sự khác nhau giữa các biện pháp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là bảo
lãnh tài sản và tín chấp.
Thế nào là hợp đồng vô hiệu? Căn cứ xác định và các biện pháp xử lý khi hợp đồng vô hiệu.
Phân tích các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng. Phân biệt hai
hình thức trách nhiệm tài sản là phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức trách nhiệm tạm ngừng, đình chỉ,
hủy bỏ hợp đồng.

Bài tập tình huống pháp lý (Phần 3 + 5):
1. Công ty TNHH VTEX hoạt động trong lĩnh vực may mặc, thiết kế thờ trang, có trụ sở chính

đặt tại huyện B, thành phố H. Ông Thiết là Giám đốc và là đại diện theo pháp luật của công
ty VTEX đã ký hợp đồng bán lô quần áo thời trang cho công ty TNHH Hoàn Mỹ, có địa chỉ
đặt tại quận Hoàn kiếm, Hà Nội do bà Mỹ là Giám đốc và là đại diện theo pháp luật của
công ty ký.
Hai bên thỏa thuận: Giá trị hợp đồng là 1,8 tỷ đồng; Bên Bán sẽ giao hàng vào ngày
05/10/2010 tại Hoàn Kiếm, Hà Nội; Sau 05 ngày, kể từ ngày giao hàng, Bên Mua phải
thanh toán đủ tiền hàng cho Bên Bán. Bên nào vi phạm nghĩa vụ phải chịu phạt 5% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Đến ngày giao hàng, Bên Bán không thực hiện được nghĩa vụ giao hàng do con đường dẫn
vào địa chỉ của Bên Mua bị chặn phục vụ cho lễ hội Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội. Việc không giao hàng đúng thời hạn đã gây thiệt hại cho Bên Mua. Bên Mua yêu cầu
bên bán phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho mình. Bên
Bán phản đối và cho rằng họ không phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường
toàn bộ thiệt hại cho Bên Mua.
a) Yêu cầu của Bên Mua về việc buộc Bên bán phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi


b)
c)
d)

e)
2.

thường thiệt hại cho mình phù hợp pháp luật không? Nêu căn cứ pháp lý cho lập luận của
Anh/Chị.
Anh/Chị bình luận sự phản đối của Bên Bán về việc họ không phải nộp tiền phạt vi phạm
hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho Bên Mua.
Tranh chấp giữa hai công ty trong tình huống trên có thể được giải quyết bằng các phương
thức nào? Theo Anh/Chị, phương thức nào là tối ưu?
Giả sử Bên Mua khởi kiện vụ việc ra cơ quan Tòa án, hãy xác định cơ quan tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên. Tòa án muốn thụ lý giải quyết vụ tranh chấp nêu
trên thì cần những điều kiện gì?
Giả sử Bên Bán muốn giải quyết vụ việc tại Trọng tài thương mại, hãy phân tích điều kiện
để Trọng tài thương mại thụ lý giải quyết vụ tranh chấp của hai công ty trên.
Công ty cổ phần EC hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, có trụ sở chính đặt tại
huyện B, thành phố H. Ông Cường là Giám đốc, bà Em là Chủ tịch Hội đồng quản trị và là
đại diện theo pháp luật của công ty. Ông Cường đã tự lấy danh nghĩa đại diện cho công ty
5


EC để ký hợp đồng bán lô hàng mã PX cho công ty TNHH Hoà Châu, có địa chỉ đặt tại
huyện N, tỉnh Q (do bà Hoà là Giám đốc và là đại diện theo pháp luật của công ty ký).
Hai bên thỏa thuận: Giá trị hợp đồng là 2,4 tỷ đồng; Bên Bán sẽ giao hàng 02 đợt. Đợt 1, giao
60% nghĩa vụ hợp đồng vào ngày 05/10/2013; Đợt 2 giao nốt phần nghĩa vụ hợp đồng còn lại
sau 20 ngày; Hàng giao tại địa chỉ của Bên Mua; Sau 07 ngày, kể từ ngày giao hàng, Bên Mua

phải thanh toán đủ tiền hàng cho Bên Bán. Bên nào vi phạm nghĩa vụ phải chịu phạt 8% giá
trị hợp đồng.
Đến ngày giao hàng đợt 2, Bên Bán không thực hiện được nghĩa vụ giao hàng do không huy
động đủ hàng và đã gây thiệt hại cho Bên Mua. Bên Mua yêu cầu bên bán phải nộp tiền phạt
vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận và bồi thường thiệt hại cho mình.
a) Bên Bán đồng thời phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho Bên

Mua không? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của Anh/Chị.
b) Giả sử Bên Mua khởi kiện vụ việc ra cơ quan Tòa án, hãy xác định cơ quan tòa án có
thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên. Nêu căn cứ pháp lý cho sự lựa chọn đó.
c) Luật sư của Bên Mua cho rằng, hợp đồng giữa các bên có điều khoản trái pháp luật. Do
đó, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau. Theo Anh/Chị, quan
điểm của Luật sư đúng không? Nêu căn cứ pháp lý cho quan điểm của Anh/Chị.
d) Theo Anh/Chị, vụ việc nêu trên được xử lý như thế nào? Giải thích dựa theo những quy
định pháp luật hiện hành.

6


PHẦN 4. PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Câu hỏi lý thuyết:
1. Phân tích các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004. Chỉ ra các

hành vi thỏa thuận cạnh tranh bị pháp luật cấm và giải thích.
2. Các trường hợp doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Phân tích các trường hợp doanh
nghiệp lạm dụng vị thí thống lĩnh thị trường bị cấm theo Luật cạnh tranh 2004.
3. Phân tích các trường hợp tập trung kinh tế bị pháp luật cấm.
4. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cho ví dụ và giải

thích vì sao đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

5. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của bán hàng đa cấp bất chính. Cho ví dụ về một hành vi bán
hàng đa cấp bất chính và giải thích vì sao đó là hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
6. Phân tích cơ sở pháp lý, thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về canh tranh.
7. Tố tụng canh tranh là gì? Trình bày các chủ thể tham gia trình tự tố tụng cạnh tranh.

Bài tập tình huống pháp lý:
1. Công ty XZ kinh doanh xăng dầu và là doanh nghiệp độc quyền cung cấp xăng cho máy

bay tại Việt Nam. Tháng 6 năm 2016, do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng nhẹ, công
ty XZ đề xuất với hai công ty hàng không AB và DE về việc tăng giá xăng máy bay 20% so
với giá bán trong hợp đồng đã ký kết trước đó. Do công ty AB và DE không chấp nhận,
công ty XZ đã ngừng cung cấp xăng máy bay cho công ty AB và DE mà không báo trước,
gây thiệt hại cho hai công ty này. Công ty AB đã yêu cầu cơ quan quản lý canh tranh can
thiệp và bồi thường thiệt hại cho mình.
Câu hỏi:
a) Công ty XZ vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Nêu căn cứ pháp lý cho lập luận của

mình.
b) Trong tình huống trên, công ty AB có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết

xử phạt công ty XZ và yêu cầu công ty XZ bồi thường thiệt hại không? Hãy đưa ra căn cứ
pháp lý cho quan điểm của Anh/Chị.
2. Công ty X sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai có thị phần 35% tại thị trường Việt

Nam. Trong năm 2013, công ty có một số hành vi như sau:
a) Tháng 10 năm 2013, công ty chảo báo sản phẩm nước uống E cho hai đại lý với giá như
-

sau:
Đại lý A: giá 15.000đ/chai với 10.000 chai;

Đại lý B: giá 12.000đ/chai với 10.000 chai.
b) Tháng 11 năm 2013, công ty A quảng cáo sản phẩm nước uống E với sản phẩm nước uống
cùng loại của công ty Y.
c) Tháng 5 năm 2013, công ty A cùng công ty M, N tham gia dự thầu cung cấp nước uống
đóng chai cho Khách sạn T. Công ty A, M, N đã thông báo cho nhau về giá dự thầu, thỏa
thuận để công ty M thắng thầu, được độc quyền cung cấp sản phẩm nước ngọt đóng chai
cho Khách sạn T.
7


Căn cứ vào pháp luật canh tranh, Anh/Chị cho ý kiến về các hành vi trên của công ty A.

8


PHẦN 5. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Câu hỏi lý thuyết:
1. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phương thức giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mại là thương lượng và hòa giải.
2. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phương thức giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mại bằng Tòa án và Trọng tài thương mại.
3. Vì sao giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài thương mại bảo đảm tối đa

quyền tự định đoạt của các bên đương sự?
4. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án
kinh tế tại Tòa án.
Bài tập tình huống pháp lý (kết hợp Phần 3).


9


PHẦN 6. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN
Câu hỏi lý thuyết:
1. Phân biệt giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp.
2. Phân tích vai trò của pháp luật phá sản trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ.
3. Phân tích vai trò của pháp luật phá sản trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người

lao động làm việc trong doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
4. Phân tích vai trò của pháp luật phá sản trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh
nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Phân tích các biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản doanh
nghiệp.
Bài tập tình huống pháp lý:
Công ty cổ phần Kim Cương có 12 cổ đông, trong đó có một cổ đông là công ty TNHH Kim
Hoa nắm 30% vốn điều lệ. Trụ sở công ty Kim Cương ở quận X, thành phố H. Công ty có 3
chi nhánh tại 3 tỉnh khác.
Năm 2015, công ty Kim Cương có dấu hiệu mất khả năng thanh toán. Các khoản nợ của công
ty như sau:
-

Nợ ngân hàng ACB 800 triệu đồng, tài sản thế chấp là bất động sản được định giá là 1,4 tỷ

-

đồng (đã quá hạn trả 5 tháng).
Nợ công ty tài chính X 700 triệu đồng, tài sản cầm cố là động sản được định giá là 500 triệu


-

đồng (đã quá hạn trả 6 tháng).
Nợ công ty TNHH 1 thành viên Y 600 triệu đồng, không có tài sản bảo đảm (đã quá hạn trả

-

2 tháng).
Nợ thuế 200 triệu đồng.
Nợ công nhân, nhân viên công ty 400 triệu đồng (đã quá hạn trả 4 tháng).

Câu hỏi:
a) Các chủ thể nào có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty

Kim Cương? Phân tích quyền và nghĩa vụ nộp đơn của các chủ thể trong tình huống trên.
b) Xác định cơ quan Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công

ty Kim Cương.
c) Giả sử sau khi cơ quan Tòa án có Quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty Kim Cương,

công ty này đã thanh toán khoản nợ cho công ty TNHH Y. Hành vi này của công ty Kim
Cương hợp pháp không? Giải thích.
d) Ngân hàng ACB và công ty tài chính X đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ ngay sau khi
có quyết định mở thủ tục phá sản. Hành vi của hai chủ thể này phù hợp pháp luật không? Nếu
căn cứ pháp lý cho lập luận của Anh/Chị.
e) Giả sử công ty Kim Cương mong muốn được áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh. Hãy phân
tích các điều kiện để công ty Kim Cương được phục hồi hoạt động kinh doanh.
10



f)

Trong quá trình phục hồi kinh doanh, cơ quan Tòa án có thể quyết định đình chỉ phục hồi kinh
doanh trong các trường hợp nào? Phân tích hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ phục hồi

kinh doanh trong các trường hợp đó.
g) Giả sử công ty Kim Cương bị tuyên bố phá sản. Hãy xác định các khoản thuộc tài sản của
công ty và phân tích thứ tự thanh toán tài sản của công ty Kim Cương.

11


PHẦN 7. PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
Câu hỏi lý thuyết:
1.
2.
3.
4.
5.

Phân tích các đặc điểm pháp lý của hợp đồng lao động.
Phân tích các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động.
Phân tích các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Phân tích các quy định pháp luật về kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động hiện hành.
Phân tích các quy định pháp luật về công việc, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với

lao động nữ.
6. Phân tích các quy định pháp luật về công việc, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với
lao động là người chưa thành niên.
7. Phân tích các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với lao động là


người cao tuổi./.

12



×