Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CHUONG TRINH CT BDGVCNL TH 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.29 KB, 14 trang )

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số /CĐSP ngày

của Hiệu trưởng trường Cao

đẳng Sư phạm Nghệ An)
1. Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng GVCNL trường tiểu học
1.1. Mục tiêu chung
GVCNL là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay
mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) quản lý và chịu
trách nhiệm về chất lượng toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện
chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp chủ nhiệm. Vì thế phát triển năng lực cho
giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCNL) trường tiểu học về điều hành và quản lý lớp học,
chủ động trong đổi mới điều hành, quản lý là để phát triển nhà trường trong bối cảnh
đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của nhà trường và xã
hội cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT với nhiệm vụ trung tâm là nâng cao chất lượng
giáo dục phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc
tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Kiến thức: Học xong chương trình, học viên nắm được:
- Chức năng, nhiệm vụ chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu
học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ
huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm
trong trường tiểu học.
- Những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với
người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Nội dung các công
việc của GVCN lớp ở tiểu học trong các hoạt động giáo dục.
- Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương
trong giai đoạn hiện nay.


b. Kỹ năng: Học xong chương trình, học viên có các kỹ năng:
- Tăng cường năng lực quản lý và điều hành để GVCNL trường tiểu học nhận
thức được sứ mạng, xây dựng được tầm nhìn, biết chọn lựa mô hình và phong cách
làm việc phù hợp với vị trí công việc được giao trong điều kiện cụ thể của mỗi nhà
trường, mỗi khối lớp.
- Tổ chức, điều hành, quản lý các hoạt động giáo dục học sinh, các hoạt động
trải nghiệm trong trường Tiểu học.

1


- Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh
của người GVCN; kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp.
- Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện
cha mẹ học sinh và cộng đồng.
c. Thái độ: Với kiến thức, kỹ năng quản lý giáo dục tiếp thu được GVCNL trường
tiểu học phát triển năng lực bản thân theo xu thế phát triển của xã hội nói chung của địa
phương nói riêng.
3. Đối tượng:
Giáo viên của các trường Tiểu học của tỉnh Nghệ An.
4. Chương trình bồi dưỡng GVCNL trường tiểu học
4.1. Khung chương trình
PHÂN CHIA
TT

NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

TS

PHẦN THỨ NHẤT

1
2
3

LT

TH

KIỂM
TRA

60

Công tác chủ nhiệm lớp ở trường
Tiểu học
GVCN trong các hoạt động chính
khóa ở trường Tiểu học
GVCN lớp với các hoạt động trải
nghiệm ở trường Tiểu học

4

15

10

5

15


10

5

15

10

5

15

10

5

Kỹ năng giải quyết các tình huống
4

SỐ ĐVHT
TƯƠNG
ĐƯƠNG

sư phạm trong công tác giáo dục
học sinh của người GVCN

1
Bài
TH


1
1

Bài
TH

1

PHẦN THỨ HAI
1

THỰC TẾ

1 tuần

2

TIỂU LUẬN KẾT THÚC KHOÁ HỌC

2 tuần

4.2. Nội dung chương trình
Chuyên đề 1. CÔNG TÁC CNL Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC (Số tiết: 15)
A. Mục tiêu chuyên đề: Sau khi học xong chuyên đề này người học cần nắm được:
1. Kiến thức:
Nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học;
quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha
mẹ học sinh và cộng đồng. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo
dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
2. Kỹ năng:


2


Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp, Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế
hoạch năm học bao gồm hoạt động chính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp; có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha
mẹ học sinh và cộng đồng.
3. Thái độ:
Chủ động vận dụng các nội dung được học vào các hoạt động quản lý, điều
hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao của nhà trường.
B. Tóm tắt nội dung chuyên đề
Vai trò của GVCN Nhiệm vụ của GVCN, nội dung công tác chủ nhiệm, Nhiệm
vụ cụ thể của GVCN cần thực hiện trong trường tiểu học hiện nay, Yêu cầu đối với
giáo viên chủ nhiệm
C. Nội dung chi tiết chuyên đề
1. Vai trò của GVCN
1.1. GVCN trước hết là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí toàn diện học
sinh một lớp học ở trường tiểu học.
1.2. GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập
thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo.
1.3. GVCN lớp còn là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức
xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện
mục tiêu giáo dục
2. Nhiệm vụ của GVCN, nội dung công tác chủ nhiệm
2.1. Nhiệm vụ và nội dung công tác chủ nhiệm lớp.
2.2. Các yêu cầu đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp hiện nay
3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm
3.1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.
3.2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính

năng động sáng tạo của học sinh.
3.3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi
trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục.
3.5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
D. Tài liệu học tập
1. Bộ GD&ĐT (2013): Tài liệu Tập huấn công tác chủ nhiệm lớp cấp Tiểu học.
2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐGD NGLL, Hà
Nội.
3. Bộ GD&ĐT (2013), Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015,
Hà Nội.

3


4. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục trong
trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục - Tài liệu
tập huấn 2014
E. Hình thức tổ chức dạy học:
Hình thức tổ chức dạy học chuyên đề
Lên lớp
Tổng
Lý thuyết TH Thảo luận Kiểm tra

Nội dung
1. Vai trò của GVCN

3

1


3

2

4

2

1.1. GVCN trước hết là người đại diện cho
Hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh một
lớp học ở trường tiểu học.
1.2. GVCN lớp là người đại diện quyền
lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể
học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu
trưởng và các thầy cô giáo.
1.3. GVCN lớp còn là “cầu nối” giữa nhà
trường với gia đình và các tổ chức xã
hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết
các lực lượng trong quá trình thực hiện
mục tiêu giáo dục
2. Nhiệm vụ của GVCN, nội dung công
tác chủ nhiệm
2.1. Nhiệm vụ và nội dung công tác chủ
nhiệm lớp.
2.2. Các yêu cầu đối với GV làm công tác
chủ nhiệm lớp hiện nay
3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm
3.1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách
soạn giáo án theo hướng đổi mới.

3.2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động
dạy học trên lớp phát huy được tính năng
động sáng tạo của học sinh.
3.3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

4


3.4. Thực hiện thông tin hai chiều trong
quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong
giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính
giáo dục.
3.5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có
hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
Tổng

10

0

5

15

Chuyên đề 2. GVCN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH KHÓA Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC (Số tiết: 15)
A. Mục tiêu của chuyên đề: Sau khi học chuyên đề này, người học có khả năng:
1. Kiến thức:
- GVCN lớp, CBQL có hiểu biết và thực hiện được những công việc của người

GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học.
- Thấy rõ được tầm quan trọng về công tác của GVCN lớp trong các hoạt động
giáo dục ở trường tiểu học.
- Nắm được nội dung các công việc của GVCN lớp ở tiểu học trong các hoạt
động giáo dục.
- Nắm được những nét đặc thù của GVCN lớp ở tiểu học, hiểu được phương
pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, trình bày được cách
thức nâng cao thành tích học tập của tập thể HS trong các giờ học chính khóa.
2. Kỹ năng:
- Trình bày được những nội dung chính trong quản lý lớp học trong các giờ học
chính khóa và trong các HĐGDNGLL, trong quản lý và giáo dục học sinh buổi 2,
trong việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong giáo dục học sinh cá biệt.
- Biết đưa ra những ví dụ minh họa cho công tác quản lý và giáo dục học sinh
trong các giờ học chính khóa.
3. Thái độ:
- Tích cực vận dụng các phương pháp, biện pháp để quản lý và giáo dục học
sinh trong các giờ học chính khóa.
- Thực hiện đúng vai trò lãnh đạo và quản lý trong điều hành các hoạt động của
lớp và của nhà trường.
- Có khả năng chọn lọc và vận dụng kiến thức của các mô hình quản lý giáo dục
hiện đại vào công tác quản lý ở tiểu học.
- Đổi mới tư duy về lãnh đạo và QLGD, chủ động, tích cực trong thực hiện
nhiệm vụ.
B. Tóm tắt nội dung chuyên đề

5


GVCN lớp, CBQL có hiểu biết và thực hiện được những công việc của người
GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học.

C. Nội dung chi tiết chuyên đề
1. GVCN lớp với công tác quản lí và giáo dục học sinh trong các giờ học chính
khóa
1.1. Tìm hiểu những nét đặc thù của GVCN lớp ở tiểu học
1.2. Tìm hiểu PP quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
1.3. Tìm hiểu việc nâng cao thành tích học tập của tập thể HS
2. GVCN lớp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp: tiết chào cờ, hoạt động của Sao
nhi đồng và Đội TNTP HCM
2.1. Trao đổi về những kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL ở tiểu học
2.2. Tổ chức tiết chào cờ đầu tuần
2.3. Tổ chức tiết hoạt động tập thể cuối tuần (HĐTTCT) hay còn gọi là “Giờ sinh
hoạt lớp”
2.4. Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ điểm
3. GVCN lớp với công tác quản lí và giáo dục HS buổi 2/ ngày
3.1. Trao đổi về những đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày
3.2. Tìm hiểu một số hình thức và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho học
sinh tiểu học ở buổi 2
4. Vấn đề phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
4.1. Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại
diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học
4.2. Tìm hiểu nội dung và cách thức phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện
cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học
5. GVCN lớp với công tác giáo dục HS cá biệt
5.1. Tìm hiểu tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt ở tiểu học
5.2. Tìm hiểu nội dung và phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học
D. Tài liệu học tập
1. Bộ GD&ĐT (2013): Tài liệu Tập huấn công tác chủ nhiệm lớp cấp Tiểu học.
2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐGD NGLL, Hà
Nội.
3. Bộ GD&ĐT (2013), Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015,

Hà Nội.
4. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục trong
trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục - Tài liệu
tập huấn 2014

E. Hình thức tổ chức dạy học:
6


Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học chuyên đề
Lên lớp
Tổng
Lý thuyết TH Thảo luận Kiểm tra

1. GVCN lớp với công tác quản lí và
giáo dục học sinh trong các giờ học

2

1

2

1

2

1


2

1

chính khóa
1.1. Tìm hiểu những nét đặc thù của
GVCN lớp ở tiểu học
1.2. Tìm hiểu PP quản lý lớp học bằng
các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
1.3. Tìm hiểu việc nâng cao thành tích
học tập của tập thể HS
2. GVCN lớp với các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
2.1. Trao đổi về những kĩ năng tổ chức
HĐGDNGLL ở tiểu học
2.2. Tổ chức tiết chào cờ đầu tuần
2.3. Tổ chức tiết hoạt động tập thể cuối
tuần (HĐTTCT) hay còn gọi là “Giờ
sinh hoạt lớp”
2.4. Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động
giáo dục theo chủ điểm
3. GVCN lớp với công tác quản lí và
giáo dục HS buổi 2/ ngày
3.1. Trao đổi về những đặc điểm của
trường tiểu học 2 buổi/ngày
3.2. Tìm hiểu một số hình thức và quy
trình tổ chức hoạt động giáo dục cho
học sinh tiểu học ở buổi 2
4. Vấn đề phối hợp giữa GVCN lớp

với Ban đại diện cha mẹ học sinh
4.1. Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của
việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban
đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo
dục HS tiểu học

7


4.2. Tìm hiểu nội dung và cách thức
phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại
diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục
HS tiểu học
5. GVCN lớp với công tác giáo dục
HS cá biệt

2

1

5.1. Tìm hiểu tầm quan trọng của công
tác giáo dục HS cá biệt ở tiểu học
5.2. Tìm hiểu nội dung và phương
pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu
học
Tổng

10

8


0

5

15


Chuyên đề 3. GVCN LÓP VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC (Số tiết: 15)
A. Mục tiêu của chuyên đề: Sau khi học chuyên đề này, người học có khả năng:
1. Kiến thức
- Xác định được vai trò của hoạt động trải nghiệm (HĐTN) đối
với hình thành các phẩm chất và năng lực chung cho bậc Tiểu học.
- Xây dựng được yêu cầu cần đạt (chuẩn đầu ra) của hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục của bậc Tiểu học.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng xác định, phát triển chuẩn đầu ra, xác định hệ
thống yêu cầu cần đạt trong chương trình hoạt động trải nghiệm
sáng tạo của học sinh trên địa bàn cũng như trong mỗi hoạt động cụ
thể.
- Dựa trên chuẩn đầu ra, có kỹ năng thiết kế, phát triển chương
trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
3. Thái độ:
Có niềm tin, thái độ chủ động, tích cực và quyết tâm lãnh đạo, quản lý, tổ chức
triển khai hoạt động trải nghiệm để phát triển nhà trường phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể trong giai đoạn mới hiện nay.
B. Tóm tắt nội dung chuyên đề
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm
tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói

quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các
hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản
thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có
trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác
định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho
người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển
phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội...; giúp học sinh tích
luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá
nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và
cuộc sống hạnh phúc sau này.

9


Ở bậc tiểu học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành
những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ
bản; bắt đầu có các kỹ năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội.
C. Nội dung chi tiết chuyên đề
1. Mục tiêu, yêu cầu của hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học
1.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học
1.1.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới
1.1.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm.
1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
1.2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
1.2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung
1.2.3. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
1.3. Xác định các chỉ số đối với yêu cầu cần đạt của hoạt động
TNST
1.3.1.Chỉ số về phẩm chất và năng lực chung mà HĐTN cần đạt

được.
1.3.2. Chỉ số về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HĐTN.
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học
2.1. Nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm
2.1.1. Căn cứ xác định nội dung HĐTN.
2.1.2. Chương trình hoạt động trải nghiệm cho các cấp học (có tính
tham khảo)
2.1.3. Gợi ý một số hoạt động cho cấp Tiểu học.
2.2. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học
2.2.1. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.2.2. Cách tổ chức một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.3. Thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm.
2.3.1. Các bước thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm.
2.3.2. Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
3. Đánh giá trong hoạt động trải nghiệm của học sinh Tiểu học
3.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá trong HĐTN ở trường Tiểu học
3.1.1. Khái niệm đánh giá theo năng lực
3.1.2. Quy trình đánh giá năng lực thông qua HĐTN
3.2. Xác định tiêu chí chất lượng đánh giá hoạt động
3.2.1. Quy tắc xây dựng tiêu chí chất lượng
3.2.2. Xây dựng tiêu chí chất lượng cho các năng lực đặc thù

10


3.3. Các hình thức và phương pháp đánh giá năng lực
3.3.1. Các hình thức và phương pháp đánh giá năng lực
3.3.2. Một số công cụ đánh giá
3.3.3. Yêu cầu đối với các nhà quản lý và giáo viên trong đánh giá
D. Tài liệu học tập

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hội thảo “Tổ chức hoạt động giáo dục trải
nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) trong trường trung học". tổ chức ngày 73-2014 tại Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)
2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐGD NGLL, Hà
Nội.
3. Bộ GD&ĐT (2013), Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015,
Hà Nội.
4. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục trong
trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục - Tài liệu
tập huấn 2014
5. Đinh Thị Kim Thoa, Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Học viện
QLGD, 5/2015
6. Lưu Thu Thủy, (2007) Đề tài "Cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học", mã số V2007 - 20.
7. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình
thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội.

E. Hình thức tổ chức dạy học:
Hình thức tổ chức dạy học Chuyên đề Tổng
Lên lớp

Nội dung



Thực

thuyết hành
1. Mục tiêu, yêu cầu của hoạt động trải


2

nghiệm ở trường Tiểu học
1.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở

Thảo luận Kiểm tra
1

1

trường Tiểu học
1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất,
năng lực
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở

1
5

trường Tiểu học
2.1. Nội dung chương trình hoạt động trải

1

11

3


nghiệm

2.2. Cách thức tổ chức hoạt động trải

2

nghiệm ở trường Tiểu học
2.3. Thiết kế và tổ chức triển khai
hoạt động trải nghiệm.
3. Đánh giá trong hoạt động trải nghiệm
của học sinh Tiểu học
3.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá trong

2
3

1

1

HĐTN ở trường Tiểu học
3.2. Xác định tiêu chí chất lượng

1

đánh giá hoạt động
3.3. Các hình thức và phương pháp
đánh giá năng lực
Tổng

1
10


12

0

5

15


Chuyên đề 4. Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục
học sinh của người GVCN
(Số tiết: 15)
A. Mục tiêu của chuyên đề: Sau khi học chuyên đề này, người học có khả năng:
1. Kiến thức:
Mục đích chủ yếu của modun này là trang bị cho người học một hệ thống kiến
thức lý luận và những kỹ năng cơ bản liên quan đến Kỹ năng giải quyết các tình huống
sư phạm trong công tác GD HS của người GVCN lớp.
Trình bày được khái niệm, phân loại các THSP trong công tác giáo dục học sinh
của người giáo viên chủ nhiệm.
Xác định được qui trình giải quyết các THSP trong công tác giáo dục học sinh
của người giáo viên chủ nhiệm.
2. Kỹ năng:
Vận dụng qui trình giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác giáo dục học
sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
3. Thái độ: Thái độ tích cực trong thực hiện hoặc phối hợp thực hiên các nhiệm
vụ quản lý nhà nước về giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
B. Tóm tắt nội dung chuyên đề
Do đó, nội dung của modun này tập trung vào các vấn đề cơ bản như khái
niệm, phân loại tình huống sư phạm; qui trình xử lý các tình huống sư phạm ; các yêu

cầu cơ bản khi giải quyết các tình huống v.v… Modun cũng giới thiệu một số tình
huống thực tế trong cống tác giáo dục học sinh để HV có thể phân tích các tình huống
và vận dụng chúng vào công tác giáo dục học sinh.
C. Nội dung chi tiết chuyên đề
1. Tiếp cận những khái niệm
1.1. Tình huống
1.2. Tình huống có vấn đề
1.3. Tình huống sư phạm
2. Phân loại tình huống
2.1. Phân loại tình huống
2.2. Phân loại tình huống sư phạm
3. Xử lý tình huống sư phạm
3.1. Tìm hiểu các hướng tiếp cận tình huống sư phạm
3.2. Tìm hiểu qui trình giải quyết tình huống sư phạm
4. Xây dựng bài tập tình huống sư phạm
4.1. Yêu cầu khi xây dựng bài tập THSP

13


4.2. Xây dựng và giải quyết các tình huống sư phạm
D. Tài liệu học tập
1. Bộ GD&ĐT (2013): Tài liệu Tập huấn công tác chủ nhiệm lớp cấp Tiểu học.
2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐGD NGLL, Hà
Nội.
3. Bộ GD&ĐT (2013), Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015,
Hà Nội.
4. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục trong
trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục - Tài liệu
tập huấn 2014


E. Hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học chuyên đề
Nội dung

Tổng

Lên lớp


Thực

thuyết

hành

Thảo luận

Kiểm tra

1. Tiếp cận những khái niệm
1.1. Tình huống
1.2. Tình huống có vấn đề
1.3. Tình huống sư phạm
2. Phân loại tình huống
2.1. Phân loại tình huống
2.2. Phân loại tình huống sư phạm
3. Xử lý tình huống sư phạm
3.1. Tìm hiểu các hướng tiếp cận
tình huống sư phạm

3.2. Tìm hiểu qui trình giải quyết
tình huống sư phạm
4. Xây dựng bài tập tình huống
sư phạm
4.1. Yêu cầu khi xây dựng bài tập
THSP
4.2. Xây dựng và giải quyết các
tình huống sư phạm
Tổng

7

8

14

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×