Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập pháp luật kinh tế- Doanh nghiệp bị co là lâm vào tình trạng phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.12 KB, 4 trang )

Phá sản là một hình thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị
coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán được các khoản nợ
đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thủ tục giải quyết phá sản
thì doanh nghiệp mới chính thức bị coi là phá sản. Thủ tục giải quyết phá sản doanh
nghiệp gồm 4 bước: Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; phục hồi hoạt động kinh
doanh; thanh lý tài sản, các khoản nợ; tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
1, Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
Việc nộp đơn yêu cầu có thể mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc. Phá sản tự
nguyện khi một doanh nghiệp tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đây là nghĩa vụ
của chủ doanh nghiệp khi nhận thấy doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản.
Những chủ thể có quyền nộp đơn trong trường hợp này gồm: Đại diện chủ sở hữu của
doanh nghiệp nhà nước (trường hợp doanh nghiệp nhà nước không tự nộp đơn); chủ
doanh nghiệp tư nhân; cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần; thành viên
hợp danh của công ty hợp danh (Điều 15, 16, 17, 18 Luật phá sản). Đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản và các giấy tờ, tài liệu kèm theo được quy định tại Khoản 2 và 4 Điều
15 Luật phá sản 2004.

Chú ý:
 Trong công ty cổ phần, chỉ những cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định trong
điều lệ công ty hoặc theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông mới có quyền nộp đơn.
Trường hợp điều lệ công ty không quy định và không tiến hành đại hội cổ đông thì
những cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% cổ phần phổ thông trong thời gian
liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn.
 Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không có quyền nộp đơn.
 Đại diện hợp pháp của công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền nộp đơn thông
qua quyết định tại cuộc họp hội đồng thành viên.
Phá sản bắt buộc là các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần
nộp đơn khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Người lao động cũng
có quyền nộp đơn thông qua người đại diện hoặc đại diện công đoàn khi doanh nghiệp
1
không trả được lương và các khoản nợ khác và người lao động nhận thấy doanh nghiệp


lâm vào tình trạng phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Khoản 2
Điều 13 và Khoản 2 Điều 14 Luật phá sản 2004.
Sau tối đa 30 ngày kể từ ngày thụ lí đơn, nếu có đủ căn cứ chứng minh doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, đồng
thời, ra quyết định thành lập Tổ quản lí, thanh lí tài sản. Sau khi có quyết định mọi
hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường nhưng chịu sự giám sát, kiểm tra
của Thẩm phán và Tổ quản lí, thanh lí tài sản. Đồng thời doanh nghiệp sẽ bị cấm hoặc
bị hạn chế thực hiện các hoạt động được quy định tại Điều 31 Luật phá sản 2004.
Sau khi lập xong danh sách chủ nợ và kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệp,
Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ để thông báo về tình hình tài sản của doanh
nghiệp, xem xét các phương án phục hồi, khả năng và thời hạn thanh toán nợ. Hội nghị
chủ nợ không thành sẽ dẫn đến chấm dứt thủ tục phá sản hoặc chuyển sang giai đoạn
thanh lí tài sản, các khoản nợ. Nếu Hội nghị chủ nợ diễn ra sẽ được tổ chức làm 2 giai
đoạn, quyết định bước tiếp theo của thủ tục phá sản là phục hồi hay thanh lí tài sản.
Giai đoạn đầu tiên này sẽ giúp Tòa án xác định đúng đắn bản chất của việc phá
sản là tự nguyện hay bắt buộc, thực sự hay gian trá bởi có những doanh nghiệp không
khó khăn về tài chính nhưng muốn phá sản để chiếm dụng vốn của bạn hàng. Đồng
thời xác định khả năng phục hồi của doanh nghiệp thông qua họp Hội nghị chủ nợ.
2, Phục hồi hoạt động kinh doanh
Đây chính là giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp. Nếu coi bước một là giai đoạn
xác định bệnh và tìm hiểu nguyên nhân thì bước hai là giai đoạn chữa trị. Tuy nhiên
bước này không bắt buộc phải có. Nếu tình trạng tài chính của doanh nghiệp không thể
cứu vãn nổi thì giai đoạn này không cần thiết. Thêm nữa trong trường hợp như đã nói
ở trên, khi Hội nghị chủ nợ không diễn ra thì thủ tục phá sản chuyển ngay sang bước 3.
Khi một phương án phục hồi được thông qua thì doanh nghiệp phải tuyệt đối
tuân theo. Nếu sau khi áp dụng phương án phục hồi, doanh nghiệp đủ khả năng thanh
2
toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp không bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nữa và thủ
tục phá sản chấm dứt, nếu ngược lại thì chuyển sang bước thanh lí tài sản và nợ.
3, Thanh lí tài sản, các khoản nợ

Việc thanh toán tài sản phá sản được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, bình
đẳng và bảo vệ lợi ích người lao động. Thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
- Trả phí phá sản cho Tòa án
- Thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền
lợi khác cho người lao động.
- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách. Nếu
giá trị tài sản đủ để thanh toán thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ, nếu tài
sản không đủ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần theo tỉ lệ tương ứng.
4, Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Việc tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản sẽ được thực hiện bằng một quyết định
của Tòa án. Đây là bước chính thức chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp về mặt
pháp lí. Nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp hay các thành viên góp vốn của
doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đối với từng loại hình doanh
nghiệp có sự khác nhau, tùy thuộc vào chế độ trách nhiệm về tài sản mà các chủ thể đó
phải chịu là vô hạn hay hữu hạn.
Có thể thấy Luật phá sản 2004 đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Luật phá sản
doanh nghiệp 1993. Luật phá sản 2004 không nhằm mục đích trừng phạt doanh nghiệp
bị lâm vào tình trạng phá sản mà nhằm phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong phạm vi có thể, bảo vệ lợi ích của cả chủ nợ, doanh nghiệp và đặc biệt là
người lao động. Bởi phá sản là một hiện tượng đem lại nhiều hậu quả tiêu cực cho nền
kinh tế và xã hội, hạn chế tới mức tối đa những hậu quả đó là một trách nhiệm hàng
đầu của Luật phá sản.
3

4

×