Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.68 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

YYZZ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BỘT GIẶT LIX

Họ và tên sinh viên: ĐINH THỊ KHA
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 07/2009


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX

Tác giả

ĐINH THỊ KHA

Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ thuật Môi trường

Giáo viên hướng dẫn
KS. Bùi Thị Cẩm Nhi

Tháng 07 năm 2009




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

: ĐINH THỊ KHA

MÃ SỐ SINH VIÊN

: 05127051

KHOÁ HỌC

: 2005 – 2009


1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Công ty
cổ phần bột giặt LIX.
2. Nội dung khoá luận tốt nghiệp:
- Tổng quan về công ty cổ phần bột giặt LIX
- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001:2004
trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với công ty cổ phần bột giặt LIX.
- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình cụ thể
về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001:2004 đối với công ty cổ phần
bột giặt LIX.
3. Thời gian thực hiện khoá luận: bắt đầu 03/2009 – 06/2009
4. Giáo viên hướng dẫn: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
Nội dung và yêu cầu của khoá luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Tp. Hồ Chí Minh , ngày

tháng

năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa MT và TN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

LỜI CẢM ƠN
Như chúng ta đã biết học đi đôi với hành, nếu chúng ta chỉ học lý thuyết suông

thì chúng ta sẽ không thấy được hết thực tiễn công việc, những khó khăn và cách thức
thực hiện một quy trình sản xuất, cách thức xây dựng một hệ thống xử lý như thế nào?
Chính vì thế tôi đã thực hiện khóa luận “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt LIX”.
Để hoàn thành khóa luận này bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp
đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè…Vì thế tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
™ Cô Nguyễn Trần Liên Hương đã chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập.
™ Cô Bùi Thị Cẩm Nhi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm
khóa luận.
™ Các Thầy Cô giáo trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Trường Đại Học
Nông Lâm TPHCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi.
™ Các bạn sinh viên lớp DH05MT đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp những ý
kiến quý báu cho tôi.
™ Gia đình đã tạo điều kiện, động viên và là điểm tựa tinh thần cho con trong suốt
quá trình học tập.
™ Ban lãnh đạo Công ty cổ phần bột giặt Lix đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại
Công ty.
Xin chân thành cám ơn!
Tp. HCM ngày 12 tháng 07 năm 2009
Sinh viên
Đinh Thị Kha

SVTH: ĐINH THỊ KHA

i


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Công ty cổ phần bột giặt Lix thuộc Tổng Công ty hóa chất Việt Nam – Bộ
Công Nghiệp, hoạt động chính của Công ty là sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp và mỹ
phẩm, sản xuất kinh doanh các loại hóa chất (trừ hợp chất có tính độc hại mạnh), kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, từ việc quan sát thực tế và tìm hiểu về
công tác quản lý môi trường tại Công ty tôi đã nhìn nhận được sự cần thiết phải có
một biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả các vấn đề môi trường tại Công ty.Vì vậy tôi
đã quyết định áp dụng một công cụ quản lý đó là tiêu chuẩn ISO 14001: 2004, đây là
tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Lợi ích
của tiêu chuẩn này là hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi
trường có hiệu quả nhất, phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác nhằm
giúp các Công ty đạt được các mục đích về kinh tế môi trường.
Tôi thực hiện đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix” với mục đích:
o Tìm hiểu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004
trong việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường.
o Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong
quá trình triển khai áp dụng ISO 14001: 2004.
o Nhìn nhận các vấn đề môi trường tại Công ty từ đó thấy sự cần thiết phải xây
dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004
o Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại

Công ty cổ phần bột giặt Lix.

SVTH: ĐINH THỊ KHA

ii


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... I
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.................................................................................................II
MỤC LỤC ........................................................................................................................ III
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC........................................................................................IV
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................................VI
DANH SÁCH HÌNH.........................................................................................................VI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ VII
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ISO 14000 .................................................................... 3
2.1 BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 .................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 14000 ................................................................. 3
2.1.2 Phạm vi của tiêu chuẩn ISO 14000...................................................................... 3
2.1.3 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000.................................................................... 4
2.1.4 Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 về quản lý môi trường ................................... 4
2.2 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001 – 2004............................................................. 5
2.2.1 ISO 14001 là gì? .................................................................................................. 5
2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 ......................................................... 5
2.2.3 Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001...................................................... 6
2.2.4 Các yếu tố của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ........... 6
2.2.5 Các lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 14001 : 2004............................................ 6

2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001: 2004 TẠI
VIỆT NAM ....................................................................................................................... 7
2.3.1 Thuận lợi .............................................................................................................. 7
2.3.2 Khó khăn.............................................................................................................. 9
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX.................. 12
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY ............................................................................ 12
3.1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển.................................................................... 12
3.1.2 Tổ chức nhân sự trong Công ty.......................................................................... 12
3.1.3 Sản phẩm tiêu thụ............................................................................................... 13
3.1.4 Thị trường tiêu thụ ............................................................................................. 14
SVTH: ĐINH THỊ KHA

iii


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH............................................................ 14
3.2.1 Dây chuyền sản xuất .......................................................................................... 14
3.2.2 Thiết bị phục vụ cho sản xuất ............................................................................ 16
3.2.3 Nhu cầu về nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất .............. 16
3.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI...................................... 17
3.3.1 Hiện trạng quản lý.............................................................................................. 17
3.3.2 Các biện pháp quản lý đã thực hiện ................................................................... 20
3.3.3 Các biện pháp kĩ thuật công ty đã áp dụng ........................................................ 21
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX .................... 22
4.1 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ................................................................................ 22
4.1.1 Nội dung............................................................................................................. 22
4.1.2 Hình thức phổ biến............................................................................................. 23

4.1.3 Kiểm tra ............................................................................................................. 23
4.2 LẬP KẾ HOẠCH...................................................................................................... 23
4.2.1 Khía cạnh môi trường ........................................................................................ 23
4.2.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ............................................................. 25
4.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường............................................ 27
4.3 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH................................................................................ 29
4.3.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn................................................... 29
4.3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức ......................................................................... 31
4.3.3 Thông tin liên lạc ............................................................................................... 33
4.3.4 Hệ thống tài liệu................................................................................................. 34
4.3.5 Kiểm soát điều hành .......................................................................................... 35
4.3.6 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp................................. 38
4.4 KIỂM TRA................................................................................................................ 40
4.4.1 Giám sát và đo ................................................................................................... 40
4.4.2 Đánh giá mức độ tuân thủ.................................................................................. 42
4.4.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa ................................. 42
4.4.4 Kiểm soát hồ sơ ................................................................................................. 44
4.4.5 Đánh giá nội bộ.................................................................................................. 44
4.5 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .................................................................................. 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................... 47
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 47
5.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….48
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………...49

SVTH: ĐINH THỊ KHA

iv



Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

DANH SÁCH PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC YẾU TỐ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001
PHỤ LỤC 2: CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 14000 TẠI VIỆT NAM
PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
PHỤ LỤC 4: CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG
PHỤ LỤC 5A: THỦ TỤC XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 5B: BẢNG KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
PHỤ LỤC 5C: BẢNG KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG ĐÁNG KỂ
PHỤ LỤC 6A: THỦ TỤC XÁC ĐỊNH YC PHÁP LUẬT VÀ YC KHÁC
PHỤ LỤC 6B: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC 6C: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU KHÁC
PHỤ LỤC 7A: MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 7B: PHIẾU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔI
TRƯỜNG
PHỤ LỤC 7C: PHIẾU THEO DÕI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 8: CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
PHỤ LỤC 9: THỦ TỤC QUẢN LÝ RÁC THẢI
PHỤ LỤC 10: THỦ TỤC SẴN SÀNG ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
PHỤ LỤC 11: THỦ TỤC HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG NGỪA
PHỤ LỤC 12A: THỦ TỤC KIỂM SOÁT HỒ SƠ
PHỤ LỤC 12B: BẢNG CÁC LOẠI HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN LƯU GIỮ
PHỤ LỤC 13: THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
PHỤ LỤC 14: THỦ TỤC XEM XÉT LÃNH ĐẠO
PHỤ LỤC 15: ISO 14001- CƠ CẤU TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
PHỤ LỤC 16: TRAO ĐỔI THÔNG TIN CHI TIẾT

SVTH: ĐINH THỊ KHA


v


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thiết bị phục vụ sản xuất..............................................................................16
Bảng 3.2: Nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất.................................16
Bảng 4.1: Tình trạng của hoạt động..............................................................................24
Bảng 4.2 : Các yếu tố đánh giá của từng hoạt động......................................................24
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp khía cạnh môi trường đáng kể tại Công ty CP bột giặt Lix. 25
Bảng 4.4: Kế hoạch giám sát và đo ..............................................................................40
Bảng 4.5: Đánh giá mức độ tuân thủ ............................................................................42

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001. ...............................................6
Hình 3.1: Lưu đồ công nghệ sản xuất chất tẩy rửa lỏng...............................................14
Hình 3.2: Lưu đồ công nghệ sản xuất bột giặt..............................................................15
Hình 4.1: Lưu đồ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ............................................26
Hình 4.2: Lưu đồ xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường...........................................28
Hình 4.3: Lưu đồ nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn..................................30
Hình 4.4: Lưu đồ đào tạo ..............................................................................................32
Hình 4.5: Lưu đồ hệ thống tài liệu................................................................................34
Hình 4.6: Lưu đồ kiểm soát điều hành .........................................................................35
Hình 4.7: Lưu đồ kiểm soát chất thải ...........................................................................37
Hình 4.8: Lưu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp ....................39
Hình 4.9: Lưu đồ sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa................43

Hình 4.10: Lưu đồ việc kiểm soát hồ sơ.......................................................................44

SVTH: ĐINH THỊ KHA

vi


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATHC: An toàn hóa chất
BMT: Ban môi trường
BVQI (Bureau Veritas Quality International): Hệ thống quản lý chất lượng, an toàn,
sức khỏe, môi trường
BOD: Nhu cầu oxy sinh học
COD: Nhu cầu oxy hóa học
ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo
ERM: Đại diện lãnh đạo về môi trường/ Người quản lý phụ trách về môi trường
HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
KSTL: Kiểm soát tài liệu
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
5S: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng
SS: Chất rắn lơ lửng
TPM (Total Product Maintenance): Bảo trì năng suất toàn bộ
TCVS: Tiêu chuẩn vệ sinh
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TBMT: Trưởng ban môi trường
UKAS (United Kingdom Accreditation Service): Tổ chức chứng nhận hệ thống quản
lý chất lượng của Vương quốc Anh


SVTH: ĐINH THỊ KHA

vii


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết cuộc sống ngày càng phát triển nên nhu cầu của con người
tăng theo và nhu cầu về chất tẩy rửa thì lại càng không thể thiếu với mỗi gia đình và
nhiều ngành công nghiệp. Chính vì thế các vấn đề liên quan đến chất tẩy rửa hiện cũng
đang đặt ra yêu cầu có một hệ thống quản lý phù hợp. Điều này sẽ được giải quyết khi
chúng ta áp dụng hệ thống quản lý ISO 14001:2004. Và Công ty cổ phần bột giặt Lix
là một công ty như vậy, hiện đang có nhu cầu xây dựng một hệ thống quản lý môi
trường. Nằm trên địa phận quận Thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm của Công
ty đáp ứng cho hầu hết nhu cầu của người dân tại khu vực thành phố và một số tỉnh lân
cận đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì thế mà nhu cầu về một hệ thống quản
lý theo tiêu chuẩn ISO 14000 là rất cần thiết. Chính vì những lý do trên nên tôi đã xây
dựng đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004
tại Công ty cổ phần bột giặt Lix” nhằm góp phần quản lý các vấn đề môi trường của
Công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tổng quan về các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO
14001 : 2004 trong việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường đối với Công ty cổ
phần bột giặt Lix.
- Xây dựng mô hình cụ thể về Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 : 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix.

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu gồm những nội dung sau:
- Tổng quan về công ty cổ phần bột giặt Lix
- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO
14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với công ty cổ
phần bột giặt Lix.
SVTH: ĐINH THỊ KHA

1


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình
cụ thể về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đối với
công ty cổ phần bột giặt Lix.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qua sách,
internet, thư viện…
- Khảo sát thực tế, thu thập các tài liệu, thông tin từ phía Công ty.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Công ty cổ phần bột giặt Lix - Phường Linh Trung - Quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh.
- Thời gian: từ 03/2009 đến 06/2009.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình và sản phẩm ở Công ty cổ phần
bột giặt Lix có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường.
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Thực tế Công ty chỉ kiểm soát các vấn đề môi trường theo quy định pháp luật,
hiện tại vẫn chưa có một HTQLMT nào độc lập theo ISO 14000. Vì vậy hiệu lực áp
dụng các quy trình quản lý môi trường được xây dựng trong bài khóa luận này chỉ là

trên lý thuyết chưa có căn cứ để đánh giá và kiểm tra.

SVTH: ĐINH THỊ KHA

2


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ISO 14000
2.1 BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 14000
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối
quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quá trình hoạt động công nghiệp
đã làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là suy thoái chất
lượng cuộc sống cộng đồng. Do vậy bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề quan
trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lược của các quốc
gia. Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio De Janeiro – Brazil tháng
6/1992 thì vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập đến
trong mọi hoạt động xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Trước tình hình đó, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International
Organization for Standization) đã soạn thảo và cho ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000,
nhằm đưa ra một hệ thống quản lý môi trường và tài nguyên một cách hiệu quả. Có thể
nói rằng, ISO 14000 thể hiện phương thức mới để tiến hành một cách hữu hiệu công
tác quản lý môi trường. Bộ tiêu chuẩn này hướng dẫn cho các cá nhân, tổ chức xã hội
và tổ chức kinh tế một hệ thống quản lý vừa đem lại lợi nhuận cho tổ chức vừa có thể
đảm bảo được lợi ích môi trường và đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững cho
nhân loại
2.1.2 Phạm vi của tiêu chuẩn ISO 14000

ISO 14000 có thể áp dụng cho bất kì một tổ chức nào mong muốn:
• Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
• Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố.
• Chứng minh sự phù hợp đó cho các tổ chức khác.
• Được chứng nhận phù hợp cho hệ thống quản lý môi trường của mình do một tổ
chức bên ngoài cấp.
SVTH: ĐINH THỊ KHA

3


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

• Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.

2.1.3 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000
Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi
trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội.
Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh
các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường
của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng
đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho các tổ chức "các yếu tố của một
HTQLMT có hiệu quả". ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về
hoạt động môi trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị
phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.
ISO miêu tả phạm vi của ISO 14000 như sau:
“... Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường,
tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu, có tính đến các yêu cầu
luật pháp và thông tin về các tác động môi trường đáng kể. Tiêu chuẩn này không nêu

lên các chuẩn cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ thể".
2.1.4 Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 về quản lý môi trường
Ban Kỹ thuật 207 (TC 207) do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) thành lập
để xây dựng các tiêu chuẩn ISO 14000. Tương tự như Tiêu chuẩn chất lượng ISO
9000, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào hệ thống quản lý hơn là
các hoạt động kỹ thuật. Do đó, tiêu chuẩn ISO 14000 có thể được cấu trúc tương tự
như tiêu chuẩn ISO 9000. Ban Kỹ thuật 207 và 176 (ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn
ISO 9000) đã cùng làm việc và sử dụng các bài học từ quá trình xây dựng và áp dụng
tiêu chuẩn ISO 9000 và xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000 dựa trên nền tảng tiêu chuẩn
này.
ISO muốn tìm kiếm tiêu chuẩn mới tương tự về cơ cấu và triết lý để những nơi
áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 có thể xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình
song song với tiêu chuẩn ISO 14000. Đây là ý tưởng rất phù hợp trong tương lai, vì có
thể sử dụng kết hợp hai tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn An toàn và sức khoẻ nghề
nghiệp.
SVTH: ĐINH THỊ KHA

4


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với HTQLMT (như
tài liệu ISO 14001 và 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ QLMT
(các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000). Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp
dụng cho các công ty, khu vực hành chính hay tư nhân.
2.2 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001 : 2004
2.2.1 ISO 14001 là gì?
• Là nền tảng để quản lý các yếu tố môi trường quan trọng.
• Được nhiều công ty với các quy mô khác nhau, địa điểm khác nhau trên toàn

thế giới sử dụng
• Là tiêu chuẩn tự nguyện
• Đại diện cho cách nghĩ và thực hành chủ động
• Có sự tham gia của mọi người, nhân viên các cấp xác định được vai trò của họ,
ban lãnh đạo cung cấp nguồn lực, sự ủng hộ và tầm nhìn để hỗ trợ họ.
• Là một hệ thống có nền tảng không phụ thuộc vào các chuyên gia riêng lẻ.

2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001
Hệ thống ISO 14001 quy định các yêu cầu đối với HTQLMT, tạo thuận lợi cho
tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có xem xét đến các yêu cầu
luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra và các thông tin về các khía cạnh môi
trường (KCMT) mà tổ chức xác định là có thể kiểm soát và có thể có tác động. Tiêu
chuẩn này không nêu lên các chuẩn mực về kết quả hoạt động môi trường cụ thể. Việc
thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn này là nhằm đưa đến cải tiến kết quả hoạt động
môi trường.

SVTH: ĐINH THỊ KHA

5


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

2.2.3 Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001

Cải tiến liên tục

Chính sách
môi trường


Xem xét của
lãnh đạo

Lập kế
hoạch

Kiểm tra

Thực hiện và
điều hành
Hình 2.1: Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001.
(Nguồn: www iso14000.com)

2.2.4 Các yếu tố của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
(xem phụ lục 1)
2.2.5 Các lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 14001 : 2004
2.2.5.1 Lợi ích về thị trường.
- Gia tăng lợi nhuận cạnh tranh.
- Tiếp cận con đường tới thị trường quốc tế.
- Thỏa mãn đòi hỏi của người cung ứng.
- Cải thiện sự thỏa mãn khách hàng.
- Cải thiện hình ảnh trước công chúng dư luận.
- Tiên phong trong lĩnh vực của mình.

SVTH: ĐINH THỊ KHA

6


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX


2.2.5.2 Lợi ích về tài chính
- Giảm bớt chi phí thuế do việc gây ô nhiễm.
- Giảm chi phí sản xuất (giảm nguyên – nhiên liệu).
- Giảm thiểu chất thải.
- Sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên.
- Giảm chi phí bảo hiểm.
- Gia tăng sự tin tưởng từ các cổ đông.
- Tăng khả năng huy động vốn.
2.2.5.3 Lợi ích về mặt luật pháp
- Cải thiện trình độ hiểu biết về các yêu cầu pháp luật của mọi nhân viên.
- Giảm áp lực từ các cơ quan chức năng.
- Tăng khả năng quản lý rủi ro.
- Tăng sự tuân thủ các quy định.
- Tham gia thông tin để xây dựng các chuẩn mực một cách hợp lý.
2.2.5.4 Lợi ích về đạo lý
- Giảm và kiểm soát các tác động từ sản phẩm và các quy định sản xuất lên môi
trường lao động và cộng đồng.
- Đáp ứng lại những quan tâm của cổ đông.
- Cải thiện về an toàn và vệ sinh trong sinh hoạt nội bộ.
- Gia tăng nhận thức của nhân viên, xã hội về Bảo vệ môi trường và phòng
chống ô nhiễm.
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001:
2004 TẠI VIỆT NAM
2.3.1 Thuận lợi
Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu
chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một
trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu
cầu pháp quy sở tại”. Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản

pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện.
SVTH: ĐINH THỊ KHA

7


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các
văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã
từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được
quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật. Tuy còn dừng ở mức độ này
hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn
trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.
Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ
môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở
pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi
trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi
trường.
Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại
Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của
các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù năm 2008 được coi là năm rất khó khăn đối với
kinh tế Việt Nam nhưng trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam
vẫn đứng ở mức kỷ lục là 48 tỷ USD. Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước
ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề
công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách

nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp
trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.
Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các
cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc
chứng chỉ ISO 14001, định hướng tới năm 2020: 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh
SVTH: ĐINH THỊ KHA

8


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”.
Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói
chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các
Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó
thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng
phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể
hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.
2.3.2 Khó khăn
Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay,
Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh
nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO
14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh

nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích
nào. Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường
còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho
công tác bảo vệ môi trường. Như vậy xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết
(không có yêu cầu của khách hàng, ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước
ngoài,…) thì sẽ có những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001. Việc áp dụng ISO
14001 mặc dù đem lại những lợi ích như đã trình bày ở trên nhưng kéo theo nó là
những khoản đầu tư nhất định. Nếu đem bài toán phân tích chi phí lợi ích ra áp dụng ở
đây và trong khi những khoản đầu tư đó không đem lại những hiệu quả rõ nét hơn nữa
bên cạnh những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thì rõ ràng những
lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO
Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp
Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng
HTQLMT là thiết lập, xác định Chính sách môi trường. Tuy nhiên hiện nay các doanh
SVTH: ĐINH THỊ KHA

9


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn trong việc hoạch định đường lối, hướng phát
triển và tầm nhìn dài hạn. Điều này ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của
doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách về môi
trường của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa. Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường
còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa
hiểu chính sách môi trường của tổ chức mình. Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát
huy sự tham gia của mọi người trong tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường.
Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu

đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001. Bằng việc đưa ra các mục
tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường chủ chốt, tổ chức sẽ dần hoàn thiện
các hoạt động của mình, giảm thiểu tác động tới môi trường và điều này thể hiện sự
liên tục cải tiến về công tác môi trường của tổ chức. Tuy nhiên việc xác định mục tiêu
một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức còn vướng. Một số vấn đề
trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải như sau:
• Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường
nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải.
• Mục tiêu không rõ ràng, chung chung và từ đó khó xác định mức độ cải tiến cũng
như khó xác định các công việc cần triển khai
• Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ chức,
bởi vậy việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu môi trường
đôi khi còn tách rời với các hoạt động chung khác. Thực tế hoạt động của một tổ
chức luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất và tổ chức thường đưa ra các mục tiêu
liên quan tới tăng doanh thu, giảm sai lỗi, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí…
Bởi vậy mục tiêu môi trường nên được tích hợp chung với các mục tiêu đó để tận
dụng tối đa nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.
• Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được mục
tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì
sau khi đã đạt được mục tiêu cũ. Họ cảm thấy gặp phải “giới hạn” trong việc thiết
lập mục tiêu.
SVTH: ĐINH THỊ KHA

10


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm

xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ
thống QLMT. Như vậy chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng. Tuy nhiên việc
triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ chức. Họ
thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ. Quá
trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi
khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức. Điều này
cũng một phần do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sát.
Tóm lại, sau 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001:2004 về HTQLMT được triển
khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng với các vấn
đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên chúng ta cũng đã có thể nhận
thấy sự quan tâm tới bảo vệ môi trường đang có những dấu hiệu tích cực. Tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 cũng đã thể hiện được những ưu điểm của mình trong việc thiết lập
và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi trường của một tổ chức. Tuy nhiên, để
đưa tiêu chuẩn này được phổ biến và phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm hơn
nữa của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cả cộng đồng.
Các tổ chức được chứng nhận ISO 14000 tại Việt Nam (xem phụ lục 2)

SVTH: ĐINH THỊ KHA

11


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển
- Công ty cổ phần bột giặt Lix được thành lập năm 1972 với tên gọi Công ty Hóa
Mỹ Phẩm Huân Huân.

- Năm 1977 đổi tên thành Nhà máy Công ty Hợp doanh Linh xuân.
- Ngày 01/02/1980 đổi tên thành Nhà máy quốc doanh bột giặt Linh Xuân.
- Ngày 28/08/1992 đổi thành Công ty bột giặt Lix, với tên gọi giao dịch là Lixco.
- Tháng 09/1993 Công ty xây dựng thêm một chi nhánh sản xuất tại Hà Nội.
- Tháng 09/2003 Công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ Công ty Nhà nước
thành Công ty cổ phần, trực thuộc tổng Công ty Hóa chất Việt Nam.
- Năm 2000 Công ty đã được BVQI chứng nhận và tổ chức UKAS công nhận “ Hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002”
- Hiện nay Công ty có 2 cơ sở:
Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở TP Hà Nội
3.1.2 Tổ chức nhân sự trong Công ty (xem phụ lục 3)
Bố trí nhân sự
™ Phòng tiêu thụ
- Thực hiện mọi hoạt động về bán hàng, đảm bảo cung ứng sản phẩm thỏa mãn
yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức, lựa chọn nhà phân phối.
- Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản phẩm, quản lý kho.
- Thành phẩm và tổ bốc xếp.
™ Phòng KT – KCS
- Đề xuất các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật, quy trình định mức.

SVTH: ĐINH THỊ KHA

12


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

- Nghiên cứu, đề xuất phương án cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới,
quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật mới.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào tới sản phẩm.
- Bộ phận môi trường có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát, dự đoán các vấn đề môi
trường phát sinh, đề xuất các phương pháp xử lý phù hợp và vận hành hệ thống
xử lý đúng theo quy định.
™ Phòng vật tư
- Thực hiện mọi hành động về mua bán, đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu đầu
vào phù hợp với yêu cầu, quy định của Công ty cả về chất lượng và số lượng.
- Tổ chức đánh giá nhà cung cấp.
- Quản lý kho vật tư.
™ Phòng tổ chức hành chánh
- Tuyển dụng nhân sự.
- Đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên về quản lý, kỹ năng nhận thức
đồng thời quản lý về y tế, công tác bảo vệ phòng cháy chữa cháy.
™ Phòng kế toán
- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, nghĩa vụ trả nộp, thanh toán nợ.
Sử dụng tài sản và nguồn hệ thống tài sản, phát triển và ngăn ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật về hành chính, kế toán.
™ Phân xưởng sản xuất
- Thực hiện quá trình sản xuất có kiểm soát đáp ứng yêu cầu quy định về chất
lượng và số lượng.
- Đề xuất, thực hiện phương án cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.1.3 Sản phẩm tiêu thụ
Công ty luôn đạt danh hiệu tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao 5 năm
liền từ 2006 – 2009.
Sản phẩm bột giặt các loại: Bột giặt Lix Extra, Lix Siêu Sạch, Lix Compact, YES
Sản phẩm chất tẩy rửa lỏng: Nước rửa chén, Nước lau sàn, Nước xả làm mềm vải,
Nước tẩy rửa Toilet, Nước lau kiếng, Nước tẩy Javel.

SVTH: ĐINH THỊ KHA


13


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

3.1.4 Thị trường tiêu thụ
Hiện nay, ngoài thị trường tiêu thụ nội địa (thành phố và các tỉnh lân cận) sản
phẩm của công ty còn có mặt trên các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia,
Singapo, Hàn Quốc, Úc, Anh, Philippin, Irac…
3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.2.1 Dây chuyền sản xuất

Nguyên liệu

Kiểm tra

Không đạt

Xử lý

Phối liệu

Kiểm tra

Không đạt

Đóng chai

Hình 3.1: Lưu đồ công nghệ sản xuất chất tẩy rửa lỏng
(Nguồn: Công ty cổ phần bột giặt Lix)


SVTH: ĐINH THỊ KHA

14


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty CP bột giặt LIX

Nguyên liệu

Kiểm tra

Không đạt

Xử lý

Phối liệu

Kem nhão

Kiểm tra

Không đạt

Phun sấy

Kiểm tra

Không đạt


Tuyển hạt
(sàng)
Phối trộn

Phụ gia

Kiểm tra

Không đạt

Đóng gói

Kiểm tra

Nhập kho

Hình 3.2: Lưu đồ công nghệ sản xuất bột giặt
(Nguồn: Công ty cổ phần bột giặt Lix)
SVTH: ĐINH THỊ KHA

15


×