Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

“Đánh giá cảnh quan cho quy hoạch phát triển rừng phòng hộ và rừng cải tạo đất ở vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.35 KB, 52 trang )

Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu làm gia tăng biến động và cường độ của các hiện tượng thời tiết
cực đoan gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt ảnh hưởng
đến các định hướng quy hoạch lãnh thổ trong tương lai. Trong những năm gần đây, đặc
biệt là giai đoạn 2011 - 2016 các hiện tượng cực đoan thường xuyên xảy ra và có xu
hướng tăng về tính chất và mật độ ngày càng lớn. Trước thực tế sử dụng tài nguyên đất
đai cho quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp trong nhiều năm qua ở nhiều vùng lãnh
thổ cho thấy sự thiếu đánh giá tổng hợp tài nguyên và các điều kiện tự nhiên cho các
loại hình cây trồng trước khi quy hoạch sử dụng và phát triển đã đem lại hậu quả khá
nghiêm trọng: Làm cho năng suất cây trồng không ổn định, đất đai suy thoái nhanh
chóng, môi trường ngày ô nhiễm.
Vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị nằm ở vị trí chịu nhiều ảnh hưởng khắc nghiệt
của điều kiện tự nhiên. Đặc biệt là chịu ảnh hưởng của thiên tai và hiệu ứng gió Tây
Nam biến tính. Kinh tế của người dân chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp là
chính. Do vậy, nhiều năm qua kinh tế của vùng có tốc độ phát triển chậm, cuộc sống
người dân không được cải thiện. Hoạt động chủ yếu của người dân là sản xuất nông
nghiệp. Các hoạt kinh tế của con người đã tác động không nhỏ vào tự nhiên gây nên sự
suy thoái, ô nhiễm, các tai biến thiên nhiên ngày càng nhiều và tác động tới môi
trường một cách rõ rệt, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai tác động mạnh mẽ
tới kinh tế - xã hội khu vực.
Thực trạng trên đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Việc đánh giá
cảnh quan và các mối quan hệ của nó đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch
phát triển rừng phòng hộ và rừng cải tạo đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường khu vực, giảm thiểu các thiệt hại của
thiên tai gây ra, là cơ sở vững chắc cho việc hoạch định chiến lược phát triển bền vững
của từng địa phương và mỗi vùng.


Xuất phát từ thực tiễn đó và với lòng mong muốn được góp phần vào việc phát
triển kinh tế - xã hội của vùng theo hướng bền vững đã thôi thúc tôi chọn đề tài:
“Đánh giá cảnh quan cho quy hoạch phát triển rừng phòng hộ và rừng cải tạo đất
ở vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận.
1


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

2. Mục tiêu và nhiệm vụ
a. Mục tiêu
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá được mức độ thích nghi của một số loại cây
rừng trồng chủ yếu theo từng đơn vị cảnh quan, đồng thời đề xuất quy hoạch phát triển
rừng phòng hộ và rừng cải tạo đất ở vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đề ra trên thì đề tài cần phải thực hiện được các nhiệm vụ
như sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng cát Đông Nam tỉnh
Quảng Trị.
- Xây dựng hệ thống phân vị và hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ nghiên
cứu.
- Thành lập bản đồ cảnh quan và bảng chú giải ma trận bản đồ cảnh quan vùng
cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1/25.000.
- Đánh giá mức độ thích nghi của một số loại cây rừng phòng hộ và rừng cải tạo
đất chủ yếu theo các đơn vị cảnh quan.
- Đề xuất các mô hình và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường, hiệu
quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của khu vực.

3. Giới hạn phạm vi và nội dung nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Do hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng hiểu biết
của bản thân nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khái quát về vùng cát Đông Nam tỉnh
Quảng Trị có đường ranh giới bao quanh 03 huyện gồm: Huyện Gio Linh (có 6 xã
gồm: Gio Mỹ, Trung Giang, Gio Hải, Gio Việt, Gio Thành, Gio Mai). Huyện Triệu
Phong (có 6 xã: Triệu An, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Thạch, Triệu Sơn, Triệu
Lăng). Huyện Hải Lăng (có 13 xã: Hải An, Hải Khê, Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba, Hải
Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Thượng, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Lâm)
và thị trấn Hải Lăng. Toàn bộ khu vực nghiên cứu có diện tích 366,9 km 2 (tính theo ranh
giới hành chính của khu vực và một phần diện tích 04 xã Hải Thượng, Hải Thọ, Hải
Trường, Hải Lâm).
Về nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu lãnh thổ vùng cát Đông Nam tỉnh
Quảng Trị về các vấn đề sau:
- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan được kế thừa có điều chỉnh từ hệ thống
phân loại cảnh quan của Phòng Địa lý tự nhiên (nay là Viện Địa lý thuộc Viện Hàn lâm
khoa học - công nghệ Việt Nam).
- Việc lựa chọn loại cây rừng trồng để đánh giá được căn cứ vào hiện trạng theo
điều tra, khảo sát thực tế và đặc điểm nhu cầu sinh thái các loại cây rừng trên địa bàn
nghiên cứu. Đề tài đã lựa chọn ra 03 loại cây cho công tác đánh giá thích nghi cho
2


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

từng loại cảnh quan của khu vực gồm: Phi lao, Keo tai tượng và Keo lưỡi liềm. Với
rừng phòng hộ, loại cây được lựa chọn bao gồm cả 03 loại trên. Với rừng cải tạo đất,
loại cây được lựa chọn là cây Keo tai tượng và cây keo lưỡi liềm.
- Việc đề xuất quy hoạch sử dụng lãnh thổ được dựa trên kết quả đánh giá, các mô

hình và kiểu rừng trồng hiện có. Nội dung đề xuất quy hoạch chỉ tập trung cho 03 loại
cây rừng trồng, còn các quy hoạch khác không đề cập.
4. Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục thì nội dung chính được trình bày trong 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Khái quát các nhân tố sinh thái cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh
quan vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho quy hoạch phát triển rừng phòng hộ và rừng
cải tạo đất ở khu vực nghiên cứu.

3


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.1.Khái niệm cảnh quan
a. Cảnh quan
Cảnh quan là thuật ngữ ra đời vài cuối thế kỷ XIX, với hướng ban đầu là nghiên
cứu các tổng thể địa lý tự nhiên các lãnh thổ ở giai đoạn phân tích các thông tin địa lý,
khái niệm về tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ được hình thành nhờ sự tiến bộ của
phương pháp nghiên cứu đi từ các phương pháp phân tích đến tổng hợp các quy luật
của khoa học tự nhiên. Cùng với sự ra đời hai môn khoa học: Sinh địa học và thổ
nhưỡng học, thuyết tiến hóa của Đacuyn xuất hiện trong khoa học sinh vật đã đề cập
đến mối quan hệ tương hỗ, phức tạp giữa giới vô sinh và hữu sinh. Chính điều này đã

tiến gần đến sự tổng hợp của địa lý. Với sự ra đời của mỗi ngành khoa học, mục đích
cuối cùng đều phục vụ cho các nhu cầu của xã hội loài người. Vì vậy, giữa sự phát
triển của khoa học và sự phát kinh tế - xã hội tồn tại những mối quan hệ ràng buộc lẫn
nhau. Vào thời kỳ này, thực tiễn sản xuất đã chỉ ra rằng muốn giải quyết những vấn đề
nóng trong quá trình khai thác tự nhiên, cần phải hiểu biết rõ ràng, đầy đủ các mối
quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên của môi trường tự nhiên và các tổng hợp thể tự
nhiên của lãnh thổ cụ thể. Với những đặc điểm trên được xem như là tiền đề cho sự
phát triển học thuyết cảnh quan.
Nền móng của khoa học cảnh quan được xây dựng trong các công trình nghiên
cứu của V.V. Đôcutraev (1846 - 1903) về thổ nhưỡng và quá trình phát triển của nó
gắn liền với sự phát triển xã hội loài người. Học thuyết cảnh quan được con người
nhận thức ngày càng rõ nét và được hoàn thiện thể hiện ở sự khác nhau qua các thời
kỳ. L.X. Berg, người kế tục sự nghiệp của V.V. Đôcutraev và đồng thời là người đầu
tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu cảnh quan ở Liên Xô (cũ). Từ những khởi
xướng học thuyết đới tự nhiên của V.V. Đôcutrev, ông viết: “Cảnh quan là một tập hợp
đối tượng và hiện tượng mà trong đó các đặc tính của địa hình, của khí hậu, của thủy
văn, của lớp phủ thổ nhưỡng - thực vật, của giới động vật và ở một chừng mực nhất
định, bao gồm cả kết quả tác động của con người, đã hình thành một thể thống nhất
hoàn chỉnh, được lặp lại một cách điển hình suốt một đới nào đó trên Trái đất” [6].
Sự hình thành môn khoa học cảnh quan vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX đã
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về cảnh quan.
S.V. Kalexnik (1959) đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một bộ phận nhỏ của
bề mặt trái đất, khác biệt về chất với các bộ phận khác nhau, được bao bọc bởi các
ranh giới tự nhiên và bản thân là một sự kết hợp các hiện tượng và đối tượng các động
4


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp


lẫn nhau một cách có quy luật được biểu hiện một cách điển hình trên một khoảng
không gian rộng và có quan hệ chặt chẽ với lớp vỏ địa lý [6].
Theo A.A. Xônxev (1962), ông đã đưa ra định nghĩa rõ ràng về cảnh quan hơn:
“Cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa
chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu giống nhau và bao gồm một tập
hợp những cảnh dạng chính và phụ quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một
cách có quy luật trong không gian, có diện tích dao động từ vài trăm đến vài ngàn
km2” [6].
A.G. Ixatrenco (1965) có sự bổ sung cho định nghĩa cho cảnh quan đồng bằng:
“Cảnh quan là một bộ phận được tách ra trong quá trình phát sinh một miền, của một
đới địa lý và nói chung là của bất kỳ một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là
đồng nhất về mặt địa đới cũng như phi địa đới, có cấu trúc riêng và cấu tạo hình thái
riêng”. Đối với miền núi A.G. Ixatrenco định nghĩa như sau: “Cảnh quan miền núi là
một bộ phận của tầng cảnh quan, trong phạm vi hệ thống đai cao riêng (địa phương),
đồng nhất về phương diện cấu trúc, nham thạch và địa mạo” [6].
Kế thừa các nhà cảnh quan học Liên Xô (cũ), qua thời gian nghiên cứu nhiều năm
ở nước ta, Vũ Tự Lập đã đưa ra định nghĩa về cảnh quan và một hệ thống phân loại
theo quan điểm riêng của mình, ông còn định nghĩa cho dạng và diện địa lý. Trong
công trình nghiên cứu “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, xuất bản năm 1976,
ông đã định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một tổng hợp thể được phân hóa ra trong
phạm vi một đới ngang ở đồng bằng hoặc một đai cao ở miền núi, có cấu trúc đứng
tương đối đồng nhất về mặt nền địa chất, một kiểu địa hình, một kiểu thủy văn, một
đại tổ hợp đất, một đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy luật của các
dạng địa lý có diện tích tối thiểu 100 km 2 đến hàng chục km2” [6]. Tuy kế thừa những
quan điểm của các nhà cảnh quan học A.G. Ixatrenco và N.A. Xonlxev nhưng Vũ Tự
lập đã phát triển một cách sáng tạo. Khái niệm cảnh quan của ông có phần cụ thể, đầy
đủ và phù hợp hơn với lãnh thổ Việt Nam, ông đưa ra các chỉ tiêu để xác định cấp diện
và cấp dạng.
Qua các định nghĩa và khái niệm trên cho thấy khoa học về cảnh quan rất đa dạng,

phong phú và phức tạp. Đa số các nhà cảnh quan học đều thống nhất cho rằng cảnh
quan là đơn vị địa lý tự nhiên cơ sở, đơn vị cấp thấp của phân vùng địa lý tự nhiên, là
một bộ phận tương đối nhỏ của bề mặt Trái đất có diện tích hạn chế, là đơn vị không
thể tách biệt được về mặt địa đới cũng như phi địa đới và nó được xem như là tiêu
chuẩn cơ sở cho các điều kiện tự nhiên.

5


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

b. Sinh thái cảnh quan
Khi nghiên cứu cảnh quan thường nói đến tính chất lượng mới, tính tự điều chỉnh
cân bằng vật chất và năng lượng, mối tác động tương hỗ giữa các thành phần và lấy
đất làm đối tượng nghiên cứu chính. Còn sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối
quan hệ tương hỗ giữa các cá thể sinh vật và quần xã của chúng với môi trường xung
quanh, ảnh hưởng của mối nghiên cứu trung tâm. Nếu chỉ ngiên cứu sinh thái thì
không xác định được hệ động lực tự điều chỉnh tiến tới cân bằng về mặt động lực phát
triển của nó. Với những hạn chế đó, các nhà cảnh quan nhận thấy rằng cần nghiên cứu
các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên nó, đồng thời các nhà sinh thái học
khẳng định cần nghiên cứu mối liên hệ giữa sinh thái học với cấu trúc cảnh quan. Sự
hội tụ của hai bộ môn khoa học cảnh quan và sinh thái cần thiết để con người có thể
hiểu rõ hơn về tự nhiên, mối tác động qua lại giữa các hợp phần tự nhiên, mối quan hệ
và tác động giữa con người với môi trường tự nhiên.
Sự kết hợp giữa hai bộ môn khoa học sinh thái và cảnh quan thành môn khoa học
chung đã được nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia, môn khoa học đó được gọi là
môn cảnh quan ứng dụng. Hiện nay tại Việt Nam tồn tại hai quan điểm về thuật ngữ
tên gọi cảnh quan ứng dụng.

Quan điểm “Cảnh quan sinh thái”, với đại diện là Nguyễn Thế Thôn và Nguyễn
Bá Linh.
Từ những năm 80, Nguyễn Bá Linh đã nhắc tới thuật ngữ “Cảnh quan sinh thái
trong hội thảo Khoa Học ở viện các Khoa học Trái đất. Với công trình nghiên cứu của
mình ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nguyễn Bá Linh sử dụng thuật ngữ này
để thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái. Trên bản đồ này, thành phần sinh vật được
ông phản ánh với các quần xã bình đẳng như các thành phần khác nhau của cảnh quan,
về thực chất bản đồ này vẫn là bản đồ cảnh quan chung bình thường.
Năm 1991, Nguyễn Thế Thôn khẳng định thêm sự hiện diện của thuật ngữ trên và
đưa ra khái niệm: Cảnh quan sinh thái là tổng thể hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý
và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên đó. Theo
ông, cảnh quan sinh thái mang trong mình hai khía cạnh của nội dung cơ bản lãnh thổ
cảnh quan và hệ sinh thái cảnh quan. Hai khía cạnh này độc lập nhưng liên kết chặt
chẽ với nhau trong cùng lãnh thổ thống nhất.
Năm 1939, nhà khoa học người Mỹ, Troll đưa ra quan niệm nghiên cứu “sinh thái
cảnh quan” như một môn khoa học trong đó nêu lên hai nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.
Thứ nhất: Nghiên cứu cảnh quan bằng cách phân tích sinh thái mối quan hệ qua lại
giữa các quần thể sinh vật với môi trường.
Thứ hai: Nghiên cứu quan hệ giữa các tổng thể địa lý với nhau kể cả các hoạt
động của con người. Sau này được bổ sung bằng các phương pháp nghiên cứu cân

6


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

bằng vật chất và năng lượng bên trong với bên ngoài của các thành phần và hợp phần
tự nhiên.

Sự tác động qua lại với nhau một cách bình đẳng, có chức năng của mọi thành
phần, có chức năng chung của cảnh quan tạo nên sự hoạt động của hệ thống cảnh
quan. Còn hoạt động của hệ sinh thái là các thành phần của môi trường tác động qua
lại với chủ thể sinh vật tạo nên chức năng sinh thái của chủ thể sinh vật mà không tính
đến tác động lẫn nhau của các thành phần sinh cảnh (hệ thống sinh vật với môi trường
sống).
Thông qua các phân tích trên cho thấy, hai thuật ngữ có cánh giải thích khác nhau
về môn khoa học cảnh quan ứng dụng nhưng chúng đều thống nhất rằng bộ môn khoa
học cảnh quan ứng dụng là bộ môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc của các hợp phần
của cảnh quan và chức năng sinh thái của các hệ sinh vật đang tồn tại và phát triển trên
đó. Đó là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc không gian ba chiều của các hợp phần
tự nhiên, nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của các hợp chất hữu cơ trong cấu trúc đó
và nó có thể được biểu hiện bằng mô hình hệ địa sinh thái sau (Hình 1.1).

1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan
2. Hướng tác động qua lại của hệ sinh thái trong địa hệ
Hình 1.1. Mô hình địa hệ sinh thái (Sinh thái cảnh quan)
SV: Sinh vật

TV: Thủy văn

TN: Thổ nhưỡng

KH: Khí hậu

ĐH: Địa hình

Đ: Đá

7



Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2. Vai trò của cảnh quan đối với sự phát triển thảm thực vật rừng
Cảnh quan tự nhiên đóng vai trò quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với sự
phát triển thảm thực vật rừng, cảnh quan quyết định đến các yếu tố quan trọng trong
cấu trúc của rừng. Mối quan hệ liên quan giữa cảnh quan và các loại thảm thực vật nói
chung và thảm thực vật rừng nói riêng. Mặc dù một trong những hợp phần tự nhiên là
nguyên nhân hình thành nên các loại thảm phủ thực vật, trong thực tế những điều kiện
và tiền đề ảnh hưởng được xác định do đặc điểm cấu trúc của địa hệ nói chung. Chẳng
hạn sự phân bố của các loại cây rừng được xác định bởi các điều kiện lập quần, tức là
khí hậu, chế độ nước, đất,…
Như vậy, mỗi một địa hệ được xem như là một môi trường địa lý đặc biệt. Sự phát
triển của thảm thực vật rừng luôn luôn chịu ảnh hưởng từ cảnh quan hình thành. Nó là
yếu tố chi phối sự đa dạng và phân tầng trong cấu trúc của thực thể. Các đối tượng
luôn chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Không có một thực
thể nào mà chỉ chịu ảnh hưởng từ một yếu tố nhất định, mức ảnh hưởng nhiều hay ít
phụ thuộc vào sự tác động của yếu tố đó.
1.1.3. Ảnh hưởng của rừng phòng hộ đối với cảnh quan, môi trường và các hoạt
động kinh tế - xã hội
Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng đóng vai trò quan trọng trong mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên và các hoạt động của con người. Rừng phòng hộ
được hình thành khi con người nhận thức được tầm quan trọng của tự nhiên tới hoạt
động sống của mình. Tự nhiên luôn vận động và phát triển không ngừng, chính những
vận động này đã tác động trực tiếp lên môi trường sống của sinh vật nói chung và các
hoạt động của con người nói riêng. Hoạt động con người luôn phụ thuộc vào tự nhiên
và rừng phòng hộ là một phần trong tổng thể tự nhiên đó. Với cảnh quan, rừng phòng

có tính bền vững cao và ít chịu ảnh hưởng của hoạt động con người. Khi cảnh quan có
tính bền vững cao thì môi trường ở đó sẽ ổn định và phát triển bền vững, với những
liên kết qua lại đó mà môi trường sống của con người phát triển theo chiều hướng có
lợi cho mọi hoạt động sống của sinh vật.
Có thể nói rằng giữa rừng phòng hộ và hoạt động kinh tế - xã hội có mới quan hệ
chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau theo thời gian. Giữa con người và môi trường nói
chung và cảnh quan với hoạt động kinh tế - xã hội nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ,
nếu giữa chúng có sự biến động thì yếu tố còn lại cũng sẽ chịu sự tác động. Mọi hoạt
động kinh tế - xã hội luôn luôn chịu sự tác động của tự nhiên, các hoạt động tự nhiên
diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau, từ bất lợi cho đến có lợi. Tuy nhiên, để hạn
chế và khắc phục những thiệt hại mà tác động bất lợi của tự nhiên lên hoạt động sống
của con người thì các hoạt động sống con người phải tuân theo hoạt động phát triển
tích cực của tự nhiên. Đặc biệt là rừng phòng hộ tới mọi hoạt động của con người,
8


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

chính những ảnh hưởng tích cực của rừng phòng hộ tới hoạt động kinh tế - xã hội mà
con người ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về tự nhiên.
Như vậy, rừng phòng hộ là tiền đề để hình thành và phát triển các hoạt động kinh
tế - xã hội của con người, tác động lên tự nhiên, lên cảnh quan.
1.1.4. Mối quan hệ giữa con người và cảnh quan
Con người làm thay đổi khá mạnh mẽ các cảnh quan tự nhiên, tác động trực tiếp
hay gián tiếp đã làm thay đổi hoặc làm mất đi một số đặc tính ban đầu của tự nhiên.
Tuy nhiên, cảnh quan về cơ bản vẫn tuân theo các quy luật địa lý tự nhiên chi phối.
Theo quan điểm A.G. Ixatrenckô, con người không thể xóa bỏ được quy luật tự nhiên
mà chỉ biết tuân theo quy luật tự nhiên đó với mục đích của chính mình, làm thay đổi

ít nhiều hướng và tốc độ của quá trình tự nhiên. Trong tất cả cảnh quan chịu sự tác
động của con người thì nền địa chất, kiểu địa hình, những nét quan trọng nhất của khí
hậu thường không tự biến đổi. Con người tác động lên cảnh quan tự nhiên vào quá
trình địa mạo như tạo các khe rãnh rửa trôi đất, thêm vào cảnh quan những giống loài
mới. Thấy rằng, con người tác động lên cảnh quan tự nhiên làm biến đổi cảnh quan tạo
ra những cảnh quan mới, khác với dạng cảnh quan ban đầu. Mức độ và tính chất tác
động của con người còn phụ thuộc vào lịch sử xã hội và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Theo F.Enghen: “Tất cả những phương thức sản xuất còn tồn tại cho
đến nay chỉ có thể hình dung là thành tựu các hiệu quả lao động có ích trực tiếp nhất,
tác động một cách tự phát bừa bãi tới thiên nhiên đã dẫn tới thiên nhiên sẽ trả thù con
người bằng những hậu quả bất ngờ” [6]. Giai đoạn hình thành xã hội, con người chỉ
tác động vào cảnh quan một cách thụ động và không có chủ đích. Càng về sau, xã hội
loài người phát triển thêm một bậc mới, nhận thức được nâng cao thì cảnh quan tự
nhiên bị tác động một cách mạnh mẽ theo nhiều hướng khác nhau.
Con người không chỉ tác động một chiều tới cảnh quan mà trong quá trình vận
động phát triển của cảnh quan, con người cũng chịu sự tác động của các hoạt động tự
nhiên. Còn người có thể làm thay đổi cảnh quan tuy nhiên lại không thể làm thay đổi
các hoạt động bên trong của tự nhiên. Các hoạt động này tác động lên hoạt động của
con người, làm thay đổi các hoạt động của con người theo hướng của tự nhiên. Sự tác
động của con người lên tự nhiên và tác động của tự nhiên tới con người đã hình thành
nên mối quan hệ giữa con người và cảnh quan, mối quan hệ này dù ít hay nhiều vẫn
tồn tại trong mọi hoạt động sống hiện nay.
1.2. PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá
a. Phương pháp nghiên cứu chung
- Phương pháp thống kê
Là phương pháp ứng dụng nhằm thu thập các số liệu liên quan đến đề tài, đến lãnh
thổ nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và môi trường. Những số liệu
9



Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

nói trên cung cấp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về lãnh thổ để từ đó thực
hiện các phương pháp tiếp theo nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra của đề tài. Khi sử dụng
phương pháp này cần dựa vào đề cương đã vạch sãn để tránh dư thừa các số liệu
không cần thiết cũng như thiếu các số liệu theo yêu cầu nghiên cứu. Nguồn tài liệu
được thống kê gồm:
+ Các báo cáo, sổ sách lưu trữ.
+ Các tài liệu khảo sát thực địa.
+ Các dữ liệu tính toán, thống kê từ bản đồ.
- Phương pháp bản đồ
Bản đồ được xem như là ngôn ngữ của khoa học địa lý, nó có khả năng biểu thị
trực quan, rõ ràng nhất không gian của đối tượng trên bề mặt đất, đồng thời cũng biểu
thị sự phân hóa của các nhân tố sinh thái cảnh quan và các đơn vị cảnh quan. Mặt
khác, kết quả đánh giá cảnh quan cũng bắt đầu từ thành lập bản đồ cảnh quan và kết
thúc bằng bản đồ đề xuất các đơn vị cảnh quan thích nghi cho phát triển rừng phòng
hộ và rừng cải tạo đất. Bản đồ còn giúp các nhà quản lý, các nhà quy hoạch có cái nhìn
vĩ mô về lãnh thổ để hoạch định các chiến lược và phát triển phù hợp. Vì tính chất và
vai trò quan trọng như vậy mà phương pháp bản đồ có mặt trong mọi nghiên cứu địa lý
nói chung và đánh giá cảnh quan nói riêng. Trong đánh giả cảnh quan lãnh thổ nghiên
cứu cho mục đích phát triển rừng phòng hộ và rừng cải tạo đất, phương pháp bản đồ
được sử dụng để thu thập số liệu, xây dựng bản đồ cảnh quan, đặc biệt là công tác
phân vùng mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối với rừng phòng hộ và rừng
cải tạo đất từ đó đưa ra các đề xuất phát triển vùng hợp lý.
- Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp mang tính truyền thống và không thể thiếu trong khoa học địa
lý, là bước thẩm định và điều chỉnh những kết quả đã được nghiên cứu, thu thập trước

đó. Phương pháp này trong đề tài được ứng dụng khảo sát theo điểm cơ bản được xác
định trước, cụ thể như sau:
+ Khảo sát và kiểm tra lại ranh giới lại một số đơn vị cảnh quan.
+ Thu thập các số liệu theo đề cương đã vạch ra.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa hiện tượng tự nhiên với nhau và với con người.
+ Khảo sát lãnh thổ nghiên cứu các đơn vị cảnh quan trong hiệu quả của rừng
phòng hộ và rừng cải tạo đất.
+ Kiểm tra, điều chỉnh lại những kết quả nghiên cứu trong phòng.
- Phương pháp phân tích trong phòng
Phương pháp này là hệ thống hóa các nhân tố tự nhiên của cảnh quan, từ đó nhận
ra các yếu tố tương đồng, các yếu tố nỗi trội giúp cho người nghiên cứu hiểu rõ sự
phân hóa lãnh thổ và phục vụ phân loại các cảnh quan cùng cấp. Đối với lãnh thổ
nghiên cứu, việc đánh giá cảnh quan đòi hỏi phương pháp trong phòng một vai trò
quan trọng. Vì dữ liệu từ các dữ liệu trước đó giúp cho người nghiên cứu có được cái
nhìn sâu sắc, chính xác và đầy đủ nhất về tổng thể tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Phương pháp ma trận
10


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng chú giải bản đồ cảnh quan là sự đan xen giữa hai hệ thống cột dọc và cột
ngang, nên trong đề tài sử dụng phương pháp ma trận để thiết lập bảng chú giải ma
trận cho bản đồ cảnh quan.
Mặc dù các phương pháp trên được đưa ra tách biệt rõ ràng nhưng trong quá trình
nghiên cứu các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và đan xen nhau
tùy thuộc vào các công việc cị thể để thu được kết quả cao nhất.
b.Phương pháp đánh giá

Đánh giá cảnh quan là hướng đánh giá tổng hợp trong địa lý phục vụ sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đánh giá tổng hợp tự nhiên phải gắn
liền với việc nghiên cứu các điều kiện sinh thái nhằm đưa ra các phân vùng phù hợp
nhằm đáp ứng các chỉ tiêu sau: Phù hợp với điều kiện sinh thái, đảm bão hiệu quả vai
trò rừng phòng hộ và cải tạo đất, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cảnh quan. Vì
vậy, việc đánh giá tổng hợp phải được xem xét trên nhiều phương diện.
- Đánh giá định tính
Trong việc đánh giá định tính cũng có hai mức độ: Định tính cảm tính của thời kỳ
trước và định tính trên cơ sở số liệu định lượng, có tính khoa học trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì phương pháp này không đưa ra được giá trị
chính xác.
- Đánh giá định lượng
Đánh giá định lượng còn gọi là đánh giá kinh tế, nghĩa là kết quả đánh giá thường
được biểu thị dưới dạng giá trị kinh tế của việc đầu tư hoặc số lượng sản phẩm thu được.
Trong đánh giá định lượng, phương pháp phân tích chi phí - lợi ích được sử dụng một
cách phổ biến. Vì ngoài ý nghĩa sinh thái môi trường, người ta còn quan tâm đến cả
những đầu tư ban đầu lẫn hiệu quả kinh tế đầu ra. Tuy nhiên, với mục đích là phòng
chống thiên tai, các hiện tượng bất lợi của tự nhiên nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế
chỉ xem xét đến phía cạnh sau cùng.
- Đánh giá bán định lượng
Trong nghiên cứu không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được đánh giá định
lượng. Đối với những lãnh thổ rộng lớn và số liệu chưa đầy đủ thì công tác đánh giá
định lượng vô cùng phức tạp. Từ những năm 1970 , để khắc phục những hạn chế và khó
khăn này, một số phương pháp đánh giá bán định lượng ra đời như: Phương pháp thứ tự
Holmes, phương pháp số của Odum…
Như vậy, việc sử dụng các nhóm phương pháp đánh giá định tính, định lượng hay
bán định lượng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đều là những công
việc cần thiết. Thông thường, người ta đánh giá định tính trước những kết quả nghiên
cứu sơ bộ đã có. Tiếp theo, là đánh giá bán định lượng và cuối cùng là thực hiện công
tác đánh giá định lượng để từ đó đưa ra những dự kiến cho việc quy hoạch sử dựng

lãnh thổ hợp lý.
Qua xem xét các phương pháp đánh giá như đã nêu trên, căn cứ mục tiêu và nhiệm
vụ, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá phân tích tổng hợp cảnh quan, phương pháp
11


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

thể hiện kết quả đánh giá trên bản đồ. Thực chất của các phương pháp này là đánh giá
mức độ thích nghi sinh thái và tiềm năng tự nhiên của từng đơn vị cảnh cảnh quan, đồng
thời phân tích lợi ích về mặt môi trường và lợi ích về mặt hiệu quả kinh tế cho rừng
phòng hộ và rừng cải tạo đất trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Quy trình nghiên cứu và đánh giá
Với mục đích đã được xác định, đối với việc đánh giá cảnh quan cho quy hoạch
phát triển rừng phòng hộ và rừng cải tạo đất, quy trình đánh giá có 7 bước và được thể
hiện ở hình 1.2.

Hình 1.2. Quy trình đánh giá cảnh quan vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị
Các bước trong quy trình được nêu một cách tách biệt nhưng giữa chúng lại có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phải hướng đến kết quả nghiên cứu đó là đề xuất
đúng đắn, có cơ sở về định hướng sử dụng lãnh thổ cho quy hoạch phát triển rừng
phòng hộ và rừng cải tạo đất. Các bước trong quy trình bao gồm:
1. Công tác chuẩn bị: Công tác chuẩn bị được thực hiện tốt sẽ góp phần quan
trọng trong toàn bộ quy trình đánh giá cảnh quan. Xác định trước được các mục tiêu,
đối tượng và phương pháp nghiên cứu, đồng thời đảm bảo kết hoạch thực hiện đúng
hướng, đúng đối tượng, hoàn thành nội dung nghiên cứu. Công việc chủ yếu của giai
đoạn này là:


12


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

- Khảo sát sơ bộ nhằm xác định các loại hình sản xuất hiện có trên địa bàn nghiên
cứu.
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn để kiểm chứng và đánh giá mức độ thích nghi
của loại hình sản xuất.
- Lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch thực hiện.
2. Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan: Đối với mục tiêu của đề tài khóa luận đã
đặt ra thì cần phải có các số liệu về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thảm phủ, cũng như
các số liệu về môi trường và kinh tế - xã hội. Ngoài ra, cần có các loại bản đồ như:
Bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm phủ thực vật, bản đồ khí hậu,… cũng
vô cùng cần thiết.
3. Xây dựng bản đồ cảnh quan: Trên cơ sở các loại bản đồ, kết hợp với việc
nghiên cứu thực địa từ đó thành lập nên bản đồ cảnh quan. Việc xây dựng bản đồ cảnh
quan được thực hiện theo 3 bước chính sau:
- Xác lập hệ thống phân loại và chỉ tiêu các cấp phân vị cảnh quan.
- Thiết lập bảng chú giải ma trận và xác lập cấp cơ sở bản đồ cảnh quan.
- Xây dựng bản đồ cảnh quan.
4. Xác định đối tượng đánh giá: Để xác định đối tượng đánh giá của đề tài cần dựa
vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất. Các loại hình sử dụng
đất được xác định thông qua việc thu thập, xử lý số liệu và trong quá trình khảo sát
thực địa tại lãnh thổ nghiên cứu.
5. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của một số cây rừng trồng phòng hộ
và cây rừng trồng cải tạo đất. Việc đánh giá và phân hạng thích nghi được tiến hành
theo trình tự như sau:

- Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu cho các loại hình đánh giá.
- Áp dụng phương pháp đánh giá và phân hạng.
- Đánh giá và phân hạng theo các loại hình được chọn.
- Xây dựng bản đồ phân hạng kết quả đánh giá.
6. Đánh giá hiệu quả môi trường và kinh tế - xã hội
- Về mặt môi trường, cần phân tích: Môi trường đất (mức độ xói mòn đất, cát
chảy, bổ sung dinh dưỡng cho đất); môi trường nước (làm sạch nước, giữ nước, ngăn
chặn nước chảy tràn, hạn chế xâm nhập mặn); môi trường không khí (điều hòa không
khí, cát bay, chắn gió).
13


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

- Về mặt kinh tê - xã hội, cần phân tích: Hiệu quả kinh tế (hiệu quả đồng vốn, năng
suất lao động); vốn đầu tư; yêu cầu kỹ thuật; hiệu quả xã hội (giải quyết việc làm, góp
phần xóa đói giảm nghèo).
7. Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ
Việc đề xuất hướng quy hoạch và phát triển cần dựa trên các cơ sở sau:
- Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi của các loại cảnh quan cho loại hình
rừng phòng hộ và rừng cải tạo đất.
- Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường và kinh tế - xã hội của 2 loại hình sản xuất
vừa đề cập.
- Phân tích hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn nghiên cứu.
- Định hướng quy hoạch và phát triển tại địa bàn nghiên cứu.
1.3. HIỆN TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ, CẢI TẠO ĐẤT VÙNG CÁT ĐÔNG
NAM QUẢNG TRỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.3.1. Hiện trạng rừng phòng hộ và cải tạo đất ở khu vực nghiên cứu

Vùng cát Đông Nam ven biển tỉnh Quảng Trị gồm 26 xã thuộc 3 huyện (Gio Linh,
Triệu Phong, Hải Lăng), trải dài trên 40 km bờ biển, với tổng diện tích tự nhiên
34.979,7 ha, trong đó diện tích bãi cát, cồn cát khoảng 18.800,0 ha. Những vùng ven
biển chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hiện tượng biến đổi khí hậu, nên hầu hết đây là
vùng cát cằn khô với các cồn cát di động, đất cát bán ngập nước, nhạy cảm cao với các
thay đổi của khí hậu, thời tiết. Theo thống kê Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị, diện tích
đất chưa sử dụng và sử dụng có hiệu quả thấp đang còn cao. Nhiều khu vực diện tích
không sử dụng thường xãy ra các hiện tượng cát bay, cát chảy… ảnh hưởng tới sản
xuất và đời sống người dân ở đây.
Theo báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị năm 2015,
vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị có khoảng 7.351 ha đất rừng phòng hộ và 2.843 ha
đất rừng sản xuất.
Về chất lượng rừng phòng hộ chủ yếu là trồng trên diện tích cát trắng, cát biển nên
cây trồng sinh trưởng và phát triển chậm (chủ yếu trồng Keo lưỡi liềm và Phi lao), bên
cạnh đó do trồng trên lập địa khó khăn (cát trắng, cát bay, cát nhảy) nên chất lượng
rừng trồng chưa cao.
Với những ảnh hưởng của các vấn đề môi trường liên quan, trong những năm qua
nhiều dự án hỗ trợ phục hồi và phát triển rừng vùng cát Đông Nam ven biển tỉnh
Quảng Trị được diễn ra bao gồm:

14


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

- Dự ánn trồng mới 5 triệu ha rừng (1990 - 2010): Đầu tư trồng rừng khoảng
1.964 ha. Dự án trồng rừng Việt - Đức: Đã trồng khoảng 600 ha. Dựa án trồng rừng Na
Uy: 2000 - 2016 đã trồng được khoảng 186 ha.

- Chương trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất các xã ven biển khoảng 1.347 ha; rừng
phòng hộ khoảng 200 ha. Chương trình khuyến nông khuyến lâm: Từ năm 2011 - 2016
trồng keo lưỡi liềm trên vùng cát ven biển khoảng 96,5 ha.
- Dự án trồng rừng trên cát nhằm giảm nhẹ thiên tai và cải thiện đời sống của
người dân vùng cát huyện Triệu Phong, Hải Lăng, dự án đã triển khai trồng 200 ha
rừng năm 2013 và tiếp tụ chăm sóc bảo vệ.
Hằng năm, diện tích rừng phong hộ và rừng sản xuất ngày càng được tăng lên về
số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều diện tích đất trống chưa được sử
dụng nên nhiều khu vực vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ các tai biến môi trường [12].
1.3.2. Các vấn đề môi trường và tai biến thiên nhiên liên quan đến hệ thống rừng
phòng hộ và cải tạo đất
- Bão, áp thấp nhiệt đới
Theo số liệu thống kê bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến vùng
cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2 - 3
cơn bão đổ bộ trực tiếp. Ảnh hưởng lớn nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa
to dài ngày gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra
chiếm tới 40 - 50% tổng lượng mưa trong các tháng 9 - 11. Lượng mưa do một cơn
bão gây ra khoảng 300 - 600 mm, có khi đến 700 - 800 mm. Tác động lên đặc điểm tự
nhiên khu vực như tàn phá vùng ven biển, đẩy nước mặn vào sâu, làm giảm chất lượng
môi trường. Chính những tác động lên mặt tự nhiên đã dẫn đến thay đổi đến sự phân
bố nhiều loài sinh vật cửa sông và ven biển trong khu vực, sinh vật nỗi chết hàng loạt,
ảnh hưởng đến nguồn chuỗi thức ăn trong mắt xích sinh học. Hệ sinh thái thủy vực
thay đổi theo nhiều hướng khác nhau.
- Hạn hán, nhiễm mặn
Chịu ảnh hưởng lớn của gió Tây Nam khô nóng hàng năm, trong đó tập trung chủ
yếu từ tháng 4 đến tháng 7 (thời gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng 3
- 4 và 7 - 8). Gió nóng làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm làm cạn nguồn nước ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Việc thay đổi sự phân bố và
diện tích của các loại rừng góp phần làm gia tăng các vấn đề môi trường trong khu
vực. Với sự thay đổi của thảm phủ do hoạt động của con người đã tác động ngược trở

lại tới con người.
- Cát bay, cát chảy

15


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

Nạn cát bay, cát nhảy xảy ra chủ yếu ở khu vực nghiên cứu, các cồn cát phát triển
mạnh tập trung ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh. Hiện tượng cát bay xảy
ra do nguyên nhân mùa khô kéo dài, tốc độ gió trong mùa đạt 3 - 5 m/s đã làm cho cát
khô ở các cồn chuyển dịch từ phía biển vào nội đồng, tốc độ trung bình 2 - 3 m/năm.
Hiện tượng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất, năng suất, diện tích cây trồng
nơi đây. Ngược lại mùa khô, mùa mưa ở khu vực kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 với
lượng mưa có thể đạt trên 600 mm/tháng đã tạo ra dòng chảy mặt tập trung trên vùng
cát. Dòng chảy này đã kéo theo một lượng cát lớn xuống lấp đồng ruộng. Những vùng
có nguy cơ xảy ra cát bay cát chảy bao gồm các xã Hải Khê, Hải An, một phần các xã
Hải Dương, Hải Ba của các huyện Hải Lăng; các xã Triệu Vân, Triệu Trạch, Triệu An
một phần xã Triệu Sơn của huyện Triệu Phong; các xã Gio Việt, Gio Hải, Gio Mỹ và
Trung Giang của huyện Gio Linh.
Khí hậu biến đổi cực đoan thường xuyên liên tục trong nhiều năm đã làm ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường đất khá rõ nét. Thực trạng hạn hán kéo dài
trong mùa khô làm cho cấu trúc lớp đất bề mặt dễ bị biến đổi theo hướng bạc màu,
thực trạng cát bay cát nhảy diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là vào những thời điểm gió
“Lào”, nguy cơ đất bị hoang mạc hoá do nắng nóng và độ ẩm thấp.
- Sạt lở bờ sông
Vào mùa mưa, tập trung chủ yếu vào các tháng 9 - 12 hàng năm với lượng với
lượng mưa lớn có khi đạt 600 mm/tháng đã tạo dòng chảy bề mặt làm tăng nguy cơ sạt

lỡ đất, đã gây ảnh nghiêm trọng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
đặc biệt là giao thông vận tải. Tại các hạ vực sông lũ lụt đã làm cho xói lở bờ sông
diễn ra ngày càng mạnh, đặc biệt là tại các lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn. Kết
quả quan trắc năm 2013 - 2014 cũng cho thấy mức độ xói lở bờ sông diễn ra ngày
càng phức tạp và khối lượng xói lở ngày càng lớn, bề ngang xói lở từ 0,4 - 2,6 m,
chiều dài xói lở có đoạn gần 2,6 km.
- Giảm sự đa dạng loài thủy sinh
Khu vực hạ lưu sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và ven biển tỉnh Quảng Trị đã từng
là một trong những vùng được đánh giá là có giá trị đa dạng sinh học cao của nước ta.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thập niên cho đến nay, do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau như tác động của môi trường, sự khai thác quá mức của con người, đặc biệt
là sự tác động của thay đổi khí hậu cực đoan... đã làm cho số lượng loài sinh vật trong
khu vực, trong đó có các loài cây ngập mặn, các loài cỏ biển ngày càng giảm sút. Diện
tích phân bố giảm đi rất nhiều so với trước kia.

16


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2
KHÁI QUÁT CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ CẢNH QUAN VÙNG CÁT ĐÔNG NAM TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. KHÁI QUÁT CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CẢNH QUAN
2.1.1. Vị trí địa lý
Vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ từ 16 o64’38” đến 17o01’23”
vĩ độ Bắc, 107o08’08” đến 107o38’06” kinh độ Đông.
-


Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh.
Phía Nam giáp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Đông giáp Biển Đông.
Phía Tây giáp các huyện tỉnh Quảng Trị.

Vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao
thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng, điểm đầu trên tuyến đường
huyết mạch hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà
Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để tỉnh Quảng Trị nói chung và vùng
cát Đông Nam nói riêng mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa,
vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Có điều kiện giao thông khá
thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Địa phận khu vực nằm gần các
tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ
9 gắn với đường xuyên Á cho phép thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả
nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển
hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường xuyên Á. Cách không xa
trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài, Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và
sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan
tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng Trị nói
chung và vùng cát Đông Nam nói riêng có những bước phát triển mới: Các khu công
nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Cửa Việt,
Gio Hải,...
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo khu
vực một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế
trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế,
đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.


17


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Các nhân tố sinh thái tự nhiên
a. Địa chất
Vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị là một bộ phận của đồng bằng ven biển Bắc
Trung Bộ, được hình thành trên cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn Bắc. Tại khu vực
phổ biến cát tạo bở rời là trầm tích đại Tân sinh (Kainôzôi - Kz) mà chủ yếu là Hôlôxen
(QIV) do sông, gió và biển lấp đầy địa hình trũng của móng cổ có tuổi cổ sinh (Palêôzôi Pz). Ở đây hoàn toàn vắng mặt các thành tạo Trung sinh (Mêzôzôi - Mz). Nền địa chất
có cấu trúc hai tầng: Tầng trên là trầm tích Tân sinh phủ lên, tầng dưới là móng Cổ sinh.
Trầm tích Hôlôxen ở khu vực nghiên cứu có thành phần thạch học chủ yếu là cát
thô, cát nhỏ và cát mịn màu trắng, xám, vàng nhạt, có sự thay đổi về kích thước hạt,
thành phần, màu sắc từ biển vào đất liền và có chứa quặng sa khoáng (cát thuỷ tinh với
hàm lượng SiO2 tới 98 - 99%), than bùn và sét.
b. Địa hình
Địa hình khu vực nghiên cứu thuộc dạng cơ bản địa hình đồng bằng và ven biển.
- Địa hình đồng bằng: Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông,
địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tương đối từ 25 - 30 m. Bao gồm đồng bằng
Triệu Phong được bồi đắp từ phù sa sông Thạch Hãn; đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng
sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là
sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh.
- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Một số
khu vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa
lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho
đời sống dân cư thiếu ổn định.
- Địa hình vùng cát: Dạng địa hình này được thành tạo chủ yếu do gió biển. Các

đụn cát thường tập trung ở gần biển và ven đồng bằng. Có địa hình thấp dần về phía
Nam. Vùng cát ở huyện Triệu Phong, Hải Lăng có độ cao các cồn cát thường từ 7 - 15
m. Song nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng. Phía sau các cồn cát gần bờ là các
bãi cát có địa hình thấp hơn chạy song song với biển. Độ cao trung bình của bãi cát
này từ 4 - 5 m. Đây cũng là loại hình cát di động nhưng do địa hình thấp hơn và thảm
thực vật tương đối phát triển nên mức độ di chuyển ít hơn.

18


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

c. Khí hậu
Vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt
đới gió mùa tương đối điển hình: Gió Tây khô nóng về mùa hè, gió Đông Bắc ẩm về
mùa đông và mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu Quảng Trị, đồng thời có những đặc
điểm riêng của tiểu vùng khí hậu ven biển.
- Cán cân bức xạ
Cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam, vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị nằm trong
khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu nên hàng năm đều có hai lần mặt trời đi qua thiên
đỉnh. Điều đó dẫn đến lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ rất lớn khoảng 125 - 130
kcal/cm2/năm. Phân bố lượng bức xạ tổng cộng năm theo không gian lãnh thổ có xu
hướng tăng lên khi đi ra biển nhưng không đáng kể. Trong năm, lượng bức xạ tổng
cộng phân bố theo mùa, thời kỳ có lượng bức xạ lớn kéo dài từ tháng IV - IX (12 - 15
kcal/cm2), trong đó cao nhất là tháng V, VI và tháng VII đạt khoảng 14 - 15 Kcal/cm 2
có khi lên đến 24 - 25 Kcal/cm2 (2007). Các tháng giữa mùa đông có lượng bức xạ
thấp nhất khoảng 6,5 - 8,5 Kcal/cm2/tháng.
Tổng lượng bức xạ năm lớn, chênh lệch bức xạ giữa các tháng không lớn, cán cân

bức xạ luôn dương và lớn là cơ sở của nền nhiệt độ tương đối cao và ít bị biến đổi
trong năm.
- Chế độ nhiệt
Bảng 2 .1. Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực nghiên cứu (Đơn vị oC).

2010

2011

2012

2013

2014

Trung bình
nh
iề
u

m

Tháng I

19.8

22.0

19.5


20.3

20.9

20.5

Tháng II

19.1

22.1

21.2

19.6

20.0

20.4

Tháng III

21.8

23.9

14.1

22.0


22.8

20.9

Tháng IV

26.1

27.5

26.3

26.4

27.2

26.7

Tháng V

28.0

29.0

26.6

27.8

28.0


27.9

Tháng VI

30.5

31.0

29.5

28.6

29.4

29.8

Tháng VII

29.7

30.6

30.3

29.0

29.9

29.9


Năm
Tháng

19


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

Tháng VIII

28.7

29.8

28.9

29.3

28.3

29.0

Tháng IX

26.9

26.8


28.0

26.5

27.2

27.1

Tháng X

25.8

25.4

25.6

25.5

25.8

25.6

Tháng XI

21.4

23.5

23.3


21.7

22.1

22.4

Tháng XII

19.9

21.0

17.6

21.1

20.2

20.0

Tổng trung
bình năm

24.8

26.05

24.24

24.82


25.15

25.01

Nguồn: Trung tâm khí tượng - thủy văn tỉnh Quảng Trị.
Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực khoảng 24,9 0C, nhiệt độ cao nhất là tháng VII
và thấp nhất là tháng I. Mùa nóng bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX. Vào
những ngày có gió Tây Nam khô nóng (V đến tháng VIII), nhiều nơi nhiệt độ không khí
lên trên 40oC, tại các khu vực không có thảm thực vật lên trên 50 oC. Số ngày có nhiệt độ
> 35oC và độ ẩm < 45% trên vùng cát khoảng 35 - 36 ngày. Mùa lạnh kéo dài từ cuối
tháng XII năm trước đến tháng III năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa lạnh
khoảng dưới 20oC. Số ngày có nhiệt độ ≤ 15 oC chỉ có 5 - 6 ngày. Biên độ nhiệt ngày lớn
nhất vào mùa nóng và nhỏ nhất vào mùa lạnh. Trị số biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào
tháng IV, có khi tới 10oC.
Nhiệt độ cao làm cho lượng nước dưới đất bốc hơi mạnh cộng với đất ở khu vực
chủ yếu là đất cát nên vào những ngày nhiệt độ cao thì đất ở đây thường rất khô là điều
kiện rất tốt cho quá trình cát bay diễn ra.
- Gió
Do nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị
cũng mang tính chất chung về gió mùa như các vùng khác ở nước ta. Khu vực này có
chế độ gió thổi theo mùa, có hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ. Gió
mùa đông thổi từ tháng XI - III năm sau, hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc
chiếm đến 40 - 50% tần suất gió, các hướng còn lại tần suất xuất hiện nhỏ hơn. Thổi
xen kẽ gió mùa Đông Bắc là những đợt gió Đông và Đông Nam làm mùa đông đỡ lạnh
hơn.
Gió mùa hạ thổi từ tháng V-VIII, hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam chiếm 50%
tần suất xen kẽ giữa các đợt gió Tây Nam khô nóng là những đợt gió Đông và Đông
Nam mát mẻ trong mùa hè.


20


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.2. Tốc độ gió trung bình ở đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị.
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI


XII

FfTB
tháng
(m/s)

2,3

2,1

2,0

1,9

2,1

3,7

3,7

3,3

1,7

2,1

2,5

2,5


Ffmax
tháng
(m/s)

18

14

14

16

20

20

16

24

26

35

16

12

Hướng
gió


N

SE

SE

SE

N

N

N

N

NNW NNW WNW NW

Nguồn: Trung tâm khí tượng - thủy văn tỉnh Quảng Trị.
Gió ở Quảng Trị có tốc độ trung bình năm từ 1,9 - 3,7 m/s và ít thay đổi giữa các
tháng.
-

Lượng mưa
Vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị có số ngày mưa trong năm giao động từ 130 -

180 ngày, kéo dài từ tháng IX đến tháng I năm sau. Trong đó chỉ riêng ba tháng IX, X và
XI đã chiếm đến 70 - 80% lượng mưa năm (trung bình năm khoảng 2438,8 mm). Trong
những tháng này, số ngày mưa từ 15 - 20 ngày/tháng. Có những ngày lượng mưa cao

nhất trên 500 mm. Do lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian cộng
với trên vùng đồng bằng ven biển độ che phủ thấp, phần lớn diện tích là đất trống nên
vào thời kỳ mưa lớn, tập trung gây rửa trôi và xói mòn mạnh làm cho đất càng nghèo
kiệt, còn thời kỳ khô hạn thì nạn cát bay ngày càng gia tăng.
- Độ ẩm và lượng bốc hơi
Độ ẩm trung bình trong năm chỉ 80%, tháng cao nhất lên đến 91%, tháng thấp nhất
độ ẩm chỉ xuống dưới < 50%, có nơi còn xuống thấp chỉ còn 30% (tháng V và VIII).
Lượng bốc hơi trung bình cả năm là 1.508,6mm, tháng cao nhất dao động từ 170 - 236
mm. Vào các tháng mùa hè (tháng V đến tháng VII) lượng bốc hơi chiếm tới 70 - 75%
lượng bốc hơi cả năm. Đây là nguyên nhân làm thiếu nước vào mùa khô, ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất của người dân, đồng thời kiến lớp phủ thực vật nghèo nàn, đất thiếu
nước nghiêm trọng đã làm gia tăng quá trình cát bay.
- Bão, lũ
21


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

Bão lụt uy hiếp trực tiếp đến vùng đồng bằng ven biển, bão thường xuất hiện trong
mùa mưa và tập trung nhiều nhất là các tháng VIII, IX, X. Tần suất xuất hiện bão lớn
nhất vào tháng IX là 37 %. Bão thường kèm theo mưa to và gió lớn làm cho quá trình
cát bay diễn ra mạnh mẽ hơn.
Vào mùa mưa nước trên các hệ thống sông dồn về vùng đồng bằng và vùng cát ven
biển. Mặt khác trong các cơn bão mực nước biển dâng cao cuốn trôi nhà cửa của người
dân và các công trình xây dựng ven bờ và vùng cửa sông.
d. Thủy văn
Khu vực nghiên cứu có hệ thống sông ngòi phân bố không đồng đều, mật độ trung
bình 0,8 - 1 km/km2. Toàn khu vực có 02 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông

Thạch Hãn.
- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực Động Châu có độ cao 1.257 m, có
chiều dài 65 km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m 3/s. Diện tích lưu vực rộng khoảng
809 km2. Sông Bến Hải đổ ra biển ở Cửa Tùng, nằm ở phía Bắc của vùng nghiên cứu.
- Hệ thống sông Thạch Hãn: Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất 2.660
km2. Nhánh sông chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ các dãy núi lớn Động Sa Mùi,
Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang (nhánh Đakrông). Sông
Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.
Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều, gần ½
số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn nghiên cứu cũng rất phong phú nhưng lại biến
động phức tạp. Vào mùa mưa, vùng cát tỉnh Quảng Trị có mực nước ngầm tương đối
dồi dào, có khu vực mực nước ngầm sát bề mặt đất. Vào mùa khô nước ngầm ở độ
sâu 50 - 130 cm.
e. Thổ nhưỡng
Lớp phủ thổ nhưỡng chủ yếu phát triển trên vùng trầm tích biển và phù sa sông,
gồm các tiểu vùng:
+ Tiểu vùng đồng bằng là những vùng đất tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt
đối từ 25 - 30 m được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông; chủ yếu là nhóm đất phù sa.
+ Tiểu vùng cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng lượn
sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Các đụn cát có độ cao từ 1 m đến vài chục mét. Cát
trắng chiếm ưu thế, tầng dưới cùng bước đầu có tích tụ sắt, chuyển sang màu nâu hơi
đỏ. Lớp vỏ phong hoá khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát. Đất nghèo các
nguyên tố vi lượng.
Một số nhóm đất và loại đất tại khu vực nghiên cứu:
22


Hoàng Đình Hợp


Khóa luận tốt nghiệp

 Nhóm cồn cát, bãi cát và đất cát biển - C (Arenosols - AR): Cồn cát trắng (Cc),
cát biển (C), phân bố chủ yếu ở huyện Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong.
 Nhóm đất mặn - M (Salic Fluvisols - FLS): Đất mặn nhiều (Mn) phân bố tập
trung gần khu vực Cửa Tùng. Đất mặn trung bình (M), phân bố tập trung chủ yếu ở xã
Gio Mai, huyện Gio Linh. Đất mặn ít (Mi), phân bố ở huyện Triệu Phong, Gio Linh.
 Nhóm đất phù sa - P (Fluvisols - FL): Đất phù sa được bồi (Pb), đất phù sa
không được bồi (P), đất phù sa glây (Pg), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất
phù sa ngòi suối (Py)
Ngoài ra còn nhiều loại đất khác phân bố trong khu vực nghiên cứu như: Đất lầy
(J), Đất than bùn (T)…
f.

Thảm thực vật

- Kiểu thảm thực vật tự nhiên:
Được gọi là quần hệ thực vật cát biển, yếu tố sinh thái nổi trội phát sinh thảm thực
vật là lớp thổ nhưỡng với các loại cát trắng và cát vàng có nguồn gốc phong thành và
thuỷ thành. Các quần xã phân bố và tồn tại trong nền khí hậu mang tính nhiệt đới gió
mùa đặc trưng. Đây là hệ sinh thái rất đặc sắc của địa phương. Quần hệ này bao gồm 5
quần xã chính:
+Trảng cỏ tiên phong trên cát hình thành ven biển với các quần xã ưu thế: cỏ
Chông, rau Muống biển. Phân bố chủ yếu ở Triệu Phước, Triệu Lăng (huyện Triệu
Phong)…có diện tích lớn và tập trung.
+ Trảng cây bụi xanh nhiệt đới trên đụn cát và dải cát ven biển với quần xã cây lá
rộng chiếm ưu thế: Dứa dại, Hếp, Tra… có nguồn gốc từ kiểu rừng tương ứng, xuất
hiện sau nhân tác, có khả năng phục hồi trở thành rừng có chu kỳ tương đối dài (20 25 năm).
+ Trảng cỏ xen cây bụi thấp mọc trên cát khô ven biển với các loại ưu thế gồm: Mao
đỏ, Mao tái, Hải đằng, Chổi xể… có mặt ở các xã Triệu Vân, Triệu Lăng.

+ Trảng cỏ trên dải cát trắng, ngập nước tạm thời với quần xã ưu thế: Bần thảo, An
điền… có khả năng thích nghi với sự ngập nước theo chu kỳ.
- Kiểu thảm thực vật nhân tác:
Gồm 2 kiểu quần xã cây trồng lâu năm và quần xã cây trồng hàng năm.
- Quần xã cây trồng lâu năm

23


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

+ Phi lao: Đây là loại cây trồng rất phù hợp tại khu vực, vì chúng vừa đem lại hiệu
quả kinh tế đồng thời khả năng chống cát bay, xói lở bờ biển và cân bằng sinh thái rất
tốt. Loại này trồng nhiều ở các xã: Triệu An, Hải An, Hải Khê…
+ Các cây trồng lâu năm ở khu vực dân cư nông thôn như: Xoài, Xoan, Đu đủ,
Tre, Mít, Dừa…có mặt rộng khắp trên khu vực nghiên cứu.
+ Trên địa bàn còn có các loại cây rừng trồng khác như: Bạch đàn, Keo lá tràm,
Keo tai tượng…có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt tại khu vực.
Hiện nay, chúng phân bố khắp lãnh thổ.
- Quần xã cây trồng cạn ngắn ngày:
+ Cây lúa nước: Phân bố thành dải hẹp ở giữa của vùn cát biển và vùng cát nội
đồng, phát triển trên các loại đất phù sa, tập trung nhiều ở các xã: Hải Thành, Hải Vĩnh,
Triệu Trạch, Triệu Phước…
+ Cây trồng cạn hàng năm trên đụn cát và đất phù sa: Ngô, khoai từ, hoa màu và
rau các loại…phân bố khắp lãnh thổ với diện tích không lớn.
2.1.3. Các nhân tố sinh thái nhân văn
a. Các yếu tố kinh tế - xã hội
Nhìn chung trong những năm qua nền kinh tế của vùng cát Đông Nam tỉnh

Quảng Trị đả có sự chuyển biến đáng kể, việc phát triển các nhà máy xí nghiệp giúp
tăng trưởng về kinh tế bên cạnh đó việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi trồng
thủy hải sản củng đem đến nguồn lợi cho việc xuất khẩu ra nước ngoài lớn. Đến nay
hệ thống trường học trên vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng trị đã xây dựng khá khang
trang. Chất lượng xây dựng của trường học từ bán kiên cố trở lên, một số xã trường
học cấp II đã được xây dựng cao tầng. Phòng học cho học sinh đầy đủ, học sinh
không còn phải học ba ca.
Tất cả các xã vùng cát Đông Nam đều có trạm y tế đủ để phục vụ các bệnh thông
thường cho người dân. Tuy vậy điều đáng quan tâm nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ y
tế cơ sở vẫn đang còn yếu kém, các trạm y tế xã chỉ có 5 - 6 nhân viên bằng 7 % đội ngũ
nhân viên y tế cơ sở. Cở sở hạ tầng và trang thiết bị khám chữa bệnh vẫn còn thiếu thốn.
Vì vậy vẫn còn gây khó khăn trong việc khám chữa và cấp phát thuốc.
b. Dân cư và lao động
Vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị có điều kiện tự nhiên tương đối phức tạp, vì
thế người dân tập trung sinh sống với mật độ cao bắt đầu từ những năm 70 trở lại đây.
24


Hoàng Đình Hợp

Khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên, do điều kiện tiếp giáp với biển thuận lợi phát triển kinh tế nên người dân
ngày càng tập trung đông đúc. Đến năm 2015, tổng số dân trong vùng cát là 110.285
người. Mật độ dân số trong toàn vùng 300 người/km 2, cao nhất là xã Gio Việt có mật
độ dân số lên đến 1.359 người/km2, thấp nhất là xã Hải Lâm với chỉ 48 người/km 2. Dân
cư của vùng ven biển có tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 9,83%.
Dân cư tập trung ngày càng đông, cùng với đó là diện tích đất sản xuất và các
công trình phụ trợ đi kèm đã làm giảm diện tích đất tự nhiên.
Bảng 2.3. Dân số, số thôn, mật độ dân số vùng cát Đông Nam tỉnh Quảng Trị.


STT

Tên
huyện

Tên xã

Số thôn
(thôn)

Dân số
Tổng số

Nữ

Mật độ dân số
(Người/km2)

1

Trung Giang

3.372

1.751

5

319


2

Gio Mai

4.921

2.475

4

281

Gio Mỹ

4.473

2.344

6

151

Gio Thành

2.448

1.259

3


187

5

Gio Việt

4.847

2.523

5

1.359

6

Gio Hải

3.313

1.696

7

339

7

Triệu Phước


6.903

3.479

13

401

8

Triệu Trạch

5.620

2.904

6

166

9

Triệu Sơn

3.623

1.887

8


205

Triệu Vân

2.270

1.135

4

213

11

Triệu An

5.798

2.944

5

417

12

Triệu Lăng

4.449


2.232

6

389

Hải Thượng

5.122

2.548

2

305

Hải Xuân

4.047

2.070

6

486

15

Hải Vĩnh


4.487

2.257

6

413

16

Hải Ba

5.526

2.809

6

240

17

Hải Quế

3.613

1.832

3


241

18

Hải Dương

4.398

2.256

5

182

19

Hải Thiện

3.392

1.708

5

265

20

Hải Thọ


5.471

2.774

8

250

3
4

10

13
14

Gio Linh

Triệu
Phong

Hải
Lăng

25


×