Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Khóa luận hành vi tham gia lễ hội truyền thống của người dân nông thôn” (khảo sát trường hợp tại xã phượng cách quốc oai TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.08 KB, 82 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Ý nghĩa của lễ hội cách đây 10 năm và hiện tại (%).........................19
Bảng 2: Tỉ lệ tiêu chuẩn lựa chọn người đi chấp sự
Bảng 3: Số người tham gia chấp sự của người dân xã Phượng Cách
Bảng 4: Tương quan giữa giới tính và tỉ lệ theo dõi múa dâng hương
Bảng 5: Tương quan giữa giới tính và mục đích tham gia hoạt động tâm linh
(%)
Bảng 6: Hành vi xuất hiện trong phần lễ
Bảng 7: Tỉ lệ nhận xét về các chương trình của phần lễ ở địa phương (%)
Bảng 8: Mục đích khi tham gia phần hội của người dân xã Phượng Cách........
Bảng 9: Tương quan giới tính với mục đích tham gia phần hội (%)..............51
Bảng 10: Hành vi có đi xem, cổ vũ các trò chơi
Bảng 11: Tương quan giữa giới tính và hành vi đi xem các trò chơi của người
dân xã Phượng Cách %)
Bảng 12: Hành vi đi xem văn nghệ cùng người nào
Bảng 13: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi đi xem văn nghệ cùng người
nào (người)
69


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 1: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi tham gia các hoạt động của
phần lễ (%)
Biểu 2: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi đi xem rước kiệu (%)
Biểu 3: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi tham gia hoạt động tâm linh (%)
Biểu 4: Tương quan giữa nhóm tuổi và mục đích khi tham gia hoạt động tâm
linh (%)
Biểu 5: Tương quan giữa nghề nghiệp và mục đích khi tham gia hoạt


động tâm linh (%)
Biểu 6: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi tham gia phần hội của người
dân xã Phượng Cách (%)
Biểu 7: Tương quan giữa nhóm tuổi và mục đích khi tham gia phần hội của
người dân xã Phượng Cách (%).....................................................................52
Biểu 8: Tỉ lệ tham gia trò chơi của người dân xã Phượng Cách (%)
Biểu 9: Tương quan nhóm tuổi với hành vi tham gia trò chơi (%)
Biểu 10: Tỉ lệ chơi các trò chơi của người dân xã Phượng Cách (%)
Biểu 11: Tương quan giữa nhóm tuổi với hành vi đi xem các trò chơi của người
dân xã Phượng Cách (%)
Biểu 12: Tỉ lệ xem văn nghệ của người dân xã Phượng Cách %)
Biểu 13: Hành vi đi xem văn nghệ phân theo nhóm tuổi (%)
Biểu 14: Hành vi đi xem văn nghệ cùng người nào phân theo giới tính
(%)
Biểu 15: Hành vi ủng hộ tiền cho đoàn văn nghệ của người dân xã Phượng
Cách (%)
Biểu 16: Tỉ lệ mong muốn thay đổi cách tổ chức phần hội


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần
của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người
Việt Nam từ ngàn đời nay có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” vì vậy lễ
hội là sự thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng để tôn vinh những
hình tượng linh thiêng hay những người có thật trong lịch sử. Đó là những

anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người khai phá vùng đất mới hay
những người tạo dựng nghề nghiệp, chống trọi với thiên tai, trừ ác thú, những
người chữa bệnh cứu người, nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi
dân gian giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc. Lễ hội
diễn ra là sự tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân các vị thần, là dịp con người có thể trở
về cội nguồn tự nhiên hay cội nguồn của dân tộc. Nó thể hiện sức mạnh cộng
đồng làng xã, địa phương hay quốc gia dân tộc. Họ thờ chung một vị thần,
cùng có chung một mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống
ấm no, hạnh phúc.
Trong thời gian gần đây, phong trào lễ hội ở nước ta khá rầm rộ, nhân
dân các địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh đã cố gắng tìm cách khôi phục các
ngày lễ lớn, các hội làng. Ở tầm quốc gia thì có các ngày lễ lớn như lễ hội đền
Hùng, chùa Hương, đền Trần vv… Việc khôi phục các ngày lễ hội vừa là dịp
để giáo dục người dân về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ lại vừa tạo cơ hội cho
ngành du lịch của nước ta phát triển. Những nét đẹp cổ truyền được làm sống
lại cùng với khả năng phát huy cái đẹp xưa, phát triển cái đẹp ngày nay và
mai sau. Lễ hội đang là một nhu cầu không thể thiếu của con người Việt nam
ở nhiều thế hệ bởi mỗi loại hình lễ hội mang nhiều ý nghĩa vì có nhiều loại lễ
hội như lễ hội nông nghiệp, hội vui chơi, hội giao duyên hay hội lịch sử. Lễ
hội bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội, phần lễ là để thần thánh hóa các


5

vĩ nhân, các anh hùng dân tộc, thiêng liêng hóa hào khí núi non sông nước.
Phần hội là để tham gia các trò chơi, các hoạt động cho đông đảo người tham
gia.
Theo thống kê năm 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7966 lễ hội, trong
đó có 7035 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%),
544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm

0,12%), còn lại là lễ hội khác chiếm 0,5. (16)
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục, chuyển giao
cho các thế hệ sau biết để giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp yếu tố tâm linh và
trò chơi giải trí.
Lễ hội thường được tổ chức vào dịp đầu xuân ở các địa phương và
thường bao gồm hai phần là lễ và hội, cùng với các nghi thức tế lễ thì các hoạt
động phần hội cũng được diễn ra. Hội thường là những trò diễn phong phú, đa
dạng, là nơi hội tu các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc trong sinh hoạt
cộng đồng.
Lễ hội ở xã Phượng Cách được diễn ra định kì hàng năm vào ngày 10/2
âm lịch. Được tổ chức theo nghi lễ của lễ hội truyền thống diễn ra tại đình
làng, nơi thờ Lý Phục Man người có công với làng. Lễ hội diễn ra với 2 phần
là “lễ” và “hội”. Phần lễ được tổ chức trong khu vực sân đình được chuẩn bị
công phu bao gồm các chương trình như tế, lễ, dâng hương, rước kiệu vv. Bên
ngoài khu vực sân đình diễn ra các trò chơi dân gian truyền thống như: bịt mắt
đập niêu, thỏ vào chuồng, chèo thuyền bắt vịt, cờ tướng, leo dây.. thu hút
đông đảo sự tham gia của người dân địa phương. Vào những ngày diễn ra lễ
hội người dân chuẩn bị bánh trái và cỗ để thắp hương vv. Tham gia vào các


6

hoạt động của phần lễ và hội góp phần giúp lễ hội diễn ra tốt đẹp, độc đáo, vui
vẻ, lành mạnh hun đúc tinh thần đoàn kết giữa người dân.
Khóa luận tốt nghiệp “Hành vi tham gia lễ hội truyền thống của
người dân nông thôn” (khảo sát trường hợp tại xã Phượng Cách- Quốc
Oai- TP Hà Nội” tác giả muốn tìm hiểu các hành vi tham gia của người dân
trong lễ hội truyền thống của địa phương.

2.

Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Từ khi các lễ hội được hoạt động trở lại nó ngày càng nhận được sự
quan tâm của chính quyền địa phương cũng như người dân địa phương, mặc
dù nhận thức của người dân về lễ hội có nhiều nhưng hành vi khi tham gia lễ
hội lại có sự khác nhau và có thể thấy rằng càng ngày lễ hội càng đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống của người dân vì vậy đã có một số nghiên cứu hay
các sách nói về các lễ hội truyền thống ở các nơi như:
Trong cuốn sách “Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông
Nam Á” của tác giả Trần Bình Minh đã cung cấp những nét tương đồng trong
đời sống của cư dân, những đặc điểm trong nghề nông nghiệp trồng lúa nước,
ngoài ra cuốn sách còn cung cấp những thông tin về tín ngưỡng thờ cúng của
các lễ hội của các nước, cho rằng lễ hội bao gồm hai mặt tín ngưỡng và hình
thức lễ hội, tín ngưỡng được gọi là cái được biểu thị còn hình thức lễ hội gọi
là cái biểu thị. Cuốn sách phân biệt rõ phần lễ và phần hội giúp hiểu biết sâu
sắc về từng phần của lễ hội, đồng thời tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian truyền
thống ở các lễ hội.
Ngoài ra còn có cuốn sách “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã
hội hiện đại” cuốn sách đề cập đến lễ hội truyền thống như là một loại hình
sinh hoạt văn hóa hết sức phong phú và đa dạng, cuốn sách đề cập đến một số
loại hình lễ hội truyền thống hay gọi là lễ hội dân gian, cũng có khi gọi là lễ
hội dân gian truyền thống mà trong cơ cấu của nó hai yếu tố “lễ” và “hội” gắn


7

bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, không thể bỏ đi một yếu tố nào mà
không làm mất đi bản thân nó. Cuốn sách này đề cập đến vai trò của lễ hội
truyền thống trong xã hội hiện đại và tìm hiểu xem tại sao nó lại được quan

tâm, câu trả lời là vì sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế-xã hội ngày
càng mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa hiện nay, các lễ hội dân gian truyền
thống là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa-tinh thần từ xưa
đến nay. Tác giả còn đưa ra được kết luận rằng ở Việt Nam sự quan tâm đến
vị trí của lễ hội dân gian truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại là vì
trong suốt thời gian dài hàng mấy chục năm, do hoàn cảnh khách quan, đặc
biệt là do chiến tranh và một số lí do khác mà lễ hội không được tổ chức,
nhiều nghi thức cũng bị hạn chế nên loại hình sinh hoạt văn hóa này dần bị
mai một cho đến khi đổi mới, nhu cầu đời sống tâm linh ngày càng cao dẫn
đến sự phục hồi các lễ hội dân gian truyền thống. Cuốn sách cung cấp một
bức tranh toàn cảnh về sự phục hồi trở lại của lễ hội truyền thống giúp tìm
hiểu lịch sử về các lễ hội một cách chi tiết và đầy đủ hơn
Còn trong cuốn sách “Lễ hội-một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa
cộng đồng” của Hồ Hoàng Hoa ông phân loại các loại lễ hội, đề ra các tính
chất của nó bao gồm tính thẩm mỹ, cộng đồng và các giá trị lễ hội, không
những vậy cuốn sách còn nói lên một số vấn đề của lễ hội trong xã hội hiện
đại, lễ hội có chức năng phản ánh và bảo lưu truyền thống, đồng thời tuyên
truyền và giáo dục, đảm bảo cho con người có thời gian hưởng thụ và giải trí
để đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần. Qua đó có thể hiểu thêm về các loại
hình lễ hội ở mọi nơi cũng như các chức năng của lễ hội truyền thống trong
sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Tác giả Nguyễn Quang Lê với cuốn sách “Khảo sát thực trạng văn
hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ” đã nói về các
lễ hội đình làng truyền thống, thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống trong


8

lịch sử dân tộc Việt Nam và thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở Đồng Bằng
Bắc Bộ, các loại lễ hội trong đó có cả lễ hội nông nghiệp, đó là những nét đẹp

trong lễ hội truyền thống của người việt, mỗi lễ hội đều mang một ý nghĩa
nhất định mà nó có ảnh hưởng tới tất cả người dân địa phương, làm cho họ
cùng hướng về một vị thần, hay một tướng lĩnh có thật, cũng có thể là một bà
chúa hay lễ hội diễn ra để cầu mưa thuận gió hòa…trong 6 lễ hội được nghiên
cứu tác giả đã dành một chương nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ,
trong phần kết luận và một số dự báo, tác giả đã đề cập đến xu hướng phát
triển du lịch trong các lễ hội truyền thống trong tương lai. Cuốn sách đề cập
tới các lễ hội ở các nơi giúp tìm hiểu sự phong phú của văn hóa lễ hội cũng
qua đó để có một bức tranh chung về ý nghĩa của lễ hội truyền thống.
Nghiên cứu về các lễ hội truyền thống “Quản lý lễ hội truyền thống
của người việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay” của tác giả
Bùi Hoài Sản đề cập đến cách thức tổ chức lễ hội được áp dụng trong thực
tiễn cho đến việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, tác giả đã đánh giá công
tác quản lí lễ hội của ngành văn hóa thể thao du lịch thông qua việc triển khai
các văn bản pháp quy cũng như việc áp dụng các văn bản ấy trong thực tiễn
công tác tổ chức lễ hội trong các giai đoạn khác nhau, đặc biệt đến giai đoạn
hiện nay, tác giả đã áp dụng xuyên suốt một quan điểm mới, là quan điểm
quản lí di sản để giải thích, đưa ra những luận điểm lí giải cho các vấn đề xảy
ra xung quanh việc quản lý và tổ chức lễ hội hướng đến việc xây dựng nên cơ
sở lí luận cho công tác quản lí và tổ chức lễ hội truyền thống của người việt ở
châu thổ bắc bộ trong thời gian sắp tới. Đề tài này giúp tìm hiểu đặc điểm của
các lễ hội truyền thống, sự quản lý trong các lễ hội, sự quan tâm của chính
quyền địa phương để hiểu được phần nào hành vi cư xử của mọi người trong
các lễ hội bởi sự ảnh hưởng của sự quản lý của chính quyền về hoạt động của
lễ hội


9

Nguyễn Thị Hồng Nhung với luận văn “Quản lý hoạt động lễ hội văn

hóa dân gian của tỉnh Phú Thọ hiện nay” (luận văn thạc sĩ Chính trị học,
2013) nói đến các hoạt động văn hóa dân gian của người dân tỉnh Phú Thọ,
cách thức quản lý các lễ hội dân gian của tỉnh cũng như đề ra phương án quản
lý có hiệu quả nhất đối với các lễ hội. Luận văn giúp làm phong phú thêm
kinh nghiệm, nhận thức về lễ hội văn hóa dân gian ở Phú Thọ, bên cạnh đó
góp phần để tăng cường công tác quản lý đối với họat động lễ hội văn hóa dân
gian. Qua cách thức quản lí đó có thể tìm hiểu cách quản lí các hoạt động của
lễ hội ở địa phương
Tống Minh Toàn với “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản lễ hội
truyền thống ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ hiện nay” (luận văn thạc sĩ
Văn hóa học). Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy những giá trị di sản lễ
hội truyền thống, chỉ ra những giá trị đích thực tạo nên sức sống của lễ hội
truyền thống ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Luận văn giúp tìm hiểu nhận
thức của người dân về những giá trị lễ hội truyền thống còn lại cho tới ngày
nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng tham gia lễ hội truyền thống của người dân
nông thôn xã Phượng Cách.
- Nghiên cứu hành vi khi tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương của
người dân nông thôn xã Phượng Cách.


10

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ khái niệm và lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu nhận thức của người dân về lễ hội truyền thống ở địa
phương

- Tìm hiểu hành vi của người dân trong lễ hội truyền thống ở địa
phương
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tham gia lễ hội của người
dân
4.
4.1.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Hành vi tham gia lễ hội truyền thống của người dân xã Phượng
Cách-Quốc Oai-Hà Nội

4.2.

Khách thể nghiên cứu của đề tài
Người dân xã Phượng Cách từ 16-75 tuổi

4.3.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thời gian: từ tháng 3-tháng 5/2015
Không gian: địa bàn xã Phượng Cách – Quốc Oai – Hà Nội.


11

5.

Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Khung lí thuyết


5.1.

-Đặc điểm nhân
khẩu học (giới tính,
tuổi, nghề nghiệp,
tình trạng hôn
nhân…)

Nhận thức của
người dân nông
thôn về lễ hội
truyền thống

-Thời gian sống ở
địa phương
-Khoảng cách từ nhà
đến nơi diễn ra lễ
hội
-Tình trạng tham gia
lễ hội của những
người xung quanh

Hành vi tham gia
lễ hội truyền
thống của người
dân nông thôn
+Hành vi tham
gia phần lễ
+Hành vi tham

gia phần hội

Chính sách về lễ hội
truyền thống của địa
phương
Phương tiện TTĐC: loa
phát thanh địa phương..

Biến độc lập: Đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời
-

Giới tính
Năm sinh
Nghề nghiệp
Tình trạng hôn nhân
Thời gian sống ở địa phương
Khoảng cách tới nơi tổ chức lễ hội


12

-

Tình trạng tham gia lễ hội của những người xung quanh
Biến can thiệp:

-

Chính sách của địa phương về lễ hội truyền thống
Phương tiện truyền thông đại chúng: tivi, báo, đài, loa truyền thanh của xã

Biến phụ thuộc:

-

-

5.2.

Nhận thức của người dân nông thôn về lễ hội truyền thống
Hành vi tham gia phần lễ trong lễ hội truyền thống của người dân nông thôn
+ Tham gia chấp sự (đón khách, khênh kiệu, đội tế…)
+ Tham gia đi xem
+ Tham gia thắp hương ở đình
Hành vi tham gia phần hội trong lễ hội truyền thống của người dân nông thôn
+ Tham gia trò chơi
+ Tham gia văn nghệ
Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Hầu hết người dân địa phương đều tham gia hoạt động của lễ hội trong

-

thời gian diễn ra lễ hội truyền thống của địa phương.
Lứa tuổi trung niên và người già tham gia vào các hoạt động của “phần

-

lễ” nhiều hơn thanh niên.
Thanh niên tham gia “phần hội” nhiều hơn người trung niên và cao

-


tuổi.
-

Những người nhà ở xa nơi tổ chức hội ít tham gia các hoạt động của hội
hơn so với những người ở gần.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1. Phương pháp luận của đề tài
Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở hệ thống các quan điểm của
đảng và nhà nước về việc tổ chức lễ hội truyền thống và phép duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin (các sự vật hiện tượng luôn vận động biến
đổi và tác động qua lại với nhau).


13

Phương pháp luận chuyên biệt: vận dụng một số lý thuyết xã hội học
như lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết hành vi.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Thu thập thông tin bằng bảng hỏi anket :
Sử dụng 200 bảng hỏi anket. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống từ danh sách hộ khẩu của địa phương ta chọn những người từ 16- 75
tuổi, ta tính bước nhảy k và sau đó đếm theo danh sách chọn những người ở vị
trí đó và ghi lại tên và địa chỉ. Cụ thể:
Bước 1: lập danh sách 4 thôn của xã Phượng Cách
Bước 2: mỗi thôn chọn ra 50 người từ danh sách đã lập tính theo bước
nhảy k, thôn 1đông dân nhất nên k=25, còn thôn 2,3,4 k=20, ghi lại tên và địa
chỉ người được lựa chọn
Bước 3: sau khi kết thúc quá trình chọn mẫu, mỗi thôn chọn ra được 50

người, tổng cả xã là 200 người dân trong xã thuộc mẫu nghiên cứu
Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm SPSS13 để làm sạch xử
lý số liệu và viết báo cáo.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu):
Sau khi điều tra bằng bảng hỏi anket, để giúp giải thích thêm cho khóa
luận, đề tài kết hợp thêm phỏng vấn sâu 10 người theo phương pháp chọn
mẫu thuận tiện để tìm hiểu kĩ nhận thức hay hành vi của họ cũng như những
người xung quanh về tình hình tham gia lễ hội địa phương nơi họ sinh sống,
lý do xuất hiện những hành vi đó. Sau khi phỏng vấn bằng bảng hỏi anket, lựa
chọn một số người để phỏng vấn sâu tìm hiểu những lí do mà họ thực hiện
hành vi đó. Từ đó giúp tác giả có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về hành vi
tham gia của người dân nông thôn


14

Nhìn chung các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong
luận văn này có sự hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau, bước trước chuẩn bị
cho bước sau, bước sau giúp giải thích vấn đề cho bước trước.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những lễ hội
truyền thống ở nông thôn
- Cung cấp số liệu cần thiết về hành vi tham gia lễ hội truyền thống của
người dân nông thôn để làm tài liệu nghiên cứu cho những chủ đề về lễ hội
truyền thống ở nông thôn
- Đề tài được hình thành sẽ là tài liệu tham khảo cho những người
muốn tìm hiểu thêm về lễ hội truyền thống hay hành vi của con người trong
các lễ hội truyền thống
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo,

mục lục, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương. Cụ thể là:
Chương I. Cơ sở lí luận của đề tài “Hành vi tham gia lễ hội truyền
thống của người dân nông thôn”
Chương II. Hành vi tham gia phần lễ trong lễ hội truyền thống của
người dân xã Phượng Cách
Chương III. Hành vi tham gia phần hội trong lễ hội truyền thống của
người dân xã Phượng Cách
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI “HÀNH VI THAM GIA
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN ”
1.1.

Thao tác hóa khái niệm
1.1.1 Hành vi


15

Theo Từ điển Xã hội học thì “Hành vi là thể hiện một sự thay đổi trạng thái
của sinh vật được điều khiển bởi tiền động cơ, như bằng thần kinh chẳng hạn”
Hành vi là toàn bộ những phản ứng, những cách ứng xử biểu hiện ra
bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể, nhất định mà ta có thể
quan sát được [5, tr10]
Theo John Macionis and Richard Schaefer, hành vi tập thể trong xã hội
học là những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của một số người có tính chất
tương đối nhất thời và theo quy ước để phản ứng lại ảnh hưởng chung trong
một tình huống nào đó. Hành vi tập thể rất đa dạng, từ tiếng hò reo của những
người cổ động viên bóng đá trên sân, mốt thời trang, tin đồn, dư luận cho sự
nổi loạn của đám đông, phong trào quần chúng đòi thay đổi một điều gì đó…
khái niệm hành vi tập thể trong xã hội học khác với cách hiểu thông thường:
hành vi của nhiều người là hành vi tập thể.

Như vậy, hành vi là những cảm xúc, suy nghĩ của con người có tính
chất tương đối nhất thời, những cách ứng xử ra bên ngoài của một người
trong một hoàn cảnh cụ thể, nhất định mà ta có thể quan sát được.
1.1.2 Lễ hội
Trong cuốn sách “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại”,
các nhà nghiên cứu như Lê Hồng Lý, Nguyễn Khắc Xương, Đinh Gia Khánh
coi danh từ hội lễ như một thuật ngữ văn hóa. Ý nghĩa của thuật ngữ này được
xác định trên cơ sở ý nghĩa của hai thành tố hội và lễ. Hội là sự tập hợp đông
người trong một sinh hoạt văn hóa cộng đồng. lễ là các tín ngưỡng (niềm tin
thiêng liêng) và các nghi thức đặc thù gắn với các tín nghưỡng ấy trong sinh
hoạt văn hóa cộng đồng [8,tr7]
Nhà văn hóa học Đoàn Văn Chúc lại xây dựng khái niệm lễ hội từ cụm từ
Lễ - Tết – Hội theo nghĩa gốc Hán, và từ khái niệm Lễ, khái niệm Tết, khái niệm
Hội ông cho rằng đều chỉ một loại hình nghi thức, cũng là một loại hình phong
tục và trong đời sống xã hội, ba hình thức trên thường xâm nhập vào nhau, đan
xen vào nhau. Theo ông: “Lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay


16

tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hành theo nghi điển
rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng
được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ. Hội là cuộc vui chơi bằng
vô số các hoạt động giải trí công cộng diễn ra tại một địa phương nhất định vào
dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm biểu đạt sự phấn
khích, hoan hỉ của công chúng tới dự lễ” [4,tr.132].
Như vậy, lễ được hiểu là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội
hay tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hành theo
nghi điển rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của
đối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ.

Hội là phần vui chơi giải trí bằng vô số các hoạt động công cộng diễn
ra tại một địa phương nhất định vào dịp kỉ niệm một sự kiện xã hội hay tự
1.2.
1.2.1.

nhiên nhằm biểu đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng tới dự lễ.
Cơ sở lý thuyết của đề tài
Lý thuyết hành động xã hội
Hành động xã hội là một lý thuyết quan trọng trong xã hội học của Max
Weber. Ông xác định rằng xã hội học như một khoa học nghiên cứu về hành
động xã hội của con người và các nhóm xã hội. Hành động xã hội đòi hỏi phải
có động cơ chủ quan của các nhân hoặc nhóm và định hướng về người khác.
Cái khiến con người ta phải chú ý tới cá nhân là vì các cá nhân đó còn tình cảm
và suy nghĩ. Ông cho rằng con người hành động luôn có nội dung và ý nghĩa
chủ quan, con người hành động không theo một phản xạ mà theo những quyết
định nội tại. Vì thế muốn giải thích hành động của người đó ta phải thâm nhập
vào thế giới bên trong, thế giới tình cảm, suy nghĩ của người đó dựa và những
hành vi mà người đó thực hiện
Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber cho rằng “hành động xã
hội như là hành vi của con người khi một tác nhân coi nó như là có ý nghĩa
một cách chủ quan” ông nhấn mạnh động cơ thúc đẩy có trong kí ức của chủ


17

thể là nguyên nhân của hành động”. Hành động xã hội bị qui định bởi các yếu
tố như: nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Ông chia
thành 4 loại hành động:
Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân
nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả

cao nhất
Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành
động, sử dụng những công cụ, phương tiện hợp lý
Hành động theo cảm xúc: là hành động do trạng thái xúc cảm hoặc tình
cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan
hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động.
Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ theo thói
quen, nghi lễ, phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác
Trong đề tài này, tác giả đã vận dụng lý thuyết hành động của Max
Weber để tìm hiểu thực trạng, hành vi tham gia lễ hội truyền thống của người
dân nông thôn. Nó cũng được áp dụng để tìm hiểu những động cơ chủ quan
của các cá nhân và nhóm xã hội về lễ hội truyền thống ở địa phương. Như
vậy, theo lý thuyết này thì việc tham gia vào lễ hội truyền thống của địa
phương được coi như một hành động xã hội, hành động này được gán cho
một ý nghĩa như là việc định hướng những hành vi của người dân địa phương
trong vấn đề lễ hội. Con người hành động dựa vào những thói quen, phong
tục tập quán đã hình thành từ xa xưa vì thế thời gian sống ở địa phương lâu
dài làm cho hành động tham gia có sự khác biệt với những người sống ở địa
phương thời gian ngắn. Những người xung quanh có những hành động chung,
giống nhau cũng làm cho hành vi con người có sự học tập, bắt chước vì vậy
những người xung quanh tham gia lễ hội nhiều cũng làm ảnh hưởng tới hành
vi tham gia của người nào đó


18

1.2.2.

Lý thuyết hành vi
Lý thuyết hành vi chính thống rất phát triển ở Mỹ. Theo lý thuyết này,

hành vi con người là những phản ứng quan sát được sau các tác nhân và nếu
không quan sát được phản ứng thì có thể nói là không có hành vi, do vậy, cảm
ý, ý thức của con người không thể nghiên cứu được bằng lý thuyết hành vi.
Hành vi con người do kích thích của các tác nhân mà không có sự tham gia
của ý thức hay các yếu tố nào khác
G.Mead, nhà xã hội học Mỹ, cho rằng: Hành vi xã hội là một chỉnh thể
thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau
T.Parsons cũng xuất phát từ hành vi xã hội để xây dựng lý luận xã hội
học của ông. Theo ông, hành vi xã hội của cá nhân vừa mang tính chủ quan
vừa mang tính khách quan
Tuy nhiên khái niệm hành vi chính thống khác hẳn với hành vi xã hội,
các nhà xã hội học ngày nay thường dung khái niệm hành vi với hàm ý hành
vi xã hội:
Lý thuyết hành vi có cơ sở dựa trên lí luận về quá trình hành thành
phản xạ có điều kiện đối với các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài,
không bị ảnh hưởng bởi cơ chế lí trí, quá trình suy nghĩ, cân nhắc của con
người trước khi có hành động là quá trình không thể đo đạc, nghiên cứu được.
Các tác giả lý thuyết hành vi cho rằng, phản ứng của con người hành vi
của con người chịu sự qui định, kích thích của ngoại cảnh. Ngoại cảnh tác
động đến con người như thế nào, con người sẽ phản ứng lại như thế. Như vậy
theo lý thuyết hành vi thì hành động của con người ít nhiều bị quy định bởi
khuynh hướng cá nhân và bởi sự hiểu biết của cá nhân đối với hoàn cảnh của
chính mình.


19

Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu “Hành vi tham gia lễ hội truyền
thống của người dân nông thôn xã Phượng Cách- Quốc Oai” sẽ giúp chúng ta

chỉ ra được hành vi của người dân đối với lễ hội truyền thống, những yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc tham gia lễ hội truyền thống của
người dân.
Hành vi của con người có thể thay đổi do ảnh hưởng của học tập và những
tác động từ bên ngoài và kích thích của môi trường. Đây là cơ sở lý luận cho việc
xây dựng các biện pháp thay đổi hành vi tham gia lễ hội truyền thống.
Tóm lại, vận dụng lý thuyết để tìm hiểu hành vi con người: là tập hợp
những hành động, những việc làm cụ thể, liên kết với nhau một cách phức tạp
và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong (tính cách, di truyền) và các yếu
tố bên ngoài (kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường), điều kiện bên ngoài tác
động đến con người làm có người có những suy nghĩ, hành vi phù hợp rồi
quay trở lại tác động đến môi trường bên ngoài


20

CHƯƠNG II: HÀNH VI THAM GIA PHẦN LỄ TRONG LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ PHƯỢNG CÁCH

2.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Phượng Cách nằm kề hữu ngạn sông Đáy, ở phía Đông huyện Quốc
oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Xã có một thôn chính trên làng và hai trại
dưới bãi: Thì Mí và Thổ Cải. Ngoài ra còn có một số dân sang lập trại Mục
Hoàn, nay thuộc xã Vân Côn, huyện Hoài Đức
Chiều dài của xã theo đường đê- tính từ trại Cát Lễ (Sài Sơn) đến hồ
Giếng Kho (giáp thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn), chỉ hơn một kilomet. Diện
tích hành chính toàn xã có trên một nửa kilomet vuông đất thổ cư, đất nông
nghiệp 550 mẫu. Nếu tính toàn bộ đất tự nhiên là 676 mẫu Bắc Bộ, 60% thuộc

bên đồng, còn 40% ở bãi châu thổ.
Giữa làng có một ngôi đình to rộng, đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc
thế kỉ thứ XVII. Hiện tại đình làng hầu như vẫn còn nguyên vẹn từ hậu cung,
đình Thượng, đại bái, hai dãy tả hữu mạc, cột xức, cột trụ, tường bao. Đây là
một công trình mang nhiều dấu ấn cổ, trong đó đáng chú ý là lối cấu kết vì
kèo theo kiểu: giá chiêng kẻ suốt, một kiểu kiến trúc cổ truyền hiếm thấy.
Trong đình có nhiều mảng điêu khắc, nhất là phía phải đình có bức trạm
“Đinh Bộ Lĩnh tang mộ cha vào hàm rồng”. Đình còn lưu giữ được tất cả 17
tấm bia đá, nhiều bia có niên hiệu thời Lê, ghi tên những người công đức xây
dựng đình làng.
Trước cửa đình là hồ rộng, gọi là Hồ Đình, có tường đá bao quanh.
Tường hồ phía cửa đình có bức phù điêu “rồng châu mặt nguyệt”. Chung
quanh đình, hồ đình trồng dừa làm tăng thêm vẻ đẹp cho khu ngã ba chính
của làng. Đình làng là nơi tổ chức lễ hội cho người dân địa phương mỗi năm


21

và cứ năm năm một lần lại tổ chức rước lớn để tưởng nhớ công ơn của thành
hoàng làng Lý Phục Man
Vào thế kỉ VI tướng quân Lý Phục Man trên đường xuất phát đi đánh
giặc và trở về Cổ Sở (nay là xã Yên Sở- Hoài Đức, cũng tương truyền là quê
ông) đã nhiều lần đi qua đoạn Cù Giang của sông Đáy chảy qua Phượng Cách
và thường dừng lại đây để ngoạn cảnh hoặc vạch kế hoạch tiến quân. Ghi nhớ
hình ảnh đó của Người và nhất là công lớn của ông đã cùng Lí Bí và nghĩa
quân dẹp tan giặc nước, dựng nên nhà nước độc lập Vạn Xuân, nhân dân
Phượng cách đã tôn thờ ông làm Thành hoàng đình làng.
2.2. Quan điểm của người dân về lễ hội truyền thống
Nghiên cứu được tiến hành với 200 bảng hỏi anket đối với người dân
tại xã Phượng Cách, trong số những người được hỏi có 96 nam (chiếm

47.5%) còn lại 104 nữ (chiếm 52.5%) đều biết tới lễ hội truyền thống ở địa
phương
Các hoạt động lễ hội của địa phương đa số đều được người dân (170
người chiếm 85%) cho rằng là để tưởng nhớ công ơn của thành hoàng làng Lý
Phục Man, trong đó 85.3% là nam và 84.8% là nữ, ngoài ra có một số ít người
cho rằng lễ hội diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh và vui chơi giải trí, cầu
cho mưa thuận gió hòa
Khi tìm hiểu chức năng của lễ hội có những người lựa chọn nhiều
chức năng, có những người lại cho rằng chỉ có một chức năng nên tỉ lệ lựa
chọn các chức năng tương đối cao. Đa số người dân (61.5%) cho rằng lễ hội
diễn ra với chức năng nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của địa
phương, ngoài ra có 111người (55.5%) cho rằng lễ hội là để giới thiệu văn
hóa làng xã ra bên ngoài, tỉ lệ cao nhưng không có sự chênh lệch nhiều giữa
nam và nữ (nam 52.7% còn nữ là 57.1%), nhóm trên 50 tuổi là nhóm tuổi có
tỉ lệ cao nhất (chiếm 67.9%) cho rằng lễ hội có chức năng giới thiệu văn hóa


22

làng xã ra bên ngoài trong khi nhóm tuổi từ 31-50 tuổi chỉ chiếm 43.8%.
Chiếm tỉ lệ thấp nhất (15.5%) cho rằng lễ hội diễn ra nhằm thu quỹ cho địa,
tuy nhiên nữ có quan điểm như vậy cao hơn nam 7.4%, nhóm tuổi người già
là những người có nhiều năm gắn bó với địa phương nên rất ít người có nhận
thức rằng lễ hội địa phương là để thu quỹ cho địa phương nhưng lứa tuổi trẻ
từ 16-30 tuổi lại có 22.5% cho rằng lễ hội là để thu quỹ cho địa phương, đa số
đều nhận thức đúng đắn về các hoạt động của lễ hội cũng như mục đích diễn
ra lễ hội. Khi được hỏi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho người
dân địa phương nhóm trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 26.8% chứng tỏ nhóm
tuổi người già luôn là nhóm tuổi luôn coi trọng các hoạt động tâm linh.
Ý nghĩa của lễ hội truyền thống theo nhận xét của người dân cách đây

mười năm và hiện tại không có sự khác biệt nhiều thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 1: Ý nghĩa của lễ hội cách đây 10 năm và hiện tại (%)
Ý nghĩa

Cách đây 10

Hiện tại

năm
1.Giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ
2.Rèn luyện thân thể và ý thức kỉ luật
3.Tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó
4.Biểu dương sức mạnh cộng đồng

54
15.5
23
7.5

47.5
27.5
17
8

Kết quả từ bảng số liệu cho thấy dù là cách đây mười năm hay hiện tại
thì ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.
Tiếp theo đó hiện nay, được đánh giá cao thứ hai với 27.5 % là việc rèn luyện
thân thể và ý thức kỉ luật còn cách đây 10 năm ý nghĩa được đánh giá cao thứ
hai là tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các thế hệ với 23 % người trả
lời lựa chọn, chứng tỏ đã có cách nhìn nhận khác trong ý nghĩa của các lễ hội

truyền thống ở nông thôn, hiện nay những người được hỏi cho rằng việc rèn
luyện thân thể, ý thức kỷ luật là quan trọng hơn việc tăng cường tinh thần


23

đoàn kết, gắn bó, còn các ý nghĩa biểu dương sức mạnh cộng đồng chiếm tỉ lệ
ít.
2.3. Hành vi tham gia chấp sự (đón khách, đội tế, khênh kiệu…)
của người dân xã Phượng Cách
Trong 200 người được hỏi có 161 người (chiếm 80.5%) có tham gia
hoạt động của phần lễ trong thời gian diễn ra lễ hội từ 8-10/2 âm lịch, tỉ lệ cao
chứng tỏ sự quan tâm của người dân địa phương về các hoạt động của phần
lễ. Các hoạt động của phần lễ bao gồm chấp sự, đi xem và thắp hương ở đình.
Việc tham gia các hoạt động của phần lễ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau như giới tính, tuổi, thời gian sinh sống ở địa phương…
Trong tổng số 200 người được hỏi có 96 nam và 104 nữ. Trong 96 nam
có 81 nam (chiếm 84.4%) tham gia hoạt động của phần lễ (bao gồm cả đi
chấp sự, đi xem và tham gia các hoạt động tâm linh), khi trong tổng số 104 nữ
được hỏi chỉ có 80 nữ (chiếm 76.9%)
Trong tất cả các hoạt động của phần lễ nói chung nhóm tuổi cũng ảnh
hưởng đến hành vi tham gia các hoạt động của phần lễ, nhóm tuổi càng cao
tham gia hoạt động của phần lễ càng nhiều hơn các nhóm tuổi khác vì kết quả
cho thấy trong số những người tham gia nghiên cứu có 80 người (chiếm 40%)
thuộc nhóm từ 16-30 tuổi, 64 người chiếm 32% thuộc nhóm từ 31-50 tuổi,
nhóm trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ ít nhất với 56 người (chiếm 28%) thì nhóm tuổi
trên 50 tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 47 người (83.6%) tham gia vào các hoạt
động của phần lễ, trong khi nhóm tuổi từ 16-30 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn với
80 người được hỏi nhưng chỉ có 63 người (78.8%) tham gia vào hoạt động
của phần lễ thể hiện ở bảng dưới đây:

Biểu 1: Tương quan giữa nhóm tuổi và hành vi tham gia các hoạt động của
phần lễ (%)


24

Thời gian sinh sống ở địa phương cũng có ảnh hưởng tới hành vi tham
gia các hoạt động của phần lễ của người dân địa phương cụ thể là trong tổng
số 102 người được hỏi từng sống ở địa phương được trên 3 thế hệ có 84 người
(chiếm tỉ lệ cao nhất 82.4%) tham gia hoạt động của phần lễ, trong số 13
người được hỏi sống ở địa phương được một thế hệ có 8 người (chiếm tỉ lệ
thấp nhất 61.5%) tham gia hoạt động của phần lễ, điều này cho thấy những
người có quê gốc ở địa phương, từng sống lâu năm ở địa phương tham gia các
hoạt động của phần lễ nhiều hơn những người mới sống ở địa phương vì đây
là hoạt động nhằm tưởng nhớ công ơn của thành hoàng làng Lý Phục Man
người có công với làng nên tỉ lệ những người dân có quê gốc ở đây sẽ quan
tâm tới hoạt động của phần lễ nhiều hơn, họ hiểu hơn nguồn gốc lễ hội, được
ông bà truyền đạt ý nghĩa cũng như hiểu hơn về các hoạt động tâm linh liên
quan, những người chỉ sống được một thế hệ ít quan tâm hơn đến nguồn gốc,
không được hiểu biết nhiều ý nghĩa của lễ hội địa phương nên tỉ lệ tham gia
thấp hơn.
Nơi sinh sống cũng ảnh hưởng đến hành vi tham gia hoạt động của
phần lễ, những người sinh sống ở mặt đường tham gia phần lễ nhiều hơn 78
người (chiếm 88.6%) những người không sinh sống ở mặt đường (74.1%).
Khi tìm hiểu lý do tại sao những người sinh sống ngoài mặt đường lại tham
gia nhiều hơn biết rằng:
“Nhà bà có rất nhiều việc không có thời gian đi xem các hoạt động
nào nên khi có đoàn rước với múa lân đi qua ngõ bà mới ra xem” (Nữ, về
hưu, 1948)
Khoảng cách địa lý là nguyên nhân làm cho người dân địa phương

tham gia các hoạt động của phần lễ nhiều hay ít, trong số những người được
hỏi có tham gia hoạt động của phần lễ có tới 86.8% (46 người trong tổng số
53 người) tham gia vì nhà cách lễ hội có dưới 5 phút đi bộ, những người nhà


25

ở xa phải mất trên 15 phút đi bộ chỉ có 70.2% (33 người trong tổng số 47
người) tham gia
“Nhà cô ở xa nên cô làm cỗ xong thì cũng gần trưa, định ra đình làng
xem thì đoàn rước đi qua, thế là cô ra ngoài cổng ngõ xem thôi” (Nữ, nông
nghiệp, 1974)
“Nhà anh tương đối gần với nơi tổ chức lễ hội nên cả ba ngày ngày
nào anh cũng có mặt ở đấy, vì thế anh xem tất cả mọi hoạt động luôn” (Nam,
buôn bán, 1987)
Theo điều tra trong số 161 người tham gia các hoạt động của phần lễ có
44 người (chiếm 27.3%) tham gia chấp sự, khi hỏi lý do thì có tới 121 người
(75.2%) cho rằng vì việc đi chấp sự đòi hỏi theo một tiêu chuẩn nên không
phải ai cũng có thể đi mà được chọn mới được đi


×