Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG TP.HCM Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070671-nguyen-tan-phu.htm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.92 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG NHẰM
NÂNG CAO NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG TP.HCM

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN TẤN PHÚ
Ngành : Quản lý Môi trường
Niên khóa : 2005 - 2009

Tháng 07 năm 2009
i


ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG
NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
TẠI TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG TP.HCM

Tác giả

NGUYỄN TẤN PHÚ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn :


Ths Lê Tấn Thanh Lâm
PGS TS Bùi Xuân An

Tháng 07 năm 2009

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV:

NGUYỄN TẤN PHÚ

NIÊN KHÓA:


2005 – 2009

MÃ SỐ SV: 05149076

1. Tên đề tài: “ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG NHẰM NÂNG CAO NHẬN
THỨC HỌC SINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS HAI BÀ
TRƯNG TP.HCM “
2. Nội dung KLTN: Kết hợp với đoàn trường tổ chức phong trào “ Tuyên truyền thực

hiện nếp sống văn minh đô thị năm 2009”
- Phát phiếu điều tra nhận thức học sinh.
- Thuyết trình trình trước học sinh toàn trường về chủ đề BVMT.
- Tổ chức tuyên truyền trước toàn trường dưới hình thức tiểu phẩm.
- Tổ chức cuộc thi thiết kế poster, vẽ tranh cổ động về chủ đề bảo vệ môi trường.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 3/2009
4. Họ và tên Giáo viên hướng dẫn:

Kết thúc: tháng 6/2009

Ths Lê Tấn Thanh Lâm
PGS TS Bùi Xuân An

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày

tháng năm 2009

Ngày 5 tháng 3 năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa


Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. Bùi Xuân An
iii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Các thầy, cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
đã tận tâm giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths Lê Tấn Thanh Lâm, PGS TS Bùi
Xuân An, người đã hướng dẫn trực tiếp, dành hết tâm huyết tận tình chỉ dạy, dẫn dắt
tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy Lê Trường Kỳ, Trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Ban lãnh đạo, cán bộ trường Trung Học Cơ Sở Hai Bà Trưng, đã cung cấp
những thông tin cần thiết, cảm ơn sự giúp đỡ tích cực và đáng quý của thầy Đoàn Hữu
Khánh, Phó Hiệu Trưởng, cô Huỳnh Tú Mai, tổng phụ trách Đội đã tạo mọi thuận lợi
giúp tôi triển khai điều tra thu thập số liệu tại hiện trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

iv


TÓM TẮT


Đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng công cụ truyền thông môi trường nhằm nâng cao
nhận thức hoc sinh về bảo vệ môi trường tại trường THCS Hai Bà Trưng TP.HCM ”
được tiến hành tại trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, TP.HCM, trong thời gian từ
12/01/2009 đến 12/06/2009.
Mục đích : Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tại địa bàn và đánh
giá vai trò của các công cụ tuyên truyên.
Nội dung: Kết hợp với đoàn trường tổ chức phong trào “ Tuyên truyền thực
hiện nếp sống văn minh đô thị năm 2009”
- Phát phiếu điều tra nhận thức học sinh.
- Thuyết trình trình trước học sinh toàn trường về chủ đề BVMT.
- Tổ chức tuyên truyền trước toàn trường dưới hình thức tiểu phẩm.
- Tổ chức cuộc thi thiết kế poster, vẽ tranh cổ động về chủ đề bảo vệ môi trường.
Kết quả thu được :
- Kết quả nhận thức về bảo vệ môi trường của học sinh : hầu hết tỷ lệ học sinh đạt loại
tốt các chỉ tiêu đánh giá đều thay đổi theo hướng gia tăng. Điều này khẳng định tính
hiệu quả của công tác tuyên truyền.
- Xây dụng và thực hiện thành công chương trình tuyên truyền giáo dục môi trường
qua phong trào “ Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị năm 2009” :
Qua công tác tuyên truyền, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh hầu hết đã
thay đổi theo chiều hướng gia tăng. Đồng thời để phát huy tối đa hiệu quả của công tác
tuyên truyền cần sử dụng công cụ tiểu phẩm làm nòng cốt và kết hợp với các công cụ
khác một cách hợp lý.

v


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii

TÓM TẮT........................................................................................................................v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.............................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................2
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................................2
1.5. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................2
1.5.1. Ý nghĩa xã hội ........................................................................................................2
1.5.2. Ý nghĩa kinh tế .......................................................................................................2
1.5.3. Ý nghĩa môi trường................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
2.1. Tổng quan về truyền thông môi trường....................................................................3
2.1.1. Khái niệm truyền thông môi trường ......................................................................3
2.1.2. Mục tiêu của truyền thông môi trường..................................................................4
2.2. Công cụ truyền thông ...............................................................................................4
2.2.1. Truyền thông cá nhân............................................................................................4
2.2.1.1. Truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp ...................................................................4
2.2.1.2. Truyền thông qua điện thoại...............................................................................5
2.2.1.3. Truyền thông qua thư .........................................................................................6
2.2.2. Truyền thông tập thể..............................................................................................6
2.2.3. Phương tiện truyền thông đại chúng .....................................................................7
2.2.3.1. Báo chí................................................................................................................7
2.2.3.2. Pano, áp phích, tranh ảnh, poster ......................................................................8
2.2.3.3. Tờ rơi, tờ bướm...................................................................................................9
2.2.3.4. Khẩu hiệu............................................................................................................9
2.2.3.5. Phim ảnh..........................................................................................................10

2.2.3.6. Internet..............................................................................................................10
2.2.4. Truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội diễn, các chiến
dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm..................................................................11
2.2.5. Công cụ pháp luật ...............................................................................................11
2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về TTMT .....................................................14
2.3.1. Trên thế giới ........................................................................................................14
2.3.1.1. Chương trình phổ biến thông tin đến cộng đồng .............................................14
2.3.1.2. Một số chương trình TTMT tại các nước dựa trên nguyên tắc “Phổ biến thông
tin đến cộng đồng” ........................................................................................................15
2.3.1.3. Kế hoạch quốc gia về TTMT ở Thái Lan.........................................................18
2.3.1.4. Sáng kiến 3R .....................................................................................................20
vi


2.3.1.5. Chương trình TTMT tại các nước quốc gia khác.............................................22
2.3.2. Tại Việt Nam........................................................................................................23
2.3.2.1. Chương trình “Xanh-Sạch-Đẹp” thủ đô ..........................................................23
2.3.2.2. Tổ chức thực hiện công tác truyền thông GDMT năm 2007............................23
2.3.2.3. Chiến dịch GDMT cho các trường tiểu học TP. HCM.....................................24
2.4. Hiện trạng địa bàn nghiên cứu................................................................................25
2.4.1. Tổng quan về Trường Trung Học Cơ sở Hai Bà Trưng......................................25
2.4.2. Tình trạng quản lý rác thải..................................................................................27
2.4.3. Hiện trạng giáo dục nhận thức học sinh .............................................................27
2.4.4. Ưu điểm của hệ thống quản lý môi trường tại đơn vị ........................................27
2.4.5. Nhược điểm của hệ thống quản lý ......................................................................28
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ...........................................................29
3.1. Bài thuyết trình ......................................................................................................29
3.1.1. Nội dung ..............................................................................................................29
3.1.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................................29
3.1.3. Tiến độ thực hiện .................................................................................................30

3.2. Poster, tranh cổ động ..............................................................................................30
3.2.1. Nội Dung..............................................................................................................30
3.2.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................................30
3.2.3. Tiến độ thực hiện .................................................................................................30
3.3. Tiểu phẩm kịch sân khấu........................................................................................31
3.3.1. Nội dung ..............................................................................................................31
3.3.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................................31
3.3.3. Tiến độ thực hiện .................................................................................................31
3.4. Phiếu điều tra ..........................................................................................................31
3.4.1. Nội dung ..............................................................................................................31
3.4.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................................32
3.4.3. Tiến độ thực hiện .................................................................................................34
3.5. Kế hoạch thực hiện .................................................................................................35
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN.....................................................................36
4.1. Bài thuyết trình .......................................................................................................36
4.2. Poster cổ động ........................................................................................................36
4.3. Tiểu phẩm ...............................................................................................................37
4.4. Phiếu điều tra ..........................................................................................................38
4.4.1. Đối với học sinh lớp 6 .........................................................................................38
4.4.2. Đối với học sinh lớp 7 .........................................................................................40
4.4.3. Đối với học sinh lớp 8 .........................................................................................40
4.4.4. Đối với học sinh lớp 9 .........................................................................................41
4.4.5. Kết quả tổng hợp .................................................................................................43
4.5.Đánh giá...................................................................................................................46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................48
5.1 Kết luận....................................................................................................................48
5.2 Kiến Nghị ................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

THCS

Trung học cơ sở

Sở GD-ĐT

Sở Giáo Dục và Đào Tạo

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

BVMT

Bảo vệ môi trường

GDMT

Giáo dục môi trường

TTMT

Truyền thông môi trường

WB


Ngân Hàng Thế Giới

BAPEDAL

Cơ quan kiểm soát ô nhiễm quốc gia Indonesia

DENR

Bộ Môi Trường và Tài nguyên Philippin

3R

Reduce (giảm thiểu) - Reuse (tái sử dụng) - Recycle (tái chế)

ASEAN

Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự trường THCS Hai Bà Trưng. ....................26
Đồ thị 4.1. Sự thay đổi về tỷ lệ % học sinh có kiến thức tốt về môi trường trước và sau
khi tiến hành tuyên truyền ..................................................................................43
Đồ thị 4.2. Sự thay đổi về tỷ lệ % học sinh nhận thức đúng về tầm quan trọng của
công tác BVMT trước và sau khi tiến hành tuyên truyền. .................................44
Đồ thị 4.3. Sự thay đổi về tỷ lệ % học sinh có ý thức BVMT trước và sau khi tiến hành
tuyên truyền ........................................................................................................44
Đồ thị 4.4. Sự thay đổi về tỷ lệ % học sinh có thái độ nhiệt tình tham gia công tác

BVMT trước và sau khi tiến hành tuyên truyền.................................................45

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân hạng trong chương trình PROPER ......................................................15
Bảng 2.2. Bảng xếp hạng áp dụng trong chương trình PROPER .................................16
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng học sinh 8 lớp đại diện. .........................................32
Bảng 3.2. Bảng tiến độ thực hiện..................................................................................35
Bảng 4.1. Kết quả công tác tuyên truyền đối với học sinh khối 6. ...............................39
Bảng 4.2. Kết quả công tác tuyên truyền đối với học sinh khối 7. ...............................40
Bảng 4.3. Kết quả công tác tuyên truyền đối với học sinh khối 8. ...............................41
Bảng 4.4. Kết quả công tác tuyên truyền đối với học sinh khối 9. ...............................42

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề bức xúc và là mối quan tâm của chính
quyền nhiều quốc gia trên thế giới. Môi trường đô thị, nhất là các đô thị đang phát
triển hiện đang ô nhiễm trầm trọng, nguyên nhân chính tại các nước đang phát triển là
do ý thức của người dân. Người dân có ý thức tốt thì công tác quản lý của chính quyền
sẽ gặp nhiều thuận lợi. Vì vậy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường chỉ thực hiện được khi
người dân được tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức về BVMT.
Trên thế giới, tại các nước phát triển, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
ý thức BVMT cho người dân đã được tiến hành từ rất sớm. Tại Việt Nam, công tác
tuyên truyền mới trong giai đoạn khởi đầu và còn khá mới đối với người dân tại các đô
thị lớn. Công tác tuyên truyền chưa thật sự gây được ấn tượng và làm đúng vai trò :
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
Việt Nam chúng ta có khoảng 17.586.900 học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó

có 6.792.000 học sinh cấp THCS (theo Bộ GD-ĐT, 2005). Tại TP. Hồ Chí Minh hiện
có khoảng 927.751 học sinh theo từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó cấp THCS là 327.652
học sinh (theo Sở GD-ĐT TP.HCM, 2008).
Theo các nhà tâm lý học, độ tuổi từ 11-14 (học sinh THCS) là độ tuổi hình
thành nhận thức rõ rệt nhất ở con người và là giai đoạn quan trọng để giáo dục nhận
thức. Đồng thời đối tượng ở độ tuổi này là thành phần dể tiếp thu, học hỏi những điều
hay, mới lạ. Giới trẻ thành phố tiếp thu rất nhanh và họ cũng sẽ truyền đạt điều họ tiếp
thu cho các tầng lớp khác trong gia đình, ngoài xã hội nên là đối tượng chính cần
nghiên cứu và tuyên truyền nhận thức về bảo vệ môi trường.

1


Vì những lý do trên, được sự đồng ý của trường Đại Học Nông Lâm, Khoa
Công Nghệ Môi Trường tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Ứng dụng công cụ
truyền thông môi trường nhằm nâng cao nhận thức hoc sinh về bảo vệ môi trường tại
trường THCS Hai Bà Trưng TP.HCM ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nâng cao ý thức của học sinh trường THCS Hai Bà Trưng về BVMT.
- Đánh giá vai trò, tính hiệu quả của các công cụ trong công tác tuyên truyền.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát tổng quát nhận thức học sinh về vấn đề BVMT.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức học sinh về BVMT.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu : Trường THCS Hai Bà Trưng.
- Khách thể nghiên cứu : học sinh trường THCS Hai Bà Trưng.
- Đối tượng nghiên cứu: nhận thức về BVMT của học sinh.
- Thời gian nghiên cứu : từ tháng 01/2009 đến tháng 07/2009
1.5. Ý nghĩa đề tài
1.5.1. Ý nghĩa xã hội

Nâng cao nhận thức BVMT của học sinh.
1.5.2. Ý nghĩa kinh tế
Tiết kiệm chi phí cho hệ thống xử lý, thu gom, vận chuyển chất thải.
1.5.3. Ý nghĩa môi trường
Giảm thiểu ô nhiễm, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về truyền thông môi trường
2.1.1. Khái niệm truyền thông môi trường
Theo Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Mở ( )
Truyền thông được hiểu là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy
nghĩ, thái độ giữa hai người hoặc một nhóm người với nhau. Truyền thông môi trường
là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan
hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng
và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn
đề về môi trường.
Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin
mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khả
năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
▲Phân biệt truyền thông môi trường với giáo dục môi trường
- GDMT là quá trình tương tác một chiều, người giảng dạy Æ người tiếp thu, nhằm
giúp người tiếp thu tiếp nhận các kiến thức, thông tin về vấn đề môi trường, nhằm giải
quyết vấn đề đó hiệu quả hơn.
- GDMT chức năng chính là phổ cập thông tin cho một tầng lớp xác định về vấn đề
môi trường.
Vì vậy, TTMT là quá trình tiến hành tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi

trường, trong đó GDMT là một hình thức chủ yếu. Và GDMT lại sử dụng các phương
tiện TTMT làm công cụ để thực hiện công tác giảng dạy.

3


2.1.2. Mục tiêu của truyền thông môi trường
- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ
đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương
trình bảo vệ môi trường.
- Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ
quan, trong nhân dân.
- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã
hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
- Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường
xuyên trong xã hội.
2.2. Công cụ truyền thông
Theo tài liệu do Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Mở cung cấp, công cụ truyền thông
bao gồm:
2.2.1. Truyền thông cá nhân
Truyền thông cá nhân là quá trình tương tác giữa một hoặc một nhóm người với
một đối tượng riêng lẽ nhằm trao đổi thông tin, tiếp thu nhận thức, có thể thực hiện
thông qua nhiều hình thức.
2.2.1.1. Truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp
Đây là hình thức truyền thông đơn giản và hiệu quả nhất, quá trình tương tác
trao đổi thông tin diễn ra tức thời, các nhóm truyền đạt thông tin và nhận thức diễn ra
trực tiếp thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Thích hợp trong công tác truyền
thông cần nắm bắt rõ sắc thái tình cảm, nhận thức của đối tượng, khảo sát trên diện
hẹp, số lượng đối tượng khảo sát ít.

* Ưu điểm
- Thông qua tiếp xúc trực tiếp, có thể đánh giá được sắc thái tình cảm, nhận thức thông
qua hành vi cư chỉ của đối tượng, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác
truyền thông.
4


-Người phỏng vấn giữ vai trò chủ động, có thể khai thác triệt để các câu hỏi mang tính
chuyên sâu.
- Sự trao đổi thông tin giữa người phỏng vấn và đối tượng diễn ra nhanh hơn các
phương pháp khác, giúp cho công tác truyền thông và khảo sát kết quả thu được diễn
ra đồng thời, ngay lập tức.
- Thường được dùng để làm thử nghiệm trước cho các phương pháp khác.
* Nhược điểm
-Đòi hỏi chuyên gia khảo sát phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt câu hỏi, giải quyết
tình huống bất ngờ.
- Phải sắp đặt trước cuộc phỏng vấn, chuẩn bị bảng câu hỏi cần điều tra.
- Đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong vấn đề nắm bắt tâm tư tình cảm, nhận thức thông
qua hành vi, cử chỉ của đối tượng.
2.2.1.2. Truyền thông qua điện thoại
Hình thức tương tác trao đổi thông tin, tiếp thu nhận thức bằng ngôn ngữ thông
qua công cụ hỗ trợ máy điện thoại. Thích hợp sử dụng trong công tác truyền thông tại
các địa bàn xa nơi cư trú, nhóm đối tượng tương đối ít.
* Ưu điểm
- Ít tốn kém thời gian khi phải khảo sát trên diện rộng, địa bàn khảo sát rộng, đông dân
cư.
- Không đòi hỏi kỹ năng giao tiếp cao như hình thức tiếp xúc trực tiếp.
* Nhược điểm
- Đòi hỏi kỹ thuật sử dụng điện thoại, kỹ thuật giao tiếp qua điện thoại.
- Không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nên không thể hiểu rõ trạng thái tình cảm,

nhận thức của đối tượng về vấn đề cần trao đổi.
- Không sắp đặt trước cuộc phỏng vấn, khả năng không tiếp xúc được với đối tượng
cao : không có mặt tại nhà, tại cơ quan, đường dây bận, sự cố kỹ thuật…

5


2.2.1.3. Truyền thông qua thư
Đây là hình thức tương tác trao đổi thông tin thông qua công cụ chữ viết, được
trình bày trên giấy. Thích hợp trong công tác truyền thông trên diện rộng, nhóm đối
tượng tương đối nhiều, xa địa bàn cư trú.
* Ưu điểm
- Chi phí thấp, khảo sát được trên diện rộng.
- Có khả năng chủ động về thời gian khi lập bảng câu hỏi, không đòi hỏi kỹ năng giao
tiếp cao như hình thức tiếp xúc trực tiếp.
* Nhược điểm
- Yêu cầu trình độ học vấn của đối tượng, có khả năng đọc hiểu từ ngữ.
- Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, khả năng trình bày vấn đề thông qua công cụ chữ viết.
- Thời gian thu nhận kết quả lâu, quá trình trao đỏi thông tin và thu nhận kết quả
không diễn ra đồng thời.
- Không sắp đặt trước cuộc phỏng vấn, khả năng không tiếp xúc được với đối tượng
cao, thư không đến tay người nhận : thất lạc, thay đổi địa bàn cư trú…
2.2.2. Truyền thông tập thể
Truyền thông tập thể là quá trình tương tác giữa một hoặc một nhóm người với
một nhóm đối tượng nhằm trao đổi thông tin, tiếp thu nhận thức, có thể thực hiện dưới
nhiều hình thức như qua hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo
sát...
* Ưu điểm
- Có thể tiếp xúc, khảo sát cùng lúc với nhiều đối tượng, trên diện rộng.
- Thu hút được nhiều đối tượng tham gia thông qua nhiều hoạt động phong phú.

* Nhược điểm
- Tốn kém chi phí chuẩn bị, thực hiện chương trình.
- Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước công chúng tốt.
- Yêu cầu kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết các tình huống bất ngờ.

6


- Các buổi hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan… đòi hỏi phải được
chuẩn bị trước : yêu cầu tiền trạm, chuẩn bị dụng cụ, thiết bị…
- Phải xác định rõ nhóm đối tượng khảo sát, để chuẩn bị đề tài, xây dựng chương trình
hấp dẫn, mới lạ để thu hút đối tượng.
2.2.3. Phương tiện truyền thông đại chúng
Phương tiện truyền thông đại chúng là các công cụ truyền thông có khả năng ảnh
hưởng cao, tiếp xúc hàng ngày với quần chúng nhân nhân, dễ đạt hiệu quả cần thiết,
bao gồm :
2.2.3.1. Báo chí
Đây là công cụ truyền thông có tính đại chúng cao nhất, phổ biến rộng rãi trong
tầng lớp quần chúng nhân dân, được hầu hết mọi người biết đến hàng ngày. Được chia
làm 4 loại : báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử. Có một công thức chung cho báo
chí: báo điện tử cập nhật, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh và báo viết bình
luận.
▲ Báo viết
Báo viết la thể loại truyền thông đại chúng xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện
trên giấy, được phát hành hàng ngày (nhật báo), hàng tuần (tuần báo), hàng tháng
(nguyệt san)…
* Ưu điểm
- Tính phổ cập cao.
- Có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu.
* Nhược điểm

- Khả năng truyền tải thông tin chậm.
- Chỉ có khả năng tương tác một chiều, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc
và người viết) kém.
▲ Báo nói (Radio)
Trong công cụ báo nói, thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio thông
qua ngôn ngữ nói. Ra đời vào thế kỷ 19.
7


* Ưu điểm
- Khả năng truyền tải thông tin nhanh.
* Nhược điểm
- Không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh, các thông tin có hình ảnh minh
họa, người nghe phải hình dung theo ý kiến chủ quan.
▲ Báo hình (máy truyền hình T.V)
Trong công cụ báo hình, thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua
thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television).
* Ưu điểm
- Khả năng truyền tải thông tin nhanh.
- Có hình ảnh trực quan, sinh động, thu hút người xem.
* Nhược điểm
- Khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
- Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao cho công tác vận hành, bảo trì.
▲ Báo điện tử
Báo điện tử sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài
viết, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip).
* Ưu điểm
- Khả năng truyền tải thông tin nhanh, thông tin cập nhật nhanh,
- Khả năng tương tác hai chiều cao, người xem có thể đưa ra ý kiến phản hồi.
* Nhược điểm

- Tính phổ cập không cao
- Yêu cầu người trình bày, người đọc có kỹ thuật, hiểu biết nhất định.
2.2.3.2. Pano, áp phích, tranh ảnh, poster
Pano, áp phích, tranh ảnh, poster là hệ thống truyền thông bằng hình ảnh, biểu
ngữ trưng bày tại các khu vực đông dân cư.

8


* Ưu điểm
- Có khả năng truyền tải thông tin cao.
- Thu hút sự quan tâm của mọi người.
* Nhược điểm
- Với số lượng poster, pano, hình ảnh tràn ngập, khó có thể nổi bật, lôi kéo sự chú ý
của mọi người, nếu không thật sự sáng tạo, mới lạ.
- Khó gây ấn tượng cho người dân, khó được người dân quan tâm, vì chỉ trưng bày
poster, pano thì người dân sẽ nghĩ đó là việc của các cấp chính quyền, của cán bộ.
- Đòi hỏi phải kết hợp được giữa trưng bày pano, áp phích, poster cỗ động với các
phong trào tuyên truyền hợp lý.
2.2.3.3. Tờ rơi, tờ bướm
Là hình thức truyền thông bằng chữ viết, hình ảnh thể hiện trên giấy, phát cho
nhóm đối tượng tại khu vực đông dân cư.
* Ưu điểm
- Chi phí thấp, kỹ thuật đơn giản.
- Tính phổ cập rộng rãi.
* Nhược điểm
- Có khả năng trở thành rác vương vãi nếu công tác quản lý phân phát, thu gom không
tốt.
- Đòi hỏi văn hóa ứng xử cao nếu không dễ gây phản cảm cho người dân trong quá
trình phân phát.

2.2.3.4. Khẩu hiệu
Khẩu hiệu, hay còn được gọi là Slogan, hiện là dạng công cụ truyền thông hiệu
quả nhất, mang tính phổ cập cao, tuyên truyền thông qua ngôn ngữ, chữ viết. Một khẩu
hiệu phải đảm bảo các yêu cầu ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, mục tiêu rõ ràng. Ngoài ra
khẩu hiệu còn đòi hỏi phải sáng tạo, mới lạ, gợi mở cho người đọc nhưng không gây
phản cảm.

9


* Ưu điểm
- Cô đọng, xúc tích, với rất ít từ ngữ, có thể diễn tả điều muốn truyền đạt.
- Dễ đọc, dễ nhớ, dễ đi vào tâm trí người dân.
- Tính phổ cập cao.
* Nhược điểm
- Không thể hiện được hết tất cả thông tin muốn truyền đạt.
2.2.3.5. Phim ảnh
Phim ảnh là hình thức truyền thông kết hợp với giải trí, trình chiếu cho một
nhóm đối tượng tại nhà hoặc các khu vực giải trí : rạp chiếu phim, Karaoke…
* Ưu điểm
- Thu hút đông đảo người xem.
- Tính phổ cập cao
* Nhược điểm
- Khả năng truyền tải thông tin không cao
2.2.3.6. Internet
Mạng Internet hiện nay mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng,
các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực
tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các trang thông tin (website), nhật
ký cá nhân (blog)… Chúng dùng để truyền đạt và cung cấp thông tin đến người đọc.
*Ưu điểm

- Có khả năng cung cấp một lượng thông tin khổng lồ, cập nhật liên tục.
- Khả năng cung cấp thông tin cao.
- Khả năng tương tác hai chiều cao.
- Có các hình ảnh, âm thanh trực quan, sinh động.
*Nhược điểm
- Tính phổ cập chưa cao.

10


- Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao đối với người trình bày, người đọc phải có kỹ thuật,
hiểu biết nhất định.
2.2.4. Truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội diễn, các
chiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm...
Đây là hình thức truyền thông bằng công cụ hỗ trợ như văn nghệ (kịch nói, hát,
múa…), diễn thuyết, hội thao…
* Ưu điểm
- Thu hút được nhiều người tham gia.
- Khả năng truyền đạt thông tin cao.
* Nhược điểm
- Tốn kém thời gian, chi phí chuẩn bị, dàn dựng chương trình.
2.2.5. Công cụ pháp luật
Công cụ pháp luật là công cụ hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, mang tính mệnh lệnh kiểm soát, có hiệu quả cao về pháp lý.
Một số công cụ pháp luật có tính truyền thông môi trường (Tài liệu do Chính Phủ nước
CHXHCN Việt Nam cung cấp)
(1) Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005
Chương II, Điều 9. Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung

quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi
công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh
chung;
c) Vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng, chỗ có vòi
nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt
gây ô nhiễm hoặc làm mất vệ sinh;
11


d) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung;
đ) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác phóng uế ở nơi công cộng;
e) Lấy, vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để
rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
g) Tự ý đốt chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi
công cộng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
a) Vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông cơ giới trong thành phố, thị xã để rơi
vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
b) Đổ rác hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm nhà vệ sinh
không đúng quy định gây mất vệ sinh chung.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành
vi sau đây:
a) Đổ chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm
việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Chôn người chết do bệnh dịch, bốc mộ, di chuyển người chết, hài cốt trái quy định,
không đảm bảo vệ sinh.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện

pháp sau đây:
a) Vi phạm điểm b, c, d, đ, e, g khoản 1; điểm a khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này thì
bị buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
b) Vi phạm điểm b khoản 2; điểm a khoản 4 Điều này thì bị buộc khôi phục lại tình
trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
c) Vi phạm khoản 3 Điều này thì bị buộc tháo dỡ công trình vệ sinh.

12


(2) Nghị định 81/2006/NĐ-CP
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và
các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi
phạm các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ
chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định
của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành
chính.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định
này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác
động môi
trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường;
b) Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự
cố môi trường.
4. Những hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường được quy định
trong các Nghị định có liên quan thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định đó để xử
phạt.
* Ưu điểm

- Đảm bảo mọi người chấp hành đúng nội dung văn bản pháp luật đề ra.
- Thực hiện trên diện rộng với sự tham gia của tất cả mọi người.
* Nhược đểm
- Mang tính cưỡng chế.
- Khả năng truyền đạt thông tin không cao.

13


2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về TTMT
2.3.1. Trên thế giới
2.3.1.1. Chương trình phổ biến thông tin đến cộng đồng
Theo Trần Thị Thanh Phương (2001), trong gần mười năm qua, WB
(Ngân hàng Thế giới) đã tạo xúc tác cho ý tưởng mới về quản lý môi trường theo mô
hình mới, được biết đến với tên gọi "Chương trình phổ biến thông tin đến cộng đồng".
Các nhà quản lý môi trường đã và đang sử dụng hai cách tiếp cận là mệnh lệnh
- kiểm soát (công cụ pháp quy) và dựa trên quy luật điều tiết thị trường (công cụ kinh
tế). Công cụ pháp quy được sử dụng đầu tiên và cho đến nay vẫn phát huy hiệu lực
như một công cụ truyền thống, có tác dụng buộc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định môi trường trong một thời hạn nhất định.

Vào những năm thập kỷ

80, công cụ pháp quy đã được bổ sung thêm bằng các công cụ kinh tế. Lợi thế của các
công cụ này là tạo sự lựa chọn cho doanh nghiệp và các nhà quản lý môi trường bằng
cách tạo ra các đòn bẩy kinh tế cho các biện pháp quản lý môi trường.
Cả hai cách tiếp cận trên đều đem lại kết quả, nhất là khi được phối hợp tốt, tuy
nhiên đều đòi hỏi chi phí quản lý lớn, đặc biệt cho quá trình đo đạc giám sát môi
trường. Nhưng bất lợi nhất là đã đưa các doanh nghiệp vào vị trí đối lập với cơ quan
môi trường một cách miễn cưỡng. Để khắc phục điểm yếu này WB đã phát triển và cổ

vũ cho một cách tiếp cận mới : Sử dụng thông tin như một công cụ quản lý, hỗ trợ cho
các phương pháp quản lý môi trường bằng công cụ pháp quy và công cụ kinh tế
Những nét đặc trưng của cách tiếp cận thứ 3 này là
- Thông tin về mức độ tuân thủ môi trường của các doanh nghiệp được thu thập đầy
đủ, chính xác và toàn diện nhiều mặt mang tính hỗ trợ bổ sung cho nhau.
- Thông tin được phổ biến đến cộng đồng một cách phù hợp với hoàn cảnh địa phuơng
và phương thức ứng xử theo truyền thống văn hóa cộng đồng tại địa phương.
- Cộng đồng có ý thức về môi trường và hiểu biết về sử dụng thông tin, từ đó chủ động
tham gia vào các hoạt động tại địa phương, tạo ra những thách thức cho các doanh
nghiệp phải thay đổi hành vi về môi trường trong hoạt động kinh doanh của mình.
14


- Sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của chính quyền và có thể chế thích hợp để quản lý
và truyền bá thông tin.
Do vậy, trong mô hình này nổi bật là vai trò của các cơ quan truyền thông đại
chúng, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quần chúng, đảm bảo cho thông tin được sử
dụng hiệu quả nhất. Trong khi đó, cộng đồng đóng vai trò như những nhà quản lý
không chính thức.
2.3.1.2. Một số chương trình TTMT tại các nước dựa trên nguyên tắc “Phổ biến
thông tin đến cộng đồng”
▲ Chương trình PROPER ở Indonesia - kiểm soát, đánh giá và xếp hạng ô nhiễm
PROPER được BAPEDAL bắt đầu vào đầu năm 1995 tại 187 nhà máy nằm ở
một số lưu vực sông trên đảo Sumatra, Java và Kalimantan, tập trung vào lĩnh vực ô
nhiễm nước thải vì đã có nhiều số liệu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tùy theo
mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, một hệ thống màu được áp dụng để phân
hạng như sau:
Bảng 2.1. Phân hạng trong chương trình PROPER
Phân


hạng

trong Tình hình tuân thủ quy định môi trường

PROPER
Màu Vàng

Thực hiện được các tiêu chuẩn quốc tế
như công nghệ sạch, giảm thiểu chất
thải, phòng ngừa ô nhiễm.

Màu Xanh Lá Cây

Tuân thủ vượt mức các tiêu chuẩn quốc
gia và có các qui trình kiểm soát và quản
lý phát thải

Màu Xanh Da Trời

Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia.

15


Màu Đỏ

Có tổ chức một số hoạt động kiểm soát
ô nhiễm song thiếu sự tuân thủ.

Màu Đen


Không có nỗ lực kiểm soát ô nhiễm và
gây thiệt hại nghiêm trọng về môi
trường.

Những đánh giá ban đầu cho thấy có tới 2/3 các nhà máy mang màu Đỏ, nhưng
cũng có được gần 1/3 nhà máy được màu Xanh da trời, 5 nhà máy Xanh lá cây và 6
nhà máy màu Đen. Tháng 06 / 1995, Phó Tổng thống Indonesia đã chủ trì buổi lễ công
khai trước quần chúng để chúc mừng và trao giải thưởng cho 5 nhà máy được xếp
hạng Xanh lá cây (tuân thủ vượt mức). Sau đó BAPEDAL thông báo cho các nhà máy
khác về xếp hạng của họ và cho các nhà máy màu Đỏ và Đen một thời hạn 6 tháng để
làm sạch trước khi phổ biến toàn bộ thông tin cho cộng đồng. Sau một thời gian là 6
tháng và 18 tháng, mức thay đổi rất rõ nét.
Bảng 2.2. Bảng xếp hạng áp dụng trong chương trình PROPER
Xếp hạng

6/1995

12/1995

Vàng

0

0

Xanh Lá Cây

5


4

Xanh Da Trời

61

72

Đỏ

115

108

Đen

6

3

Kế hoạch của BAPEDAL là mở rộng trong năm 2000 cho thêm 2.000 nhà máy
nữa, như vậy sẽ bao trùm gần 10% các nhà máy công nghiệp vừa và lớn, nhưng lại

16


×