Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giáo án dạy học Phong cách ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.05 KB, 10 trang )

1

SV: Đinh Thị Oanh
MSSV: 141A110043
Giáo án giảng dạy

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
(tiết 1)
Ngữ văn 11, tập 1 – Cơ bản
Thời lượng bài học: 2 tiết
A.

B.

C.

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Thông qua bài học, GV giúp HS:
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí.
- Hiểu về một số thể loại chủ yếu của báo chí.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng được lí thuyết để vào viết một bản tin vắn đúng
yêu cầu.
3. Về thái độ
Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng đặc trưng phong cách
4. Về năng lực
- Năng lực chung: giao tiếp
- Năng lực đặc thù: tạo lập văn bản theo phong cách ngôn ngữ
CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV


- Đọc tài liệu:
+Sgk lớp 11 tập 1 trang 129
+Sách giáo viên lớp 11 tập 1 trang 142
+Bài giảng về phong cách học tiếng Việt của thầy Nguyễn
Thế Truyền
- Soạn giáo án
- Thiết kế mẫu phiếu học tập.
- Một số tờ báo, video minh họa
2. Chuẩn bị của HS
- Trả lời vào phiếu học tập “Liệt kê các thể loại báo chí mà em
biết”
- Đọc trước bài “Phong cách NNBC”(tiết 1) SGK129
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC


2
1. Phương pháp dạy học

D.

-PP chính: phân tích ngôn ngữ
-PP phụ: thông báo – giải thích, làm mẫu, giao tiếp, phát vấn
2. Phương tiện dạy học:
- Phiếu học tập
- Máy chiếu, bảng đen
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Đặt câu hỏi:
- Khái niệm ngữ cảnh ?

- Nêu và phân tích các nhân tố của ngữ cảnh?
- Vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp?
3. Giới thiệu bài mới (PP thông báo – giải thích)

Các em thân mến,
Mỗi ngày chúng ta được tiếp xúc với biết bao thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau. Trên các mặt báo hằng ngày ta thấy có những bản tin, phóng sự, bình
luận,…thậm chí có cả thơ, truyện, điện văn ngoại giao, các văn bản luật, văn
bản hành chính, các mục quảng cáo,…Tuy cùng nằm trên mặt báo nhưng có
phải tất cả chúng đều thuộc một phong cách ngôn ngữ giống nhau hay
không. Hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu xem phong cách ngôn ngữ báo
chí là gì, cũng như tìm hiểu đặc điểm một số thể loại chủ yếu của báo chí.
Mong rằng sau giờ này, chúng ta có thể vận dụng kiến thức để tạo ra được
một sản phẩm nho nhỏ là một bản tin vắn để trưng bày lên trang báo tường
của lớp mình các em nhé!

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Hoạt động 1: GV HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN BẢN BC

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I.NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (NNBC)
1. Tìm hiểu một số thể loại văn
bản BC


3

(pp phát vấn kết hợp pp làm mẫu)

-GV: Các em đã chuẩn bị phiếu học tập số 1 ở
nhà. Bây giờ em hãy kể tên những thể loại BC
mà em biết?
- HS: Viết lên bảng, bổ sung ý bạn cho tới khi
cả lớp không còn ý nào.
<?> Trong các thể loại báo mà các em liệt kê,
em có nhận ra có điều gì bất ổn không?(gợi
mở: có thể phân loại chúng theo các tiêu chí
nào đó không?)
-HS: trả lời
<?> Nếu em cảm thấy cần phải xếp chúng theo
các tiêu chí thì em sẽ xếp thế nào?(làm mẫu: ví
dụ như theo theo tiêu chí phương tiện thể hiện,
cô có các thể loại báo viết, báo nói, báo hình,
báo mạng)
-HS: dựa vào mẫu cô dẫn và các thể loại báo
đã được liệt kê hồn độn trên bảng, nghĩ ra các
tiêu chí và xếp thử theo chính kiến bản thân.
-GV: phân tích, điều chỉnh sản phẩm của HS
dựa trên sự hợp lí các tiêu chí có bổ sung
thêm ví dụ nếu HS chưa nêu được:
+Phân theo phương tiện: báo viết (báo Nhân
dân, báo Quân đội,...), báo nói (Đài tiếng nói
VN,...), báo hình (Đài Phát thanh và Truyền
hình QN,...), báo điện tử (báo trên mạng in-tơ-

a. Cách phân loại báo chí hiện
nay
+ Phương tiện: báo viết, báo nói,
báo hình, báo điện tử.

+ Định kì xuất bản: nhật báo, tuần
báo, nguyệt san, tập san...
+ Lĩnh vực hoạt động: Văn nghệ,
KH và Đời sống,...
+ Đối tượng độc giả:Nhi đồng,
Thanh niên, Phụ nữ,...


4

nét,...)
+Phân theo định kì xuất bản: báo hàng ngày
(nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo tháng
(nguyện báo, nguyệt san),...
+Phân theo lĩnh vực hoạt động XH: báo Văn
nghệ, báo KH và Đời sống, báo GD và Thời đại,
báo Công an nhân dân
+Phân loại theo đối tượng độc giả, giới thính,
lứa tuổi: báo Nhi đồng, Hoa học trò, Thanh
niên, Tiền phong, Phụ nữ, Người cao tuổi,...
*GV mở rộng: ngoài 4 tiêu chí ấy, BC còn được
phân loại theo các tiêu chí khác nữa như:
+Hình thức sở hữu: báo tư nhân (gọi là báo tư),
báo nhà nước, báo của các tổ chức đoàn thể
(gọi là báo công)
+Theo phạm vi đề tài: báo chuyên đề, báo tổng
hợp
+ Theo độ tin cậy: báo chính thức, báo “lá cải”
<?> Nhìn vào bất kì một tờ báo báo nào đó em


b. Các thể loại chủ yếu của văn
bản BC
Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.

đã chuẩn bị, cho biết có những thể loại nào?
-HS: nhìn lướt qua một tờ báo và trả lời
-GV bổ sung thêm: Bản tin, phóng sự, tiểu
phẩm, quảng cáo, bình luận,... (dẫn chứng
bằng một đoạn bình luận) và chốt vấn đề:
Có ba thể loại chủ yếu của báo chí: Bản tin,
phóng sự, tiểu phẩm.

c. Đặc điểm của bản tin – phóng


5

Hoạt động 2: GV HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN TIN – PHÓNG SỰ TIỂU PHẨM TRÊN BÁO
(PP phân tích ngôn ngữ)
*Bản tin:

sự - tiểu phẩm trên báo
- Bản tin: có thời gian, địa điểm,
sự kiện chính xác nhằm cung cấp
những thông tin mới cho độc giả
 Yêu cầu: chính xác, khách
quan

“Hôm qua 04.11.2015, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1,

TP.HCM), Sở GTVT TP tổ chức Triển lãm ảnh
GTVT TP.HCM 40 năm xây dựng, hướng tới tương lai. Triển
lãm kéo dài đến ngày 12.11, trưng bày 140 ảnh nghệ thuật
phản ánh sự phát triển, thành tựu ngành GTVT TP 40 năm
qua”.
(Đ. Mười, báo Thanh niên, số 308 (7256) thứ tư 04.11.2015,
tr.2)

<?> Bài báo cung cấp cho em biết những điều
gì?
<?> Nhóm rút ra kết luận gì về thể loại bản tin?
<?>Thử rút ra khuôn câu(thứ tự những yếu nào
nào) của bản tin?
-GV chốt ý: Bản tin là một thể loại chủ yếu
của báo chí nhằm cung cấp nhưng thông tin
sốt dẻo cho người đọc; trong đó yêu cầu
phải nêu rõ thời gian, địa điểm, sự kiện
chính xác. Nghĩa là phải trả lời được những
câu hỏi: ở đâu? khi nào? cái gì xảy ra?
Khuôn câu: Thời gian + địa điểm + sự kiện
(chủ thể - hoạt động)

*Phóng sự:
Xem clip phóng sự: “Quán cơm nụ cười 2
ngàn đồng”
<?>Clip phóng sự trình bày nội dung gì?
-HS trả lời

- Phóng sự: là bản tin được mở
rộng phần tường thuật chi tiết sự

kiện và miêu tả bằng hình ảnh,
cung cấp cái nhìn đầy đủ, sinh
động, hấp dẫn,...
 Yêu cầu: gợi cảm, gây hứng
thú.


6

<?>Cách trình bày ở phóng sự có gì giống và
khác so với bản tin?
-HS: so sánh trả lời
<?>Vậy theo em có thể rút ra kết luận về thể
loại phóng sự không?
-HS: diễn đạt theo ý nghĩ
-GV chốt lại: Phóng sự thực chất cũng là
bản tin, có điều nó triển khai phần tường
thuật sự kiện, có sự thể hiện cảm xúc, thái
độ đánh giá của người làm báo để cung cấp
cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh
động và hấp dẫn. Đặc điểm đơn sơ nhất để
nhận diện hai thể loại này là:
+Bản tin được thể hiện bằng chữ viết,
+Phóng sự được thể hiện bằng các đoạn video

- Tiểu phẩm: là một thể loại báo
chí gọn nhẹ, dân dã, có sắc thái
mỉa mai, châm biếm, hàm chứa
chính kiến về thời cuộc...


*Tiểu phẩm
- GV cung cấp ngữ liệu
Tiểu phẩm: MÊ TÍN
-

“Anh đang làm gì đấy?”
Tôi đang suy nghĩ về cuốn sách chống
mê tín dị đoan mà ngày mai sẽ bắt tay
vào viết.
Sao không bắt tay …từ hôm nay?
Bởi hôm nay…xui lắm, thứ sáu ngày 13
mà”

<?>Giá trị nội dung của tiểu phẩm là gì?
-HS trả lời
<?> Em hãy nhận xét gì hình thức tiểu phẩm và
về giọng điệu của người viết?
-HS trả lời
<?> Từ đó em có thể rút ra đặc điểm của thể
loại tiểu phẩm không?

3.Nhận xét chung về văn bản BC
và NNBC:
*Văn bản BC:
- Mỗi thể loại BC có những qui
ước khác nhau về sử dụng ngôn


7


-GV chốt: Tiểu phẩm thường ngắn gọn,
giọng văn thân mật, dân dã, thường có sắc
thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa
chính kiến về thời cuộc

ngữ.

Hoạt động 3: GV HƯỚNG DẪN HS RÚT RA
NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG NHẤT VỀ VĂN
BẢN BC VÀ NNBC
(pp phát vấn)
<?>Ở mỗi thể loại bản tin, phóng sự, tiểu phẩm

-Chức năng: cung cấp thông tin
thời sự nhằm thúc đẩy sự phát
triển của xã hội.

mà em đã phân tích ở trên, em có nhận xét gì
về yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ? Nêu dẫn
chứng cụ thể?
-HS: trả lời theo khả năng
<?> Ở mỗi thể loại BC khác nhau thì yêu cầu
về cách sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau.
Tuy nhiên, em có nhận ra điểm chung nhất của
chúng là gì không?(gợi ý: đây cũng là chức
năng của BC)
-HS: trả lời
-GV chốt: mặc dù BC đa dạng về thể loại
nhưng tất cả đều nhằm cung cấp thông tin thời
sự nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tại

sao lại là “thông tin thời sự” thì chúng ta sẽ tìm
hiểu kĩ trong buổi hôm sau.
*GV mở rộng và tích hợp với thực tiễn:
Chức năng chung của báo chí là cung cấp các
thông tin thời sự giúp định hướng dư luận. BC
lên án những hành động sai. Đồng thời thông
qua báo chí, nhiều hoàn cảnh khó khăn được

*NNBC
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ
dùng để thông báo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh
chính kiến của tờ báo và dư luận


8

giúp đỡ sẻ chia, nhiều việc làm tử tế được nêu
gương và nhân rộng. Chính vì BC quan tâm
đến hầu hết các vấn đề trong cuộc sống như
thế nên NNBC cũng bao gồm hầu hết các
phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.

quần chúng, nhằm thúc đẩy sự
tiến bộ của xã hội.
-NNBC được sử dụng ở những thể
loại tiêu biểu là: bản tin, phóng sự,
tiểu phẩm.

<?> Những bài thơ, truyện, văn bản luật, văn

bản hành chính đăng trên báo có thuộc phong
cách NNBC không? Tại sao?
-HS trả lời
- GV giải thích
<?>Em có thể kết nối vấn đề để rút ra khái
niệm NNBC là gì không?
-HS: nói theo khả năng
-GV chốt:
+Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để
thông báo tin tức thời sự trong nước và
quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và
dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến
bộ của xã hội.
+BC tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo
nói. Ngoài ra còn có báo hình, báo điện tử
+NNBC được sử dụng ở những thể loại tiêu
biểu là: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.
Hoạt động 4: GV HƯỚNG DẪN HS CỦNG CỐ
BÀI HỌC BẰNG TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM
Em hãy chọn câu đúng nhất
1. NNBC là ngôn ngữ dùng để
a. Thông báo tin tức kinh doanh trong và ngoài
nước
b. Thông báo tin tức thời sự trong nước và
quốc tế.

E.CỦNG CỐ VÀ RÈN LUYỆN
1. Củng cố



9

c. Thông báo tin tức thời tiết trong và ngoài
nước
d. Dự báo tin tức trong và ngoài nước.
2. NNBC được thể hiện ở các thể loại tiêu
biểu là:
a.Bản tin, phóng sự, quảng cáo
b.Bản tin, bình luận, quảng cáo
c.Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm
d. Phóng sự, tiểu phẩm, quảng cáo
3.Một bản tin cần phải có:
a. Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác
b. Phải trả lời được các câu hỏi: khi nào? ở
đâu? Cái gì xảy ra?
c. Câu a đúng, câu b sai
d. Cả a và b đều đúng
4. Bài phóng sự khác bản tin ở điểm nào?
a. Mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện
và miêu tả bằng hình ảnh
b. Cung cấp rõ hơn địa chỉ nơi xảy ra sự kiện
c. Đề cao tính khuôn phép hơn
d.Tất cả đều sai
5.Tiểu phẩm trên BC có các đặc điểm sau:
a. Gọn nhẹ, dân dã
b. Có sắc thái mỉa mai, châm biếm
c. Hàm chứa chính kiến về thời cuộc
d. Tất cả a,b và c

GV HƯỚNG DẪN HS GIẢI BÀI TẬP

(PP giao tiếp)

2.Luyện tập
Viết một bản tin vắn về nạn kẹt xe


10

<?>Bài học hôm nay các em cần nhớ những
điều gì?
-HS trả lời theo ghi chú
<?>Yêu cầu về một bản tin là gì?
-HS:
+Ngắn, rõ ràng, cụ thể
+Trả lời được các câu hỏi: khi nào? ở đâu? Cái
gì xảy ra?
<?> GV cho HS làm việc theo cặp (2 HS cùng
bàn), dưới hình thức đóng vai. GV nêu tình
huống:
Mấy hôm nay, tình trạng kẹt xe đang nổi lên như một vấn nạn
gây bức bối đối với người tham gia giao thông. Em hãy đóng
vai là phóng viên để thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với
chú công an giao thông này để viết một bản tin vắn về vấn đề.

-GV chỉnh sửa và dán lên trang báo tường của
lớp.
F. DẶN DÒ
- Học thuộc bài: Khái niệm NNBC, các thể loại chủ yếu của báo chí và cách
nhận diện từng loại ấy như thế nào.
- Làm bài tập số 1,2 SGK131

- Chuẩn bị bài mới: đọc trước phần II.Các phương tiện diễn đạt và đặc
trưng của NNBC/SGK143



×