Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.51 KB, 3 trang )
ĐỊA LÝ 12: “VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP”
VN TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI:
*Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KT – XH:
_ Tái cấu trúc lại nền kinh tế.
_ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
a. Bối cảnh:
o Trong nước: Từ 1975 đến 1985, tình hình KT – XH ở nước ta hết sức phức tạp.
Nền kinh tế chưa phát triển: chịu sự chi phối của một nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự
cung tự cấp; sản xuất trì trệ; chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
Sự lạm phát xuất hiện trong từng khu vực kinh tế.
Đời sống nhân dân khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
o Quốc tế:
Sự phát triển mạnh mẽ của KH – CN: Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật với những tiến bộ
phi thường, tạo nên một bước "Đại nhảy vọt".
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá với sự thành lập của các tổ chức như: Liên Hợp Quốc
(UNO), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),…
b. Diễn biến: Công cuộc đổi mới bắt đầu năm vào năm 1979 với những tư tưởng ban đầu. Đổi mới từ lĩnh
vực nông nghiệp với “khoán 100” và “khoán 10”, sau đó lan sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Mãi
cho đến năm 1986, đường lối đổi mới mới được khẳng định theo 3 xu thế :
Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu:
o Chặng đường 20 năm đầu tiên (1986 – 2006): đạt được nhiều thành tích đáng kể.
Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm
chế ở mức một con số
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (8,4% - năm 2005)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH (giảm tỉ trọng trong khu vực I, tăng tỉ
trọng trong khu vực II và III)