1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VƢƠNG THỊ HẠNH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CANH TÁC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG GIỐNG
CHÈ BÁT TIÊN TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THẾ HUẤN
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh có diện tích và sản lượng chè đứng thứ hai trong
cả nước với diện tích năm 2009 là 17.308 ha, trong đó chè kinh doanh 16.053
ha và sản lượng chè búp tươi 153.576 tấn. Cây chè được tỉnh Thái Nguyên xác
định là cây công nghiệp chủ lực. Tính đến hết năm 2011, toàn tỉnh có 18.199
ha chè trong đó có 17.153 ha chè đang trong giai đoạn kinh doanh. Tuy có diện
tích trồng chè lớn nhưng chiếm phần lớn diện tích là trồng chè trung du, chiếm
tới 66,79 %. Sản lượng chè xuất khẩu của Thái Nguyên năm 2009 - 2010 đạt
hơn 7000 tấn, giá trung bình đạt từ 1,4 - 1,6 USD/kg ở mức giá thấp hơn so với
giá chè xuất khẩu trung bình của Việt Nam. Một số công ty chè lớn như công
ty chè Sông Cầu chè được xuất khẩu gián tiếp qua tổng công ty chè. Chè của
Thái Nguyên đa số là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Với thương hiệu
chè Thái Nguyên có từ lâu đời, hiện nay nguồn lợi thu được từ chè của Thái
Nguyên chính là chè xanh tiêu thụ trong nước. Cùng với sự nỗ lực chuyển đổi
cơ cấu giống trong những năm vừa qua, đến nay tỉnh Thái Nguyên đã có một
số giống chè mới có nguồn gốc nhập nội hoặc qua con đường lai tạo. Chè xanh
được chế biến từ một số giống chè nhập nội có hương vị thơm ngon, phù hợp
thị hiếu người tiêu dùng trong nước. Trong các giống chè hiện nay, giống chè
Bát Tiên là giống chè được đánh giá là một trong số giống chè nhập nội có
hương thơm đặc biệt, giá bán trên thị trường khá ổn định. Tuy nhiên, hiện nay
tại một số khu vực trồng chè chính trong tỉnh Thái Nguyên chưa đánh giá được
thực trạng sản xuất, năng suất cũng như chất lượng của giống chè Bát Tiên.
Bên cạnh đó việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào sản
xuất nhằm nâng cao năng suất mà vẫn đảm bảo chất lượng của giống chè cũng
chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đến
năng suất và chất lượng giống chè Bát Tiên tại Thái Nguyên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm lựa chọn ra một số biện pháp kỹ thuật tốt phục vụ cho thực tiễn
sản xuất và chế biến tại Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ thu hái, kỹ thuật thu hái đến chất
lượng chè Bát Tiên.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá, các loại phân hữu
cơ vi sinh đến năng suất và chất lượng chè Bát Tiên tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp học viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và áp
dụng vào thực tế sản xuất.
- Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, giúp
học viên nâng cao được chuyên môn, nắm vững phương pháp tổ chức tiến
hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Góp phần tìm ra các biện pháp kỹ thuật thích hợp nâng cao năng suất,
chất lượng tốt đưa vào sản xuất đại trà nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của
tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè
Chè là cây lâu năm, có hai chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và
chu kỳ phát triển nhỏ.
1.1.1.1. Chu kỳ phát triển lớn
Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể, bao gồm cả
đời sống cây chè, tính từ khi hoa chè được thụ phấn, hình thành hạt, mọc
thành cây, qua nhiều năm sinh trưởng phát triển đến khi già cỗi và chết. Chu
kỳ này thường kéo dài 30 - 50 năm, có khi tới hàng trăm năm tuỳ thuộc vào
đặc tính của giống và chế độ canh tác.
Chu kỳ phát triển lớn của cây chè trải qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (giai đoạn phôi thai): là giai đoạn phôi hạt hoặc phôi mầm
dinh dưỡng. Giai đoạn phôi hạt được tính từ khi tế bào trứng được thụ tinh bắt
đầu phân chia, hình thành hạt đến khi quả chín. Giai đoạn phôi mầm dinh
dưỡng được tính từ khi phôi mầm bắt đầu phân hoá đến khi hình thành một
cành mới có khả năng đem nhân giống vô tính.
Giai đoạn 2 (giai đoạn cây con): được tính từ khi hạt nẩy mầm mọc
thành cây đến khi ra hoa kết quả lần đầu, giai đoạn này kéo dài từ 1 - 2 năm
sau khi trồng.
Giai đoạn 3 (giai đoạn cây non): từ khi cây ra hoa lần đầu tiên cho tới
khi cây có bộ khung tán ổn định, giai đoạn này thường kéo dài 2 - 3 năm,
được tính từ năm thứ 2 - 3 đến năm thứ 4 sau trồng.
Giai đoạn 4 (giai đoạn chè lớn hay giai đoạn sản xuất kinh doanh): từ
khi cây chè có bộ khung tán ổn định, bước vào giai đoạn kinh doanh, thu
hoạch búp đến khi cây chè có biểu hiện thay tán mới, phía gốc mọc lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
những cành vượt thay thế lớp cũ đã già cỗi. Thời kỳ này kéo dài 20 - 30
năm có khi tới 50 - 60 năm phụ thuộc vào giống, điều kiện đất đai, chế độ
canh tác.
Giai đoạn 5 (giai đoạn già cỗi): bắt đầu được tính từ khi cây chè có
biểu hiện thay tán mới, già cỗi, năng suất giảm nhanh chóng và chết.
Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn để xây dựng các biện pháp kỹ
thuật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, có
khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt phát huy hết tiềm năng của giống.
1.1.1.2. Chu kỳ phát triển nhỏ
Chu kỳ phát triển nhỏ hay còn gọi là chu kỳ phát triển hàng năm, được
tính từ khi mầm chè bắt đầu được phân hoá sau đốn cho đến khi mầm chè
ngừng sinh trưởng vào cuối năm. Hàng năm, vào mùa đông, khi điều kiện tự
nhiên không thuận lợi như nhiệt độ thấp, khô hạn… cây chè sinh trưởng phát
triển chậm dần và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp hơn 10
0
C, đây còn gọi
là trạng thái ngủ nghỉ hàng năm. Cây chè sinh trưởng trở lại khi nhiệt độ và
ẩm độ tăng dần vào mùa xuân. [20]
1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, kỹ thuật thu
hái đến năng suất và chất lượng chè
Trong quá trình sản xuất chè, kỹ thuật hái chè có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Hái chè là khâu cuối cùng của các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
nhưng lại là khâu đầu tiên của quá trình chế biến. Hái không những có ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng, phẩm chất chè trong năm đó, mà còn có ảnh
hưởng đến sản lượng phẩm chất, sự sinh trưởng và phát dục của cây về sau.
Thực tiễn cho thấy hái chè một cách hợp lý là biện pháp để tăng sản lượng
phẩm chất chè đồng thời cũng là một nhân tố đảm bảo cho chè hàng năm có
sản lượng cao, phẩm chất tốt. Thu hái búp hàng năm chiếm tới 60% lao động
làm chè vì thế có biện pháp thu hái hợp lý không chỉ điều tiết tốt sinh trưởng
cây chè, tăng năng suất, chất lượng búp mà còn tăng hiệu quả lao động thu hái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Búp chè là sản phẩm cuối cùng của trồng trọt, đồng thời là nguyên liệu
khởi đầu cho quá trình chế biến, do vậy số lượng búp, năng suất búp là mối
quan tâm của người thu hái, còn chất lượng nguyên liệu, phẩm cấp búp và tiêu
chuẩn búp lại liên quan đến chè thành phẩm sau chế biến.
Hái đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo cho
cây chè sinh trưởng khoẻ, bền vững.
Năng suất búp chè có quan hệ chặt với số lá trên cây. Với đặc điểm của
cây chè mỗi một búp sinh ra từ 1 nách lá, do vậy nhiều lá mới có nhiều búp,
năng suất cao. Cho nên hái búp và chừa lá có tương quan chặt đến năng suất
chè. thu hái búp hàng năm chiếm tới 60% lao động làm chè vì thế có biện
pháp thu hái hợp lý không chỉ điều tiết tốt sinh trưởng cây chè, tăng năng
suất, chất lượng búp mà còn tăng hiệu quả lao động thu hái.
Để đáp ứng yêu cầu thu hái hợp lý cần tuân thủ nguyên tắc:
+ Cân đối hái đi và chừa lại, đảm bảo tăng số lứa, tăng năng suất đồng
thời đảm bảo hệ số lá chừa và sinh trưởng của cây (nguyên tắc hái chừa hợp lý).
+ Căn cứ đặc điểm của từng giống, căn cứ tình trạng sinh trưởng của
cây ở mỗi nương đồi, căn cứ vào yêu cầu chất lượng chè thành phẩm để xác
định phẩm cấp hái cho mỗi loại hình năng suất, không hái già quá hoặc non
quá (nguyên tắc hái đúng phẩm cấp).
Trong kỹ thuật hái chú trọng 2 khâu chủ yếu là kỹ thuật chừa và kỹ
thuật thu búp.
Chừa theo tình trạng sinh trưởng nương chè. Nương chè sinh trưởng tốt
chừa ít, sinh trưởng xấu chừa nhiều. Nương chè đốn thấp chừa nhiều hơn chè
đốn cao. Những vùng có độ ẩm cao, nương chè sinh trưởng tốt có khả năng
chủ động tưới nước có thể áp dụng chừa ngay từ đầu vụ với độ cao cách vết
đốn từ 10 - 15 cm tuỳ theo khung đốn sau đó hái liên tục không chừa.
Căn cứ vào yêu cầu chế biến mà có các hình thức thu búp như sau: Hái
nguyên tôm (trong điều kiện Việt Nam chưa áp dụng nhưng một số nước chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
biến chè đặc sản đã áp dụng); hái 1 tôm 1 lá; hái 1 tôm 2 lá; hái 1 tôm 3 lá; hái
chè già (thường tận thu lá trắng, chè cuối vụ ít dùng)
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng
suất và chất lượng chè
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố sinh
trưởng nội tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh tác động trong suốt quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Chè là loại cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non, do vậy
khi bón các loại phân khoáng vì nhiều lý do như: điều kiện kinh tế, hạn chế về
hiểu biết kỹ thuật dẫn đến mất cân đối, thừa hay thiếu nguyên tố nào đó đều
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh
phát triển nhiều, năng suất chất lượng giảm. Đồng thời với địa hình tại các
vùng trồng chè chủ yếu là đồi dốc, việc sử dụng các phân khoáng như: urê,
kaliclorua, lân… với phương pháp bón trên bề mặt thì rất dễ bị rửa trôi, hiệu
quả sử dụng phân thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.
1.1.3.1. Cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến năng
suất và chất lượng chè
Để đạt được tiêu chuẩn chất lượng nông sản, bón phân cân đối cả đa
lượng, trung lượng và vi lượng với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế tối đa trên
đơn vị diện tích đất, lượng bón phải vừa đủ không thừa không thiếu để tiết
kiệm, tránh gây ô nhiễm môi trường và làm giảm chất lượng nông sản.
Khi bổ sung không đầy đủ một nguyên tố thiết yếu nào thì sẽ gây ra sự
rối loạn về dinh dưỡng và đặc trưng bởi các triệu chứng thiếu hụt. Triệu
chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng là sự thể hiện các kết quả rối loạn về
trao đổi chất do sự cung cấp không đầy đủ một nguyên tố thiết yếu.
Hàm lượng N (Đạm): trong chè N tập trung ở các bộ phận còn non như
búp chè và lá non, N tham gia vào sự hình thành các amin và protein. Bón đủ N
lá chè có màu xanh quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt, cho nhiều búp, búp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
to. Thiếu N chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Nếu quá nhiều N hàm
lượng tanin và cafein giảm, hàm lượng ancolit tăng, chè có vị đắng. Nguồn cung
cấp N cho cây là do quá trình khoáng hoá chất hữu cơ và mùn trong đất, do hoạt
động cố định đạm của các loại vi sinh vật, đặc biệt do con người bón cho cây.
Hàm lượng P
2
O
5
(Lân): trong búp non của chè có 1,5% P
2
O
5
, lân tham
gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axít nucleic, lân có vai trò quan
trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển của cây, đặc biệt là kích thích bộ rễ phát triển từ đó nâng cao khả năng
hấp thu chất dinh dưỡng, kiến tạo năng suất và nâng cao chất lượng chè
thương phẩm, làm tăng khả năng chống rét, chống hạn cho chè. Thiếu lân lá
chè xanh thẫm, có vết nâu hai bên thân chính, búp nhỏ, năng suất thấp.
Hàm lượng K
2
O (Kali): kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè
nhất là thân cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình
trao đổi chất trong cây, làm tăng hoạt động của các enzym, làm tăng tích luỹ
gluxit và axít amin, tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng khả năng chống
chịu và tăng năng suất, chất lượng chè. Nhu cầu kali của cây chè tương đối
cao, ở những nơi đất thiếu kali nếu bón đầy đủ Kali cho chè thì tác dụng của
kali rất rõ rệt năng suất có thể tăng từ 28 - 35%, hàm lượng tanin tăng 6,7%
và các chất hoà tan 8%. Cây chè thiếu kali có hàm lượng kali trong lá dưới
0,5%. Thiếu kali ở cây chè ban đầu thường có biểu hiện lá vàng, giòn và lá
chè thường bị khô đầu lá và cháy hai bên rìa lá, lá già rụng sớm, lá non ngày
càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra
búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm. Khi phát hiện có triệu
chứng thiếu kali cần phải bón phục hồi ngay vì phục hồi sinh trưởng của cây
khó khăn hơn so với thiếu các nguyên tố khác.[5]
Các nguyên tố trung lượng như:
Canxi (Ca): cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể,
hoạt hoá enzym, giải độc axit hữu cơ. Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
chống chịu sâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và độ dày
của lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô.
Magiê (Mg): Cấu tạo diệp lục tố, enzym chuyển hoá hydratcarbon và axit
nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng
chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô. Thiếu Magiê:
xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần chuyển
vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm.
Lưu huỳnh (S): Là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin,
biotin, thiamin và coenzym A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng
năng suất, chất lượng chè. Thiếu lưu huỳnh, xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân
các lá non, trong giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần
và rụng, năng suất và chất lượng đều thấp.[1], [5]
Các nguyên tố vi lượng như:
Đồng (Cu): Là thành phần của men cytochrome oxydase, ascorbic, axit
axidase, phenolase, lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng sức
chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu đồng cây sinh
trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công. Chè thiếu đồng khi hàm
lượng đồng trong lá < 12ppm.
Kẽm (Zn): Là thành phần của men metallo-enzymes-carbonic,
anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol
acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây.
Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu kẽm
cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít.
Sắt (Fe): Là thành phần của nhiều enzym, quan trọng trong chuyển hoá
axit nucleic, RNA, diệp lục tố. Tăng sinh trưởng và sức ra búp, tăng năng suất
và chất lượng chè.
Mangan (Mn): Là thành phần của pyruvate carboxylase, liên quan đến
phản ứng enzym, hô hấp, chuyển hoá đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
soát thế oxy hóa - khử trong tế bào. Giúp tăng khả năng ra lá, ra búp, tăng
năng suất và chất lượng chè khô.
Bo (B): Cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây,
tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ dẻo
của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè.
Molypđen (Mo): Là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn
Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và chất
lượng chè.[1], [5]
1.1.3.2. Vai trò của phân bón qua lá đối với năng suất và chất lượng chè
Bón phân qua lá có một vai trò ngày càng gia tăng trong dinh dưỡng cây
trồng và đã được nông dân áp dụng nhiều năm nay ở khắp nơi trên thế giới,
mặc dù thông tin về lĩnh vực này trên các tài liệu khoa học còn hạn chế.
Phun phân bón qua lá là kỹ thuật cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
qua lá. Kỹ thuật này được phát hiện từ những người làm vườn ở Châu Âu từ
thế kỷ thứ 17 và phải hơn 1 thế kỷ sau nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu
của các nhà khoa học. Nhưng chỉ những năm gần đây, khi các phương pháp
đánh giá quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá phát triển thì công việc
nghiên cứu và ứng dụng bón phân qua lá mới được phát triển mạnh. Hiện nay,
các nghiên cứu và ứng dụng về các loại phân lỏng và vai trò của phun qua lá
đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.[20]
Cung cấp (phổ biến là bằng cách phun) chất dinh dưỡng trong phân bón
qua lá được sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm làm
tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Bằng cách cung cấp phân bón qua lá, hiệu
quả sử dụng phân bón có thể tăng từ 8 - 20 lần so với bón phân qua gốc, ngoài
ra cung cấp phân qua lá còn là biện pháp trợ giúp cây trồng chống lại sự thay
đổi và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.[20]
Bón phân qua lá là cách tốt nhất để nâng cao năng suất và sức sống của
cây trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, bón
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
phân qua lá tăng năng suất từ 12 - 25% so với cách bón phân thông thường.
Nghiên cứu ở nhiều loại cây trồng, nhiều điều kiện ngoại cảnh cho thấy: với
cùng một lượng dinh dưỡng nếu phun phân qua lá cây sẽ hấp thụ được 90%,
trong khi bón qua đất cây chỉ hấp thụ được 10%, đặc biệt ở các vùng đất cát
pha bón phân qua lá hiệu quả gấp 20 lần bón phân qua đất. Bón phân qua lá là
phương pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh sự thiếu hụt chất trong đất và giải
quyết được vấn đề chuyển hoá dinh dưỡng trong điều kiện khô hạn.
Hiện tượng thiếu dinh dưỡng xảy ra khi khả năng hấp thu của bộ rễ bị
giới hạn hoặc bị ngăn cản trong một thời gian, do đó không đủ cung cấp theo
nhu cầu của cây. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể do rễ bị tổn
thương (do bị bệnh hoặc tổn thương cơ học), do những điều kiện của đất
không hữu hảo cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng, do nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh
cao vượt quá khả năng cung cấp, chất dinh dưỡng bị bất động hoá do các vi
sinh vật, do sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất, do thiếu oxy hay khô hạn
gây cản trở bộ rễ hút chất dinh dưỡng. Do vậy, bón phân qua lá giúp hiệu
chỉnh hiện tượng thiếu dinh dưỡng vì phân bón được phun ngay vào chỗ đang
thiếu. Khi phân bón xuống đất có thể không phát huy được hiệu quả đối với
một vài nguyên tố nào đó (như Mn trong đất có pH cao) thì phân bón qua lá
giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu dinh dưỡng này.[26]
Việc bón phân qua lá phần nào thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp
bón phân qua rễ, nhưng không bao giờ thay thế hoàn toàn. Bón phân qua lá
giúp duy trì sự phát triển khoẻ mạnh của cây và làm gia tăng chất lượng nông
sản vì có thể áp dụng đúng lúc, đúng nơi, độc lập với các điều kiện đất đai và
nhất là khả năng tác động nhanh của nó.
Sự gia tăng năng suất ngoài mong đợi sau khi áp dụng bón phân qua lá
là do sự liên hợp dẫn đến gia tăng sự hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ. Sự gia tăng
này là do bón phân qua lá tạo nên sự cân bằng các chất dinh dưỡng bị thiếu,
mà đó lại là yếu tố giới hạn sự quang hợp và sản xuất sinh học (Bairre và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Baierora, 1999). Ngoài ra bón phân qua lá còn gia tăng khả năng chống chịu
sâu bệnh và tuyết lạnh.[5]
1.1.3.3. Vai trò của phân bón qua lá đối với năng suất và chất lượng chè
Phân hữu cơ sinh học là một loại phân bón bao gồm nhiều chủng loại vi
sinh vật hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân
giải xenluloza, và các chất khó tan, vi sinh vật kích thích quá trình quang hợp,
vi sinh vật kháng bệnh…. Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự
nhiên như: Than bùn, than bùn thải từ các ao hồ, rác thải trong sinh hoạt, các
sản phẩm phụ nông nghiệp…. Trong quá trình phân giải tạo mùn và cung cấp
các nguyên tố cần thiết cho cây trồng, đồng thời có tác dụng cải thiện độ phì
cho đất, bảo vệ môi trường.
Việc thử các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế phân khoáng cho cây chè
là hết sức cần thiết, trong thực tế hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quy
trình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ xong phạm vi ứng dụng ra thực tế còn
nhiều khó khăn vì chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, thời gian chuyển đổi ngắn
các giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ hết hiệu quả. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh
thay thế dần dần và tiến tới loại bỏ các loại phân khoáng đối với cây chè, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tác động đến năng suất và chất lượng sản
phẩm mà còn cải thiện môi trường, cải thiện độ phì cho đất.
Bón phân cho chè kinh doanh là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm
thúc đẩy sinh trưởng của cây chè để tăng năng suất và chất lượng chè.
Khi xây dựng quy trình bón phân cho chè căn cứ vào điều kiện đất
đai, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây và khả năng cho năng suất của
nương chè. Cây chè có khả năng hút chất dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ
phát dục cá thể của cây. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp
cây chè tạm ngừng sinh trưởng xong vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng
nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè vẫn tiến hành
thường xuyên trong năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực của cây
chè không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì vậy,
cần phải bón phân hợp lý điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh dưỡng đối với cây
chè hái búp và điều chỉnh sinh trưởng sinh thực đối với chè thu hoạch quả, giống…
Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rộng, nó có
thể sống ở nơi đất màu mỡ cũng có thể sống ở đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng
nhưng vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên, muốn nương chè cho năng suất
cao, phẩm chất tốt, nhiệm kỳ kinh tế kéo dài cần bón phân đầy đủ cho chè.
Trong búp chè non của cây chè có 4,5%N, 1,5% P
2
O
5
, VAF 1,2 - 2,5%
K
2
O (Eden 1958) mà hàng năm chúng ta hái đi 5 - 15 tấn búp tươi/ha và đốn
đi một lượng thân lá đáng kể. Như vậy hàng năm qua hái và đốn ta đã lấy đi
từ chè một lượng lớn N, P, K và các chất khoáng khác, hơn nữa hàng năm
một lượng dinh dưỡng đáng kể trong đất bị rửa trôi, xói mòn (theo Daraseha
thì lượng N bị rửa trôi thường bằng 1/3 lượng N bón vào đất). Do vậy cần bón
bổ sung lượng dinh dưỡng đã lấy đi từ cây chè và lượng dinh dưỡng bị rửa
trôi để cây chè sinh trưởng phát triển tốt.
Trong quá trình chăm sóc thì bón phân là một việc không thể thiếu cho
bất kỳ loại cây trồng nào.
Mỗi giống chè sẽ thích hợp với mỗi loại phân bón và liều lượng
khác nhau.
Trên cơ sở đó chúng ta cần xây dựng một chế độ bón phân hợp lý sẽ
giúp cho chè sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao, ổn định và chất
lượng tốt.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới và Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón trên thế giới
Theo M.L Bziava (1973) [23] liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ
tăng, song để đạt được năng suất 10t/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Bón lân có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt.
J. Đimitrôva (1965) cho rằng hiệu quả của phân lân được nâng lên một
cách rõ rệt trên đất đã được bón N, K. Ngược lại hiệu quả của phân lân
thấp không những do lân bị cố định trong đất mà còn do đất thiếu N, K.
Một đặc điểm cần chú ý là hiệu quả về sau của lân kéo tới 20 - 25 năm.
Trên đất đỏ (Liên Xô) hiệu quả về sau của lân thường cao hơn những
năm bón trực tiếp. Theo nghiên cứu của F. H. Urusatze thì hiệu quả trực
tiếp của 3 năm bón lân với liều lượng 120 - 960kg/ha trên nền N, K là
tăng sản lượng búp 5 -30% so với đối chứng bón N, K. Song hiệu quả
tăng sản bình quân trong 21 năm về sau là 60 - 78%.
Những nghiên cứu của Cuaxanop (1954) T.C. Mgaloblisvili (1966)
đều khẳng định bón phân lân trên nền N,K làm tăng hàm lượng catechin
trong búp chè, có lợi cho phẩm chất.
Trên những nương chè mới trồng, phân kali không có hiệu quả vì
trên những loại đất mới khai phá hàm lượng K
2
O trong đất đủ cho yêu cầu
sinh trưởng phát triển của cây (20 - 25mg K
2
O/100G đất) ở những nơi
thường xuyên bón N, K với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên
thiếu kali thì hiệu quả việc bón K
2
O rất rõ rệt, theo số liệu của G.S.
Goziaxivili (1949) bón K
2
O trên đất đỏ với liều lượng 80 - 320kg/ha có thể
tăng sản 28 - 55% so với đối chứng bón N,P. Những nghiên cứu của A.D.
Makharobitze (1948) cho thấy phẩm chất nguyên liệu trong các công thức
bón phân khác nhau được xếp theo thứ tự sau: P, K, N và không bón.
Những kết quả nghiên cứu của Liên Xô cho thấy: hàm lượng kali trong lá
dưới 0,5%, dấu hiệu thiếu kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trưởng
bình thường. Hàm lượng K
2
O 15mg/100g đất là thiếu kali, trên 15mg/100g
đất, cây sinh trưởng bình thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Kết quả nghiên cứu của N.L.Bziava (1973) [23] cho thấy trung bình
16 năm, phân chuồng làm tăng sản lượng búp 18%, phân xanh 16% và
phân trấp 9%.
Những công trình nghiên cứu của Acnôn (1954), Evan (1956), Grin
(1954), Nalia (1951), Nason (1953), Nicôla (1957), Staccây (1955),
MacEuroi và Nason (1954) và những người khác, đều xác nhận là những
nguyên tố tham gia vào thành phần nhiếu loại men và là chất hoạt hóa của
nhiều loại men ấy. Nhiều nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tốt tới quang
hợp: Mn, Cu, B, Co và Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân
giải diệp lục trong tối. B và các nguyên tố khác tăng cường sự tổng hợp
Gluxit, làm cho sự tổng hợp và vận chuyển xacaro và các gluxit khác thuận
lợi hơn (Scônich 1955). Mn, Zn, Cu, Mo và trong nhiều trường hợp cả B
làm tăng độ hô hấp và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử.[23]
Phân vi lượng hiện nay đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong thực
tế nông nghiệp và được coi là một khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh
sự phát triển của ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song việc nghiên cứu và sử
dụng phân vi lượng cho chè còn rất ít. Ở Xrilanca đã nghiên cứu và sử
dụng kẽm sunfat hoặc axit kẽm để phun lên lá, hoặc bón borat phối hợp với
N, P, K cho chè ở những nơi xác định có hiện tượng thiếu kẽm và bo. Kết
quả nghiên cứu của Tranturia (1973) [23] cho thấy bón N, P, K phối hợp
với 5 kg Zn và 5 kg B, cho 1 ha, làm tăng phẩm chất của chè nguyên liệu
Hàng năm khối lượng cành đốn cũng xấp xỉ bằng khối lượng búp và lá
non đã thu hoạch và theo Daraselia thì lượng đạm bị trôi đi bằng 1/3 tổng
lượng đạm bón vào đất.
Trên thế giới việc xử lý phế thải chăn nuôi được quan tâm đáng kể,
hiện nay phương pháp khi sinh học sản xuất từ phế thải chăn nuôi được sử
dụng tương đối rộng rãi tại các cơ sở chăn nuôi nhỏ ở các nước Trung Quốc,
Ấn Độ, Nepan hoặc các trang trại tập trung ở Đức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.1.4.2. Kết quả nghiên cứu phân bón trong nước
Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu đang gây ra
những tác hại nhất định đến chất lượng nông sản, đến môi trường sinh thái.
Đã đến lúc cần thiết phải thay đổi quan điểm về dinh dưỡng cây trồng theo
hướng hữu cơ vi sinh để bảo vệ môi trường, môi sinh.
Chiến lược an toàn dinh dưỡng cho cây trồng và đất trồng là sử dụng
cân đối phân hoá học và phân bón sinh học cho cây trồng phù hợp với nhu
cầu dinh dưỡng và điều kiện đất đai, khí hậu, trong đó phân hữu cơ sinh học
có vai trò vô cùng quan trọng. Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống tồn tại
trong đất, nước và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ
giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu như mọi quá trình sảy ra trong đất đều
có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (mùn hoá, khoáng chất
hữu cơ, phân giải, cố định vô cơ, v.v.). Vì vậy, từ lâu vi sinh vật đã được coi
là một bộ phận của hệ dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
Trong số các phế phẩm phế thải chăn nuôi chỉ có khoảng 50% được sử
dụng bằng các biện pháp truyền thống, số còn lại được người dân sử dụng trực
tiếp không qua xử lý. Nồng độ khí H
2
S và NH
3
tổng số vi sinh vật, bào tử nấm,
vi trùng gây bệnh cho gia súc và con người… trong đất, nước, không khí tại các
khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận đều cao hơn mức cho phép từ vài lần đến
hàng chục lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là một trong những
nguyên nhân gây ra sự bùng phát của các loại dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
trong những năm qua và tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi Việt Nam. Các
vấn đề về môi trường ở các khu vực chăn nuôi đã và đang xuất hiện với xu
hướng ngày càng tăng về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Phế thải chăn nuôi,
đặc biệt là các vùng chăn nuôi tập trung đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
Sản xuất phân hữu cơ sinh học, mỗi loại sản phẩm được tạo thành
thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
khác nhau (phế thải nông, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến
phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…), trong các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới
tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học của chúng được chuyển
hoá thành mùn nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật.
Phân bón vi sinh vật được sản xuất bằng cách nhân sinh khối vi sinh
vật trong môi trường và điều kiện thích hợp để đạt được mật độ nhất định sau
đó xử lý bảo quản và đưa vào sử dụng.
Từ năm 2003, được sự tài trợ của chính phủ Hà Lan chương trình “Khí
sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” được triển khai 23 tỉnh, mục tiêu
chính của chương trình là cải thiện vệ sinh môi trường và năng lượng cho
người dân và nông thôn phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm KC 04 - DA11,
năm 2005 Bộ môn Vi sinh vật - Viện Thổ nhưỡng nông hoá đã sản xuất thử
nghiệm thành công 2500kg chế phẩm Compost Maker phục vụ cho sản xuất
hàng nghìn tấn phân hữu cơ sinh học từ nguồn gốc phế thải chăn nuôi. Các
nhà khoa học Việt Nam đã thử nghiệm thành công phương pháp nuôi giun
bằng rác thải, nhằm giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do rác gây ra, đồng
thời cung cấp thức ăn cho gia súc. Loại giun này được nhập từ Philippines, có
ưu điểm là dễ nuôi, sinh sản nhanh, thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Theo
Huỳnh Thị Kim Hối thuộc viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, đã nghiên
cứu kinh nghiệm dân gian, kết hợp với các kiến thức khoa học hiện đại, để ra
cho đời một quy trình sản xuất xử lý phế thải nhờ giun đất Philippines. Theo
tính toán, để phân huỷ một tấn rác hữu cơ trong một năm, người ta cần
khoảng 1.000 con giun giống và các thế hệ con cháu của chúng.
Theo Võ Thị Hạnh (2004)[25], nghiên cứu xử lý nguồn phân chuồng,
biến phế thải này thành phân hữu cơ vi sinh khi sử dụng Bio-F, chế phẩm chứa
các vi sinh vật như xạ khuẩn Stetomyces sp…, nấm mốc Trichoderma sp. Và vi
khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên có tác dụng phân huỷ nhanh các hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò gây mùi hôi phân lợn, gà sau khi được
thải xử lý ẩm độ, sau đó ủ với chế phẩm Bio-F. Sau 3 ngày các vi sinh vật hữu
ích phát triển mạnh phân giải và làm mất mùi phân. Nhiệt độ trong khối ủ tăng
lên tới 60 - 70
0
C, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân.
Sau 7 - 10 ngày, giai đoạn kết thúc và sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ
chất lượng cao, có tác dụng phòng chống nấm gây hại cây trồng.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
Cây chè (Camellia Sinensis) là một trong những cây công nghiệp chủ
yếu của một số nước trên thế giới. Không chỉ ở Việt Nam và một số nước châu
Á khác chè ngày nay đã trở thành một trong những đồ uống thông dụng nhất
Tính đến năm 2008, diện tích chè toàn thế giới đạt 2.856.230 ha, tăng 469.043
ha, tương đương với 19,64 % so với năm 2004. Trong đó Trung Quốc là nước có diện
tích chè lớn nhất với 1.167.000 ha, chiếm 40,86 % diện tích chè toàn thế giới. Ấn Độ là
nước đứng thứ 2 về diện tích chè và đạt 500.000 ha, chiếm 19,53 %, Srilanca là
đất nước đứng thứ ba trên thế giới về diện tích và sản lượng chè (FA0-2010).
Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Quốc tế, đến cuối những năm
của thế kỷ XX đã có trên một nửa dân số Thế giới uống chè, trong đó có
khoảng 160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu
người một năm trên thế giới là 0,5 kg. Những nước có mức tiêu dùng chè cao
bình quân đầu người một năm là: Quata 3,2 kg, Ailen 3,09 kg, Anh 2,87 kg,
Thổ Nhĩ Kỳ 2,72 kg, Iraq 2,59 kg, Coet 2,23 kg, Tuynidi 1,82 kg, Braxin 1,45
kg, Ai Cập 1,44 kg, Srilanka 1,41 kg Việt Nam hiện có mức tiêu thụ thấp
(0,36 kg/người/năm). Các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ có mức tiêu dùng
bình quân đầu người thấp (tương ứng 0,55 kg, 0,3 kg, 0,45 kg) nhưng do dân
số đông nên lại là nước tiêu dùng chè hàng năm rất lớn (Ấn Độ 620 - 650
nghìn tấn, Trung Quốc 430 - 450 nghìn tấn, Mỹ 90 - 100 nghìn tấn). Các nước
Anh, Nga, Nhật, Pakistan cũng là những nước tiêu dùng mỗi năm từ 100 đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
200 nghìn tấn. Các nước Maroco, Đức, Pháp, Ba Lan, Iran, Iraq, Ai Cập, Thổ
Nhĩ Kỳ có mức tiêu thụ chè hàng năm cũng từ trên 30 đến 70 nghìn tấn.
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế
giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng
trung bình 16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô
la), Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la). Trong khi đó,
tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt gần 3,5 tỉ đô
la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Danh sách các nước trong bảng
xếp hạng tốp 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 không có
nhiều thay đổi so với năm 2007 với ba nước dẫn đầu là Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ
đô la), Trung Quốc (682,3 triệu đô la) và Ấn Độ (501,3 triệu đô la).Theo
thống kê của Hiệp hội chè thế giới, hiện nay toàn thế giới có 26 nước tiêu thụ
chè với số lượng lớn (Châu Âu: 5 nước, đứng đầu là Anh và Ireland; Châu Á:
11 nước, lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, các
quốc gia Hồi giáo ở Trung Cận Đông; Châu Phi: 6 nước; Châu Mỹ: 3 nước và
Châu úc: 1 nước). Thị hiếu tiêu dùng chè ở các nước có sự khác nhau về
chủng loại, điều này phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế của
mỗi nước. Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán uống chè với
đường, sữa nên rất coi trọng các loại chè có màu nước đỏ tươi sáng, vị nồng
mạnh đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không dưới 32%.
Thế giới hiện có 131 nước nhập khẩu chè, trong đó phải kể đến các
nước nhập khẩu lớn như Anh, Nga 150 - 200 nghìn tấn/năm, Pakistan, Mỹ
100 - 150 nghìn tấn/năm. Nhật, Tiểu Vương Quốc ả Rập, Ai Cập 50 - 70
nghìn tấn/năm. Iraq, Ba Lan, Đức, Maroco, Thổ Nhĩ Kỳ 20 - 30 nghìn
tấn/năm. Úc, Malaysia, Ucraina, Ireland, Nam Phi, Senegal, Turmenistan trên
10 nghìn tấn/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Ở khu vực Châu Phi, các nước Ai Cập, Nam Phi, Lybi, Tunisia chủ yếu
nhập chè đen. Riêng Ai Cập mỗi năm nhập 60 - 70 nghìn tấn. Người dân Ai
Cập và khách du lịch đều ưa thích loại chè có màu đỏ tươi sáng vì vậy chè
mảnh CTC được ưa thích ở thị trường này.
Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO - 2011) thì tình hình sản xuất chè trên thế giới như sau:
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè trên thế giới và một số nƣớc
trồng chè chính năm 2010
STT
Tên nƣớc
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ khô/ha/năm)
Sản lƣợng khô
(tấn)
1
Trung Quốc
1.419.500
10,38
1.467.470
2
Ấn độ
583.000
17,02
991.180
3
Srilanca
218.300
12,93
282.300
4
Kenia
171.900
23,21
399.000
5
Indonesia
107.800
13,92
150.000
6
Việt Nam
113.200
17,53
198.470
7
Thế giới
3.117.530
14,44
4.502.160
Nguồn FAO statistics Division 2011
Qua bảng 1.1 cho thấy:
Tính đến năm 2010, diện tích chè toàn thế giới đạt 3.117.531 ha. Trong
đó: Trung Quốc là nước có năng suất chè thấp nhất. Tuy nhiên với diện tích
trồng chè lớn nhất (1.419.500 ha) Trung Quốc trở thành nước có sản lượng chè
lớn nhất thế giới, chiếm 32,59% tổng sản lượng chè thế giới.
Ấn Độ là nước đứng thứ 2 về diện tích chè và đạt 583.000 ha, chiếm
18,70 %, Srilanca là đất nước đứng thứ ba trên thế giới về diện tích và sản
lượng chè với diện tích 218.300 ha.
Đến năm 2010 sản lượng chè thế giới đạt 4.502.160 tấn. Trong đó
Trung Quốc là nước có sản lượng chè cao nhất, đạt 1.467.470 tấn. Đứng thứ 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
về sản lượng là Ấn Độ, đạt 991.180 tấn, chiếm 22.02% sản lượng chè toàn thế
giới. Kenia có diện tích chè thấp hơn Srilanca nhưng năng suất chè cao nhất
thế giới nên sản lượng chè đứng thứ 3 thế giới, đạt 399.000 tấn.
Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất nhưng năng suất thấp chỉ đạt
trung bình 10,38 tạ khô/ha/năm. Kenia là nước có năng suất chè cao nhất, đạt
23,21 tạ khô/ha/năm, cao hơn năng suất chè trung bình trên thế giới lên
tới 60,73% (năng suất chè bình quân trên thế giới chỉ đạt 14,44 tạ khô/ha).
Đứng thứ 2 là Việt Nam với năng suất đạt trung bình 17,53 tạ khô/ha, có
năng suất bình quân cao hơn so với bình quân của thế giới là 21,39%.
1.2.2. Tình hình sản xuất chế biến tiêu thụ chè tại Việt Nam
1.2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè ở Việt Nam
Qua bảng 1.2 cho thấy: tính đến 2010 diện tích chè ở Việt Nam là
129,40 nghìn ha, tăng gần gấp 2 lần so năm 2000 (70,30 nghìn ha. Đến nay
diện tích chè ở nước ta đứng thứ 5 trên thế giới sau: Trung Quốc, Ấn Độ,
Srilanca, Kênia.
Bảng 1.2: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lƣợng chè ở Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2010
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(Tạ khô/ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
Xuất khẩu
(1000 tấn)
2000
70.30
9.9
69.90
55.60
2001
80.00
9.46
75.70
67.90
2002
98.00
9.61
94.20
74.80
2003
99.00
9.54
94.50
62.00
2004
102.00
9.51
97.00
95.00
2005
105.00
12.7
133.35
87.92
2006
122,60
11.60
142.20
105,6
2007
126,20
12.34
155.80
130,0
2008
129,60
12.98
168.0
104,0
2009
131,00
13.1
171.0
107,0
2010
129,40
14,6
177,6
136,5
Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Từ năm 2000 đến năm 2010 diện tích, năng suất, sản lượng chè nước ta
tăng tương đối ổn định. Đến năm 2010 diện tích chè kinh doanh là 129.400 ha
tăng 32,04% so với năm 2002 và giảm 1,24% so với năm 2009, năng suất
bình quân đạt 14,6 tạ khô/ha tăng 51,92% so với năm 2002, sản lượng đạt
177.600 tấn chè khô một năm tăng 8,53% so với năm 2002, xuất khẩu đạt
136.500 tấn khô tăng 82,46% so với năm 2002 và tăng 27,57% so với năm 2010.
- Về năng suất: Năng suất chè bình quân cả nước tăng liên tục. Năm 2010
năng suất đạt bình quân 14,6 tạ búp khô/ha. Năng suất và sản lượng chè tăng là
do giá chè tương đối ổn định, đặc biệt là sự ổn định của thị trường tiêu thụ chè
trong những năm, đã kích thích người làm chè đầu tư thâm canh tăng năng suất
và ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, một số
tỉnh trọng điểm được hỗ trợ vay vốn để phát triển chè từ, mở các lớp tập huấn
nâng cao trình độ của người làm chè, cải tạo phục hồi một số diện tích chè già
cỗi, nhiều diện tích chè già cỗi dần được thay thế bằng chè chất lượng cao hơn.
1.2.2.2. Thị trường xuất khẩu
Bảng 1.3: Số lƣợng và giá trị xuất khẩu chè từ năm 2000 đến năm 2011
Năm
SL xuất khẩu
(1000 Tấn)
Giá trị
(Tr. USD)
Giá bình quân
(USD/Tấn)
So sánh giá
VN/giá TG (%)
2000
55,7
69,6
1,251
64
2001
68,2
78,4
1,149
62
2002
75,0
82,7
1,103
60
2003
59,8
59,8
1,000
54
2004
97,0
93,0
0,959
54
2005
87,9
96,6
1,114
61
2006
105,6
139,4
1,320
72
2007
130,0
155,2
1,192
72
2008
104,0
147,3
1,413
64
2009
134,1
179,5
1,338
62
2010
136,5
199,9
1,462
67
2011
133,9
204,0
1,523
70
Nguồn: Bộ Công thương năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Cho đến nay sản phẩm thương hiệu “CheViet” đã được đăng ký và bảo
hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực thuộc cả 5 châu lục. Như vậy, chè
Việt Nam đã gia tăng thị phần, dù cho ở mức khiêm tốn (khoảng 6% lượng
xuất khẩu toàn cầu. Ngành chè Việt Nam đã xuất khẩu đến 110 quốc gia và
khu vực trên thế giới.
Bảng 1.4: Thị trƣờng xuất khẩu chè năm 2011 của Việt Nam
ĐVT: lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trƣờng
XK năm 2011
XK năm 2010
% tăng giảm
năm 2011 so
năm 2010
Lượng
trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng KN
133.916
204.017.965
136.515
199.979.419
-1,90
2,02
Đài Loan
20.329
26.177.159
21.689
26.484.473
-6,27
-1,16
Pakistan
17.675
32.502.018
26.389
46.219.958
-33,02
-29,68
Nga
14.843
22.157.739
19.700
27.386.678
-24,65
-19,09
Trung Quốc
12.576
14.811.542
14.228
16.930.596
-11,61
-12,52
Indonesia
12.124
11.714.496
5.430
5.847.770
123,28
100,32
Hoa Kỳ
4.506
4.937.160
4.577
4.916.907
-1,55
0,41
Đức
3.540
5.560.404
3.222
4.991.845
9,87
11,39
Tiểu VQ Ảrập
Thống nhất
3.191
6.363.281
3.878
7.225.107
-17,72
-11,93
A rập Xêut
3.000
6.999.782
2.868
5.883.890
4,60
18,97
Ba Lan
2.850
3.339.019
2.800
3.437.691
1,79
-2,87
Ấn Độ
1.024
1.442.088
2.672
3.403.033
-61,68
-57,62
Philippin
362
922.199
897
2.345.553
-59,64
-60,68
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu chè đạt xấp xỉ 200 triệu USD, tuy
giảm nhẹ so với năm 2010 nhưng cao gấp 3,4 lần so với năm 2000. Đó là do
sản phẩm đã đa dạng hơn, đã xoá bỏ hẳn độc quyền xuất khẩu. Hiện có
khoảng trên 220 doanh nghiệp đủ mọi thành phần tham gia xuất khẩu chè và
các nhà xuất khẩu đã năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
1.2.3. Nhận định chung
1.2.3.1. Thực trạng chung
Cả nước đã có 136.000 ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha, sản lượng xuất
khẩu năm 2010 là 130.000 tấn và xếp vào hàng thứ 5 về sản xuất và xuất khẩu
chè trên thế giới.
Tuy nhiên điều đáng lo ngại nhất của cả ngành chè đó là:
- Chất lượng sản phẩm chè Việt Nam còn thấp, không ổn định. Giá xuất
khẩu bình quân bằng 60% giá bình quân thế giới.
- Năng suất lao động thấp, diện tích sản xuất manh mún nhỏ lẻ khiến
thu nhập của người nông dân trồng chè chưa đảm bảo được cuộc sống và khó
có cơ hội tái đầu tư vào cây chè.
- Sản xuất công nghiệp không ổn định do thiếu nguyên liệu, chất liệu
chưa đều, tốt, thiếu lao động lành nghề, thiếu vốn để cải tiến máy móc, công
nghệ, nhà xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thương mại chè bị phụ thuộc và bị lũng đoạn bởi khách hàng trung
gian nước ngoài. Tuy đã mở rộng nhiều thị trường nhưng lại bị ép giá do chất
lượng và không có thương hiệu.
- Thiếu chế tài quản lý về chất lượng nên rất dễ bị tác động theo nhu
cầu của thị trường thứ cấp tại các cửa khẩu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
vùng nguyên liệu và năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến cũng như
thương hiệu ngành.
1.2.3.2. Nguyên nhân
- Về nông nghiệp:
+ Phần lớn diện tích chè hiện có trên cả nước là giống chè trung du lá
nhỏ, năng suất, chất lượng thấp, đang bị thoái hoá. Trong những năm qua,
Viện nghiên cứu chè nay là Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi
phía bắc đã nghiên cứu lai tạo một số giống chè mới như chè PH1,
LDP1,LDP2, Bát Tiên, Ngọc Thuý Tuy nhiên, các giống này hiện nay vẫn
chưa được ứng dụng rộng rãi và theo quy hoạch cụ thể, nên việc cải thiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
năng suất, chất lượng của toàn ngành còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu sản xuất chè có chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm.
+ Người nông dân sản xuất chè hiện nay vẫn tư duy bóc màu, không chú
trọng đầu tư thâm canh. Nông dân hoặc vì lợi nhuận trước mắt hoặc vì chưa có
khả năng tái đầu tư nên không tuân thủ quy trình kỹ thuật trong canh tác, không
quan tâm đến chất lượng nguyên liệu. Hầu hết nông dân làm chè hiện nay đều
hái chè dài hoặc cắt chè bằng liềm, bằng máy hái cải tiến tăng khẩu độ. Việc
làm trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau chế biến, tiêu tốn
thêm nhiều nhiên liệu vào quá trình sản xuất, đồng thời làm cây chè bị khai
thác kiệt quệ, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển lâu dài của cây chè.
+ Việc sử dụng thuốc BVTV còn tuỳ tiện, không ít gia đình ở tất cả các
địa phương có chè vẫn sử dụng các loại thuốc trừ sâu trong diện cấm, thuốc
trừ sâu không rõ nguồn gốc được nhập lậu từ Trung Quốc để phun cho chè và
chưa tuân thủ đúng thời gian cách ly. Cũng có hiện tượng phun thuốc kích
thích chè sinh trưởng mà không rõ các thành phần của thuốc.
+ Hiện tượng sản xuất chè phơi, chè chất lượng thấp, không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm đầu năm nay cũng là do nguyên nhân chạy tho nguồn lợi
trước mắt và cũng do chế tài về sản xuất thực phẩm ở nước ta còn quá lỏng lẻo.
- Về công nghiệp chế biến:
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, thực hiện chính sách kinh tế
mở, nhiều tỉnh chính quyền địa phương đã cho phép các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng rất nhiều nhà máy chế biến chè mà
không cần các điều kiện ràng buộc, không có chiến lược phát triển ngành chè
của tỉnh một cách hợp lý, không có quy hoạch đồng bộ giữa phát triển vùng
nguyên liệu và nhà máy chế biến nên dẫn đến tình trạng các nhà máy được
cấp phép xây dựng tràn lan, chồng chéo, lấn át nhau. Có những địa phương
trên cùng một xã có tới 11 nhà máy chế biến. Nhiều nhà máy chế biến có
công suất dưới 10 tấn/ngày, hầu hết các cơ sở này đều đầu tư dây chuyền
công nghệ lạc hậu, chắp vá. Nếu cộng tổng công suất của các nhà máy lại thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên