ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THANH HẢI
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC 9
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THANH HẢI
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC 9
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học
Mã số: 8 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Trần Luận
Thái Nguyên, năm 2018
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn "Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
trung học cơ sở trong dạy học hình học 9" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thanh Hải
Ngày … tháng … năm 2018
Ngày … tháng … năm 2018
Khoa Toán
Cán bộ hướng dẫn
TS. Trần Luận
i
Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Luận, người thầy đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình làm Luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Toán, Khoa sau Đại học, Phòng Đào
tạo trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ Toán, trường THCS Thống Nhất
– Huyện Hưng Hà – Tỉnh Thái Bình cùng các đồng nghiệp, các em học sinh đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu thực tế và tổ chức thực nghiệm
Luận văn.
Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác
giả mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thanh Hải
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 7
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................. 11
1.1. Về năng lực giải quyết vấn đề .................................................................... 11
1.1.1. Dạy học giải quyết vấn đề ....................................................................... 11
1.1.2. Quá trình giải quyết vấn đề ..................................................................... 14
1.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề ...................................................................... 16
1.2. Phân tích nội dung, chương trình Hình học 9............................................. 20
1.2.1. Vị trí và mục tiêu dạy học Toán 9 ............................................................ 21
1.2.2. Yêu cầu về kiến thức kỹ năng của chương trình Toá n 9 ......................... 21
1.3. Cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
trung học cơ trong dạy học hình học 9 .............................................................. 26
1.4. Thực trạng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THCS
trong dạy học Hình học ở trường THCS hiện nay ............................................. 31
1.4.1. Đối với GV .............................................................................................. 31
iii
1.4.2. Đối với HS ............................................................................................... 32
1.5. Kết luận chương 1........................................................................................ 35
Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC HÌNH
HỌC 9 ................................................................................................................ 36
2.1. Định hướng xây dựng các biện pháp sư phạm ........................................... 36
2.1.1. Định hướng 1 ........................................................................................... 36
2.1.2. Định hướng 2 ........................................................................................... 36
2.1.3. Định hướng 3 ........................................................................................... 37
2.1.4. Định hướng 4 ........................................................................................... 37
2.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS THCS trong dạy học
Hình học 9.......................................................................................................... 38
2.2.1. Biện pháp 1: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và vẽ hình ............................. 38
2.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường dạy học phân hóa ........................................... 44
2.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng dự đoán, quan sát ................................ 51
2.2.4. Biện pháp 4: Rèn luyện một số hoạt động trí tuệ chung ......................... 56
2.2.5. Biện pháp 5: Hình thành tri thức phương pháp ....................................... 65
2.2.6. Biện pháp 6: Rèn luyện kỹ năng khai thác, nghiên cứu sâu lời giải ....... 71
2.3. Kết luận chương 2....................................................................................... 82
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 83
3.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm ............................................................ 83
3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 83
3.3. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 84
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 84
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 84
3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 87
3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm ................................................. 87
3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm. ............................................. 88
iv
3.4.3. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................... 90
3.5. Kết luận chương 3....................................................................................... 90
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 92
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 95
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CH
Câu hỏi
GQVĐ
Giải quyết vấn đề
GS
Giáo sư
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
NXB
Nhà xuất bản
SBT
Sách bài tập
SGK
Sách giáo khoa
THCS
Trung học cơ sở
Tr
Trang
TS
Tiến sĩ
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ thích học môn Toán ..............................................................32
Bảng 1.2. Phân môn thích học nhất trong môn Toán .........................................33
Bảng 1.3. Hoạt động của HS trong giờ Hình học ...............................................33
Bảng 1.4. Cảm nhận của HS trong giờ Hình học ...............................................34
Bảng 1.5. Khó khăn đối với bài toán chứng minh Hình học ..............................34
Bảng 3.1. Điểm bài kiểm tra số 1- lớp thử nghiệm ............................................83
Bảng 3.2. Điểm bài kiểm tra số 1- lớp đối chứng...............................................84
Bảng 3.4. Điểm bài kiểm tra số 2 - lớp thực nghiệm..........................................88
Bảng 3.5. Điểm bài kiểm tra số 2 - lớp đối chứng..............................................88
v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các thành tố của năng lực GQVĐ .....................................................20
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ câu hỏi dẫn dắt tìm lời giải......................................................46
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ khái quát hóa ...........................................................................62
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ đặc biệt hóa .............................................................................64
Biểu đồ 3.1. Đa giác đồ điểm kiểm tra sau thực nghiệm ....................................89
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ hình cột biểu thị điểm kiểm tra sau thực nghiệm .............89
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ
những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho HS mà điều đặc biệt quan trọng là phải trang bị
cho HS cách học và bồi dưỡng cho HS năng lực sáng tạo, năng lực GQVĐ. Nghị quyết
Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức kĩ năng sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [7].
Ở nhiều nước trên thế giới, các nhà giáo dục toán học đã nhấn mạnh rằng giáo
dục toán học phải lấy việc nâng cao năng lực GQVĐ làm trọng tâm và được thể hiện
rõ trong quan điểm trình bày kiến thức và phương pháp dạy học thông qua chương trình
và SGK.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nội dung môn toán ở trường phổ thông Việt
Nam và các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho HS, Trần Kiều [10] xác
định năng lực GQVĐ là một trong 6 năng lực đặc thù môn toán cần hình thành và phát
triển cho HS.
Như vậy, GQVĐ có ý nghĩa quan trọng trong giảng dạy toán và được đưa vào
chương trình giảng dạy toán của nhiều nước trên thế giới. Năng lực GQVĐ là một năng
lực quan trọng cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học toán. Do đó, bồi
dưỡng năng lực GQVĐ là một nhiệm vụ quan trọng trong dạy học toán ở nhà trường
phổ thông nước ta hiện nay.
Đối với chương trình toán THCS, HS được học về số học, đại số và hình học.
Riêng hình học là một phân môn rất khó với lứa tuổi HS THCS vì tính trừu tượng của
hình học khá cao. Ở cấp học này, hình học suy diễn đã thay thế hình học quy nạp –
thực nghiệm. Phần lớn HS hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập hình học,
7
từ phần nắm bắt lý thuyết, các định nghĩa, các định lý, tiên đề, ... đến kỹ năng, kỹ xảo
hoàn thiện các lập luận, suy luận.
Đối với các bài toán về hình học, các em thường không biết bắt đầu từ đâu, giải
quyết bằng cách nào cho đúng. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS
là rất cần thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng của môn Toán nói chung, Hình học 9 và tình hình
thực tế của nhà trường, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, với mong muốn giúp HS học tốt hơn để có nền tảng kiến thức toán học vững
chắc trước khi vào trung học phổ thông nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Bồi
dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học hình
học 9”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học
Hình học 9.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Hình học 9 ở trường THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc năng lực GQVĐ của HS và các biện
pháp sư phạm bồi dưỡng những yếu tố này cho HS trong dạy học Hình học 9.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung chương trình Hình học 9.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được yếu tố năng lực GQVĐ cần trang bị cho HS và xây dựng
được các biện pháp sư phạm phù hợp thì có thể tăng cường bồi dưỡng yế u tố năng lực
GQVĐ cho HS THCS thông qua dạy học hình học 9.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực GQVĐ, đặc điểm tư duy của HS
THCS và các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS.
5.2. Phân tích đặc điểm nội dung, chương trình môn Toán nói chung và Hình
học 9 nói riêng ở trường THCS . Khảo sát thực tiễn bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho
HS THCS trong dạy học Hình học 9
5.3. Đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng một số yếu tố năng lực
8
Luận văn đủ ở file: Luận văn full