Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ KÝ QUỸ HOÀN CHI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.15 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ KÝ QUỸ
HOÀN CHI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM
TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LÊ TRẦN KIỂU TRANG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 7/2009


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ KÝ QUỸ HOÀN CHI
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ
LINH KIỆN ĐIỆN TỬ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LÊ TRẦN KIỀU TRANG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY



Tháng 7/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khoá luận tốt nghiệp, bên cạnh
những thuận lợi tôi cũng gặp không ít những khó khăn. Có thể nói, để vượt qua và
thành công như ngày hôm nay tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của khá nhiều
người.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ và những người thân
yêu đã luôn ở bên cạnh động viên và tin tưởng tôi, là động lực to lớn giúp tôi không
ngừng phấn đấu, vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Cảm ơn thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên đã cung cấp cho tôi những
kiến thức quí báu, làm nền tảng vững chắc để tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp và tự
tin hơn trong công việc sau này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Vũ Thị Hồng Thủy, cảm ơn cô
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, khích lệ em, giúp em có thêm niềm tin để có thể tiếp
tục và hoàn thành tốt đề tài.
Cảm ơn những người bạn đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ và những người dân đã nhiệt
tình trả lời câu hỏi, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

Lê Trần Kiều Trang

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhu cầu sử dụng thiết bị
điện tử của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao. Các thiết bị điện tử ngày càng
đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Và cùng với sự phát triển, vấn
đề về chất thải điện tử cũng trở nên nghiêm trọng hơn, cấp thiết hơn. Nếu không được
kiểm soát và xử lý đúng cách, chúng có thể sẽ trở thành mối đe dọa đối với môi trưòng
và sức khoẻ con người do các thành phần độc hại trong chất thải gây nên. Bên cạnh đó
đây cũng là loại chất thải có khả năng tái sinh – tái chế cao, có thể tận dụng để tiết
kiệm nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên với tình hình thải bỏ, xử lý chất thải
điện tử cũng như hoạt động tái sinh – tái chế còn nhiều bất cập như hiện nay thì việc
áp dụng công cụ KQHC là thực sự cần thiết để cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý,
tái chế chất thải.
Đề tài: “Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ ký quỹ - hoàn chi nhằm
nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh kiện điện tử ở TP.HCM” xem
xét khả năng áp dụng công cụ ký quỹ hoàn chi đối với sản phẩm điện tử dựa trên việc
tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ
cho việc áp dụng chính sách, góp phần nâng cao tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái chế.
Đề tài được tiến hành tại các khu vực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thời
gian từ 1/03/2009 đến 30/06/2009, bao gồm những nội dung chính sau:
-

Nghiên cứu hiện trạng và các bất cập trong quản lý chất thải rắn trên địa bàn

TP.HCM
-

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng, thải bỏ và xử lý chất thải điện tử ở TP.HCM

-

Nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng khi áp dụng công cụ

KQHC

-

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lượng chất thải điện tử được thu hồi

-

Đề xuất các giải pháp hỗ trợ khi thực hiện chính sách áp dụng công cụ KQHC đối
với các sản phẩm điện tử.
Do nhiều hạn chế, khảo sát chỉ thực hiện với 150 mẫu. Kết quả cho thấy chính

sách áp dụng công cụ KQHC đối với linh kiện điện tử có khả năng thực hiện được với
74% tổng số người muốn tham gia. Tuy nhiên, công cụ này còn khá mới mẻ, chưa
iii


được áp dụng ở Việt Nam cho nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng
hệ thống ký quỹ hoàn chi. Đòi hỏi phải tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn để có
những chính sách phù hợp và hiệu quả hơn.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................................iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH..................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................1
1.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................2
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................2
1.4.2 Khách thể nghiên cứu .....................................................................................................2
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................2
1.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU .............................................................................3
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................3
1.6.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng câu hỏi..........................................................3
1.6.2. Phương pháp phân tích tài liệu ......................................................................................3
1.6.4 Phương pháp khảo sát thực địa.......................................................................................3
1.7 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................................4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÁI CHẾ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH .......................................................................................................................5
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HỒ CHÍ MINH .........................5
2.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở TP.HỒ CHÍ MINH ................................6
2.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM ...............................................6
2.2.2 Hiện trạng thu gom và quản lý chất thải rắn...................................................................7
2.2.3 Những bất cập trong quản lý chất thải rắn tại TP.HCM.................................................8
2.3 HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM .........................9
2.3.1 Hiện trạng tái chế chất thải rắn.......................................................................................9
2.3.2 Lợi ích của hoạt động tái sinh tái chế ...........................................................................11
2.4 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, THẢI BỎ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ ....................11
2.4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ..........................................................................11

2.4.2 Tính dễ lỗi thời .............................................................................................................13
2.4.3 Đặc tính của linh kiện điện tử.......................................................................................13
2.4.4 Khả năng tái chế chất thải điện tử ................................................................................15
2.4.5 Hiện trạng xử lý và tái chế chất thải điện tử.................................................................16
Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................18
3.1 HỆ THỐNG KÝ QUỸ - HOÀN CHI..................................................................................18
3.1.1 Khái niệm .....................................................................................................................18
3.1.2 Phạm vi áp dụng KQHC...............................................................................................18
3.1.3 Ưu điểm của KQHC .....................................................................................................18
3.1.4 Đánh giá hiệu quả của hệ thống KQHC .......................................................................19
3.1.5 Những khó khăn trở ngại để thực hiện hệ thống KQHC ..............................................20
v


3.1.6 Các ví dụ về áp dụng KQHC trên thế giới: ..................................................................21
3.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN (CVM) VỀ SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ
(WTP) ........................................................................................................................................23
3.2.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)...................................................................23
3.2.2 Mức sẵn lòng chi trả (WTP) .........................................................................................25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................................27
4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT.......................................................................................................27
4.2 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN LƯỢNG CHẤT
THẢI ĐIỆN TỬ TRẢ LẠI........................................................................................................30
4.2.1 Mức sẵn lòng chi trả .....................................................................................................30
4.2.2 Trình độ văn hóa...........................................................................................................33
4.2.3 Nghề nghiệp..................................................................................................................34
4.2.4 Sự hiểu biết về tác động môi trường của chất thải điện tử ...........................................35
4.2.5 Hiện trạng quản lý chất thải điện tử..............................................................................36
4.2.6 Sự hiểu biết về công cụ KQHC ....................................................................................36
4.2.7 Nơi mua thiết bị điện tử, cách thay thế/thải bỏ và cách trả chất thải/nhận tiền hoàn

chi mong muốn ......................................................................................................................37
4.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN KQHC................................38
4.3.1 Thuận lợi.......................................................................................................................38
4.3.2 Khó khăn.......................................................................................................................40
Chương 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ HỖ TRỢ HOẠT
ĐỘNG TÁI SINH - TÁICHẾ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ............................................................41
5.1 GIẢI PHÁP THỰC THI......................................................................................................41
5.2 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TÁI SINH – TÁI CHẾ CHẤT THẢI............44
5.2.1 Hình thức hỗ trợ khung pháp lý....................................................................................45
5.2.2 Giải pháp hỗ trợ đầu tư .................................................................................................45
5.2.3 Giải pháp hỗ trợ công nghệ tái chế ...............................................................................46
5.2.4 Giải pháp hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm tái chế.............................................................46
5.2.5 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm ........................................................................................47
5.3 GIÁO DỤC TUYÊN TRUYỀN VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG............47
5.4 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CẢI THIỆN HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH THU GOM CHẤT
THẢI ĐIỆN TỬ ........................................................................................................................48
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................50
6.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................................50
6.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................50

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đô thị năm 2003………………………...7
Bảng 4.1 Thống kê kết quả khảo sát…………………………………………………..27

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Vị trí các chất nguy hại trong một bộ máy vi tính………………………….14

Hình 2.2 Quá trình tái chế chất thải điện và điện tử…………………………………..16

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Mối tương quan giữa thu nhập trung bình hàng tháng và mức sẵn lòng
chi trả của người dân………………………………………………………………….32
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa của người dân………………………34
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện lý do không muốn tham gia ký quỹ của những người dân
đã biết đến tác động môi trường của chất thải điện tử…………………………….......35
Biểu đồ 4.4. Mối tương quan giữa sự hiểu biết về hiện trạng xử lý – thải bỏ chất thải điện tử
và sự sẵn lòng tham gia của người dân……………………………………………………….36
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ thể hiện cách thức nhận tiền hoàn chi mong muốn…………………….38

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KQHC

Ký quỹ hoàn chi

CTR

Chất thải rắn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Sở TN&MT


Sở Tài nguyên và Môi trường

CVM

Contingent Valuation Method (Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên)

DR

Deposit – Refund rate (Tỷ lệ hoàn chi trên mức ký quỹ)

QR

Quantity returned (Tỷ lệ chất thải được trả lại)

D

Deposit (Tỷ lệ ký quỹ)

R

Refund (Tỷ lệ hoàn chi)

P

Price (Giá bán sản phẩm)

El

Elasticity (Hệ số co giãn)


WTP

Willingness to pay ( Sự sẵn lòng chi trả)

WEEE

Waste electrical and electronic equipment (Chất thải điện và điện tử)

viii


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chất thải điện tử được xếp vào loại các chất thải nguy hại do có chứa khối
lượng khá lớn các chất độc hại như chì, thủy ngân, cadimi... Trong những năm gần
đây, cùng với sự gia tăng thu nhập của người dân Việt Nam và sự phát triển của công
nghệ thông tin, nhu cầu về các thiết bị điện tử và viễn thông tăng đáng kể, tạo ra thị
trường sản xuất và xuất nhập khẩu phát triển sôi động nhưng cũng đồng thời gia tăng
khối lượng lớn chất thải điện tử vào trong môi trường. Mặt khác, việc thu gom tái chế
chất thải chủ yếu thực hiện ở các cơ sở nhỏ lẻ, tự phát và không được kiểm soát. Đó là
các nguy cơ đe dọa đối với môi trường và sức khỏe con người.
Chất thải điện tử có chứa nhiều kim loại quí, có khả năng tái sử dụng, tái chế
cao nếu được thu gom, phân loại hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên, đem lại hiệu
quả kinh tế-xã hội, giảm thiểu lượng chất thải phát sinh và thúc đẩy hoạt động phân
loại chất thải rắn tại nguồn. Để thực hiện các mục tiêu trên, các giải pháp đồng bộ cả
về kỹ thuật, kinh tế và quản lý là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và thu hồi

tái sử dụng các tài nguyên quý hiếm có trong chất thải điện tử.
1.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
-

Đề ra các định hướng khả thi cho việc xây dựng chính sách áp dụng công cụ ký
quỹ - hoàn chi (KQHC) đối với sản phẩm điện tử trên địa bàn TP.HCM

-

Nâng cao tỷ lệ thu gom rác thải điện tử sau quá trình sử dụng, đẩy mạnh quá trình
tái chế có kiểm soát, góp phần xử lý hợp lý các loại chất thải nguy hại thay cho
phương pháp chôn lấp truyền thống, đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi
trường, tăng cường sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

-

Đổi mới phương pháp kiểm soát ô nhiễm, hạn chế việc thải bỏ rác thải điện tử bừa
bãi

-

Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường trong thu hồi, tái sử
dụng, tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế từ rác thải điện tử.
1


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

-


Thúc đẩy chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn hoạt động có hiệu quả.

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Tổng quan về hiện trạng và những bất cập trong quản lý chất thải rắn trên địa bàn

TP.HCM.
-

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng, thải bỏ và xử lý chất thải điện tử trên địa bàn
TP.HCM

-

Nghiên cứu các tác động kinh tế-xã hội và môi trường cũng như những thuận lợi và
khó khăn khi áp dụng công cụ KQHC.

-

Nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng khi áp dụng công cụ
KQHC

-

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lượng chất thải điện tử được thu hồi

-


Đề xuất các giải pháp hỗ trợ khi thực hiện chính sách áp dụng công cụ KQHC đối
với các sản phẩm điện tử.

1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến lượng chất thải điện tử được thu hồi.
1.4.2 Khách thể nghiên cứu
Người tiêu dùng sản phẩm điện tử
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
¾ Không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại các khu vực trên địa bàn
TP.HCM
Nhằm tìm hiểu rõ về sự khác biệt trong nhận thức về vấn đề môi trường, mức
sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng, khảo sát được thực hiện ngẫu nhiên ở nhiều khu
vực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với nhiều trình độ, ngành nghề và mức thu
nhập khác nhau. Mẫu ngẫu nhiên rơi vào các quận: Q.1, Q.2, Q.3, Q.4, Q.5, Q.7, Q.8,
Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Chánh.
¾ Thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện từ 01/03/2009 đến 30/06/2009.

2


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

1.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
Số lượng mẫu khảo sát: 150 mẫu
Loại mẫu: Mẫu ngẫu nhiên. Cụ thể việc trao đổi ý kiến được thực hiện với 150
người ở các khu vực trên địa bàn TP.HCM. Trong nghiên cứu này chủ yếu tiến hành
khảo sát với những người nằm trong độ tuổi lao động theo qui định từ 18 đến 55 đối
với nữ và 18 đến 60 đối với nam. Vì những người nằm trong độ tuổi này có khả năng

tạo ra thu nhập nhiều nhất, có khả năng mua sắm và sử dụng sản phẩm điện tử ở mức
độ cao nhất.
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng câu hỏi
Khảo sát trao đổi ý kiến được tiến hành với 150 người.
Nội dung phiếu điều tra:
(1) Những thông tin về đặc điểm nhân khẩu – xã hội
(2) Những vấn đề liên quan đến việc sử dụng, thải bỏ chất thải điện tử cũng như ý
thức môi trường của người dân
(3) Những hiểu biết về công cụ ký quỹ - hoàn chi và mức sẵn lòng chi trả của
người tiêu dùng
Các số liệu được thu thập từ phương pháp trưng cầu ý kiến được chọn lọc thống kê
và xử lý bằng phần mềm Excel
1.6.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng nhằm mục đích sau:
-

Tìm hiểu những thông tin cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu.

-

Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài: Công cụ ký quỹ - hoàn chi,
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên về sự sẵn lòng chi trả.

-

Phân tích các số liệu thống kê.

1.6.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Quan sát trực tiếp tình hình sử dụng và thải bỏ rác thải điện tử tại các khu dân cư,

các tiệm sửa chữa…

3


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

1.7 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Do hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực nên đề tài chỉ được khảo sát tại một
số khu vực chứ không khảo sát được toàn bộ TP.HCM, số lượng mẫu điều tra ít
khoảng 150 mẫu (Trong đó có 20 mẫu không hợp lệ). Mặc khác, trong quá trình khảo
sát, có thể vì nhiều lý do (không có thời gian, sợ bị liên lụy…) nên những thông tin thu
thập được thiếu chính xác. Vì vậy, những kết luận đưa ra về mức sẵn lòng tham gia
của người tiêu dùng sẽ còn nhiều hạn chế, cần tiến hành những nghiên cứu tiếp theo
với quy mô rộng hơn để phản ánh chính xác mức sẵn lòng tham gia của người tiêu
dùng.
Đề tài này mới chỉ tập trung nghiên cứu về mức sẵn lòng tham gia của người
tiêu dùng, muốn tiến hành xây dựng áp dụng hệ thống KQHC cần phải tiến hành
nghiên cứu thêm như mức sẵn lòng tham gia của nhà sản xuất, nhà cung cấp và các cơ
sở tái chế…., về khả năng tài chính, về cơ sở pháp lý…

4


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÁI CHẾ CHẤT THẢI

TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,01 km² (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia về TP.HCM). Dân số trung bình của
thành phố năm 2008 là 6.840 nghìn người, tăng 2,8% so với năm 2007. Mức tăng cơ
học trong năm chỉ còn 1,96%, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đạt 1,05%, giảm 0,008% so
với năm 2007. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc
gia.
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố năm 2007 tăng 12,6% (cả
nước tăng 8,48%). Trong đó, khu vực dịch vụ đóng góp 7,45%, khu vực công nghiệp xây dựng đóng góp 5,05%, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp đóng góp 0,1%. GDP
theo giá hiện hành 228,795 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
21,7% GDP cả nước (cả nước 1.056,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 66 tỷ USD). GDP
bình quân đầu người 2.180 USD. (Sở Kế hoạch & Đầu tư, 2007)
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2008 ước thực hiện 122.530 tỷ, đạt 123,9%
dự toán, tăng 33,1%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá (không tính dầu thô)
đạt 30.206,5 triệu USD, tăng 5.354,2 triệu USD so với năm trước (tăng 21,5%) (Cục
thống kê TP.HCM, 2009). Các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu: điện, điện tử (bao
gồm điện tử kỹ thuật cao), cơ khí , hóa chất, phần mềm, dệt may, dày da, luyện kim,
dầu khí, sản xuất ô tô, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, chế biến
nông, lâm sản và nhiều ngành công nghiệp khác.
Thành phố thực hiện trợ vốn gắn với hướng dẫn cách làm ăn cho các cơ sở sản
xuất, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động
với thu nhập ổn định. Trong năm 2008, các đơn vị giới thiệu việc làm đã giải quyết
việc làm cho 277,7 nghìn lao động, đạt 102,9% so với kế hoạch. Trong đó việc làm ổn
5


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM


định là 205 nghìn người, đạt tỷ lệ 73,9%; số việc làm mới tạo ra là 120,4 nghìn, đạt
100,3% kế hoạch. Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố là 5,4% (năm
2007 là 5,5%). Công tác xóa đói giảm nghèo và chăm lo đời sống cho nhân dân ngày
càng được chính quyền thành phố quan tâm nhiều hơn. Ước đến cuối năm 2008, tỷ lệ
hộ nghèo của thành phố còn 0,34% và đã hoàn thành cơ bản mục tiêu không có hộ
nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/năm. TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả
nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Số người dân đạt trình độ đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật của thành phố ngày càng
chiếm tỷ lệ cao, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Bên
cạnh đó, thành phố cũng chú trọng chương trình đào tạo nguồn nhân lực và năng lực
quản lý cho các doanh nghiệp. Thành phố đã trở thành Trung tâm đào tạo khoa học kỹ
thuật và chuyển giao công nghệ của vùng và cả nước.
Với tốc độ phát triển kinh tế liên tục tăng trưởng từ 8-11% trong những năm
gần đây, cho thấy thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu khu vực kinh tế trọng điểm
phía Nam nhưng đồng thời cũng tạo ra một sức ép lớn về lượng chất thải đổ ra mỗi
ngày.
2.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở TP.HỒ CHÍ MINH
2.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh với dân số trên 6,8 triệu người (2008), với hơn 800
nhà máy nằm trong 15 KCN, KCX đang hoạt động (Sở TN&MT TP.HCM - Phòng
Quản lý Chất thải Rắn, 2005); gần 35.000 cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ nằm phân tán
khắp thành phố (Cục thống kê TP.HCM, 2004), hàng ngày phải tiếp nhận khoảng
6.000-6.500 tấn chất thải rắn đô thị (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị
chiếm khoảng 3.500-4.500 tấn/ngày; khoảng 800-1.200 tấn/ngày từ các cơ sở công
nghiệp và y tế; khoảng 700-1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần) và khoảng 700900 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150-200 tấn chất thải nguy hại.
Đó là chưa kể chất thải từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng
Tàu… đưa về thành phố để xử lý do các địa phương này chưa đủ năng lực tự giải
quyết; chưa kể tới lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động thương mại dịch vụ cho tới nay vẫn chưa xác định được.


6


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

Bảng 2.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đô thị năm 2003
STT

Thành phần

% theo trọng
lượng

1

Chất hữu cơ: thức ăn thừa, cọng rau, vỏ quả…

60,14

2

Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon, mảnh nhựa vụn…

3,13

3

Giấy: Giấy vụn, carton…


5,35

4

Kim loại: Vỏ hộp, sợi kim loại…

1,24

5

Thủy tinh: Chai lọ, mảnh vỡ…

4,12

6

Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn…

17,14

7

Cao su, da vụn, giả da…

3,23

8

Cành cây, gỗ, tóc, lông gia súc, vải vụn…


4,38

9

Chất nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, pin, ắc quy…

1,27

Tổng cộng

100
( Nguồn: Viện môi trường và Phát triển Bền Vững, 2003)

Theo số liệu dự báo của Sở tài nguyên và Môi trường, lượng rác thải bình quân
ở TP.HCM có thể tăng từ 0,61 kg/người/ngày năm 1996 lên hơn 1kg/người/ngày đến
năm 2010, nghĩa là tăng thêm khoảng 40% trong vòng 15 năm. Theo số liệu dự báo
Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại TP HCM thì lượng rác thải
đô thị có thể lên đến 9.000 tấn /ngày. (TS.Lê Văn Khoa, 2007)
Hầu hết các vấn đề phát sinh đều được giải quyết theo kiểu “đối phó” mà không
có chương trình cơ bản dài hạn. Các công tác thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử
lý và chôn lấp chất thải rắn đô thị thật sự là một thách thức cho hệ thống kỹ thuật và hệ
thống quản lý Nhà nước.
2.2.2 Hiện trạng thu gom và quản lý chất thải rắn
Công tác thu gom, vận chuyển rác thải ở TP.HCM hiện nay được thực hiện bởi
các lực lượng: rác tại nhà dân do lực lượng thu gom rác dân lập thực hiện; quét dọn
đường phố do các công ty dịch vụ công ích quận huyện làm; còn thu gom, vận chuyển
đến các trạm trung chuyển và bãi xử lý thì do công ty dịch vụ công ích quận huyện,
hợp tác xã công nông và Công ty Môi trường đô thị thành phố thực hiện.

7



Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

Trên địa bàn thành phố có 300 điểm hẹn trên đường chuyển rác từ xe đẩy tay
sang xe cơ giới; 39 trạm và bô trung chuyển rác (trong đó có 8 bô của Công ty Môi
trường đô thị và 31 trạm, bô do quận huyện quản lý); Phương tiện thu gom, vận
chuyển rác trên địa bàn thành phố hiện có 4.128 xe thô sơ, 1.037 xe cơ giới các loại tải
trọng từ 4 đến 13 tấn (kể cả hợp tác xă), ngoài ra còn có 10 tàu gỗ, 30 chiếc ghe là
phương tiện thực hiện công tác vớt rác trên và ven kênh rạch với khối lượng rác bình
quân là 30 tấn/ngày
Lượng chất thải hầu hết được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại
bãi chôn lấp Gò Cát (25ha) thuộc quận Bình Tân và bãi chôn lấp Phước Hiệp (45ha)
thuộc khu liên hiệp Tây Bắc Củ Chi (880ha). Các bãi chôn lấp này dù được đầu tư rất
lớn với công nghệ hiện đại, nhưng vẫn có tác động xấu cho môi trường như: lượng
nước rỉ rác được sinh ra rất lớn (khoảng 800-1.000m3/bãi); lượng khí thải thoát ra
(khoảng 500.000-700.000m3/ngày đêm) đặc biệt là mùi hôi gây ảnh hưởng lớn đến
chất lượng cuộc sống của các hộ dân sinh sống xung quanh các bãi chôn lấp này
(TS.Lê Văn Khoa, 2007)
2.2.3 Những bất cập trong quản lý chất thải rắn tại TP.HCM
-

Hầu hết chất thải rắn phát sinh trên địa bàn TP. HCM hiện nay không được phân
loại tại nguồn; công tác thu gom, vận chuyển còn chồng chéo, không kết nối được
với nhau nên dẫn đến tình trạng ứ đọng rác, rò rỉ nước thải ở các bãi tập kết, rác
không được lấy hết, tình trạng đổ rác lén nơi công cộng còn nhiều…

-


Do việc xây dựng các bãi chôn lấp chưa được quy hoạch từ trước nên hiện nay có
phát sinh một số vấn đề như: bãi chôn lấp Gò Cát không có khu vực cách ly do
người dân lấn đất làm nhà sát hàng rào bãi chôn lấp; bãi chôn lấp Phước Hiệp lựa
chọn vị trí không hợp lý như nền đất yếu, nằm trong vùng ngập lũ, đơn vị tư vấn và
xây dựng chưa tính toán kỹ về lún, trượt tiềm ẩn; bãi chôn lấp Đa Phước nằm trong
vùng ngập lũ; khu liên hiệp xử lý chất thải Long An thiếu cơ sở hạ tầng

-

Việc xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp như hiện nay đòi hỏi TP.HCM
phải cung cấp diện tích đất rất lớn để chôn lấp, chưa kể đến diện tích đất sử dụng
làm đường giao thông nội bộ, trạm cân, sàn trung chuyển, trạm xử lý nước rỉ rác và
khí chôn lấp, hành lang cây xanh cách ly và các công trình phụ trợ khác. Trong khi
tình hình quỹ đất ở TP.HCM không có khả năng mở rộng do các yếu tố kinh tế (giá
8


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

trị đất đô thị, đền bù giải tỏa) và việc đầu tư cho các công nghệ xử lý rác khác như
lò đốt chưa thể thực hiện được ngay.
-

Các hoạt động tái chế chất thải diễn ra một cách tự phát, không được quản lý một
cách chủ động về mặt môi trường, đặc biệt là đối với rác thải không tái chế được.

-

Chi phí cho quản lý chất thải hiện nay đều từ ngân sách thành phố, trong khi các

nguồn thu từ thuế chưa thể thực hiện được đầy đủ nên nguồn ngân sách còn hạn
hẹp, do đó việc ưu tiên phân bổ ngân sách cho mục tiêu quản lý môi trường đôi khi
có thể bị xem nhẹ ở những giai đoạn nhất định, hoặc không đủ để thực hiện các
hoạt động quản lý chất thải rắn một cách có hệ thống, từ đó có thể ảnh hưởng đến
các mục tiêu cụ thể cần đạt được về tỷ lệ giảm rác thải, tái sử dụng, tái chế.

-

Khung pháp lý về vấn đề quản lý chất thải rắn chưa hình thành đầy đủ và cụ thể,
ngoài Luật bảo vệ môi trường và một số văn bản pháp lý có liên quan đến môi
trường, Nhà nước chưa đưa ra được một tầm nhìn hay quy hoạch về vấn đề môi
trường nói chung và quản lý rác đô thị nói riêng.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên và làm cho hệ thống quản

lý ngày càng lạc hậu so với thực tế phát triển của xã hội là thành phố Hồ Chí Minh
chưa thực hiện và chưa hiểu rõ tầm quan trọng chiến lược của các quy hoạch tổng thể
nói chung và quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị nói riêng. Đó cũng là lý do mà rất
nhiều các quy hoạch chi tiết cho các khu liên hợp xử lý chất thải rắn (Tây Bắc - Củ
Chi, Đa Phước) rất khó thực hiện, các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau, các
quy trình triển khai xã hội hóa, triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn cũng không
có cơ sở.
2.3 HIỆN TRẠNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
2.3.1 Hiện trạng tái chế chất thải rắn
Tại TPHCM, thị trường tái chế phế liệu đã được hình thành và phát triển từ hơn
30 năm qua. Hiện nay có khoảng hơn 400 cơ sở tái chế vừa và nhỏ rất đa dạng như tái
chế nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại, cao su, vải… tập trung nhiều ở các khu vực: Bình
Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, quận 11, 9… Khối lượng chất thải được tái chế
hàng ngày ước khoảng 2.000-3.000 tấn, tương ứng khoảng 600-800 triệu đồng lợi
nhuận mỗi ngày, tạo việc làm cho 10.000-15.000 người.


9


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

Hoạt động tái chế đang phát triển mạnh nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập
trong hoạt động và quản lý:
-

Cấu trúc hệ thống quản lý hoạt động tái chế chưa chặt chẽ: Đội ngũ cán bộ, trang
thiết bị yếu và thiếu; hệ thống văn bản pháp lý chưa đầy đủ và một số đã không còn
phù hợp với thực tế. Vì vậy, trong quá trình phát triển, hoạt động tái chế lại gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.

-

Hoạt động tái chế chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền. Cụ
thể là thành phần kinh tế nhà nước vẫn chưa tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Cho
đến nay thành phố vẫn chưa có chính sách, quy chế khuyến khích và hỗ trợ thiết
thực các cơ sở tái chế. Vì vậy chưa thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp
cũng như các thành phần kinh tế khác, các cơ sở tái chế hiện nay cũng không có
động lực và sự hỗ trợ cần thiết để nâng cấp công nghệ và mở rộng sản xuất.

-

Các hoạt động tái chế hiện nay phần lớn là phát triển một cách tự phát, chỉ gia tăng
về số lượng các cơ sở với quy mô vừa và nhỏ. Các cơ sở hoạt động tái chế nằm rải
rác và phân tán trong các khu vực dân cư và hầu hết do tư nhân quản lý, sự hoạt
động của các cơ sở này gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý

nhà nước

-

Các thông tin, dữ liệu về hoạt động tái sinh tái chế chưa được điều tra cơ bản, còn
tản mác, chưa được tập trung, cập nhật vào hệ thống. Do đó, chưa có cơ sở đề xây
dựng chương trình quản lý đối với hoạt động này.

-

Cơ sở tái chế không đảm bảo an toàn lao động, công nhân làm việc trong điều kiện
an toàn lao động kém, trang thiết bị không an toàn, dụng cụ phòng cháy chữa cháy
không được trang bị, nguy cơ dịch bệnh cao.

-

Công nghệ tái chế còn thô sơ, lạc hậu, nặng về thủ công. Đa số máy móc thiết bị cũ
kỹ do phần lớn được chế tạo trong nước (bằng phương pháp thủ công) nên hoạt
động không hiệu quả, thường xuyên hư hỏng. Do đó, mức độ tiêu hao phế liệu rất
lớn (từ 10% đến 20%) và tiêu thụ điện năng nhiều.

-

Số lao động ít và trình độ thấp, tay nghề chưa cao, gây khó khăn trong việc cải
thiện hiệu quả tái chế, đổi mới công nghệ sản xuất và mở rộng sản xuất.

-

Sản phẩm tạo ra từ quá trình tái chế đa số đều có chất lượng thấp, giá trị kinh tế
không cao do công nghệ tái chế lạc hậu.

10


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

-

Mặt bằng sản xuất ở hầu hết các cơ sở thu mua, tái chế đều có diện tích nhỏ hẹp,
gây khó khăn cho nhu cầu mở rộng sản xuất cũng như thay đổi công nghệ của cơ
sở.

-

Thiếu nguồn vốn cho công tác đầu tư để mở rộng và phát triển các hoạt động tái
chế trên địa bàn TP.HCM.
2.3.2 Lợi ích của hoạt động tái sinh tái chế
2.3.2.1 Lợi ích về kinh tế - xã hội

-

Tận dụng được giá trị sử dụng của vật liệu.

-

Hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên thông qua một lượng lớn nguyên liệu
cung cấp cho hoạt động sản xuất.

-


Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động ở TP.HCM và các vùng phụ cận.

-

Tạo ra nhiều sản phẩm tái chế có cùng giá trị sử dụng so với sản phẩm sản xuất từ
nguyên liệu tinh nhưng với giá thành thấp hơn.

-

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải bảo
vệ môi trường; thúc đẩy thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.
2.3.2.2 Lợi ích về môi trường

-

Đối với chất thải công nghiệp, tái chế tại cơ sở giúp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.

-

Nâng cao tỷ lệ, khối lượng chất thải được tái sinh tái chế, giảm lượng chất thải rắn
thải vào môi trường cũng như giảm diện tích bãi chôn lấp, đặc biệt là những trường
hợp khó phân hủy ngoài môi trường hay những chất thải có thành phần nguy hại.

-

Thúc đẩy phân loại chất thải tại nguồn, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải.

-

Góp phần sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.


2.4 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, THẢI BỎ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
2.4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
™ Trên thế giới
Theo tổ chức Greenpeace, năm 2008, số lượng người sử dụng điện thoại di
động (ĐTDĐ) trên thế giới đạt 2 tỷ, trong đó chỉ riêng ở Trung Quốc, số máy ĐTDĐ
mới bán ra đã lên đến… 150 triệu chiếc. Số các loại sản phẩm điện tử khác như máy vi
tính, ti vi, máy chơi điện tử… bán ra cũng tăng từ 10% - 40% mỗi năm. Đến năm
2010, trong tổng số 710 triệu máy tính mới sản xuất trên thế giới, 178 triệu là ở Trung

11


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

Quốc và 80 triệu ở Ấn Độ ( ngày
3/04/2009)
Trên toàn thế giới ước tính mỗi năm thải ra khoảng 50 triệu tấn “rác” điện tử.
Con số này đang tiếp tục tăng lên. Các nước phát triển là những nước thải rác điện tử
nhiều nhất. Riêng tại Mỹ hàng năm có đến 14-20 triệu máy tính cá nhân bị phế bỏ.Tại
nước Anh mỗi năm có khoảng 1,5 triệu chiếc máy tính bị thải ra bãi rác tương đương
125.000 tấn thiết bị tin học. Canada năm 2005 thải ra 67.000 tấn máy tính, máy in,
ĐTDĐ là những thứ rác điện tử chứa nhiều hóa chất độc hại. Tại Liên minh châu Âu
(EU), khối lượng rác điện tử dự kiến sẽ tăng 3 – 5% mỗi năm. Tại các nước đang phát
triển lượng rác điện tử sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2010. Còn số điện thoại di động thì
sẽ vượt ngưỡng 2 tỷ chiếc vào năm 2008 trên thế giới. (Sở TN&MT TP.HCM, 2006)
Lượng chất thải thải ra môi trường ngày càng nhiều trong khi chi phí xử lý cao
đã dẫn đến việc các nước phát triển xuất khẩu máy tính cũ và những thiết bị điện tử bị
thải bỏ khác sang các nước đang phát triển và Việt Nam là một trong những nước phải

gánh chịu hậu quả đó.
™ Việt Nam:
Cùng với quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng các thiết
bị điện tử ngày càng cao, làm cho thị trường hàng điện tử Việt Nam ngày càng tăng
trưởng mạnh. Nhóm sản phẩm công nghệ thông tin và điện thoại di động chiếm tỷ
trọng cao nhất: 45,6%, hàng điện lạnh và gia dụng: 28,1%, và hàng điện tử: 26,3%
(2005).
Theo Bộ Công nghiệp, Lượng ti vi tiêu thụ đạt khoảng 1.300.000 chiếc, đầu
video các loại 500.000 chiếc và máy tính 450.000 chiếc (2003) . Tuy nhiên, cung còn
lớn hơn cầu khá nhiều. Công suất của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay khoảng
2,2 triệu chiếc ti vi và trên 1 triệu đầu video các loại một năm ( ngày 15/02/2009)
Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị truờng GfK Việt Nam, giá của các sản
phẩm nghe nhìn giảm từ 6% - 43%, trong đó lượng tiêu thụ tivi, đầu DVD tăng mạnh,
đầu video cassette giảm. Sáu tháng đầu năm 2004, lượng tivi màu tiêu thụ trên thị
trường tăng 34%, trong khi giá bán lại giảm 5%. Chiếm ưu thế hiện nay là tivi màn
hình phẳng 21 inch, với mức giá trung bình là 3,2 triệu đồng.
12


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

( />i_truong_hang_dien_tu_vn_tang_manh.html, ngày 20/04/2009)
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.216 công ty trong nước và 187 công ty có vốn
nước ngoài sản xuất phần cứng. Các công ty trong nước chiếm 75% thị trường máy
tính cả nước, 80% kim ngạch nhập khẩu linh kiện máy tính. Tuy nhiên, số lượng thiết
bị công nghệ thông tin đã qua sử dụng được nhập về hằng năm là con số không nhỏ.
Mặc dù chưa có những số liệu thống kê đầy đủ nhưng một số ước tính sơ bộ cho thấy
lượng chất thải điện tử ở Việt Nam hàng năm bao gồm khoảng 120.000.000 chiếc TV,
đầu máy video, radio cassette, máy giặt, tủ lạnh và khoảng 300.000 bộ máy tính.

2.4.2 Tính dễ lỗi thời
Giá thành hàng điện tử ngày càng rẻ nên có thể tiếp cận tới người tiêu dùng
bình thường nhất. Mặt khác, do công nghệ thay đổi liên tục, mẫu mã của chúng thay
đổi thường xuyên, vòng đời của các thiết bị điện tử sẽ ngắn hơn. Chẳng hạn, theo
Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (PNUE), vòng đời của một chiếc máy
tính đã giảm từ 6 năm (năm 1997) còn 2 năm (năm 2005); còn vòng đời của một chiếc
ĐTDĐ là dưới 2 năm. Có thể nói tâm lý chạy theo công nghệ của người tiêu dùng
cũng góp phần không nhỏ vào việc làm cho tổng khối lượng rác điện tử mà thế giới
thải ra hằng năm tăng lên một cách nhanh chóng. Đây là một điều đáng báo động bởi
vì những sản phẩm mà họ thải ra thực chất vẫn còn có thể sử dụng tốt.
2.4.3 Đặc tính của linh kiện điện tử
Thành phần của chất thải điện và điện tử (WEEE) phụ thuộc rất nhiều vào loại
và độ tuổi của các thiết bị. Ví dụ WEEE từ hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông
có chứa một số lượng kim loại quý cao hơn các mẫu thiết bị gia dụng. Trong các thiết
bị cũ hơn, lượng các kim loại có giá trị cao hơn nhưng cũng có lượng các chất độc hại
nhiều hơn so với các thiết bị mới.
Nói chung, WEEE bao gồm kim loại (40%), nhựa (30%) và các oxit từ vật liệu
chịu lửa (30%). Các mẫu kim loại điển hình bao gồm đồng (20%), sắt (8%) thiếc (4%),
niken (2%), chì (2%), kẽm (1%), bạc (0,02 %), vàng (0,1%) và paladi (0,005%).
Polyethylene, polypropylene, polyesters và polycarbonates là các thành phần nhựa
điển hình. Một trong những vấn đề quan trọng trong việc xử lý WEEE là lượng kim
loại nặng và các hợp chất hữu cơ. Hợp chất Halogen trong mẫu nhựa có thể tạo thành
13


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

những kim loại bay hơi halogenua, nhưng chúng cũng có một hiệu ứng xúc tác trong
sự hình thành dioxin và furan [13].

Thành phần độc hại trong chất thải điện tử:
Chất độc trong chất thải điện tử bao gồm nhựa PVC, đồng, chì, thủy ngân, asen
(trong mô hình cũ), cadmium, mangan, cobalt, vàng, và sắt. Trong đó, thủy ngân,
crôm, chì, và chất chống cháy chứa brom chiếm một lượng lớn và cũng có nhiều khả
năng gây ra hầu hết các hiệu ứng có hại cho sức khỏe con người.
Chất chống cháy chứa brom được dùng trong các loại cáp, vỏ máy bằng plastic,
và bo mạch. Bo mạch trong một máy tính chứa chì và cadmium. Công tắc và màn hình
phẳng có chứa thủy ngân, và chất bán dẫn chứa cadmium. Một nguồn gốc của các chất
thải độc hại trong máy tính và truyền hình, màn hình là CRTs. CRTs chứa chì và
barium, và CRTs cũ hơn chứa asen [12].

Chất thải nguy hại
1. Chì trong đèn hình và trong các
mối hàn
2. Arsen trong đèn hình đời cũ.
3. Selen dùng làm bộ chỉnh lưu
nguồn điện trong bo mạch.
4. Chất chống cháy chứa Brom
trong vỏ máy bằng plastic, cáp và
bo mạch.
5. Ôxít Ăngtimoan trong chất chống
cháy.
6. Cadimi trong bo mạch và chất
bán dẫn
7. Crom trong kim loại chống mòn
các bộ phận bằng sắt thép.
8. Coban làm chất gia cố và tăng từ
tính cho thép.
9. Thủy ngân trong công tắc và vỏ
máy.


Hình 2.1. Vị trí các chất nguy hại trong một bộ máy vi tính

14


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

Ảnh hưởng của chất thải điện tử đến sức khỏe con người:
Ảnh hưởng của một số thành phần độc hại chiếm khối lượng lớn trong chất
thải:
-

Chì: Nhiễm độc chì ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe trẻ em, có thể gây ra sự tăng
trưởng chậm, khả năng tiếp thu các vấn đề, hành vi ứng xử và các vấn đề về học
tập. Đối với người lớn, chì có thể gây ra các vấn đề về sinh sản, huyết áp cao, trí
nhớ và sự tập trung.

-

Chất chống cháy chứa brom (PBDEs, PBBs): được sử dụng trong bo mạch in ,bao
nhựa và các loại cáp để giảm tính dễ bốc cháy. PBDEs có thể phá vỡ tuyến nội tiết
và cản trở sự phát triển ở trẻ em và động vật. PBBs tăng nguy cơ ung thư trong hệ
tiêu hoá và bạch huyết.

-

Thủy ngân là một độc chất được sử dụng trong pin, thiết bị bấm, và bo mạch in.
Độc chất này có thể gây tổn hại đến não và hệ thần kinh.


-

Nhựa PVC (Polyvinyl chloride), đặc biệt độc hại đối với môi trường và sức khỏe
con người vì nó tạo ra dioxin độc hại và khó tái chế. Mặc dù nhựa PVC hiện thôi
sử dụng dần trong hầu hết các sản phẩm nhưng vẫn còn hiện diện với số lượng lớn
trong các bãi chôn lấp.
2.4.4 Khả năng tái chế chất thải điện tử
Trên thực tế, hiện có quá trình tái chế cho các mẩu điện tử tập trung vào việc

tách các kim loại có chứa sắt, kim loại không chứa sắt, và kim loại quý. Hình 2.2 minh
hoạ một điển hình của quá trình tái chế chất thải điện và điện tử.
Điện tử đầu vào được sắp xếp thành các nhóm sản phẩm khác nhau hoặc trực
tiếp chuyển giao cho tổ chức tái chế khác. Sản phẩm có thể được chuyển nếu chúng
không thuộc chức năng, hoặc vượt quá khả năng, sự cho phép của người tái chế. Sản
phẩm chấp nhận được phân loại và sắp xếp để tháo rời thành các phần khác nhau như:
kim loại (sắt, đồng, nhôm vv), nhựa, gốm sứ, giấy, gỗ và các thiết bị như các tụ điện,
pin, ống thu hình, LCDs, bo mạch in vv.. Nhựa được sắp xếp riêng bởi lượng halogen
cao, còn những phần kim loại được tiếp tục xử lý trong các quá trình luyện kim khác
nhau [12].

15


Đề tài: Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ KQHC nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tái sử dụng, tái chế linh
kiện điện tử ở TP.HCM

Chất thải điện và điện tử
(WEEE)


Tháo rời

Thành
phần
chuẩn

Tái sử
dụng

Bóng
đèn
hình

Thành
phần
kim
loại lớn

Hỗn hợp
kim loại,
nhựa

Xử lý
xúc tiến

Thuỷ
tinh

Tinh
luyện


Nhựa
Gỗ

Tái
tạo
năng
lượng

Pin

Thuỷ
ngân

Xử lý
đặc
biệt

Thuỷ
tinh
(Chì)

Chôn
lấp đặc
biệt

Nhựa
(PBB/
PBDE)


Tiêu
huỷ

Hình 2.2 Quá trình tái chế chất thải điện và điện tử.
2.4.5 Hiện trạng xử lý và tái chế chất thải điện tử
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có 3 đơn vị có khả năng xử lý chất
thải điện tử (CNTT) gồm Công ty cổ phần Môi trường Việt Úc, Công ty Môi trường
Xanh, Công ty Môi trường Đô thị.
Chất thải điện tử được thu gom, tháo rời và phân loại để xử lý theo các cách
khác nhau. Các chất thải có thể tái sử dụng hoặc tái chế sẽ được bán cho các cơ sở tái
chế; các phần không tái chế được sẽ được thu gom, vận chuyển và xử lý theo cách
chôn lấp hoặc chứa trong kho theo hợp đồng được ký với các công ty môi trường đô
thị.
Khác với các chất thải thông thường, chất thải điện tử thường được thu gom và
tái sử dụng, tái chế với tỷ lệ khá cao do có chứa các kim loại quý hiếm. Tuy vậy, nhìn
chung việc tái sử dụng chất thải ở Việt Nam còn rất hạn chế; chúng ta mới chủ yếu sử
dụng lại các phụ tùng để phục vụ cho thay thế, sửa chữa. Công nghiệp tái chế chỉ mới
hình thành tại các làng nghề, trong các doanh nghiệp gia đình nhỏ hoặc các công ty tư
nhân. Các cơ sở này chủ yếu tái chế giấy, nhựa, sắt, nhôm, chì. Do sử dụng các công
16


×