Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ AN KHƯƠNG HUYỆN BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.44 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ ĐÁNH GIÁ
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
XÃ AN KHƯƠNG HUYỆN BÌNH LONG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN VĂN KIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bình Phước
Tháng 03/2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa kinh tế, Trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “KHẢO SÁT THỰC
TRẠNG NGHÈO VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
XÃ AN KHƯƠNG – HUYỆN BÌNH LONG – TỈNH BÌNH PHƯỚC” do tác giả
NGUYỄN VĂN KIÊN, sinh viên khóa TC04PTBX năm 2004 – 2008, ngành Phát
triển

nông

thôn

đã


bảo

vệ

thành

công

trước

Hội

đồng

ngày

________________________________________

Giáo viên hướng dẫn
THÁI ANH HÒA
(Chữ ký)

________________________________
Ngày _____ tháng _____năm 2009

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)


___________________________
Ngày ____ tháng ____ năm 2009

__________________________
Ngày ____tháng____năm 2009


LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và cơ quan tôi,
những người đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể
quý thầy cô trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là
quý thầy cô khoa Kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại trường. Chân thành cảm ơn và lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy Thái Anh Hòa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ trong
Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo, cùng bà con nông dân xã An
Khương đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình điều tra thu
thập số liệu để hoàn thành tốt luận văn này.
Sau cùng, cũng xin cảm ơn các bạn thân hữu và các bạn thuộc tập thể
lớp tại chức khóa TC04PTBX Bình Phước đã động viên và góp ý cho tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

SINH VIÊN
NGUYỄN VĂN KIÊN



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN KIÊN. Tháng 03 năm 2009. “Khảo sát thực trạng
nghèo và đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo tại xã An Khương, huyện
Bình Long, tỉnh Bình Phước”.
NGUYEN VAN KIEN. March 2009. “Poverty and Evaluation of
Poverty Alleviation Program in An Khuong Commune, Binh Long
District, Binh Phuoc Province”.
Xã An Khương là một xã miền núi khó khăn của huyện Bình Long,
tỉnh Bình Phước, có số hộ nghèo tương đối cao trong huyện. Ngoài ra, xã An
Khương có 3 thành phần dân tộc sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp, hạ tầng yếu kém, mặt bằng dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn.
Khóa luận tìm hiểu thực trạng nghèo và đánh giá công tác xóa đói giảm
nghèo trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 90 hộ nghèo trên địa bàn xã An
Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Thông qua việc tìm hiểu đó, đề
tài tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của người dân, cũng
như tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, tình hình sử dụng vốn
của hộ nghèo. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm
nghèo cho các hộ gia đình, là đem lại thu nhập cải thiện đời sống cho người
dân.
Qua điều tra cho thấy, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần
của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn và thiếu thốn.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt


i

Danh mục các bảng

ii

Danh mục các hình

iii

Danh mục phụ lục

iv

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.

Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1.

4

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

4


2.1.1. Tổng quan nghèo đói

4

2.1.2. Tổng quan về chương trình xóa đói giảm nghèo

5

2.1.3. Cơ cấu nhân sự, chức năng, nhiệm vụ và
hoạt động của ban chỉ đạo XĐGN

6

2.1.4. Mục tiêu, phương hướng thực hiện công tác
2.2.

XĐGN 2006 – 2010

7

Điều kiện tự nhiên

8

2.2.1. Vị trí địa lý

8

2.2.2. Địa hình


8

2.2.3. Đặc điểm về khí hậu thời tiết

9

2.2.4. Nguồn nước thủy văn

9


2.3.

2.2.5. Đất đai

10

Điều kiện kinh tế - xã hội

10

2.3.1. Văn hóa – xã hội

10

2.3.2. Lĩnh vực kinh tế

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

15

Một số khái niệm nghèo

15

3.1.1. Một số khái niệm nghèo

15

3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói

17

3.2. Phương pháp nghiên cứu

18

3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

18

3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

18

3.2.3. Phương pháp quan sát trực tiếp


18

3.2.4. Phương pháp thống kê mô tả

19

3.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

19

3.2.6. Một số chỉ tiêu dùng để phân tích

19

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chung của hộ nghèo

21
21

4.1.1. Vị trí địa lý cách biệt

21

4.1.2. Qui mô đất canh tác nông nghiệp của hộ nghèo

21

4.1.3. Diện tích đất nông nghiệp bình quân của hộ nghèo


22

4.1.4. Số nhân khẩu và lao động

22

4.1.5. Trình độ học vấn của chủ hộ

24

4.1.6. Nghề nghiệp của hộ nghèo

25

4.1.7. Tình hình học hành của con em hộ nghèo

26

4.2. Tình hình nhà ở và điều kiện sinh hoạt

27

4.2.1. Sở hữu nhà

27

4.2.2. Nhà ở

28


4.2.3. Điều kiện sinh hoạt

28

4.2.4. Điện sinh hoạt

29


4.2.5. Nước sinh hoạt

30

4.3.

Tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ nghèo

31

4.4.

Tình hình thu – chi của hộ nghèo

32

4.4.1. Thu nhập của hộ

32

4.4.2. Chi tiêu của hộ


36

4.5.

Tình hình tham gia hoạt động khuyến nông của hộ nghèo

37

4.6.

Nguyên nhân nghèo

37

4.6.1. Thiếu vốn

38

4.6.2. Đông con

38

4.6.3. Thiếu đất sản xuất

38

4.6.4. Trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm
và không ổn định


38

4.6.5. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất

4.7.

4.8.

4.9.

và tai nạn rủi ro

39

4.6.6. Ốm đau bệnh tật kéo dài

39

Các chương trình XĐGN

39

4.7.1. Chương trình hỗ trợ vốn cho người nghèo

39

4.7.2. Chương trình khuyến nông hướng dẫn cách làm ăn

40


4.7.3. Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo

40

4.7.4. Trợ cấp lương thực, thực phẩm

41

Kết quả thực hiện chương trình XĐGN

41

4.8.1. Về tình hình thoát nghèo

41

4.8.2. Về thu nhập của hộ nghèo

42

4.8.3. Về cấp đất sản xuất

42

Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo

43

4.9.1. Giải pháp về nhà ở - y tế


43

4.9.2. Giải pháp công ăn việc làm

43

4.9.3. Ưu tiên trong giáo dục

44

4.9.4. Hỗ trợ vốn kết hợp với việc hướng dẫn sử


dụng đồng vốn

44

4.9.5. Xây dựng xã hội tốt đẹp, cộng đồng văn minh

46

4.10. Đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình XĐGN

46

4.10.1. Những mặt mạnh

46

4.10.2. Những mặt còn hạn chế


47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

5.1. Kết luận

48

5.2. Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình quân

ĐBDT


Đồng bào dân tộc

ESCAP

Hội nghị xã hội kinh tế Thái Bình Dương
(Economic Social Committee of Asia Pacific)

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LĐ – TBXH

Lao động và thương binh xã hội

SS – KHHGĐ

Sinh sản kế hoạch hóa gia đình

TNBQ

Thu nhập bình quân

UBND


Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự Ban XĐGN

6

Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng nước tại xã An Khương năm 2008

9

Bảng 2.3. Cơ cấu đất đai tại xã An Khương năm 2008

10

Bảng 2.4. Tình hình dân số - lao động năm 2008

10

Bảng 2.5. Cơ cấu phân bố dân cư theo dân tộc năm 2008

11



Bảng 2.6. Cơ cấu kinh tế của xã An Khương năm 2008

12

Bảng 2.7. Diện tích và sự biến động của các loại cây trồng
chính năm 2007 – 2008

12

Bảng 2.8. Tình hình chăn nuôi qua các năm 2007 – 2008

13

Bảng 3.1. Ngưỡng nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

18

Bảng 4.1. Qui mô đất nông nghiệp của hộ nghèo

21

Bảng 4.2. Diện tích đất nông nghiệp bình quân

22

Bảng 4.3. Nhân khẩu và lao động

23

Bảng 4.4. Thông tin về trình độ học vấn của các chủ hộ


25

Bảng 4.5. Nghề nghiệp của hộ nghèo

26

Bảng 4.6. Tình hình học hành của con em hộ nghèo

27

Bảng 4.7. Tình hình sở hữu nhà của hộ nghèo

27

Bảng 4.8. Tình hình nhà ở của hộ nghèo

28

Bảng 4.9. Tài sản sinh hoạt của hộ nghèo

29

Bảng 4.10. Tình hình sử dụng điện của hộ nghèo

30

Bảng 4.11. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của hộ nghèo

30


Bảng 4.12. Tình hình vay vốn của hộ nghèo

31

Bảng 4.13. Cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ nghèo trong 1 năm 33
Bảng 4.14. Thu nhập từ trồng trọt

34

Bảng 4.15. Thu nhập từ chăn nuôi

34

Bảng 4.16. Thu nhập từ buôn bán

35

Bảng 4.17. Thu nhập từ làm thuê

35

Bảng 4.18. Thu nhập hộ nghèo chia theo nhóm

35

Bảng 4.19. Tình hình chi tiêu bình quân của hộ nghèo trong năm 36
Bảng 4.20. Nguyên nhân nghèo chính ở các hộ điều tra

38


Bảng 4.21. Tình hình vay vốn XĐGN thông qua các đoàn thể
trong 3 năm 2006 – 2008

39

Bảng 4.22. Chính sách xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo 41
Bảng 4.23. Tình hình thoát nghèo

41


Bảng 4.24. Thu nhập bình quân đầu người qua 3 năm

42

Bảng 4.25. Dự án chăn nuôi heo

45

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập và phát triển, nghèo đói vẫn đang tiếp tục gia

tăng và mức độ phân hóa giàu nghèo là hiện tượng không thể tránh khỏi, thậm
chí mức độ phân hoá này ngày càng gia tăng. Hậu quả của nghèo đói không
chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà còn kìm hãm sự phát triển

kinh tế của một quốc gia. Do đó, xóa đói giảm nghèo không chỉ là công việc
trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài. Trước mắt là xoá hộ đói, giảm hộ


nghèo dẫn đến xoá sự nghèo khổ, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây
dựng một xã hội giàu mạnh,công bằng, dân chủ và văn minh. Xóa đói giảm
nghèo còn là một trong những mục tiêu của tăng trưởng cả trên góc độ xã hội
và kinh tế, đồng thời cũng là điều kiện để tăng trưởng nhanh và bền vững. Do
đó, các quốc gia trên thế giới cần xem mục tiêu xoá đói giảm nghèo là nhiệm
vụ hàng đầu.
Được sự quan tâm và nỗ lực hết mình của Nhà nước và Chính phủ
những năm qua đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ người
nghèo cũng giảm đi đáng kể, và như Báo cáo Giám sát toàn cầu 2008 của WB
& IMF: Việt Nam là điển hình thành công trong xóa đói giảm nghèo. Nhìn
trên góc độ kinh tế, Việt Nam thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo là
nhằm tạo ra thế cân bằng để chúng ta vừa phát triển kinh tế thị trường trong
quá trình hội nhập vừa đảm bảo công bằng xã hội và ổn định chính trị theo
đúng hướng đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nhìn dưới góc độ xã hội, xóa đói giảm
nghèo còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống tương thân,
tương ái tốt đẹp của người Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ lao động thương binh và xã hội, chuẩn nghèo
trong giai đoạn 2006-2010 sẽ nâng lên gấp 2-3 lần chuẩn nghèo hiện tại để
phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngang bằng với chuẩn nghèo với
các nước trong khu vực. Với chuẩn nghèo mới này, tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng lên
16% tương ứng với hơn 5 triệu hộ nghèo trên cả nước. Chính vì thế giải quyết
vấn đề nghèo đói luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm trong quá trình hội
nhập và phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm hướng đến mục tiêu về
xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 2006-2010, nâng mức sống người dân
nghèo và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 7% năm 2010 góp phần đạt mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ

Xã An Khương là một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn và là một trong
các xã nghèo của huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, đặc biệt có tỷ lệ hộ
nghèo cao hơn so với các xã khác trong huyện. Bên cạnh đó xã An Khương
dân tộc chủ yếu là Kinh và Stieng, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm


hơn 60%, họ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cơ sở hạ
tầng kém, mặt bằng dân trí thấp, đời sống nhân dân vô cùng thiếu thốn
Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế địa bàn xã An Khương và được sự
đồng ý hướng dẫn của thầy Thái Anh Hòa, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Khảo sát thực trạng nghèo và đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo tại xã An
Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước” với mong muốn là góp phần vào
việc giảm nghèo tại địa bàn xã.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Khảo sát thực trạng nghèo và đánh giá công tác xoá đói giảm nghèo
để đưa ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
_ Xác định được đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến nghèo
_ Đánh giá tình hình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo
_ Đánh giá tình hình sử dụng vốn của các hộ nghèo
_ Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo
Mục tiêu của đề tài phải trả lời được các câu hỏi sau:
_ Thực trạng nghèo diễn biến ở địa phương ra sao?
_ Chương trình nào được thực hiện trong công tác xóa đói giảm
nghèo?
_ Nguyên nhân nào dẫn đến nghèo ở địa phương?

1.3 . Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung “Khảo sát thực trạng nghèo và đánh giá công tác xóa
đói giảm nghèo tại xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước” trong
giai đoạn 2004-2008
Phạm vi không gian: thực hiện tại xã An Khương
Phạm vi thời gian: 12/2008 – 04/2009
Đối tượng nghiên cứu: các hộ gia đình nằm trong diện nghèo
1.4.

Cấu trúc khoá luận
Khoá luận gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề


Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về chương trình xoá đói giảm nghèo và tổng
quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày sơ lược về những khái niệm nghèo đói, các chỉ tiêu đánh
giá và nguyên nhân nghèo
Trình bày các phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Khái quát chung về tình hình của hộ nghèo, thực trạng nghèo và tình
hình thu chi của hộ nghèo từ đó xác định nguyên nhân nghèo
Kết quả của công tác xoá đói giảm nghèo
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu và nêu lên những kiến
nghị


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Tổng quan nghèo đói
An Khương là một xã nghèo của huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước có
số hộ nghèo khá cao trong huyện. Theo tiêu chí cũ, trong giai đoạn từ năm
2001-2005 chuẩn nghèo được áp dụng ở nông thôn là 100 ngàn đồng/tháng thì
năm 2004 toàn xã là 341 hộ nghèo chiếm 17,4%. Nhờ được sự quan tâm của


chính quyền địa phương và ban chỉ đạo XĐGN tỷ lệ này giảm còn 14,1% với
318 hộ nghèo vào năm 2005. Tuy nhiên, khi cả nước áp dụng tiêu chí nghèo
mới với chuẩn nghèo được áp dụng ở nông thôn trong giai đoạn từ năm 20062010 là 200 ngàn đồng/người/tháng thì năm 2006 tổng số hộ nghèo 419 hộ
chiếm 19,8%. Năm 2007 nhờ được tăng cường công tác XĐGN và một số
chương trình vì người nghèo như: cấp nhà tình thương cho người nghèo neo
đơn, người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chương trình cấp đất sản xuất cho
hộ nghèo không có đất sản xuất, cấp phân bón, thuốc trừ sâu và giống cây
trồng vật nuôi đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống một cách đáng kể là 294
hộ chiếm 13,4%. Và đến cuối năm 2008 số hộ nghèo giảm xuống còn 218 hộ
chiếm 9,01%.
Hình 2.1 Tổng số hộ nghèo qua các năm tại xã An Khương
419

450
400
350


341

318

294

300
250

218

200
150
100
50
0
2004

2005

2006

2007

2008

Nguồn tin: Ban chỉ đạo XĐGN
So sánh tỷ lệ hộ nghèo giữa các ấp với nhau trong địa bàn xã, thì ấp 1
có nhiều hộ nghèo nhất là 46 hộ chiếm 21,1% trên tổng số hộ nghèo của xã,

kế đến là ấp 4 là 16,05%, ấp 5 là 13,76%. Và được thể hiện qua hình 2.2 sau:
Hình 2.2 Tổng số hộ nghèo phân bố ở các ấp trong địa bàn xã An
Khương năm 2008


19

VIII
17

VII

27

VI

30

V

35

IV
21

III

23

II


46

I
0

10

20

30

40

50

Nguồn tin: Ban chỉ đạo XĐGN
2.1.2. Tổng quan về chương trình xoá đói giảm nghèo
Từ năm 1992, XĐGN đã được triển khai ở một số tỉnh, thành phố, đến
năm 1994 trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong giai đoạn 1992-1997, phong trào XĐGN đã được các địa phương và các
tổ chức đoàn thể phát động để trợ giúp hộ nghèo về đời sống và sản xuất. Đến
cuối năm 1997 nhiều mô hình XĐGN thành công đã xuất hiện và được nhân
rộng.
Để tập trung được nguồn lực một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
XĐGN phải trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm hỗ trợ trực tiếp xã nghèo,
hộ nghèo, người nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu
nhập, ổn định cuộc sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tạo môi trường
thuận lợi XĐGN bền vững. Chính vì vậy, ngày 23/07/1998 Thủ tướng Chính

phủ đã ký quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai
đoạn 1998-2000 (gọi là chương trình 133), đây là một quyết sách lớn của
Đảng và Nhà nước. Đến tháng 09/2001 tiếp tục phê duyệt chương trình
XĐGN và việc làm giai đoạn 2001-2005 (gọi là chương trình 143)
2.1.3. Cơ cấu nhân sự, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của ban chỉ đạo
XĐGN
Cơ cấu nhân sự


Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự Ban XĐGN xã An Khương
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Nhân sự
Chủ tịch UBND xã
Cán bộ chuyên trách XĐGN
Cán bộ thương binh xã hội
Chủ tịch hội nông dân
Chủ tịch hội phụ nữ
Chủ tịch hội cựu chiến binh

Chủ tịch mặt trận tổ quốc
Chủ tịch hội chữ thập đỏ
Trưởng ban tài chính
Bí thư đoàn thanh niên
Ấp trưởng của 8 ấp

Nhiệm vụ
Trưởng ban
Phó ban
Thành viên
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt

Chức năng
Ban chỉ đạo XĐGN có chức năng xây dựng các chương trình dự án, kế
hoạch và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu XĐGN trên địa bàn xã
Nhiệm vụ
Ban chỉ đạo XĐGN xã phối hợp với các tổ chức đoàn thể tiến hành
điều tra xác định hộ nghèo, lập danh sách, phân loại đối tượng, tổng hợp và
báo cáo kết quả điều tra
Tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ cấp nhà, cấp đất sản xuất cho
các hộ đồng bào dân tộc nghèo thuộc chương trình 134, xây dựng nhà tình
thương, hướng dẫn hộ nghèo làm khuyến nông
Nhiệm vụ quan trọng tiếp theo mà hàng năm ban chỉ đạo XĐGN phải

thực hiện là theo dõi biến động hộ nghèo, xác định hộ vượt nghèo, hộ phát
sinh mới, hộ có thu nhập dưới chuẩn nghèo và lập danh sách kết quả điều tra
Hoạt động của ban XĐGN
Nhìn chung công tác XĐGN thường được chỉ đạo thường xuyên và
được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa phương, do đó các
đồng chí trong ban chỉ đạo luôn luôn tích cực xuống tận thôn ấp, vận động bà
con nhân dân tăng gia sản xuất, cải tạo cây trồng giống vật nuôi, áp dụng khoa


học kỹ thuật vào cây trồng vật nuôi để tăng năng suất, đưa đời sống đi lên,
phấn đấu xóa hộ nghèo đói giảm hộ nghèo.
2.1.4. Mục tiêu, phương hướng thực hiện công tác XĐGN 2006 – 2010
Mục tiêu
Phấn đấu giảm được 32% số hộ nghèo, tức là từ 100 hộ/318 hộ thoát
nghèo (năm 2005). Bằng các nguồn vốn vận động từ các cơ quan đơn vụ trên
địa bàn, các nhà hảo tâm tài trợ giúp hộ nghèo phát triển sản xuất. Đồng thời
đề nghị trên hỗ trợ cây, con, giống, vốn vay ưu đãi ngân hàng chính sách, vốn
hỗ trợ của các ban ngành vận động, mở các lớp khuyến nông hướng dẫn khoa
học kỹ thuật cây trồng vật nuôi cho nhân dân và đồng thời đưa điện về 8/8 ấp,
số hộ sử dụng điện từ 70 – 75% số hộ có điện sinh hoạt.
Về cơ sở hạ tầng, tranh thủ vốn 134, 135, 174 vốn cơ sở hạ tầng nông
thôn dựa vào cộng đồng, vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng với mục
đích nâng cao đời sống sinh hoạt dân sinh. Đồng thời đề cập với cấp trên hỗ
trợ con em hộ nghèo được miễn giảm các khoản đóng góp. Đầu tư xây dựng
các trường lớp trên địa bàn các ấp để con em đồng bào có lớp để đến trường
phổ cập giáo dục.
Phương hướng
Xây dựng tinh thần tương thân tương ái thông qua quĩ hội tự đóng góp
giúp đỡ hội viên nghèo khắc phục khó khăn, đầu tư thâm canh vào trồng trọt,
chăn nuôi tạo thu nhập ổn định, nâng cao mức sống, giảm nghèo, vươn lên ổn

định cuộc sống.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để hộ nghèo có điều kiện tiếp
xúc và nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Khuyến khích các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn nhằm thu hút
lực lượng lao động nhàn rỗi trên địa bàn tham gia sản xuất.
Kết hợp với chính quyền địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng phấn
đấu thực hiện mục tiêu là xóa nhà tranh tre, tạm bợ, giảm hộ nghèo từ 16%
xuống 8% năm 2010.
2.2.

Điều kiện tự nhiên


2.2.1. Vị trí địa lý
+ Xã An Khương là một xã thuộc trung du miền núi nằm trong diện
135 của chính phủ, đa số người dân nơi đây chủ yếu là dân nhập cư từ hầu hết
các tỉnh trong cả nước có tổng diện tích tự nhiên là 4565,35ha. Nằm ở phía
Đông Bắc của Huyện Bình Long, cách trung tâm huyện khoảng 14km, với
ranh giới hành chính như sau:
_ Phía Đông giáp xã Thanh An;
_ Phía Tây giáp xã Thanh Phú;
_ Phía Nam giáp xã Tân Lợi;
_ Phía Bắc giáp xã Lộc Thái (huyện Lộc Ninh)
An Khương nằm trên tuyến đường DT 745. Đây là tuyến đường nối 2
huyện Bình Long và Phước Long, tuy nhiên con đường này vẫn còn trong tình
trạng hư hỏng nặng do đó việc lưu thông hàng hóa khó khăn. An Khương là
một xã nông thôn xa xôi hẻo lánh và đồng bào dân tộc chiếm hơn 60% cùng
với trình độ dân trí thấp, xa các trung tâm kinh tế chính trị của huyện, tỉnh và
các thành phố lớn nên ít được sự hưởng lợi từ những sự phát triển của các

vùng đó. Điều đó là sự trở ngại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của xã cũng như đến cuộc sống của người dân ở đây.
2.2.2. Địa hình
Địa hình của xã là đồi núi thấp, ít dốc, có chiều hướng thấp dần về phía
Đập Tràn. Có 2 loại đất rõ rệt, phía Nam và phía Tây là đất đỏ bazan màu mỡ,
phía Bắc và phía Đông là đất pha sỏi có đá do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng
như giao thông, trường học … gặp nhiều khó khăn.

2.2.3. Đặc điểm về khí hậu thời tiết
An Khương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần 90% tổng lượng
mưa cả năm. Chỉ riêng 4 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63%
lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó


lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 67 - 70% tổng lượng bốc hơi cả năm.
Nhiệt độ cao đều trong năm khoảng 280C.
Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2400 – 2500 giờ. Số giờ nắng bình
quân trong ngày 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng cao nhất vào các tháng ít mưa
2,3,4, thời gian ít nắng nhất vào các tháng mưa nhiều 7,8,9. Do lượng mưa ít
và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt.
Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch hòa tan các Secquioxyt
sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành kết
von và đá ong rất phổ biến trong các đất Bazan.
2.2.4. Nguồn nước - thủy văn
Hiện địa bàn xã có 720 ha đất nước mặt của Đập Tràn. Nó đóng vai trò
rất lớn trong việc tạo vùng tiểu khí hậu, duy trì độ ẩm cho đất và cây trồng.
Bên cạnh đó còn có suối Bà Lành là nguồn nước mặt cung cấp nước tưới cho
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn nước sử dụng tại xã An Khương năm 2008
Khoản mục
Nước mua
Nước mưa
Nước giếng
Sông, hồ, ao
Nước suối
Nguồn nước khác
Tổng

Hộ

Tỷ lệ
10

0,69

67
1.189
106
46
22

4,65
82,57
7,36
3,19
1,53

1440


100

Nguồn tin: UBND xã

2.2.5. Đất đai
Đất đai trên địa bàn xã An Khương sử dụng khá triệt để, các chỉ tiêu
bình quân đất nông nghiệp, đất chuyên dùng đều cao. Từ đó cho thấy việc sử
dụng đất đã được bố trí phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Bảng 2.3 Cơ cấu đất đai trên địa bàn xã An Khương năm 2008
Khoản mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)


Tổng diện tích
I. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản
II. Đất phi nông nghiệp

4565
4027

100
88,21


3821
50
156
538

94,88
1,24
3,87
11,79

Nguồn tin: Phòng địa chính xã
2.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.1. Văn hóa – xã hội
Tình hình dân số và lao động
Năm 2008 toàn xã An Khương có 8 ấp, gồm có 6675 khẩu sinh sống
trong 1440 hộ. Riêng đồng bào dân tộc chiếm 3865 khẩu trong 887 hộ chiếm
61,6% dân số toàn xã. Bình quân mỗi hộ có 4,6 người/hộ. Hiện nay, tính đến
cuối năm 2008 toàn xã có tổng cộng 218 hộ nghèo, bao gồm: người nghèo neo
đơn, người nghèo thuộc chính sách, già cả, ốm đau bệnh tật và người nghèo
không nơi nương tựa. Dân số trong độ tuổi lao động là 4007, trong đó nữ là
1849, số hộ hoạt động trong nông nghiệp là 1296 hộ chiếm 90%. Các hộ hoạt
động trong ngành nghề khác chiếm 10%.
Bảng 2.4 Tình hình dân số - lao động năm 2008
Khoản mục

Số lượng (người)


Tổng số khẩu toàn xã
Dưới tuổi lao động
Trong tuổi lao động
Ngoài tuổi lao động
Nam
Nữ

Tỷ lệ (%)

6675
1662
4007

100
24,9
60,03

1006
3572
3103

15,07
53,5
46,5

Nguồn tin: UBND xã
Dân tộc
Xã An Khương có 3 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh có
553 hộ chiếm 38,40%, dân tộc Khơme có 125 hộ chiếm 8,68%. Trong đó
người dân tộc Stiêng có 762 hộ chiếm 52,92%.

Bảng 2.5 Cơ cấu phân bố dân cư theo dân tộc năm 2008
Dân tộc

Hộ

Tỷ lệ (%)


Stiêng
Kinh
Khơme
Tổng

762
553
125
1440

52,92
38,40
8,68
100

Nguồn tin: UBND xã
* Y tế - giáo dục
_ Y tế: xã An Khương có một trạm y tế, với đội ngũ thầy thuốc như
sau: 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 1 dược, 1 hộ sinh làm công tác khám và điều trị cho
người dân trong xã
Được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của trung tâm y tế huyện và
UBND xã và sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã,

ngành y tế xã nhà đã có nhiều cố gắng trong công tác khám chữa bệnh cho
nhân dân, tổ chức các chiến dịch phòng chống các dịch bệnh như: phòng
chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Tuy nhiên, một số hoạt động y tế của ấp chất lượng chưa cao cần phải khắc
phục trong thời gian tới.

_ Giáo dục: là một xã nghèo vùng sâu nên đời sống giáo viên còn gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm qua sự nghiệp giáo dục ở địa phương
cũng không ngừng phát triển. Nhìn chung đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất
của các trường tương đối ổn định, chất lượng giảng dạy và học tập luôn được
coi trọng, đội ngũ giáo viên được biên chế và chuẩn hóa kiến thức theo
chương trình cải cách giáo dục.
Hiện toàn xã có 56 giáo viên, tiểu học 37 giáo viên và trung học 19
giáo viên. Năm học 2007 – 2008 có 987 em trong độ tuổi đến trường, tiểu học
664 em, trung học 323 em. Cơ sở vật chất của các trường từng bước sửa chữa,
nâng cấp để đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương.
2.3.2.

Tình hình kinh tế
Tổng sản phẩm GDP năm 2008 là 1.743.200.000, tăng 14,2% so với

năm 2007
Thu nhập bình quân đầu người là 7.000.000đ/năm
Bảng 2.6 Cơ cấu kinh tế của xã An Khương năm 2008


Cơ cấu

Năm 2007


Nông lâm nghiệp
Công nghiệp – TTCN
Dịch vụ

Năm 2008
94%
4%
4%

90%
5%
5%

Nguồn tin: UBND xã
Qua bảng cho thấy, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch không đều,
nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao 88%, tỷ trọng công nghiệp thấp 5%.
Nguyên nhân chính của việc chuyển dịch không đều là do các loại cây nông
sản đều được giá.
Trồng trọt
So với năm 2007 diện tích của các loại cây trồng đều tăng chủ yếu là
cây lúa, cao su. Ngược lại, diện tích giảm là cây điều do giá cả bấp bênh
không ổn định nên bà con nông dân đã chuyển sang cây trồng khác có giá trị
cao hơn như cao su.
Bảng 2.7 Diện tích và sự biến động của các loại cây trồng chính năm
2007-2008
Diện tích
Loại cây
Lúa
Điều
Cao su


2007

2008
341,2
986
948

±∆

400,4
903
1207

59,2
-83
359

Nguồn tin: UBND xã
Chăn nuôi
Năm 2008 một số loại vật nuôi của xã tăng mạnh so với năm 2007, do
nhu cầu thực phẩm cho xã hội, phân bón cho cây trồng và do thực hiện tốt
công tác tuyên truyền tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc khử trùng nên trên toàn
địa bàn xã đã không xảy ra dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở
đàn gia súc.
Bảng 2.8: Tình hình chăn nuôi qua các năm 2007-2008
ĐVT: Con
Loại vật nuôi
Trâu


Năm 2007

Năm 2008
759

827

±∆
68




516

506

-10

325
405

425
200

100
-205

10.050


15.060

5.010

Heo

Gia cầm

Nguồn tin: UBND xã
Nuôi trồng thủy sản
Chủ yếu nuôi cá trong các ao đào và hồ đập
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ
_ Phát triển các ngành tách nhân điều, chế biến cao su.
_ Công tác quản lý điện: đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện, năm
2008 đạt trên 76% số hộ sử dụng điện
_ Công tác bưu chính viễn thông: đến nay toàn xã có khoảng 210 máy
cố định và trên 300 máy di động. Trên địa bàn xã có 1 cơ sở bưu điện văn hóa
xã, 1 trạm viễn thông quân đội
_ Công tác giao thông vận tải: trên địa bàn có 1 tuyến đường huyện và
10 tuyến đường giao thông nông thôn do xã quản lý. Ngoài ra còn có các
đường lô nông trường cao su quản lí và các tuyến đường giao thông nội bộ
trong các ấp. Đa số các tuyến đường xã là đường đất, hàng năm các tuyến
đường ít được sửa chữa và nâng cấp nên bị xuống cấp rất khó cho việc đi lại
sinh hoạt của người dân và lưu thông hàng hóa trên địa bàn xã
Nhìn chung, tiểu thủ công nghiệp tuy phát triển nhưng rất chậm. Toàn
xã có khoảng 57 hộ (4% tổng số hộ) làm nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Đa số là hộ buôn bán chế biến nông sản, thức ăn gia súc, sản xuất và sửa
chữa công cụ, sửa chữa điện tử, may mặc và sửa chữa nhỏ trong các hộ gia
đình dọc theo hành lang các trục đường chính. Hiện nay các công trình dịch
vụ - thương mại, công trình văn hóa – thể dục thể thao từng bước được đầu tư

xây dựng. Toàn xã có 4 điểm trường, 1 trạm y tế, 2 sân bóng đá, 3 sân bóng
chuyền đáp ứng tương đối nhu cầu học tập, sinh hoạt văn hóa của con em lao
động và khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong tương lai các ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cần tiếp tục phát triển hơn nữa.


CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Một số định nghĩa


×