Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Một số vấn đề cơ bản về nền kinh tế chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.06 KB, 52 trang )

GIỚI THIỆU
Trong chương này, chúng ta tìm hiểu về những hệ thống kinh tế khác
nhau, nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển cũng như các nguyên nhân dẫn tới
sự suy thoái của chúng. Ba hệ thống kinh tế đặc trưng sẽ được phân tích là hệ
thống kinh tế kế hoạch tập trung, hệ thống kinh tế hỗn hợp và hệ thống kinh tế
thị trường. Mỗi hệ thống kinh tế đều có những đặc trưng riêng và có ảnh
hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh quốc tế. Chúng ta cũng tìm hiểu
mối liên hệ giữa văn hoá và kinh tế đồng thời phân tích những tác động tổng
hợp của mối liên hệ này tới kinh doanh quốc tế. Phần tiếp theo của chương
này đề cập tới những vấn đề của nền kinh tế chuyển đổi.
Mục tiêu nghiên cứu:
Sau khi học, bạn có thể nắm vững:
1. Ba loại hệ thống kinh tế chính.
2. Quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia và các tiêu thức đo
lường mức độ phát triển kinh tế.
3. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
4. Xác định những trở ngại khi kinh doanh trong các nền kinh tế
chuyển đổi.
5. Những kinh nghiệm của các quốc gia tiêu biểu thực hiện chuyển đổi
nền kinh tế.

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

1


I. CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ:
1. Khái niệm hệ thống kinh tế
Hệ thống kinh tế của một quốc gia bao gồm cơ cấu và quá trình mà
quốc gia đó phân bổ các nguồn lực và thực hiện các hoạt động thương mại
của mình. Có thể hiểu hệ thống kinh tế là toàn bộ những thành phần có trật


tự, mang tính tổ chức, tương đối biệt lập, và có khả năng thực hiện một loạt
các chức năng mà những thành phần riêng biệt của hệ thống không thể thực
hiện được. Để xác định đặc điểm của một hệ thống kinh tế bất kỳ người ta
dựa trên sự phân biệt các thành phần đặc trưng, tính tổ chức, cơ cấu và các
chức năng.
Trong định hướng văn hoá của mình không một quốc gia nào theo "chủ
nghĩa cá nhân" hoàn toàn cũng như không quốc gia nào theo "chủ nghĩa tập
thể" hoàn toàn. Chính vì thế, không một nền kinh tế nào phản ánh một định
hướng cá nhân hay tập thể tuyệt đối. Các nền kinh tế của các quốc gia trên thế
giới đều là sự pha trộn giữa hai thái cực đó.
Mỗi quốc gia có các cách phân loại hệ thống kinh tế khác nhau, và tùy
thuộc vào mỗi tiêu chí mà có sự phân loại hệ thống kinh tế khác nhau. Ta có
thể thấy rằng có mối liên hệ giữa ý thức hệ chính trị và hệ thống kinh tế.
Thông thường xét theo ý thức hệ chính trị, ta có thể chỉ ra 4 dạng tổng hợp
của hệ thống kinh tế: kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy, kinh tế hỗn hợp và
kinh tế theo định hướng của nhà nước. Thực tế không có một quốc gia nào
thuần tuý theo hai thái cực: hoặc là kế hoạch hóa tập trung hoặc là kinh tế thị
trường mà đều có sự pha trộn nhất định. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có thiên
hướng về một trong hai loại hệ thống kinh tế trên.
Ngoài ra, có thể phân loại hệ thống kinh tế theo hai tiêu chí khác:

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

2


• Cách thức sở hữu: Công cộng hay tư nhân
• Cách thức phân bổ và kiểm soát các nguồn lực: Kinh tế thị trường
hay kinh tế mệnh lệnh (ở đó các nguồn lực được phân bổ và quản lý bởi
Chính phủ).

Hai tiêu chí trên có thể mở rộng ra gồm cả sở hữu hỗn hợp.
Bảng dưới đây sẽ cho thấy cách phân loại các nền kinh tế dựa trên hai
tiêu chí đã nêu trên .

Bảng 4.1: Phân loại hệ thống kinh tế
Quyền sở
hữu

Tư nhân

Hỗn hợp

Công cộng

Thị trường

A

B

C

Hỗn hợp

D

E

F


Mệnh lệnh

G

H

I

Quyền
kiểm soát

Ma trận trên cho thấy sự kết hợp giữa cách thức sở hữu và phân bổ các
nguồn lực của nền kinh tế. Tất nhiên không phải 9 loại kết hợp trên là thể hiện
chín loại hệ thống kinh tế mà mỗi nền kinh tế là kết quả của những mức độ
kết hợp khác nhau giữa các yếu tố của hàng ngang và hàng dọc của ma trận.
Có thể lấy một vài ví dụ minh hoạ như sau. Hồng Kông nằm ở ô A, Mỹ nằm ở
phía trên của ô D. Mỹ được coi là một ví dụ điển hình của hệ thống kinh kế tư
nhân,tuy nhiên Chính phủ vẫn nắm giữ một vài lĩnh vực của nền kinh tế như

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

3


giáo dục, hệ thống công viên quốc gia, dịch vụ bưu chính, những khu vực gần
như thuộc công cộng hay một số vấn đề phúc lợi khác.
Việc phân chia các hệ thống kinh tế một phần cũng dựa trên mức độ tự
do kinh tế của các quốc gia. Sự tự do ở đây được hiểu là mức độ can thiệp
của chính phủ vào các hoạt động kinh tế. Sự can thiệp chính phủ được cho là
theo hai cách: Sở hữu chính phủ về các công cụ sản xuất và ảnh hưởng của

chính phủ trong việc ra quyết định kinh tế. Để so sánh mức độ tự do kinh tế
giữa các quốc gia, có thể sử dụng chỉ số tự do kinh tế IEF.
Chỉ số tự do kinh tế (IEF)
Chỉ số này do Quỹ hỗ trợ di sản và Tạp chí phố Wall Mỹ tính toán và
công bố từ năm 1995 đến nay. Năm 2008 chỉ số này được tính cho 157 nước
trên thế giới. Các nước được xem là có mức độ tự do kinh tế cao là Hồng
công, Singapore, Australia, Airơlen, Mỹ, New Zealand, , Canada, Chilê. Việt
Nam xếp thứ 135/157 nước và được xem là nước có mức độ tự do kinh tế
thấp.
Năm 2008, chỉ số cho điểm dựa trên 10 yếu tố tổng quát sau đây về tự
do kinh tế từ thống kê của các tổ chức như Ngân hàng thế giới (World Bank),
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), và Đơn vị Tình báo Economist: Tự do buôn bán;
Tự do thương mại; Tự do tiền tệ; Độ lớn của Nhà nước; Tự do công khố;
Quyền tư hữu; Tự do đầu tư; Tự do tài chính; Tự do không bị tham nhũng;
Tự do lao động.
Bảng 4.2: Mức độ tự do kinh tế trên thế giới

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

4


Chỉ tiêu
Nền kinh tế

Mức độ

Số lượng các

Dân số


quốc gia

(triệu người)

tự do KT
Kinh tế thị

Tự do

trường

Hầu như
Kinh tế

tự do
Tương đối

hỗn hợp

tự do
Hầu như
không tự do

7
23
51
52

Không tự do


24

tập trung
Tổng

(nghìn tỷ
USD)

797
(13%)

22.5
(43%)

535
(9%)

7.4
(14%)

754
(12%)

6.1
(12%)

3386
(54%)


Kinh tế kế
hoạch hóa

GDP

12.8
(25%)

769
(12%)

157

3.2
(6%)

6241

52

Nguồn: Index of Economic Freedom 2008 by The Heritage Foundation and
Dow Jones & Company, Inc
Mức độ tự do của Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên làm tổng dân số và
GDP của những nước có nền kinh tế “hầu như không tự do” tăng lên đáng
kể. Bảng trên cho thấy chỉ có khoảng 13% dân số trên thế giới sống trong nền
kinh tế "tự do" nhưng chiếm tới khoảng 43% tổng GDP toàn cầu. Trong khi
đó, 12% dân số thế giới sống trong nền kinh tế "không tự do" chỉ chiếm 6%
GDP toàn thế giới.
2. Các hệ thống kinh tế và tác động của nó tới kinh doanh quốc tế.
2.1. Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung


Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

5


Một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế trong
đó đất đai, nhà xưởng và những nguồn lực kinh tế khác của quốc gia là thuộc
sở hữu Nhà nước. Chính phủ thực hiện tất cả các quyết định liên quan tới kinh
tế bao gồm: sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, giá cả của
sản phẩm, của lao động và của vốn là như thế nào. Các cơ quan Nhà nước lập
kế hoạch một cách tập trung nhằm xác định chỉ tiêu sản xuất cho các đơn vị.
Chẳng hạn ở Liên Xô cũ, Chính phủ đã thiết lập và ấn định mức giá cho
những mặt hàng thiết yếu như sữa, bánh mỳ và các hàng hoá khác.
Trong một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Chính phủ được coi là
người ra quyết định cao nhất và tốt hơn bất kỳ một nhà kinh doanh hay người
tiêu dùng nào trong việc phân bổ các nguồn lực.
a. Nguồn gốc của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung:
Từ đầu thế kỷ 19, nhà triết học Đức K. Marx đã tuyên truyền rộng rãi ý
tưởng kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Ý tưởng này xuất phát từ sự chứng kiến
những khó khăn và bất công mà người lao động phải gánh chịu ở Châu Âu
sau cách mạng công nghiệp. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bắt nguồn từ
quan niệm cho rằng: phúc lợi của tập thể quan trọng hơn lợi ích của cá nhân
và hướng tới công bằng trên toàn xã hội. Marx lập luận rằng nền kinh tế hiện
tại sẽ không được cải tổ trừ khi nó bị lật đổ và thay thế bằng một chế độ cộng
sản công bằng hơn. Trong thế kỷ 20, các cuộc cánh mạng đã khai sinh ra hệ
thống chính trị và kinh tế chuyên quyền ở Nga vào năm 1917, Trung Quốc và
Bắc Triều Tiên vào cuối thập kỷ 40 và ở Cu Ba vào năm 1959. Vào những
năm của thập kỷ 70, kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã trở nên phổ biến khắp
Bắc và Trung Âu (Cộng hoà Séc và Slovakia, Hungary, Phần Lan, Nam Tư,

Ru ma ni, Bungary, Albani, Đông Đức), Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Bắc

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

6


Triều Tiên và Campuchia), Châu Phi (Ăng go la và Modămbich), và Mỹ
Latinh (Cu ba và Nicaragua).
b. Sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế
hoạch hoá tập trung bắt đầu xuất hiện. Các quốc gia bắt đầu thay thế nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung bằng nền kinh tế dựa vào thị trường. Các nhà khoa
học cho rằng sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung là bởi
sự kết hợp của bốn nguyên nhân chính sau đây:
- Không tạo lập được giá trị kinh tế
Các nhà lập kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã ít
quan tâm tới việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng ở mức
chi phí tối thiểu. Nói cách khác, họ không nhận thấy rằng việc tạo ra giá trị
kinh tế cho khách hàng và thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng là cở sở của sự
thành công trong các hoạt động kinh tế và kinh doanh. Chính vì vậy mà trong
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung các nguồn lực quốc gia đã không được sử
dụng và phân bổ một cách hợp lý đồng thời còn bị lãng phí khi cố gắng theo
đuổi những hoạt động không thể duy trì.
- Không tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển
Khi chính phủ sở hữu hầu hết các nguồn lực kinh tế sẽ làm suy giảm
những động lực cho việc tối đa hoá lợi ích thu được. Có rất ít động lực để tạo
ra công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất mới…Kết quả là rất ít
hoặc không có tăng trưởng kinh tế và mức sống người lao động luôn bị duy trì
trong tình trạng thấp.

Chẳng hạn, thậm chí ngày nay, Bắc Triều Tiên vẫn duy trì một nền kinh
tế khép kín nhất trên thế giới. Trong hầu hết các lĩnh vực, chính sách tự chủ
Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

7


đang gây ra sự khó khăn tột cùng cho nhân dân nước này. Sau trận lụt năm
1995 và 1996 đã quét sạch hoặc làm thiệt hại nặng nề khoảng 20% cây trồng
của quốc gia. Sự thiếu hụt lương thực đã vô cùng trầm trọng bởi vì chính
sách của chính phủ đã loại trừ một cách có hệ thống những động lực tạo ra
của cải và phát triển những kỹ thuật có hiệu quả.
- Không đạt được mức độ phát triển như mong muốn
Sự phát triển kinh tế với tốc độ cao đáng kinh ngạc của bốn "con rồng"
Châu Á (Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc và Đài Loan) đã thức tỉnh các quốc
gia chậm phát triển với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Họ nhận ra rằng,
một hệ thống kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân có khả năng thúc đẩy sự tăng
trưởng tốt hơn là dựa vào nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
- Không thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng
Thực tế cho thấy: Tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mức
sống của người tiêu dùng, của các "khách hàng" đã bị trượt xuống thấp hơn
nhiều so với các quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù, về mặt nguyên
lý, kinh tế kế hoạch hoá tập trung với mục tiêu là tạo ra một hệ thống công
bằng hơn đối với quá trình phân chia của cải nhưng hệ thống kinh tế này đã
không cung cấp đủ ngay cả những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, các
dịch vụ công cộng, nhà ở hoặc những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống hàng ngày. Trong hệ thống kinh tế này, sự bất hợp lý trong việc phân bổ
các nguồn lực cũng như cơ chế quản lý và điều tiết đã tạo điêù kiện cho nền
kinh tế ngầm của đủ loại hàng hoá và dịch vụ phát triển, mặt khác trong một
vài trường hợp nền kinh tế này còn phát triển tràn lan vượt trội so với nền

kinh tế chính thức. Thị trường đen dường như đáp ứng tốt hơn nhiều nhu cầu
của người tiêu dùng, tuy nhiên mức giá trên thị trường đen thường cao hơn
nhiều so với giá cả chính thức của Chính phủ.
Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

8


Nguyên tắc hoạt động kế hoạch hóa mệnh lệnh cứng nhắc và sự can
thiệp sâu của nhà nước vào kinh tế làm suy giảm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài so với doanh nghiệp nhà
nước. Bên cạnh khó khăn trong việc thâm nhập và phát triển thị trường, tìm
kiếm nguồn cung ứng đầu vào cũng là một trở ngại đáng kể đối với doanh
nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải trở ngại về luật pháp,các quy
định về phương thức kinh doanh cũng như tiêu dùng ở các nước duy trì cơ
chế kinh tế mệnh lệnh. Cụ thể, thủ tục hành chính quan liêu, cứng nhắc, gây
khó khăn cho doanh nghiệp khi làm thủ tục và triển khai các hoạt động kinh
doanh tại địa phương. Thêm vào đó, người tiêu dùng đã quen với việc phân
phối và sử dụng theo kế hoạch, nên việc thay đổi văn hóa tiêu dùng không dễ
dàng. Do đó trong kinh doanh, doanh nghiệp phải có những điều chỉnh về
chính sách sản phẩm, quản lý, sản xuất, phân phối...để phù hợp với thị
trường người tiêu dùng và các quy định của nhà nước. Như trường hợp của
McDonald’s khi xâm nhập và hoạt động ở thị trường của Liên Xô cũ trước
đây,khi đạo luật quy định việc đặt tên cửa hàng bằng tiếng Nga hoặc dạng
chữ Kirin được thông qua, McDonald’s đã phải đổi tên sang chữ Kirin để phù
hợp với quy định và vẫn giữ được âm thanh của tên công ty.
2.2. Hệ thống kinh tế hỗn hợp
Nền kinh tế hỗn hợp là một hệ thống kinh tế trong đó đất đai nhà xưởng
và những nguồn lực kinh tế khác được phân chia ngang bằng hơn giữa quyền
sở hữu Chính phủ và tư nhân. Các nền kinh tế hỗn hợp được đặc trưng bởi kết

hợp khác nhau giữa thị trường và quản lý kế hoạch tập trung, giữa sở hữu tư
nhân hay công cộng các nguồn lực của quốc gia.
Trên thực tế, không có nền kinh tế thuần nhất thị trường hoặc hoàn toàn
kế hoạch tập trung. Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ sở hữu các nguồn
Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

9


lực kinh tế ít hơn là trong nền kinh tế kế hoạch tập trung và có xu hướng kiểm
soát những lĩnh vực kinh tế được coi là quan trọng đối với sự phát triển bền
vững và an ninh quốc gia. Rất nhiều nền kinh tế hỗn hợp duy trì hệ thống
phúc lợi để hỗ trợ cho những người thất nghiệp hay cung cấp dịch vụ y tế cho
toàn cộng đồng.
Những nền kinh tế hỗn hợp trên thế giới được biết tới đó là: ở Tây Âu
có Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, và Thuỵ Điển, ở Mỹ latinh có
Braxin, ở Châu Á có Ấn Độ, Indonexia, Malaysia, Pakistan và Srilanka. Mặc
dù các Chính phủ ở những quốc gia này không quản lý kinh tế bằng kế hoạch
tập trung nhưng chính phủ đều can thiệp vào những hoạt động kinh tế thông
qua những công cụ khuyến khích đặc biệt là việc trợ cấp cho những ngành
mũi nhọn phát triển.
a. Nguồn gốc của nền kinh tế hỗn hợp:
Những thành phần của nền kinh tế hỗn hợp cho thấy rằng một hệ thống
kinh tế thành công không những chỉ quan tâm tới tính hiệu quả và sự cải tổ
mà còn phải tránh cho không rơi vào tình trạng chủ nghĩa cá nhân thái quá
không có kiểm soát. Mục tiêu của nền kinh tế hỗn hợp là nhằm đạt được mức
thất nghiệp thấp, ít nghèo đói, tăng trưởng kinh tế vững chắc và phân phối
công bằng thông qua những công cụ và chính sách hiệu quả nhất.
Những người ủng hộ nền kinh tế hỗn hợp đã chỉ ra rằng trong suốt
những năm 90 tốc độ tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế của Châu

Âu và Hoa Kỳ là gần như ngang nhau. Mặc dù Mỹ đã tạo ra nhiều công ăn
việc làm hơn nhưng bất công bằng trong xã hội cũng tăng thêm. Họ đã cho
rằng những nền kinh tế hỗn hợp không nên xoá bỏ những trung tâm phúc lợi
xã hội mà nên hiện đại hoá chúng sao cho chúng cũng góp phần làm tăng sức

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

10


cạnh tranh của nền kinh tế hỗn hợp. Áo, Hà Lan và Thuỵ Sỹ và một số quốc
gia châu Âu đang đi theo lộ trình này.
b. Sự suy thoái của nền kinh tế hỗn hợp
Nhiều nền kinh tế hỗn hợp đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Nguyên nhân suy thoái của nền kinh tế hỗn hợp cũng tương tự như đối với
nền kinh tế kế hoạch tập trung. Việc Chính phủ sở hữu tài sản dường như là
có ít động lực để khuyến khích việc cải tiến và giảm lãng phí. Chế độ công
hữu sâu rộng có khuynh hướng dẫn tới sự thiếu trách nhiệm trong công việc,
giảm năng suất lao động, gia tăng chi phí và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong nền kinh tế hỗn hợp, Nhà nước phải bỏ ra những khoản chi phí lớn để
hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước mà rất nhiều trong số đó hoạt động
không hiệu quả. Những tồn tại của nền kinh tế này là mức giá cả và thuế cao,
nhưng mức sống lại thấp cũng là những nguyên nhân của sự suy thoái.
- Xu thế tư nhân hoá
Tư nhân hoá là quá trình chuyển quyền sở hữu từ nhà nước sang khu
vực tư nhân. Mục tiêu chính của tư nhân hoá là nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
Tư nhân hoá được xem là cách thức giải phóng hiệu quả kinh tế bị kìm kẹp
bằng cách tạo ra động cơ lớn hơn cho nhà đầu tư tư nhân – phần thưởng lợi
nhuận lớn hơn - để tìm kiếm năng suất cao, thâm nhập thị trường mới và
chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp thua lỗ.

Những lợi ích từ tư nhân hóa:
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
+ Phát triển ngành công nghiệp có tính cạnh tranh để có thể phục vụ
người tiêu dùng tốt

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

11


+ Đánh giá vốn, bí quyết kỹ thuật và các thị trường mà tạo điều kiện
cho sự phát triển
+ Đạt được sự điều hành công ty hiệu quả
+ Phát triển cả về bề rộng và chiều sâu các thị trường vốn
+ Đảm bảo mức giá bán tốt nhất có thể
Quá trình này cũng loại bỏ những khoản trợ cấp trước đây được dành
cho những công ty thuộc sở hữu nhà nước và loại trừ thực tế của việc lựa
chọn nhà quản lý vì những lý do chính trị chứ không phải vì những lý do
thuộc về trình độ quản lý. Các công ty được tư nhân hoá phải cạnh tranh tự do
trên thị trường để tìm kiến nguyên vật liệu, lao động và vốn nên nếu họ không
sản xuất và bán sản phẩm ở mức giá có thể cạnh tranh trên thị trường có nghĩa
là họ sẽ chịu thất bại. Điều này là rất hiếm với các công ty thuộc sở hữu Nhà
nước.
Năm 2007, tư nhân hoá đã lan rộng ra tất cả các nước châu Âu. Đức
đã đem bán một số tài sản nhà nước, chẳng hạn như đã bán nhiều đợt tài sản
của Công ty Viễn thông Deutsche Telecom trên thị trường chứng khoán năm
1997. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đã tiến hành tư nhân hoá một cách
tích cực, cụ thể là Tây Ban Nha đã bán toàn bộ một công ty nhà nước hàng
đầu là Công ty Iberia trong năm 2001. Tư nhân hoá đã lan rộng đến mức nó
không chỉ là hiện tượng ở châu Âu, mà trở thành một hiện tượng của toàn thế

giới.
Tham gia kinh doanh ở các nước có nền kinh tế hỗn hợp có nhiều
thuận lợi hơn so ở các nước mô hình kinh tế tập trung, đó là do mức độ tự do
trong kinh doanh ở các nước này đã được nâng cao. Mặc dù vậy doanh
nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhà nước vẫn còn tham gia kiểm soát

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

12


giá cả nền kinh tế, đặc biệt là giá cả của những mặt hàng thiết yếu như điện,
nước, viễn thông... Nhà nước thường quy định tỷ lệ sở hữu nhất định khi
doanh nghiệp đầu tư vào các nước này. Ngoài ra những tiếp cận của người
nước ngoài với ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai và trên tài khoản vốn
vẫn còn phải được sự đồng ý của Chính phủ. Thêm vào đó là các phiền phức
và rắc rối trong thủ tục hành chính và sự không đồng bộ trong luật pháp là
một trở ngại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia kinh doanh cần thiết
lập mối quan hệ với chính phủ và các doanh nghiệp trong nước.Vận động hậu
trường đã trở thành phổ biến trong mọi khía cạnh của nền kinh tế. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp phải có những phương sách đối phó với hoạt động của thị
trường không chính thức hiện diện trên mọi loại thị trường hàng hóa dịch vụ
và thị trường tiền tệ.
2.3. Hệ thống kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường thuần túy các nguồn lực của quốc gia như
đất đai, nhà xưởng là thuộc sở hữu tư nhân, đó là các cá nhân hay doanh
nghiệp. Các nhân tố quan trọng làm cho nền kinh tế vận hành được là quyền
tự chủ của người tiêu dùng - đó là quyền của người tiêu dùng quyết định mua
gì - và sự tự do của doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.
Các quyết định của nền kinh tế bao gồm sản xuất cái gì, sản xuất như

thế nào, cho ai, giá cả ra sao được quyết định bởi sự kết hợp của hai thế lực
cung và cầu. Bởi vì cá nhân và doanh nghiệp được tự do ra quyết định kinh
tế, nên sự tương tác giữa cung và cầu sẽ đảm bảo sự phân bổ thích hợp các
nguồn lực.
Cung: Là lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người sản xuất sẵn sàng
cung cấp tại một mức giá nhất định

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

13


Cầu: Là lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua tại
một mức giá nhất định.
Khi cung và cầu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về giá của hàng hoá
hay dịch vụ. Giá cả và nhu cầu tương tác với nhau theo mối quan hệ tỷ lệ
nghịch có nghĩa là khi giá giảm thì nhu cầu sẽ có xu hướng tăng và ngược
lại.Theo cách này, cung và cầu được điều tiết bởi cơ chế xác định giá
a. Nguồn gốc của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường được bắt nguồn từ quan niệm cho rằng những
mối quan tâm của cá nhân được đặt lên trên những mối quan tâm của tập thể.
Theo quan điểm này, tập thể sẽ thu được lợi ích khi cá nhân được khuyến
khích và thưởng để hành động theo những cách khác nhau. Chẳng hạn nếu
mọi người được phép sở hữu nhà cửa thì họ sẽ quan tâm nhiều hơn tới tài sản
đó của họ. Ngược lại, dưới một hệ thống sở hữu công cộng, các cá nhân sẽ ít
có động lực trong việc chăm lo cho tài sản mà họ không được sở hữu.
Kinh tế học Laissez-Fair: Trong nhiều thế kỷ, các nhà chính trị học lớn
trên thế giới đã ủng hộ việc Chính phủ dành quyền kiểm soát hầu hết các
nguồn lực xã hội và can thiệp vào các hoạt động thương mại. Vào giữa thế kỷ
XVIII đã xuất hiện một trường phái mới đó là xu hướng giảm sự can thiệp của

Chính phủ vào các hoạt động kinh tế và tự do kinh tế cá nhân nhiều hơn. Cách
tiếp cận này đã dần được biết tới như một hệ thống kinh tế Laiser-fair mà
theo từ gốc tiếng Pháp có nghĩa là "Cho phép làm mà không can thiệp".
Canada và Hoa Kỳ là những ví dụ điển hình của kinh tế thị trường
đương đại. Không phải ngẫu nhiên mà những quốc gia này có nền văn hoá
mang định hướng cá nhân. Khi chủ nghĩa cá nhân càng được chú trọng thì

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

14


càng thúc đẩy hình thức dân chủ của chính phủ và đương nhiên cũng hỗ trợ
kinh tế thị trường phát triển.
b. Đặc điểm của hệ thống kinh tế thị trường:
Để hoạt động một cách trơn tru và hoàn hảo, một nền kinh tế thị trường
đòi hỏi ba điều: tự do lựa chọn, tự do kinh doanh và giá cả linh hoạt.
- Tự do lựa chọn cho phép các cá nhân tiếp cận với những lựa chọn
mua tuỳ ý. Trong một nền kinh tế thị trường, Chính phủ rất ít hạn chế và áp
đặt lên khả năng tự quyết định mua của người tiêu dùng và họ được tự do
chọn lựa. Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hay hỗn hợp,việc
có một chiếc xe ô tô như ý muốn còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục và kiểm
soát của nhà nước thì trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có thể yêu
cầu thiết kế cũng như chọn lựa từ các chi tiết sản phẩm, giao hàng, phương
thức thanh toán...theo ý muốn của mình.
- Tự do kinh doanh cho phép các công ty tự quyết định sẽ sản xuất loại
hàng hoá và dịch vụ nào, cạnh tranh trên thị trường nào. Họ được tự do gia
nhập vào những ngành nghề kinh doanh khác nhau, lựa chọn những đoạn thị
trường và khách hàng mục tiêu, thuê nhân công và quảng cáo sản phẩm của
họ. Chính vì thế họ được đảm bảo quyền theo đuổi và mưu cầu những nguồn

có khả năng sinh lời với họ.
- Giá cả linh hoạt: Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của giá cả
đều phản ánh sự thay đổi trong tương quan giữa hai thế lực cung và cầu.
Trong khi đó ở những nền kinh tế phi thị trường Chính phủ thường áp đặt một
mức giá nhất định (chẳng hạn việc Trung Quốc qui định giá sản phẩm thuốc
lá do doanh nghiệp Nhà nước sản xuất). Can thiệp vào cơ chế định giá là vi
phạm vào nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường.

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

15


c. Vai trò của Chính phủ trong một nền kinh tế thị trường.
Trong một nền kinh tế thị trường, Chính phủ có rất ít sự can thiệp trực
tiếp tới các hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn đóng một vai
trò quan trọng về bốn vấn đề sau:
- Thực hiện luật chống độc quyền
Khi một công ty có khả năng thống trị về cung một sản phẩm nào đó và
chi phối giá sản phẩm đó trên thị trường thì được coi là độc quyền. Mục tiêu
của chống độc quyền là khuyến khích sự phát triển của các ngành với nhiều
doanh nghiệp cạnh tranh nhất tới mức mà thị trường có thể duy trì. Do tác
động của cạnh tranh, giá sản phẩm sẽ được giữ ở mức thấp. Thông qua các
điều luật chống độc quyền Chính phủ ngăn chặn việc các doanh nghiệp gây
áp lực đối với người tiêu dùng thông qua định giá sản phẩm cao đồng thời tạo
môi trường cạnh tranh tự do cho các doanh nghiệp.
Xem xét trường hợp của công ty Microsoft. Năm 1997, những công ty
đối thủ đã than phiền về kế hoạch của Microsoft phát hành một phiên bản
miễn phí phần mềm Windows bao gồm trình duyệt Web internet explorer. Các
đối thủ cạnh tranh tranh luận rằng kế hoạch của Microsoft sẽ ngăn cản cạnh

tranh. Theo luật, chính quyền liên bang cho phép toà án công bố những
nguyên tắc nhất định trong việc ra những quyết định tự do kinh doanh. Nó
quy định rằng Microsoft được tự do xác định những đặc tính và chức năng
sản phẩm của mình tới chừng nào nó còn đưa ra những thuận lợi cho người
tiêu dùng mà không thể đạt được bằng việc kết hợp những sản phẩm được
mua riêng lẻ. Nhưng trong năm 1999, vấn đề Microsoft vẫn tiếp diễn vì nó
phải đối đầu với bộ luật chống độc quyền mà chính phủ Mỹ đưa ra.
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

16


Một nền kinh tế thị trường hoạt động trơn tru đều phải dựa trên một hệ
thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền tài sản cá nhân. Bằng cách này Chính
phủ có thể khuyến khích các cá nhân và công ty chấp nhận rủi ro chẳng hạn
như đầu tư vào công nghệ, sáng tạo sản phẩm mới, và khởi xướng các lĩnh
vực kinh doanh mới. Một khi quyền sở hữu tài sản được bảo đảm chắc chắn,
các chủ doanh nghiệp tin tưởng rằng những tài sản và lợi nhuận tiềm năng của
họ sẽ được pháp luật bảo hộ.
- Thực thi một chính sách tài khoá và tiền tệ ổn định
Những nền kinh tế không ổn định thường có đặc trưng là tỷ lệ lạm phát
và thất nghiệp cao. Những yếu tố này gây nên sự bất ổn chung cho sự phát
triển bền vững của quốc gia cũng như cho các hoạt động kinh doanh nói
riêng. Chính phủ có thể điều tiết lạm phát thông qua các chính sách tài khoá
(các chính sách tác động tới thuế và chi tiêu của Chính phủ) hay các chính
sách tiền tệ (kiểm soát lượng cung tiền và lãi suất). Một môi trường kinh tế ổn
định có thể giúp các công ty dự đoán trước chi phí, doanh thu và tương lai của
hoạt động kinh doanh nói chung. Nó cũng làm giảm những rủi ro liên quan tới

các khoản đầu tư trong tương lai , chẳng hạn như phát triển sản phẩm hay mở
rộng kinh doanh.
- Bảo đảm sự ổn định về chính trị
Một Chính phủ ổn định trong một nền kinh tế thị trường là điều kiện để
các hoạt động trong nó diễn ra suôn sẻ và hơn thế nữa là sự tồn tại lâu dài.
Chính trị ổn định đã đảm bảo cho các doanh nghiệp không còn phải lo ngại
trước những nạn khủng bố, bắt cóc và đe doạ chính trị khác đối với các hoạt
động kinh doanh của họ. Vấn đề này đã được đề cập ở chương ba.

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

17


Một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp có dự định tham gia kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường là làm thế nào để xâm nhập và tạo chỗ
đứng vững chắc trên thị trường. Thị trường người tiêu dùng mở rộng, không
bị hạn định bởi kiểm soát nhà nước là một thuận lợi cho doanh nghiệp. Khi
EU kết nạp thêm 10 nước ở Trung và Đông Âu đã đem lại cơ hội kinh doanh
lớn hơn cho doanh nghiệp với thị trường 500 triệu người tiêu dùng.Tuy nhiên
điều đó không đồng nghĩa với việc kinh doanh vào thị trường này sẽ trở nên
dễ dàng hơn. Trong nền kinh tế thị trường, do không có sự bảo trợ của nhà
nước nên sự cạnh tranh sẽ công bằng hơn. Khi tham gia kinh doanh quốc tế ở
những nước thuộc hệ thống kinh tế thị trường, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ
hội kinh doanh hơn, nhưng đồng thời cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt
hơn. Một vấn đề mà doanh nghiệp cần chú trọng hơn đó là bảo vệ thương
hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Do mức độ tự do kinh tế cao, người tiêu dùng có
quyền lực lớn hơn rất nhiều, doanh nghiệp cần chú trọng vào sản phẩm và
dịch vụ sau bán hàng nhiều hơn để thu hút và giữ chân khách hàng.


II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA
1. Các chỉ tiêu đo lường trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia
Mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia được xác định trên cơ sở so
sánh phúc lợi kinh tế mà người dân được hưởng thụ giữa các quốc gia. Mức
độ phát triển kinh tế của các quốc gia được thể hiện qua các chỉ số liên quan
tới phát triển kinh tế và con người chẳng hạn như: Sản lượng kinh tế của quốc
gia (sản lượng nông nghiệp và công nghiệp), cơ sở hạ tầng (năng lượng và
phương tiện giao thông vận tải), tình trạng sức khoẻ và trình độ giáo dục của
dân cư. Sự khác biệt về văn hoá, chính trị pháp luật và kinh tế có thể gây ra sự
khác biệt lớn về phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Sự phát triển kinh tế là
Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

18


một chủ đề ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh gia quốc tế.
Ngày nay các công ty quốc tế có xu hướng mở rộng hoạt động sang thị trường
có chi phí thấp. Đây là những quốc gia nghèo nhưng thường có những chương
trình phát triển đầy tham vọng. Việc hiểu một cách đầy đủ hơn về phát triển
kinh tế sẽ giúp các nhà quản lý tiến tới mục tiêu của họ một cách hiệu quả
hơn.
Các doanh nhân sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá
mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Trên thực tế, một công ty chuyên
nghiên cứu đầu tư đóng tại Hồng Kông - Jardine Fleming Securities- đã theo
dõi mô hình sản xuất của Nike để thấy được sự phát triển kinh tế và phát triển
ngành ở các quốc gia Châu á. Công ty này đã đưa ra lý thuyết của mình một
cách thận trọng và tranh luận rằng khi các công ty theo mô hình của Nike để
thâm nhập vào một thị trường thì sẽ nâng cao thu nhập và kỹ năng của nhân
công, đồng tiền của quốc gia sẽ tăng giá và do đó sẽ khuyến khích đầu tư và
phát triển nhiều hơn. Tuy nhiên có những phương pháp chính thức khác để đo

lường mức độ phát triển của một quốc gia. Sau đây chúng ta sẽ xem xét
những chỉ số cơ bản.
Việc phân loại các quốc gia là một vấn đề hết sức phức tạp và có rất
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập tới một số
các chỉ số kinh tế được coi là cơ sở giúp cho chúng ta nhìn nhận được sự vận
hành kinh tế và sự phát triển của mỗi quốc gia.
GNP: Tổng sản phẩm quốc dân
Đây là một chỉ số quan trọng và mang tính tổng thể. Nó được coi như là
cách để đo lường "giá trị thị trường của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được
tạo ra bởi các yếu tố sản xuất trong nước". GNP bao gồm tổng sản phẩm quốc
nội cộng với thu nhập ròng từ nước ngoài.
Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

19


Thông thường, GNP được hiểu là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ do
một quốc gia tạo ra trong thời kỳ một năm.
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GDP là giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia trong thời kỳ một năm.
Thu nhập bình quân đầu người: GNP/ người hoặc GDP/ người.
Đây là chỉ tiêu phản ánh thu nhập bình quân đầu người của một quốc
gia. Nó được tính bằng cách lấy GNP hay GDP chia cho tổng dân số của
quốc gia đó. Những chuyên gia marketing thường dùng chỉ tiêu này để xác
định xem liệu người dân của quốc gia nào đó có khả năng mua sản phẩm của
công ty hay không. Chẳng hạn một quốc gia như Myanmar với GDP/ người là
khoảng 120$/năm thì không thể đánh giá là thị trường cho tiêu thụ loại quần
Jean đắt tiền hay các sản phẩm máy vi tính nhưng lại phù hợp cho những sản
phẩm vệ sinh cá nhân như kem đánh răng, dầu gội đầu, các chất tẩy rửa…

Mặc dù GNP và GDP là những chỉ số phổ biến nhất cho sự phát triển
kinh tế nhưng bản thân chúng cũng có những nhược điểm nhất định. Đó là:
Không đo được một số giao dịch kinh tế
Nhiều giao dịch kinh tế của một quốc gia không được phản ánh trong
chỉ số GNP hoặc GDP điển hình là:
• Những công việc tình nguyện
• Công việc nội trợ không được trả công
• Các hoạt động bất hợp pháp và các giao dịch trên thị trường ngầm
• Các giao dịch thực hiện bằng tiền mặt không được báo cáo.

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

20


Bảng 4.3: Phân loại quốc gia theo thu nhập bình quân đầu người
STT

Thu nhập

Các mức giới hạn (năm 2005)

1

Thu nhập thấp

2

Thu nhập trung bình


876-10725 USD

- Trung bình thấp

876-3465 USD

- Trung bình cao

3466-10725 USD

3

Thu nhập cao

<= 875 USD

>= 10726USD

Không phản ánh mức độ tăng trưởng
Chỉ số GNP hay GDP chỉ phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ được
tạo ra trong vòng một năm, chúng không cho biết một quốc gia đang phát
triển hay suy thoái. Để dự đoán sản lượng tiềm năng của một quốc gia người
ta thường dựa vào tốc độ tăng trưởng kỳ vọng. Chính vì thế nên một quốc gia
có chỉ số GDP hoặc GNP/ người khiêm tốn vẫn có thể hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài nếu đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Chỉ phán ánh mức trung bình
Chúng ta phải lưu ý rằng GNP hay GDP/người chỉ phản ánh một con số
trung bình cho toàn quốc gia. Đương nhiên con số này phản ánh một cách
tổng thể chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế nhưng không
phản ánh chi tiết. Ở nhiều quốc gia có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng.

Không thuận lợi trong việc so sánh
Vì sự chênh lệch của giá cả, cách tính toán, tỷ giá hối đoái và sức mua
của các loại đồng tiền nên sẽ là không thuận lợi và không chính xác khi so
sánh các chỉ số GDP hay GDP/ người giữa các quốc gia khác nhau.
Ngang giá sức mua – PPP: Sức mua là giá trị hàng hoá và dịch vụ có
thể mua được bằng một đơn vị đồng nội tệ.
Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

21


Ngang giá sức mua phản ánh khả năng tương quan giữa các đồng tiền
của hai quốc gia trong việc mua cùng một rổ hàng hoá tại chính hai nước này.
Rổ hàng hoá ở đây là nói đến những loại hàng hoá tiêu dùng thông thường
như lương thực, thực phẩm, đồ dùng hàng ngày…
Việc ước lượng GDP/ người theo PPP cho phép chúng ta thấy được sức
mua thực tế của từng đồng tiền.
Bảng: GDP/người theo PPP ở một số quốc gia (2007)
TT

Quốc gia

GDP/ người

Ước lượng GDP theo PPP

(USD)

(U.S = 100)


1

Mỹ

45592

45592

2

Thuỵ Sĩ

56207

40658

3

Nhật

34313

33632

4

Canada

40329


35812

5

Nga

9079

14690

6

Mehico

9715

14104

7

Việt Nam

806

2600

8

Ấn Độ


1046

2753

Nguồn: Theo “Human Development Report 2009 - UNDP”
Chỉ số phát triển con người – HDI
Ngang gía sức mua là chỉ số giúp phản ánh sự chênh lệch về mức độ
phát triển giữa các quốc gia tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở việc cho thấy tổng
phúc lợi dân cư của một quốc gia nào đó. Liên Hợp Quốc đã đưa ra một chỉ
số phát triển con người viết tắt là HDI - Human Development Index. Đây là
một chỉ tiêu tổng hợp dùng để xác định mức độ mà cá chính phủ đáp ứng cho
nhu cầu của dân chúng dựa trên ba khía cạnh chủ yếu:
Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A

22


• Tuổi thọ
• Giáo dục
• Thu nhập
Không giống như các chỉ tiêu khác, HDI không nhấn mạnh vào vấn đề
tài chính mà nhấn mạnh vào khía cạnh con người của phát triển kinh tế. HDI
chứng tỏ rằng: Chỉ tiêu thu nhập quốc dân cao không hoàn toàn nói lên mức
cải thiện con người mặc dù GNP là một chỉ tiêu rất quan trọng. Điều này có
nghĩa là một quốc gia có thể có GNP/ người cao nhưng chưa chắc đã chiếm
thứ hạng cao nếu xếp theo HDI.
Bảng 4.5: Thứ tự HDI của các quốc gia (2007)

Quốc gia


HDI

Thứ tự theo
HDI

Thứ tự theo

% dân số

GDP tính

không sống

theo PPP

qua tuổi 60

1. Na Uy

0.971

1

62

6.6

2. Australia

0.97


2

39

6.4

3. Ai Len

0.969

3

153

5.4

4. Canada

0.966

4

34

7.3

5. Ireland

0.965


5

72

6.9

6. Hà Lan

0.964

6

40

7.1

7. Thụy Điển

0.963

7

51

6.3

8. Pháp

0.961


8

28

7.7

9. Thụy Sỹ

0.960

9

56

6.4

10.Nhật Bản

0.960

10

22

6.2

Nguồn: Theo “Human Development Report 2009 - UNDP”

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A


23


Năm 2007, chỉ số HDI của Việt Nam là 0.725, xếp thứ 116/182. Tổng
GDP tính theo PPP đạt 221.4 tỷ USD, xếp thứ 68; tỷ lệ dân số sống qua tuổi
40 là 5.8%.
2. Phân loại các quốc gia theo cấp độ phát triển
Thông thường các quốc gia được phân thành ba loại: các nước phát
triển, các nước mới công nghiệp hoá và các nước đang phát triển. Sự phân
loại này dựa trên một số chỉ tiêu như GNP/ người, tỷ lệ dân cư làm nông
nghiệp, tỷ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu trong tổng sản phẩm xuất
khẩu, cơ cấu kinh tế…Tuy nhiên, không có một ranh giới rõ ràng trong việc
phân loại các quốc gia. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn đối với từng
nhóm.
2.1. Các quốc gia phát triển - Developed countries
Những quốc gia phát triển là những quốc gia đã công nghiệp hoá ở mức
độ cao và đạt hiệu quả cao đồng thời người dân có chất lượng cuộc sống cao.
Những quốc gia này thường có hệ thống giáo dục và y tế tốt nhất trên thế giới.
Hầu hết các quốc gia phát triển đều có những chương trình hỗ trợ cho các
nước nghèo hơn trong việc cải thiện nền kinh tế và nâng cao mức sống dân
cư. Những quốc gia được xếp vào nhóm phát triển này bao gồm Úc, Canada,
Niu Zi lân, Mỹ, tất cả các nước Tây Âu và Hy Lạp.
2.2. Các quốc gia đang phát triển - Developing countries
Những quốc gia có cơ sở hạ tầng nghèo nàn nhất, có mức thu nhập dân
cư thấp nhất trên thế giới được liệt vào diện các quốc gia đang phát triển.
Phần lớn các quốc gia thuộc nhóm này thường dựa vào một hoặc một vài
ngành nghề sản xuất chẳng hạn như nông nghiệp, khai khoáng hay khai thác

Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A


24


dầu mỏ. Những quốc gia thuộc nhóm này hầu hết là ở Châu Phi, Trung Đông
và những quốc gia cộng sản nghèo nhất ở Châu Âu và Châu Á.
2.3. Những nước công nghiệp mới - Newly Industrialized Countries –
NICs
Những quốc gia thuộc nhóm này là những quốc gia gần đây đã đạt tốc
độ tăng trưởng cao trong tỷ trọng của sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
công nghiệp. Những quốc gia này chủ yếu nằm ở Châu Á và Mỹ Latinh.
Trong vòng hai đến ba thập kỷ vừa qua các quốc gia này đã thu hút ngày càng
nhiều tổng đầu tư toàn cầu. Các nghiên cứu cho thấy từ năm 1990 trở lại đây,
tổng số vốn đầu tư chảy vào các quốc gia này là khoảng 210 tỷ USD.
Mặc dù khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á đã làm giảm tốc độ
tăng trưởng của các quốc gia này tù năm 1997 nhưng danh sách các quốc gia
thuộc nhóm này vẫn bao gồm 4 "con hổ" Châu Á là Hồng Kông, Hàn Quốc,
Singapo và Đài Loan. Ngoài ra, một số nước khác bắt đầu được xếp trong
danh sách này là Nam Phi, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Mehico và
Thái Lan. Những quốc gia đang tiến tới để đạt được những chỉ tiêu cho nhóm
này là Achentina, Chi lê, Indonexia, Philipin, Brunei, Cộng hoà Séc, Hungary,
Phần Lan, Nga, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Sự kết hợp giữa các nước NICs và các quốc gia triển vọng trở thành
NICs thành khu vực thị trường đang nổi lên - emerging market.

III. CÁC NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI
1. Khái niệm
Trong vòng hai thập kỷ gần đây, các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch
tập trung đã và đang cố gắng thay đổi thành một quốc gia vững mạnh hơn với
Hà Thị Thu Hiền – Lớp QTKDQT 49A


25


×