Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến năng suất và sản lượng ớt năm 20162017 tại Moshav Idan Arava Israel (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢU THỊ HẢI ANH
Tên đề tài:
“ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
SẢN LƢỢNG ỚT NĂM 2016- 2017 TẠI FARM 4, MOSHAV IDAN,
VÙNG ARAVA, ISRAEL”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: K45 – KHMT – N03
: Môi trƣờng
: 2013 - 2017

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢU THỊ HẢI ANH
Tên đề tài:


“ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
SẢN LƢỢNG ỚT NĂM 2016- 2017 TẠI FARM 4, MOSHAV IDAN,
VÙNG ARAVA, ISRAEL”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Lớp
: K45 – KHMT – N03
Khoa
: Môi trƣờng
Khoá học
: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. LƢƠNG VĂN HINH
Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Nông Lâm

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
“Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” luôn là phƣơng thức quan trọng giúp
học sinh, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố, bổ sung hiểu biết về lý thuyết
học trên lớp và trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn của chính mình.
Xuất phát từ nhu cầu đó, đƣợc sự đồng ý của Khoa Môi trƣờng Trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Farm 4,
moshav Idan, vùng Arava, Israel. Trong thời gian thực tập cũng nhƣ trong
thời gian học tập tại trƣờng em đã nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo tận tình
của các thầy cô,bạn bè và các cô, chú, anh, chị tại nơi thực tập.
Em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Nhà
trƣờng, Ban lãnh đạo Trung Tâm Đào tạo và phát triển quốc tế, Ban chủ
nhiệm Khoa Môi trƣờng, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Lƣơng Văn Hinh
ngƣời đã dành nhiều thời gian, công sức hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, thầy cô tại trung tâm AICAT
cùng toàn thể các cô chú, các anh chị và các bạn đang làm việc tại Farm 4,
moshav Idan, vùng Arava, Israel đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ đạo, để em có
đƣợc thành công nhƣ ngày hôm nay.
Do thời gian cũng nhƣ khả năng của bản thân có hạn, nên em rất mong
đƣợc sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để khóa
luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Lƣu Thị Hải Anh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm thực vật học của các loài trong chi Capsicum ................ 10
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn 2010 – 2012 16
Bảng 2.3. Sản lƣợng ớt trên thế giới trong giai đoạn 2009 – 2011 ................ 17

Bảng 2.4. Sản lƣợng ớt ở một số nƣớc trên thế giới trong giai đoạn 2009 –
2012 ................................................................................................. 18
Bảng 4.1. Độ dài trung bình quả ................................................................... ..36
Bảng 4.2. trung bình cân nặng của quả ........................................................... 38
Bảng 4.3. Tổng số chiều dài quả tại hai nhà kính ........................................... 39
Bảng 4.4. Tổng số cân nặng quả của hai nhà kính .......................................... 39
Bảng 4.5. Sản lƣợng ớt tại hai nhà kính .......................................................... 40


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Biểu đồ 4.1: Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm qua các tháng trong năm 2016 .. 25
Biểu đồ 4.2: Lƣợng mƣa qua các tháng trong năm 2016 ............................... 25
Biểu đồ 4.3. Diễn biến nhiệt độ tại nhà lƣới và nhà lƣới phủ nilon từ tháng
12/2016 – 5/2017……………………………………………………………36
Biểu đồ 4.4. Độ dài trung bình quả..………………………………………...37
Biểu đồ 4.5. Trung bình cân nặng của quả………………………………….38
Biểu đồ 4.6. Tổng số chiều dài quả ớt tại hai nhà kính……………………...39
Biểu đồ 4.7. Tổng số cân nặng quả tại hai nhà kính…………………………40
Biểu đồ 4.8. Sản lƣợng ớt tại hai nhà kính…………………………………..41
Hình 4.1: Nhà kính ..................................................................................... ….30
Hình 4.2: Mô hình hệ thống tƣới nhỏ giọt israel............................................. 34
Hình 4.3. Ớt đƣợc trồng trong nhà kính phủ lƣới……………………………42
Hình 4.4. Ớt đƣợc trồng trong nhà kính phủ bằng nilong…………………...43


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

C. annuum

: Capsicum annuum

C.baccatum

: Capsicum baccatum

C.chinense

: Capsicum chinense

C.frutescens

: Capsicum frutescens

C.pubescens

: Capsicum pubescens

EU

: Liên minh Châu Âu

FAO

: Tổ chức nông lƣơng thế giới


IBPGR

: Tổ chức nguồn tài nguyên gen thực vật thế giới

PGS

: Phó giáo sƣ

TB

: Trung bình


v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. Mở ĐầU .............................................................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 3
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.3. Ý NGHĨA CỦA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............ 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG ISRAEL, ARAVA VÀ MOSHAV IDAN ........ 5
2.1.1. ISRAEL............................................................................................. 5
2.1.2. ARAVA ............................................................................................ 6
2.1.3. Idan ................................................................................................... 7
2.1.4. Farm 4 – Galili - Peleg ...................................................................... 7
2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ỚT NGỌT ......................................... 8
2.2.1. Nguồn gốc ......................................................................................... 8
2.2.2. Phân loại ớt ....................................................................................... 9
2.2.3. Đặc điểm thực vật học của ớt ......................................................... 10
2.2.4. Yêu cầu về ngoại cảnh của cây ớt.................................................. 12
2.3. GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG, TÌNH HÌNH XẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
ỚT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở ISRAEL ......................................................... 15


vi

2.3.1. Giá trị dinh dƣỡng và giá trị sử dụng của cây ớt ngọt .................... 15
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ngọt trên thế giới ........................ 16
2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở Israel. ...................................... 19
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 21
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 22
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa tài liệu tứ cấp ............................ 22

3.4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn ................................................................. 22
3.4.4. Phƣơng pháp khảo sát thực tế ......................................................... 23
3.4.5. Phƣơng pháp thu thập mẫu, xử lý mẫu ........................................... 23
3.4.6. Tổng hợp so sánh đối chiếu số liệu giữa các công thức với nhau .. 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại moshav Idan, ARAVA, Israel 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 26
4.2. Nhà kính ................................................................................................ 30
4.3. Hệ thống tƣới nhỏ giọt .......................................................................... 34
4.4. Kết quả đo nhiệt độ tại nhà lƣới và nhà lƣới phủ nilon ........................ 35
4.4. Năng suất và sản lƣợng ớt ..................................................................... 36
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 44
5.1. Kết luận ................................................................................................. 44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 44


1

Phần 1
Mở ĐầU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với cây trồng nói chung và các loại cây trồng nông nghiệp thời vụ
hay hàng năm nói riêng, trong suốt vòng đời luôn chịu sự tác động rất lớn của
các yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai. Các nguồn năng lƣợng mặt trời, nhiệt độ,
lƣợng mƣa, điều kiện thổ nhƣỡng là những yếu tố quan trọng nhất. Nếu các
điều kiện về nhiệt độ, đổ ẩm, diễn ra thuận lợi, đất tốt cây trồng sẽ sinh
trƣởng phát triển tốt, cho năng suất sản lƣợng cao. Ngƣợc lại, nếu giống tốt,
vật tƣ kĩ thuật đảm bảo nhƣng các điều kiện về thời tiết, ẩm độ không ổn định,
đất xấu thì sẽ làm giảm năng suất cây trồng một cách rõ rệt. Các điều kiện về

nhiệt độ, độ ẩm luôn diễn biến và thƣờng xuyên biến đổi vào các khoảng thời
gian trong ngày và các ngày trong tuần. Sự biến đổi thƣờng xuyên đó cũng
ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng kéo
theo sự biến đổi về năng suất và sản lƣợng. Vì thế, để nâng cao năng suất và
sản lƣợng cây tròng phục vụ lợi ích của con ngƣời, phải khai thác triệt để, cải
thiện các yếu tố tác động đến cây trồng nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, đất đai….
Ớt chuông ( Capsicum annum L.) là quả của giống cây thuộc họ cà,
cùng nhóm với ớt ngọt, đôi khi cũng đƣợc xếp vào nhóm ớt ít cay, là một loại
quả gia vị cũng nhƣ loại quả làm rau phổ biến trên thế giới. Có nhiều màu
nhƣ: xanh, đỏ, vàng. Ớt chuông có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Me-xi-co và phần
phía Bắc Nam Mỹ. Hạt ớt chuông đầu tiên đƣợc mang đến đất nƣớc Tây Ban
Nha vào khoảng năm 1493, sau đó lan rộng ra khắp châu Âu, châu Phi và
châu Á. Hiện nay, Trung quốc là đất nƣớc dẫn đầu về lƣợng ớt chuông xuất
khẩu, sau đó là Me-xi-co và Indonexia. Ngày nay nó đƣợc trồng khắp nơi trên
thế giới và đƣợc sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc.


2

Ớt chuông là một loại quả rất giàu các chất chống oxi hóa và vitamin C.
So với ớt chuông xanh, ớt chuông chuông đỏ có nhiều vitamin và dƣỡng chất
hơn. Lƣợng carotene, giống nhƣ lycopene trong ớt chuông đỏ cao gấp 9 lần.
Ớt chuông đỏ còn chứa gấp đôi lƣợng vitamin C so với ớt chuông xanh. Theo
các tài liệu khoa học thì cứ 100g ớt chuông thì có chứa 120mg vitamin C, là
thực phẩm rất giàu chất xơ.
Cùng với các giá trị về dinh dƣỡng ớt chuông là một loại cây trồng đem
lại hiệu quả về kinh tế cao, các nƣớc trên toàn thế giới xuất khẩu hơn 30 triệu
tấn mỗi năm.
Israel đƣợc biết đến là một nƣớc phần lơn diện tích là sa mạc, thiên
nhiên hết sức khác nghiệt, là quốc gia chỉ có diện tích trên 20,000 km2 hơn

60% là sa mạc, lƣợng mƣa trong năm vào khoảng 50mm, tức là bằng 1/30 của
việt nam. Tuy nhiên, lại là đất nƣớc có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất trên
thế giới những ngƣời Do Thái đã cải tạo và biến Israel trở thành “vƣờn rau”
của Châu Âu trong mùa đông với một nền nông nghiệp có năng suất là hiệu
quả cao nhất thế giới, mỗi năm nông nghiệp đem về 3,5 tỷ USD từ xuất khẩu.
Thung lũng ARAVA là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế
giới, nhƣng ở đây đƣợc phủ xanh bởi những trang trại rau, hoa, quả màu mỡ.
Ớt ngọt là một trong những cây trồng chính tại đây, tuy là cây ƣa khí hậu ôn
hòa, nhiệt độ thích hợp khoảng 18-25ºC, độ ẩm 80-90ºC nhiệt độ dƣới 15ºC
và >32ºC cây sẽ phát triển chậm, hoa bị rụng, tỉ lệ đậu quả thấp. Chính vì vậy,
một yêu cầu cấp thiết tại một đất nƣớc 60% là sa mạc nhƣ Israel cần có các
biện pháp để cân bằng các yếu tố môi trƣờng tự nhiên phù hợp để ớt ngọt đạt
đƣợc năng suất và sản lƣợng cao mà cây không bị chết, tăng thêm thu nhập
cho các trang trại. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Ảnh hưởng của điều
kiện nhiệt độ đến năng suất và sản lượng ớt năm 2016-2017 tại Moshav Idan,
ARAVA, Israel”. Là việc làm cần thiết tạo cơ sở cho việc góp phần để có các
biện pháp phù hợp để tăng năng suất và sản lƣợng ớt ngọt tại đây.


3

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hƣởng của các yêu tố khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, điều
kiện đất đai tới năng suất và sản lƣợng ớt chuông ở các vùng sản suất chủ yếu
tại ARAVA nói chung và tại moshav Idan, Israel nói riêng. Trên cơ sở đó đề
xuất thêm các biện pháp có hiệu quả để tăng năng suất, chất lƣợng ớt chuông
tại đây.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra điều kiện khí hậu, đất đai, tình hình sản xuất ớt ngọt ở các

vùng ARAVA và tại Idan
- Nghiên cứu ảnh hƣởng giữa các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lƣợng mƣa,
độ ẩm không khí…) điều kiện đất đai đến năng suất, sản lƣợng ớt chuông tại
các vùng thực hiện nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng giữa các thành phần dinh dƣỡng có trong đất
đến năng suất, chất lƣợng ớt ngọt
- So sánh về điều kiện khí hậu ảnh hƣởng đến năng sất và sản lƣợng ớt
chuông giữa hai loại nhà kính: nhà kính phủ bằng lƣới đen + lƣới trắng và nhà
kính đƣợc phủ bằng lƣới trắng + nilon.
- Bƣớc đầu xác định đƣợc vai trò của khí hậu, đất đai tới năng suất và
chất lƣợng ớt chuông.
1.3. Ý NGHĨA CỦA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
mối quan hệ của các yếu tố môi trƣờng tự nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến năng
suất, sản lƣợng, chất lƣợng của ớt ở các vùng trồng ớt tại ARAVA và tại
moshav Idan.
- Những kết quả này sẽ giúp một phần cho các nhà nghiên cứu và các


4

cán bộ kĩ thuật đề ra các biện pháp canh tác phù hợp cho từng vùng sản xuất
ớt ngọt có chất lƣợng cao.
- Từ những kết quả nghiên cứu đề ra các biện pháp kĩ thuật áp dụng vào
tình hình sản suất ở Việt Nam phù hợp với các điều kiện môi trƣờng tự nhiên,
môi trƣờng đất đai đề nâng cao thu nhập cho những ngƣời sản xuất trong nƣớc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là cơ sở khoa học để thực hiện các biện pháp phù hợp
với điều kiện khí hậu, đất đai tại Irael để ớt ngọt đạt đƣơc sản lƣợng cao hơn.

Những kết quả này sẽ góp phần giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ kĩ
thuật đề ra các biện pháp canh tác phù hợp cho từng vùng sản xuất ớt ngọt
chất lƣợng cao.
Từ những kết quả kết quả nghiên cứu đề ra các giải pháp thực hiện
quản lí cho từng vùng sản xuất ớt chất lƣợng cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu thị
trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Nhằm nâng cao giá trị thu nhập cho ngƣời
sản xuất.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG ISRAEL, ARAVA VÀ MOSHAV IDAN
2.1.1. ISRAEL
2.1.1.1. Vị trí địa lí
- Israel là một quốc gia nằm ven cực đông của Địa Trung Hải, giáp với
Liban về phía bắc, Syria về phía đông bắc, Jordan và Bờ Tây về phía đông,
và Ai Cập cùng Dải Gaza về phía tây nam. Lãnh thổ Israel nằm giữa vĩ tuyến
29º và 34º Bắc, kinh tuyến 34º và 36º Đông. Có diện tích khoảng
20.770/22.072 km2. Thành phố lớn nhất là Tel Aviv-Yafo, thủ đô Jerusalem.
2.1.1.2. Dân số
- Năm 2017, dân số Israel ƣớc tính đạt 8.680.600 ngƣời, trong đó
6.484.000 (74,7%) đƣợc ghi trong hồ sơ là ngƣời Do Thái. 1.808.000 ngƣời Ả
Rập chiếm 20,8% dân số, trong khi những ngƣời Cơ Đốc giáo phi Ả Rập và
ngƣời không tôn giáo theo đăng kí dân sự chiếm 4,4%
- Ngôn ngữ chủ yếu của Israel là tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Tiếng
Hebrew là ngôn ngữ chính của quốc gia và đƣợc dạy tại các trƣờng học
- Ngƣời hồi giáo chiếm 17,6% dân số Israel và là cộng đồng thiểu số
tôn giáo lớn nhất tại đây. Khoảng 2% dân số là tín đồ Cơ Đốc giáo và 1,6% là

tín đồ Druze.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Israel đặc biệt khô hạn với lƣợng mƣa rất thấp và thay đổi theo
từng mùa: Phía Bắc quốc gia này lƣợng mƣa khoảng 800 mm/năm và ở phía
Nam chỉ khoảng 50 mm/năm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng
3 năm sau và lƣợng bốc hơi tự nhiên lên tới 1.900-2.600 mm/năm. Không có
gì ngạc nhiên khi nƣớc ngọt ở Israel đƣợc coi nhƣ vàng trắng và đƣợc quản lý


6

một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính phủ xây dựng hẳn
một bộ luật để đo lƣờng mức tiêu thụ nƣớc, kiểm soát việc khai thác nƣớc
ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nƣớc. Công nghệ xử lý nƣớc của Israel thuộc hàng
hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%.
2.1.2. ARAVA
- Thung lũng ARAVA nằm dọc theo biên giới Jordan kéo dài 180km từ
Eilat ở phía nam đến đầu múi biển Chết ở phía Bắc. Thung lũng ARAVA có
khí hậu đặc biệt khô hạn chỉ nhận đƣợc 50 mm lƣợng mƣa hàng năm. Đất ở
nơi này cằn cỗi và chỉ một vài loài thực vật có thể sinh trƣởng mà không cần
tƣới tiêu và bổ sung thêm đất màu.
- Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C.
Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C. Độ ẩm cực
thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc
phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc.
- Khoảng 800 gia đình sống trong bảy cộng đồng ở Arava và 600 nông
dân địa phƣơng tham gia vào nhiều hoạt động canh tác, bao gồm nông nghiệp
sinh học, nuôi cá và cơ sở hạ tầng du lịch. Khoảng 40.000 dunam (10,000
acre) đất trồng sa mạc đang sản xuất 150.000 tấn rau quả - chủ yếu là cà chua
và ớt, cùng với các loại trái cây nhƣ ngày và xoài. Sản phẩm này chủ yếu

đƣợc xuất khẩu sang Châu Âu, Hoa Kỳ và Nga, chiếm khoảng 60% tổng
lƣợng xuất khẩu rau tƣơi của Israel.
- Khoảng 800 gia đình sống trong bảy cộng đồng ở Arava và 600 nông
dân địa phƣơng tham gia vào nhiều hoạt động canh tác, bao gồm nông nghiệp
sinh học, nuôi cá và cơ sở hạ tầng du lịch. Khoảng 40.000 dunam (10,000
acre) đất trồng sa mạc đang sản xuất 150.000 tấn rau quả - chủ yếu là cà chua
và ớt, cùng với các loại trái cây nhƣ ngày và xoài. Sản phẩm này chủ yếu


7

đƣợc xuất khẩu sang Châu Âu, Hoa Kỳ và Nga, chiếm khoảng 60% tổng
lƣợng xuất khẩu rau tƣơi của Israel.
2.1.3. Idan
Idan đƣợc thành lập vào năm 1980 bởi những ngƣời nhập cƣ từ
Canada, Hoa Kỳ và Nam Phi, những ngƣời đã đƣợc tổ chức vào năm 1976.
Nó lấy tên từ Idan Stream gần đó, sau đó đƣợc đặt tên theo tên Ả Rập cho
dòng suối, Wadi al- Aidan. Năm 2005, nƣớc này có dân số 150 ngƣời. Sau
hiệp định hòa bình Israel-Jordan, một số vùng đất của Idan đƣợc giao cho
Jordan. Cây trong Idan có ớt ngọt, cà chua, nho và chà là.
2.1.4. Farm 4 – Galili - Peleg
- Trang trại Galili-Peleg là một công ty sản xuất các mặt hàng và xuất khẩu
các loại rau hữu cơ và rau thông thƣờng chất lƣợng cao. Đƣợc thành lập vào năm
2003, công ty đã có hơn 14 năm kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu.
- Trang trại Galili-Peleg là một công ty nông nghiệp Israel của ngƣời
trồng rau sa mạc có trụ sở tại sa mạc Arava. Arava nằm ở phía nam Israel và
hầu hết là nông dân. Có những loài thực vật và hoa phát triển đƣợc xuất khẩu
trên toàn thế giới
- Công ty vận hành hệ thống kiểm soát chất lƣợng bắt đầu từ lúc gieo
hạt và kết thúc vào cuối sản phẩm tại thị trƣờng đƣợc chỉ định.

- Công ty tuân thủ các tiêu chuẩn về kiểm soát chất lƣợng, sức khoẻ và
an toàn cao nhất nhƣ: SMETA, ISO 1400, Europgap và chứng nhận hữu cơ.
- Là một trang trại thuộc vùng ARAVA nên khí hậu tại đây cũng vô
cùng khắc nghiệt, nhiệt độ ban ngày vào mùa hè lên đến hơn 40ºC, mùa
đông vào khoảng 20ºC. Lƣợng mƣa thấp trung bình hàng năm chỉ vào
khoảng 20 – 50 mm.


8

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ỚT NGỌT
2.2.1. Nguồn gốc
Cây ớt (Capsicum annuum L.) có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới
Châu Mỹ, bằng chứng của sự trồng trọt sớm nhất tìm thấy ở nơi an táng của
nguời Peru và dấu vết hạt giống khoảng 5000 năm trƣớc Công nguyên đƣợc
tìm thấy trong các hang động ớt Tehuacan, Mexico (Vincent và cs, 1986).
“Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì trung tâm khởi nguồn
của ớt là Mehico và trung tâm thứ hai là Guatemala, còn theo Valilop thì
trung tâm khởi nguồn thứ hai là Evari” (Mai Thị Phƣơng Anh và cs, 1996).
Cây ớt đƣợc phân bổ rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng
trồng trọt (Muthukrishman C.R. và cs, 1986).
Ở châu Âu, đến thế kỷ thứ 16 cây ớt mới đƣợc biết đến nhờ nhà thám
hiểm Colombus. Từ Tây Ba Nha ớt đƣợc phát tán rộng rãi đến Địa Trung Hải,
nƣớc Anh và trung tâm Châu Âu trong những năm cuối thế kỷ 16. Ngƣời Bồ
Đào Nha mang ớt từ Khu vực châu Á, cuối thế kỷ 14 cây ớt đã đƣợc trồng ở
Trung Quốc và lan rộng ra Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đâu thế kỷ 15. Các
giống ớt trồng ở khu vực này đều thuộc nhóm cay và không cay. Các nƣớc Đông
Nam Á nhƣ Indonesia, cây ớt đƣợc trồng sớm hơn Châu Âu và hiện nay cây ớt
đƣợc trồng hầu hết ở các nƣớc trong khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu
(S.Hinohara, 1993) Brazil đến Ấn Độ trƣớc năm 1885 (Bouell, V.R, 1986).

Theo tổ chức nông lƣơng thế giới (FAO, 2012) cây ớt đƣợc xem là một
trong những cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới. diện tích trồng ớt thế
giới vào khoảng 1.914.685 ha cho mục đích lấy quả tƣơi với sản
lƣợng 31.171.567 tấn.
Các nƣớc nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng nhất bao gồm: Ấn Độ,
Mexico, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ (Zhejiang Univ Sci B, 2008)[46].
Cây ớt có mặt ở nƣớc ta, đƣợc du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Diện tích phân


9

bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam diện tích
trồng ớt còn phân tán. Ở Việt Nam cây ớt ngọt do ngƣời Pháp đƣa sang
(Trung tâm khuyến nông Tiền Giang, 2001).
2.2.2. Phân loại ớt
Theo Bosland P.W and Votava (2000) cây ớt thuộc họ cà
(Solanaceae), chi Capsicum. Hiện nay có ít nhất 25 loài hoang dại đƣợc biến
đến và 5 loài đƣợc thuần hóa bao gồm:
- Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt Tabasco
- Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất nhƣ naga, habanero
và Scotch bonnet
- Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ
- Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt cay Nam Mỹ
- Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau nhƣ Bell pepper,
Paprika, Cayenne, Jalapexnos và Chiltepin.
Năm loài trồng trọt trên đƣợc xuất phát từ ba trung tâm khởi
nguồn khác nhau: Mexico là trung tâm khởi nguồn của Capsicum
annuum và Guatemala là trung tâm thứ 2, vùng rừng Amaron là trung tâm
khởi nguồn của Capsicum frutescens và Capsicum chinense, Peru và Bolivia
là trung tâm khởi nguồn của Capsicum baccatum và Capsicum pubescens

(Lipert và cs, 1996).
Trong năm loài trồng trọt thì loài Capsicum annuum là loài đƣợc trồng
rộng khắp và thông dụng nhất, hầu hết các giống trồng trọt đều thuộc
chi (FAO. ALG, 2002).
Các loài trồng trọt trong chi Capsicum thƣờng đƣợc phân biệt theo đặc
điểm hoa và quả thể hiện theo bảng sau (Lipert và cs, 1996)


10

Bảng 2.1. Đặc điểm thực vật học của các loài trong chi Capsicum
Màu
Loài

Màu

Đốm trên

tràng hoa tràng hoa

bao

Răng đài

phấn

hoa

Màu hạt


Số
hoa/đốt

hoa
C. annuum

Trắng

không

Xanh tía



Vàng

1

C.frutescens

Trắng

không

Xanh

Không

Vàng


1-3(5)

không

Xanh



Vàng

1-5

Xanh vàng

Vàng



Vàng

1-2

không

Tím



Đen


1

C.chinense

C.baccatum
C.pubescens

Trắng
xanh
Trắng
xanh
Tím

Qua đặc điểm thực vật học của các loài trồng trọt cho thấy sự khác biệt
của chúng, hai loài C.baccatum và C.pubescens có thể phân biệt qua màu hạt
và màu cánh hoa so với 3 loài còn lại, còn giữa chúng có thể phân biệt qua
màu của trang hoa và bao phấn. Để phân biệt loài C. annuum với loài
C.frutescens và C.chinense dựa vào đặc điểm hoa, quả của chúng. Loài
C. annuum mỗi đốt có 1 hoa, loài C.frutescens và C.chinense ra hoa theo
chùm, một đốt có 1 vài hoa, nhƣng thƣờng loài C.frutescens chỉ đậu 1
quả/đốt. Còn loài C.chinense có vài quả/đốt. Ngoại trừ sự thắt eo nhƣ 1 cái
vòng ở chân đế của đài hoa, loài C.chinense tƣơng tự nhƣ hai loài C. annuum
và C.frutescens.( Theo Smith P.G and Heiser 1957), C. annuum là cây
hàng năm còn C.frutescens là cây nhiều năm.
2.2.3. Đặc điểm thực vật học của ớt
- Thân: ớt là cây thân bụi 2 lá mầm, thân thƣờng mọc thẳng, đôi khi có
thể gặp các dạng (giống) có thân bụi, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-


11


1,5m, có thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm nhƣng thƣờng đƣợc
gieo trồng là cây hàng năm.
- Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ, rễ cọc
chính đứt, một hệ rễ chùm phát triển mạnh, vì thế nhiều khi lầm tƣởng ớt có
hệ rễ chùm.
- Lá: Thƣờng ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều hình
dạng khác nhau, nhƣng thƣờng gặp nhất là dạng lá móc, trứng ngƣợc, mép lá
hình răng cƣa. Mặt trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi
thơm. Lá thƣờng mỏng có kích thƣớc trung bình 1,5-12,0cm x 0,5-7,5cm.
- Quả: Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với nhiều thịt quả nhăn và
chia làm 2 ngăn. Các giống khác nhau có kích thƣớc quả, hình dạng, độ nhọn,
màu sắc, độ cay (hăng) và độ mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chƣa chín
có màu xanh, khi chín chuyển thành màu vàng, hoặc đỏ.
- Hạt: Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens
có màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3-5mm. Một gam hạt ớt cay có khoảng
220 hạt (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999)(Bosland P.W and Votava, 2000).
- Trong điều kiện nóng ẩm, ẩm độ không khí thấp, ớt có thể giao
phấn đến 91% (TansKey), đồng thời vị trí giữa vòi nhụy và ống phấn
khác chênh lệch nhau ở một số giống (Vũ Hữu Yêm, 1995); (Bosland
P.W and Votava, 2000).
- Hoa ớt là hoa lƣỡng tính, đƣợc xếp vào nhóm cây tự thụ (tỷ lệ giao
phấn <4%) (S.Borojevyc, 1990)[40]. Nhƣng theo Odland, M.L và Poter A.M
(Odland và cs, 1941)[37] tỷ lệ giao phấn của ớt là 7,6-36,8%, trung bình là
16,5%. Tùy theo giống và điều kiện ngoài cảnh sẽ ảnh hƣởng tới mức độ giao
phấn. Những giống có ống phấn thấp hơn vòi nhụy thƣờng có tỷ lệ giao phấn
khá cao đôi khi lên tới 36,5%, trong điều kiện nhiệt độ cao thông thƣờng tỷ lệ


12


giao phấn tới 90% và đƣợc thụ bằng ong và một số loài sâu khác (Mai Thị
Phƣơng Anh, 1999).
- Trong điều kiện nóng bao phấn nở sớm hơn mùa lạnh nhiệt độ tối
thiểu để hạt phấn nảy mầm là 10ºC. Trong điều kiện 35 - 40ºC quá trình nảy
mầm của hạt phấn bị đình trệ. Bảo quản hạt phấn dƣới 20ºC có thể kéo dài
sức sống của hạt phấn từ 2 - 4 ngày. Chứng tỏ vị trí vòi nhụy so với ống phấn
là một tính trạng di truyền đồng thời nó cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.
Thông thƣờng ớt giao phấn nhờ côn trùng, vì vậy để sản xuất hạt giống nên
trồng cách ly (Vũ Hữu Yêm, 1995).
- Theo Bosland P.W and Votava (2000)[30] nhiệt độ lý tƣởng để
hạt phấn nảy mầm 20-25ºC, sự hình thành hạt phấn bị tổn hại ở nhiệt độ 30ºC.
Ở 0ºC hạt phấn có thể bảo quản 5-6 ngày, mất khoảng 6-42 giờ để hạt phấn
nảy mầm trên đầu nhụy và thực hiện quá trình thụ tinh.
2.2.4. Yêu cầu về ngoại cảnh của cây ớt
2.2.4.1. Nhiệt độ
Ớt đƣợc trồng ở độ cao từ 3000m trở xuống, chúng dễ bị ảnh hƣởng
bởi sƣơng giá và nhiệt độ thấp. Cần yêu cầu khí hậu ấm áp, thời gian sinh
trƣởng dài trƣớc khi thu hoạch (V.E. Rubatzky, M.Yamaguchi, 1986).
Theo tác giả Rylsky (1972) nhiệt độ ảnh hƣởng tới số hoa và tỷ lệ đậu
quả. Nhiệt độ đất 10ºC làm sinh trƣởng chậm lại, còn nhiệt độ 17ºC cây sinh
trƣởng bình thƣờng, ở nhiệt độ > 30ºC phần trên sinh trƣởng bình
thƣờng nhƣng rễ ngừng sinh trƣởng. Nhiệt độ không khí thích hợp là 20 25ºC. Nhiệt độ này thay đổi đáng kể đặc tính thực vật học của ớt. Khi nhiệt độ
đất và nhiệt độ không khí xuống thấp làm kéo dài thời gian sinh trƣởng. Hạt
bắt đầu mọc ở nhiệt độ > 13ºC. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có ý nghĩa rất
quan trọng để tăng chiều dài quả, đƣờng kính quả, trọng lƣợng quả. Ban đêm


13


nhiệt độ xuống thấp 8 - 10ºC sẽ làm tăng số lƣợng quả không hạt
(Pasthenocaspic) giảm sức sống hạt phấn (trích: Nguyễn Xuân Điệp, 2010).
Theo V.E. Rubatzky, M. Yamaguchi (1986) nhiệt độ trung bình ngày
là 20 - 25ºC, cây sinh trƣởng tốt khi nhiệt độ ban đêm không vƣợt quá
là 20ºC, nhiệt độ có khuynh hƣớng làm giảm mùi vị và sự phát triển của
màu sắc quả.
Nhìn chung, ớt có thể chịu đƣợc nhiệt độ cao hơn so với khoai tây hoặc
cà chua. Tuy nhiên, hoa không thụ tinh ở nhiệt độ dƣới 16ºC hoặc trên 32ºC
do số lƣợng hạt phấn ít. Nhiệt độ tối cao cho hoa đậu là nhiệt độ ban ngày và
ban đêm trong khoảng 16 - 21ºC, nhiệt độ ban đêm trên 24ºC dẫn đến hiện
tƣợng rụng hoa, nhƣng quả đậu có thể rụng nếu nhiệt độ trên 32ºC (Bosland
P.W and Votava, 2000)(V.E. Rubatzky, M.Yamaguchi, 1986).
Nghiên cứu của Egorova (1975) cho thấy ảnh hƣởng của ánh sáng lên
cây trồng bao gồm thời gian chiếu sáng và cƣờng độ ánh sáng. Cây ớt không
mẫn cảm với quang chu kỳ, Tuy nhiên, trong điều kiện ngày ngắn
(thời gian chiếu sáng 9 - 10 giờ/ngày) sẽ kích thích cây sinh trƣởng và
có thể tăng năng suất từ 21 - 24% (trích: Nguyễn Xuân Điệp, 2010).
2.2.4.2. Ánh sáng
Theo Egovora (1975) ảnh hƣởng của ánh sáng đến cây trồng bao gồm
thời điểm chiếu sáng và cƣờng độ ánh sáng. Ớt là cây trồng không mẫn cảm
với quang chu kỳ (ở nƣớc ta cây ớt có thể trồng đƣợc quanh năm), Tuy nhiên,
trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn (thời gian chiếu sáng 9 - 10 giờ/ngày) sẽ
kích cây sinh trƣởng tăng năng suất 21-24% (trích: Mai Thị Phƣơng Anh và
cs, 1996).
Bigotti (1974) nghiên cứu ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến cây
ớt nhận thấy giảm bức xạ xuống 50% sẽ làm tăng lƣợng quả, nhƣng không
ảnh hƣởng tới hàm lƣợng Capsicum và Vitamin C. Nếu quả tiếp xúc với


14


cƣờng độ ánh sáng mạnh thì phần thịt quả sẽ mỏng và bề mặt thịt quả không
mịn tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại tấn công vào mô quả làm giảm
chất lƣợng quả thƣơng phẩm (Bùi Thị Oanh, 2010).
Trong điều kiện trời âm u sẽ hạn chế sự đậu quả và giảm năng
suất (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999).
2.2.4.3. Ẩm độ
Ớt rất thích hợp với thời tiết ấm, ẩm. Cây sinh trƣởng tốt trong
điều kiện lƣợng mƣa từ 600-1250mm và phân bố trong suốt quá trình sinh
trƣởng và phát triển. Lƣợng mƣa lớn trong thời gian hoa nở là nguyên
nhân của sự rụng hoa, tỷ lệ đậu quả thấp. Trong điều kiện khô hạn sẽ kích
thích quá trình chín của quả, còn thời kỳ chín lƣợng mƣa lớn sẽ làm trái
thối và hỏng (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999).
Trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín của quả. Ở thời kỳ
ra hoa, đậu quả thì ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối
lƣợng quả và chất lƣợng quả. Ớt có bộ rễ ăn nông tập trung chủ yếu ở tầng đất
mặt (0 - 30cm) nên rất mẫn cảm với đất quá ẩm. Nhƣng nếu ẩm độ khoảng
10% tăng tỷ lệ rụng hoa, quả 71,2%, trong khi ẩm độ 35,6-57,4% thì tỷ
lệ rụng quả chỉ còn 20-30%. Do vậy, duy trì ẩm độ từ 70 - 80% là thích hợp
cho quá trình sinh trƣởng, phát triển, nhất là thời kỳ cây non, ra hoa và hình
thành quả. Ẩm độ cao sẽ làm rễ sinh trƣởng kém và chết hoặc cây còi cọc làm
giảm tỷ lệ nảy mầm. Ngƣợc lại, ẩm độ thấp ở giai đoạn ra hoa, hình thành
quả sẽ hạn chế vận chuyển các chất dinh dƣỡng (Nguyễn Thị Minh Phƣơng
và cs, 2010).


15

2.3. GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG, TÌNH HÌNH XẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
ỚT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở ISRAEL

2.3.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt ngọt
Ớt đƣợc chia thanh hai nhóm ớt cay và ớt ngọt dựa vào hàm
lƣợng capsicin chứa trong quả. Trong ớt cay hàm lƣợng capsicin rất cao còn
trong ớt ngọt hàm lƣợng capsicin có thể không có hoặc rất ít. Ớt cay đƣợc
trồng nhiều ở Ấn Độ, châu Phi và một số nƣớc nhiệt đới khác, ớt ngọt đƣợc
trồng nhiều tại châu Âu, châu Mỹ và một số nƣớc châu Á quả đƣợc dùng nhƣ
một loại rau xanh để ăn hoặc chế biến (Trần Khắc Thi, 2003).
Cũng nhƣ các loại ớt khác, ớt chuông có sắc tố chứa capsain, một
carotenoid giúp tăng sự bền bỉ của các mạch máu nhỏ, cải thiện và kích hoạt
lƣu thông máu. Nghiên cứu trên tạp chí Ung thƣ quốc tế trong năm 2009 cho
thấy, phụ nữ tiền mãn kinh ăn gấp hai hoặc nhiều hơn khẩu phần thức ăn giàu
carotenoid mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thƣ vú tới 17%. Chỉ cần vài lát ớt
đỏ trong món salad sẽ giúp cơ thể chúng ta tăng cƣờng chất carotenoid.
Trong 100gr ớt có chứa 120mg vitamin C và chỉ cần 50gr ớt chuông đã
cung cấp 75% lƣợng vitamin C có thể cần cho cả ngày.
Ớt chuông chứa một số loại nhƣ potassium, phosphor, magne, calcium,
sodium, mangan... có ích cho sức khỏe chung, đặc biệt là giúp các vận động
viên đạt đƣợc mức dự trữ cao nhất về vitamin và khoáng chất.
Ớt chuông có chứa luteolin, thành phần chống ô xy hóa bảo vệ các
neuron bằng cách ngăn chặn sự sản sinh các tế bào viêm, yếu tố gây giảm trí
nhớ có liên quan đến tuổi tác.
Ngày nay các sản phẩm từ ớt đỏ (cay hoặc không cay) là một loại gia vị
quan trọng. Ớt cay đƣợc sử dụng khác rộng rãi trên thế giới, ngoài tạo
màu sắc và hƣơng vị cho món ăn còn cung cấp thêm các vitamin và các
khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Dịch chiết từ ớt đƣợc sử dụng trong các


16

sản phẩm bia gừng và các loại nƣớc giải khát, thậm chí C.futescecs đƣợc sử

dụng trong y học. Quả ớt xanh chứa nhiều rutin là một chất sử dụng rộng rãi
trong chế biến thuốc-y học.
Nhìn chung, vai trò của ớt ngày nay đã đƣợc khẳng định, ngoài sử dụng
nhƣ một loại thực phẩm, gia vị, y học... ớt còn đƣợc sử dụng nhƣ một loại cây
cảnh dùng để trang trí trong gia đình.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ngọt trên thế giới
Xuất phát từ giá trị dinh dƣỡng, hiệu quả kinh tế, cây ớt đã giữ một vị
trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các nƣớc có điều
kiện khí hậu, đất trồng thích hợp. Cây ớt đƣợc xem là một trong những cây
trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới. Diện tích và sản lƣợng ớt trên thế giới
ngày càng tăng
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn
2010 – 2012
Các
châu
Thế
giới

Diện tích (ha)
2009

2010

2011

Năng suất (kg/ha)
2012

2009


2010

2011

2012

1.813.871 1.827.229 1.865.626 1.914.685 15.834 15.998 16.114 16.280

Châu
Phi

324.070

301.182

321.053

363.937

Châu
Mỹ

218.093

218.976

217.917

212.670 16.121 17.627 16.939 19.009


Châu
Á

9.051

8.726

7.866

7.929

1.145.356 1.181.726 1.205.453 1.218.792 16.770 16.767 17.364 17.522

Châu
Âu

123.791

122.620

118.497

Châu
Đại
Dƣơng

2.560

2.726


2.706

116.545 24.298 23.427 24.115 24.279

2.741

21.798 20.798 20.959 20.943

[Nguồn: FAO STAT Database,2014]


17

Bảng 2.3. Sản lƣợng ớt trên thế giới trong giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị tính: Tấn
Các châu

2009

2010

2011

2012

Thế giới

28.720.913

29.232.234


30.063.389

31.171.567

Châu Phi

2.933.156

2.628.297

2.525.649

2.885.934

Châu Mỹ

3.516.032

3.859.988

3.691.321

4.042.842

Châu Á

19.207.985

19.814.524


20.932.062

21.355.762

Châu Âu

3.007.936

2.872.728

2.857.640

2.829.622

55.804

56.697

56.717

57.407

Châu Đại
Dƣơng

[Nguồn: FAO STAT Database, 2014]
Theo FAO, diện tích trồng ớt năm 1994 trên thế giới là 1,25 triệu ha thì
tới năm 2001 diện tích này tăng lên 1,45 triệu ha, tăng lên 1,656 triệu ha vào
2004, với sản lƣợng ớt tƣơi là 24,027 triệu tấn (Zhejiang Univ Sci B,

2008). Tới năm 2009, diện tích ớt đã tăng lên trên 1,8 triệu ha. Lên đến
1,91 triệu ha vào năm 2012, trong đó Châu Á dẫn đầu cả về sản lƣợng và diện
tích với 63,6% diện tích và 68,5% sản lƣợng của toàn thế thế giới. Tuy nhiên,
về năng suất có thể nhận thấy Châu Á chỉ có năng suất đạt loại trung bình với
trên 17,5 tấn/ha, Châu Phi có năng suất rất thấp 7,9 tấn/ha vào năm
2012. Châu Âu với việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong canh
tác ớt cho năng suất rất cao gấp 1,5 năng suất trung bình của thế giới và gấp 3
lần so với Châu Phi năm 2012. Ngoài ra, Châu Đại Dƣơng cũng có năng suất
trung bình ở mức khá cao trên 20 tấn/ha.


×