Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.95 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
VÀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

NGUYỄN ĐỨC HOÀNG

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
VÀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

NGUYỄN ĐỨC HOÀNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 60380107

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HƢƠNG LAN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn của tôi đều đƣợc trích dẫn từ nguồn trung thực
và những kết luận khoa học cũng chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐỨC HOÀNG


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết em xin cảm ơn khoa Đào tạo Sau Đại học– Viện Đại học Mở đã
tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô
đã tận tình giảng dạy trong quá trình em làm luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành, sâu sắc đến TS. Phạm Thị Hƣơng Lan là ngƣời thầy đã tận tình chỉ
dạy, hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp những ngƣời đã
khuyến kích và ủng hộ em trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐỨC HOÀNG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5
7. Nội dung của Luận văn .................................................................................. 5
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NƢỚC THẢI CÔNG
NGHIỆP VÀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT ......................................................... 6
1.1. Khái niệm và phân loại nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ...... 6
1.1.1. Khái niệm nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt .................... 6
1.1.2. Phân loại nƣớc thải ............................................................................... 7
1.1.3. Khái niệm pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải
sinh hoạt.......................................................................................................... 8
1.2. Khái quát về pháp luật quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh
hoạt ...................................................................................................................10
1.2.1. Quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt tại nguồn ......11
1.2.2. Quản lý thu gom, xử lý nƣớc thải.......................................................11
1.2.3. Quản lý nƣớc thải và bùn thải sau khi xử lý nƣớc thải .....................12


1.2.4. Quản lý xả nƣớc thải vào nguồn tiếp nhận .........................................13
1.2.5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân trong quản lý
nƣớc thải .......................................................................................................13
1.2.6. Các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt .......................................................................14
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp
và nƣớc thải sinh hoạt.......................................................................................15
1.4. Vai trò của pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh
hoạt ...................................................................................................................15
1.5. Khái quát quá trình hình thành pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp
và nƣớc thải sinh hoạt.......................................................................................17

1.6. Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quản lý nƣớc
thải ....................................................................................................................18
1.6.1. Các nƣớc châu Âu ..............................................................................18
1.6.2. Pháp luật của Mỹ ................................................................................19
1.6.3. Pháp luật Hàn Quốc ............................................................................20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.....................................................................................21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NƢỚC
THẢI SINH HOẠT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...............................................22
2.1. Các quy định pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải
sinh hoạt............................................................................................................22
2.1.1. Quy định pháp luật về quản lý nƣớc thải tại nguồn ...........................22
2.1.2. Quy định pháp luật về quản lý thu gom, xử lý nƣớc thải ...................28


2.1.3. Quy định pháp luật về quản lý nƣớc thải và bùn thải sau khi xử lý
nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ..............................................30
2.1.4. Quy định pháp luật về quản lý xả nƣớc thải vào nguồn tiếp nhận ....32
2.1.5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc, chủ nguồn thải, chủ xử lý nƣớc
thải và các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cƣ trong quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt .......................................................................33
2.1.6. Nội dung quy định các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về quản
lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ..........................................45
2.2. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ...........................................................................46
2.2.1. Thực trạng về hoạt động nƣớc thải ở nƣớc ta hiện nay ......................46
2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và
nƣớc thải sinh hoạt ở nƣớc ta hiện nay .........................................................50
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại bất cập trong quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt hiện nay ............................................................55

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.....................................................................................58
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NƢỚC THẢI SINH
HOẠT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................59
3.1. Yêu cầu đặt ra với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt trong thời gian tới. ...........................................59
3.2. Định hƣớng chung hoàn thiện pháp luật quản lý về nƣớc thải sinh hoạt và
nƣớc thải công nghiệp trong thời gian tới ........................................................61
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc
thải sinh hoạt trong thời gian tới ......................................................................62


3.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý nƣớc thải tại nguồn ...62
3.3.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý thu gom, xử lý
nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ..............................................64
3.3.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý nƣớc thải và bùn thải
sau khi xử lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ........................65
3.3.4. Hoàn thiện nội dung pháp luật về quản lý xả nƣớc thải vào nguồn tiếp
nhận ..............................................................................................................65
3.3.5. Sửa đổi, bổ sung các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc,
chủ nguồn thải, chủ xử lý nƣớc thải và các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân
cƣ trong quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ..................66
3.3.6. Bổ sung các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về quản lý nƣớc
thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt .......................................................69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.....................................................................................71
KẾT LUẬN .........................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................73


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nói chung và nguồn nƣớc nói riêng ở nƣớc ta
đang ngày càng trở nên trầm trọng. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này
là do nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình tiến
hành hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con ngƣời.
Tại Việt Nam, hiện nay hầu hết hệ thống sông, ngòi, ao hồ đều bị ô nhiễm
và nguồn nƣớc ngần, nƣớc biển cũng đang bị ô nhiễm do nƣớc thải công nghiệp
và nƣớc thải sinh hoạt gây ra. Hiện nay việc thu gom, xử lý nƣớc thải của các hộ
gia đình còn rất hạn chế, chỉ có một số thành phố lớn mới có hệ thống công trình
thu gom, xử lý tập trung; tuy nhiên cũng chỉ thu gom đƣợc một phần nhỏ, còn
hầu hết nƣớc thải từ các hộ gia đình đều xả trực tiếp vào cống, rãnh, sông ngòi
gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc cả ở nông thôn và đô thị. Tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất việc đầu tƣ và áp dụng các
công nghệ xử lý nƣớc thải chƣa đáp ứng yêu cầu. Nhiều nơi không có hệ thống
xử lý nƣớc thải tập trung, hoặc một số cơ sở sản xuất có xử lý nhƣng không đạt
quy chuẩn cho phép. Đối với nƣớc thải tại các khu vực làng nghề, làng nghề
truyền thống và các cơ sở sản xuất khác gần nhƣ không đƣợc xử lý, không chỉ
gây ô nhiễm môi trƣờng mà còn ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe ngƣời
dân...Thách thức này ngày càng lớn và không dễ giải quyết khi hiện tại việc quản
lý nƣớc thải trên địa bàn cả nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển và thực
tế đó ngày càng trở nên nan giải hơn khi Việt Nam đang bƣớc vào tiến trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nƣớc đã chú trọng vấn đề bảo vệ môi
trƣờng nói chung và vấn đề nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt nói
riêng trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội. Hệ thống văn bản pháp luật về
bảo vệ nguồn nƣớc và đặc biệt là các quy định về quản lý nƣớc thải công nghiệp

1



và nƣớc thải sinh hoạt đã từng bƣớc xây dựng đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó. Tuy
nhiên, cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc
thải sinh hoạt vẫn còn bất cập chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, tôi quyết
định chọn đề tài “Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh
hoạt ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, ở nƣớc ta có các công trình nghiên cứu đến chất thải nói chung
có liên quan đến quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt trong đó
có các công trình tiêu biểu nhƣ:
- Luận án gồm một số tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Văn Phƣơng, “ Pháp luật
môi trường Việt Nam về nhập khẩu phế liệu”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học
Luật Hà Nội, năm 2007; Vũ Thị Duyên Thủy, “ Xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”; Luận án tiến sĩ luật học, Đại học
Luật Hà Nội, năm 2009; Nguyễn Thị Tố Uyên, “ Hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”; luận án tiến sĩ luật học, Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2013....
- Luận văn tiêu biểu nhƣ: Lƣu Việt Hùng, “ Quản lý chất thải rắn thông
thường ở Việt Nam hiện nay”; Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội,
năm 2010; Trần Thị Hiền Hà, “ Quản lý Nhà nước về chất thải rắn đô thị ở Việt
Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006; Đinh
Phƣợng Quỳnh, “ Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, thực trạng và giải
pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011; Phạm
Thị Thanh Thủy, “ Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công
nghiệp ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
2016...
- Về sách tham khảo và giáo trình phải kể đến cuốn “ Quản lý chất thải
nguy hại” của tác giả Nguyễn Đức Khiển – Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội năm
2003; giáo trình “Quản lý chất thải nguy hại” của Đại học quốc gia thành phố
2



Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản xây dựng năm 2006; Kỷ yếu Hội nghị Môi trƣờng
toàn quốc lần thứ IV, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng Hà Nội năm 2015 có bài của
tác giả Nguyễn Văn Lâm về “ Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. Đề
xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn”.
- Các bài đăng trên tạp chí gồm: “ Một số công việc cần triển khai thực
hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hòa
Bình đăng trên tạp chí Bảo vệ môi trƣờng năm 2002; bài viết “ Hoàn thiện các
tiêu chuẩn môi trường về nước thải công nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của tác
giả Vũ Thị Duyên Thủy đăng trên tạp chí Luật học năm 2005 và tác giả cũng có
thêm bài viết về “ Vai trò của pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”,
Tạp chí Luật học năm 2009; bài viết “ Một số cơ chế phù hợp cho quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam” của tác giả Lê Kim Nguyệt đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp năm 2002; bài viết “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong chính
sách môi trƣờng, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng năm 2010;
bài viết “ Một số vấn đề về khái niệm chất thải” của tác giả Nguyễn Văn Phƣơng
trênTạp chí Luật học năm 2009, ....
Qua các công trình công bố trong thời gian qua cho thấy các công trình
nghiên cứu và các bài viết đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của pháp
luật quản lý chất thải. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chƣa đi sâu nghiên
cứu nội dung quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam
hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài về “Quản lý nƣớc thải công nghiệp và
nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết nhằm góp phần tìm hiểu
và đề xuất hƣớng giải quyết đặt ra trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý
luận và thực tiễn pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh
hoạt ở Việt Nam hiện nay, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp góp phần hoàn
thiện pháp luật ở nƣớc ta.
3



- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích tổng quát trên, luận văn
đƣa ra những nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc xác định là:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay .
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay cũng nhƣ thực trạng thực thi
pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam
hiện nay, cụ thể là các vấn đề về quản lý nhà nƣớc; trách nhiệm quản lý của chủ
nguồn thải; vai trò, trách nhiệm quản lý của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân
cƣ…Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm bất cập, khó khăn về các quy định của
pháp luật và vƣớng mắc trong quá trình thực thi về quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay.
- Kiến nghị hƣớng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận pháp luật,
hệ thống các quy định pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải
sinh hoạt và thực tiễn thi hành ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
lý luận pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt
Nam hiện nay. Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật môi
trƣờng trong lĩnh vực quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở
Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra những phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra, các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn bao gồm: phân tích, tổng hợp,thống kê, so


4


sánh các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn áp dụng pháp luật về nƣớc
thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay (chƣơng 1, chƣơng
2). Đồng thời, luận văn cũng áp dụng phƣơng pháp thống kê, chứng minh, so
sánh để đƣa ra những kiến nghị giải pháp(chƣơng 3) .
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Những kết quả của luận văn sẽ góp phần làm phong
phú và sâu sắc hơn về các vấn đề lý luận pháp luật môi trƣờng trong quản lý
nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt.
- Về mặt thực tiễn: Qua việc đánh giá thực trạng pháp luật trong lĩnh vực
quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt, luận văn sẽ chỉ ra những
kết quả, ƣu điểm, nhƣợc điểm, hạn chế và bất cập là cơ sở thực tiễn để đề xuất
phƣơng án và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật đối với việc quản lý
nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay. Kết quả
nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy trong thời gian tới.
7. Nội dung của Luận văn
Bao gồm phần mở đầu và 3 chƣơng với các phần chính sau đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về pháp luật quản lý nƣớc thải công nghiệp và
nƣớc thải sinh hoạt
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý nƣớc
thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay.

5



Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT
QUẢN LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
VÀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT
1.1. Khái niệm và phân loại nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt
Nƣớc thải là một trong những chất thải, để hiểu về nƣớc thải trƣớc hết ta
phải tìm hiểu về chất thải. Theo cách hiểu chung thì chất thải là những chất mà
con ngƣời bỏ đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Trong từ điển Tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ học năm 2006 định nghĩa:“Chất thải là rác thải và những đồ vật bị
bỏ đi nói chung”[22]. Theo cách hiểu này thì chất thải là rác và những đồ vật bị
thải bỏ trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con ngƣời. Theo Luật Bảo vệ Môi
trƣờng năm 2005 thì “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác" (khoản 10 Điều
3). Tuy nhiên, khái niệm này đƣợc làm hơn ở Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014, cụ
thể: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác” (khoản 12 Điều 3 Luật 2014). Qua đó cho ta thấy
chất thải trƣớc hết là vật chất và ở các dạng khác nhau nhƣ thể rắn, bán rắn,lỏng,
khí, sệt, dạng bức xạ ion hóa.... có nguồn gốc thải ra từ quá trình sản xuất và sinh
hoạt của con ngƣời. Nhƣ vậy, nƣớc thải cũng là một trong các loại chất thải và
có các nguồn gốc khác nhau.
Nƣớc thải theo cách hiểu thông thƣờng là chất đƣợc thải ra sau khi đã sử
dụng, bị loại bỏ và tồn tại trong môi trƣờng sống của con ngƣời. Theo quy định
tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nƣớc và
xử lý nƣớc thải thì: “nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử

6


dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra

môi trường”. Và theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP
ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau
đây gọi tắt là Nghị định 38/2015/NĐ-CP) cũng đƣa ra định nghĩa về nƣớc thải,
theo đó: “ Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Từ hai cách định
nghĩa cho ta thấy nƣớc thải là nƣớc đã bị thay đổi tính chất, đặc điểm; nguyên
nhân thay đổi là do hoạt động của con ngƣời nhƣ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt... và nƣớc đƣợc xả thải vào hệ thống thoát nƣớc hoặc ao, hồ, sông,
suối, biển...
Theo đó, khái niệm về nƣớc thải sinh hoạt đƣợc hiểu nhƣ sau: Nước thải
sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống,
tắm giặt, vệ sinh cá nhân... và nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không
phải là nước thải sinh hoạt (khoản 8, khoản 9 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐCP của Chính phủ ngày 6 tháng 8 năm 2014 về thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải
(sau đây gọi tắt là Nghị định 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ ).
Khái niệm về nƣớc thải công nghiệp nhƣ sau: nước thải công nghiệp là
nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ. Nƣớc thải công nghiệp có nguồn từ nƣớc thải công nghiệp hóa chất,
nƣớc thải công nghiệp luyện kim, nƣớc thải công nghiệp hóa dầu, nƣớc thải công
nghiệp sơn ...từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, làng nghề thải ra
môi trƣờng.
1.1.2. Phân loại nước thải
Nƣớc thải có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích
quản lý, sử dụng hay thông tin mà có những tiêu chí phân loại nhất định. Cụ thể:
- Phân loại theo nguồn nƣớc thải: cách phân loại này dựa trên đặc thù của
việc sản sinh ra nƣớc thải gồm nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc
7


thải y tế và nƣớc thải khác. Cách phân loại này có thể cung cấp khá đầy đủ các
thông tin đặc thù về nƣớc thải và đƣa ra những kết luận nhanh về bản chất của

chúng.
- Phân loại theo tính chất nguy hại: nƣớc thải bao gồm nƣớc thải nguy hại
và nƣớc thải thông thƣờng. Cách phân loại này chỉ rõ ngay đặc tính của nƣớc
thải nhƣng nó đòi hỏi từng đặc tính này phải đƣợc định nghĩa chi tiết và phải
đƣợc kiểm tra cụ thể mới phân loại đƣợc trên thực tế.
- Phân loại theo khu vực địa lý: nƣớc thải gồm nƣớc thải đô thị và nƣớc
thải nông thôn. Qua cách phân loại này cho ta thấy địa điểm và khu vực của nƣớc
thải từ đó có khoanh vùng khi tiếp cập và xử lý.....Ngoài ra trong thực tiễn còn
nhiều cách phân loại nƣớc thải khác nhau dựa trên mục đích, thông tin, cách tiếp
cận....mà phân loại cho hợp lý.
1.1.3. Khái niệm pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh
hoạt
Theo từ điển tiếng Việt, quản lý đƣợc hiểu là việc “ tổ chức và điều khiển
các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [22, tr.800]. Trong lĩnh vực quản
lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt, những hoạt động tổ chức, cá
nhân có liên quan có tác động giảm bớt những tác động xấu của nƣớc thải đối
với môi trƣờng và sức khỏe công ngƣời. Đây là tổng hợp các biện pháp nhằm
kiểm soát quá trình phát sinh, dẫn chuyển nguồn nƣớc, xử lý và ảnh hƣởng, tác
động của nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt đến môi trƣờng.
Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 LBVMT 2014, theo đó: “Quản lý chất
thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. Đây là khái niệm quản lý chất
thải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và chung nhất cho các loại chất thải khác. Theo
đó khái niệm: quản lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt là quá trình

8


phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế và xử lý. Nội dung khái niệm chỉ rõ nội dung quản lý nƣớc thải gồm:

+ Chủ thể thực hiện quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt
là Nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân và cộng đồng dân cƣ.
+ Mục đích của quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt là
phòng ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng.
+ Công cụ quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt đƣợc
thực hiện trên cơ sở kết hợp đồng bộ nhiều công cụ, biện pháp khác nhau nhƣ
công cụ kinh tế, các biện pháp kỹ thuật, các yếu tố xã hội....
+ Nội dung quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt gồm các
hoạt động mà các chủ thể quản lý thực hiện phù hợp từng giai đoạn quản lý nhƣ:
phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế và xử lý.
Theo cách hiểu chung nhất thì pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi,
quy tắc xử sự do Nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận, đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo
thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp
mình. Khái niệm pháp luật đƣợc thể hiện rõ nét hơn bởi các khái niệm liên quan
mà cốt lõi nhất là các quy phạm pháp luật. Theo đó, quy phạm pháp luật là
những quy tắc xử sự do nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các
quan hệ pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội. Dựa trên các phân tích trên có
thể định nghĩa pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt
nhƣ sau:“Pháp luật về quản lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt là
một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật điều
chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình con người tiến hành các hoạt
động tại nguồn (gồm phòng ngừa, giảm thiểu), thu gom, xử lý, tái sử dụng và xả
nước thải vào nguồn tiếp nhận”.
9


Pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt (sau
đây gọi chung là pháp luật về quản lý nước thải) phải dựa trên các yêu cầu

nghiên ngặt và thỏa mãn những đòi hỏi khắt khe của quản lý nƣớc thải. Yêu cầu
này đòi hỏi các quy phạm pháp luật quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải
sinh hoạt phải điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình hoạt
động phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý nƣớc thải trên cơ sở phù hợp với các đặc tính riêng của
từng giai đoạn quản lý. Pháp luật quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải
sinh hoạt là công cụ để chủ nguồn thải thực hiện đúng quy trình cũng nhƣ trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình xả thải; là công cụ để cộng đồng dân
cƣ và các tổ chức, đoàn thể xã hội thực hiện trách nhiệm giám sát và bảo vệ môi
trƣờng; và là công cụ để cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện vai trò giám sát
thực thi pháp luật và cƣỡng chế thực thi pháp luật trong công tác quản lý môi
trƣờng nói chung và nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt nói riêng.
1.2. Khái quát về pháp luật quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh
hoạt
Trƣớc hết trong nội dung pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và
nƣớc thải sinh hoạt phải tuân theo nguyên tắc chung trong quản lý nƣớc thải đó
là nƣớc thải phải đƣợc quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng,
thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. Nƣớc thải có yếu tố nguy hại
vƣợt ngƣỡng quy định phải đƣợc quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
Việc xả nƣớc thải phải đƣợc quản lý kết hợp cả theo địa giới hành chính và theo
lƣu vực. Tổ chức, cá nhân phát sinh nƣớc thải phải nộp phí, giá dịch vụ xử lý
nƣớc thải theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các hoạt động nhằm giảm
thiểu, tái sử dụng nƣớc thải. Nguyên tắc chung này là nội dung quan trọng và
định hƣớng cho các nội dung cụ thể về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc
thải sinh hoạt trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nói
chung và bảo vệ nguồn nƣớc nói riêng.
10


1.2.1. Quản lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại nguồn

Quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt tại nguồn là giai
đoạn đầu tiêu của quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt, gồm các
hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu hạn chế những tác động bất lợi của nƣớc thải
đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời gây ra tại nguồn phát sinh. Thực hiện
tốt giai đoạn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý sau đó.
Nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt tại nguồn phát sinh khá đa
đạng nhƣ: nƣớc thải công nghiệp hóa chất, nƣớc thải công nghiệp luyện kim,
nƣớc thải công nghiệp hóa dầu, nƣớc thải công nghiệp sơn... nƣớc thải sinh hoạt
gồm nƣớc thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con ngƣời nhƣ: ăn uống, tắm
giặt, vệ sinh...
Các quy định pháp luật về quản lý nƣớc thải tại nguồn bao gồm hệ thống
quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ nảy sinh trong quá trình con
ngƣời tiến hành các hoạt động làm phát sinh nƣớc thải nhằm phòng ngừa, giảm
thiểu những ảnh hƣởng của chúng đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Các mối quan hệ phát sinh tại nguồn nƣớc thải bao gồm: quan hệ giữa chủ nguồn
thải với cơ quan quản lý nhà nƣớc; quan hệ giữa chủ nguồn thải với chủ thu
gom, xử lý, tái xử dụng; quan hệ giữa chủ nguồn thải với ngƣời dân xung quanh
và cộng đồng dân cƣ...Mối quan hệ này đƣợc điều chỉnh trong những quy định
pháp luật về đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM); quy hoạch thoát nƣớc; quy
định về tiêu chuẩn nƣớc thải; quan trắc môi trƣờng nƣớc thải....
1.2.2. Quản lý thu gom, xử lý nước thải
Các mối quan hệ pháp lý về quản lý nƣớc thải chủ yếu phát sinh trong giai
đoạn này là mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền với chủ nguồn
nƣớc thải; quan hệ giữa chủ thu gom, xử lý và chủ nguồn thải. Theo đó việc thu
gom, xử lý nƣớc thải đƣợc hiểu là quá trình sử dụng các biện pháp, công nghệ
11


hoặc biện pháp kỹ thuật để thay đổi tính chất, thành phần của nƣớc thải, nhằm

làm mất đi mức độ ô nhiễm, nguy hại đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Để đảm bảo an toàn khi thu gom, xử lý nƣớc thải pháp luật quy định đối
với từng trƣờng hợp cụ thể thì có hệ thống thu gom và các xử lý riêng nhƣ đối
với các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nƣớc mƣa và hệ thống
thu gom, xử lý nƣớc thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. Đối với
các khu đô thị, khu dân cƣ tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ,
thƣơng mại phải có hệ thống thu gom nƣớc mƣa và thu gom, xử lý nƣớc thải
theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ
tầng kỹ thuật.
Đối với nƣớc thải sinh hoạt thì có biện pháp xử lý nƣớc thải tập chung và
xử lý nƣớc thải phi tập trung. Trƣờng hợp xử lý nƣớc thải phi tập trung đƣợc áp
dụng đối với các khu hoặc cụm dân cƣ, khu đô thị mới, hộ gia đình, cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chợ,
trƣờng học, khu nghỉ dƣỡng hoặc các khu vực bị hạn chế bởi đất đai, địa hình...
không có khả năng hoặc chƣa thể kết nối với hệ thống thoát nƣớc tập trung.
1.2.3. Quản lý nước thải và bùn thải sau khi xử lý nước thải
Theo quy trình thì nƣớc thải sau xử lý phải đƣợc thu gom cho mục đích tái
sử dụng hoặc xả vào nguồn tiếp nhận nƣớc thải nhằm giảm mức độ gây nguy hại
đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Đối với bùn thải nếu bùn thải có yếu
tố nguy hại vƣợt ngƣỡng chất thải nguy hại phải đƣợc quản lý theo quy định về
quản lý chất thải nguy hại; trƣờng hợp bùn thải không có yếu tố nguy hại vƣợt
ngƣỡng chất thải nguy hại phải đƣợc quản lý theo quy định về quản lý chất thải
rắn công nghiệp thông thƣờng. Nhƣ vậy, nƣớc thải sau khi đƣợc phân loại sẽ
đƣợc xử lý theo các quy trình khác nhau. Nếu nƣớc thải có thể tái sử dụng thì
đƣợc xử lý sau đó có thể chuyển trở lại để sử dụng. Nội dung quản lý nƣớc thải
và bùn thải sau khi xử lý là một bộ phận trong quản lý nƣớc thải công nghiệp và

12



nƣớc thải sinh hoạt điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc và các chủ
thể nhƣ chủ nguồn thải và chủ xử lý nƣớc thải.
1.2.4. Quản lý xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
Sau khi thu gom, xử lý nƣớc thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, các khu công nghiệp, khu kinh tế.... nƣớc thải đƣợc xả thải vào nguồn tiếp
nhận. Đối với hộ gia đình, cá nhân xả nƣớc thải sinh hoạt vào khu tập chung và
khu phi tập chung. Nguồn tiếp nhận nƣớc thải rất đa dạng gồm: hệ thống cống,
kênh, mƣơng, biển....Đây là giai đoạn cuối cùng của quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt. Tính nguy hại của nƣớc thải bị triệt tiêu đến mức
độ nào tùy thuộc chủ yếu vào hoạt động của giai đoạn này. Cơ quan Nhà nƣớc
cần kiểm soát các điều kiện đảm bảo an toàn cho môi trƣờng và cộng đồng dân
cƣ nhƣ quan trắc, giám sát, kiểm tra..... Chủ nguồn thải và chủ xử lý nƣớc thải
cần tuân thủ các trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trƣớc khi xả nƣớc thải vào
nguồn tiếp nhận.
1.2.5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong quản lý
nước thải
Trong quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt việc quy định
trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc, chủ nguồn thải, chủ xử lý nƣớc thải và
các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cƣ vô cùng quan trọng. Việc quản lý hiệu quả
nƣớc thải phụ thuộc rất nhiều vào việc quy định trách nhiệm rõ ràng cho các chủ
thể này. Trong suốt quá trình từ quản lý tại nguồn đến giai đoạn thu gom, xử lý
nƣớc thải và xả thải vào nguồn phải quy định rõ trách nhiệm của nhà nƣớc nhƣ:
ban hành quy chuẩn về nƣớc thải, quy hoạch nƣớc thải,cấp, thu hồi giấy phép xả
thải, giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các chủ nguồn thải, khoanh
vùng ngăn chặn kịp thời các ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về xả nƣớc thải. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của chủ
nguồn thải nhƣ: Đầu tƣ hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải tập trung đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và có hệ thống quan trắc nƣớc thải tự động, liên tục;
13



có thiết bị đo lƣu lƣợng nƣớc thải. Ngoài ra, pháp luật điều chỉnh hoạt động của
các chủ thể khác tham gia vào quá trình quản lý nƣớc thải nhƣ các tổ chức xã
hội, cộng đồng dân cƣ ...có trách nhiệm trong việc trong giám sát hoạt động hoạt
động xả lý nƣớc thải, xả thải vào môi trƣờng của các thủ nguồn thải và chủ xử lý
nƣớc thải.
1.2.6. Các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về quản lý nước thải công
nghiệp và nước thải sinh hoạt
Mục đích cơ bản của quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh
hoạt là phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng. Mục đích này chỉ đạt đƣợc khi pháp luật quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt đƣợc xây dựng kèm theo các biện pháp bảo đảm
thực thi chúng trên thực tế. Sau đây là một số biện pháp chính nhƣ:
Một là, bảo đảm thực thi pháp luật quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc
thải sinh hoạt bằng hệ thống bộ máy cơ quan nhà nƣớc gọn nhẹ và hữu hiệu. Hệ
thống cơ quan nhà nƣớc đƣợc xây dựng thống nhất từ Trung ƣơng xuống địa
phƣơng với chức năng thực hiện pháp luật, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát và
cƣỡng chế việc thực hiện pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Hai là, bảo đảm thực thi pháp luật quản lý nƣớc thải bằng các biện pháp
kích thích kinh tế. Trên cơ sở tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của ngƣời gây
ô nhiễm, việc sử dụng công cụ kinh tế sẽ thay đổi hành vi của họ, đảm bảo các
chủ thể này sẽ thực thi pháp luật hiệu quả hơn. Các quy định về thuế môi trƣờng,
ký quỹ môi trƣờng, phí nƣớc thải... các biện pháp này sẽ tạo động lực kinh tế cần
thiết, làm thay đổi hành vi của các chủ nguồn thải, khuyến khích họ tái xử dụng
nƣớc thải nhằm tích kiệm nƣớc và giảm ô nhiễm môi trƣờng.
Ba là, bảo đảm thực thi pháp luật quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc
thải sinh hoạt bằng các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật. Việc áp dụng đúng và
hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tùy mức
14



độ vi phạm mà có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau nhƣ xử lý vi phạm
hành chính, bồi thƣờng dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự..... Các biện pháp
này không chỉ nhằm giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn việc thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật mà còn để đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật.
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp
và nƣớc thải sinh hoạt
Yếu tố năng lực tài chính:Việc đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải hiện nay
tốn kém chi phí rất lớn nên không dễ thực hiệ. Đối với các khu công nghiệp, khu
kinh tế, làng nghề... đối với hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt của ngƣời dân
hầu nhƣ không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng vì xả trực tiếp ra hệ thống sông, ao,
hồ.....
Yếu tố năng lực công nghệ: Hiện nay, các cơ sở tái chế nƣớc thải ở Việt
Nam đều có quy mô nhỏ, mức độ đầu tƣ công nghệ không cao do chi phí tài
chính quá cao, đa số công nghệ đƣợc sử dụng đều trong tình trạng lạc hậu, máy
móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trƣờng thứ cấp.
Yếu tố thói quen và ý thức của người dân: Việc xả nƣớc thải chƣa qua xử
lý và xả nƣớc thải tùy tiện của ngƣời dân dẫn đến công tác quản lý nƣớc thải khó
thực hiện là do thói quen của ngƣời dân từ lâu đời và cũng chƣa ý thức đƣợc việc
cần bảo vệ nguồn nƣớc cũng nhƣ vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Do đó, công tác
tuyên truyền và giáo dục là vô cùng quan trọng nhằm khắc phục dần những thói
quan và ý thức ngƣời dân trong quá trình xử lý nƣớc thải.
1.4. Vai trò của pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải
sinh hoạt
Pháp luật với tƣ cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, luôn tác
động và ảnh hƣởng đến các quan hệ xã hội. Sự tác động và ảnh hƣởng đó thể
hiện ở nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng loại đối tƣợng và từng quan
hệ cụ thể cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật về quản lý nƣớc thải công
15



nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt cũng nhƣ bao lĩnh vực pháp luật khác cũng có vai
trò quan trọng trong cuộc sống, cụ thể nhƣ:
- Thứ nhất, là cơ sở pháp lý của các cơ quan nhà nƣớc, chủ nguồn thải,
chủ xử lý nƣớc thải, các tổ chức, cộng đồng dân cƣ thực hiện trong quá trình
quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt.
- Thứ hai, trong hoạt động phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng thì pháp luật
về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt là công cụ để thực hiện
bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ sức khỏe con ngƣời, các loài động, thực vật và các
điều kiện sống khác. Công cụ phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng thông qua các
quy định nhƣ: về quy hoạch nƣớc thải tại các khu công nghiệp, các làng nghề
hay ở các khu đô thị, khu dân cƣ....; về các quy tắc xử sự mà các chủ thể phải
thực hiện trƣớc, trong và sau khi tiến hành các hoạt động xả thải... ví dụ nƣớc
thải, bùn thải đƣợc thải ra mà không đƣợc xử lý trƣớc khi ra môi trƣờng gây ra
bệnh tật cho con ngƣời, phá hủy hệ sinh thái đặc biệt các hệ sinh thái quan trọng
nhƣ các rặng san hô và hệ sinh thái thủy sinh. Do đó, nếu không có các quy định
về các hoạt động xả thải, quy trình quản lý nƣớc thải này sẽ dẫn đến hai hiện
tƣợng gây ô nhiễm nguồn nƣớc: ô nhiễm hóa học (đặc biệt là chất dinh dƣỡng)
và ô nhiễm vi sinh học. Nƣớc thải chứa số lƣợng lớn các chất ô nhiễm và chất
bẩn nhƣ: Các chất dinh dƣỡng (đạm, lân, kali..); Vi sinh vật gây bệnh (virus, vi
khuẩn, giun sán..); kim loại nặng (cadimi, crom, đồng, chì, thủy ngân, niken..);
Chất ô nhiễm hữu cơ (polychlorinated biphenyls, polyaromatic hydrocarbons,
thuốc trừ sâu) và chất hữu cơ phân hủy sinh học (BOD, COD) và vi chất ô nhiễm
(thuốc, mỹ phẩm, chất tẩy rửa). Tất cả những thứ này có thể gây ra nhiều vấn đề
cho sức khỏe và môi trƣờng đồng thời cũng gây ra những tác động kinh tế, xã
hội khi nƣớc thải ít đƣợc xử lý hoặc không xử lý đầy đủ trƣớc khi thải ra môi
trƣờng.
- Thứ ba, là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý
các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng.Việc thanh tra, giám sát đƣợc


16


thực hiện thƣờng xuyên, định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các
văn bản pháp luật do nhà nƣớc ban hành, còn xử lý vi phạm đƣợc áp dụng cho
mọi chủ thể trong quá trình vi phạm các hoạt động quản lý nƣớc thải.
- Thứ tƣ, pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh
hoạt góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ
môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc. Pháp luật về quản lý nƣớc thải công nghiệp và
nƣớc thải sinh hoạt thông qua các quy định để định hƣớng xử sự của các chủ thể
và có chế tài đối với hành vi vi phạm để từ đó góp phần làm thay đổi và nâng
cao nhận thức của cộng đồng, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ
nguồn nƣớc ở nƣớc ta.
1.5. Khái quát quá trình hình thành pháp luật về quản lý nƣớc thải công
nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt
Hệ thống quản lý nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt từ trƣớc
tới nay có thể kể từ năm 1993 đến năm 2005 với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi
trƣờng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành có liên quan nhƣ: Nghị định số175/CP
ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo vệ
môi trƣờng năm 1993; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn
thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993; Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn; Quyết định số
2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý
chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050; Thông tƣ số 12/2011/TTBTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại; Nghị định số
21/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP; .....
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay hàng loat văn bản trong lĩnh vực
này đƣợc ban hành trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005; Luât Tài
nguyên nức năm 2012; Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 với các văn bản
hƣớng dẫn thi hành nhƣ: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 quy
định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06


17


×