Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

kế hoạch dạy học bài 7 bộ xương sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.87 KB, 9 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI 7: BỘ XƯƠNG
I.
Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được các thành phần chính của bộ xương, xác định được vị trí
các xương chính trên cơ thể mình.
- Trình bày được đặc điểm giống và khác nhau giữa xương người và
xương thú
- Giải thích được sự phù hợp giữa cấu trúc với chức năng bộ xương người
- Phân biệt được các loại xương về hình thái và cấu tạo; phân biệt được
các loại khớp xương
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Quan sát tranh, mô hình, nhận biết kiến thức
- Phân tích, tư duy, so sánh, tổng hợp tri thức
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ
Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ bộ xương cơ thể mình
4. Phát triển năng lực học sinh
- Năng lực chung: Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực chuyên biệt: Phát triển năng lực nghiên cứu, tri thức về sinh
học
II.
III.

Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch dạy học, bài trình chiếu (sử dụng power point)
Mô hình xương người, xương thú


Tranh ảnh: xương đầu, xương cột sống, các loại khớp (khớp động, khớp
bất động, khớp bán động)
2. Học sinh
Vở ghi chép
Chuẩn bị nội dung tiết trước
Tiến trình dạy học (45’)
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ


GV: Hãy cho 1 ví dụ về phản xạ và phân tích phản xạ
3. Bài mới
• Đặt vấn đề: Trong quá trình tiến hóa sự vận động của cơ thể có
được là nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương. Ở con
người, đặc điểm của cơ và xương phù hợp với tư thế đứng thẳng
và lao động. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bộ
xương người.
Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bộ xương
• Mục tiêu: Trình bày được vai trò
chính của bộ xương. Xác định được 3
phần chính của bộ xương và vị trí của
chúng trên cơ thể mình. Phân biệt
được 3 loại xương
- GV: Bộ xương có vai trò gì?
- HS: nghiên cứu thông tin SGK tr.25 và
quan sát mô hình bộ xương người, kết
hợp kiến thức ở lớp dưới để trả lời câu
hỏi
- HS trình bày ý kiến -> lớp bổ sung và

GV hoàn chỉnh kiến thức cho HS

Nội dung
I. Các phần chính của bộ xương
1. Vai trò của bộ xương

- Tạo khung giúp cơ thể có hình
dạng nhất định (dáng đứng thẳng)
- Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thẻ
vận động
- Bảo vệ các nội quan
2. Thành phần của bộ xương

- GV hỏi: Bộ xương có mấy phần?
- HS cần trả lời được bộ xương có 3
phần
- GV xây dựng Graph về bộ xương có 3
đỉnh chính, tương đương với 3 phần
của bộ xương: xương đầu, xương thân
và xương chi
- GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu thông
tin trong SGK kết hợp quan sát mô
hình xương người và hình ảnh xương
đầu GV cung cấp để trả lời câu hỏi:
+ Tìm hiểu về xương đầu:
o GV: Xương đầu có mấy phần?
o HS trả lời: xương đầu có 2 phần
o GV yêu cầu 1 HS mô tả cấu tạo

Bộ xương gồm 3 phần


- Xương đầu:
o Xương sọ: phát triển, gồm 8
xương ghép lại tạo hộp sọ ->
chứa não


xương sọ (sọ não)
o HS trả lời: xương sọ phát triển,
gồm 8 xương ghép lại tạo hộp sọ
-> chứa não
o GV yêu cầu 1 HS mô tả cấu tạo
xương mặt (sọ mặt)
o HS trả lời: Xương mặt nhỏ, xương
hàm bớt thô so với động vật (lồi
cằm)
- GV gọi 1 học sinh lên hoàn thiện graph
về xương đầu, sau đó quan sát graph
để mô tả lại xương đầu

o Xương mặt: nhỏ, xương hàm bớt
thô so với động vật (lồi cằm)

Xương đầu
Xương sọ
Đặc
điểm

Chức
năng


Xương mặt
Đặc
điểm

Chức
năng

- GV: đánh giá và bổ sung hoàn thiện
kiến thức
+ Tìm hiểu xương thân: Y/c HS quan
sát hình 7.1 Bộ xương người, thảo luận
nhóm trả lời các câu hỏi để hoàn thiện sơ
đồ:
o Cột sống có hình dang như thế
nào?
o Cột sống gồm những đoạn nào?
o Cấu tạo cột sống liên quan như thế
nào với chức năng của nó?
o Lồng ngực được tạo thành bởi
những xương nào?
o Lồng ngực người khác lồng ngực
động vật có vú ở điểm nào?
o Nêu chức năng của lồng ngực?

- Xương thân:
o Cột sống: nhiều đốt khớp lại, có
4 chỗ cong thành 2 chữ S nối
tiếp nhau -> giúp cơ thể đứng
thẳng

o Lồng ngực: gồm xương sườn
gắn với xương ức và cột sống ->
bảo vệ tim, phổi


Cột
sống
Xương
thân
Lồng
ngực

Đặc điểm
Chức năng

Đặc điểm
Chức năng

- GV: gọi 1 vài nhóm trình bày kết quả,
nhận xét và chốt lại kết quả
- GV y/c HS tiếp tục thảo luận nhóm trả
lời câu hỏi:
o Xương chi trên gồm những xương
gì?
o Mô tả cấu trúc xương chi trên và chi
dưới
o Tiếp tục hoàn thiện sơ đồ sau
Xương
chi
Đai xương


Đặc
điểm

Các xương

Chức
năng

- GV hỏi: Bộ xương người thích nghi
với dáng đứng thẳng thể hiện như thế
nào?
- HS cần trả lời:
o Cột sống có 4 chỗ cong
o Các phần xương gắn khớp phù
hợp, trọng lực cân
o Lồng ngục mở rộng sang 2 bên ->

- Xương chi:
o Đai xương: đai vai, đai hông
o Các xương: xương cánh, ống,
bàn, ngón tay, xương đùi, ống,
bàn, ngón chân


tay giải phóng
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn
thiện graph so sánh sự khác nhau giữa
bộ xương người và bộ xương thú:
Tiêu chí

so sánh
- Tỉ lệ sọ
não/mặt
- Lồi cằm
xương
mặt
-Cột sống
-Lồng
ngực
- Xương
chậu
- Xương
bàn chân
- Xương
gót

Bộ xương
người

Bộ xương
thú

- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày kết
quả
- HS: lắng nghe, nhận xét và bổ sung
- GV đánh giá, chốt lại kết quả

Hoạt động 2: Phân biệt các loại xương
- GV: Có mấy loại xương? Dựa vào đâu
để phân biệt các loại xương? Xác định

các loại xương tên cơ thể hoặc mô
hình?
- HS: Làm việc cá nhân, tự nghiên cứu
thông tin trong SGK tr.25 để trả lời câu
hỏi
- HS trả lời -> lớp bổ sung
- GV y/c HS hoàn thiện graph về cấu tạo

Tiêu chí so sánh
- Tỉ lệ sọ não/mặt
- Lồi cằm xương mặt

- Lớn

-Cột sống
-Lồng ngực
- Xương chậu

-

- Xương bàn chân

Bộ xương ngư

Phát triển
Cong 4 chỗ
Nở sang 2 bên
Phát triển, nở rộng
Xương ngón ngắn,
hình vòm

- Lớn, phát triển về p

- Xương gót
Graph so sánh bộ xương người và bộ
xương thú
II. Các loại xương
Dựa vào hình dạng cà cấu tạo, chia
làm 3 loại xương:
- Xương dài: Hình ống, rỗng ở
giữa, chứa tủy
- Xương ngắn: ngắn, nhỏ
- Xương dẹt: Hình bản dẹt, mỏng


bộ xương người

Xương sọ

Xương
đầu
Xương
mặt
Bộ
xương
người

Cột sống

Xương
thân


Lồng
ngực

Xương
sườn
Xương ức

Đai vai
Đai
xương
Xương chi
Các
xương

Đai hông


Hình 1: Graph về cấu tạo bộ xương người

- GV gọi 1 vài HS dựa vào graph về cấu tạo
bộ xương người mô tả lại cấu tạo bộ
xương người trên cơ thể mình
Hoạt động 3: Tìm hiểu các khớp xương
III. Các khớp xương
• Mục tiêu: Trình bày được khái niệm khớp
xương. Phân biệt được 3 loại khớp và
kiên hệ thực tế
- GV cho HS quan sát tranh các loại khớp
xương, hoạt động cá nhân để trả lời các

câu hỏi sau:
- KN khớp xương: là nơi tiếp giáp giữa
o Thế nào là khớp xương?
các đầu xương
o Cho ví dụ về khớp xương trên chính cơ
thể mình
- HS quan sát tranh GS cung cấp và hình
thành nên khái niêm khớp xương
- HS cần kể được 1 số khớp xương trên cơ
thể như: Khớp cánh tay, khớp cổ tay,
khuỷu tay,…
- GV yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học - Các loại khớp xương: (nội dung trong
phiếu học tập)
tập “Tìm hiểu các loại khớp xương” để tìm
hiểu kĩ hơn về các khớp xương
- HS quan sát tranh hình, thảo luận nhóm,
thống nhất ý kiến, ghi câu trả lời vào phiếu
học tập
- GV gọi 1 vài nhóm, đối chiếu phiếu học
tập với kết quả
- Đại diện nhóm mang phiếu học tập lên ->
Lớp nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá kết quả hoạt động nhóm và
chuẩn hóa lại kiến thức cho HS
- HS: Các nhóm tự sửa chữa, hoàn chỉnh
phiếu học tập
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
o Dựa vào dặc điểm nào để phân biệt các
loại khớp?
o Khả năng cử đọng của khớp động và

bán động khác nhau ntn? Vì sao?
- HS: Dựa vào kiến thức trong phiếu học tập
để trả lời. cần tar lời được các ý sau:
o Dựa vào đặc điểm về cấu tạo, hoạt


động để phân biệt các loại khớp
o Khớp động có túi hoạt dịch, dây chằng
nên khi vận động 2 đầu xương không
bị sát vào nhau
• Liên hệ:
- Làm thế nào để duy trì hoạt động của
khớp đọng và bán động?
- Khi bị sai khớp cần sơ cứu ntn?
 HS trao đổi để nêu vấn đề
- Cần tập luyện TDTT thường xuyên
- Khi bị sai khớp cần đưa đến các cơ
sở y tế để sửa chữa, không dược tự ý
ấn, nắn bừa bãi
- GV yêu cầu HS đọc phần kết luận cuối bài
- 1 HS đứng lên đọc kết luận cuối bài tr.26
• Phiếu học tập Tìm hiểu các loại khớp xương
Loại khớp
Nội dung

Đặc điểm

Ví dụ

IV.


Khớp động

Khớp bán động

Khớp bất động

- 2 đầu xương có
lớp sụn
- Giũa là dịch khớp
- Phía ngoài có dây
chằng bao bọc
 Cử động dễ
dàng
- Khớp tay: khớp cổ
tay, khớp cánh tay,
khuỷu tay
- Khớp chân: khớp
cổ chân, khớp đầu
gối, khớp đùi

- Giữa 2 đầu
xương có đĩa
sụn -> hạn chế
cử động

- Các xương gắn
chặt với nhau
bằng lớp răng
cưa -> Không

cử động được

- Khớp ở các đốt
sống

- Khớp hộp sọ

Kiểm tra, đánh giá
GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm sau
1. Bộ xương người có vai trò?
A. Tạo khung giúp cơ thẻ có hình dạng nhất định
B. Là chỗ bám cho các cơ -> cơ thể vận động
C. Bảo vệ các nội quan


D. Cả A, B, C
2. Bộ xương người gồm:
A. Xương đầu, xương thân, xương chi
B. Xương thân, xương sọ, xương chi
C. Xương đầu, xương lồng ngự, xương chi
D. Xương thân, xương đầu, xương đai
V.

Dặn dò
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “Em có biết?”
- Chuẩn bị nội dung bài mới




×