Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG NAM HẢI

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP
CỦA NGƢỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG NAM HẢI

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP
CỦA NGƢỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Vũ Công Giao

Hà Nội – 2015



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………..1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài………………………………………………2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………..6
4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn………………………………...……...6
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận văn……………...7
6. Ý nghĩa của luận văn……………………………………………………...7
7. Kết cấu luận văn…………………………………………………………..8
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT
THU NHẬP CỦA NGƢỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ....................................................................................................... 9
1.1. Quan niệm về pháp luật kiểm soát thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền
hạn ..................................................................................................................... 9
1.1.1. Thu nhập, thu nhập cá nhân ................................................................. 9
1.1.2. Người có chức vụ, quyền hạn .............................................................. 12
1.1.3. Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ...................... 15
1.1.4. Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn 17
1.2. Sự hình thành, vai trò, mục đích kiểm soát thu nhập của ngƣời có
chức vụ, quyền hạn........................................................................................ 19
1.2. 1. Sự hình thành cơ chế kiểm soát thu nhập ......................................... 19
1.2.2. Vai trò của kiểm soát thu nhập............................................................ 21


1.2. 3. Mục đích của kiểm soát thu nhập ...................................................... 22
1.3. Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về kiểm soát
thu nhập ......................................................................................................... 24

1.3.1. Kiểm soát thu nhập trong một số công ước của Liên hợp quốc ........ 24
1.3.2. Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn của một số
quốc gia ........................................................................................................... 27
1.3.2.1. Xác định đối tượng chịu sự kiểm soát thu nhập ………………………27
1.3.2.2. Về xác định phạm vi và nội dung kiểm soát thu nhập……..…………29
1.3.2.3. Về xác định trách nhiệm và hình thức xử lý vi phạm đối với việc kê
khai tài sản, thu nhập………………………………………………………………34
1.3.2.3. Về thu hồi tài sản tham nhũng…………………………………………..
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƢỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN
HẠN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................. 40
2.1. Khái quát các quy định về kiểm soát thu nhập của ngƣời có chức vụ,
quyền hạn trong pháp luật Việt Nam hiện nay .......................................... 40
2.2. Khái quát tình hình thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn ở
nƣớc ta trong thời gian qua .......................................................................... 49
2.3. Thực hiện pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập ở nƣớc ta trong
thời gian qua .................................................................................................. 51
2.3.1. Kê khai tài sản, thu nhập và việc công khai bản kê khai tài sản, thu
nhập của cán bộ, công chức .......................................................................... 51
2.3.1.1. Về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập……………...…...51
2.3.1.2. Về tài sản, thu nhập phải kê khai………………………………….……54
2.3.1.3. Về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập……………………………56
2.3.1.4. Nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm……………………..58


2.3.1.5. Đánh giá chung về tình hình triển khai các biện pháp kê khai tài sản,
thu nhập………………………………………………………………….…………..59
2.3.2. Thanh toán không dùng tiền mặt ........................................................ 62
2.3.3. Tặng quà và nộp lại quà tặng .............................................................. 68
2.4. Thuế thu nhập cá nhân của ngƣời có chức vụ, quyền hạn................. 70

2.4.1. Quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ............................ 70
2.4.2. Thực trạng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập của người có
chức vụ, quyền hạn ........................................................................................ 71
2.5. Thu hồi tài sản tham nhũng .................................................................. 74
2.5.1. Quy định của pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng .................... 74
2.5.1.1. Tài sản tham nhũng……………………………………………………….74
2.5.1.2. Thu hồi tài sản tham nhũng…………….……………………….……… 75
2.5.2. Tình hình thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua .... 80
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦANGƢỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 84
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kiểm soát thu
nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam .................................. 84
3.2. Quan điểm về hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣời
có chức vụ, quyền hạn ................................................................................... 86
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của ngƣời
có chức vụ, quyền hạn ................................................................................... 88
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành về minh bạch tài
sản, thu nhập .................................................................................................. 91


3.3.1.1. Xác định đối tượng kê khai tài sản, thu nhập………………………….91
3.3.1.2. Xác định thu nhập thuộc phạm vi kiểm soát…………………………..96
3.3.1.3. Trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn…………...97
3.3.1.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về nộp lại quà tặng…………..98
3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng ...... 98
3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN ....................... 99
3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh toán không dùng
tiền mặt ......................................................................................................... 100
3.3.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định về cơ quan chịu trách nhiệm

kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn............................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Hoàng Nam Hải


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AU

Công ước của Liên minh Châu Phi về PCTN
(Afican Union Regional Anti-Corruption Convention).

BLHS


Bộ luật hình sự.

CNTT

Công nghệ thông tin.

EU

Liên minh Châu Âu.
(European Union).

IACAC

Công ước chống tham nhũng Liên châu Mỹ
(Inter-American Convention Against Corruption).

HĐND

Hội đồng nhân dân.

NHNN

Ngân hàng Nhà nước.

NSNN

Ngân sách nhà nước.

OECD


Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế.
(Organization for Economic Co-operation and Development).

PCTN

Phòng, chống tham nhũng.

POS

Máy chấp nhận thanh toán thẻ
(Point of Sale).

TNCN

Thu nhập cá nhân.

UBND

Ủy ban nhân dân.

UNCAC

Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng.
(United Nations Convention against Corruption).

UNTOC

Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia
(United


Nations

Convention

Transnational Organised Crime).
WB

Ngân hàng thế giới (World Bank).

Against


DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định điều chỉnh về
kiểm soát thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn từ năm 1998 đến
nay (văn bản còn hiệu lực thi hành) ........................................................... 43
Biểu 2.2: Tỷ lệ ngƣời có thu nhập ngoài lƣơng và các khoản phụ cấp .... 50
Biểu 2.3: Phân loại các khoản thu nhập ngoài lƣơng ................................ 50
Biểu 2.4: Mức thu nhập ngoài lƣơng so với lƣơng và các khoản phụ cấp
theo lƣơng....................................................................................................... 51
Biểu 2.5: Tình hình kê khai tài sản, thu nhập từ năm 2010 đến năm 2014 ........ 54
Biểu 2.6: Số ngƣời có thu nhập và thu nhập chịu thuế trong 03 năm
2009-2011...................................................................................................... .72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, với quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và
của cả hệ thống chính trị, công tác PCTN ở nước ta đã có những chuyển biến

cả về nhận thức, hành động và đã đạt được những kết quả bước đầu.
Tuy nhiên, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
PCTN, lãng phí đồng thời đánh giá:
“….công tác PCTN, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là
ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn
còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh
vực, nhiều cấp, nhiều ngành..., gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn
đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước” [07].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó bao gồm việc
thiếu những cơ chế, biện pháp hiệu quả, đồng bộ để theo dõi những biến động
về tài sản, đặc biệt là chưa có cơ chế giám sát, phát hiện, xác minh và xử lý các
khoản thu nhập có nguồn gốc bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn.
Thấy được bất cập đó, cũng trong Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI đã nêu ra một định hướng mới để ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng, đó là “…nghiên cứu ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn”[07].
Liên quan đến vấn đề trên, Điều 53 Luật PCTN năm 2005 đã quy định:
“Chính phủ trình Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”, tuy nhiên, đến nay đã qua gần 10
năm thực hiện, Chính phủ vẫn chưa ban hành bất kỳ văn bản pháp quy hay xây dựng
bất kỳ dự án luật nào trình Quốc hội về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ,

1


quyền hạn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu luật hóa cơ chế kiểm soát thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn ở nước ta hiện nay là rất cần thiết.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có văn bản nào quy

định cụ thể về cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Trong khi đó, thực tiễn trong và ngoài nước cho thấy, kiểm soát thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn chủ yếu hướng vào các biện pháp như minh bạch
tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, tăng cường phương thức
thanh toán không tiền mặt kết hợp với sử dụng công cụ thuế thu nhập cá nhân
và thu hồi tài sản tham nhũng...
Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn có ý
nghĩa rất quan trọng trong công tác PCTN nhưng cũng đòi hỏi phải có những
nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta từ trước đến nay đã nhiều công trình khoa học của nhiều tác
giả nghiên cứu về các quy định của Luật PCTN, tiêu biểu trong đó là:
- Cuốn “Bàn về giải pháp PCTN ở Việt Nam hiện nay” do GS.TS
Trương Long Giang làm chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2013. Đây là tập
hợp các bài viết của nhiều tác giả là các giáo sư, tiến sỹ bàn về vấn đề nhận
diện, đặc điểm, nguyên nhân của tình hình tham nhũng, các giải pháp PCTN ở
Việt Nam; đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam và
các kiến nghị, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTN.
- Cuốn “Một số kinh nghiệm quốc tế về công tác PCTN” do Thanh tra
Chính phủ ấn hành, Nxb Lao Động, 2014. Cuốn sách tập trung giới thiệu tổng
quan các mô hình thiết chế PCTN trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn tốt
của quốc tế trong thực hiện các nội dung trụ cột của UNCAC và những vấn đề
cơ bản của Việt Nam. Trong đó có chuyên đề “khuôn khổ pháp lý quốc tế về
thu hồi tài sản tham nhũng và một số thực tiễn tốt” (chuyên đề 8) đã đề cập,
phân tích các quy định của UNCAC liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng
2


và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản
tham nhũng.

- Cuốn “Việc công, lợi ích tư: Bảo đảm trách nhiệm giải trình thông
qua công khai thu nhập, tài sản” của Ngân hàng Thế giới, đề cập đến hệ
thống phòng ngừa hành vi làm giàu bất chính, chế tài đối với vi phạm về công
khai thu nhập, tài sản, phối hợp liên ngành để cưỡng chế, thu hồi tài sản… Tài
liệu này cung cấp nhiều số liệu, thực tiễn minh họa ở nhiều quốc gia trên thế
giới về minh bạch tài sản, thu nhập.
- Cuốn “Sai lầm công, hành động tư: Áp dụng thủ tục luật dân sự để
thu hồi tài sản thất thoát” của Ngân hàng Thế giới, trong đó tổng hợp, phân
tích và đưa ra 04 cách thức chủ yếu mà các quốc gia thường lựa chọn áp dụng
đối với việc thu hồi tài sản; khuyến nghị những biện pháp thu hồi tài sản đạt
hiệu quả cao.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Đấu tranh PCTN ở nước ta” của Ban
Nội chính Trung ương. Công trình này nghiên cứu thực trạng tham nhũng,
phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng tham nhũng ở Việt
Nam, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm đấu tranh PCTN ở nước ta.
- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam sau khi phê chuẩn Công ước UNCAC” do Thanh tra Chính
phủ thực hiện, 2005. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định của
Công ước UNCAC, trong đó đặc biệt chú ý đến các quy định về nghĩa vụ của
Công ước đặt ra đối với các quốc gia thành viên. Trên cơ sở rà soát, đối chiếu
các quy định của Việt Nam, đề tài đã đưa ra kiến nghị các nội dung cần sửa
đổi, bổ sung của pháp luật Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn” do Cục chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ thực hiện năm
2012. Công trình này nghiên cứu những vấn đề lý luận, đồng thời đánh giá

3


thực trạng thực thi pháp luật về phòng ngừa tham nhũng hiện nay, qua đó đề

xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn.
- Luận án tiến sỹ luật học:“Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp
đấu tranh PCTN” của nghiên cứu sinh Trần Công Phàn (bảo vệ tại trường Đại
học Luật Hà Nội - 2012). Công trình này nghiên cứu các vấn đề lý luận và
thực tiễn đấu tranh PCTN ở Việt Nam, các quan điểm của Đảng và Nhà nước
về đấu tranh chống tham nhũng, phân tích các tội phạm tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó nêu ra
các giải pháp đấu tranh PCTN.
- Luận án Tiến sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam
hiện nay” của nghiên cứu sinh Trần Đăng Vinh (bảo vệ tại trường Đại học
Luật Hà Nội - 2012). Công trình này nghiên cứu hệ thống pháp luật PCTN, từ
đó đề xuất các quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
về PCTN.
- Luận án tiến sỹ Luật học “Tham nhũng trong Chính phủ Việt Nam:
biểu hiện và cách khắc phục” của nghiên cứu sinh Lê Trung Kiên. Công trình
này nghiên cứu bản chất của tham nhũng, nguyên nhân, các hình thức và biểu
hiện của tham nhũng trong xã hội Việt Nam; xác định những cách thức khắc
phục tham nhũng trong điều kiện kinh tế và xã hội mới của nước ta.
- Luận án tiến sỹ Luật học “Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
trong đấu tranh PCTN ở Việt Nam”của nghiên cứu sinh Nguyễn Hải Phong
(bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội - 2005). Công trình này nghiên cứu cơ sở lý
luận, thực trạng tội phạm tham nhũng, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm tham nhũng ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt
Nam hiện nay”của Trần Anh Tuấn (bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh - 2006), nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật

4



về PCTN. Công trình này nghiên cứu quá trình xây dựng, nội dung của Luật
PCTN và thực trạng hệ thống pháp luật về PCTN, từ đó đề xuất một số quan
điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCTN của Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ Luật học “Pháp luật về PCTN của Singapore và bài
học cho Việt Nam” của Lã Văn Huy (bảo vệ tại Khoa luật Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2013). Công trình này tập trung nghiên cứu về mô hình cơ quan
chống tham nhũng của Singapore, từ đó gợi mởmột số giải pháp có thể áp
dụng nhằm xây dựng cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã đi sâu phân tích làm
rõ khái niệm, bản chất tham nhũng, đặc điểm của tham nhũng, phân tích
khuôn khổ pháp luật và thực trạng về PCTN và nêu ra một số phương hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam. Trong số đó đã có một
số công trình nghiên cứu về các biện pháp kiểm soát thu nhập, tuy nhiên chưa
có công trình nào phân tích một cách toàn diện các vấn đề lý luận, thực tế và
đưa ra nhữnggiải pháp có tính hệ thống và cụ thể để hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở nước ta. Ngay cả Đề
tài khoa học cấp bộ của Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ về
“Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn” cũng mới chỉ phân
tích lý luận và thực tiễn các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được quy định
trong Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007) mà chưa cập nhật
các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ
sung Luật PCTN năm 2012, ví dụ như công khai bản kê khai tài sản, thu
nhập; nghĩa vụ giải trình đối với tài sản tăng thêm của cán bộ, công chức
thuộc diện kê khai, thu hồi tài sản tham nhũng…
Xuất phát từ bối cảnh trên, tác giả lựa chọn đề tài: Pháp luật về kiểm
soát thu nhập của ngƣời có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay để
thực hiện luận văn thạc sỹ của mình nhằm góp phần làm rõ những vấn đề lý
luận, thực tế và pháp lý còn chưa được nghiên cứu kỹ, qua đó đề xuất các giải

5


pháp giải quyết những khía cạnh còn vướng mắc trong tổ chức thực hiện chế
định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong Luật PCTN
của nước ta trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận về kiểm soát
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay; các quy định
của pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong pháp
luật hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định này trong thời gian gần đây.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật và thực tiễn thực thi pháp
luật củaViệt Nam về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
trong khoảng 5 năm trở lại đây, bao gồm các vấn đề như: kê khai tài sản, thu
nhập, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; trả lương qua tài khoản; nộp lại
quà biếu, quà tặng; thuế TNCN; thanh toán không dùng tiền mặt góp phần
kiểm soát thu nhập, thu hồi tài sản tham nhũng... Luận văn tập trung nghiên
cứu hệ thống pháp luật Việt Nam, tuy có đề cập đến nhưng chỉ ở mức khái
quát pháp luật và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về kiểm soát
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để củng cố cho một số nhận định
và đánh giá có liên quan của tác giả.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này nhằm mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm soát
thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đánh giá các quy định trong pháp
luật hiện hành của Việt Nam và đối chiếu, phân tích với tình hình thực tế về
kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, từ đó chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế của chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này và đề
xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm kiểm soát thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn ở Việt Nam hiện nay.


6


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm sáng tỏ quan niệm về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn;
- Hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành và phân tích tình
hình thực hiện một số biện pháp liên quan đến việc kiểm soát thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn như: minh bạch tài sản và thu nhập, trả lương
qua tài khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, nộp lại quà tặng, nghĩa vụ giải
trình, thuế thu nhập cá nhân của người có chức vụ, quyền hạn và thu hồi tài
sản tham nhũng, qua đóchỉ ra những tồn tại, hạn chế, vướng mắc của pháp
luật về kiểm soát thu nhập của người có chức, vụ, quyền hạn hiện nay.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở nước ta trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật để phân tích làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết vấn đề được sử dụng
trong luận văn bao gồm: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ và đánh giá các quy định của pháp luật
hiện hành của Việt Nam liên quan đến kiểm soát thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn, trên cơ sở đó gợi mở khả năng áp dụng các biện pháp khác để
nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở
nước ta, bao gồm các biện pháp mà pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa

quy định, như xử lý các khoản thu nhập có nguồn gốc bất hợp pháp của người
có chức vụ, quyền hạn, thu hồi tài sản không qua kết án hình sự...Vì vậy, luận
7


văn là một nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan nhà nước hữu quan
trong việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ,
quyền hạn ở nước ta trong thời gian tới. Ngoài ra, luận văn cũng là một nguồn
tài liệu tham khảo tốt cho việc giảng dạy, nghiên cứu luật công tại Khoa Luật
ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo luật khác củaViệt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương I. Cơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát thu nhập của người có
chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay.
Chương II. Thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về kiểm soát thu
nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay.
Chương III. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát thu
nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

8


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT
THU NHẬP CỦA NGƢỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.1. Quan niệm về pháp luật kiểm soát thu nhập của ngƣời có chức vụ,
quyền hạn
1.1.1. Thu nhập, thu nhập cá nhân
Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về thu nhập được đưa ra

trong các công trình nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có một quan điểm thống
nhất, đầy đủ, tổng quát về khái niệm này. Tùy thuộc vào mục đích nghiên
cứu, các học giả đã nêu ra những quan niệm khác nhau về thu nhập.
Hai nhà kinh tế học người Anh là R.M. Haig và H.C. Simons vào đầu thế
kỷ thứ XX định nghĩa: “Thu nhập là giá trị tiềm năng thực tế trong khả năng
từng cá nhân để tiêu dùng trong suốt một khoảng thời gian nào đó” [01, tr7].
Đây được coi là một cách tính thu nhập lý tưởng. Việc cộng giá trị tăng thêm
vào thu nhập bởi vì chúng thể hiện sự gia tăng tài sản trong tương lai, nhưng
trong thực tế khó thực hiện được vì giá trị tăng thêm mới chỉ ở dạng tiềm
năng và thông thường được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhà
kinh tế học người Mỹ là Samuelson thì đưa ra định nghĩa về thu nhập một
cách giản dị hơn: “Thu nhập là tổng số tiền mà một người kiếm được hoặc thu
góp được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)” [36, tr 11].
Còn theo từ điển Tiếng Việt thì “thu nhập” là “..nhận được tiền nong,
của cải từ một hoạt động nào đó để chi dùng cho cuộc sống” [70, tr 234]; hay
“là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một doanh
nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định
từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó” [69, tr 725, 726].
Các định nghĩa nêu trên mặc dù chưa phản ánh được đầy đủ các khía
cạnh của thu nhập nhưng tổng hợp lại cho thấy một số đặc điểm chung như:
thu nhập thuộc về một chủ thể trong xã hội; thu nhập biểu hiện mức độ sở hữu
9


tài sản của một chủ thể, được xác định trong một khoảng thời gian nhất định,
được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ; thu nhập được hình thành thông qua
quá trình phân phối và phân phối lại do thị trường và nhà nước thực hiện.
Từ những đặc điểm chung nêu trên, có thể đưa ra một định nghĩa tổng
quát về thu nhập, theo đó: Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nhận
được, thu được trong một khoảng thời gian nhất định, không phân biệt nguồn

phát sinh thu nhập.
Từ khái niệm thu nhập, có thể rút ra khái niệm thu nhập cá nhân
(TNCN), là: … tổng các giá trị nhận được, thu được trong một khoảng thời
gian nhất định (thường là 1 năm) của một cá nhân, không phân biệt nguồn
phát sinh thu nhập.
Thực tế bất cứ cá nhân nào đều có thể có thu nhập của riêng mình.
Người lao động có thu nhập từ tiền công, tiền lương thông qua hoạt động sản
xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi… sinh viên có thu nhập từ học bổng
của nhà trường, từ nguồn tặng, cho của bố mẹ hoặc đài thọ của các tổ chức, cá
nhân. Thậm chí một em bé mới sinh cũng có thể có thu nhập từ thừa kế tài
sản, được tặng, cho hoặc lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng của các khoản thừa
kế, tặng cho đó…
Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và mục đích nghiên cứu, TNCN được
chia thành nhiều loại khác nhau.
Căn cứ vào nguồn tạo ra thu nhập, có thể chia thành thu nhập từ lao
động (tiền công, tiền lương, tiền thưởng...) và thu nhập không từ lao động
(thừa kế, chuyển nhượng, sở hữu vốn, quà biếu, quà tặng....)
Căn cứ vào tính chất phát sinh thu nhập, có thể chia thành thu nhập
thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.
Căn cứ vào tính chất pháp lý của thu nhập, có thể chia thành thu nhập
hợp pháp và không hợp pháp. Thu nhập hợp pháp là thu nhập được tạo ra từ

10


hoạt động được pháp luật cho phép. Thu nhập bất hợp pháp là thu nhập được
tạo ra từ các hoạt động mà nhà nước cấm và pháp luật không bảo vệ...
Phân tích TNCN theo các hoạt động cụ thể, có thể thấy nguồn của
TNCN rất phong phú, đa dạng. Theo quy định của Luật thuế TNCN (Điều 3)
và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (Điều 2)

thì các nguồn thu nhập bao gồm: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền
lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn;thu
nhập từ chuyển nhượng bất động sản;thu nhập từ trúng thưởng;thu nhập từ
bản quyền;thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế là
chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động
sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; thu nhập từ
nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh
doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử
dụng; thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước
giao đất; thu nhập từ kiều hối; thu nhập từ học bổng; thu nhập từ bồi thường
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động,
khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của
pháp luật....
Nhìn chung, những nguồn thu nhập nêu trên là những nguồn thu nhập
hợp pháp, còn trên thực tế cá nhân còn có thể có những thu nhập từ nguồn bất
hợp pháp, ví dụ như tiền, tài sản có được từ các hành vi tham ô, nhận hối lộ,
lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi; tiền, tài sản do phạm tội mà có...
Mặc dù có nhiều cách phân loại thu nhập nhưng chung quy thu nhập
chỉ tồn tại dưới hai hình thức là bằng tiền và tài sản có giá trị. Tiền có thể là
tiền Việt Nam, ngoại tệ, tiền mặt, tiền séc... Tài sản có giá có thể là bất cứ của
cải, vật chất nào có giá trị hoặc các chứng chỉ có giá khác.

11


1.1.2. Người có chức vụ, quyền hạn
Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn được đề cập chính thức lần đầu
tiên trong Thông tư của Tòa án nhân dân tối cao ngày 06/8/1982 hướng dẫn
giải thích việc vận dụng Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ, theo đó: “Người có
chức vụ, quyền hạn bao gồm những người được cơ quan Nhà nước hoặc tổ

chức xã hội chính thức giao đảm nhiệm một công tác thường xuyên hoặc nhất
thời, không kể quy chế (do bổ nhiệm, dân cử, hợp đồng, nghĩa vụ, có hưởng
lương hoặc không hưởng lương) hoặc cấp bậc như thế nào (người phụ trách
hay nhân viên phục vụ) có quyền năng đối với người khác trong khi thực hiện
công tác” [22, tr 48, 49]. Trên cơ sở đó, trong BLHS đầu tiên của nước ta năm
1985, khái niệm người có chức vụ, quyền hạn được quy định một cách rõ
ràng, đầy đủ hơn và quy định này được giữ nguyên cho đến nay.
Điều 277 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:
“Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng
hoặc một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được
giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi
thực hiện công vụ”.
Theo khoản 3 Điều 1 Luật PCTN năm 2005, người có chức vụ, quyền
hạn bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh
đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi
thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Như vậy, có bốn nhóm đối tượng được coi là có chức vụ, quyền hạn, đó là:
12


Nhóm thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức. Đây là nhóm đối tượng
chủ yếu, chiếm số lượng lớn người được coi là có chức vụ, quyền hạn và đây
cũng là nhóm thường nắm giữ những vị trí, công việc liên quan đến vốn, tài
sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của công dân,

doanh nghiệp nên có nhiều cơ hội thực hiện hành vi tham nhũng. Những
người thuộc nhóm này được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Cán bộ, công
chức năm 2008 và Điều 2 Luật Viên chức năm 2010. Theo hai luật này, thì:
(1) Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
(2) Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ
chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư
Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công
dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
13


(3) Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc
làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của

pháp luật.
Nhóm thứ hai, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị
thuộc công an nhân dân. Những đối tượng thuộc nhóm này có địa vị pháp lý
tương đối đặc thù, thuộc các lĩnh vực vũ trang nhân dân được quy định trong
Luật sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân.
Nhóm thứ ba, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà
nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước
tại doanh nghiệp. Nhóm này có thể được chia làm hai loại: (i) Những cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp của Nhà nước, theo đó doanh
nghiệp của Nhà nước được hiểu là doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nhà
nước; (ii) Cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà
nước tại các doanh nghiệp.
Nhóm thứ tư, những người không phải là cán bộ, công chức nhà nước
nhưng được giao nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện
nhiệm vụ, công vụ đó.
Dấu hiệu có ý nghĩa quyết định cho việc xác định một người có chức
vụ, quyền hạn là “tính chất của chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy
định cho người đó”. Nói cách khác, để xác định một người có chức vụ, quyền hạn
phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn luật định của họ [22, tr 51].
Chức vụ và quyền hạn là hai dấu hiệu gắn bó với nhau nhưng không
đồng nhất. Chức vụ gắn liền với quyền hạn nhưng quyền hạn không nhất thiết
đòi hỏi phải có chức vụ. Theo nghĩa đó, nhóm thứ 4 rất khó xác định, bởi đó

14


có thể là những người được giao chức vụ, quyền hạn chỉ trong những trường
hợp nhất định.

Do đó, cùng là người có chức vụ, quyền hạn nhưng địa vị pháp lý của
họ có thể khác nhau, dẫn đến cơ chế quản lý họ cũng phải khác nhau.Vì vậy,
để kiểm soát tài sản, thu nhập của họ cần phải có sự phân biệt trong từng
trường hợp mà không nhất thiết phải áp dụng những hình thức kiểm soát
thống nhất cho tất cả các đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn.
1.1.3. Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
Theo Từ điển tiếng Việt, “kiểm soát” là “xem xét để phát hiện, ngăn
chặn những gì trái với quy định” [70, tr 674]. Tức là khi thực hiện chức năng
kiểm soát, pháp luật sẽ xây dựng các tiêu chí nhận diện hành vi được coi là vi
phạm pháp luật và nhận diện các chủ thể có khả năng thực hiện hành vi đó.
Từ khung pháp lý chung, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm kiểm soát sẽ đối
chiếu vào thực tế để xác định chủ thể thỏa mãn những điều kiện, tiêu chí trở
thành đối tượng thuộc phạm vi kiểm soát; đồng thời chủ động tiến hành theo
dõi các hành vi của chủ thể nhằm phát hiện những dấu hiệu vi phạm các quy
tắc đã thừa nhận. Nếu chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng đến các nguyên tắc kiểm soát đã đặt ra thì tùy từng trường hợp sẽ bị áp
dụng các chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật, hoặc dân sự để xử lý.
Ở góc độ lý luận, khái niệm “kiểm soát” được nhận diện gần giống với
khái niệm “giám sát”. Giám sát được hiểu là "sự theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện những điều đã quy định” [70, tr 507], hay là “sự theo dõi mang tính chủ
động thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc nhân dân với hoạt động của các
đối tượng chịu sự giám sát và tắc động bằng các biện pháp tích cực để hướng
các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả
đã được xác định từ trước” [69, tr 292]. Cả hai khái niệm này đều cho thấy
việc quan sát, theo dõi mang tính chủ động của chủ thể có quyền với các chủ

15


thể chịu sự giám sát, kiểm soát [64, tr. 219, 220]. Qua kiểm soát, giám sát mà

phát hiện hành vi vi phạm sẽ có những tác động nhất định nhằm hướng các
hoạt động đi đúng quỹ đạo để đạt được mục đích đề ra, bảo đảm cho các quy
định của pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, hai biện pháp này
có một số khác biệt như: Khi giám sát, chủ thể giám sát thường hướng các đối
tượng chịu sự giám sát thực hiện đúng các quy định để đạt được kết quả,
trong khi đó, kiểm soát không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu thực hiện các hệ
quả được mô tả mà còn xem xét hành động dựa trên lẽ phải, sự công bằng và
trong những trường hợp nhất định sẽ thực hiện mục đích ngăn chặn, loại bỏ
những hoạt động sai trái, vi phạm. Mặt khác, giám sát thường chỉ dừng lại ở
việc phát hiện các hành vi và khuyến nghị đối tượng chịu sự giám sát thực
hiện đúng pháp luật, trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thì kiến nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, còn trong hoạt động kiểm soát,
chủ thể thực hiện chức năng kiểm soát sẽ trực tiếp xem xét, áp dụng các biện
pháp ngăn chặn và đưa ra chế tài xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn không chỉ
đơn thuần là phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định pháp luật. Ví dụ,
kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn không chỉ nhằm mục
đích để thu thuế thu nhập đối với những khoản thu nhập chịu thuế mà người
có chức vụ, quyền hạn không kê khai, mà sâu xa hơn, ý nghĩa hơn đó là nhằm
ngăn chặn, phát hiện những khoản thu nhập bất minh của người có chức vụ,
quyền hạn, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, xử lý trách nhiệm và thu
hồi tài sản tham nhũng.
Vì vậy, để phát hiện, ngăn chặn những thu nhập, tài sản bất minh của
người có chức vụ, quyền hạn thì cơ quan có thẩm quyền phải theo dõi, nắm
bắt được sự biến động của mọi tài sản, thu nhập của họ ở mọi thời điểm,
không chỉ việc tăng tài sản, thu nhập mà ngay cả việc giảm tài sản, thu nhập
16



×