Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 71 trang )

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN
PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ

Tác giả

LÊ THỊ PHÚC HẰNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Bùi Xuân An

TPHCM, tháng 7/2009 

i
 


CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
• Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
• Toàn thể thầy cô trong khoa Môi trường & Tài nguyên.
• Ban chủ nhiệm bộ môn Quản lý môi trường.
• Đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt thời gian học.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn:
• PGS.TS.Bùi Xuân An - Trưởng bộ môn Quản lý môi trường & Du lịch sinh
thái – Khoa Môi trường & Tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện khóa luận này.
• Các cô chú, anh chị ở UBND huyện Cần Giờ, Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ
Cần Giờ, Ban Quản Lý Khu Du Lịch 30/4 đã cung cấp rất nhiều tài liệu cũng


như những ý kiến quý báu cho em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ trong suốt thực hiện
thực hiện khóa luận.

ii
 


TÓM TẮT
Bài khóa luận tập trung khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái (DLST) tại
huyện Cần Giờ. Từ đó, xác định được những tiềm năng, hiện trạng và những hạn chế
còn tồn tại trong hoạt động du lịch sinh thái tại Cần Giờ.
Để đánh giá hiện trạng hoạt động DLST tại Cần Giờ tôi đã tiến hành khảo sát bằng các
phương pháp: điều tra xã hội học đối với du khách tham quan DLST và cộng đồng cư
dân tại huyện Cần Giờ, khảo sát thực địa để chỉnh lý, bổ sung các số liệu, kiểm tra
mức độ tin cậy của các số liệu thu thập được.
Kết quả sau khi khảo sát cho thấy tuy Cần Giờ có rất nhiều tiềm năng phát triển,
nhưng hiện nay DLST vẫn chưa được đầu tư xứng với tiềm năng vốn có, vẫn còn tồn
tại những mặt hạn chế trong hoạt động du lịch sinh thái. Từ đó, đề xuất các giải pháp
phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ: giải pháp về công tác đào tạo và đầu tư cơ sở
hạ tầng, giải pháp về bảo tồn sinh thái, giải pháp về xã hội và giải pháp về tiếp thị.

iii
 


MỤC LỤC
Trang tựa …………………………………………………………………………………….. i
Cảm tạ ………………………………………………………………………………………. ii
Tóm tắt……………………………………………………………………………………… iii

Mục lục……………………………………………………………………………………... iv
Danh sách các bảng …………………………………………………………………………ivi
Danh sách sách các biểu đồ …………………………………………………………………ivi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………….. 1
1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………………… 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………………….. 2
1.4 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI…………………………………………………………………….. 2
1.5 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………………………… 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN……………………………………………………………….. 3
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CẦN GIỜ………………………………………………….. 3
2.1.1 Vị trí địa lý……………………………………………………………………………...3
2.1.2 Địa hình…………………………………………………………………………………4
2.1.3 Thổ nhưỡng……………………………………………………………………………..4
2.1.4 Khí hậu………………………………………………………………………………….4
2.1.5 Thủy văn………………………………………………………………………………. 5
2.1.6 Độ mặn…………………………………………………………………….....................5
2.1.7 Đặc điểm kinh tế - xã hội………………………............................................................ 5
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI…………………………………………. 6
2.2.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái………………………………………………………… 6
2.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của Du lịch sinh thái…………………………………...............7
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái………………………………………….. 7
2.3 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN CẦN GIỜ 5 NĂM (2003 – 2008) …… 8
2.3.1 Cơ sở pháp lý hoạt động du lịch sinh thái huyện Cần Giờ…………………………….. 8
2.3.2 Mục tiêu hoạt động…………………………………………………………………..... 8

iv
 



2.3.3 Hình thành các khu vực chức năng…………………………………………………..... 9
2.3.4 Kết quả đạt được từ sau 5 năm (2003 – 2008)…………………………………............ 9
2.3.4.1 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật………………………………………………………………

9

2.3.4.2 Đầu tư khai thác dịch vụ du lịch…………………………………………………….

10

2.3.4.3 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái……………………………………….

11

2.3.4.4 Các loại hình du lịch đang được khai thác trên địa bàn huyện……………............... 11
2.3.4.5 Phát triển tặng phẩm, hàng lưu niệm………………………………………………..

12

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………… 13
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU………………………………………….. 13
3.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC………………………………………….. 13
3.2.1 Đánh giá tổ chức quản lý du lịch sinh thái tại Cần Giờ……………………………….14
3.2.2 Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân cư đối với hoạt động du lịch sinh thái
tại Cần Giờ…………………………………………………………………………………. 14
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA…………………………………………….15
3.4 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN SWOT…………………………………………………...15
3.5 PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU VÀ KHẢO SÁT BẢN ĐỒ……………………………... 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
Ở CẦN GIỜ……………………………………………………………………………….. 16

4.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI …………………………….........16
4.1.1 Tài nguyên thiên nhiên……………………………………………………………...... 16
4.1.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn………………………………………………………………..16
4.1.1.2 Nông nghiệp và các sản vật………………………………………………………………...17
4.1.1.3 Biển…………………………………………………………………………………………… 18
4.1.1.4 Sông ngòi, kênh rạch……………………………………………………………………….. 18
4.1.2 Tài nguyên nhân văn…………………………………………………………………. 19
4.1.2.1 Di tích văn hóa tôn giáo – tín ngưỡng…………………………………………………… 19
4.1.2.2 Di tích lịch sử………………………………………………………………………………...19
4.1.2.3 Di tích văn hóa khảo cổ……………………………………………………………………..20
4.1.2.4 Các lễ hội……………………………………………………………………………………. 20
4.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI……………………………….. 21

v
 


4.2.1 Kết quả hoạt động du lịch sinh thái………………………………………………….. 21
4.2.2 Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch sinh thái…………………. 27
4.2.3 Những tồn tại chủ yếu………………………………………………………………... 29
4.2.3.1 Công tác quy hoạch………………………………………………………………………… 29
4.2.3.2 Công tác đào tạo và tổ chức quản lý……………………………………………………... 29
4.2.3.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng và các loại hình du lịch…………………………………………...30
4.2.3.4 Tuyên truyền quảng bá du lịch……………………………………………………............ 31
4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
HUYỆN CẦN GIỜ………………………………………………………………………… 31
4.3.1 Công tác đào tạo……………………………………………………………………... 33
4.3.2 Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng…………………………………………………………33
4.3.3 Xây dựng các loại hình du lịch mới………………………………………………….. 33
4.3.3.1 Du lịch sinh thái rừng……………………………………………………………………….34

4.3.3.2 Du lịch sinh thái biển………………………………………………………………………. 34
4.3.3.3 Du lịch sinh thái nông nghiệp……………………………………………………………...34
4.3.4 Giải pháp về bảo tồn sinh thái………………………………………………………... 34
4.3.5 Giải pháp về xã hội và tiếp thị………………………………………………………... 35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….. 37
5.1 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………. 37
5.2 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………. 38
5.2.1 Giải pháp về công tác đào tạo và đầu tư cơ sở hạ tầng………………………………. 38
5.2.2 Giải pháp về bảo tồn sinh thái………………………………………………………... 38
5.2.4 Giải pháp về xã hội và tiếp thị……………………………………………………….. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………. 40
PHỤ LỤC

vi
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Các sông chính ở Cần Giờ………………………………………………. 18
Bảng 4.2: Số lượng khách đến tham quan tại huyện Cần Giờ từ 2003 – 2008…….. 21
Bảng 4.3: Mong muốn quay lại Cần Giờ của du khách……………………………. 27
Bảng 4.4: Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động DLST của Cần Giờ………… 28
Bảng 4.5: Ma trận SWOT về khả năng phát triển DLST tại huyện Cần Giờ……… 32

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Hiệu quả hình thức thông tin về DLST tại huyện Cần Giờ ………….. 21
Biểu đồ 4.2: Mục đích khách đến tham quan tại Cần Giờ…………………………. 22
Biểu đồ 4.3: Yếu tố thu hút khách du lịch………………………………………….. 23
Biểu đồ 4.4: Mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch
tại Cần Giờ………………………………………………………………………….. 25


vii
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ở các khu có nền kinh tế phát
triển, dân cư đông đúc luôn bận rộn với công việc, luôn phải sống trong sự ồn ào, náo
nhiệt thường ngày. Trước nhịp sống hối hả, bận rộn đó, con người cũng có lúc muốn
tìm đến những nơi có cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành để xua đi hết
mọi căng thẳng, lấy lại được sự cân bằng trong cuộc sống. Do đó du lịch sinh thái ngày
càng được quan tâm phát triển đáp ứng với nhu cầu của mọi người. Du lịch sinh thái là
một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn liền với giáo dục môi
trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương.
Huyện Cần Giờ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như: vị trí
thuận lợi chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 50km với bờ biển dài trên 20km và
diện tích rừng trên 38.000 ha, nhiều cảnh quan hấp dẫn, hệ sinh thái tự nhiên phong
phú và đa dạng. Ngoài ra, nơi đây còn có các di tích lịch sử cấp Quốc gia là Căn cứ
Rừng Sác và nhiều di tích văn hóa nổi tiếng. Đặc biệt 21/01/2000 Cần Giờ được
UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, đây là khu dự
trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam càng làm cho Cần Giờ trờ thành địa điểm du lịch
hấp dẫn. Đây chính là những tiềm năng to lớn và thuận lợi cho việc hình thành và phát
triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ. Để hiểu rõ các yếu tố hấp dẫn cũng như hiện
trạng hoạt động du lịch ở huyện Cần Giờ, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp du
lịch sinh thái ở đây phát triển bền vững, tôi xin đề xuất đề tài: “Khảo sát hiện trạng
hoạt động và đề xuất một số biện pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ”.


1
 


1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động du lịch sinh thái ở Cần Giờ.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
− Đánh giá tiềm năng và hoạt động du lịch sinh thái tại Cần Giờ.
− Đề xuất một số biện pháp để phát triển DLST tại Cần Giờ.
1.4 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế hiện tại để phát triển du
lịch sinh thái ở huyện Cần Giờ.
1.5 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
− Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2009.
− Không gian: Tôi tiến hành khảo sát tại một số điểm hoạt động DLST đang thu
hút nhiều du khách tại huyện Cần Giờ: bãi biển 30/4, Khu Lâm Viên sinh thái Cần Giờ
(Đảo Khỉ), Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát.
− Đối tượng: Để khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại huyện Cần Giờ, tôi tiến
hành khảo sát chất lượng quản lý hoạt động DLST và sự tham gia của cộng đồng dân
cư qua điều tra xã hội học đối với du khách và cộng đồng dân cư tại huyện Cần Giờ.



Phương pháp: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương

pháp sau: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phương
pháp khảo sát thực địa, phương pháp ma trận SWOT và phương pháp khảo sát bản đồ.

2
 



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CẦN GIỜ
2.1.1 Vị trí địa lý (Nguồn: [3])
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về
hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có
hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn
của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh…
Chiều dài từ đông sang tây là 30 km, từ bắc xuống nam là 35 km.
Tổng diện tích tự nhiên huyện Cần Giờ là 704,22 km2, chiếm 1/3 diện tích
thành phố; là huyện ven biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh có các mặt giáp
giới, như sau:
Phía Bắc: giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch,
tỉnh Đồng Nai.
Phía Nam: giáp biển Đông
Phía Đông: giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Phía Tây: giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang
Huyện Cần Giờ có 7 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Long
Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông và Bình Khánh. Trung tâm
huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần Thạnh.

3
 


2.1.2 Địa hình
Huyện Cần Giờ có nền đất chưa ổn định, địa hình thấp trũng, được bao bọc và
phân cắt bởi mạng lưới chằng chịt các sông, kênh rạch uốn lượn và chảy hướng tâm.

Có thể chia huyện Cần Giờ thành các dạng địa hình:
− Dạng không ngập nước.
− Dạng ngập nước theo chu kỳ nhiều năm.
− Dạng ngập theo chu kỳ năm.
− Dạng ngập theo chu kỳ tháng.
− Dạng ngập theo chu kỳ ngày đêm.
− Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông.
Ngoài ra còn có dạng mặt nước: dạng này bao gồm mặt nước sông ngòi, kênh
rạch. Diện tích mặt nước huyện Cần Giờ được tính khoảng 16.939,1 ha chiếm khoảng
23,72% diện tích tự nhiên của huyện.
2.1.3 Thổ nhưỡng
Đặc điểm nổi bậc về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn
chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo,
trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm …
2.1.4 Khí hậu
Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 10 và mùa khô từ tháng 11 – 4. Nhiệt
độ trung bình là 25,80C, biên độ trong ngày từ 5 – 70C. Lượng mưa thấp nhất khu vực
thành phố Hồ Chí Minh, trung bình 1.300 – 1.400 mm/năm. Độ ẩm không khí ở Cần
Giờ cao hơn các nơi khác trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ 4% - 8%, độ ẩm từ
79% - 83%. Lượng bốc hơi bình quân khoảng 4 mm/ngày và 120,4 mm/tháng. Nhìn
chung khí hậu ở đây mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của quy luật gió mùa cận
xích đạo.

4
 


2.1.5 Thủy văn
Toàn bộ Cần Giờ nằm trong cửa sông, rạch chằng chịt với mật độ dòng chảy
cao nhất so với các huyện khác trong thành phố. Mặt nước có diện tích lớn với các

sông lớn như: sông Soài Rạp, Lòng Tàu cùng các chi lưu của chúng là các sông Gò
Gia, Đồng Tranh, Vinh Bà, Vàm Sát… đổ thẳng ra biển. Vì nằm trong vùng cửa sông
chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông tràn vào, các sông
rạch ở Cần Giờ đóng vai trò “kênh dẫn triều” dẫn nước mặn xâm nhập khăp địa bàn
huyện Cần Giờ làm cho khối nước mặt quanh năm bị mặn.
2.1.6 Độ mặn
Độ mặn trung bình khoảng 18‰ - 20‰. Trước đây thì độ mặn cao vào mùa khô
và độ mặn thấp vào mùa mưa nhưng khi thủy điện Trị An chính thức đi vào hoạt động
thì có ảnh hưởng đến sự biến đổi độ mặn rõ rệt. trong mùa khô, lượng nước xả cao nên
độ mặn giảm so với trước kia. Ngược lại trong mùa mưa, độ mặn lại tăng lên do lượng
nước xả của hồ Trị An giảm đi.
2.1.7 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Diện tích của huyện Cần Giờ là 704,22 km2, chiếm 1/3 diện tích thành phố Hồ
Chí Minh. Tổng giá trị sản xuất năm 2008: 2.552,63 tỷ đồng, tăng 24% so với năm
2007, với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp. Huyện Cần Giờ gồm có 7 xã
với tổng dân số 69.166 người (năm 2007), mật độ dân cư thấp 98,22 người/km2, phân
bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm đô thị như thị trấn Cần Thạnh có mật
độ dân số cao nhất (470,04 người/km2), xã Bình Khánh (410 người/km2), thấp nhất là
xã Thạnh An (36,52 người/km2).
Tổng số lao động trên toàn huyện Cần Giờ năm 2007 là 36.429 người (chiếm
53,15% dân số), trong đó lao động nông nghiệp là 2.176 người (chiếm 5,97%), lao
động thủy sản là 13.865 người (chiếm 38,06%), lao động thương mại – dịch vụ - du
lịch là 6.103 người (chiếm 16,75%) và lao động khác là 14.275 người. Nhìn chung, tỷ
lệ lao động có chuyên môn còn thấp; trong tổng số 36.429 lao động thì lao động có

5
 


trình độ đại học, trên đại học chiếm 1,33%, cao đẳng chiếm 0,95%, trung học chiếm

3,83%.
Mức thu nhập bình quân đầu người của huyện ngày càng được nâng cao. Năm
2007, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 19 triệu đồng/người/năm. (Nguồn: [7]).
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
2.2.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái” là một loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển nhanh
chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): “Du lịch sinh thái
là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn
tương đối nguyên sơ để thưởng thức thiên nhiên (và các đặc điểm văn hóa tồn tại trong
quá khứ hoặc đang hiện hành), qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những
tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo lợi ích cho những người dân địa
phương tham gia tích cực” (Lindberg và Hawkins, 1991)
Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là du lịch
có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện được
phúc lợi cho người dân địa phương”. (Lindberg và Hawkins, 1991)
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái, nhưng ta có thể rút ra
những đặc điểm cơ bản về Du lịch sinh thái như sau:
− Dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa.
− Có tính giáo dục môi trường.
− Đóng góp cho các nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững môi trường sinh thái và
xã hội.
− Có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

6
 


2.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của Du lịch sinh thái
− Giáo dục và nâng cao hiểu biết của khách du lịch về môi trường tự nhiên, qua

đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nổ lực bảo tồn.
− Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên.
Sự xuống cấp của môi trường và suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống
của du lịch sinh thái.
− Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bản địa. Sự xuống cấp hoặc làm
thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương sẽ trực tiếp
làm mất đi sự cân bằng hoặc thay đổi sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực, sẽ tác
động trực tiếp đến du lịch sinh thái.
− Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cộng đồng địa phương. Lợi ích của việc
bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm sức
ép cộng đồng lên môi trường. (Phạm Trung Lương, 1999)
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái
− Sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
− Người hướng dẫn có ngoại ngữ tốt, am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên,
văn hóa cộng đồng địa phương và nhà điều hành có nguyên tắc.
− Tuân thủ chặt chẽ về “sức chứa” từ cả 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học
và xã hội. Các khía cạnh này liên quan lượng khách đến một địa điểm vào một thời
điểm. (Phạm Trung Lương, 1999)
Sau khi tìm hiểu khái quát về Cần Giờ cũng như định nghĩa và các nguyên tắc
của Du lịch sinh thái, tôi thấy rằng Cần Giờ có nhiều tiềm năng để phát triển Du lịch
sinh thái. Tuy nhiên nếu phát triển du lịch sinh thái không được quy hoạch cẩn thận,
hướng chỉ đạo và quản lý nghiêm túc thì không đảm bảo cho việc phát triển bền vững.
Vì vậy, đánh giá đúng hiện trạng và tiềm năng là một điều tất yếu để quy hoạch và
phát triển bền vững du lịch sinh thái ở Cần Giờ.

7
 


2.3 HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN CẦN GIỜ

5 NĂM (2003 – 2008)
2.3.1 Cơ sở pháp lý hoạt động du lịch sinh thái huyện Cần Giờ
Căn cứ Quyết định số 1615/QĐ.UB ngày 15 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban
nhân dân thành phố về phê duyệt quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ,
huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh, và Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 27 tháng
4 năm 2006 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX về Chương trình phát triển du
lịch sinh thái giai đọan 2006 – 2010. Trên cơ sở phê duyệt quy hoạch của thành phố và
Nghị quyết của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã ra quyết định số
738/QĐ – UBND về ban hành Đề án triển khai thực hiện chương trình Phát triển du
lịch sinh thái trên giai đoạn 2006 – 2010, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo thực hiện
Chương trình nhằm tích cực triển khai thực hiện quy hoạch và chủ động các kế hoạch,
giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
2.3.2 Mục tiêu hoạt động
Xây dựng Cần Giờ thành nơi DLST có hệ động thực vật đa dạng, văn hóa lịch
sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du khách,
góp phần to lớn vào sự phát triển ngành du lịch của thành phố.
Khai thác tốt nhất các yếu tố tiềm năng: rừng, biển, sông nước, truyền thống
lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian… sử dụng hài hòa các nguồn lực trong và
ngoài huyện để tạo ra và không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc
trưng của Cần Giờ.
Đảm bảo sự phát triển kinh tế du lịch bền vững và thúc đẩy nhanh sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện, đồng thời góp phần bảo vệ, tôn tạo môi trường
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên rừng ngập mặn, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững
an ninh, chính trị và trật tự xã hội.

8
 


2.3.3 Hình thành các khu vực chức năng:

Năm 2004, UBND thành phố đã phê duyệt quy hoạch DLST Cần Giờ đến năm 2020
có 03 khu chức năng (Phụ lục II) là:
− Du lịch sinh thái biển: các xã ven biển như thị trấn Cần Thạnh, xã Thạnh An và
xã Long Hòa.
− Du lịch sinh thái rừng: toàn bộ rừng phòng hộ Cần Giờ.
− Khu du lịch sinh thái nông nghiệp: các xã nông nghiệp ở phía bắc huyện như xã
Bình Khánh, xã Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông.
2.3.4 Kết quả đạt được sau 5 năm (2003 – 2008) (Nguồn: [6])
2.3.4.1 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật:
− Đường bộ: Công trình nâng cấp mở rộng đường Rừng Sác đã hoàn thành giai
đoạn 1; các dự án mở rộng, nâng cấp các tuyến đường vào nội xã Lý Nhơn, An Thới
Đông, Tam Thôn Hiệp đang triển khai thực hiện.
− Vận chuyển hành khách: Xe buýt là phương tiện giao thông đường bộ công
cộng duy nhất, đến nay có 58 chuyến trong ngày xuất phát từ bến Cần Thạnh đến phà
Bình Khánh và ngược lại, 04 chuyến chạy từ bến Cần Thạnh đến trạm xe buýt chợ Bến
Thành – Quận 1. Các tuyến xe buýt này đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách du
lịch bình dân vì giá rẻ và tiện lợi.
− Nước sạch: việc cung cấp nước sạch sinh hoạt trên địa bàn huyện tương đối ổn
định đáp ứng được nhu cầu của du khách tại các khu du lịch đặc biệt trong những ngày
lễ lớn, với giá quy định 5.000 đồng/lần tắm. Trong năm 2006, bồn nước tại khu du lịch
30/4 đã được đưa vào hoạt động, giải quyết được tình trạng thiếu nước tại khu vực này
nhất là trong những ngày lễ lớn.
− Ngoài ra, việc đầu tư mạng lưới điện, hạ tầng viễn thông đã đáp ứng được nhu
cầu phát triển du lịch ngày càng cao, phủ sóng gần như trên toàn huyện, tạo điều kiện
thuận lợi cho du khách, đặc biệt là các doanh nhân đến vui chơi, nghỉ dưỡng.

9
 



2.3.4.2 Đầu tư khai thác dịch vụ du lịch
− Đầu tư các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng: Tính đến tháng 5 năm 2008,
huyện Cần Giờ đã thu hút được 22 nhà đầu tư đăng ký thực hiện và lập quy hoạch 25
dự án đầu tư các khu DLST, khu vui chơi giải trí trãi đều trên đại bàn huyện, với tổng
diện tích dự kiến thực hiện khoảng 1.776 ha (Phụ lục III), trong đó:
Đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động kinh doanh: 7 dự án.
Đang triển khai thực hiện: 18 dự án, bao gồm:


Đã có quyết định giao đất đang triển khai thi công: 2 dự án.



Đang triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500: 16 dự án.

Đặc biệt, đối với dự án lấn biển Cần Giờ “Khu đô thị lấn biển Cần Giờ” diện
tích 600 ha, vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đôla Mỹ, do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn
làm chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị thi công.
Ngoài ra, cuối năm 2007, Ủy ban nhân dân huyện đã phê duyệt đề án “Xây
dựng khu du lịch sinh thái biển Cần Thạnh”, với diện tích 69 ha, từ nguồn ngân sách
huyện, Ban Quản lý khu du lịch 30/4 làm chủ đầu tư. Đến nay, Ban Quản lý khu du
lịch 30/4 đang triển khai thực hiện.
− Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Đến tháng 10 năm 2008, trên địa bàn huyện
có 28 cơ sở kinh doanh lưu trúvới tổng số 455 phòng, phân theo địa bàn xã, thị trấn:
thị trấn Cần Thạnh có 08 cơ sở với 81 phòng; xã Long Hòa có 16 cơ sở với 347 phòng,
trong đó có 150 phòng cao cấp (3 sao) của Công ty Du lịch sinh thái Cần Giờ (thuộc
Tổng công ty du lịch Sài Gòn) và Khu du lịch sinh thái biển Hòn Ngọc Phương Nam
(công ty 27/7, thuộc Sở Lao động Thương binh xã hội); xã Lý Nhơn có 01 cơ sở với
04 phòng; xã An Thới Đông có 03 cơ sở với 23 phòng.


10
 


2.3.4.3 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái:
Trong thời gian qua, Cần Giờ tập trung đẩy mạnh quảng bá giới thiệu các sản phẩm du
lịch của huyện đến với khách du lịch trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức đa
dạng như:
− Phát hành 5.000 sổ tay “Du lịch sinh thái Cần Giờ” ra cả nước và nước ngoài
(Úc, Singapore, Hàn Quốc).
− Phối hợp với tuần báo Kinh tế thuộc Bộ Thương mại in và phát hành 5.000 bản
đặc san HELLO KOREAN giới thiệu du lịch sinh thái Cần Giờ vào thị trường Hàn
Quốc.
− Xây dựng phim Trailer “Điểm hẹn Cần Giờ” giới thiệu tại hai đầu bến phà Bình
Khánh và các tour du lịch trong và ngoài nước.
− Hàng quý giới thiệu du lịch Cần Giờ qua các phương tiện thông tin đại chúng
(báo, đài phát thanh, đài truyền hình trên kênh VTV9, kênh VTV4 phát ra nước ngoài).
− Phát hành được gần 1.000 cuốn sổ tay hướng dẫn du lịch sinh thái Cần Giờ.
− Phát hành 500 cuốn phim du lịch “Điểm hẹn Cần Giờ”.
− Phối hợp Sở Du lịch Thành phố tổ chức thành công Hội nghị quảng bá tiềm
năng và xúc tiến du lịch Cần Giờ từ năm 2008 – 2010. Hội nghị đã thu hút gần 100
doanh nghiệp khinh doanh dịch vụ - du lịch thành phố tham dự, tại hội nghị các doanh
nghiệp đã ký kết được 04 hợp đồng kinh tế, tổng giá trị gần 10 tỷ đồng, các h[pj đồng
này đang được các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
2.3.4.4 Các loại hình du lịch đang được khai thác trên địa bàn huyện
− Du lịch sinh thái biển: Du lịch sinh thái biển là du lịch đặc trưng của huyện, địa
phương duy nhất của thành phố có biển, với 14 km trải dài từ thị trấn Cần Thạnh đến
xã Long Hòa.
− Du lịch sinh thái rừng: Các hoạt động du lịch sinh thái rừng chủ yếu tập trung
tại 03 xã Long Hòa, Lý Nhơn và An Thới Đông.


11
 


− Du lịch văn hóa, tín ngưỡng: Lễ hội Nghinh Ông diễn ra hằng năm vào tháng 8
Âm lịch (trùng với Tết trung thu) là sự kiện văn hóa đặc trưng của huyện và cũng là
một trong những sự kiện của thành phố.
− Du lịch sinh thái nông – lâm nghiệp
− Du lịch Mice (Hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng)
2.3.4.5 Phát triển tặng phẩm, hàng lưu niệm:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về du lịch, lượng khách đến Cần
Giờ ngày càng nhiều đồng thời cũng xuất hiện nhu cầu mua sắm của du khách ngày
càng tăng nên các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch cũng đặc biệt quan tâm đến sản phẩm
du lịch, tặng phẩm, hàng lưu niệm phục vụ cho nhu cầu mua sắm của du khách. Hiện
nay, tại chợ Hàng Dương – khu du lịch 30/4 đã có những quầy hàng lưu niệm được sản
xuất từ các động thực vật đặc trưng của rừng và biển như chuỗi ốc, móc chìa khóa, đèn
bàn làm bằng cọng đước…
Trong 5 năm qua, huyện Cần Giờ đã thu hút được 1.545.350 lượt du khách đến
tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, trong đó, khách nước
ngoài chiếm khoảng 15% (chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Đức…)
Tốc độ tăng trưởng số lượng du khách hằng năm đạt 20%.

12
 


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU

Phương pháp thu thập tài liệu được sử dụng để thu thập các số liệu có sẵn để
hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận của đề tài.
− Thu thập tài liệu từ UBND huyện Cần Giờ về diện tích, điều kiện tự nhiên và
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ trong năm 2008, tình hình đầu
tư và những văn kiện pháp lý về quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần
Giờ.
− Thu thập tài liệu tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ các nội dung sau:
tài nguyên thiên nhiên của rừng ngập mặn Cần Giờ, hình ảnh về các sinh vật đặc trưng
của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
− Thu thập tài liệu tại Văn phòng Ban quản lý khu du lịch 30/4 về số liệu khách
du lịch, tài liệu và thông tin về du lịch sinh thái.
3.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Để đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái trong công tác tổ chức, quản lý
cũng như sự tham gia của cộng đồng dân cư đối với hoạt động DLST ở Cần Giờ, tôi
tiến hành điều tra xã hội học đối với một số đối tượng. Dựa vào bảng câu hỏi trong
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư môi trường của Võ Thị Bích Thùy [9], có chỉnh sửa cho
phù hợp với điều kiện ở Cần Giờ, tôi xây dựng bảng câu hỏi cho đối tượng là du khách
đến tham quan và cộng đồng dân cư (Xem phụ lục IV). Qua đó, đánh giá sơ bộ các yếu
tố từ đó rút ra các mặt tồn tại để có thể đề xuất giải pháp phù hợp.

13
 


3.2.1 Đánh giá tổ chức quản lý du lịch sinh thái tại Cần Giờ
Mục đích là thu nhận ý kiến của du khách về các vấn đề: mục đích du lịch, yếu
tố thu hút du khách tại Cần Giờ, các hình thức thông tin đến du khách, cảm nhận của
du khách về chất lượng phục vụ du lịch sinh thái tại Cần Giờ.
Khảo sát được tiến hành đối với các đối tượng là những du khách tham gia hoạt
động du lịch sinh thái tại các địa điểm có đông du khách: bãi biển 30/4, Khu Lâm Viên

sinh thái Cần Giờ (Đảo Khỉ), Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát.
Do khách du lịch đến Cần Giờ chủ yếu là đi theo đoàn thể và đi theo nhóm gia
đình hoặc bạn bè nên các phiếu điều tra được phát ra và lấy ý kiến theo đại diện của
nhóm. Hình thức khảo sát là phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Số lượng
phiếu phát ra và thu lại là 50 phiếu cho 50 nhóm.
Số liệu sau khi thu được sẽ được tập hợp, thống kê, xử lý dưới dạng phần trăm
đối với từng yếu tố. Riêng câu 5 khảo sát chất lượng dịch vụ du lịch, số liệu sau khi
thống kê, không được tính theo tỷ lệ phần trăm mà được tính theo thang điểm như sau:
Tốt: 2 điểm; Trung bình: 1 điểm; Kém: 0 điểm. Sau đó cộng 3 kết quả của mỗi yếu tố
lại ta có thể đánh giá được mức độ hài lòng của du khách đối với từng yếu tố.
3.2.2 Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân cư đối với hoạt động du lịch sinh
thái tại Cần Giờ
Mục đích của cuộc khảo sát nhằm đánh giá công tác tuyên truyền và giáo dục
môi trường cũng như sự tham gia của cộng đồng đối với các hoạt động du lịch sinh
thái tại Cần Giờ.
Khảo sát được tiến hành đối với các đối tượng là cộng đồng dân cư ở khu vực
gần các khu du lịch sinh thái và các khu trung tâm như thị trấn Cần Thạnh và xã Bình
Khánh. Hình thức khảo sát là phát phiếu điều tra và thu trực tiếp. Số lượng phiếu phát
ra là 100 phiếu, trong đó khu vực Cần Thạnh là 50 phiếu, khu vực xã Bình Khánh là
20 phiếu và xã Long Hòa (gần các khu du lịch biển) là 30 phiếu.

14
 


3.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Phương pháp khảo sát thực địa được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và
bổ sung những tài liệu thu được trực tiếp hoặc gián tiếp. Các tài liệu sau khi thu thập
và phân tích sơ bộ sẽ được đối chiếu thực địa tại địa bàn để chỉnh lý và bổ sung, sau đó
được đưa vào sử dụng trong đề tài.

3.4 PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN SWOT
Phương pháp ma trận SWOT được thực hiện trong đề tài để đánh giá khả năng
phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ. Với ma trận SWOT, ta có thể xác định các điểm
mạnh, điểm yếu, để từ đó có những giải pháp hợp lý để khai thác hết các điểm mạnh
cũng như khắc phục những hạn chế trong hoạt động DLST của huyện Cần Giờ. Từ đó,
nắm bắt các cơ hội cũng như dự đoán được những thách thức để có những định hướng,
hành động phù hợp giúp DLST tại huyện Cần Giờ ngày càng phát triển.
3.5 PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU VÀ KHẢO SÁT BẢN ĐỒ
Bản đồ được sử dụng trong phương pháp này là bản đồ hành chính, bản đồ phân
khu chức năng, bản đồ quy hoạch DLST đến năm 2020. Dựa vào bản đồ phân khu
chức năng để xác định khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực được quy
hoạch để phát triển DLST. Sử dụng bản đồ du lịch quy hoạch DLST để xác định các
địa điểm được quy hoạch DLST, so sánh bản đồ quy hoạch du lịch với bản đồ phân
khu chức năng để đảm bảo sự phù hợp trong công tác quy hoạch các điểm DLST,
không làm ảnh hưởng vùng lõi cần được bảo vệ của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ.

15
 


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Qua quá trình thu thập số liệu và khảo sát thực địa, tôi thấy rằng Cần Giờ có nhiều
tiềm năng để phát triển DLST với nhiều loại hình phong phú và đặc trưng khác biệt
với các khu DLST khác.
4.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn (Nguồn: [5])
Diện tích Cần Giờ chủ yếu là rừng ngập mặn với diện tích là 37.162,53 ha,

chiếm hơn ½ diện tích tự nhiên toàn huyện. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá
phổi xanh” của thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Sau 30
năm phục hồi và phát triển, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng đa dạng và
phong phú về thực vật cũng như động vật, được UNESCO công nhận là khu dự trữ
sinh quyển thế giới vào ngày 21/01/2000. Rừng ngập mặn Cần Giờ có hệ sinh thái đặc
trưng của vùng ngập mặn cửa sông ven biển, có 15 kiểu sinh cảnh khác nhau: quần xã
Mắm Trắng, quần xã Mấm Trắng – Bần Trắng, quần xã Mắm Trắng – Mắm Đen, quần
xã Mấm Đen – đước, quần xã Đước thuần loại,… Theo thống kê của các nhà khoa học
thì rừng ngập mặn Cần Giờ có:
− 157 loài thực vật thuộc 76 họ. Trong đó có 35 loài cây rừng ngập mặn thực sự
thuộc 36 chi, 24 họ.
− 70 loài động vật không xương sống, thủy sinh thuộc 44 họ: Cua biển, Tôm Sú,
Tôm Thẻ Bạc, Sò Huyết,…

16
 


− 137 loài cá thuộc 39 họ: Cá Ngát, Cá Bông Lau, Cá Dứa,…
− 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát: Kỳ Đà Nước, Hổ Mang Chúa, Trăn Gấm, Cá
Sấu Hoa Cà,…
− 130 loài chim thuộc 47 họ, 17 bộ: Bồ Nông Chân Xám, Diệc Xám, Vạc, Già
Đẫy, Giang Sen,…
− 19 loài thú thuộc 13 họ, 7 bộ như Mèo Rừng, Khỉ Đuôi Dài, cầy Vòi Đốm,
Nhím,…
Đến với rừng ngập mặn Cần Giờ, du khách có thể vừa tận hưởng không khí
trong lành, mát mẻ vừa tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn với các loài động thực
vật đặc trưng. Chính cảnh quan thiên nhiên trong lành và hệ sinh thái rừng ngập mặn
phong phú và đa dạng đã thu hút rất nhiều du khách đến đây hàng năm. Ngoài ra, du
khách có thể tham gia hoạt động trồng rừng hoặc đến thăm các hộ giữ rừng, tìm hiểu

về đời sống của những hộ dân ở đây.
4.1.1.2 Nông nghiệp và các sản vật
Vườn cây ăn trái được đầu tư ở Cần Thạnh, Long Hòa và một số khu vực ở các
xã Bình Khánh, An Thới Đông gắn với phát triển du lịch nhà vườn. Các loại cây ăn
trái như: mãng cầu, xoài, ổi, táo hồng, bưởi, vú sữa, nhãn, mít, khế, đu đủ,… được
trồng nơi đất cao, không bị ngập nước. Tại đây, du khách có thể bắt gặp những vườn
trĩu nặng trái, tận tay hái và thưởng thức trái chín ngay tại vườn.
Khi đến Cần Giờ, du khách còn có dịp ghé thăm các trại tôm sú giống, khu nuôi
tôm sú công nghiệp, diện tích lên đến 70 ha, năng suất đạt 15 tấn/ha/năm hoặc thăm
các ao nuôi của các hộ dân để tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp nuôi
trồng thủy sản hoặc có thể tham gia các hoạt động khác như câu cá, thả diều.

17
 


4.1.1.3 Biển
Bờ biển Cần Giờ dài gần 20 km. biển Cần Giờ rất đặc biệt, nước có màu đục do
phù sa bồi đất sét bùn nhưng rất sạch. Chính đặc điểm này mà nơi đây phát triển được
nghề nuôi nghêu vừa tạo thêm thu nhập cho cư dân vừa tạo nên những bãi nghêu cho
khách tham quan và hiểu thêm được cuộc sống của cư dân địa phương.
4.1.1.4 Sông ngòi, kênh rạch
Cần Giờ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, len lỏi giữa các cánh
rừng. Được bao quanh bởi hệ thống sông ngòi, Cần Giờ giống như hòn đảo nhỏ yên
tĩnh, tách biệt sự ồn ào, náo nhệt của thành phố. Vì vậy, Cần Giờ rất thích hợp cho loại
hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Du khách có thể đi thuyền dọc các con sông này vừa
thưởng thức không khí mát mẻ vừa có thể nhìn ngắm vẻ đẹp của khu rừng ngập mặn.
Bảng 4.1: Các sông chính ở Cần Giờ
STT Tên sông


Chiều dài (km) Chiều rộng (m)

1

Đồng Tranh

67,5

1.800

1 – 25

2

Gò Gia

12

600

10 – 20

3

Lòng Tàu

32

550


10 – 25

4

Nhà Bè

29,5

1.670

10 – 25

5

Ngã Bảy

10

900

10 – 20

6

Soài Rạp

14,5

3.100


10 – 30

(Nguồn: [3])

18
 

Độ sâu (m)


×