Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 79 trang )

NGUYỄN VIỆT DŨNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CHỦ THỂ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

NGUYỄN VIỆT DŨNG

2015 - 2017

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CHỦ THỂ
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

NGUYỄN VIỆT DŨNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KIỀU THỊ THANH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực./.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Việt Dũng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ BẢO VỆ
QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THƯƠNG MẠI ...................................................................................... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa pháp lý của quyền nhân thân ................ 6
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân .................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của quyền nhân thân ........................................................... 10
1.1.2.1. Đặc điểm thứ nhất, Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản..... 10
1.1.2.2. Đặc điểm thứ hai, quyền nhân thân luôn gắn liền với chủ thể quyền,
không thể chuyển giao cho người khác ........................................................ 10
1.1.3. Ý nghĩa pháp lý của quyền nhân thân ................................................. 11
1.2. Bảo vệ quyền nhân thân của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh

thương mại ....................................................................................................... 12
1.2.1. Về hoạt động kinh doanh thương mại ................................................. 12
1.2.2. Khái niệm bảo vệ quyền nhân thân của các chủ thể trong hoạt động
kinh doanh thương mại ................................................................................. 14
1.2.3. Vai trò của bảo vệ quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại .... 16
1.2.4. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân ............................................... 17
1.2.4.1. Biện pháp tự bảo vệ ........................................................................ 18
1.2.4.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành............................................................................................. 19
1.24.3. Biện pháp bảo vệ quyền nhân thân theo quy định của một số ngành
luật khác ...................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 34
VỀ BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CHỦ THỂ TRONG ...................... 34
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ................................................ 34
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể trong hoạt
động kinh doanh thương mại .......................................................................... 34
2.1.1. Thực trạng bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong kinh
doanh thương mại ......................................................................................... 34


2.1.2. Thực trạng bảo vệ quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân trong kinh doanh thương mại.......................................................... 39
2.1.3. Thực trạng bảo vệ quyền được bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân trong kinh doanh thương mại................................................... 46
2.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân và bảo vệ
quyền nhân thân của chủ thể trong kinh doanh thương mại ........................ 54
2.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân và bảo
vệ quyền nhân thân của cá nhân trong kinh doanh thương mại .................. 54
2.2.2. Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền nhân
thân và bảo vệ quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại ................... 57

2.2.2.1. Hướng dẫn cụ thể các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân được quy
định ở Điều 25 BLDS ................................................................................... 58
2.2.2.2. Pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể về những dạng hành vi xâm phạm
quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín để làm căn cứ giải
quyết vụ án .................................................................................................. 59
2.2.2.3. Quy định thời hạn phải xin phép sử dụng hình ảnh của cá nhân; thu
thập, công bố thông tin, tư liệu của cá nhân trong trường hợp người đó đã
chết .............................................................................................................. 59
2.2.2.4. Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về mức bồi thường thiệt hại
khi có hành vi xâm phạm quyền nhân thân nói chung, xâm phạm các quyền
nhân thân trong kinh doanh thương mại nói riêng ....................................... 61
2.2.2.5. Mở rộng hành vi được coi là xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân
trong môi trường kinh doanh thương mại và theo hướng mở ....................... 65
2.2.2.6. Hướng dẫn cụ thể trong vấn đề giới hạn quyền riêng tư của cá nhân
người lao động khi tham gia vào quá trình làm việc tại đơn vị sử dụng lao
động ............................................................................................................ 66
2.2.2.7. Có cơ chế đặc thù trong việc quản lý môi trường mạng................... 67
2.2.2.8. Một số giải pháp khác ..................................................................... 67
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 70


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
BLHS: Bộ luật hình sự


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa vô
cùng quan trọng được pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ,
trong đó có Việt Nam. Gần mười năm BLDS 2005 được đưa vào thực tiễn áp dụng
với những sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa và phát triển để hoàn thiện, nay là
BLDS 2015 thì quyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước ta bảo vệ ngày càng
mở rộng, cùng với đó là những công cụ pháp lý để bảo vệ quyền nhân thân khi có
hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội thì có thể thấy những
quy định của pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Những
năm gần đây, sự phát triển của truyền thông hiện đại, đặc biệt là mạng xã hội,
phương thức thương mại điện tử đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong
những giao dịch thương mại hiện hành.
So với các quốc gia trong khu vực Châu Á, thì Việt Nam là quốc gia có tốc
độ người dùng Internet tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2000-2010. Bên cạnh những
lợi ích thì có thể nói chưa bao giờ tình trạng xâm phạm quyền nhân thân diễn ra
nhiều, dễ dàng và nhanh trong môi trường mạng xã hội như thương mại điện tử như
hiện nay với những công cụ trợ giúp là thiết bị quay phim, chụp ảnh được thiết kế
ngày càng nhỏ gọn để ngụy trang, cất giấu tiện lợi cũng như có khả năng ghi hình từ
xa, ghi hình trong bóng tối… Từ những chuyện tưởng chừng như rất bình thường
như: đăng một bức ảnh, gửi cho nhau xem một video, đăng một bức ảnh riêng tư
của người khác lên trang cá nhân của mình... nhưng đôi khi đã vượt qua ranh giới
mà nhiều người cho là “chuyện đùa” của những người thân quen, và nó đang nảy
sinh nhiều vấn đề pháp lý cần lưu ý. Với sự trợ giúp của Internet, quyền nhân thân
của cá nhân bị xâm phạm không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà còn trên phạm vi
nhiều nước và bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của mạng xã hội, đặc biệt là
những người của công chúng. Một sự vô tình đôi khi đem lại hậu quả khôn lường,
trở thành một hành vi xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân, quyền về
đời sống riêng tư, xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm, uy tín...
Bên cạnh đó, có những cá nhân lợi dụng hoạt động kinh doanh thương mại cố ý
xâm phạm tới quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Tình trạng tiết lộ


1


thông tin của người khác, rao bán trong môi trường mạng khi không được người đó
đồng ý; đăng những hình ảnh, video mang tính chất đồi trụy của bạn do những mâu
thuẫn, hiềm khích, thậm chí là trục lợi; đăng ảnh của người khác mà không xin phép
người đó1… xảy ra một cách phổ biến là những vấn đề nhức nhối trong dư luận, gây
bức xúc, tạo dư luận không tốt liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá
nhân trong kinh doanh thương mại. Hơn bao giờ hết, việc truy tìm “thủ phạm” trong
những trường hợp này là hết sức khó khăn do pháp luật chưa có cơ chế đặc thù
trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong môi trường thương mại điện tử
nói riêng cũng như môi trường kinh doanh thương mại nói chung.
Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu, tìm hiểu, xác định, phân tích làm rõ
cơ sở lý luận về các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân và thực trạng bảo vệ quyền
nhân thân trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam một cách có hệ thống là điều hết
sức cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nhận thức được tầm quan trọng
của việc bảo vệ quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân trong kinh doanh
thương mại nói riêng, học viên đã chọn đề tài: “Bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể
trong hoạt động kinh doanh thương mại” cho Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam từ trước đến nay,
quyền nhân thân đã được đề cập tới khá nhiều nhưng chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và làm rõ thực trạng bảo vệ quyền nhân thân trong
kinh doanh thương mại trong xu thế hội nhập của Việt Nam hiện nay dưới cấp độ
Luận văn thạc sĩ. Với những công trình đã được công bố liên quan đến quyền nhân
thân thì mỗi công trình lại khai thác vấn đề này ở từng góc độ và khía cạnh nhất
định. Chẳng hạn như: Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân
Tối cao với đề tài: “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân thân
của công dân theo quy định của BLDS” [30]. Nội dung của công trình này mới chỉ
khẳng định được vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân thân nói

chung mà chưa đưa ra được phương hướng giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền

1

Trang báo điện tử đăng ngày 14/4/2014 đưa tin vụ ảnh nữ sinh bị treo biển tôi là người
ăn trộm được một nam thanh niên chụp hình và đăng lên trang Facebook cá nhân

2


nhân thân của cá nhân trong từng trường hợp cụ thể. Sau này, khi BLDS 2005 ra
đời, có một số công trình mà có thể kể đến như đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường do TS. Lê Đình Nghị làm chủ nhiệm đề tài: “Quyền nhân thân của cá nhân
và bảo vệ quyền nhân thân trong pháp luật dân sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2008; Luận văn của TS. Lê Đình Nghị: “Quyền bí mật đời tư theo quy định
của pháp luật dân sự Việt Nam”; Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Thị Hoa
với đề tài: “Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân theo quy định của
BLDS năm 2005”; khóa luận tốt nghiệp của tác giả Đặng Thị Dạ Lan với đề tài
“Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam”; khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Tiến Dũng về đề tài “Bảo vệ
quyền nhân thân của cá nhân trong môi trường mạng xã hội- Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”... Ngoài ra, còn có một số bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý
như “Quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật một số nước
phương Tây - đối chiếu với pháp luật Việt Nam” của tác giả Chu Đức Tuấn đăng
trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 04/2008; “Khái niệm và phân loại quyền
nhân thân”- tác giả PGS. TS Bùi Đăng Hiếu đăng trên tạp chí Luật học số 07/2009;
“Bàn luận về quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân theo quy định của
BLDS 2005”- tác giả Phùng Bích Ngọc đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
22(230)T1/2012;“Bàn thêm về các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS
2005” của tác giả Phùng Trung Tập đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số

17(249)/T9/2013…
Nhận thức được vấn đề, đề tài: “Bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể trong
hoạt động kinh doanh thương mại” lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ Luận văn
Thạc sĩ một cách chuyên sâu với những kiến thức hiểu biết của cá nhân, không có
sự trùng lặp, đồng thời kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình nghiên
cứu khoa học, các bài viết đã đạt được.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong đề tài này, tác giả phân tích một cách có hệ thống các biện pháp bảo vệ
quyền nhân của cá nhân và chỉ đi sâu nghiên cứu những quyền nhân thân của cá
nhân điển hình bị xâm phạm trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay mà
không đi sâu tìm hiểu cụ thể các quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong
BLDS hiện hành. Luận văn tiếp cận nội hàm kinh doanh thương mại bên cạnh quan

3


điểm truyền thống còn vận dụng và hiểu kinh doanh thương mại bao gồm hình thức
thương mại điện tử phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài tìm hiểu quy định của pháp luật dân sự
hiện hành về bảo vệ quyền nhân thân cũng như pháp luật của một số ngành luật
khác; môi trường mạng xã hội và mối liên quan giữa quyền nhân thân và kinh
doanh thương mại; thực trạng bảo vệ quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại
ở Việt Nam hiện nay cũng như những kiến nghị trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật và giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo vệ quyền nhân thân trong kinh
doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay.
Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những khía
cạnh sau:
- Phân tích khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân và ý nghĩa pháp lý của
quyền nhân thân;

- Xác định cách hiểu về kinh doanh thương mại trên nhiều phương diện,
trong đó bao gồm cả thương mại điện tử;
- Xem xét việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của BLDS
- đặt trong sự phân tích mối tương quan với một số ngành luật khác như hình sự,
hành chính.
Tìm hiểu thực tiễn của việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong kinh
doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và
đề ra phương hướng hoàn thiện…Luận văn cũng đề cập đến những vấn đề mới
mang tính thời sự có ý nghĩa trong thời kì hội nhập hiện tại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài “Bảo vệ quyền nhân
thân của chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại” được nghiên cứu trên cơ
sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng và
kết hợp một cách hợp lý các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, diễn giải, phương pháp so sánh, phương pháp hệ
thống… để chứng minh cho những luận điểm được đưa ra trong luận văn.
6. Kết cấu luận văn

4


Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài “Bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể
trong hoạt động kinh doanh thương mại” được kết cấu bởi hai chương, ngoài phần
Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo:
Chương 1: Khái quát chung về quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân
của chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại
Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền
nhân thân của chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại

5



Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ BẢO VỆ QUYỀN
NHÂN THÂN CỦA CHỦ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa pháp lý của quyền nhân thân
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân
Cùng với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của xã hội, vấn đề con người
ngày càng được coi trọng và đảm bảo về cả yếu tố vật chất và tinh thần. Trong đó,
phải kể đến giá trị về nhân thân của con người - giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân con
người – đã và đang được xã hội quan tâm, được pháp luật công nhận và bảo hộ với
tư cách là một “Quyền” đó là quyền nhân thân.
“Quyền” hiểu dưới góc độ pháp lý là khả năng được phép xử sự mà pháp luật
công nhận cho chủ thể thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình. Có nhiều cách để phân
loại quyền dựa trên những cơ sở khác nhau, có thể phân loại quyền theo các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Quyền nhân thân được ghi nhận là một
trong những quyền dân sự của cá nhân và được cụ thể hóa trong các quy định của
pháp luật dân sự.
Về khái niệm quyền nhân thân, hiện nay vẫn tồn tại nhiều định nghĩa khác
nhau về quyền nhân thân mà chưa có một định nghĩa thống nhất. Qua việc tìm hiểu
và phân tích các quan điểm khác nhau định nghĩa về quyền nhân thân, luận văn có
những đánh giá và đưa ra quan điểm cá nhân.
Lần đầu tiên thuật ngữ quyền nhân thân được nhắc đến với tư cách là một
thuật ngữ pháp lý là trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 (BLDS 1995).
Theo đó, Quyền nhân thân được quy định trong BLDS 1995 là quyền dân sự gắn
liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Đây là một trong những điểm mới tiêu biểu của BLDS 1995
và đánh dấu bước tiến lớn của pháp luật dân sự cũng như hệ thống pháp luật Việt
Nam thời bấy giờ. Quy định về quyền nhân thân trong BLDS là sự thể chế hóa

những quy định của Hiến pháp về quyền dân sự của công dân, cụ thể là quy định
các quyền nhân thân của cá nhân. Việc ghi nhận quyền nhân thân với tư cách là một

6


quyền dân sự như bao quyền về tài sản khác trong Bộ luật Dân sự 1995 đã đặt nền
móng cho sự phát triển của định nghĩa quyền nhân thân nói riêng và các quyền nhân
thân nói chung.
Theo công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân Tối cao
về đề tài: “Vai trò của TAND trong việc bảo vệ quyền nhân thân được đề cập trong
việc bảo vệ quyền nhân thân của công dân theo quy định của BLDS” (Số đăng ký:
96 – 98 – 063/ĐT) thì định nghĩa quyền nhân thân được xem xét dưới hai giác độ:
Dưới giác độ chủ thể, quyền nhân thân về dân sự được hiểu là quyền con người về
dân sự gắn liền với mỗi cá nhân được thụ hưởng với tư cách là thành viên của cộng
đồng kể từ thời điểm người đó được sinh ra và bằng các quyền đó, mỗi cá nhân
được khẳng định địa vị pháp lý của mình trong giao lưu dân sự, do đó mỗi cá nhân
đều có quyền nhân thân riêng và quyền này không thể chuyển giao cho người khác,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Dưới giác độ khách thể, quyền nhân
thân về dân sự của cá nhân được hiểu là chế định pháp luật bao gồm các quy định
của pháp luật về các quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân để đảm bảo địa vị pháp
lý cho mọi cá nhân, là cơ sở pháp lý để cá nhân được thực hiện các quyền con người
về dân sự trong sự bảo hộ của nhà nước và pháp luật. Theo cách hiểu này, quyền
nhân thân là quyền con người được toàn quyền hưởng trong lĩnh vực dân sự từ khi
người đó sinh ra và có toàn quyền tự định đoạt, để phân biệt các cá nhân với nhau;
là quyền được nhà nước và pháp luật bảo vệ. Quan điểm này nhìn nhận quyền nhân
thân trên hai yếu tố cơ bản là chủ thể quyền và khách thể của quyền nhân thân để
đưa ra khái niệm. Tuy nhiên, sự tách bạch hai yếu tố này của quyền nhân thân sẽ
làm cho định nghĩa quyền nhân thân không có được tính khái quát và tính nhận diện
cao.Hay theo cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học” của trường Đại học Luật

Hà Nội thì: “Giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức được pháp luật ghi nhận và bảo
vệ. Chỉ trong những giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi là
quyền nhân thân. Quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể chuyển giao
cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định…” [ 14 , tr.105]. Với cách
định nghĩa quyền nhân thân của Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì chỉ có
những giá trị nhân thân nào được ghi nhận bằng pháp luật mới là quyền nhân thân,
không được ghi nhận thì sẽ không được gọi là quyền nhân thân. Quan điểm này đã
bó hẹp quyền nhân thân của cá nhân, con người.

7


Khác với hai quan điểm nêu trên, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005)tại Điều
24 và Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi 2015 (Điều 30) đều quy định: “Quyền nhân
thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân,
không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Định nghĩa quyền nhân thân theo BLDS 2005 và Dự thảo Bộ luật Dân sự là sự kế
thừa tinh thần của BLDS 1995, nhìn nhận quyền nhân thân trên hai điểm là quyền
dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao. Tuy nhiên, định nghĩa
này chưa thực sự thuyết phục các nhà nghiên cứu luật học, tiêu biểu là những bất
cập trong quy định của Điều 24 BLDS 2005 đã được TS. Bùi Đăng Hiếu – Trường
Đại học Luật Hà Nội thể hiện trong bài viết “Khái niệm và phân loại quyền nhân
thân” đăng trên Tạp chí Luật học số7/2009: Thứ nhất, khái niệm quyền nhân thân
tại Điều 24 BLDS 2005 dựa vào hai đặc điểm: gắn liền với cá nhân, không chuyển
dịch là chưa thấu đáo, bởi lẽ có một số quyền dân sự thỏa mãn cả hai đặc điểm nêu
trên nhưng lại không phải là quyền nhân thân. Minh chứng cụ thể cho lập luận của
mình, tác giả bài viết đề cập đến Điều 50 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 về
nghĩa vụ cấp dưỡng: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con,
giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng
theo quy định của Luật này.Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ

khác và không thể chuyển giao cho người khác”, theo đó quyền được cấp dưỡng và
nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được gắn liền với những cá nhân nhất định như: giữa cha
mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu, giữa vợ và chồng và
không thể chuyển giao, thỏa mãn hai điều kiện của một quyền nhân thân. Tuy nhiên,
theo tác giả, quyền dân sự về cấp dưỡng là một loại quyền tài sản chứ không phải là
quyền nhân thân. Thứ hai, tác giả bài viết tiếp tục chỉ ra điểm bất cập của Điều 24
BLDS 2005 với quy định cho rằng quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân.
Trong khi các quy định pháp luật dân sự lại chỉ ra rằng pháp nhân và các chủ thể
khác của quan hệ pháp luật dân sự cũng có các quyền nhân thân như tại Điều 604 và
Điều 611 BLDS 2005 ghi nhận “danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác”. Hay
tại Điều 1 Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/04/2004, cũng như Điều 1
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao đều nhắc đến thiệt hại do tổn thất tinh thần của pháp nhân và tổ
chức như: danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín

8


nhiệm, lòng tin … vì bị hiểu nhầm và bồi thường những thiệt hại về tinh thần đó.
Với những dẫn chứng, lập luận thuyết phục, tác giả đã chỉ ra rằngcác quy định của
pháp luật dân sự đều hướng tới sự thừa nhận các quyền nhân thân đối với pháp nhân
và các chủ thể khác. Mặc dù quyền nhân thân là một loại quyền con người nhưng
quyền nhân thân không chỉ gắn với con người với tư cách cá nhân trong quan hệ pháp
luật dân sự, mà còn được pháp luật công nhận gắn với các chủ thể khác trong pháp luật
dân sự. Từ những phân tích đó, TS. Bùi Đăng Hiếu cũng đã đưa ra quan điểm cá nhân
khi định nghĩa về quyền nhân thân: “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với đời
sống tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển
giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [32, tr.80].
Bàn về khái niệm quyền nhân thân, TS. Lê Đình Nghị đã có đóng góp quan
điểm cá nhân khi xây dựng khái niệm quyền nhân thân trên hai phương diện khách

quan và chủ quan trong Luận án Tiến sỹ Quyền bí mật đời tư theo quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam (năm 2008). Cụ thể, nghĩa khách quan: “quyền nhân
thân được hiểu là một phạm trù pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật
do Nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định cho các cá nhân có các quyền
nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền
của mình”; theo nghĩa chủ quan thì: “quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn
liền với cá nhân do nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể
chuyển giao quyền này cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Có thể thấy rằng tác giả đưa ra khái niệm quyền nhân thân với cách tiếp cận đa
chiều, có tính khái quát cao và tương đối đồng tình với quan điểm của nhà làm luật
khi xây dựng khái niệm quyền nhân thân.
Qua việc tìm hiểu những quan điểm khác nhau về khái niệm quyền nhân thân,
có thể thấy rằng các khái niệm đều tập trung làm rõ bản chất cốt lõi của quyền nhân
thân trên các yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung quyền. Tuy nhiên mỗi quan
điểm lại có sự khác biệt trong cách xác định chủ thể quyền nhân thân cá nhân hay là
cá nhân và pháp nhân như quan điểm của ; việc xác định khách thể là các giá trị
nhân thân ở phạm vi rộng hẹp khác nhau cũng đã hình thành các quan điểm khác
nhau, chưa kể tới nội dung quyền nhân thân được khái quát trong khái niệm cũng có
nhiều ý kiến trái chiều. Trên cơ sở tiếp thu và đánh giá các quan điểm khác nhau
định nghĩa về quyền nhân thân, luận văn nhận thấy cần xây dựng một khái niệm

9


quyền nhân thân chứa đựng đầy đủ các yếu tố về chủ thể, khách thể và nội dung
quyền nhân thân và thể hiện được dấu hiệu phân biệt quyền nhân thân với các
quyền khác. Có thể đưa ra khái niệm quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với đời sống tinh thần
của chủ thể do nhà nước quy định cho mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền
và không thể chuyển giao quyền này cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có

quy định khác
1.1.2. Đặc điểm của quyền nhân thân
Quyền nhân thân là một quyền dân sự đặc biệt nên cũng có những đặc điểm
riêng, phân biệt với các quyền dân sự khác. Việc nghiên cứu đặc điểm quyền nhân
thân trong khoa học pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện và
áp dụng pháp luật có hiệu quả. Quyền nhân thân có những đặc điểm sau:
1.1.2.1. Đặc điểm thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản
Quyền nhân thân có khách thể là những giá trị tinh thần với bản chất là các
giá trị phi tài sản. Do vậy, quyền nhân thân không bao giờ là tài sản và không bao giờ
trị giá được thành tiền, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay không gắn với tài
sản mà thôi. Tính phi tài sản của quyền nhân thân được thể hiện trên hai khía cạnh đó
là không thể là đối tượng để trao đổi, mua bán, tặng cho,... và không có yếu tố tiền
bạc. Đây là đặc điểm khác biệt giữa quyền nhân thân với quyền tài sản. Vì cùng là
quyền dân sự nhưng quyền tài sản luôn mang tính chất tài sản nên luôn xác định được
bằng một giá trị vật chất nhất định – dựa trên nguyên tắc đền bù ngang giá.
1.1.2.2. Đặc điểm thứ hai, quyền nhân thân luôn gắn liền với chủ thể quyền,
không thể chuyển giao cho người khác
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân, tổ chức mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác. Các quyền dân sự
nói chung, quyền nhân thân nói riêng do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa
trên điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Do vậy về mặt nguyên tắc thì chủ thể
quyền không thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác là
quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự. Ví dụ người này
không thể đổi tên cho người khác và ngược lại hoặc một người không thể ủy quyền
cho người khác thực hiện quyền tự do kết hôn của mình. Điều này có nghĩa rằng
bản thân chủ thể hưởng quyền nhân thân chứ họ không thể ủy quyền cho ai khác và

10



thông thường cũng không ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này trừ
những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (Theo quy định của pháp luật, việc
xác định lại dân tộc của người chưa thành niên có thể do cha mẹ đẻ của người này
thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định tại Điều 28 BLDS 2005). Tuy nhiên,
trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân
có thể chuyển giao cho chủ thể khác ví dụ như quyền công bố, phổ biến tác phẩm
của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyển giao cho người thừa kế
của tác giả - chủ thể khác. Mạc dù vậy nhưng những yếu tố luôn gắn liền với chủ
thể như quyền đứng tên tác giả hay quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm thì vẫn
không thể thay đổi hay chuyển giao được.
1.1.3. Ý nghĩa pháp lý của quyền nhân thân
Thứ nhất, việc ghi nhận quyền nhân thân trong BLDS thể hiện sự tôn vinh và
bảo vệ các giá trị tinh thần của con người của Nhà nước, đặc biệt khi đất nước đang
trong quá trình hội nhập quốc tế.
Con người là mục tiêu của mọi cuộc cách mạng, việc pháp luật nước ta ghi
nhận và bảo vệ quyền nhân thân của con người trong văn bản pháp lý có hiệu lực
cao nhất là Hiến pháp đồng thời được cụ thể hóa ở BLDS đã thể hiện quyền nhân
thân có ý nghĩa quan trọng. Ghi nhận quyền nhân thân là một trong những yếu tố
đánh giá sự tiến bộ của Nhà nước, nó đánh dấu sự phát triển, hoàn thiện của hệ
thống pháp luật ở mức độ cao dưới góc độ khoa học pháp lý. Trong bối cảnh quốc
tế hiện nay, khi mà Nhà nước ta đang trong quá trình hội nhập thì việc ghi nhận và
bảo vệ các quyền nhân thân đã khẳng định bản chất của Nhà nước ta- Nhà nước của
dân, do dân và vì dân. Nó sẽ là công cụ hữu hiệu để chống lại các quan điểm phản
động của các thế lực thù địch khi chúng có manh mún xuyên tạc các quy định liên
quan đến quyền con người nói chung và quyền nhân thân nói riêng của Nhà nước ta.
Thông qua quy định các quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật đã cho thấy được
sự tiến bộ của một đất nước, nền tự do dân chủ của một quốc gia cũng như sự tôn
trọng của con người trong xã hội được pháp luật thừa nhận. Ở Việt Nam, cùng với
sự phát triển của đất nước, luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, do đó các quyền
nhân thân ngày càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn và những biện

pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả.

11


Thứ hai, các quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong hệ thống pháp
luật tạo cơ sở để cá nhân thực hiện các quyền của mình
Hệ thống pháp luật cùng với cơ quan thực thi có đầy đủ và đảm bảo thì sẽ là
cơ sở vững chắc cho cá nhân thực hiện các quyền của mình. Với khẳng định quyền
nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ
thể khác trừ trường hợp pháp luật có quy định… có ý nghĩa không chỉ trong lĩnh
vực dân sự mà còn có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa,
xã hội… Pháp luật nước ta đã thực hiện việc bảo đảm quyền dân sự cho chính cá
nhân có quyền chứ không phải bảo đảm cho chủ thể khác.
Thứ ba, các quy định về quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật tạo cơ sở
pháp lý quan trọng để Tòa án và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như các chủ thể khác khi các quyền và
lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm
Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân
của chủ thể sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy nhiên, trên thực
tế của đời sống xã hội, do nhận thức của mỗi người không giống nhau, nên việc
quyền nhân thân của chủ thể khác bị xâm phạm là điều không tránh khỏi. Việc xâm
phạm các quyền này của chủ thể không những gây cản trở cho việc thực hiện các
quyền dân sự của cá nhân, của chủ thể khác mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý
của xã hội. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền nhân thân của cá nhân, của chủ thể thì
pháp luật nước ta cũng đề ra những biện pháp nhằm bảo vệ những quyền này khi bị
xâm phạm. Nó là công cụ hữu hiệu để Tòa án và các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền khác áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khi
các quyền nhân thân bị xâm phạm. Chính vì thế, việc ghi nhận và bảo vệ quyền
nhân thân có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm trật tự xã pháp lý của xã hội.

1.2. Bảo vệ quyền nhân thân của các chủ thể trong hoạt động kinh
doanh thương mại
1.2.1. Về hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại được hiểu là: Hoạt động trao đổi, mua bán
sản phẩm hàng hoá vật chất trong nền kinh tế tạo ra tiền đề và cơ hội cho sự hình
thành và phát triển của một lĩnh vực kinh doanh. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế học,
Hoạt động kinh doanh thương mại có thể hiểu là sự đầu tư tiền của, công sức của

12


một cá nhân hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá để bán lại hàng hoá đó
nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Theo đó, kinh doanh thương mại trước hết đòi hỏi phải có
vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là các khoản vốn bằng tiền và các tài sản khác.
Kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thực hiện hành vi mua để bán. Xét trên toàn bộ
và cả quá trình thì hoạt động kinh doanh thương mại phải thực hiện hành vi mua
hàng, nhưng mua hàng không phải để mình dùng mà mua hàng để bán cho người
khác, đó là hoạt động buôn bán. Kinh doanh thương mại dùng vốn vào hoạt động
kinh doanh cũng đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn được vốn và có
lãi. Có như vậy mới mở rộng và phát triển kinh doanh. Ngược lại thua lỗ dẫn tới
doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể.
Kinh doanh thương mại xuất hiện là kết quả của sự phát triển lực lượng sản
xuất xã hội và phân công lao động xã hội, sự mở rộng trao đổi và lưu thông hàng
hoá. Phân công lao động xã hội phát triển dẫn tới sự chuyên môn hoá trong khâu
trao đổi, lưu thông hàng hoá, kết quả là hàng hoá được đáp ứng đúng nhu cầu khách
hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng, tiến độ giao hàng, điều kiện thanh
toán...
Tiếp cận dưới góc độ luật học, hoạt động kinh doanh thương mại được hiểu
là quá trình các chủ thể thực hiện hoạt động giao kết, thực hiện các hoạt động
thương mại nói chung cũng như hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,

đầu tư, xúc tiến thương mại… nói riêng. Hoạt động kinh doanh thương mại tiếp cận
dưới góc độ luật học là hoạt động kinh doanh thương mại hợp pháp.
Trong một phạm trù nhất định, hoạt động kinh doanh thương mại không chỉ
nên hiểu là hoạt động kinh doanh thương mại thuần tuý trong thị trường truyền
thống, ở đó có sự tương tác vật lý giữa người mua và người bán mà hoạt động kinh
doanh thương mại này còn được xác định cả trong thương mại điện tử, tức là hình
thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại
điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của
Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế. “Thuật ngữ Thương mại cần
được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ
mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính
thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại
nào về cun g cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại

13


diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các
công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa
thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công
nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển,
đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” (UNCITRAL)
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao
quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ
là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp
thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng
máy tính mở như Internet.
Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã
làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. Thương mại điện tử gồm các hoạt
động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung

kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện
tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp
thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ
như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như
dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống
(như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo).
Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức
mua sắm, giao dịch tương tác của con người với nhau trong hoạt động kinh doanh
thương mại.
1.2.2. Khái niệm bảo vệ quyền nhân thân của các chủ thể trong hoạt động
kinh doanh thương mại
Quyền nhân thân được pháp luật quy định trong BLDS 2005, đồng thời pháp
luật đề ra các cơ chế pháp lý cho các quyền này được bảo đảm trên thực tế. Tuy nhiên,
môi trường kinh doanh thương mại là môi trường đặc biệt với tốc độ phát triển nhanh
chóng cả về thời gian và không gian nên để bảo đảm một cách có hiệu quả nhất việc
thực thi các quyền này trên thực tế thì cần phải có những cơ chế đặc thù.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, “bảo” nghĩa là giữ, “vệ” nghĩa là che chở; “bảo
vệ” nghĩa là giữ gìn, chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên

14


vẹn, khỏi bị hư hỏng, mất mát [35, tr. 111]. Theo cách hiểu này, thì việc bảo vệ
quyền nhân thân có thể được thực hiện trước khi có hành vi xâm phạm và được thực
hiện bởi chủ thể mang quyền cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chống
lại mọi sự xâm phạm quyền nhân thân.
Dưới góc độ luật thực định, Điều 11 BLDS 2015 không đưa ra định nghĩa về
bảo vệ quyền nhân thân mà chỉ dự liệu các các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân.
Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ thực hiện khi có hành vi xâm phạm quyền nhân

thân xảy ra với mục đích: (i) ngăn chặn hành vi vi phạm quyền nhân thân; (ii) khôi
phục tình trạng ban đầu của người bị vi phạm; (iii) buộc người xâm phạm phải bồi
thường thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại. Các biện pháp này được thực hiện
bởi chính chủ thể hưởng quyền hoặc bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ với đề tài: “Vai trò của Tòa
án trong việc bảo vệ quyền nhân thân của công dân theo quy định của BLDS” đưa
ra khái niệm bảo vệ quyền nhân thân như sau: “Bảo vệ quyền nhân thân theo quy
định của BLDS là biện pháp cần thiết được pháp luật quy định, mà cá nhân người
bị vi phạm tự áp dụng hay yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng để buộc người có
hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, phải cải chính hoặc xin lỗi công
khai, phải bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại thực tế xảy ra) cho người có quyền
nhân thân bị xâm phạm [30, tr 34]. Cũng giống với tinh thần của Điều 25 BLDS
2005, khái niệm bảo vệ quyền nhân thân được đưa ra trên tinh thần liệt kê các biện
pháp bảo vệ sau khi có hành vi xâm phạm những quyền này trên thực tế. Pháp luật
Việt Nam cũng như trong công trình nghiên cứu trên đây hoàn toàn không đề cập
đến việc tự bảo vệ quyền nhân thân nói chung, bảo vệ quyền nhân thân trong môi
trường kinh doanh thương mại nói riêng. Chúng tôi cho rằng, với những quy định
như trên sẽ chưa đủ sức để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền nhân thân. Bởi, nếu
Nhà nước trao quyền cho các chủ thể “sở hữu” quyền nhân thân cũng như các chủ
thể khác trong phạm vi nhất định tự bảo vệ quyền nhân thân nói chung, các quyền
nhân thân dễ bị xâm phạm trong môi trường kinh doanh thương mại nói riêng sẽ tạo
ra một “bức tường lửa” để ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Khi đó, các biện pháp
bảo vệ quyền nhân thân theo sự tác động của pháp luật sẽ không còn phát huy tác
dụng trên thực tế. Từ đó, quyền nhân thân của cá nhân sẽ được bảo vệ một cách tối
ưu nhất.

15


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi cho rằng việc bảo vệ quyền nhân

thân trong kinh doanh thương mại cần phải xác định một cách rõ ràng theo hai
hướng đồng thời sau: (i) Tự bảo vệ vệ quyền nhân thân trong kinh doanh thương
mại; (ii) Bảo vệ bằng các biện pháp do pháp luật quy định bởi những chủ thể có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo đó, nội hàm của khái niệm bảo vệ
quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại sẽ phải bao gồm những nội dung:
- Chủ thể được tiến hành thực hiện việc bảo vệ quyền nhân thân trong kinh
doanh thương mại;
- Thời điểm của việc bảo vệ quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại:
trước, trong và sau khi có hành vi xâm phạm;
- Các biện pháp bảo vệ cụ thể.
Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm bảo vệ quyền nhân thân
trong kinh doanh thương mại như sau: “Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong
kinh doanh thương mại là tổng thể các biện pháp do pháp luật quy định, theo đó, cá
nhân có quyền tự bảo vệ quyền nhân thân, quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền khác bảo vệ quyền nhân thân của mình khi bị xâm phạm trong hoạt
động kinh doanh thương mại nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm, lan truyền,
tiết lộ bí mật của chủ thể khác…để bảo đảm cho các quyền nhân thân được Nhà
nước ghi nhận cho cá nhân trở thành hiện thực”.
1.2.3. Vai trò của bảo vệ quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại
Trong xã hội hiện nay, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của hoạt động kinh
doanh thương mại và với tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh thương mại,
việc xâm phạm quyền nhân thân có thể phức tạp và có chiều hướng gây ảnh hưởng
và hậu quả lớn đến các chủ thể. Các cá nhân có thể dễ dàng công khai, phát tán hình
ảnh, những thông tin bí mật của người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của những cá nhân đó khi thực hiện hoạt động kinh doanh
thương mại. Khi đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế thì nhu cầu bảo
vệ quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại là vấn đề bức thiết cần được đặt ra
và có vai trò vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, tăng cường sự tôn trọng các quyền con người được pháp luật thừa
nhận, góp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của chủ thể trong

kinh doanh thương mại, tạo môi trường kinh doanh thương mại lành mạnh, ổn định.

16


Môi trường kinh doanh thương mại là nơi quyền nhân thân dễ dàng bị xâm
phạm và có sức ảnh hưởng lớn, nhanh và trong phạm vi rộng nếu nó được thực hiện
trong những điều kiện phù hợp (ví dụ trong môi trường thương mại điện tử). Việc
ghi nhận quyền nhân thân của cá nhân cùng các biện pháp bảo vệ quyền này sẽ góp
phần tăng cường sự tôn trọng quyền của con người. Các cá nhân sẽ có ý thức hơn
đối với những quyền được Nhà nước bảo vệ. Mặt khác, việc đề ra các biện pháp bảo
vệ quyền nhân thân không những để bảo đảm nó được thực thi trên thực tế mà còn
giúp các cá nhân có thể bảo vệ, giữ gìn những giá trị tinh thần của mình, hạn chế
hành vi xâm phạm quyền nhân thân. Từ đó, tạo môi trường kinh doanh thương mại
lành mạnh, ổn định, lấy được lòng tin, sự ủng hộ của các cá nhân khi tham gia quá
trình kinh doanh.
Thông qua những biện pháp bảo vệ sẽ là những chế tài góp phần khôi phục
quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền nhân thân nói chung, quyền nhân
thân bị xâm phạm trong kinh doanh thương mại nói riêng. Bên cạnh bảo vệ thì việc
đề ra những biện pháp này cũng là bài học răn đe, giáo dục ý thức pháp luật làm cho
mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân để hạn chế tới mức thấp nhấp sự
can thiệp của chủ thể khác đối với quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại.
Thứ hai, các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đa dạng tạo điều kiện cho
các cá nhân có thể lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất; giúp cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền trong phạm vi, chức năng của mình lựa chọn cơ sở pháp lý phù
hợp để giải quyết các tranh chấp liên quan. Bởi với mỗi hình thái của việc xâm
phạm quyền nhân thân trong kinh doanh thương mại, pháp luật quy định cho các
chủ thể những biện pháp bảo vệ khác nhau tùy thuộc vào thời điểm và mức độ của
hành vi xâm phạm như biện pháp tự bảo vệ, biện pháp pháp lý khác do pháp luật
quy định. Với nội dung này chúng tôi sẽ tập trung phân tích sâu hơn ở phần sau của

bài viết.
Ngoài ra, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong kinh doanh thương mại
chính là sự bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước ghi nhận
trở thành hiện thực.
1.2.4. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân
Quyền nhân thân theo pháp luật nước ta ghi nhận rất đa dạng nên những
hành vi xâm phạm quyền nhân thân cũng được thể hiện với nhiều hình thức và mức

17


độ khác nhau. Cùng với đó là nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân với những
tính chất và cơ chế đặc thù riêng để bảo đảm cho quyền nhân thân bởi những sự
xâm phạm, đó có thể là biện pháp tự bảo vệ, biện pháp xử lý hành chính, biện pháp
xử ý hình sự, biện pháp dân sự… Với mỗi ngành luật khác nhau sẽ có vai trò khác
nhau dựa trên đặc điểm, tính chất của từng ngành luật. Sự đa dạng của biện pháp sẽ
bảo vệ quyền nhân thân nói chung, các quyền nhân thân bị xâm phạm trong kinh
doanh thương mại nói riêng một cách tốt nhất.
1.2.4.1. Biện pháp tự bảo vệ
Theo Điều 25 BLDS 2015 quy định về quyền nhân thân, tuy nhiên biện pháp
tự bảo vệ chưa được pháp luật nước ta ghi nhận. Pháp luật dân sự nước ta mới đề
cập đến các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân khi có hành vi xâm phạm. Tuy nhiên,
thực tế chúng ta thấy rằng ngoài những biện pháp được thực hiện khi có hành vi
xâm phạm quyền nhân thân thì chính những chủ thể có quyền phải tự bảo vệ mình
trước khi có hành vi xâm phạm để hạn chế tới mức thấp nhất sự xâm phạm các
quyền của họ. Đây là biện pháp được thực hiện bởi chính chủ thể hưởng quyền. Tùy
thuộc vào quan điểm, cách nhìn nhận của mỗi chủ thể mà mỗi cá nhân sẽ có những
cách thực hiện bảo vệ quyền nhân thân là khác nhau.
So với những biện pháp bảo vệ quyền nhân thân khác của cá nhân thì biện
pháp tự bảo vệ có những điểm khác biệt về chủ thể cũng như về thời gian thực hiện

biện pháp bảo vệ. Nếu như các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân khác được tiến
hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Tòa án, các tổ chức được Nhà nước
trao quyền thì biện pháp tự bảo vệ được thực hiện bởi bản thân chủ thể hưởng
quyền. Mặt khác, về thời gian thực hiện thì biện pháp tự bảo vệ quyền nhân thân
được xảy ra trước, trong và sau khi có hành vi xâm phạm quyền nhân thân. Mặc dù,
Điều 25 BLDS 2005 đã đề cập đến một biện pháp tự bảo vệ quyền nhân thân nhưng
đây là biện pháp được thực hiện sau khi có hành vi xâm phạm tới những quyền này.
Theo đó, khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: “Tự
mình cải chính..” (Khoản 3 Điều 11 BLDS 2015). Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất
của hành vi xâm phạm thì chủ thể có hành vi có thể bị xử lý bằng biện pháp hành
chính, biện pháp hình sự hoặc các biện pháp khác… Như vậy, khác với những biện
pháp bảo vệ quyền nhân thân khác thì biện pháp tự bảo vệ mang tính chất “ngăn
chặn” các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của chủ thể.

18


Trong kinh doanh thương mại, các biện pháp tự bảo vệ thường được cá nhân
sử dụng để bảo vệ quyền nhân thân của mình có thể như thực hiện các biện pháp
bảo mật thông tin (cài đặt chương trình bảo vệ thông tin, đặt mật khẩu cấp quyền
truy cập thông tin, tư liệu của cá nhân…); tự bảo quản cũng như có cách quản lý
những tài liệu thuộc về cá nhân, hình ảnh mang tính chất nhạy cảm, riêng tư của bản
thân mà không muốn tiết lộ ra ngoài: khóa, cho vào két sắt có mã số… hoặc nếu
thông qua các giao dịch thông thường thì biện pháp tự bảo vệ có thể hiểu thông qua
nhiều phương thức khác như giới hạn cung cấp thông tin cho các đối tác trong kinh
doanh thương mại, hoặc thoả thuận các điều khoản về bảo mật thông tin trong quá
trình giao dịch…
Với việc tự thực hiện biện pháp này thì chủ thể hưởng quyền sẽ chủ động có
cách thức ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền nhân thân cũng như lựa chọn
cách thức bảo vệ phù hợp cho mình trên nguyên tắc “hưởng quyền dân sự nhưng

không được làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác” [23, tr.
116] theo tinh thần của Khoản 1, Điều 10 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân, pháp

nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người
khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp
luật”. Bên cạnh những ưu điểm mà biện pháp tự bảo vệ quyền nhân thân mang lại
thì biện pháp này cũng có một số hạn chế mà có thể kể đến như: (i) hiệu quả không
cao do không được bảo đảm bằng tính cưỡng chế nhà nước; (ii) việc thực hiện yêu
cầu của cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm phụ thuộc vào người có hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến quyền này có nhận thức được trách nhiệm của họ hay
không.
1.2.4.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật dân sự Việt
Nam hiện hành
Cùng với những quy định ghi nhận quyền nhân thân của con người thì pháp
luật dân sự Việt Nam đã có những quy định với mục đích bảo vệ các quyền này khi
có những hành vi xâm phạm làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của chủ thể. Theo
Điều 11 BLDS 2015, cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền
nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau như (i) Yêu cầu người có vi
phạm chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

19


×