Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI, TẬN DỤNG NGUỒN PHÂN TÁI TẠO ĐIỆN NĂNG, XÍ NGHIỆP CHĂN NI HEO ĐỒNG HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-W X -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái
Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS. PHẠM TRUNG KIÊN

LÊ CÔNG HIỆP
MSSV: 05127002

Tháng 07/2009


NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI, TẬN DỤNG NGUỒN
PHÂN TÁI TẠO ĐIỆN NĂNG, XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO
ĐỒNG HIỆP

Tác giả

LÊ CÔNG HIỆP

Luận văn kỹ sư


Ngành: Kỹ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Phạm Trung Kiên

Tháng 07 năm 2009


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao sinh thành và
dưỡng dục của cha mẹ, sự động viên ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần của các anh
chị, những người thân trong gia đình.
Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Trung Kiên, người đã dành nhiều thời gian
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Trong quá trình học tập tại Trường đại học Nông lâm Tphcm và thực hiện khóa
luận tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ dẫn, động viên của các thầy cô trong khoa Môi
trường và Tài nguyên, các tổ chức, cá nhân và toàn thể bạn bè xung quanh.
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp, trung
tâm Công nghệ Sinh học và Môi trường Trường đại học Nông lâm TP.HCM đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng xin gởi lời biết ơn đến cô chủ nhiệm và toàn thể bạn bè trong lớp
DH05MT - khoa Môi trường và Tài nguyên Trường đại học Nông Lâm TP.HCM.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do sự hạn hẹp về mặt kiến thức và thời gian nên
không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn về khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009

Lê Công Hiệp

i


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận “ Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, tận dụng nguồn phân tái tạo
điện năng, xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp” được tác giả thực hiện trong khoảng
thời gian từ 3/2009 đến 07/2009, khóa luận đã tập trung giải quyết 2 vấn đề cơ bản sau
đây:
1. Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải bao gồm
Khảo sát đo đạt lại nguồn gốc, lưu lượng, tính chất nước thải và tìm ra các
nguyên nhân làm cho hệ thống hoạt động không đạt tiêu chuẩn để từ đó đề xuất và tính
toán các phương án nâng cấp cho phù hợp.
Thông qua kết quả khảo sát, kiểm tra hệ thống nhận thấy: Hệ thống xử lý còn
quá đơn giản (chỉ có hầm bơm, bể điều hòa và 3 hồ sinh học tùy tiện) so với tính tính
chất ô nhiễm của nguồn nước thải sản xuất tại xí nghiệp (BOD5 = 2000mg/l, COD =
3000mg/l, SS = 1700mg/l, Ntổng = 410mg/l, Ptổng = 100 mg/l), không có biện pháp nào
để tách bùn ra khỏi dòng nước thải dẫn đến tình trạng bùn lắng đầy trong các công
trình xử lý, tải lượng chất ô nhiễm đi vào hồ sinh học (0,3 kgBOD5/m3) quá cao so với
khả năng chịu tải của hồ…. Từ đó đề xuất, tính toán thiết kế cho 2 phương án nâng cấp
hệ thống xử lý nước thải
- PA1 gồm: Hầm bơm, bể điều hòa, lắng 1, bể UASB, bể USBF, hồ sinh học tùy
tiện, hồ sinh học làm thoáng nhân tạo rồi đến hồ sinh học tùy tiện. Cuối cùng
nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, loại B để thải ra môi trường.
- PA2: Tương tự như phương án 1 nhưng thay thế bể USBF bằng bể trung gian và
2 bể SBR làm việc theo từng mẻ, mỗi mẻ kéo dài 24 giờ.
Qua tính toán, phân tích đã lựa chọn PA1 là phương án khả thi (vì khối lượng thi

công ít hơn, ít gặp sự cố trong quá trình vận hành, giá thành phụ trội cho 1m3 nước thải
thấp hơn) và ta tiến hành triển khai bản vẽ chi tiết PA1

ii


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

2. Về mặt tái tạo điên năng:
Tìm hiểu lượng phân heo phát sinh hàng ngày, biện pháp thu gom và xử lý chúng
hiện tại ở xí nghiệp. Đồng thời tính toán thiết kế cho hầm biogas và tính lượng khí
sinh học sinh ra khi ủ toàn bộ lượng phân heo dư thừa trong hầm.
Tính được tổng lượng khí sinh học thu hồi được từ công trình biogas và từ bể
UASB trong phương án xử lý nước thải là khoảng 677,5m3/ngày và sau đó tính toán
thiết kế các công trình tái tạo điện năng (bao gồm thiết bị tách nước, thiết bị nén và
chứa khí, thiết bị lọc khí CO2 và H2S, động cơ phát điện chạy bằng nhiên liệu khí sinh
học) nhằm chuyển hóa toàn bộ lượng khí này thành điện năng để phục vụ lại khoảng
40% nhu cầu sử dụng điện của xí nghiệp. Từ đó tiết kiệm được chi phí về điện năng,
mang lại lợi nhuận về kinh tế khoảng 16 triệu đồng/tháng cho xí nghiệp.

iii


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.............................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................1
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .........................................................2
1.3.1. Nội dung thực hiện ..............................................................................................2
1.3.2. Phương pháp thực hiện .........................................................................................2
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ....................................................................................................4
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI HEO ...........................................................4
2.2. PHÂN VÀ NƯỚC THẢI NGÀNH CHĂN NUÔI HEO .............................................4
2.2.1. Phân heo ...............................................................................................................4
2.2.1.1 Đặc tính phân heo.........................................................................................4
2.2.1.2. Các phương pháp xử lý phân heo................................................................6
2.2.2. Nước thải ngành chăn nuôi heo ............................................................................6
2.2.1.1. Đặc tính nước thải chăn nuôi heo ...............................................................6
2.2.1.2. Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi..........................................7
2.3.1. Khái niệm khí biogas............................................................................................8
2.3.2. Tính chất vật lý và hóa học của biogas.................................................................8
2.3.3. Cơ chế hình thành khí biogas ...............................................................................9
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng và sự tạo thành khí biogas......9
2.3.5. Vai trò của biogas trong sản xuất và đời sống......................................................9
2.3.5.1. Cung cấp năng lượng ..................................................................................9
2.3.5.2. Hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường ........................................................10
2.3.6. Các mô hình biogas đang được áp dụng hiện nay ..............................................11
iv



Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

2.3.7. Các biện pháp xử lý khí biogas trước khi sử dụng cho động cơ phát điện.........12
2.4. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP ...........................12
2.4.1. Vị trí địa lí...........................................................................................................12
2.4.2. Lịch sử hình thành .............................................................................................12
2.4.3. Quy mô và cơ sở vật chất của Xí nghiệp ............................................................13
2.4.4. Phương thức chăn nuôi .......................................................................................14
2.4.5. Nhu cầu sử dụng điện, nước tại Xí nghiệp .........................................................14
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI XÍ NGHIỆP CHĂN
NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG TRÌNH TÁI TẠO
ĐIỆN NĂNG TẠI XÍ NGHIỆP. ............................................................................................16
3.1. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI XÍ NGHIỆP ..............................16
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải ...........................................................................16
3.1.2. Lưu lượng và tính chất nước thải .......................................................................16
3.1.3. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải hiện có ......................................................18
3.2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG TRÌNH TÁI TẠO ĐIỆN NĂNG TẠI XÍ NGHIỆP
............................................................................................................................................21
3.2.1. Tận dụng nguồn phân heo sẵn có .......................................................................21
3.2.2. Lợi nhuận mang lại về mặt kinh tế .....................................................................21
3.2.3. Bảo vệ môi trường ..............................................................................................22
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT, TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ BIỆN PHÁP TÁI TẠO ĐIỆN NĂNG TỪ PHÂN
HEO. ........................................................................................................................................23
4.1. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............23
4.1.1. Cơ sở đề xuất ......................................................................................................23
4.1.1.1.Dựa vào điều kiện mặt bằng, điều kiện kinh tế, vị trí địa lý.......................23
4.1.1.2. Dựa vào tính chất nước thải ......................................................................23
4.1.1.3. Dựa vào tiêu chuẩn thải cho phép.............................................................24
4.1.2. Phương án đề xuất ..............................................................................................25

4.1.3. Thuyết minh sơ đồ công nghệ ............................................................................30
4.1.3.1. Phương án 1 ..............................................................................................30
4.1.3.2. Phương án 2 ..............................................................................................31
4.1.4. Kiểm tra, tính toán cho các công trình nâng cấp hệ thống xử lý nước thải ........31
4.1.4.1. Theo phương án 1......................................................................................31
4.1.4.2. Tính toán phương án 2 ..............................................................................36
4.1.5 .Dự toán toán kinh tế cho các phương án ............................................................37
4.1.5.1. Phương án 1 ..............................................................................................37
4.1.5.2. Phương án 2 ..............................................................................................38
v


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

4.1.6. Lựa chọn phương án khả thi ...............................................................................39
4.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TÁI TẠO ĐIỆN NĂNG TÙ PHÂN HEO........................40
4.2.1. Cơ sở đề xuất ......................................................................................................40
4.2.2. Phương án đề xuất ..............................................................................................40
4.2.3. Tính toán thiết kế cho các phương án tái tạo điện năng .....................................41
4.2.4. Tính toán kinh tế.................................................................................................43
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. .......................................................................45
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................45
5.2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC ......................................................................................................................50

vi



Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lượng phân và nước tiểu của heo trong một ngày đêm .................................5
Bảng 2.2: Thành phần của phân heo từ 70 – 100kg. .......................................................5
Bảng 2.3: Tính chất nước thải xí nghiệp chăn nuôi heo Gò Sao....................................6
Bảng 2.4: Tính chất nước thải ở một số trại heo quốc doanh tại TPHCM......................6
Bảng 2.5: Tính chất nước thải trại heo Vĩnh Tân – Tân uyên Bình Dương....................7
Bảng 2.6: Thành phần của khí Biogas.............................................................................8
Bảng 2.7: Nhiệt lượng thu được khi đốt cháy hoàn toàn 01kg từng loại nhiên liệu. ....10
Bảng 2.8: Định mức sử dụng điện của xí nghiệp. .........................................................15
Bảng 3.1: Tính chất nước thải xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. ............................17
Bảng 3.2: Các thông số thiết kế của hệ thống ...............................................................18
Bảng 3.3: Phân tích hiện trạng của hệ thống. ................................................................19
Bảng 4.1: Thông số nâng cấp hệ thống xử lý nước thải dự kiến...................................24
Bảng 4.2: Dự đoán hiệu suất xử lý cho phương án 1. ...................................................27
Bảng 4.3: Bảng dự đoán hiệu suất xử lý theo phương án 2. .........................................28

vii


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình biogas nắp cố định ……………………………………………….11
Hình 2.2: Quy trình xử lý nước cấp tại xí nghiệp …………………………………….14
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hiện hữu tại xí nghiệp ……………………18
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ đề xuất theo phương án 1 ……………………………… 25

Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ đề xuất theo phương án 2 ……………………………… 26
Hình 4.3: Cấu tạo bể lắng 1 …………………………………………………………. 32
Hình 4.4: Cấu tạo bể UASB ………………………………………………………… 33
Hình 4.5: Cấu tạo bể USBF …………………………………………………………. 34
Hình 4.6: Quy trình tái tạo điện năng ……………………………………………….. 40
Hình 4.7: Cấu tạo hầm biogas ………………………………………………………. 41
Hình 4.8: Thiết bị lọc khí biogas …………………………………………………… 42
Hình 4.9: Động cơ 20kW chạy bằng nhiên liệu khí sinh học ………………………. 43

viii


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)


HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch ( Mixed Liquor Suspended Solids)

PA1

: Phương án 1

PA2

: Phương án 2

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 5945-2005 : Tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải
TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


ix


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay thế giới đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng của sự phát
triển không bền vững, ngày càng có nhiều hiện tượng thiên nhiên kì lạ như: Băng tan,
mực nước biển dâng cao, sóng thần, nhiệt độ trái đất tăng lên, mưa axit,… Kèm theo
đó là giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đặc biệt là giá nhiên liệu, năng lượng
tăng cao. Gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của tất cả các loài sinh
vật trên trái đất, trong đó phải kể đến con người.
Chính vì vậy, vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay là con người phải chung tay
góp sức bảo vệ môi trường chung, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển bền
vững. Đồng thời nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng sạch như: Năng lượng từ sức
gió, năng lượng từ thủy triều, năng lượng từ khí sinh học… Phục vụ cho đời sống con
người nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng.
Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp là một trong những doanh nghiệp có quy mô
tương đối lớn và hiện đại trong lĩnh vực chăn nuôi heo, hàng năm cung cấp một lượng
rất lớn heo thịt và heo giống ra thị trường. Góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế
chung của cả nước. Nhưng hiện nay một vấn đề môi trường đặt ra cho xí nghiệp là
nước thải phát sinh ra từ quá trình chăn nuôi heo có mức độ ô nhiễm khá cao nhưng
vẫn chưa được xử lý hiệu quả gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng. Bên cạnh đó, chất thải chăn nuôi
heo không những là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng mà còn có khả năng tái tạo
nguồn năng lượng sinh học, nếu chúng ta biết tận dụng và khai thác triệt để sẽ mang
lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế và góp phần vào việc bảo vệ môi trường.


1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với yêu cầu đặt ra tại xí nghiệp là cần có một phương án nâng cấp một cách hiệu
quả hệ thống xử lý nước thải hiện có, đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, cột B theo quy
1


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

định. Bên cạnh đó phải triển khai nghiên cứu, xây dựng công trình thu khí biogas
nguồn phân heo dư thừa chuyển hóa thành nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình
sản xuất, một mặt tránh ô nhiễm môi trường, mặt khác mang lại lợi ích về mặt kinh tế
là hướng đi trong tương lai của xí nghiệp.
Đề tài: “Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, tận dụng nguồn phân tái tạo điện
năng, xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp” đã góp phần vào việc giải quyết phần
những yêu cầu và khó khăn tại xí nghiệp.
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.3.1. Nội dung thực hiện
-

Khảo sát, đo đạc các thông số về lưu lượng, tính chất nước thải, điều kiện mặt
bằng, kích thước bể, chế độ vận hành của hệ thống xử lý nước thải.

-

Đề xuất, tính toán phương án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải hợp lý với điều
kiện, hiện trạng.

-

Tìm hiểu khối lượng phân heo phát sinh, phương thức thu gom và xử lý.


-

Nghiên cứu khả năng tái tạo điện năng từ nguồn phân heo, đề xuất phương án thực
hiện và tính toán thiết kế các công trình tái tạo điện năng.

-

Triển khai bản vẽ chi tiết các công trình trong hệ thống xử lý nước thải và hầm
biogas.

1.3.2. Phương pháp thực hiện
™ Nghiên cứu lý thuyết.
-

Tìm kiếm, thu thập các tài liệu liên quan thông qua sách, báo, các nghiên cứu khoa
học, các luận văn tốt nghiệp, thông tin đại chúng, internet…

-

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến lĩnh vực xử lý nước thải, các công trình
biogas, các mô hình tái tạo điện từ khí sinh học.

-

Nghiên cứu phương pháp phân tích chất lượng nước thải.

-

Sử dụng các phương pháp thống kê, xử lý số liệu và tổng hợp kết quả.


™ Nghiên cứu thực nghiệm.
2


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

-

Trực tiếp khảo sát, đo đạc tại vị trí thực hiện đề tài.

-

Tham quan một số công trình liên quan đến lĩnh vực xử lý nước thải, lĩnh vực
biogas, lĩnh vực sản xuất điện từ khí sinh học.

-

Tiến hành phân tích chất lượng nước thải đầu vào.

1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
™ Quy mô: Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải hiện có tại xí nghiệp chăn nuôi heo
Đồng Hiệp với công suất 360 m3/ngđ đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, cột B và tận
dụng nguồn phân heo dư thừa để tái tạo điện năng phục vụ cho quá trình sản xuất tại xí
nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp.
™ Đối tượng:
-

Nguồn nước thải chỉ là nước thải sản xuất, không thu hồi và xử lý nước thải sinh
hoạt, chất lượng nước thải được lấy trực tiếp tại xí nghiệp và phân tích tại Trung

tâm Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm TPHCM.

-

Chỉ sử dụng lượng phân heo dư thừa để tái tạo điện năng, không tính đến lượng
phân bán ra bên ngoài và lượng phân đi vào hệ thống xử lý nước thải.

3


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
Chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu của khảo cổ học,
nghề chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ thời đồ đá mới, cách đây khoảng 1 vạn năm.
Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ngày nay chăn nuôi heo chiếm một
vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây ở nước ta quy mô chăn nuôi đang ngày càng phát triển
theo hướng trang trại, các hộ gia đình đã biết tập hợp lại thành các trại chăn nuôi dưới
hình thức hợp tác xã và được sự hỗ trợ của nhà nước. Các quy mô chăn nuôi lớn chủ
yếu tập trung ở 5 vùng trọng điểm như: Mộc Châu (Sơn La), Hà Nội và các vùng phụ
cận, khu vực TPHCM và các tỉnh xung quanh, Lâm Đồng và một số tỉnh Duyên Hải
Miền Trung.
Chăn nuôi heo là một ngành sản xuất không thể thiếu trong đời sống con người,
nhưng chăn nuôi heo cũng đã và đang mang lại những hậu quả xấu như: Dịch bệnh và
gây ô nhiễm môi trường. Cùng với sự phát triển của xã hội, đòi hỏi ngành chăn nuôi
heo cần phải có những thay đổi phù hợp để tồn tại và phát triển.
2.2. PHÂN VÀ NƯỚC THẢI NGÀNH CHĂN NUÔI HEO

2.2.1. Phân heo
2.2.1.1 Đặc tính phân heo
Phân heo được xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng. Lượng phân thải ra trong
một ngày tùy thuộc vào giống, tuổi, khẩu phần ăn và trọng lượng của heo.

4


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

Bảng 2.1: Lượng phân và nước tiểu của heo trong một ngày đêm
Trọng lượng của heo (kg)

Lượng phân (kg/ngày)

Nước tiểu (L/ngày)

< 10

0,5 - 1

0,3 – 0,7

14 - 45

1-3

0,7 – 0,2

45 - 100


3-5

2-4

(Theo Nguyễn Thị Hoa Lý , 1994).
Thành phần phân heo chủ yếu là nước (56 – 83%) và các chất hữu cơ, ngoài ra
còn có tỷ lệ NPK dưới dạng hợp chất vô cơ. Thành phần hóa học phụ thuộc nhiều vào
chất dinh dưỡng, thức ăn, tình trạng sức khỏe, cách nuôi dưỡng. Thành phần hóa học
của phân heo từ 70 – 100 kg được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.2: Thành phần của phân heo từ 70 – 100kg.
Đặc tính

Đơn vị tính

Giá trị

Vật chất khô

g/kg

213 – 342

NH4 – N

g/kg

0,66 – 0,76

Ntổng


g/kg

7,99 – 9,32

Tro

g/kg

32,5 – 93,3

Chất xơ

g/kg

151 – 216

Carbonates

g/kg

0,23 – 2,11

Các acid béo mạch ngắn

g/kg

3,83 – 4,47

pH


-

6,47 – 6,95

(Theo Trương Thanh Cảnh và CTV, 1998. Trích dẫn Trần Ngọc Diệu, 2001).
Trong phân heo có chứa rất nhiều loại vi trùng, vi rút, ấu trùng gây bệnh và hợp
chất phức tạp, chính vì vậy nếu chúng không được thu gom, xử lý, sử dụng một cách
hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Đặc
biệt phân heo có thể phát sinh ra các loại khí thải như: CH4, CO2, H2S,…. gây ô nhiễm
môi trường không khí.

5


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

2.2.1.2. Các phương pháp xử lý phân heo
Vì phân heo là một nguồn chất dinh dưỡng dồi dào cho cây trồng, cho các loại
cá, các loại động thực vật thủy sinh…. Chính vì vậy mà hầu hết phân heo chủ yếu
được thu gom, ủ chín, dùng để bón cho cây trồng, dùng làm thức ăn cho ngành nuôi
trồng thủy sản hoặc trôi theo nước thải xả thẳng vào môi trường mà không qua xử lý.
Ngoài ra, một biện pháp xử lý phân heo không những đảm bảo về mặt môi
trường mà còn mang lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế mà con người đang hướng đến
theo quy mô công nghiệp đó là phương pháp ủ trong hầm biogas để thu khí mêtan, tạo
ra nguồn năng lượng sinh học, phân bón sạch phục vụ cho đời sống con người.
2.2.2. Nước thải ngành chăn nuôi heo
2.2.1.1. Đặc tính nước thải chăn nuôi heo
Trong các loại chất thải của ngành chăn nuôi heo, nước thải là loại chất thải có
khối lượng lớn nhất và gây ô nhiễm nhiều nhất. Trong nước thải luôn có sự trộn lẫn

giữa nước tiểu, phân, thức ăn dư thừa, nước tắm heo và nước rửa trang thiết bị chuồng
trại. Đây là một loại nước có chứa hàm lượng BOD, COD, SS và đặc biệt là hàm
lượng chất dinh dưỡng cao. Ngoài ra nước thải chăn nuôi heo còn chứa rất nhiều loại
vi sinh vật và trứng ký sinh trùng, làm lây lan dịch bệnh cho con người và gia súc.
Những điều trên được thể hiện qua một số kết quả phân tích ở một số trang trại
chăn nuôi như sau:
Bảng 2.3: Tính chất nước thải xí nghiệp chăn nuôi heo Gò Sao
Chỉ tiêu
BOD5
COD
SS
N-NH4+

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Kết quả
1894
3081,5
2266,5
447,8

( Theo Ngô Kế Sương và CTV, 2005)
Bảng 2.4: Tính chất nước thải ở một số trại heo quốc doanh tại TPHCM.
STT

BOD5


1

1600

COD

TS
N tổng P tổng
Mẫu phân tích vào mùa khô
2880
2080
9
88
6

pH

coliform

7,1

93x104


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

2
3


450
1800

2240
3600

670
15
49
3747
10
98
Mẫu phân tích vào mùa mưa
1
2250
865
560
47
2
2260
490
599
33
3
3400
1366
1224
74
( Theo viện Khoa học Nông nghiệp Miền nam,1999.)


6,7
6,8

110x105
1100x104

6,7
6,6
6,7

110x106
>240x106
>240x106

Bảng 2.5: Tính chất nước thải trại heo Vĩnh Tân – Tân uyên Bình Dương
Chỉ tiêu
pH
BOD5
COD
SS
N tổng
P tổng
Coliform

Đơn vị
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l

MPN/100ml

Kết quả
7,2
2954
482
662
223
37
5,8x109

( Theo viện Sinh học Nhiệt đới, 2005 ).
Ở nước ta, các cơ sở chăn nuôi thường nằm rãi rác ở các vùng nông thôn với quy
mô nhỏ lẻ trong các hộ gia đình nên việc thu gom xử lý nước thải gặp rất nhiều khó
khăn và hầu như không được quan tâm đúng mức. Vì vậy hầu hết nước thải ngành
chăn nuôi heo hiện nay đang thải trực tiếp ra môi trường mà không có biện pháp xử lý,
đã và đang gây ra những vấn đề môi trường khá nghiêm trọng.
2.2.1.2. Một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi
Các phương pháp xử lý nước thải hiện nay mà có thể áp dụng cho ngành chăn
nuôi heo bao gồm :
- Phương pháp xử lý cơ học.
- Phương pháp xử lý hóa học.
- Phương pháp xử lý sinh học.
( Xem chi tiết ở phần phụ lục I)
Đối với một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh không nhất thiết phải áp dụng
toàn bộ các phương pháp mà chỉ cần áp dụng một vài công trình đơn vị trong các
phương pháp nêu trên.

7



Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

Vì đặc tính nước thải ngành chăn nuôi heo là chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, ít
chứa hàm lượng chất gây độc, do đó phương pháp xử lý hiệu quả và khả thi nhất đối
với loại nước thải này là phương pháp sinh hoc. Nhưng trước khi áp dụng phương
pháp sinh học cũng cần phải áp dụng những biện pháp cơ học để xử lý sơ bộ nhằm làm
giảm tải trọng các chất ô nhiễm khi vào công trình sinh học, giúp tăng hiệu quả xử lý.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ BIOGAS
2.3.1. Khái niệm khí biogas
Biogas là hỗn hợp của nhiều loại khí khác nhau như mêtan (CH4), cacbon đioxit
(CO2), hydro sulfit (H2S), nitơ (N2) và một lượng nhỏ các tạp chất khác. Hỗn hợp loại
khí này sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong môi trường yếm khí và
cháy được và được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.6: Thành phần của khí Biogas
Loại khí

Lượng

Ghi chú

CH4

40 – 70%

CO2

30 – 60%

Hơi nước


0,3%

N2

0 – 5%

O2

0 – 2%

NH3

0 – 1%

Có mùi

H2S

0 – 1%

Có mùi

Chất khác

< 1%

Khí mêtan chiếm 55 – 70% là tốt nhất, khoảng 40 – 50%
là kém.
Làm giảm nhiệt trị, nhưng có tác dụng làm giảm cháy nổ.


( Theo Ngô kế Sương, Nguyễn lâm hùng, 1997 )

2.3.2. Tính chất vật lý và hóa học của biogas
™ Tính chất vật lý: Nhiệt trị 4 – 8 kWh/m3, khối lượng riêng 1,2 kg/m3, nhiệt độ bắt
lửa 7000c, thể tích tăng khi cháy 6 – 12%.

8


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

™ Tính chất hóa học của Biogas: Do biogas là hỗn hợp gồm nhiều chất, nên nó mang
tính chất hóa học của từng loại chất có trong thành phần của biogas. ( Xem chi tiết ở
phần phụ lục II )
2.3.3. Cơ chế hình thành khí biogas
Sự tạo thành khí biogas là một quá trình lên mem phức tạp xảy ra rất nhiều phản
ứng, cuối cùng tạo ra khí CH4 và CO2 và một số chất khác. Quá trình này được thực
hiện theo nguyên tắc phân hủy kỵ khí, dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí đã phân
hủy từ những chất hữu cơ phức tạp chuyển thành dạng đơn giản, một lượng đáng kể
chuyển thành khí và dạng chất hòa tan. ( Xem chi tiết ở phần phụ lục III)
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng và sự tạo thành khí biogas
Có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sinh khí biogas:
- Môi trường kỵ khí: Khí biogas chỉ sinh ra trong điều kiện không có ôxy.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tối ưu là 30-350
- Độ pH: Thích hợp nhất là môi trường hơi kiềm 6,8 – 7.
- Hàm lượng chất khô: Với phân động vật thì để có hàm lượng chất khô thích
hợp nhất cần pha loãng 1 phân và 1 - 3 nước.
- Thời gian lưu: Nguyên liệu cần nằm trong bể từ 30-50 ngày .
- Các độc tố: Tuyệt đối không cho vào bể các chất như thuốc kháng sinh, diệt cỏ,

trừ sâu, xà phòng...
2.3.5. Vai trò của biogas trong sản xuất và đời sống
2.3.5.1. Cung cấp năng lượng
Biogas được dùng như một loại nhiên liệu chất lượng cao để nấu ăn, thắp sáng,
cũng như cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp. Một mét khối biogas có thể thắp sáng
một ngọn đèn 60W trong 6 – 7 giờ, hoặc chạy động cơ đốt trong một mã lực làm việc
được trong 2 giờ, tương đương với năng lượng của 0,6 – 0,7 kg xăng. Nó cũng có thể
sản sinh ra được 1,25kWh điện năng (Nguyễn Duy Thiện, 2005). Mặt khác nguồn
năng lượng khí biogas rất dễ khai thác và sử dụng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
9


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

Chính vì vậy biogas được xem như là một nguồn năng lượng bổ sung lý tưởng ở nước
ta và các nước đang phát triển.
So với một số loại nhiên liệu thường sử dụng phổ biến hiện nay thì nhiệt lượng
thu được khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg khí biogas ở mức tương đối cao và được thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 2.7: Nhiệt lượng thu được khi đốt cháy hoàn toàn 01kg từng loại nhiên liệu.
Stt

Nhiên liệu

Năng lượng(KJ/kg)

1

Khí biogas


15.600

2

Củi

2.400

3

Than củi

7.000

4

Dầu hỏa

18.00

( Theo trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ Đà nẵng, 2005 )
2.3.5.2. Hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường
Biogas cũng luôn được xem như một công trình hữu hiệu trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường bởi những lý do sau:
-

Có khả năng xử lý các chất thải hữu cơ có nguồn gốc công nghiệp hoặc nông

nghiệp.
-


Xử lý tốt các yếu tố gieo rắc mần bệnh có trong nước thải và phân như trứng

sán, vi trùng, vi rút, vi khuẩn, ....
-

Có khả năng xử lý hiệu quả đối với một số loại nước thải có nồng độ ô nhiễm

cao.
-

Thu hồi được lượng khí từ quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ, tránh

phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường không khí.
-

Tạo ra nguồn năng lượng sạch, hạn chế tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên....Việc

đốt khí sinh vật lại ít tạo ra các khí thải gây nguy hại đến môi trường như SO2,
NO2, CO, bụi,..

10


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

-

Hầm biogas tạo ra một loại phân bón giàu chất hữu cơ từ lượng phân sau khi


phân huỷ, phân này không độc hại với môi trường nước, đất mà còn làm tăng năng
suất cây trồng.

2.3.6. Các mô hình biogas đang được áp dụng hiện nay
Hiện nay, có nhiều mô hình hầm biogas khác nhau đang được áp dụng, tùy thuộc
vào diện tích xây dựng mà ta có thể lựa chọn cho phù hợp như: Kiểu túi, kiểu nắp cố
định, kiểu nắp trôi nổi.
- Loại hầm cố định: Loại hầm này phổ biến ở Việt nam, xây dựng nửa chìm nửa
nổi, hay nổi hoàn toàn trên mặt đất. Vật liệu làm bằng gạch, xi măng, phần trần
đổ bằng bê tông cốt thép. Bể dạng vuông, tròn, hình chữ nhật, phần chứa khí nằm
ngay trên trần bể. Kỹ thuật xây hầm loại này đòi hỏi cao vì dễ bị rò rỉ, khó sửa
chữa, nhưng giá thành thấp hơn so với hầm trôi nổi. Áp lực khí đạt 1000mmHg
nên ngoài đun nấu, thắp sáng còn có chạy được động cơ.

Hình 2.1: Mô hình biogas kiểu nắp cố định.
- Loại hầm nắp trôi nổi: Xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ, xây dựng chìm hẳn
trong lòng đất, vật liệu làm bằng gạch, xi măng, ống nạp liệu được nối xuống
vùng chứa bùn ở dưới đáy, phần đối diện là ống xả bùn. Khí sinh ra được giữ ở
phần bên trong nắp nổi. Loại hầm này rất hợp vệ sinh, ít bị rò rỉ, nhưng chi phí
xây dựng cao. Với loại hầm này thường đạt áp suất 100 – 150mmHg nên không
dùng để thắp sáng được.
11


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

- Túi cao su: Được nghiên cứu và chế tạo ở Đài Loan, vật liệu được làm bằng túi
cao su thiên nhiên, ống ra vào thường là ống sành. Loại này vệ sinh tốt, dễ khấy
trộn tuy nhiên dung tích nhỏ (chỉ khoảng 1 – 3 m3) khi bị rò rỉ rất khó phát hiện
nên ít được sử dụng.

- Mỗi loại hầm đều có những ưu, khuyết điểm khác nhau. Tùy thuộc vào điều
kiện về kinh tế, diện tích, mục đích sử dụng khí mà ta lựa chọn loại hầm cho phù
hợp.
2.3.7. Các biện pháp xử lý khí biogas trước khi sử dụng cho động cơ phát điện
Trong khí sinh học có chứa nhiều tạp khí như: CO2, H2S và hơi nước. Các khí
này sẽ làm giảm giá trị của khí và làm hỏng các thiết bị sử dụng khí, bên cạnh đó sự có
mặt của H2S sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Vì vậy cần phải loại bỏ chúng ra khỏi hỗn
hợp khí. (Xem chi tiết ở phần phụ lục IV )
Việc cung cấp khí cho động cơ phát điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải cân bằng giữa quá trình sinh khí và sử dụng.
- Luôn giữ cho thành phần khí không đổi.
- Cung cấp ở áp suất yêu cầu.
2.4. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP
2.4.1. Vị trí địa lí
Nằm ở thửa số 36, 37, 38, 39 (theo tờ thứ 5 Bộ Địa Chính), với tổng diện tích
mặt bằng là 250.000 m2 (625 x 400m), thuộc Nông trường Phạm Văn Cội, huyện Củ
Chi, TP. HCM, hiện xí nghiệp thuộc quản lý của Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài
Gòn.
2.4.2. Lịch sử hình thành
Được thành lập năm 1967, ban đầu là một trại chăn nuôi do tư nhân quản lý, lấy
tên là Đồng Hiệp. Năm 1975, nhà nước tiếp quản và trại được đổi tên thành trại heo 3
tháng 2. Năm 1996 trại đổi tên là xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Năm 2003 xí
nghiệp được di dời về huyện Củ Chi và là một đơn vị sản xuất thuộc tổng Công ty
Nông nghiệp Sài Gòn.
12


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

2.4.3. Quy mô và cơ sở vật chất của Xí nghiệp

™ Tổng diện tích Xí nghiệp là 250.000 m2, trong đó:
- Chuồng trại:

32.000 m2;

- Nhà xưởng :

455 m2;

- Khu xử lý nước thải :

8.300 m2;

Phần còn lại là đất dùng trồng cỏ và cây xanh tạo bóng mát. Có khu vực riêng
cách ly với khu vực sản xuất để xuất bán sản phẩm ra bên ngoài. Tường rào bao quanh
xí nghiệp được xây bằng gạch block cao 2 mét có hàng rào kẽm gai ở phía trên. Đường
giao thông nội bộ bằng nhựa thẩm thấu và đi riêng lẻ giữa từng khu trại.
™ Cơ cấu đàn: Cơ cấu đàn của tính đến ngày 31-02-2008 với tổng số đàn là 13.755
con, không tính heo con theo mẹ.
™ Chuồng trại:
Xí nghiệp có tất cả 34 dãy chuồng, chia làm 4 tổ: Tổ A (9 dãy chuồng ) quản lý
đàn đực giống và đàn nái thuần chủng, tổ B (8 dãy chuồng ), tổ C (8 dãy chuồng) quản
lý đàn nái lai hai máu, tổ D (có 9 dãy chuồng) nuôi heo hậu bị và heo thương phẩm.
Các dãy chuồng được thiết kế theo kiểu nóc đôi, lợp tole, bên dưới phủ lớp bạt chống
nóng. Nền chuồng cao ráo, bên dưới nền là hai tầng hầm, tầng trên chứa nước thải và
tầng dưới là hệ thống cống ngầm kín âm sâu 1m – 2m dưới đất để dẫn các chất thải ra
khu xử lý. Đây là mô hình được thiết kế theo công nghệ Đan Mạch và là mô hình đầu
tiên được sử dụng ở Việt nam. Hai bên mái hiên của dãy chuồng được treo bạt đề
phòng mưa tạt, gió lùa. Hệ thống khung chuồng được làm hoàn toàn bằng song sắt mạ
kẽm. Hai dãy chuồng A0 và A1 được thiết kế theo kiểu nóc đơn, bên dưới có la phông,

được trang bị hệ thống cooling pad đảm bảo nhiệt độ của chuồng từ dao động từ 25300C.
™ Trang thiết bị chuồng trại:
Bao gồm hệ thống thức ăn (silo, phểu tiếp liệu, ống tải thức ăn và hợp định
lượng, máng ăn), hệ thống quạt thông gió, máy phun cao áp, hệ thống phun sương, …

13


Nâng Cấp Hệ Thống Xử Lý Nước Thải, Tận Dụng Nguồn Phân Tái Tạo Điện Năng, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp

2.4.4. Phương thức chăn nuôi
Kết hợp các hình thức sau:
Công nghiệp: Sản xuất khép kín từ nọc cho đến đàn heo thịt thương phẩm. Quá
trình sản xuất được chia làm nhiều khâu: Nọc làm việc, hậu bị, nái, nái chờ phối, nái
chữa, nái chờ đẻ, nái nuôi con, heo con sau khi cai sữa, heo choai đến 60kg và heo vỗ
béo. Theo đơn vị thời gian là tuần trên từng đơn vị quỹ chuồng nuôi. Như vậy mỗi
nhóm heo trong một đơn vị tuần sẽ được hưởng đầy đủ tất cả các chế độ về thú y, nuôi
dưỡng, chăm sóc, quản lý…
Cùng vào cùng ra: Theo phương thức sản xuất trên thì mỗi nhóm heo sẽ chiếm
một đơn vị quỹ chuồng nhất định. Khi nhóm heo này hết thời gian chiếm chuồng, toàn
bộ chúng sẽ được di chuyển sang quỹ chuồng khác. Quỹ chuồng để trống trước đó sẽ
có một tuần để tiêu độc sát trùng và phơi khô. Sau đó một nhóm heo khác sẽ tiếp tục
đưa vào sản xuất.
Nuôi nhốt: Tại Xí nghiệp heo được chăn nuôi hoàn toàn trong ô chuồng.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, xí nghiệp chia thành từng khu vực riêng
biệt. Công nhân của từng khu vực trại có từng khu vực thay quần áo, vệ sinh khử trùng
riêng
2.4.5. Nhu cầu sử dụng điện, nước tại Xí nghiệp
™ Nước cấp:
Nguồn nước được lấy từ giếng khoan và được xử lý trước khi sử dụng cho heo

uống, tắm rửa heo và sinh hoạt của công nhân.

14


×