Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
QUẢNG NGÃI - ỨNG DỤNG
MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC OANH
Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

- 2009 -


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Đề tài

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA QUẢNG NGÃI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT

Tác giả
NGUYỄN THỊ NGỌC OANH

Luận văn Kỹ sư
Ngành: Kĩ thuật môi trường



Giáo viên hướng dẫn
Th.S LÊ TẤN THANH LÂM

- 2009 i


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA

: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

NGÀNH

: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ TÊN SV: NGUYỄN THỊ NGỌC OANH – MSSV: 05127144
KHÓA HỌC: 2005 – 2009
1. Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng
Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT”
2. Giáo viên hướng dẫn: ThS. LÊ TẤN THANH LÂM

3. Nội dung:
- Đánh giá các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn của
bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.
- Ứng dụng mô ma trận SWOT đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải rắn tại bệnh viện.
- Tính toán số lượng trang thiết bị và phương tiện dùng cho hoạt động quản lý
và xử lý chất thải rắn bệnh viện.
- Tính toán chi phí đầu tư cho hệ thống quản lý chất thải rắn và chi phí xử lý
chất thải rắn y tế nguy hại tại bệnh viện khi áp dụng những giải pháp đã được đề xuất.
4. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01/2009 đến tháng 6/2009.
Nội dung và yêu cầu khóa luận đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày tháng năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Lê Tấn Thanh Lâm
ii


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM tôi đã được tiếp
thu nhiều kiến thức bổ ích từ thầy cô và bạn bè, đó chính là hành trang quý báu để tôi
bước vào đời. Hôm nay tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến:
™ Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi
được học tập và thực tập để có kiến thức từ thực tế.
™ Quý thầy cô Khoa Công Nghệ Môi Trường đã tận tình dạy bảo và truyền đạt
kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
™ Thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã tận tình chỉ dẫn cho tôi trong quá trình học tập và
làm luận văn tốt nghiệp.

™ Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị trong Khoa Chống nhiễm khuẩn cùng các
phòng khoa khác của bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại bệnh viện.
™ Gia đình, bạn bè, các anh chị cùng các bạn sinh viên lớp DH05MT đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn và xin kính chúc tất cả sức khỏe, hạnh
phúc, thành công!

TP.HCM ngày 05 tháng 7 năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Oanh

iii


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa
Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT” được tác giả thực hiện trong thời
gian từ tháng 01 – 6/2009, với mục tiêu tìm ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống
quản lý chất thải rắn tại bệnh viện nhằm đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cho
bệnh viện và bảo vệ môi trường.
Đề tài đã thực hiện những nội dung sau:
- Tìm hiểu các biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng.
- Xác định thành phần, khối lượng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng
Ngãi.
- Đánh giá các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn của
bệnh viện.
- Ứng dụng mô ma trận SWOT đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý chất thải rắn tại bệnh viện.
- Tính toán số lượng trang thiết bị và phương tiện dùng cho hoạt động quản lý
và xử lý chất thải rắn tại bệnh viện.
- Tính toán chi phí đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn và chi phí xử
lý chất thải rắn y tế nguy hại tại bệnh viện khi áp dụng những giải pháp đã được đề
xuất.

iv


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

MỤC LỤC
TRANG TỰA .............................................................................................................................i
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ......................................................ii
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................iii
TÓM TẮT ................................................................................................................................iv
MỤC LỤC .................................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................1
1.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................2
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................................2
1.6. Ý nghĩa đề tài.................................................................................................................3
1.6.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế ............................................................................................3
1.6.2. Ý nghĩa về mặt xã hội.............................................................................................3

1.6.3. Ý nghĩa về mặt môi trường.....................................................................................3
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NGÀNH Y TẾ VÀ BỆNH VIỆN ĐA
KHOA QUẢNG NGÃI .............................................................................................................4
2.1. Hiện trạng chất thải rắn y tế ở Việt Nam .......................................................................4
2.2. Giới thiệu bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.....................................................................6
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................6
2.2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...........................................................................7
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ...............................................................................................7
2.2.4. Cơ cấu tổ chức hành chánh ...................................................................................8
2.2.5. Tình hình hoạt động và định hướng phát triển ......................................................8
2.2.6. Khái quát về bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi mới .................................................8
2.3. Hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi ........................................10
2.3.1. Chất thải rắn y tế nguy hại...................................................................................11
2.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................................11
2.3.3. Chất thải rắn tái chế ............................................................................................12
2.3.4. Các biện pháp quản lý chất thải rắn đang áp dụng tại bệnh viện .......................12
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT............................................................................17
3.1. Tổng quan về chất thải y tế..........................................................................................17
3.1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................................17
3.1.2. Phân loại chất thải y tế ........................................................................................17
3.1.3. Tính chất của chất thải rắn y tế ...........................................................................19
3.1.4. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe cộng đồng........................................22
3.2. Những nội dung trong quản lý và xử lý chất thải y tế .................................................26
3.2.1. Giảm thiểu chất thải.............................................................................................26
3.2.2. Nguyên tắc thu gom..............................................................................................26
3.2.3. Nguyên tắc vận chuyển ........................................................................................27
3.2.4. Nguyên tắc lưu giữ ...............................................................................................27
3.2.5. Những nguyên tắc trong xử lý chất thải rắn y tế..................................................28
v



Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

3.3. Các công nghệ xử lý chất thải y tế...............................................................................28
3.3.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế .......................................................................28
3.3.2. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện...................................................................30
3.4. Lý thuyết ma trận SWOT.............................................................................................31
3.4.1. Quá trình ra đời và phát triển..............................................................................31
3.4.2. Ý nghĩa của ma trận SWOT..................................................................................32
3.4.3. Các bước lập ma trận SWOT ...............................................................................32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................................34
4.1. Lập ma trận SWOT đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa
Quảng Ngãi .........................................................................................................................34
4.1.1. Phân tích các yếu tố trong ma trận SWOT ..........................................................34
4.1.2. Kết hợp các chiến lược.........................................................................................40
4.2. Đề xuất giải pháp cụ thể ..............................................................................................41
4.2.1. Giải pháp hành chánh..........................................................................................41
4.2.2. Giải pháp quản lý.................................................................................................42
4.2.3. Giải pháp kĩ thuật ................................................................................................50
4.3. Tính toán kinh tế ..........................................................................................................56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..............................................................................58
5.1. Kết luận........................................................................................................................58
5.2. Kiến nghị......................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................60
PHỤ LỤC ................................................................................................................................61

vi


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV:

Bệnh viện

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

CLS:

Cận lâm sàng

CNK:

Chống nhiễm khuẩn

CTR:

Chất thải rắn

GB:

Giường bệnh

HCQT:

Hành chánh quản trị


HSCC:

Hồi sức cấp cứu

KHTH:

Kế hoạch tổng hợp

RHM:

Răng hàm mặt

SWOT:

Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

TCCB:

Tổ chức cán bộ

TCKT:

Tài chính kế toán

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TMH:


Tai mũi họng

TNMT:

Tài nguyên môi trường

TP:

Thành phố

YT - DD:

Y tá - Điều dưỡng

VLTL - PHCN:

Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

VTTBYT:

Vật tư thiết bị y tế

vii


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lượng chất thải rắn y tế ở Việt Nam .............................................................4

Bảng 2.2. Thành phần chất thải rắn y tế ở Việt Nam .....................................................6
Bảng 2.3. Lượng CTR phát sinh tại các khoa, phòng của BV trong mỗi ngày............10
Bảng 2.4. Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại BV trung bình trong 1 tháng .........12
Bảng 3.1. Thành phần của CTR y tế thông thường và CTR y tế nguy hại ..................20
Bảng 3.2. So sánh thành phần CTR y tế và CTR đô thị...............................................21
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của CTR y tế...............................................................22
Bảng 3.4. Nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn.............................................................23
Bảng 3.5. Nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da ..................24
Bảng 3.6. Nhiễm virus viêm gan nghề nghiệp do vật sắc nhọn gây tổn thương tại Mỹ
......................................................................................................................................24
Bảng 4.1. Số lượng thùng rác sinh hoạt cần đặt trước các phòng bệnh .......................48
Bảng 4.2. Dung tích thùng tập trung CTR cho từng khoa............................................49
Bảng 4.3. Số lượng thùng tập trung CTR cần bổ sung cho các khoa...........................50
Bảng 4.4. Chi phí đầu tư cho hệ thống quản lý CTR ...................................................56
Bảng 4.5. Chi phí xử lý 1 kg rác y tế nguy hại.............................................................57

viii


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Đồ thị thể hiện lượng CTR y tế nguy hại thuộc các khoa của BV theo tuyến5
Hình 2.2. Hệ thống tổ chức hành chánh BV đa khoa Quảng Ngãi ................................9
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức hành chánh ban quản lý CTR của BV...................................13
Hình 2.4. Sơ đồ xử lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi .............................................17
Hình 3.1. Mẫu phân tích ma trận SWOT .....................................................................33
Hình 3.2. Mô hình tổng hợp ma trận SWOT................................................................33


ix


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

x


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta đang ở trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền
kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày liên tục gia tăng, song song với quá
trình đó là sự nảy sinh ngày càng nhiều các vấn đề về môi trường. Ô nhiễm môi trường
đã và đang là một vấn nạn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó có ô
nhiễm CTR, đặc biệt là CTR y tế.
Theo thống kê của Bộ Y tế (tháng 12/2008), cả nước ta có khoảng 1.050 BV
với tổng số 136.542 giường bệnh. Riêng tại tỉnh Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thì
CTR y tế hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức
năng và người dân trong tỉnh. Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi (tháng 12/2008),
ước tính khối lượng CTR y tế phát sinh hàng ngày tại các BV và các đơn vị thuộc
ngành y tế trong tỉnh vào khoảng 4 tấn, trong đó lượng CTR y tế nguy hại chiếm
khoảng 30%. Tuy nhiên hoạt động quản lý CTR y tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều
bất cập.
BV Quảng Ngãi là một BV đa khoa lớn nhất tỉnh với số lượng bệnh nhân,
CBCNV khá đông nên lượng rác thải của BV tương đối lớn. Ban lãnh đạo BV đã xác

định rằng, việc quản lý chất thải BV, trong đó có CTR phải tiến hành đồng thời với
công tác khám chữa bệnh để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của BV, đồng thời
bảo vệ môi trường.
Chính vì các lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý chất
thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng ngãi.
- Đánh giá được những ưu điểm và khuyết điểm, những thuận lợi và khó khăn
1


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

trong công tác quản lý CTR tại BV.
- Đề xuất các giải pháp quản lý CTR tại BV nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế
và môi trường .
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu các biện pháp quản lý, xử lý CTR y tế trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng.
- Xác định thành phần, khối lượng CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi.
- Đánh giá hoạt động lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR của BV.
- Ứng dụng mô ma trận SWOT đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý CTR tại BV.
- Tính toán số lượng trang thiết bị và phương tiện dùng cho hoạt động quản lý
và xử lý CTR tại BV.
- Tính toán chi phí đầu tư xây dựng hệ thống quản lý CTR và chi phí xử lý CTR
y tế nguy hại tại BV khi áp dụng những giải pháp đã được đề xuất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo tài liệu: sách, báo, Internet…
- Thực địa: tham quan thực tế tại BV đa khoa Quảng Ngãi.

- Phỏng vấn trực tiếp.
- Phỏng vấn gián tiếp.
- Phần mềm xử lý số liệu: Excel.
- Phần mềm đồ họa: Autocad.
- Phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài BV để đề xuất giải
pháp xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV: ma trận SWOT.
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi không gian: BV đa khoa Quảng Ngãi.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 01/2009 - 6/2009.
2


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

- Đối tượng nghiên cứu: CTR y tế.

1.6. Ý nghĩa đề tài
1.6.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế
- Giảm chi phí xử lí rác thải cho BV.
- Giúp BV có thêm thu nhập từ hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.
1.6.2. Ý nghĩa về mặt xã hội
- Giảm áp lực trong việc giải quyết các vấn đề về CTR.
- Giảm các nguy cơ và rủi ro trong quá trình vận chuyển CTR y tế.
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.6.3. Ý nghĩa về mặt môi trường
- Giảm lượng rác thải phát sinh ra môi trường.
- Tạo vẻ mỹ quan cho BV và khu vực xung quanh.

3



Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

Chương 2

HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NGÀNH Y TẾ VÀ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI
2.1. Hiện trạng chất thải rắn y tế ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế (tháng 12/2008) nước ta có khoảng 1.050
BV, hơn 10 nghìn trạm y tế xã. Khoảng 136.542 giường bệnh, cùng các viện nghiên
cứu y sinh, trung tâm y tế dự phòng, cơ sở sản xuất dược phẩm, đã thải ra một lượng
chất thải y tế rất lớn, riêng CTR đã hơn 400 tấn mỗi ngày, trong đó gần 1/10 thuộc loại
nguy hại. Ước tính đến năm 2010, tổng lượng CTR y tế phát sinh là hơn 500 tấn/ngày,
trong đó có khoảng 60 - 70 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại.
Hiện nay nước ta có khoảng 200 lò đốt CTR y tế đang vận hành xử lý cho
73,3% số BV, trong đó chỉ có khoảng 55% số lò đốt đủ tiêu chuẩn, 45% là lò đốt thủ
công. 26,7% các BV còn lại vẫn đang thực hiện chôn lấp CTR y tế hoặc thiêu đốt
ngoài trời.
Lượng CTR y tế phát sinh từ mỗi giường bệnh thuộc các tuyến BV ở nước ta
được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Lượng CTR y tế thuộc các tuyến BV ở Việt Nam
Tổng lượng CTR y tế

CTR y tế nguy hại

(kg/GB)

(kg/GB)

Bệnh viện trung ương


0,97

0,16

Bệnh viện tỉnh

0,88

0,14

Bệnh viện huyện

0,73

0,11

Chung

0,86

0,14

Tuyến bệnh viện

Nguồn: Bộ Y tế - Vụ điều trị, 2000.
Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy tổng lượng CTR y tế và lượng CTR y tế nguy hại
ở nước ta giảm dần theo các tuyến BV từ BV trung ương đến BV huyện, điều này có
4



Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

thể do các nguyên nhân sau:
- BV trung ương thường được xây dựng ở những thành phố lớn trong nước.
Người dân ở đây thường có mức sống cao hơn so với ở tỉnh và huyện. Vì vậy lượng
rác thải sinh hoạt do bệnh nhân và người nhà của họ tại các BV trung ương tạo ra
nhiều hơn so với các BV tỉnh và BV huyện.
- Các BV trung ương có trình độ khoa học kĩ thuật cao hơn BV tỉnh , huyện nên
thường tiếp nhận những ca bệnh nặng, đặc biệt là những ca bệnh có liên quan đến phẩu
thuật. Mặt khác, ở các BV trung ương thường xảy ra tình trạng quá tải, mỗi giường
bệnh có thể có hơn 1 bệnh nhân, trong khi đó BV tuyến tỉnh, huyện thì trường hợp
trống giường bệnh vẫn xảy ra. Do đó lượng CTR y tế nguy hại của các BV trung ương
cũng nhiều hơn.
Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại các khoa trong BV theo tuyến ở nước ta
được thể hiện qua đồ thị ở hình 2.1.
TW
0,35
0,3

0,3

K g /GB

0,15

Huyện

0,31
0,26


0,25
0,2

Tỉnh

0,21
0,16

0,18

0,17

0,21

0,22
0,17

0,14
0,11

0,12

0,1

0,1
0,08
0,04 0,05 0,04
0,03
0,02

0,02

0,05

0,03

0
Chung

HSCC

Ngoại

Phụ sản

Mắt

Nhi

Nội

CLS

Tuyến BV

Hình 2.1. Đồ thị thể hiện lượng CTR y tế nguy hại thuộc các khoa của BV theo tuyến.
Nguồn: Bộ Y tế - Vụ điều trị, 2000.
Thành phần CTR y tế ở Việt Nam được trình bày trong bảng 2.2.

5



Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

Bảng 2.2. Thành phần CTR y tế ở Việt Nam
Thành phần CTR y tế

Tỷ lệ
(%)

Có chứa thành phần nguy hại

Chất hữu cơ

52,9

Không

Plastic

10,1



Bông băng

8,8




Vỏ hộp kim loại

2,9

Không

Thủy tinh

2,3



Kim tiêm, ống tiêm

0,9



Giấy, bìa các tông

0,8

Không

Các bệnh phẩm sau mổ

0,6




Đất cát, sành sứ và các chất rắn khác

20,9

Không

Tổng cộng

100

Tỷ lệ thành phần CTR nguy hại

22,6

Nguồn: GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS.Ưng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái, 2001.
2.2. Giới thiệu bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.
Địa chỉ: số 184, đường Hùng Vương, TP.Quảng Ngãi.
Điện thoại: 0553.823070
Fax: 0553.822641
- BV đi vào hoạt động từ ngày 25/3/1975. Trước đây là BV đa khoa khu vực
Bắc Nghĩa Bình. Sau khi tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định tách riêng thì BV được nâng
cấp thành BV đa khoa Quảng Ngãi.
- BV có tổng diện tích mặt bằng là 49.921 m2 , được xây dựng theo hình thức
phân tán. Có 41 đơn nguyên nhà từ 1 – 4 tầng, trong đó một số đơn nguyên được kết
6


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT


nối với nhau bằng hành lang theo kiểu tập trung.
- Tổng số lượng CBCNV là 816 người. Trong đó có khoảng 23 thạc sĩ, đội ngũ
bác sĩ và dược sĩ khoảng 128 người.
- Có 181 loại máy móc và trang thiết bị. Công suất thiết kế là 600 giường bệnh,
nhưng hiện nay số giường bệnh đã lên đến 754 giường.
2.2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
BV đa khoa Quảng Ngãi nằm trong khu dân cư của trung tâm TP.Quảng Ngãi.
- Mặt phía Bắc giáp với đường giao thông Hùng Vương, là một trong những
trục đường chính nên mật độ xe cộ rất đông.
- Mặt phía Đông và Tây giáp với công sở và đường Phạm Ngũ Lão.
- Mặt phía Nam giáp với khu dân cư.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên tại khu vực BV như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 210C - 280C, vào mùa nắng nhiệt độ
trung bình lên đến 30,750C. Hằng năm thời tiết nắng nóng kéo dài suốt từ tháng 3 đến
tháng 11.
- Độ ẩm trung bình là 80%. Vào thời điểm nắng nóng độ ẩm giảm xuống còn
khoảng 57,2%.
- Vận tốc gió trung bình trong BV là 0,39 m/s.
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ
BV đa khoa Quảng Ngãi là một cơ sở điều trị đa khoa trực thuộc Sở Y tế tỉnh
Quảng Ngãi, có chức năng thu nhận và điều trị bệnh nhân thuộc tất cả các chuyên khoa
trong tỉnh và thực hiện vai trò đào tạo, chỉ đạo tuyến cho cán bộ y tế huyện, xã cũng
như các BV tuyến trước về lĩnh vực điều trị.

7



Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

2.2.4. Cơ cấu tổ chức hành chánh
BV hiện có 33 khoa, phòng, gồm 6 phòng hành chánh và 27 khoa, phòng
chuyên môn.
Hệ thống tổ chức hành chánh BV được trình bày ở hình 2.2.
2.2.5. Tình hình hoạt động và định hướng phát triển
Hàng năm BV khám và điều trị cho trên 150.000 lượt người. Tổng số bệnh
nhân nội trú trong năm 2008 là 51.356 người. Trong thời gian vừa qua BV đã thực
hiện rất tốt công tác khám chữa bệnh, góp phần giảm bớt áp lực cho các BV tuyến
trung ương và giảm chi phí đi lại cho người bệnh.
Năm 2002 BV được đầu tư xây dựng cơ sở mới với quy mô 750 giường bệnh,
dự kiến đến cuối năm 2012 sẽ đi vào hoạt động ổn định.
Định hướng phát triển của BV trong thời gian sắp tới như sau:
- BV sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, tăng cường đào tạo đội
ngũ cán bộ để nâng cao trình độ lên đại học, sau đại học và nâng cao tay nghề chuyên
môn của các y bác sĩ.
- Trang bị và áp dụng nhiều hơn nữa các máy móc, thiết bị hiện đại, thay thế và
tăng cường thiết bị phẫu thuật các khoa ngoại - sản và hồi sức - cấp cứu.
- Quan tâm đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở trang thiết bị, xây dựng hệ thống xử
lý rác thải của BV.
- Phấn đấu đến năm 2010 sẽ trở thành BV hạng I.
2.2.6. Khái quát về bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi mới
- Địa chỉ: Phường Nghĩa Lộ, TP.Quảng Ngãi
- Tổng diện tích mặt bằng: 127.400 m2. Bao gồm các công trình:
+ Khu nhà chính cao 8 tầng (Gồm: khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại
trú, khối kĩ thuật nghiệp vụ CLS và bệnh nhân nội trú, khối hành chánh văn phòng).
+ Các công trình khác được bố trí xung quanh, cao 1 – 3 tầng.

8



Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

9


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

2.3. Hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi
CTR ở BV đa khoa Quảng Ngãi được chia làm 3 loại chính: CTR y tế nguy hại,
CTR sinh hoạt, CTR tái chế.
Năm 2007, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi ngày tại BV là 450
kg/ngày, CTR y tế nguy hại là 100 kg/ngày. Năm 2008 thì lượng CTR sinh hoạt trung
bình mỗi ngày là 400 kg/ngày, CTR y tế nguy hại là 120 kg/ngày.
Lượng CTR phát sinh tại các khoa, phòng ở BV mỗi ngày thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Lượng CTR phát sinh tại các khoa, phòng của BV trong mỗi ngày
CTR sinh hoạt
(kg/ngày)

Khoa

CTR y tế nguy hại
(kg/ngày)

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2007


Năm 2008

Khoa điều trị thuộc hệ nội

90

82

10

15

Khoa điều trị thuộc hệ ngoại

123

110

30

39

Khoa HSCC

35

25

6


14

Khoa nhi

27

24

5

6

Khoa sản

72

68

30

30

Khoa mắt, TMH, RHM

35

30

8


10

Khoa CLS

25

20

6

6

Các phòng chức năng và
ngoại cảnh

50

48

0

0

Nguồn: Khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, 2008.
Nhận xét: bảng 2.3 cho thấy năm 2008 lượng CTR sinh hoạt ở BV ít hơn và
lượng CTR y tế nguy hại thì nhiều hơn so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2007
BV phân loại rác tại nguồn chưa tốt, CTR nguy hại còn để lẫn lộn với CTR sinh hoạt
nên lượng CTR sinh hoạt tăng lên. Năm 2008 thì BV thực hiện phân loại rác tại nguồn
tốt hơn, đồng thời có phân loại rác tái chế, do đó lượng CTR sinh hoạt giảm và CTR

nguy hại tăng so với năm 2007.
10


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

2.3.1. Chất thải rắn y tế nguy hại
- Nguồn phát sinh: từ các phòng bệnh, các khu khám bệnh, khoa xét nghiệm,
khoa giải phẩu bệnh…
- Khối lượng trung bình: 120 kg/ngày, trong đó số bơm kim tiêm sử dụng trung
bình trong một ngày là 300 cái.
- Thành phần:
+ Bơm kim tiêm, mảnh vỡ thủy tinh, dao mổ…
+ Các bộ phận cơ thể, mô, nội tạng, bệnh phẩm.
+ Bông, băng, gạc thấm máu, mủ, đờm, dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân.
+ Ống đựng mẫu trong phòng thí nghiệm, thuốc quá hạn sử dụng.
+ Chất thải phóng xạ.
+ Bình khí chứa áp suất.
- Tính chất: CTR y tế nguy hại chứa nhiều mầm bệnh gây nguy hại cho sức
khỏe con người, nó có độ ẩm thay đổi theo mùa. Độ ẩm của CTR y tế nguy hại vào
ngày nắng ở một số khoa trong BV được xác định như sau:
Khoa HSCC: 10%

Khoa nhi: 12%

Khoa sản: 20%

Phòng mổ: 15%

Khoa ngoại B - C: 12%


Khoa RHM: 15%

Khoa TMH: 11%
Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại BV trong 1 tháng thể hiện ở bảng 2.4.
2.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: từ các phòng bệnh, căn tin, văn phòng…
- Thành phần: giấy, báo, thực phẩm thừa, rác ngoại cảnh, các loại bột bó gãy
xương kín, các chai và lon nước uống…
- Khối lượng trung bình: 400 kg/ngày

11


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

Bảng 2.4. Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh tại BV trung bình trong 1 tháng
Tên chất thải

Trạng thái

Số lượng (kg)

Mã CTNH

Chất thải chứa các tác nhân
lây nhiễm

Rắn


3.000

13.01.01

Chất thải bao gồm hoặc chứa
các thành phần nguy hại

Rắn

200

13.01.02

Các loại dược phẩm khác
chứa chất thải nguy hại

Rắn

450

13.01.05

3.650

Tổng cộng

Nguồn: Khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, 2008.
2.3.3. Chất thải rắn tái chế
Bao gồm các CTR y tế không chứa các thành phần nguy hại có thể tái chế được.
Tổng lượng CTR tái chế trung bình mỗi tháng của BV là 820 kg, trong đó thành phần

và khối lượng mỗi loại như sau:
- Số chai dịch truyền (chai nhựa): 110 kg/tháng
- Vật liệu nhựa sạch có thể tái chế khác (vỏ bao gói bơm tiêm, đoạn dây truyền
dịch sạch): 10 kg/tháng
- Vỏ hộp giấy, thùng các tông: 700 kg/tháng
2.3.4. Các biện pháp quản lý chất thải rắn đang áp dụng tại bệnh viện
Biện pháp hành chánh
BV đã có Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và Giấy phép hành nghề
xử lý, tiêu hủy chât thải nguy hại do Sở TNMT Quảng Ngãi cấp.
Thực hiện những Quy định về quản lý và xử lý chất thải y tế.
Có hợp đồng kinh tế với hộ kinh doanh cá thể về buôn bán chất thải được phép
thu gom phục vụ mục đích tái chế, theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT và hợp đồng
kinh tế với các đơn vị y tế có nhu cầu đốt CTR y tế nguy hại tại lò đốt của BV.
BV đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, được sở Khoa học Công nghệ
12


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

Môi trường Quảng Ngãi phê duyệt tại quyết định số 393/QĐ-SKCM ngày 19/12/1998.
Biện pháp quản lý
Hệ thống tổ chức quản lý CTR trong BV là sự kết hợp của toàn thể CBCNV
trong BV, hoạt động theo sơ đồ tổ chức hành chánh ban quản lý CTR của BV (Hình
2.3). Trong đó khoa CNK chịu trách nhiệm chính trong công tác thu gom, lưu trữ, vận
chuyển và xử lý CTR, đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại, thu gom CTR
tại từng phòng, khoa.
BV đã thực hiện phân loại rác tại nguồn theo Quy chế quản lý chất thải y tế.
CTR được phân thành 3 loại chính: CTR y tế nguy hại, CTR sinh hoạt, CTR tái chế.
Mỗi loại rác được đựng vào túi nilon có màu khác nhau theo quy định, gồm các loại
túi màu vàng, xanh, đen, trắng, trong đó túi màu trắng được tái sử dụng.

BAN GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG
CHỐNG NHIỄM KHUẨN

KHOA
CHỐNG NHIỄM KHUẨN

ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG
CỦA TỪNG KHOA
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức hành chánh ban quản lý CTR của BV
- Đối với CTR y tế nguy hại
+ Rác thải chứa chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, chất thải hóa học được bỏ
vào bao nilon màu đen, trong thùng màu đen.
+ Rác y tế nguy hại khác bỏ vào túi nilon màu vàng, trong thùng màu vàng.
+ Kim tiêm, vật sắc nhọn đựng vào thùng chuyên dụng màu vàng. Số lượng
thùng đựng vật sắc nhọn sử dụng trung bình là 145 cái/tháng.
13


Xây dựng hệ thống quản lý CTR tại BV đa khoa Quảng Ngãi - Ứng dụng mô hình ma trận SWOT

+ Chỉ có các phòng bệnh cách ly và một số khoa có thùng rác màu vàng đặt tại
phòng bệnh để bệnh nhân phân loại tại chỗ.
- Đối với CTR sinh hoạt
+ Nhân viên y tế bỏ vào các túi nilon màu xanh, trong thùng màu xanh có dung
tích 5 lít trên xe tiêm.
+ Dọc hành lang có đặt các thùng rác cỡ 120 lít, bên trong có túi rác màu xanh
để chứa rác sinh hoạt.
- Đối với CTR tái chế: bỏ vào bao màu trắng.

Hàng tuần CBCNV trong khoa CNK kết hợp với các phòng khoa khác phân
công nhiệm vụ đến các phòng, khoa để kiểm tra, nhắc nhở nhân viên thực hiện phân
loại và thu gom rác theo đúng quy cách.
Tại mỗi phòng, khoa và trên các xe tiêm đều có bảng hướng dẫn phân loại, thu
gom, xử lý CTR y tế.
BV đã tổ chức cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn Quy trình xử lý chất
thải BV (mỗi khoa gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng trưởng).
Nhân viên trong BV nhắc nhở các bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân khi
thấy họ vứt rác không đúng nơi quy định.
Có sổ theo dõi và ghi chép khối lượng CTR y tế phát sinh hằng ngày.
Thu nhập từ việc bán CTR tái chế được trích 30% cho khoa CNK, 30% cho các
khoa còn lại, 40% cho BV.
Biện pháp kĩ thuật
™ Thu gom
- Trên xe tiêm có để hộp đựng vật sắc nhọn và các thùng rác dung tích 5 lít, bên
trong có túi nilon theo các màu tương ứng. Sau khi phục vụ cho bệnh nhân xong, nhân
viên BV sẽ phân loại rác ngay tại chỗ và bỏ vào thùng theo quy định. Đối với rác tái
chế thì được để riêng sang một bên trên xe tiêm. Sau đó nhân viên đưa rác đến nơi tập
trung rác của khoa, bỏ vào các túi theo đúng mã màu và cột túi lại. Hộ lý sẽ đem các
túi rác này đặt ở nơi quy định của khoa để tổ thu gom tiến hành thu gom rác.
14


×