Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG – TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG – TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: LÝ HOÀNG VŨ
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2009


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
TRẢNG BÀNG – TÂY NINH

Tác giả

LÝ HOÀNG VŨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn:
KS.Hoàng Thị Mỹ Hương



TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2009


Bộ Giáo & Đào Tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
**************

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA
NGÀNH
HỌ & TÊN SV
KHÓA HỌC

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
: LÝ HOÀNG VŨ MSSV: 05149106
: KHÓA 31 (2005 – 2009)
Lớp : DH05QM

1. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện bảo vệ môi
trường tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
2. Nội dung KLTN
• Khảo sát hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường đã thực
hiện tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh

• Đánh giá hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường đã thực
hiện tại tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
• Dự báo hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả
trong công tác bảo vệ môi trường cho KCN Trảng Bàng – Tây Ninh
3. Thời gian thực hiện:
• Ngày bắt đầu: 3/2009
• Ngày kết thúc: 30/6/2009
4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: KS. Hoàng Thị Mỹ Hương
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ………. tháng……… năm 200….
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày ………. tháng……… năm 200….
Giáo viên hướng dẫn

KS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên
người và đã động viên, giúp đỡ con về cả tinh thần và vật chất để có thể vững tâm học
tập đến ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm, cùng toàn thể Quý thầy cô Khoa Môi Trường
và Tài Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời
gian học tập ở giảng đường đại học.
Giáo viên hướng dẫn Ks. Hoàng Thị Mỹ Hương – giảng viên Khoa Môi
Trường và Tài Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suôt thời gian học

tập và làm khóa luận.
Chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng KCN Tây
Ninh và Ban quản lý các KCN Tây Ninh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực tập và làm khóa luận.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Quản lý môi trường 31 đã chia sẻ
những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Trong quá trình thực hiện đề tài em không thể tránh khỏi những thiếu sót không
mong muốn. Kính mong sự chỉ bảo của quý Thầy, Cô và sự đóng góp ý kiến của bạn
đọc.

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 31 tháng 07 năm 2009
Lý Hoàng Vũ

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang i

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu ″ Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện bảo vệ
môi trường tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh ″ được tiến hành tại Khu công nghiệp
Trảng Bàng – Tây Ninh từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009.
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp: thu thập – phân tích số liệu,
khảo sát thực tế, phỏng vấn – hỏi ý kiến các chuyên gia và đối tượng liên quan,
phương pháp đánh giá nhanh. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng môi
trường, công tác quản lý môi trường hiện tại và dự báo ô nhiễm cho khu công nghiệp

Trảng Bàng – Tây Ninh, từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường cho khu công
nghiệp.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát và thu thập số liệu thực tế về hiện trạng môi
trường và công tác quản lý môi trường của khu công nghiệp, cho thấy nước thải của
khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn xả thải nhiều lần, đây là nguồn gây ô nhiễm chính và
vấn đề khí thải của khu công nghiệp là khó kiểm soát, bên cạnh công tác quản lý môi
trường còn nhiều hạn chế. Bằng phương pháp đánh giá nhanh đề tài đã dự báo ô nhiễm
cho khu công nghiệp khi diện tích lắp đầy. Đề tài đã đưa ra các biện pháp bảo vệ môi
trường cho khu công nghiệp và dự tính kinh phí cho hoạt động quản lý môi trường. Và
khi thực hiện các biện pháp được đề xuất này, vấn đề môi trường của khu công nghiệp
đặc biệt là vấn đề nước thải có thể được giải quyết phần nào.

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang ii

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................... vii
Chương 1 .......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

1.1 ĐẶT VẦN ĐỀ ........................................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.6 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........... 2
Chương 2 .......................................................................................................................... 3
KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG TÂY NINH ........................ 3
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ................................................. 3
2.1.1 Cơ sở pháp lý ................................................................................................... 3
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 3
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ........................................................................................ 4
2.2.1 Vị trí ................................................................................................................. 4
2.2.2 Địa hình – địa chất ........................................................................................... 4
2.2.2.1 Địa hình ..................................................................................................... 4
2.2.2.2 Địa chất...................................................................................................... 5
2.2.3 Khí hậu ............................................................................................................. 5
2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI .......................................................................... 6
2.3.1 Dân số - lao động ............................................................................................. 6
2.3.2 Tình hình phát triển kinh tế.............................................................................. 6
2.3.3 Y tế - giáo dục .................................................................................................. 8
2.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG DỊCH VỤ ................................................................................ 8
2.4.1 Hệ thống giao thông ......................................................................................... 8
2.4.2 Hệ thống cấp nước ........................................................................................... 9
2.4.3 Hệ thống thoát nước......................................................................................... 9
2.4.4 Hệ thống cấp điện............................................................................................. 9
2.4.5 Thông tin liên lạc ............................................................................................. 9
2.5 CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG KCN.............................. 9
2.6 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG KCN:.................................................................... 10
Chương 3 ........................................................................................................................ 11

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
KCN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH ............................................................................. 11
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.................................................... 11
3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.............................................. 11
3.1.2 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động sản xuất của khu công nghiệp ................... 11
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang iii

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

3.1.3 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí................................................. 14
3.1.4 Phương án khống chế ô nhiễm không khí hiện tại......................................... 15
3.2 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI .................... 15
3.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại ...................................... 15
3.2.2 Hiên trạng chất thải rắn và chất thải nguy hại................................................ 16
3.2.3 Công tác xừ lý chất thải rắn và chất thải nguy hại hiện tại trong KCN và các
nhà máy ................................................................................................................... 17
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC............................................................... 18
3.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước...................................................... 18
3.3.2 Hiện trạng môi trường nước........................................................................... 18
3.3.2.1 Nước mặt ................................................................................................. 18
3.3.2.2 Nước ngầm .............................................................................................. 19
3.3.2.3 Nước thải ................................................................................................. 20
3.3.3 Phương án khống chế ô nhiễm nước thải trong các nhà máy và trong khu
công nghiệp ............................................................................................................. 22
3.4 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI .......................................... 25

Chương 4 ........................................................................................................................ 27
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG KCN – DỰ BÁO Ô NHIỄM TẠI KCN TRẢNG BÀNG KHI DIỆN TÍCH
LẤP ĐẦY ....................................................................................................................... 27
4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KCN ............................................. 27
4.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN HÀNH................. 28
4.2.1 Tích cực.......................................................................................................... 28
4.2.2 Hạn chế........................................................................................................... 28
4.3 DỰ BÁO Ô NHIỄM ............................................................................................. 29
4.3.1 Nước thải........................................................................................................ 29
4.3.2 Chất thải rắn ................................................................................................... 30
4.3.3 Khí thải........................................................................................................... 32
Chương 5 ........................................................................................................................ 33
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỀU Ô NHIỄM ............................................. 33
5.1 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ .................................................................... 33
5.1.1 Kiện toàn bộ máy quản lý môi trường trong KCN và DN............................. 33
5.1.2 Xây dựng các chính sách quản lý hiệu quả.................................................... 34
5.1.3 Xây dựng quy chế quản lý và bảo vệ môi trường KCN................................. 34
5.1.4 Xây dựng chương trình quản lý môi trường không khí cho khu công nghiệp
Trảng Bàng.............................................................................................................. 35
5.1.5 Xây dựng chương trình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại cho KCN36
5.1.6 Xây dựng chương trình quản lý thu phí nước thải cho toàn KCN................. 37
5.1.7 Kiểm tra tiêu chuẩn xả thải đối với nước thải sản xuất của các nhà máy khi
xả vào cống thoát nước chung của KCN................................................................. 38
5.1.8 Khống chế và ngăn ngừa ô nhiễm trong các nhà máy ................................... 39
5.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KCN ................................ 39
5.2.1 Khí thải........................................................................................................... 39
5.2.2 Nước thải........................................................................................................ 40
5.2.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại................................................................. 40


GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang iv

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

5.3 BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
TRONG KCN ............................................................................................................. 41
5.4 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................. 42
5.5 CÁC BIỆN PHÁP KINH TẾ................................................................................ 42
5.5.1 Chương trình hỗ trợ vốn................................................................................. 42
5.5.2 Áp dụng lệ phí ô nhiễm.................................................................................. 43
5.5.3 Đền bù thiệt hại .............................................................................................. 43
5.5.4 Xử phạt các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.......................... 43
5.6 ĐỀ XUẤT KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG........... 43
Chương 6 ........................................................................................................................ 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 45
6.1 KẾT LUẬN........................................................................................................... 45
6.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 46
PHỤ LỤC A ................................................................................................................... 47
PHỤ LỤC B.................................................................................................................... 48
PHỤ LỤC C – HÌNH ẢNH............................................................................................ 59

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang v


SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng thống kê về nông nghiệp huyện Trảng Bàng.........................................7
Bảng 3.1: Hệ số phát thải chất ô nhiễm của một số loại hình sản xuất (Ki) .................12
Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí của các nhà máy trong Khu công
nghiệp Trảng Bàng điều tra được ..................................................................................13
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí .......................................................15
Bảng 3.5: Phân Khu trong nhà máy xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại ..............17
Bảng 3.6: Chất lượng nước mặt tại rạch Trảng Chừa và sông Vàm Cỏ Đông..............19
Bảng 3.7: Chất lượng nước ngầm trong và xung quanh KCN ......................................20
Bảng 3.9: Kết quả phân tích nước thải KCN Trảng Bàng.............................................21
Bảng 4.1: Tổng lưu lượng nước thải các KCN khi diện tích lấp đầy............................30
Bảng 4.2: Hệ số ô nhiễm trung bình của CTRCN phát sinh từ KCN và KCX .............31
Bảng 4.3: Kết quả dự báo ô nhiễm chất thải rắn KCN Trảng Bàng khi lấp đầy diện tích
.......................................................................................................................................32
Bảng 4.4: Bảng dự báo ô nhiễm không khí trong KCN Trảng Bàng ............................32
Bảng 5.1: Bảng kinh phí cho hoạt động quản lý môi trường KCN Trảng Bàng...........44

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch và phát triển các KCN tỉnh Tây Ninh...............................8
Hình 3.1: Sơ đồ khối qui trình công nghệ xử lý nước thải tập trung ............................23

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang vi


SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường.

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa.

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày.

COD

Nhu cầu oxy hóa học.

DO

Nồng độ oxy hòa tan.

CTR

Chất thải rắn.


CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp.

CTNH

Chất thải nguy hại.

ISO

Tiêu chuẩn quốc tế.

SXSH

Sản xuất sạch hơn.

DN

Doanh nghiệp.

KCN

Khu công nghiệp.

KCX

Khu chế xuất.

QLMT


Quản lý môi trường.

SS

Chất rắn lơ lửng.

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang vii

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẦN ĐỀ
Tây Ninh là một tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, là khu vực có tiềm
năng phát triển kinh tế khá mạnh, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lân cận như Bình
Dương, Đồng Nai, Tp HCM. Hiện nay, khu vực này đang là địa bàn dẫn đầu cả nước

về sản xuất công nghiệp. Công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của hàng loạt
các loại hình kinh tế xã hội khác. Các hoạt động này thường mang lại nhiều lợi ích to
lớn, đưa lại nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho con người và các lợi ích xã hội,
nhưng đồng thời cũng sinh ra nhiều chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường và
các sự cố gây tổn hại nghiêm trọng tới môi trường.
Khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp tập trung đầu tiên của tỉnh Tây
Ninh được thành lập nhằm hình thành một khu vực riêng dành cho việc sản xuất công
nghiệp và dịch vụ. Nhận thức được vấn đề trên và để đảm bảo cho toàn bộ các hoạt
động sản xuất trong khu công nghiệp Trảng Bàng không gây tác động tiêu cực đến môi
trường xung quanh mà đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện
pháp bảo vệ MT tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh” được thực hiện.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
— Đánh giá hiện trạng môi trường và hiệu quả công tác quản lí môi trường ở khu
công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh.
— Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường cho KCN khi lấp đầy diện tích.
— Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trong KCN.

1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
— Khảo sát và thu thập số liệu thực tế về hiện trạng môi trường phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
— Nhận định ban đầu về hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Trảng Bàng –
Tây Ninh .
— Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại
khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh.
— Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp tại khu công nghiệp.
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 1


SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

— Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho các khu
công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh.

1.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
− Phạm vi về mặt không gian: KCN Trảng Bàng – Tây Ninh.
− Phạm vi nghiên cứu về măt thời gian: Từ tháng 3/2009 – tháng 6/2009.
− Giới hạn về nội dung:
3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất được đề xuất trên cơ sở nghiên
cứu các thành phần và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải mà chưa qua
giai đoạn chạy mô hình thử nghiệm.
3 Khóa luận chỉ đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả về môi trường và
kỹ thuật cho nhà máy mà chưa tính đến các hiệu quả kinh tế.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
— Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan.
— Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
— Phương pháp phỏng vấn – hỏi ý kiến nhân viên QLMT của KCN Trảng Bàng
và các đối tượng liên quan.
— Phương pháp khảo sát thực địa.
— Phương pháp đánh giá nhanh.
1.6 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp với các đơn vị:
— Ban quản lý các KCN Tây Ninh.
— Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng KCN Tây Ninh.


GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 2

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG
TÂY NINH
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.1 Cơ sở pháp lý
− Quyết định 100/QĐ – TTg ngày 09/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v
thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu
công nghiệp Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
− Quyết định 638/QĐ – TTg ngày 14/06/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v cho
Công ty Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh thuê đất để đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Trảng Bàng tại tỉnh Tây Ninh.
− QĐ số 346/QĐ – UB ngày 17/04/2003 của chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh V/v
Phê duyệt dự án mở rộng đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp
Trảng Bàng bước 1 giai đoạn I, tỉnh Tây Ninh.
− QĐ số134/QĐ – CT ngày 29/04/2003 của chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh V/v
giao đất cho công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh thuê để mở rộng
đầu tư xâydựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Trảng Bàng.
− QĐ số 731/QĐ – CT ngày 16/06/2003 của CT UBND Tỉnh về việc phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Trảng Bàng Bước 2, giai
đoạn I.

− QĐ số 346/QĐ – CT ngày 14/07/2003 của CT UBND Tỉnh về việc giao 104,5
ha đất tại xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng cho CTY TNHH xây dựng hạ tầng KCN
Trảng Bàng thuê để xây dựng KCN Trảng Bàng Bước 2, giai đoạn I.
− QĐ số 346/QĐ – BXD ngày 08/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc
phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Trảng Bàng bước 1 và bước 2 giai
đoạn I, tỉnh Tây Ninh.
− Các tài liệu khác có liên quan.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Khu công nghiệp Trảng Bàng được xây dựng trên một khu đất có diện tích 700 ha.
Tiến trình xây dựng khu công nghiệp được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được
khởi công xây dựng vào năm 2000 với các bước như sau:
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 3

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

— Bước 1: Đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với diện tích 69,26 ha.
— Bước 2: Mở rộng với diện tích là 23,5 ha.
— Bước 3: Đã đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với diện tích 98 ha.
Hiện nay khu công nghiệp Trảng Bàng có tổng diện tích cho đầu tư kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật là 190,76 ha, đã thu hút được 71 công ty đăng ký vào hoạt động, hiện
vẫn còn 6,07 ha đất trống đang kêu gọi đầu tư.

2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.2.1 Vị trí
Khu công nghiệp Trảng Bàng nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh, thuộc vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam Việt Nam, thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
với vị trí như sau:
— Phía Bắc giáp đường quốc lộ 22 và khu dân cư.
— Phía Nam giáp khu dân cư và đường An Phú Khương.
— Phía Đông giáp KCX Linh Trung III.
— Phía Tây: giáp tỉnh lộ 64 (Hương lộ 2)
KCN Trảng Bàng giáp ranh với huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ven
xa lộ Xuyên Á, thuận lợi về giao thông đường bộ:
— Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 43,5 km
— Cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 37 km
— Cách cảng container TP. Hồ Chí Minh 45 km
— Cách Thị xã Tây Ninh 50 km
— Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km
2.2.2 Địa hình – địa chất
2.2.2.1 Địa hình
Khu vực huyện Trảng Bàng , tỉnh Tây Ninh nói chung có địa hình tương đối bằng
phẳng với độ dốc phổ biến từ 0-300. Hướng dốc chung từ Bắc xuống Nam, cao độ
trung bình so với mực nước biển là 30 m.
KCN Trảng Bàng được xây dựng trên địa hình có cao độ từ 1.6m-7.4m, độ dốc từ
10/00 – 40/00. Hướng dốc từ Đông Bắc thấp dần về phía Tây Nam. Ngoài ra, tại đây còn
có suối sâu, rạch nhỏ và kênh thuỷ lợi chảy qua hồ điều hoà. Đất chủ yếu là đất nông
nghiệp (bao gồm đất ruộng và đất vườn).
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 4

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng


2.2.2.2 Địa chất
Đất đai vùng Trảng Bàng – Tây Ninh được phân loại thành các loại sau:
— Đất Sialit ferelit nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ, được phân bố ở các xã
vùng đồi thoải. Đất này có thành phần cơ giới cát pha, nghèo chất dinh dưỡng, giữ
nước kém.
— Đất Sialit ferelit xám phát triển trên nền phù sa cổ.
— Ngoài ra còn có các loại đất khác chiếm một diện tích không lớn như đất dốc tụ,
đất phù sa giây, đất phù sa loang lổ.
Địa tầng KCN Trảng Bàng cấu tạo bởi 6 lớp đất:
— Lớp đất số 1: trên mặt là lớp cát mịn lẫn đất bột, màu xám đen đến xám – trạng
thái hở rời, có bề dày từ 0,4 – 0,6m.
— Lớp đất số 2: sét pha cát, màu xám đến xám trắng vân vàng nâu đốm nâu đỏ, độ
dẻo trung bình – trạng thái thay đổi từ mềm, dẻo mềm đến dẻo cứng, gồm 3 lớp:
9 Lớp 2a: trạng thái mềm, có bề dày từ 0,7 – 2,7m.
9 Lớp 2b: trạng thái dẻo mềm, có bề dày từ 1,2-2,2m.
9 Lớp 2c: Trạng thái dẻo cứng,có bề dày 1,4m.
— Lớp đất số 3: sét pha cát lẫn sỏi sạn laterite, màu nâu đỏ/xám trắng vân vàng
nâu, độ dẻo trung bình – trạng thái dẻo cứng, có bề dày từ 1,4 – 1,7m.
— Lớp đất số 4: sét pha nhiều cát, màu vàng nâu/ xám trắng, độ dẻo trung bình –
trạng thái dẻo cứng, có bề dày từ 1,6 – 2,5m.
— Lớp đất số 5: cát mịn đấn vừa lẫn bột và ít sạn nhỏ, màu xám trắng đến vàng
nhạt – trạng thái từ bở tời đến chặt vừa, gồm hai lớp:
9 Lớp 5a: trạng thái bở rời, có bề dày từ 1,8 – 2,5m.
9 Lớp 5b: trạng thái chặt vừa, có bề dày từ 0,5 – 6m.
— Lớp đất số 6: sét lẫn bột và ít cát, màu xám nhạt vân vàng nâu, độ dẻo cao –
trạng thái nửa cứng, có bề dày 1,4m.
Kết luận: Nền móng địa chất KCN Trảng Bàng có sức chịu tải tốt, trung bình đạt
từ 1 – 1.5kg/cm2
2.2.3 Khí hậu

Huyện Trảng Bàng – Tây Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo có hai mùa mưa nắng rõ rệt, có những đặc trưng chính sau:

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 5

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

— Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là : 28,50C , nhiệt độ trung bình cao nhất là :
320C, nhiệt độ trung bình thấp nhất: 250C
— Chế độ mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình khoảng
1990 mm/năm, lượng mưa lớn nhất trong năm là 2676 mm. Số ngày mưa trong năm
trung bình là 116 ngày, lượng mưa lớn nhất trong ngày là 183mm.
— Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối của khu vực dao động từ 78 – 85%, cao
nhất được ghi nhận vào mùa mưa ( vào tháng 8) khoảng 83 – 91%, thấp vào mùa nắng
(vào tháng 1) từ 68 -69%.
— Bức xạ mặt trời: thời gian có nắng trung bình trong năm là khoảng từ 2.100 đến
2200 giờ/năm. Hàng ngày có đến 7 – 8 giờ có nắng và cường độ chiếu sáng vào giữa
trưa có thể lên tới 100.000 lux.
— Chế độ gió: hướng gió chủ đạo từ tháng 5 đến tháng 9 là hướng Tây – Tây
Nam, tốc độ gió khoảng 1,5 – 1,7 m/s. Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau là hướng Bắc
– Đông Bắc với tốc độ khoảng 1,5 – 2,2 m/s. Từ tháng 2 đến tháng 4 có gió Đông
Nam. Tại đây, ít khi có gió bấc mạnh, mùa mưa có khi xảy ra vài trận lốc.

2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
KCN Trảng Bàng thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, gồm có thị trấn Trảng

Bàng và chín xã khác bao gồm: xã Đôn Thuận, Lộc Hưng, Gia Lộc, Gia Bình, Phước
Lưu, Bình Thạnh, An Tịnh, An Hoà, Phước Chỉ.
2.3.1 Dân số - lao động
- Tính đến năm 2008, dân số toàn huyện là 157.870 người tăng 11.121 người so
với năm 2003. Mật độ dân số trung bình là 467,40 người/km2, tỉ lệ tăng tự nhiên là
1,4%. (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Trảng Bàng năm 2008)
- Dân số thuộc loại cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi lao động chiếm 57% dân số huyện
(89.986 người). Nguồn lao động dồi dào và mức lương thấp là một sự hấp dẫn đối
với các dự án đầu tư cần sử dụng nhiều lao động.
2.3.2 Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển đổi theo kết
cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Nhưng ngành kinh tế mũi nhọn của huyện
Trảng Bàng vẫn là nông nghiệp và công nghiệp.
¾ Tình hình phát triển nông nghiệp

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 6

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

Trong những năm gần đây huyện Trảng Bàng đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng - vật nuôi: giảm dần diện tích cây trồng không đạt hiệu quả kinh tế cao như:
lúa, mía….chú trọng các loại cây trồng – vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao như: cây
thuốc lá vàng, bắp lai, lợn và bò thịt…Nông dân được tiếp cận với các loại máy móc
nông nghiệp, thiết bị kỹ thuật hiên đại góp phần tăng sản lượng và chất lượng của
nông sản.

Bảng 2.1: Bảng thống kê về nông nghiệp huyện Trảng Bàng
Stt

Năm

Thông số

2006

2007

2008

1

Diện tích trồng lúa (ha)

42.537

39.154

38.825

2

Sản lượng lúa (tấn)

127.093

130.122


139.827

3

Diện tích ngô (ha)

4.497

4.097

3.676

4

Sản lượng ngô (tấn)

17.122

16.188

14.937

5

Diện tích khoai các loại (ha)

350

525


587

6

Sản lượng khoai các loại (tấn)

3.665

5.766

6.364

7

Diện tích các loại đậu các loại (ha)

1.722

1.560

1.909

8

Sản lượng đậu các loại (tấn)

1.586

1.384


1.734

9

Diện tích mía (ha)

330

37

72

10

Sản lượng mía (tấn)

23.704

2.585

5.040

11

Diện tích thuốc lá (ha)

702

852


819

12

Sản lượng thuốc lá (tấn)

1.403

1.747

1.323

(Nguồn:phòng thống kê huyện Trảng Bàng năm 2008)
Kết quả thống kê về nông nghiệp của huyện cho thấy diện tích lúa giảm đáng kể:
diện tích đất trồng lúa năm 2008 chỉ còn 38.825 ha giảm 10% diện tích chỉ trong 2
năm, nguyên nhân là do chính sách phát triển kinh tế của huyện cũng như quá trình đô
thị hóa. Diện tích một số loại cây trồng khác tăng lên như: khoai tăng 67,7%, thuốc lá
tăng 16,67%...
¾ Tình hình phát triển công nghiệp
Hiện nay khu vực huyện Trảng Bàng đã được quy hoạch thành cụm khu công
nghiệp có quy mô phát triển lớn gồm: KCN Trảng Bàng, KCX Linh Trung III, KCN
Bourbon – An Hòa, KCN Phước Đông – Bời Lời. Trong đó KCN Trảng Bàng và KCN
Linh Trung III đang hoạt động thu hút 27.484 lao động, 2 KCN còn lại đang xây dựng.
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 7

SVTH: Lý Hoàng Vũ



Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

KCN Trảng Bàng là hạt nhân công nghiệp của huyện và tỉnh Tây Ninh đã thu hút
nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Đến năm 2008 tỷ trọng ngành công nghiệp
– xây dựng chiếm 37,82% trong cơ cấu kinh tế của huyện.
2.3.3 Y tế - giáo dục
Đời sống văn hóa ở nông thôn cũng ngày càng được cải thiện, mỗi xã đều có trạm
y tế, trường học…Toàn huyện có 10 trường THCS, 4 trường THPT và 1 trung tâm
giáo dục thường xuyên….góp phần nâng cao trình độ dân trí của huyện. Công tác
chăm sóc sức khỏe cộng đồng như tiêm chủng vắcxin cho trẻ em,phòng ngừa dịch
bệnh được triển khai đến tận các xã, các ấp đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của
người dân.

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch và phát triển các KCN tỉnh Tây Ninh

2.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG DỊCH VỤ
2.4.1 Hệ thống giao thông
KCN đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch chi tiết được
quy hoạch.
— Đường ngoài KCN (đường bộ)
9 Toàn KCN Trảng Bàng nằm cạnh quốc lộ 22 đi TP.HCM, là tuyến đường
đối ngoại quan trọng của KCN.
9 Phía Đông và Nam KCN có một tuyến đường được trải thảm bê tông nhựa
rộng 5m.
9 Phía Tây có tuyến đường HL2 kéo dài mặt đường rộng 5m.
9 Đường sắt: trong khu vực hiện nay chưa có đường sắt
— Đường trong KCN:
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Trang 8

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

Đường nội bộ thảm bê tông nhựa nóng có tải trọng, gồm có 6 tuyến:
9 Đường số 5 có mặt đường rộng 9 m.
9 Đường số 6,7,8 có mặt đường rộng 12 m.
9 Đường số 12,13 có mặt đường rộng 15 m.
2.4.2 Hệ thống cấp nước
KCN có 1 nhà máy cấp nước sạch công suất 3000 (m3/ngàyđêm) đạt tiêu chuẩn
1329/BYT của Bộ Y tế, nguồn nước lấy từ nguồn nước ngầm.
Vị trí: theo như sơ đồ bố trí mặt bằng KCN - phần phụ lục A.
2.4.3 Hệ thống thoát nước
KCN đã xây dựng hoàn chỉnh gồm có hệ thống cống thoát nước mưa và thoát nước
thải riêng biệt:
Hệ thống thứ 1: thoát nước mưa, thu nước trên bề mặt xả thẳng ra hệ thống tiếp
nhận là hồ điều hòa (hồ này có sẵn có diện tích khoảng 4ha).
Hệ thống thứ 2: thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công sau khi xử lý cục bộ.
Hệ thống này sẽ được đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung.
2.4.4 Hệ thống cấp điện
Trạm điện 110 KV công suất 40 MVA dùng riêng cho KCN, giá điện theo quy
định của Thủ tướng Chính phủ. Vị trí: theo như sơ đồ bố trí mặt bằng KCN - phần phụ
lục A.
2.4.5 Thông tin liên lạc
KCN Trảng Bàng cách trạm tổng đài huyện Trảng Bàng khoảng 4km, hệ thống
tổng đài điện tử Siemens EWSD của trạm đã được nâng cấp. Trong tương lai gần có
thể nâng dung lượng 4000 số và phát triển lên 10000 số khi có nhu cầu cấp đủ dung

lượng cho KCN Trảng Bàng.

2.5 CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG KCN
KCN Trảng Bàng tập trung đa ngành nghề gồm: công nghiệp nhẹ, công nghệ thực
phẩm, công nghệ sạch, tinh vi chính xác, công nghệ lắp ráp, sản xuất hang tiêu
dung…quy mô công nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế công nghiệp ô nhiễm.
Dự kiến các nhà máy thuộc các ngành nghề sau đây sẽ có khả năng được tiếp nhận
vào khu công nghiệp:
— Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
— Công nghiệp nhựa, chế biến các sản phẩm cao su, y tế
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 9

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

— Công nghiệp may mặc, dệt nhuộm.
— Công nghiệp da giầy ( không thuộc da)
— Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang.
— Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
— Công nghiệp sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, thuỷ tinh, pha lê, sành sứ vệ sinh.
— Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn giấy.
— Công nghiệp sản xuất giấy tái sinh.
— Công nghiệp sản xuất hoá chất.
— Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế.
— Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng.
— Công nghiệp điện tử, tin học.

— Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.
— Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống.
— Công nghiệp sản xuất đồ gốm, mỹ nghệ.
Hiện nay KCN Trảng Bàng đã lấp đầy khoảng 97% diện tích bao gồm 55 nhà máy
đang hoạt động, 1 nhà máy ngưng hoạt động và 8 nhà máy đang xây dựng nhưng chưa
hoạt động, 7 nhà máy chưa xây dựng.
Danh sách hiện tại của các nhà đầu tư trong khu công nghiệp Trảng Bàng được
trình bày ở bảng 2.2 – phần phụ lục B.

2.6 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG KCN: xem ở phần phụ lục A.

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 10

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

Chương 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI KCN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Các nguồn gây ô nhiễm không khí phát sinh chủ yếu từ hoạt đông của các đơn vị
sản xuất trong KCN Trảng Bàng, bao gồm:
— Khí thải từ dây chuyền công nghệ:
9 Bụi từ quá trình gia công cơ khí, làm sạch bề mặt kim loại, từ quá trình chế
biến hàng gia công mỹ nghệ…

9 Các hợp chất Nitơ: NO, NO2 sinh ra từ việc sản xuất hàng kim khí…
9 Các hợp chất Flo như HF phát sinh từ các công đoạn gốm sứ, gạch men…
9 Hợp chất chì phát sinh trong quá trình gia công các linh kiện điện tử…
9 Hơi, mùi hữu cơ phát sinh trong quá trình phun sơn, in bao bì…
— Khí thải từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng: từ máy phát điện dự
phòng, các máy móc thiết bị như nồi hơi, lò sấy…sẽ sinh ra các khí thải như bụi,
CO, CO2, NOx, SO2…và được phát thải ra môi trường xung quanh.
— Khí thải từ hoạt động giao thông vận chuyển hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng
làm gia tăng ô nhiễm không khí về bụi, CO, NO2, SO2…Ngoài ra môi trường
không khí trong khu công nghiệp còn bị ảnh hưởng từ hệ thống xử lý nước thải của
từng nhà máy và hồ chứa nước thải tập trung của khu công nghiệp, phát sinh từ các
bể kị khí, sân phơi bùn dư hoặc các hoạt động thu gom tồn trữ chất thải rắn (rác
thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp) và chất thải nguy hại từ các nhà máy trong
khu công nghiệp.
— Tiếng ồn phát sinh từ việc sản xuất công nghiệp, máy phát điện dự phòng, quạt
gió và đặc biệt là từ các phương tiện giao thông vận tải với độ ồn từ 77dB đến 94
dB ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động và người dân sống xung quanh.
3.1.2 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động sản xuất của khu công nghiệp
Ô nhiễm không khí là một trong những nguồn ô nhiễm có tác động mạnh đến mội
trường và đời sống của người dân đô thị. Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Khu công
nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập phiếu thu thập
GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 11

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng


thông tin môi trường từ các nhà máy trong khu công nghiệp. Từ các thông tin thu thập
được về lượng nhiên liệu sử dụng, lượng nguyên liệu, sản phẩm và dựa vào hệ số phát
thải chất ô nhiễm không khí của tổ chức Y Tế thế giới và hệ số phát thải của các
nghiên cứu trong nước, xác định được tải lượng của các chất ô nhiễm.
Tải lượng các chất ô nhiễm của các nhà máy được tính toán thông qua công thức
sau:
Gi = Ki.Ni
Trong đó:
— Gi: tải lượng chất ô nhiễm không khí I của nhà máy.
— Ki: hệ số phát thải chất ô nhiễm không khí I (kg/tấn nhiên liệu hoặc kg/tấn sản
phẩm).
— Ni: khối lượng nguyên liệu ( nhiên liệu) hoặc sản phẩm của nhà máy.
Bảng 3.1: Hệ số phát thải chất ô nhiễm của một số loại hình sản xuất (Ki)
Loại hình sản xuất

Đơn vị

Bụi

SO2

NO2

CO

Quá trình đốt dầu DO

Kg/tấn dầu

0.28


20S

2.84

0.71

Quá trình đốt dầu FO

g/lít dầu

1.79

18.8S

8.62

0.24

Quá trình đốt than đá

g/kg than đá

0.36A

4.55S

2.4

0.36


Quá trình đốt khí hóa lỏng

g/m3 khí

0.25

0.005

2.9

-

Quá trình đốt củi, gỗ

g/tấn củi, gỗ

15000

-

6000

1200

Nhựa

Kg/tấn SP

1.7


-

-

-

Bột giặt, hóa mỹ phẩm

Kg/tấn SP

45

-

-

-

Gốm sứ (nung ga)

Kg/tấn NL

0.012

-

0.09

0.03


(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)
Ghi chú:
— S là hàm lượng lưu huỳnh tính theo % chứa trong nhiên liệu ( DO: 0.5% hàm
lượng S, FO: 3% hàm lượng S).
— A là hàm lượng tro tính bằng % trong nhiên liệu.
Bằng cách tính toán theo công thức trên có thể xác định tải lượng các chất ô nhiễm
sinh ra từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp Trảng Bàng. Kết
quả tính toán được trình bày trong Bảng 3.2.

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 12

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí của các nhà máy trong Khu công
nghiệp Trảng Bàng điều tra được
Stt

Nhà máy

Ngành nghề

1

Cty TNHH Der –

Jinh
Cty TNHH Huân
Thắng
Cty TNHH
Colltex
Cty TNHH
JinWon - VN
Cty Pioneer
Polymers

Linh kiện
điện tử
SX khuôn

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20

Cty TNHH
TM&SX Khải
Thành Co.,LDT
Cty Tanicook
Cty TNHH
Keumho – VN
Cty TNHH dệt
Phước Thịnh
Cty TNHH dụng
cụ thể thao Kiều
Minh
Cty TNHH Jung
Wang
Cty TNHH đầu
tư Thời Ích
Cty TNHH J&D
Vinako
Cty tre gia dụng
xuất khẩu Long
Tre
Cty TNHH
Kovian Fashion
Cty dệt may Hoa
Sen
Cty TNHH D&F
Cty TNHHTCI

Special Steel
Cty TNHH nhựa
và cao su Kiến
Phát
Cty Doo Sol

May mặc
Dệt – may
SX bao ngón
tay bằng cao
su
Chiết suất dầu
nhờn, sản
xuất hóa chất
SX thực phẩm
SX túi xách
Dệt nhuộm

Tải lượng chất ô nhiễm (kg/năm)
Bụi
SO2
NO2
CO
20,23

722,40

205,16

51,29


0,36

12,90

3,66

0,92

14,45

516

146,54

36,64

2,15

67,68

10,34

0,29

60,71

1912,81

292,35


8,14

2,00

71,41

20,28

5,07

21,60

136,50

144

9,60

257,76

8121,60

1241,28

34,56

432

2730


2880

432

14895,36

414,72

Banh thể thao
3093,12 97459,20
May mặc
Vỏ ruột xe
May mặc
Hàng gia
dụng từ mây,
tre, gỗ, cói.
May mặc
May mặc
May mặc
Đinh ốc lò xo,
dây thép
Vỏ ruột xe
Giặt quần áo

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

5,20

185,76


52,76

13,19

6959,62

219283,2
0

33514,56

933,12

71,60

2256

344,80

9,60

11,56

412,80

117,24

29,31


69,35

2476,80

703,41

175,85

72,24

2580

732,72

183,18

0,24

8,60

2,44

0,61

128,88

4060,80

620,64


17,28

161,10

5076

775,80

21,60

1954,68 61588,80

9413,04

262,08

Trang 13

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

21

Cty TNHH Li –
Yeun Garment
Cty TNHH
Oriental Multiple


22

23

May mặc
Đai ốc, bù
lon, đinh vít,
các loại tăng
đơ, con tán
Dệt, nhuộm,
may quần áo

257,76

8121,60

1241,28

34,56

69,35

2476,80

703,41

175,85

Cty TNHH Dệt
259,20

1638
1728
259,20
May Lan Trần
13925,2 421914,8 69789,07 3108,7
Tổng cộng
(Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng KCN Tây Ninh tháng12/2008)
Tải lượng các chất ô nhiễm không khí được tính ở phần trên cho phép hình dung

phần nào ra mức độ phát thải ô nhiễm của toàn bộ các nhà máy hiện tại trong khu công
nghiệp Trảng Bàng. Trên cơ sở đó Ban quản lý KCN, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ
Tầng KCN Tây Ninh có các biện pháp kêu gọi, thu hút đầu tư hợp lý nhằm hạn chế ô
nhiễm môi trường hoặc thực hiện các ràng buộc chặt chẽ về bảo vệ môi trường khi các
doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Bên cạnh đó, công ty có thể đề ra các kế hoạch kiểm
tra môi trường và đề xuất các biện pháp xử lý khí thải cho từng nhà máy trong khu
công nghiệp phù hợp hơn.
3.1.3 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Hàng năm Công ty Cổ Phần Phát triển Hạ Tầng KCN Tây Ninh tiến hành quan trắc
chất lượng không khí xung quanh trong KCN hai lần.
-

Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh trong khu công nghiệp sau

khi thu mẫu tại một số vị trí điển hình trong khu công nghiệp ngày 21/11/2008:
9 Vị trí 1 (M1): không khí xung quanh Công ty Cổ Phần Long Tre
9 Vị trí 2 (M2): không khí xung quanh Công ty Lan Trần.
9 Vị trí 3 (M3): không khí xung quanh Công ty Thời Ích.
9 Vị trí 4 (M4): không khí xung quanh Khu tái định cư.
9 Vị trí 5 (M5): không khí xung quanh Công ty Der Jinh.
9 Vị trí 6 (M6): không khí xung quanh Công ty Cao su Cát Lợi An.

9 Vị trí 7 (M7): không khí xung quanh Công ty CP Môi Trường Xanh.
9 Vị trí 8 (M8): không khí xung quanh Công ty Mai Linh Corporation.

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương

Trang 14

SVTH: Lý Hoàng Vũ


Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN Trảng Bàng

Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí
Nhiệt độ

Thông số

Độ ẩm

0

Ồn

Bụi

CO
3

NO2
3


SO2
3

(mg/m3)

( C)

(%)

(dBA)

(mg/m )

(mg/m )

(mg/m )

Mẫu M1

29,0

75,0

65,0

0,20

3,92


0,034

0,015

Mẫu M2

31,3

68,8

64,0

0,19

5,22

0,043

0,025

Mẫu M3

31,8

68,8

65,6

0,21


4,98

0,036

0,024

Mẫu M4

33,2

60,3

67,0

0,15

3,67

0,030

0,012

Mẫu M5

34,3

60,3

68,0


0,10

4,86

0,051

0,029

Mẫu M6

37,4

49,9

65,0

0,22

5,34

0,056

0,053

Mẫu M7

37,7

49,6


63,0

0,19

3,92

0,034

0,012

Mẫu M8

36

59,2

63,0

0,15

4,64

0,043

0,048

75(*)

0.3


30

0,2

0,35

TCVN 5937 – 2005

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/12/2008)
Ghi chú:
(*) TCVN 5949 – 1998: Âm học – tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư
TCVN 5937 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
Nhận xét: Qua kết quả đo đạc trên cho thấy các nồng độ các chất ô nhiễm trong
không khí xung quanh tại các vị trí giám sát trong KCN Trảng Bàng đều nằm trong
tiêu chuẩn cho phép ( TCVN 5949-1998 và TCVN 5937-2005).
3.1.4 Phương án khống chế ô nhiễm không khí hiện tại
— Trong các nhà máy: Hầu hết các doanh nghiệp thực hiện xây dựng hệ thống xử
lý khí thải theo đúng cam kết bảo vệ môi trường, còn lại đều không có hệ thống xử
lý khí thải.
— Trong khu công nghiệp: công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng KCN Tây Ninh đã
và đang tiến hành đầu tư trồng cây xanh dọc theo các con đường và trong khuôn
viên KCN vừa cải thiện chất lượng môi trường xung quanh vừa tạo vẻ mỹ quan cho
KCN, và quy định các xe chở nguyên vật liệu, đất đá đi vào KCN thì được che kín,
không để rơi trên đường.

3.2 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
3.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại
Chất thải rắn phát sinh tại khu công nghiệp Trảng Bàng có thể chia làm hai loại:

GVHD: Hoàng Thị Mỹ Hương


Trang 15

SVTH: Lý Hoàng Vũ


×