Nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển
nơng, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện
Lắk, tỉnh Đăk Lắk
Lý Trọng Đại
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
Người hướng dẫn: PGS.TSKH Phạm Hoàng Hải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận của cảnh quan học, cảnh quan ứng dụng,
đánh giá cảnh quan và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, những cơ sở lý
luận về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường và việc vận dụng vào nghiên
cứu cảnh quan huyện Lắk. Phân tích đặc điểm và vai trò của các yếu tố thành tạo cảnh
quan trên lãnh thổ huyện Lắk để thấy được đặc điểm phân hóa, các quy luật tự nhiên
và mối quan hệ của các thành phần tự nhiên trong tổng thể tự nhiên, cũng như mối
quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế xã hội. Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và
thành lập Bản đồ cảnh quan huyện Lắk. Phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức
năng và động lực cảnh quan huyện Lắk. Thực hiện đánh giá cảnh quan, xác định mức
độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối với mục đích phát triển các ngành kinh tế
nông, lâm nghiệp Lắk. Xây dựng các cơ sở, nguyên tắc, phương pháp ứng dụng kết
quả nghiên cứu cảnh quan trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường. Nghiên cứu đề xuất một số định hướng và các giải pháp phát triển
kinh tế xã hội nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường huyện Lắk, tỉnh Đăk Lắk.
Keywords: Bảo vệ môi trường; Phát triển nông nghiệp; Lâm nghiệp; Đăk Lắc
Content
MỞ ĐẦU
Để phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì vấn đề sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khai thác các nguồn lực, sử dụng
có hiệu quả là những vấn đề hết sức quan trọng.
Cảnh quan của một lãnh thổ ln có những thay đổi và phân hố phức tạp. Các thành
phần cấu tạo cảnh quan có tính độc lập tương đối, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ
tạo thành một hệ thống động lực. Hệ thống đó tồn tại trong trạng thái cân bằng động, một
thành phần nào đó trong hệ thống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần
khác và phá vỡ hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới. Nếu khai thác hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên tức là tác động vào hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc điểm, quy luật
phát sinh, phát triển của chúng thì sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn tài nguyên thiên nhiên và
đảm bảo được sự phát triển bền vững của lãnh thổ. Ngược lại, nếu con người khai thác, sử
dụng tự nhiên không tuân theo những quy luật thì sẽ mang lại những hậu quả lâu dài và khơng
lường trước được. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra những đặc trưng, quy luật phát sinh, phát
triển của một lãnh thổ tự nhiên là rất quan trọng, giúp cho việc sử dụng lãnh thổ một cách hợp
lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội một
cách bền vững.
Trong những năm gần đây, để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp
cao, hướng nghiên cứu cảnh quan, đánh giá cảnh quan đã trở thành hướng nghiên cứu quan
trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các
mục tiêu sử dụng thích hợp lãnh thổ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các
thành phần tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; phân tích tính đa dạng của cảnh quan trên cơ sở
làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát triển cảnh quan có xem xét đến yếu tố nhân tác là
những cơ sở khoa học đầy đủ và đáng tin cậy để hoạch định phát triển kinh tế của mỗi một
vùng lãnh thổ.
Huyện Lắk nằm về phía Đơng Nam của Tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma
Thuột 54 km theo quốc lộ 27, hiện nay vấn đề khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
mang tính bền vững lâu dài và đồng bộ trên tồn lãnh thổ Lắk vẫn đang là vấn đề cấp bách,
cần được quan tâm.
Trên thực tế ở huyện Lắk các công trình đã được nghiên cứu, ứng dụng vào phát triển
kinh tế xã hội chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho từng mục tiêu cụ thể, chưa có cơng trình
nghiên cứu, đánh giá một cách tổng hợp về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên
toàn huyện. Để có một cách nhìn nhận tổng thể và hồn thiện hơn về đặc điểm tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên huyện Lắk, nhằm xây dựng những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững lâu dài, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn
lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường trên tồn lãnh thổ thì có thể thấy
rằng vấn đề nghiên cứu, đánh giá cảnh quan huyện Lắk là vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những nhìn nhận trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cảnh quan
cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện Lắk, tỉnh Đăk Lắk”
để thực hiện nghiên cứu.
2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Quan niệm cảnh quan và cảnh quan học
Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, học thuyết cảnh quan được xây dựng bắt đầu từ
thế kỷ XIX, tuân thủ các giai đoạn phát triển từ phân tích bộ phận, rồi đến tổng hợp; phân tích
các bậc cao hơn, tổng hợp ở bậc cao hơn và ngày càng đi sâu vào bản chất của các sự vật,
hiện tượng trong lớp vỏ cảnh quan. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, cảnh quan học xác định
rõ nhiệm vụ của mình là học thuyết các quy luật phân hóa lãnh thổ của lớp vỏ địa lý, cảnh
quan là đơn vị cơ sở của hệ thống phân vùng và có thể nhóm cảnh quan vào bậc liên kết cao
hơn. Chuyển sang giai đoạn nghiên cứu sâu cấu trúc không gian của cảnh quan, xem cảnh
quan là những hệ thống có cấu trúc khơng gian phức tạp, là một hệ thống động lực hở và là hệ
thống có tính chất phân bậc lơgíc, khẳng định cảnh quan học đã tiến thêm một bước mới.
Trong quá trình phát triển, khái niệm “cảnh quan” dần dần được hoàn chỉnh, mỗi khái
niệm đánh dấu một bước phát triển của khoa học cảnh quan trên thế giới.
Lần đầu tiên L.S. Berge (1913) đã đưa ra khái niệm coi cảnh quan như là một miền,
trong đó địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ sinh vật cũng như hoạt động của con người
được gắn kết thành một thể thống nhất, hài hịa, lặp lại một cách điển hình trong một đới nhất
định nào đó của trái đất. Quan điểm giải thích cảnh quan của ơng được các nhà địa lý Xô Viết
như: L.G.Ramenxki, X.V.Kalexnik, N.A.Xontxep, A.A.Grigôriep cùng nhiều nhà địa lý khác
ủng hộ và phát triển [14, 25].
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khoa học về CQ mới xác định rõ nhiệm vụ và thực
sự phát triển rộng rãi, hoàn thiện dần về cả lý thuyết, phương pháp luận, phương pháp nghiên
cứu.
Năm 1948, N.A.Xolsev đã phát triển trên cơ sở quan niệm của L.S.Berge, ông đưa ra
định nghĩa xác định: Cảnh quan là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, các thành phần
địa chất, địa hình, khí hậu, đất và động thực vật có sự lặp lại một cách điển hình và có quy
luật. Năm 1962, ông đã đưa ra định nghĩa cụ thể và rõ ràng hơn về CQ. Quan niệm này cho
rằng CQ là một đơn vị cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên “…là một thể tổng hợp lãnh thổ
tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, có một kiểu địa hình, một
kiểu khí hậu đồng nhất và bao gồm một tập hợp các dạng địa lý chủ yếu và thứ yếu có liên kết
với nhau về mặt động lực, lặp lại một cách có quy luật trong khơng gian, tập hợp này chỉ
thuộc riêng cho cảnh quan đó mà thơi”. Với định nghĩa này, N.A.Xolsev đã xác định được cấu
trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan [14, 25].
3
Năm 1965, A.G.Ixatsenko đã bổ sung định nghĩa trên, ông cho rằng: Cảnh quan là một
bộ phận được tách ra từ một miền, một đới địa lý và nói chung là của một đơn vị lãnh thổ bất
kỳ nào đó lớn hơn, nó có đặc điểm là đồng nhất về cả tương quan địa đới và phi địa đới, có
một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng. Cũng trên quan điểm đó năm 1991 ơng đưa
ra định nghĩa gắn gọn hơn cho rằng: “Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh,
đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng các địa hệ
liên kết bậc thấp”.
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu CQ địa lý miền Bắc Việt Nam, GS.Vũ Tự Lập đã đưa ra
định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể, được phân hóa trong phạm vi một đới
ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền
địa chất, kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp
thực vật, bao gồm một tập hợp có quy luật của các dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo khác
theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [31].
Như vậy, CQ được hiểu và áp dụng khác nhau phụ thuộc vào quan điểm của người
nghiên cứu. Thuật ngữ này có thể hiểu theo một trong các nội dung sau:
1. Cảnh quan được coi là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên ở bất kỳ một cấp phân
chia nào, đó là quan niệm chung.
2. Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị lãnh thổ tự nhiên, trong đó cảnh
quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của con người. Quan
niệm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại.
3. Cảnh quan là những cá thể địa lý, là một phần nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý,
trong đó có những đặc tính chung nhất.
Trong đó quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể được nhiều nhà nghiên cứu cảnh
quan sử dụng, phổ biến là quan niệm kiểu loại. Trong quan niệm này cảnh quan được coi là
đơn vị cơ sở, là một cấp phân vị, đơn vị phân loại thể hiện rõ nét nhất cả hai quy luật địa đới
và phi địa đới, đồng thời là địa hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu trúc hình thái riêng. Trong NCCQ
có nhiều hướng khác nhau, cần phải hiểu cảnh quan theo đúng bản chất của nó, khơng thể
hiểu theo tên gọi vì chưa có một định nghĩa cảnh quan thống nhất [14].
Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ huyện Lắk, tác giả đã quan niệm cảnh
quan vừa là một thể tổng hợp tự nhiên, vừa là đơn vị mang tính kiểu loại, là một đơn vị nằm
trong hệ thống phân loại chung của cảnh quan lãnh thổ Việt Nam và đồng thời là một bộ phận
cảnh quan lãnh thổ Việt Nam. Cảnh quan huyện Lắk là một thể tổng hợp tự nhiên phức tạp
vừa có tính đồng nhất vừa bất đồng nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố thành phần cấu tạo
nên (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật) và giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc
4
tác động lẫn nhau, đồng thời có sự phân hố phức tạp từ cấp cao đến thấp theo hệ thống phân
loại nhất định tạo nên tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan huyện
Lắk. Chính vì vậy khi nghiên cứu cảnh quan huyện Lắk cần lựa chọn phương pháp và quan
điểm nghiên cứu phù hợp.
1.2. Đánh giá cảnh quan
Đánh giá Cảnh quan là một khâu quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng dụng nhằm
mục đích phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ, tức là giúp các nhà quản lý hoạch định, tổ chức
sản xuất phù hợp với chức năng của từng cảnh quan và đảm bảo phát triển bền vững lãnh thổ.
Bản chất của công tác đánh giá cảnh quan là xác định mức độ thuận lợi của cảnh quan
cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi loại hình sử dụng có một yêu cầu nhất định đối với
cảnh quan, đánh giá cảnh quan được thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh mức độ thuận lợi
của cảnh quan đối với từng loại hình sử dụng. Thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự
nhiên cho mục đích cụ thể nào đó như: nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, công
nghiệp, xây dựng...
Đánh giá cảnh quan cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác phát triển từ đơn giản đến
phức tạp, từ đánh giá thành phần đến đánh giá tổng hợp. Phương pháp đánh giá cảnh quan
thực chất đã được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX ở những khía cạnh khác nhau như:
thích nghi sinh thái (mức độ thuận lợi), hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng của môi trường và ảnh
hưởng của xã hội; Năm 1973 Mukhina đã đưa ra phương pháp và nguyên tắc đánh giá kỹ
thuật các tổng hợp thể tự nhiên. Trong vài thập kỷ gần đây để đáp ứng với nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội các vùng lãnh thổ, công tác đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho các mục đích
cụ thể ngày càng phổ biến và đạt được nhiều kết quả to lớn. Trước hết phải kể đến các cơng
trình nghiên cứu của các nhà địa lý tổng hợp tham gia vào quy hoạch các cùng lãnh thổ Liên
Xơ (cũ) như Cộng hồ Ucraina, Liên bang Nga, ...các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Các cơng trình
có ý nghĩa thực tiễn lớn và đồng thời đã xây dựng phương pháp luận, nguyên tắc, phương
pháp đánh giá cảnh quan thiết lập nên một khoa học độc lập có đối tượng, chức năng và
nhiệm vụ nghiên cứu riêng đó là Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN cho các mục đích thực
tiễn [12, 13].
Phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi hay còn gọi là đánh giá tiềm năng sản xuất
các địa tổng thể của Mukhina (1973) là phương pháp đánh giá truyền thống, đặc trưng của địa
lý tự nhiên ứng dụng. Hiện nay ngoài các phương pháp đánh giá cảnh quan truyền thống cịn
có các phương pháp hỗ trợ như: Phương pháp đánh giá đất của FAO (1976, 1981), đánh giá
5
đất tự động (sử dụng phần mềm ALES), hệ thống thơng tin địa lý (Cơng nghệ GIS), phân tích
các nhân tố…[22, 36,37].
Ở nước ta từ những năm 80, 90 trở lại đây các cơng trình nghiên cứu cảnh quan cũng
đã tập trung vào những vấn đề đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, TNTN ở các vùng và
các địa phương nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn TNTN và bảo
vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Có thể kể đến các cơng trình đánh
giá đất FAO (1993), Trần An Phong (1993), Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Anh Hồnh (2004) ;
Các cơng trình nghiên cứu về phương pháp luận và đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN của các
nhà khoa học : Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) ;
Nguyễn Thị Kim Chương (2001), Nguyễn Viết Thịnh (2002), Lại Vĩnh Cẩm, Trần Xuân Ý,
Nguyễn Xuân Độ (2003) ; Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn (2004),
Trương Quang Hải (2004)...và rất nhiều luận án, luận văn đã thực hiện nghiên cứu, đánh giá
cảnh quan ở từng lãnh thổ cụ thể [12, 15, 19, 22].
Trên cơ sở kết quả của phân tích cảnh quan, hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan,
quá trình đánh giá tổng hợp gồm lý thuyết đánh giá chung và các thủ pháp tiến hành. Trong
phần lý luận chung làm cơ sở để thực hiện đánh giá phải xác định rõ mục đích, đối tượng, nội
dung và lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, chỉ tiêu đầy đủ, hợp lý. Việc xác định đối
tượng, mục đích đánh giá là hết sức quan trọng và phức tạp nó quyết định đến mức độ khái
quát hoặc chi tiết của công tác đánh giá, tỷ lệ bản đồ, hệ thống các cấp phân loại cảnh quan.
Ngược lại việc lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, chỉ tiêu đầy đủ, hợp lý thì sẽ cho kết
quả đánh giá chính xác và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.
6
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ PHÂN
HÓA CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lắk nằm về phía Đơng Nam của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột
54 km theo quốc lộ 27, tổng diện tích tự nhiên là 1.256 km2 bao gồm 1 thị trấn Liên Sơn và 10
đơn vị hành chính xã: Yang Tao, Bông Krang, Đăk Liêng, Đăk Phơi, Đăk Nuê, Bn Tría,
Bn Triêk, Krơng Knơ, Nam Ka và Ea Rbin. Ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Krơng Ana và Krơng Bơng, tỉnh Đắk Lắk
- Phía Tây giáp huyện Krơng Nơ, tỉnh Đăk Nơng
- Phía Nam giáp huyện Đam Rơng và Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đơng giáp huyện Krơng Bơng, tỉnh Đắk Lắk.
Về vị trí địa lý - kinh tế, Lắk là huyện cuối cùng phía Đơng Nam của tỉnh Đắk Lắk
giáp với tỉnh Lâm Đồng thông qua quốc lộ 27 - là tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu
kinh tế khu vực Tây Nguyên, tạo nên điểm gắn kết kinh tế giữa trung tâm thành phố Buôn Ma
Thuột (Tỉnh lỵ Đắk Lắk) với trung tâm tỉnh Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt.
Huyện Lắk có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội như: Diện tích đất đai
rộng phù hợp cho phát triển nền sản xuất nông nghiệp với tập đồn cây trồng đa dạng, trong
đó lúa nước là cây thế mạnh của huyện; diện tích rừng khá rộng với nhiều loài động thực vật
quý hiếm, tiêu biểu là khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka; khu lịch sử văn hố mơi trường hồ
Lắk.
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Địa chất, địa mạo
a) Địa chất
Đặc điểm địa chất - kiến tạo có ý nghĩa quan trọng trong q trình phát sinh và phát
triển của cảnh quan một lãnh thổ, là yếu tố nền móng có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố
khác như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và sinh vật trong quá trình thành tạo cảnh
quan của lãnh thổ. Nền địa chất huyện Lắk có một số đặc điểm sau:
- Hệ tầng La Ngà (J2ln) chiếm diện tích lớn nhất trong huyện, phân bố ở các xã EaR’Bin, Bn Triết, Bn Tría, Đăk N và một phần ở xã Bông Krang. Các thành phần chính
trong hệ tầng gồm có cát kết, bột kết, đá phiến sét dạng nhịp.
7
- Phức hệ Đinh Quán phân bố chủ yếu tại xã Nam Ka và Bông Krang, một phần ở Đăk
Phơi và Yang Tao. Thành phần gồm có granođiorit, biotit, horblend, điorit.
- Phức hệ Cà Ná phân bố tại 3 xã Krông Nô, Đăk Phơi và Bông Krang thành phần chủ
yếu gồm granit biotit-muscovit, granit alaskit.
- Hệ tầng Xuân Lộc phân bố tập trung tại trung tâm huyện, thành phần chính là bazan
olivin, có độ dày 20 – 100m cấu tạo nên cao nguyên bazan màu mỡ trong khu vực.
- Các trầm tích Đệ Tứ gồm abQ22-3, aQ23, aQ, thành phần chủ yếu là cát, cuội sỏi, bột,
sét, mùn thực vật, than bùn, có độ dày từ 0,5 – 3m. Phân bố chủ yếu tại khu vực hồ Lăk.
Cùng với các đặc điểm địa chất, trên địa bàn huyện có một số tài nguyên khoáng sản
sau:
- Khoáng Thiếc: Thiếc gốc (khoáng hóa thiếc gốc) tại khe suối thuộc suối lớn Đăk
Mray - Tây Bắc dãy núi Youk Mao Yang Ho. Vành phân tán khống vật cassiterit: Ở Đăk
Phơi có vành phân tán thiếc có triển vọng nhưng diện tích của vành chỉ chiếm 1 - 2 km2, hàm
lượng cassiterit (SnO2) đạt 33 - 165 g/m3. Tại thượng nguồn Đăk Phơi, phát hiện vành phân
tán bậc I của thiếc rộng 5 km, dài gần 20 km, trùm lên thung lũng suối Ya Hieo, Ea Poi,
thượng nguồn Đăk Phơi. Sự có mặt của vành phân tán là dấu hiệu gián tiếp để tìm kiếm quặng
thiếc gốc.
- Biểu hiện vàng gốc: Kết quả phát hiện 6 vị trí lấy mẫu có khống hố vàng tại xã
Krông Knô và Đăk Phơi, hầu hết là các mạch thạch anh có sulfur chứa vàng, hàm lượng vàng
chưa đạt được 1g/tấn; khơng có giá trị cơng nghiệp.
- Sét gạch ngói: Hiện nay trên địa bàn có 2 điểm sản xuất gạch ngói:
+ Điểm sét Bn Đơng Yang - xã Yang Tao thuộc trầm tích Đệ tứ, xung quanh thung
lũng là đá Granit. Chất lượng sét có chứa kaolin. Thung lũng chứa sét rộng khoảng 4 km,
chiều dày khai thác trung bình 1 m, trữ lượng dự báo 4 triệu m3, là vùng trồng lúa nước do đó
việc khai thác sét rất khó khăn.
+ Điểm sét Bn Triết, sét màu nâu, chiều dày khai thác 1,5 m. Sét ở đây do đá bột
kết, phiến sét phong hóa đưa xuống trầm tích ở thung lũng.
Về tiềm năng huyện Lăk có bồn sét lớn dọc sơng Krơng Ana, sét trầm tích Holosen
2-3
(aQIV ) có chất lượng loại tốt để sản xuất gạch ngói. Chiều dài bồn sét 15 km, rộng trung
bình 2 km, chiều dày khai thác ít nhất 2m. Dự đốn trữ lượng sét cấp P (sét có điều kiện khai
thác tốt) là 60 triệu m3. Sau khai thác vẫn có thể xây dựng đồng ruộng canh tác lúa nước.
- Đá granit: Đá granodiorit, granit cấu thành các khối núi Chư Ya Trang, Chư Yang
Reh. Thành phần chủ yếu là hạt lớn dạng khối. Trữ lượng dự báo cấp P khoảng 5 - 7 km2 ;
chiều dày khai thác 10m, ước tính trữ lượng 50 - 70 triệu m3.
8
Tóm lại, tiềm năng khống sản lớn nhất của huyện Lắk là sét gạch ngói và đá xây
dựng.
b) Địa mạo
Địa hình huyện Lắk có các kiểu địa hình chính sau:
- Các kiểu địa hình bề mặt đỉnh san bằng bóc mịn cao từ 800 đến 2200m: Hình thành
do dãy Chư Yang Sin chạy dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam bao bọc, độ cao trung bình từ
800 - 2200m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20 - 250, thấp dần từ Đông sang Tây,
những đỉnh núi cao trên 1.000m tập trung hầu hết ở phía Đơng như đỉnh Chư Pan Phan cao
1.928 m, đỉnh Chư Drung Yang cao 1.802m. Loại địa hình này phân bố ở hầu hết các xã tạo
nên mái nhà ngang qua huyện dốc về phía Bắc (lưu vực sơng Krơng Ana) và phía Nam (lưu
vực sơng Krơng Knơ). Địa hình này chủ yếu là rừng. Khó bố trí tưới tự chảy nhưng dễ bố trí
hồ chứa tạo nguồn cung cấp nước cho vùng.
- Các kiểu địa hình tích tụ: Gồm có kiểu địa hình đáy trũng xâm thực và tích tụ bãi bồi
của dịng chảy thường xun tuổi Holocen, kiểu địa hình thềm và đồng bằng tích tụ trầm tích
aluvi, kiểu địa hình đồng bằng và trũng tích tụ trầm tích đầm lầy – aluvi, kiểu địa hình thềm
và đồng bằng tích tụ trầm tích aluvi-proluvi và kiểu địa hình vạt gấu tích tụ deluvi tuổi đệ tứ.
Các kiểu địa hình này được tạo bởi phù sa trên núi và phù sa sông Krơng Knơ, Krơng Ana.
Địa hình vùng trũng phân bố chủ yếu phía Tây Bắc ở các xã Bn Triết, Bn Tría, Đăk
Liêng, Ea Rbin, vùng có độ dốc trung bình từ 3 - 80, độ cao trung bình 400 - 500 m, tương đối
bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa và thường bị ngập vào mùa lũ. Đây là vùng lúa chủ lực của
huyện cũng như của tỉnh Đắk Lắk.
- Kiểu địa hình cao ngun Bazan trẻ dạng vịm thoải bị chia cắt yếu bởi mạng lưới
sông suối tuổi Pleistocen: Tập trung chủ yếu ở các xã Yang Tao, Bông Krang, TT. Liên Sơn,
Đăk Phơi, Đăk Nuê.
- Kiểu địa hình đồng bằng thung lũng bóc mịn – tích tụ khá bằng phẳng xen đồi núi
sót tuổi Pleistocen: Phân bố rải rác trên các xã và ven sông Krông Knô ở các xã Nam Ka,
Krơng Knơ.
2.1.2.2. Khí hậu, thủy văn
a) Khí hậu
Huyện Lắk nằm phía đơng Trường Sơn, giữa Cao ngun Bn Ma Thuột và vùng núi
Chư Jang Sin, chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu
cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung trên 94% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng
9
11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như khơng mưa,
lượng mưa trung bình thấp hơn so với các vùng xung quanh với lượng mưa từ 1.8001.900mm, do bị che khuất bởi khối núi Chư Jang Sin ở phía Đơng Nam. Riêng chế độ mưa ở
các xã phía Tây Nam huyện có lượng mưa từ 1.900mm - 2.100mm, cao hơn so với các địa
bàn khác trên huyện.
Chế độ nhiệt:- Nhiệt độ trung bình năm: 24 - 250C
- Nhiệt độ cao nhất (tháng 3, 4): 380C
- Nhiệt độ thấp nhất (tháng 12, 1): 100C
- Tổng tích nhiệt năm: 8.000 - 8.5000C
- Bình qn giờ nắng chiếu sáng/năm: 1.700 - 2.400
Chế độ ẩm:
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.800 - 1.900 mm
- Lượng mưa cao nhất: 2.800 mm
- Độ ẩm tương đối hàng năm: 80 - 85%
- Độ bốc hơi mùa khô: 14,9 -16,2 mm/ngày
- Độ bốc hơi mùa mưa: 1,5 - 1,7 mm/ngày
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành vào mùa mưa là Tây Nam và vào mùa khơ là Đơng
Bắc. Gió Tây và Tây Nam thường thổi vào các tháng 5 – 9, cịn các tháng 10 và 4 thì gió
Đơng và Đơng Nam là chủ yếu. Tốc độ gió bình quân vào mùa khô dưới 3 m/s, mùa mưa từ 4
– 5 m/s, mùa này thỉnh thoảng có gió mạnh trên 10m/s, tốc độ trên 15 m/s thường xảy ra ở các
thời điểm đầu hoặc cuối mùa mưa.
Chế độ mưa: Mưa trên địa bàn huyện mang đặc điểm mùa mưa của Tây Trường Sơn.
Hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, lượng mưa chiếm 85 – 90% lượng
mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình trong mùa mưa khoảng 20 ngày/tháng, thậm chí có
tháng mưa tất cả các ngày.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Lượng mưa mùa khô không
đáng kể chỉ chiếm 10 – 15% tổng lượng mưa hàng năm. Vào mùa khơ mưa chỉ có ở cuối hoặc
đầu mùa; thời kỳ giữa mùa lượng mưa không đáng kể, nhiều năm khơng có mưa, nếu có thì
thời gian mưa chỉ khoảng vài ngày và lượng mưa khoảng dưới 10mm/tháng.
Lượng mưa trung bình nhiều năm trên khu vực nghiên cứu dao động từ 1.800 – 2.100
mm, lượng mưa tăng dần từ vùng thấp lên vùng cao.
Tuy khí hậu của Lăk mang đặc điểm của khí hậu Tây Trường Sơn như nói ở trên
nhưng vùng đồng bằng Bn Tría và Buôn Triêk của Lăk lại bị ảnh hưởng gián tiếp của khí
hậu trung gian giữa Tây Trường Sơn và Đơng Trường Sơn. các tháng từ 5-8 lượng mưa rất
10
lớn, nhất là tháng 8, gây lũ trên sông Krông Ana và Krông Knô nên thường làm cho vùng
đồng bằng Lăk chịu lũ ngập kéo dài nhiều tháng từ cuối tháng 8 đến tháng 11 hàng năm.
Tóm lại: Khí hậu vùng huyện Lăk mang đậm đặc điểm của khí hậu Tây Trường Sơn,
phân hai mùa rõ rệt. Mùa mưa dồi dào nước, thậm chí gây ngập lụt cho vùng đồng bằng ven
sông. Mặc dù vậy mùa mưa ở Lăk khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trên các chân cao
không bị tác động của lũ. Mùa khô kéo dài và lượng mưa rất ít nên gây thiếu nước cho sản
xuất nông nghiệp.
b) Thủy văn
Nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Lắk khá dồi dào, lượng mưa trung bình hàng
năm đạt từ 1.800-1.900mm đã được tiếp nhận và dự trữ từ các sông suối và nhiều hồ chứa.
Hai nhánh sông chính Krơng Nơ, Krơng Ana cùng hệ thống sơng suối khe nhỏ dày đặc đổ về
dịng Sêrêpơk góp phần lớn vào tổng lượng dịng chảy của các con sơng này trên 8 tỷ m3/năm.
Ngồi ra, nguồn nước mặt cịn được dự trữ ở hệ thống các hồ chứa như hồ Lăk, hồ Buôn
Triêk, Hồ Buôn Triă, và hồ Buôn Tua Srah, các hồ này có diện tích bề mặt lớn giữ nước
quanh năm. Như vậy, nguồn nước mặt là rất lớn, tuy nhiên việc sử dụng nguồn nước mặt phục
vụ phát triển kinh tế-xã hội trong mùa khô là tương đối khó khăn cần phải xây dựng các cơng
trình thủy lợi kết hợp với thủy điện để đảm bảo sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm huyện Lắk thuộc phức hệ chứa nước khe nứt vỉa, các thành tạo trầm tích Neogen ( N13 - N2 ), thành tạo trong diện phân bố hẹp, độ sâu từ
30-50 m, nước phức hệ này rất phong phú trong các lớp hạt thô, lưu lượng 0,47 - 4,26 l/s. Khả
năng chứa nước khá đồng nhất theo diện. Nước thuộc áp lực nước trung bình, động thái khá
ổn định, ít phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu và dịng mặt. Đây là đơn vị chứa nước khơng lớn,
song có ý nghĩa đối với những vùng khan nguồn nước mặt, phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt ở
quy mơ nhỏ. Độ khống hóa đặc trưng từ 0,03 - 0,27 g/l, pH = 5,7 - 6,8, ứng với môi trường
axit yếu đến trung tính. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được sử dụng khá phổ biến cho sinh
hoạt và sản xuất thông qua hệ thống giếng khoan, giếng đào.
2.1.2.3. Thổ nhưỡng, thực vật
a) Thổ nhưỡng
Theo kết quả phân loại đất năm 2005 (FAO-UNESCO), huyện Lắk có các nhóm đất
chính sau:
- Nhóm đất đỏ (Ferrasols) được hình thành trên đá mẹ basalt và phiến sét. Nhóm đất
này có các loại đất sau:
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ (Fu): Diện tích 1.963 ha chiếm 1,56% diện tích tự
nhiên; độ dốc 3 - 50, tầng dày > 70 cm, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng thích hợp cho các loại cây
cơng nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Phân bổ chủ yếu ở xã Đắk Phơi và Ea R’Bin.
11
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): tổng diện tích 28.550 ha chiếm 22,71%. Đất thịt
nặng đến cát pha, khả năng thấm, giữ nước kém; về mùa khô bị chai rắn, chia cắt mạnh, độ
dốc 3 - 200 nghèo chất dinh dưỡng và tầng mỏng. Phân bổ chủ yếu ở xã Bông Krang.
Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): tổng diện tích 6.978 ha chiếm 5,55%. Đất thịt
nặng đến cát pha, tỷ lệ sét tương đối, chia cắt mạnh, độ dốc 8 - 300 nghèo chất dinh dưỡng và
tầng mỏng. Phân bổ ở xã Krông Knô, Nam Ka, Yang Tao.
- Nhóm đất xám (Acrisols) là nhóm đất lớn nhất trong huyện, phát triển trên đá mẹ
Granite và các trầm tích hỗn hợp Mezozoi, phân bố tại vùng địa hình đồi thấp, độ dày tầng đất
trung bình và khơng giàu dinh dưỡng lắm, một số bị xói mịn tầng mặt, thối hố và lẫn đá
mẹ, tổng diện tích 76.400 ha chiếm 60,79% diện tích tự nhiên. Phân bổ rộng khắp các xã
trong huyện.
- Nhóm đất Gley (Gleysols) nhóm đất dốc tụ, gley hóa với 8.554 ha, chiếm 6,80% diện
tích tự nhiên. Phân bố rải rác ven sông suối, được hình thành bởi q trình bào mịn vận
chuyển vật chất từ cao xuống thấp, bị ngập nước nên gley hoá, đất bị kết von. Đất khá giàu
mùn hữu cơ, đất thịt nhẹ có độ phì cao, ít dốc, ít thốt nước thích hợp cho phát triển lúa nước,
trồng cây lương thực. Phân bố ở vùng ngập nước thị trấn Liên Sơn, xã Yang Tao, Bn Tría,
Bn Triết.
- Nhóm đất Phù sa hình thành do quá trình bồi lắng phù sa sông suối ven sông Krông
Ana và Krông Nô, giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tầng dày,
cho ưu thế phát triển lúa nước, mía và rau quả, diện tích 1.031 ha, chiếm 1,03% diện tích tự
nhiên. Phân bố rải rác ven sơng các xã trong huyện.
Ngồi ra ở huyện Lắk cịn có đất dốc tụ và đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan
chiếm diện tích nhỏ và phân bố rải rác tại các xã.
b) Thực vật
Thảm thực vật tự nhiên:
Căn cứ vào sự phân hoá theo độ cao mà thực chất là tác động của chế độ nhiệt, ẩm, có
thể chia các kiểu thảm thực vật của huyện Lăk như sau:
- Thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm: Là rừng điển hình ở
độ cao dưới 800m, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện. Cấu trúc rừng nhiều tầng tán,
nhiều dây leo và cây phụ sinh, tầng cỏ và tầng cây bụi rất phát triển, thành phần chiếm ưu thế
là cây lá rộng thường xanh.
- Thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi: Phân bố trên
các núi có độ cao trên 800 m ở phía Đơng của huyện. Tầng ưu thế sinh thái có bộ lá rộng
thường xanh.
- Thảm thực vật rừng kín cây lá rộng xen lá kim ôn đới ẩm: Phát triển ở độ cao trên
2000m, tập trung chủ yếu ở khu vực vườn Quốc gia Chư Yang Sin, trên đai cao này thường
xuyên có mây mù và gió mạnh nên thảm thực vật có những nét đặc trưng riêng. Các cây gỗ ở
đây chỉ cao 5-6m, ở dạng cây gỗ lùn hay cây bụi tạo thành một quần xã với độ che phủ kín.
Các cây đều có bao chồi tránh lạnh cho cơ quan sinh dưỡng. Thân cây có nhiều rêu phủ. Các
cây chủ yếu thuộc hai họ Ericaceae (họ Đỗ quyên) và họ Theaceae (họ Chè).
Có thể thấy rằng thực vật Lăk phong phú và đa dạng, có nhiều loại cây đặc hữu vừa có
giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái
sinh có mật độ khá lớn, tiêu biểu là vườn Quốc gia Chư Yang Sin thuộc hệ sinh thái núi cao,
có tính đa dạng sinh học cao bao gồm 876 lồi thực vật bậc cao có mao mạch (trong đó 54
lồi ghi trong sách đỏ, 143 lồi đặc hữu)…
Thảm thực vật trồng:
- Rừng trồng: được trồng chủ yếu ở xã Đăk Nuê và Krông Nô
- Lúa nước: Được trồng tại các khu vực trũng của huyện là Đăk Liêng, Liên Sơn và tại
các vùng trũng ven sông, suối
12
- Cây trồng lâu năm và hàng năm: gồm các loại cây ăn quả, các loại cây hoa màu
được trồng rải rác xen lẫn khu dân cư hình thành các vùng chuyên canh cây chủ lực trên địa
bàn: nhóm cây ngắn ngày có ngơ ở Đăk Phơi, Krơng Knơ. Nhóm cây dài ngày có cà phê ở
Đăk Liêng, Đăk Phơi, Đăk Nuê. Điều ở Đăk Phơi, Đăk Nuê, Ea Rbin.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Năm 2010 dân số của tồn huyện Lăk là 60.754 người, trong đó dân số thành thị 6.100
người chiếm 9,78% còn lại dân số nông thôn 54.600 người chiếm 90%. Mật độ dân số trung
bình tồn huyện là 48 người/km2, trong đó cao nhất ở thị trấn Liên Sơn (458 người/km2), thấp
nhất là ở xã Bông Krang (19 người/km2).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên liên tục giảm qua các năm: Từ 2,23% năm 2001 xuống
2,16% năm 2002, 2,17% năm 2003, 2,06% năm 2004, 2,05 % năm 2005, 1,82% năm 2006,
1,78% năm 2007, 1,8% năm 2008 và chỉ còn 1,72% năm 2009. Phân bố dân cư theo xã được
thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2.1. Hiện trạng dân số huyện Lắk năm 2010
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đơn vị
hành chính
Xã Ea Rbin
Xã Nam Ka
Xã Krơng Knơ
Xã Bn Triết
Xã Bn Tría
Xã Đăk Nuê
Xã Đăk Phơi
Xã Đăk Liêng
Xã Bông Krang
Xã Yang Tao
TT Liên Sơn
Tổng số
Số
thơn
Diện tích tự
Dân số TB
Mật độ d.số
nhiên ( km2)
(ngƣời)
(ngƣời/ km2)
80
5
1.952
24,40
92,86
7
2.233
24,04
282,01
11
5.947
21,09
74,31
8
7.505
100,99
29,54
1
3.635
123,07
126,24
9
4.978
39,43
140,58
11
5.399
38,41
31,67
13
9.698
306,22
317,38
10
6.272
19,76
68,7
11
7.194
104,71
12,75
3
5.941
465,99
1.256,04
89
60.754
48,37
Nguồn: Niên giám thống kê và Phòng Thống kê huyện Lắk
Số buôn
7
7
2
7
1
7
31
Bảng 2.2. Biến động dân số huyện Lắk giai đoạn 2005-2010
STT
1
a
b
2
a
b
3
a
b
Chỉ tiêu
Dân số trung bình
Dân số thành thị
Dân số nơng thơn
Phân theo giới tính
Nam
Nữ
Tỷ lệ tăng dân số chung
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
Tỷ lệ gia tăng cơ học
Đvt
ngƣời
người
người
Năm
2005
2010
56.628 60.754
5.227
5.941
51.401 54.813
Tăng/giảm
4.126
714
3.412
0
người
28.391 29.960
1.569
người
28.237 30.794
2.557,00
%
2,05
1,77
-0,28
%
1,85
1,59
-0,26
%
0,20
0,18
-0,02
Nguồn: Niên giám thống kê và Phòng Thống kê huyện Lắk
13
Thành phần dân tộc huyện Lắk khá đa dạng: có tới 16 dân tộc anh em, trong đó người
Kinh có 22.285 nhân khẩu chiếm 37,31% dân số. Dân tộc thiểu số tại chỗ chủ yếu là dân tộc
M’nông với 29.780 người (49,86%) và Ê đê với 1.975 người (3,31%). Dân tộc thiểu số khác
có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía bắc như: H’Mơng (2.494 người), Tày (2.017 người),
Dao (1.508 người), Thái (760 người), Nùng (618 người)... Trong những năm qua, huyện đã
luôn quan tâm, ổn định và đảm bảo cuộc sống lâu dài cho đồng bào nhằm xây dựng, phát triển
tồn diện các bn, bon. Quy hoạch bố trí đất ở và đất sản xuất cho đồng bào kinh tế và dân di
cư tự do sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN LẮK
Cảnh quan huyện Lắk có sự phân hóa đa dạng, sự phân hóa đó được thể hiện rõ nét
theo sự phân hóa của hình thái đại địa hình, từ cấp phân loại lớp cảnh quan trở xuống. Cụ thể
như sau:
a. Lớp cảnh quan: Cấp phân dị lãnh thổ này được phân chia dựa trên đặc trưng phát
sinh hình thái của đại địa hình, thể hiện quy luật phân hố phi địa đới của tự nhiên, dựa vào
tính khác biệt của cân bằng vật chất, kiến tạo địa mạo, cấu trúc địa hình và phân hóa khí hậu,
sinh vật, thổ nhưỡng theo đai cao. Phân dị của các bộ phận địa hình tạo nên cho lãnh thổ 3 lớp
cảnh quan chính:
Lớp cảnh quan núi; Lớp cảnh quan cao nguyên; Lớp cảnh quan đồng bằng. Phần lớp
diện tích lãnh thổ thuộc lớp cảnh quan núi.
b. Phụ lớp cảnh quan: Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên trong lớp
cảnh quan, dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái của địa hình. Cảnh quan huyện Lắk
được phân chia thành 5 phụ lớp cảnh quan gồm: Phụ lớp cảnh quan núi trung bình; Phụ lớp
cảnh quan núi thấp; Phụ lớp cảnh quan cao nguyên; Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao; Phụ
lớp cảnh quan đồng bằng thấp.
c. Kiểu cảnh quan: Với chỉ tiêu sinh - khí hậu trong mối tương quan nhiệt - ẩm của
lãnh thổ là chỉ tiêu phân chia chính, quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật theo nguồn
gốc phát sinh, nên dễ dàng nhận thấy toàn bộ lãnh thổ huyện Lắk thuộc cùng một kiểu thảm
thực vật phát sinh, ít có biến động trong thích ứng của thảm thực vật theo cân bằng nhiệt - ẩm.
Do vậy, về điều kiện phát sinh huyện Lắk có lớp phủ thực vật rừng kín lá rộng thường xanh
nhiệt đới ẩm mưa mùa phát triển rộng khắp trên tồn lãnh thổ. Phân hóa theo độ cao địa hình
nên tồn lãnh thổ có sự khác nhau về hình thái, vì vậy huyện Lắk có 5 kiểu cảnh quan với
rừng cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa.
14
d. Hạng cảnh quan: Dựa vào các dấu hiệu về kiểu địa hình phát sinh và các quá trình
địa mạo hiện tại thì cảnh quan huyện Lắk được chia thành 12 hạng cảnh quan. Trong đó có 3
hạng thuộc phụ lớp cảnh quan núi trung bình, 3 hạng thuộc phụ lớp cảnh quan núi thấp, 1
hạng thuộc phụ lớp cao nguyên, 3 hạng thuộc phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao và 2 hạng
thuộc phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp.
e. Loại cảnh quan: Là đơn vị phân loại dựa trên mối tác động tương hỗ của 1 loại đất
và 1 kiểu thảm thực vật. Loại cảnh quan phản ánh sự đa dạng cảnh quan lãnh thổ và thể hiện
cụ thể, đầy đủ nhất đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ. Với sự kết hợp của 8 nhóm
loại đất và 7 quần xã thực vật hiện tại trên lãnh thổ hình thành nên 91 loại cảnh quan.
f. Dạng cảnh quan: Là đơn vị phân loại cuối cùng trong hệ thống phân loại cho cảnh
quan huyện Lắk. Mỗi dạng cảnh quan được đặc trưng bởi mối quan hệ giữa 1 tổ hợp đất và 1
tổ hợp thực vật, từ 91 loại cảnh quan phân hóa thành 124 dạng cảnh quan phân bố từ khu vực
núi Chư Yang Sin đến vùng trũng hồ Lắk.
15
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG,
LÂM NGHIỆP HUYỆN LẮK
3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NƠNG, LÂM NGHIỆP
HUYỆN LẮK
3.1.1. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá; dựa vào nhu cầu sinh thái của
các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp; căn cứ vào kết quả nghiên cứu đặc điểm (tiềm năng
sinh thái) các đơn vị cảnh quan và xác định chức năng cảnh quan huyện Lắk, luận văn đã tiến
hành lựa chọn hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cho các đối tượng sản xuất là ngành
nông nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm đặc điểm các yếu tố địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nước
và sinh vật. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát sinh, phát triển của các
loại hình sản xuất nơng, lâm nghiệp; có sự phân hóa rõ rệt trong không gian lãnh thổ huyện
Lắk từ vùng núi đến đồng bằng. Tuy nhiên chỉ tiêu cụ thể được xác định dựa trên nhu cầu sinh
thái của các loại hình sản xuất (các dạng sử dụng) cụ thể. Bằng phương pháp so sánh nhu cầu
sinh thái của các dạng sử dụng (chủ thể) với tiềm năng sinh thái của cảnh quan và lập ma trận
tam giác, luận văn tiến hành lựa chọn trọng số cho từng tiêu chí đánh giá [22].
3.1.2. Kết quả đánh giá
Kết quả tổng hợp sau q trình đánh giá như sau:
Mục
Mức độ thích
đích sử
nghi
Dạng cảnh quan
dụng
1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,14,16,25,26,27,40,
Rất thích hợp
47,49,56,108,111,112,113,114
Rừng
12,15,17,18,22,29,30,31,33,34,35,36,37,3
phịng
Khá thích hợp 8,39,41,45,50,51,52,53,57,58,70,72,77,79,
hộ đầu
82,85,86,93,97,100
nguồn
Kém thích
42,43,46,48,60,64,67,73,80,81,87,88,90,9
hợp
1,94,95,96,98
Rất thích hợp 22,47,48,70,79,82,86,87,90,91,93
8,9,10,11,14,16,25,26,27,29,30,31,35,36,3
Khá thích hợp
Rừng
9,40,56,57,80,81
sản xuất
Kém thích
12,15,17,18,37,38,41,42,43,45,58
hợp
13,32,53,54,55,71,76,88,90,99,115,116,11
Rất thích hợp
8
Trồng
21,23,24,46,52,61,62,64,65,74,75,78,83,8
cây hàng Khá thích hợp
4,89,94,101,104,106,110,119,120,122
năm
Kém thích
66,67,68,95,103,105
hợp
Rất thích hợp 13,64,65,66,83,84,101,103,104,105,106,1
Lúa
16
Diện
tích (ha)
64.770
Tỷ
lệ
(%)
50,9
5
21.740
17,1
0
4.657
3,66
3.812
3,0
19,5
7
24.880
9.934
7,81
3.842
3,02
12.180
9,58
2.184
1,72
6.871
5,41
Mục
đích sử
dụng
Mức độ thích
nghi
Khá thích hợp
Kém thích
hợp
Dạng cảnh quan
22
46,54,55,61,62,68,71,76,78,89,94,99,110,
115,116,118,119,120
21,32,44,53,67,74,75
Diện
tích (ha)
Tỷ
lệ
(%)
6.937
5,46
3.078
2,42
3.1.3.1. Đối với ngành lâm nghiệp
a) Mục đích phát triển rừng phòng hộ
Luận văn tiến hành đánh giá 76 dạng cảnh quan có khả năng sử dụng cho mục đích
phát triển rừng phịng hộ đầu nguồn.
Trong đó 18 dạng cảnh quan được xếp vào hạng kém thích hợp, có điểm đánh giá
thấp, đa số đạt điểm kém đối với các tiêu chí đưa ra, phân bố ở những vùng gị đồi thấp, độ
dốc dưới 150, xa bồn tụ thủy, xa nguồn nước vì thế các dạng cảnh quan này nên sử dụng vào
các mục đích khác.
Cịn lại 58 dạng cảnh quan được đánh giá ở mức độ thích hợp và rất thích hợp đối với
mục đích phát triển rừng phịng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chóng xói mịn, rửa trơi
đất đai, bảo vệ mơi trường.
+ Mức độ rất thích hợp (P1) gồm 25 dạng cảnh quan có diện tích 64.770 ha chiếm
50,95% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung chủ yếu ở khu vực núi trung bình và núi thấp,
phân bố ở phía đơng của huyện, đầu nguồn các sơng suối, địa hình có độ dốc lớn, mưa lớn tập
trung. Hiện trạng lớp phủ là rừng tự nhiên ít bị tác động, hoặc rừng thứ sinh có mật độ che
phủ cao.
+ Mức khá thích hợp (P2) gồm 33 dạng cảnh quan có diện tích 21.740 ha chiếm
17,1% diện tích tự nhiên tồn huyện, phân bố ở những khu vực có độ dốc tương đối lớn, sườn
núi thấp có xói mịn, rửa trơi tương đối mạnh. Hiện trạng lớp phủ là các loại rừng thứ sinh,
rừng trồng hoặc trảng cây bụi.
b) Mục đích phát triển rừng sản xuất
Luận văn tiến hành đánh giá 42 dạng cảnh quan có khả năng sử dụng cho mục đích
phát triển rừng khai thác kinh doanh, trồng rừng, khoanh nuôi hoặc tu bổ để khai thác.
+ Có 11 dạng cảnh quan với diện tích 9.934 ha chiếm 7,81 % diện tích tự nhiên, xếp
vào loại kém thích hợp (S3) đối với mục đích đánh giá. Đây là những cảnh quan ở địa hình có
độ dốc lớn, vùng núi cao, khó khai thác. Những cảnh quan có điều kiện đất đai, độ ẩm khơng
phù hợp sản xuất rừng.
17
+ Mức rất thích hợp (S1) gồm 11 dạng cảnh quan có diện tích 3.812 ha chiếm 3,0%
diện tích tự nhiên, là những cảnh quan phân bố ở khu vực địa hình có độ dốc từ 15-200, vùng
chân núi thấp hoặc gò đồi, vận chuyển dễ dàng, thuận tiện cho việc khai thác, đất đai phù hợp
cho trồng rừng hoặc tái sinh rừng sản xuất. Hiện trạng độ che phủ cao thuận lợi cho khai thác
rừng.
+ Mức khá thích hợp (S2) gồm 20 dạng cảnh quan có diện tích 24.880 ha chiếm
19,57% diện tích tự nhiên, là những cảnh quan phân bố ở khu vực địa hình núi, đồi có độ dốc
từ 20- 250, các điều kiện khai thác, trồng rừng, tu bổ rừng khá thuận lợi. Hiện trạng là rừng
thứ sinh, trảng cây bụi có thể đưa vào sản xuất để khai thác trong tương lai.
3.1.3.2. Đối với ngành nơng nghiệp
a) Mục đích phát triển cây hàng năm
Luận văn tiến hành đánh giá 42 dạng cảnh quan cho mục đích trồng tập đồn cây hàng
năm.
+ Có 6 dạng cảnh quan xếp vào loại kém thích hợp (H3), bao gồm các cảnh quan phân
bố ở những khu vực chân núi, đất bị xói mịn, bạc màu, tầng mỏng có lẫn nhiều sỏi đá, khơ.
+ Mức rất thích hợp (H1) gồm 13 dạng cảnh quan có diện tích 3.842 ha chiếm 3,02%
diện tích tự nhiên, là những cảnh quan phân bố trên đất có tầng dày từ 30-50cm, ở vùng đồng
bằng cao và thung lũng trên đất phù sa ngòi suối hoặc phù sa ven sơng.
+ Mức khá thích hợp (H2) gồm 23 dạng cảnh quan có diện tích 12.180 ha chiếm
9,58% diện tích tự nhiên, là những cảnh quan phân bố ở những vùng núi thấp hoặc đồng bằng
cao, đất tầng mỏng và bạc màu, đất hơi khơ.
b) Mục đích phát triển cây lúa
Luận văn tiến hành đánh giá 37 dạng cảnh quan cho mục đích trồng lúa.
+ Có 7 dạng cảnh quan xếp vào loại kém thích hợp (L3), là những cảnh quan có điều
kiện đất đai, địa hình và chế độ nước kém phù hợp để trồng lúa. Các cảnh quan này phân bố ở
những đồng bằng cao hoặc thung lũng sông suối tuy nhiên đất tầng mỏng, bị xói mịn, bạc
màu hoặc đất nặng, chặt bí hoặc đất chua, thường ngập úng.
+ Mức rất thích hợp (L1) gồm 12 dạng cảnh quan có diện tích 6.871 ha chiếm 5,41%
diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố ở các khu vực trũng như Đắk Liêng, Bn Tría, Bn
Triết, Đắk Phơi, Yang Tao. Đất phù sa, phù sa gley, đất dốc tụ. Tầng đất dày, chế độ nước
phù hợp. Có thể trồng 2 vụ trong năm.
+ Mức khá thích hợp gồm 18 dạng cảnh quan có diện tích 6.937 ha chiếm 5,46% diện
tích tự nhiên, gồm các cảnh quan phân bố ở núi thấp, đồng bằng cao trên đất xám bạc màu,
18
đất phù sa gley, chế độ nước khá thích hợp, đất trung tính hoặc ít chua. Hầu hết trồng 1 vụ lúa
trong năm.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG KHÔNG GIAN LÃNH THỔ HUYỆN LẮK CHO PHÁT
TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP
Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá cảnh quan, nghiên cứu những vấn đề về hiện
trạng phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp huyện Lắk và quy hoạch tổng thể kinh tếxã hội cũng như quy hoạch phát triển các ngành kinh tế huyện Lắk đến năm 2020, luận văn đã
đề xuất một số hướng sử dụng hợp lý khơng gian lãnh thổ cho 2 loại hình sản xuất này như
sau:
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp đề xuất hƣớng sử dụng các dạng cảnh quan
Dạng cảnh quan
Hiện trạng cảnh
quan
Chức năng
Đề xuất hƣớng sử
dụng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,
11, 12, 14, 15, 16, 22, 25,
26, 27, 30, 31, 33, 34, 35,
36, 37, 39, 40, 41, 45, 47,
48, 49, 50, 56, 60, 70, 72,
73, 82, 93, 97, 111, 112
Khu vực có rừng
ngun sinh và
rừng thứ sinh
Phịng hộ và
bảo tồn đa dạng
sinh học
Bảo vệ, phát triển
rừng phòng hộ
17, 29, 42, 51, 57, 113
Khu vực có rừng
trồng
Phục hồi tự
nhiên và khai
thác kinh tế
Phát triển rừng sản
xuất
Trảng cỏ cây bụi
Phục hồi tự
Ưu tiên trồng rừng
phát triển trên độ
nhiên
mới
dốc 15-250
77, 79, 80, 85, 86, 87, 91, Khu vực có rừng
Phục hồi tự
Phát triển mơ hình
96, 98, 100, 102, 107, 108, thứ sinh, trảng cây
nhiên và khai
nông – lâm kết hợp
109, 117, 121, 123, 124
bụi
thác kinh tế
46, 53, 64, 67, 94, 95,
Khu vực trồng cây
Khai thác kinh
Trồng cây lâu năm
103,110,115
hàng năm
tế
13, 19, 21, 23, 28, 54, 59, Khu vực trồng cây
61, 63, 65, 68, 69, 71, 74, hằng năm, hoa màu Khai thác kinh
Trồng cây hàng
78, 83, 89, 92, 99, 104,
và cây trồng quanh tế
năm
119
khu dân cư
20, 24, 32, 44, 55, 62, 66,
Khu vực ưu tiên
Khai thác kinh
75, 76, 84, 101, 105, 106,
Trồng lúa
trồng lúa nước
tế
116, 118, 120, 122
- Theo chương trình 327 hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam về cây trồng vật
18, 38, 43, 52, 58, 81, 88,
90, 114
nuôi, đối với các khu vực có rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và rừng trồng cần có các biện
pháp bảo vệ nhằm đảm bảo được chức năng phòng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái và tính đa
dạng sinh học. Vì vây, các dạng cảnh quan này vẫn được giữ ngun, khơng chuyển đổi sang
các mục đích sử dụng khác.
19
- Đối với các khu phát triển thảm thực vật trảng cây bụi và trảng cỏ có thể để phát
triển tự nhiên hoặc định hướng cho phát triển lâm nghiệp như trồng rừng cho mục đích phịng
hộ và trồng rừng sản xuất.
- Hiện nay, diện tích lúa, hoa màu và cây trồng quanh khu dân cư trên địa bàn huyện
chủ yếu tập trung ở khu vực thung lũng và trũng giữa núi có độ dốc nhỏ hơn 80, đây là nguồn
cung cấp lương thực và thực phẩm chính cho dân cư trong vùng nên để đảm bảo vấn đề an
ninh lương thực, khu vực trồng lúa nước vẫn được giữ nguyên.
20
KẾT LUẬN
Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan là hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng. Trên cơ sở
những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận văn vận
dụng vào thực tiễn nghiên cứu cảnh quan huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nhằm mục đích đưa ra
những định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đây là những cơ
sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững lâu dài. Luận văn đã
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và đạt được các kết quả như sau:
1. Điều kiện tự nhiên, tài ngun thiên và mơi trường huyện Lắk có sự phân hóa đa
dạng, khá phức tạp và chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội. Các thành phần tự
nhiên của lãnh thổ như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật ln có
những mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống động lực gọi là các thể
tổng hợp tự nhiên, hay còn gọi là cảnh quan. Trong hệ thống đó, mỗi thành phần có một vai
trị vị trí nhất định, đảm bảo cho sự vận động và phát triển của toàn bộ hệ thống.
2. Trên cơ sở các nguồn tư liệu và dữ liệu thu thập được kết hợp với khảo sát kiểm
chứng thực tế về địa bàn nghiên cứu, luận văn đã tiến hành biên tập và thành lập các bản đồ
chuyên đề (bản đồ, Địa Chất, Địa mạo, bản đồ Thổ nhưỡng, bản đồ Thảm thực vật) với độ tin
cậy cao nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu và là cơ sở đề thành lập bản đồ cảnh
quan, các bản đồ đánh giá cảnh quan, bản đồ định hướng phát triển cho khu vực huyện Lắk.
3. Sự phân hóa đa dạng, phức tạp của các yếu tố thành tạo cảnh quan huyện Lắk quy
định đa dạng trong cấu trúc, chức năng cảnh quan lãnh thổ, hình thành nên hệ thống cảnh
quan gồm 3 lớp cảnh quan, 5 phụ lớp cảnh quan, 5 kiểu cảnh quan, 12 hạng cảnh quan, 91
loại cảnh quan và 124 dạng cảnh quan thuộc kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh,
mưa mùa và nằm trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa, ẩm của tự nhiên Việt Nam.
4. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và hiện trạng phát triển cũng như định
hướng phát triển nền kinh tế địa phương kết hợp với mục tiêu ban đầu, luận văn đã lựa chọn
đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; tiến hành
xác định nhu cầu sinh thái và lựa chọn các tiêu chí, phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, nhân
tố giới hạn và phương pháp đánh giá đối với 4 dạng sử dụng cho các mục đích: Phát triển
rừng phịng hộ, sản xuất rừng của ngành lâm nghiệp; trồng cây hàng năm, lúa của ngành nông
nghiệp. Kết quả đánh giá thành phần được xác định ở 3 cấp độ, được thể hiện trên các bản đồ
đánh giá thành phần.
5. Căn cứ kết quả đánh giá, hiện trạng phát triển và quy hoạch phát triển nông – lâm
nghiệp của huyện Lắk, luận văn đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đối với từng đơn vị cảnh
quan, phù hợp với chức năng cảnh quan và những giải pháp phát triển nhằm hướng tới phát
triển bền vững lãnh thổ. Thành lập bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan cho các mục đích
phát triển nơng, lâm nghiệp. Kết quả cụ thể:
Có 59 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp,
phân bố rộng khắp lãnh thổ của huyện, từ những khu vực núi trung bình Chư Yang Sin, khu
bảo tồn thiên nhiên Nam Ka đến các khu vực trũng khác trong huyện.
Có 47 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp,
phân bố chủ yếu ở đồng bằng và thung lũng sơng, suối.
Có 18 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích nơng - lâm kết hợp,
phân bố chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên thấp. Có thể kết hợp trồng rừng với cây hàng năm
hoặc rừng và cây ăn quả; cũng có thể kết hợp các mơ hình nơng - lâm như: vườn-ao-chuồngrừng, vườn-chuồng-rừng hoặc vườn-ao-chuồng ở vùng đồng bằng cao có nguồn nước ngầm
phong phú.
7. Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp trong vấn đề sử dụng đất; bảo vệ rừng
và phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp nhằm xây dựng những luận cứ khoa học góp
phần định hướng phát triển phù hợp cho các ngành nông, lâm nghiệp huyện Lắk nhằm sử
21
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển nông - lâm
nghiệp bền vững.
References
Tiếng việt
1. D.L Armand (1983), Khoa học về cảnh quan (Người dịch: Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn
Xuân Mậu), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản Quy định về tiêu chí phân cấp Rừng
phịng hộ, Kèm theo Quyết định số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bản Quy định về tiêu chí phân cấp Rừng
Đặc dụng, Kèm theo Quyết định số 61 /2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Hà Nội.
5. Chi hội Sinh thái cảnh quan Việt Nam (1992), Hội thảo về sinh thái cảnh quan: Quan
điểm và phương pháp luận, Tuyển tập các báo cáo, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Kim Chương (2003), Địa lý Tự nhiên đại cương 3 “Thổ nhưỡng quyển, sinh
quyển, lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lý của Trái đất”, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
7. Nguyễn Thị Kim Chương (1998), Lớp vỏ cảnh quan và các quy luật Địa lý của Trái đất,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Dược, Trung Hải (2004), Sổ tay thuật ngữ địa lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Xuân Độ (2003), Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện Địa lý phục vụ phát triển
cây trồng công nghiệp dài ngày tỉnh ĐakLak, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý Tự
nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
10. V.M. Fridland (1964), Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (Người dịch: Lê Huy Bá), NXB
Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
11. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. Phạm Hoàng Hải (1990), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển sản
xuất Nông - Lâm nghiệp và bảo vệ môi trường, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý, Trung tâm
KHTN và CN Quốc gia, Hà Nội.
13. Phạm Hoàng Hải (1993), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất và bảo vệ
mơi trường, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý, Trung tâm KHTN và CNQG, Hà Nội.
14. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan
học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ môi trường Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
22
15. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (1998), "Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên cơ sở
nghiên cứu, đánh giá cảnh quan", Tạp chí các Khoa học về Trái đất, số 2 (T.20), 81-85,
Hà Nội.
16. Phạm Hoàng Hải (2006), "Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp luận
và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu", Tuyển tập các báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lý
toàn quốc lần thứ II, Hà Nội.
17. Trương Quang Hải (2008), Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vơi Ninh Bình, Đề tài trọng
điểm cấp ĐHQG Hà Nội, mã số QGTĐ.04.11, Hà Nội.
18. Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), “Mơ hình sinh
thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam và ứng dụng nghiên cứu đa dạng cảnh quan”,
Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, 30(4)PC, 545-554.
19. Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010), “Đánh giá cảnh
quan cho mục đích phát triển nơng, lâm nghiệp và du lịch tại khu vực có núi đá vơi tỉnh
Ninh Bình”, Hội nghị khoa học Địa lý Toàn Quốc lần thứ 5, tr..39, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hiền (1994), “Bản đồ sinh khí hậu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ở Việt
Nam”, Tuyển tập các cơng trình nghiên cứu Địa lý Viện Địa lý, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
21. Nguyễn Đình Hịe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục Hà Nội.
22. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo quan điểm tiếp cận kinh tế sinh thái,
NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Cao Huần (2004), “Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế
và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (Nghiên cứu mẫu tỉnh
Lào Cai)”, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, No 4AP, 55-65.
24. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, và nnk. (2004), “Mơ hình tích hợp ALES-GIS trong
đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai.”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 4, tr.45-50.2
25. A.G. Ixatsenko (1976), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (Người dịch:
Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Lê Trọng Túc), NXB Khoa học, Hà Nội.
26. A.G. Ixatsenko (1985), Cảnh quan học ứng dụng (Người dịch: Đào Trọng Năng), NXB
Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
27. Josef Schmitthusen (1976), Địa lý đại cương thảm thực vật (Người dịch: Đinh Ngọc Trụ),
NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.
28. Lê Vũ Khơi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Kalexnik X.V.(1972), Những quy luật địa lý chung của Trái đất, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
30. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23
31. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
32. V.I. Prokaep (1971), Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên (Phòng Địa lý,
Ủy ban KH và KT nhà nước dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
33. A.I. Pérelman (1974), Địa hóa học cảnh quan (Người dịch: Vũ Tự Lập, Trịnh Sanh),
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
34. A.E.Phedina (1973), Phân vùng địa lý tự nhiên (Người dịch: Trịnh Sanh, Nguyễn Phi
Hạnh, Đào Trọng Năng), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
35. Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên
lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
36. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh
thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
37. Ruzichka M. và Miklas M. (1988), Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục
đích phát triển tối ưu lãnh thổ, (Người dịch: Hứa Chính Thắng), UB Khoa học và Kỹ
thuật Nhà nước, Hà Nội.
38. Lê Bá Thảo (2000), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
39. Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền
vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, Luận án Tiến sỹ Địa lý, Đại
học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan phục vụ cho việc bố trí hợp
lý cây trồng nơng - lâm nghiệp miền núi Lào Cai, Luận án PTS Khoa học Địa lý - Địa
chất, Hà Nội.
41. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
42. Phạm Quang Tuấn (2003), Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ
định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
43. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
44. Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên thuộc Ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước (1970), Phân
vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
45. Tổng cục địa chất (1971), Địa chất miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
46. Nguyễn Khanh Vân (2002), Đặc điểm và tài nguyên khí hậu dải ven biển Việt nam, Tài
liệu lưu trữ tại Viện địa lý, TTKH&CNQG.
47. Nguyễn Khanh Vân (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
24
48. Nguyễn Khanh Vân (2005), Cơ sở sinh khí hậu, NXB Giáo dục, Hà Nội.
49. Nguyễn Văn Vinh, Huỳnh Nhung (1995), “Quan niệm cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát
triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan”, Tuyển tập các cơng trình nghiên
cứu Địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
50. Phạm Thế Vĩnh (2004), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông
Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội
Tiếng Anh
51. Bianca Hoersch, Gerald Braun, Uwe Schmidt, Relation between landform and vegatation
in alpine regions of Wallis, Switzerland. A multiscale remote sensing and GIS approach,
Computers, Environments and Urban Systems 26, 2002, 113 – 139.
52. Burghard C. Meyer, 2008. Functions, assessments and optimisation of linear landscape
elements. Dortmund University of Technology, Faculty of Spatial Planning, Chair
Landscape Ecology and Landscape Planning.
53. Boyce SG (1995), Landscape Forestry, John Wiley and Sons. Inc, New York, NY.
54. De Groot, RS (1992), Functions of Nature: Environmental evaluation of nature in
planning, management and Decision-making, Wolters Noordhoff BV, Groningen, the
Neth(345 pp). (345 pp)
55. De Groot, RS (2006), Function-analysis and valuation as a tool to assess land use
conflicts in planning for sustainable, multi-functional landscapes, Landscape and Urban
Planning 75, 175-186.
56. Diane M.Pearson, The application of local measures of spatial autocorrelation for
describing pattern in north Australian landscapes, Journal of Environmental Management
64, 2002, 85 – 95.
57. Forman R.T.T and M. Gordon (1986), Landscape Ecology, John Wiley and sons Incs,
New York.
58. Forman, R.T.T (1995), Land Mosaics: The ecology of landscape and Regions, Cambridge
University Press.
59. James N.M.Smith, Jessica J.Hellmann (2002), Population persistence in fragmented
landscape, Trends in Ecology and Evolution, Vol.17, No 9.
60. Magnuson.JJ (1991), Fish and fisheries ecology, Ecology Applications 1, 13 – 26.
61. Matthias Röder và Ralf-Uwe Syrbe (2000). Relationship between land use changes, soil
degradation and landscape functions.
62. Naveh, Z. and A. Lieberman (1984), Landscape eclogy: theory and application, SpringerVerlag, New York, NY, USA.
63. Olaf Bastian (2000), Landscape classification in Saxony (Germany) – a tool for holistic
regional planning, Landscape and Urban Planning 50, 145– 155.
25